Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp trong các chương trình giảm nghèo vùng Tây Bắc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (794.07 KB, 27 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯

NGUYỄN THỊ THIÊM

NGHIÊN CỨU THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ
PHÁT TRIỂN NƠNG NGHIỆP TRONG CÁC CHƯƠNG TRÌNH
GIẢM NGHÈO VÙNG TÂY BẮC

Chun ngành: Kinh tế nơng nghiệp
Mã số:

9.62.01.15

TĨM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ

Hµ NéI, 2020


Cơng trình được hồn thành tại:
HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Phượng Lê

Phản biện 1: TS. Nguyễn Hải Hữu
Hiệp hội Giáo dục nghề nghiệp và Nghề công tác
xã hội Việt Nam
Phản biện 2: PGS. TS. Trần Đình Thao
Học viện Nơng nghiệp Việt Nam
Phản biện 3: PGS.TS. Nguyễn Khánh Doanh
Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh,


Đại học Thái Nguyên

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp
Học viện, họp tại: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Vào hồi ..... ngày ..... tháng ..... năm 2020

Có thể tìm hiểu Luận án tại thư viện:
- Thư viện Quốc gia
- Thư viện Học viện Nông nghiệp Việt Nam


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Tỷ lệ nghèo của vùng Tây Bắc hiện tại là 31,24%, cao hơn 3 lần tỷ lệ nghèo bình quân
chung và cao nhất trên cả nước theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2016-2020. Tây Bắc
được coi là “lõi nghèo” của cả nước.
Hỗ trợ phát triển nông nghiệp (PTNN) được đặt lên hàng đầu với nhiều hạng mục ở Tây
Bắc. Tuy nhiên, PTNN của vùng còn chậm, chưa tương xứng với tiềm năng. Tỷ lệ lao động
nông nghiệp của vùng Tây Bắc chiếm 50% tổng số lao động. Thu nhập bình quân người từ
nông nghiệp chiếm gần hơn 20% tổng thu nhập trong khi cả nước tỷ lệ này là 13,31%. Nơng
nghiệp vẫn là sinh kế chính, đóng vai trị quan trọng trong phát triển KTXH và giảm nghèo
vùng Tây Bắc trong thời gian tới.
Các nghiên cứu trước đây chỉ ra có nhiều nguyên nhân dẫn đến hạn chế của các chính
sách hỗ trợ phát triển trong giảm nghèo. Nguyên nhân cơ bản nhất là thực hiện chính sách
cịn nhiều bất cập, do chồng chéo về đối tượng, nguồn lực phân tán; cơng tác lập kế hoạch
cịn yếu. Các chỉ số đo lường kết quả chính sách cũng như mục tiêu chính sách khơng được
xây dựng, cụ thể hóa sự can thiệp. Nghiên cứu đánh giá chính sách chủ yếu thực hiện một
chiều từ người thực hiện, phản hồi từ người hưởng lợi chưa được quan tâm. Hạn chế trong
đánh giá chính sách cịn thể hiện ở sự phối hợp giữa các cơ quan.

Vì các nguyên nhân trên đây dẫn đến hiệu quả của các chính sách hỗ trợ cho
PTNN trong các CTGN của vùng Tây Bắc hạn chế. Vì vậy, rất cần thiết thực hiện
nghiên cứu để chỉ ra: (i) Thực trạng thực hiện các chính sách hỗ trợ PTNN trong giảm
nghèo; (ii) Kết quả, yếu tố tích cực và bất cập trong triển khai; (iii) Các nhân tố ảnh
hưởng đến thực hiện chính sách; (iv) Căn cứ điều chỉnh và đề xuất giải pháp thực hiện
có hiệu quả các chính sách hỗ trợ PTNN trong giảm nghèo để có những khuyến nghị
thiết thực hơn. Hàng tỷ đồng mỗi năm bỏ ra cho hỗ trợ PTNN trong giảm nghèo ở vùng
Tây Bắc nhưng chưa có câu trả lời về mối tương quan giữa nông nghiệp và giảm nghèo.
Nghiên cứu này cần thiết để chỉ ra mối tương quan, ảnh hưởng giữa những hỗ trợ PTNN
và giảm nghèo ở vùng Tây Bắc.
Cho tới nay, trên thế giới, trong nước và đặc biệt ở Tây Bắc cũng có các nghiên cứu
đánh giá thực hiện các chính sách hỗ trợ giảm nghèo nói chung. Tuy nhiên, các nghiên
cứu này mới chỉ dừng lại ở việc rà sốt các chính sách đã và đang thực hiện ở Việt Nam
và vùng Tây Bắc, những kết quả đạt được và các tác động chủ yếu. Về những nguyên
nhân hạn chế của thực hiện chính sách mới được chỉ ra một cách chung chung về sự
chồng chéo và sự phối hợp giữa các cơ quan, vai trò của giám sát còn hạn chế. Hiện vẫn
thiếu vắng các nghiên cứu tập trung đánh giá thực hiện chính sách hỗ trợ PTNN trong
giảm nghèo một cách trình tự, đánh giá tất cả các nội dung, các bước trong thực hiện
chính sách để cung cấp luận cứ khoa học và căn cứ thực tiễn cho việc đề xuất giải pháp
thực hiện có hiệu quả chính sách hỗ trợ trong giảm nghèo vùng Tây Bắc. Vì thế, nghiên
cứu có ý nghĩa thực tiễn và mang tính thời sự cao.
1


1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1.2.1. Mục tiêu tổng quát
Đánh giá thực trạng thực hiện chính sách hỗ trợ PTNN trong các chương trình giảm nghèo
vùng Tây Bắc, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách, từ đó đề xuất giải pháp
chủ yếu tăng cường thực hiện chính sách hỗ trợ PTNN vùng Tây Bắc trong thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể

- Hệ thống hóa và làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn về thực hiện chính sách hỗ trợ
phát triển nông nghiệp trong giảm nghèo;
- Đánh giá thực trạng thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển nơng nghiệp trong các chương
trình giảm nghèo vùng Tây Bắc;
- Đề xuất giải pháp chủ yếu tăng cường thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển nơng nghiệp
trong các chương trình giảm nghèo vùng Tây Bắc trong thời gian tới.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài: các vấn đề lý luận và thực tiễn về thực hiện chính sách hỗ
trợ PTNN trong các CTGN vùng Tây Bắc.
Đối tượng tiếp cận, thu thập thơng tin: các cán bộ thực hiện chính sách từ cấp tỉnh, huyện,
xã, thôn bản và các đối tượng hưởng lợi của chính sách là các tổ chức kinh tế như hộ, trang trại,
HTX, doanh nghiệp.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
1.3.2.1. Phạm vi nội dung
Đề tài nghiên cứu thực hiện chính sách hỗ trợ PTNN trong các CTGN giai đoạn 2000 –
2020. Giai đoạn 2011-2015, các nội dung hỗ trợ PTNN được nghiên cứu theo từng CTGN: 135;
30a; CTMTQG GNBV giai đoạn 2006 – 2010 và Định hướng giảm nghèo bền vững giai đoạn
2011 – 2020 theo Nghị quyết 80. Giai đoạn 2016-2020, các nội dung hỗ trợ PTNN trong giảm
nghèo được nghiên cứu theo Chương trình MTQG GNBV giai đoạn 2016-2020.
Hỗ trợ PTNT ở Tây Bắc có nhiều chương trình khác nhau: chương trình nơng thơn mới,
chương trình phát triển KTXH miền núi, vùng DTTS. Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu các chính
sách hỗ trợ PTNN trong các CTGN. Nghiên cứu đánh giá 6 nhóm nội dung hỗ trợ PTNN: (i)
Thủy lợi, (ii) Đất sản xuất, (iii) Đầu vào sản xuất, (iv) Kiến thức và mơ hình, (v) Tiếp cận thị
trường-tiêu thụ sản phẩm, (vi) Phát triển hình thức tổ chức.
Về tổ chức thực hiện chính sách tập trung vào: (i) Phân cấp, phân công, (ii) Lập kế hoạch,
(iii) Tuyên truyền, (iv) Huy động nguồn lực, (v) Giám sát. Ở các nội dung nghiên cứu đánh giá
cách thức triển khai, phối hợp giữa các bên liên quan trong thực hiện; những khó khăn, bất cập
trong q trình thực hiện, các nhân tố ảnh hưởng và kiến nghị đề xuất.
1.3.2.2. Phạm vi thời gian

Nghiên cứu chính sách từ khi được ban hành và đưa vào thực hiện theo các nội dung hỗ trợ
PTNN trong các CTGN giai đoạn 2000 đến 2020 đối với các số liệu thứ cấp. Đối với số liệu điều
tra, nghiên cứu đánh giá hai giai đoạn thực hiện chính sách, 2011-2015 và giai đoạn 2016-2020.
Thời gian thực hiện nghiên cứu: từ tháng 12 năm 2015 đến tháng 12 năm 2019.
2


1.3.2.3. Phạm vi không gian
Nghiên cứu này tập trung tại vùng Tây Bắc theo phân vùng địa lý gồm 6 tỉnh: Lào Cai,
Sơn La, Điện Biên, Hịa Bình, Lai Châu, n Bái. Trong đó, 4 tỉnh phía Tây Bắc (Sơn La,
Hịa Bình, Điện Biên, Lai Châu) và hai tỉnh phía Đơng Bắc (Lào Cai, n Bái) để có được
những phân tích, so sánh tương đồng về tình trạng nghèo và những hỗ trợ PTNN trong giảm
nghèo. Hai tỉnh được chọn điều tra khảo sát gồm Sơn La và Lào Cai để so sánh về PTNN và
giảm nghèo.
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
Về lý luận: Đề tài đã hệ thống hóa và làm sáng tỏ lý luận về thực hiện chính sách hỗ trợ
PTNN trong giảm nghèo, bao gồm các khái niệm và phân biệt chính sách, chính sách hỗ trợ
PTNN trong các CTGN; thực hiện và thực thi chính sách. Từ đó, đề tài đã làm rõ lý luận về: (i)
Mối quan hệ giữa nông nghiệp và giảm nghèo; (ii) Vai trị của chính sách hỗ trợ PTNN trong
giảm nghèo; (iii) Phân biệt phương thức can thiệp bằng hỗ trợ và bao cấp. Nội dung nghiên
thực hiện chính sách hỗ trợ PTNN được tiếp cận theo hướng truyền thống đánh giá từ khâu nội
dung chính sách, phân cơng phân cấp thực hiện đến lập kế hoạch, giám sát đánh giá và theo
các lĩnh vực của chính sách, các cấp thực hiện chính sách là hướng đi mới. Đề tài đã vận dụng
các phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng, khung phân tích phù hợp với một số
phương pháp mới như phân tích mạng lưới xã hội, chưa được thực hiện trong các nghiên cứu
đánh giá thực hiện chính sách trước đây.
Về thực tiễn: Đề tài đã phân tích những bài học kinh nghiệm thực hiện chính sách hỗ trợ
PTNN trong giảm nghèo ở các nước trên thế giới và Việt Nam để rút ra bài học cho vùng Tây
Bắc. Nghiên cứu đã vẽ được bức tranh tổng quát về thực hiện và kết quả, ảnh hưởng của thực
hiện chính sách hỗ trợ PTNN trong giảm nghèo vùng Tây Bắc, trong đó (i) Làm rõ những chính

sách được thực hiện, những chính sách khơng được thực hiện và nguyên nhân; (ii) Các nội dung
bất cập trong chính sách; (iii) Những bất cập trong triển khai. Sơ đồ và lượng hóa được hệ
thống, bộ máy tổ chức thực hiện chính sách và vai trị, tầm quan trọng của các bên trong hệ
thống; Bằng mơ hình định lượng nghiên cứu đã chỉ ra mối tương quan giữa hỗ trợ PTNN và tình
trạng thốt nghèo của hộ, từ đó chỉ ra những hoạt động hỗ trợ có ảnh hưởng nhiều nhất làm căn
cứ đề xuất giải pháp.
1.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỨC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
Ý nghĩa khoa học: Nghiên cứu đã hệ thống hóa, vận dụng và bổ sung vào lý luận kinh tế
nơng nghiệp và chính sách công về các khái niệm, phương pháp, nội dung nghiên cứu thực hiện
chính sách hỗ trợ PTNN trong giảm nghèo mà trước đây mới chỉ dừng lại ở các nghiên cứu đánh
giá tổng quát về giảm nghèo hoặc PTNN. Cơ sở lý thuyết này là tài liệu tham khảo hữu ích cho
các nhà nghiên cứu kinh tế nông nghiệp và chính sách trong nước và quốc tế. Kết quả nghiên
cứu của đề tài bao gồm báo cáo luận án và các bài báo được đăng tải trên các tạp chí khoa học
chuyên ngành đã bổ sung và làm phong phú thêm tài liệu tham khảo cho ngành kinh tế nông
nghiệp tại các trường đại học, viện nghiên cứu phục vụ cho giảng dạy và nghiên cứu.
Ý nghĩa thực tiễn: Đề tài là nghiên cứu đầu tiên về thực hiện chính sách hỗ trợ PTNN trong
giảm nghèo ở vùng Tây Bắc với các điểm nghiên cứu sâu đại diện theo vùng, theo điều kiện phát
triển kinh tế, đại diện cho tình trạng nghèo đói ở vùng Tây Bắc nên có thể trở thành cơ sở thực
3


tiễn để các tỉnh trong ban hành văn bản và tổ chức thực hiện có hiệu quả chính sách. Nghiên cứu
đã phân tích thực trạng, kết quả, tác động và các yếu tố ảnh hưởng theo các cấp thực hiện chính
sách, theo các nhóm đối tượng thụ hưởng chính sách, trực tiếp và gián tiếp, theo các ngành, lĩnh
vực thực hiện, vì vậy, các cán bộ thực hiện chính sách từ cấp tỉnh đến cấp thơn bản và đối tượng
chính sách, các ban ngành có thể vận dụng tương ứng với các nhóm giải pháp khác nhau để thực
hiện có hiệu quả chính sách trong thời gian tới.
PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ
PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TRONG GIẢM NGHÈO
2.1. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN

Tổng quan các nghiên cứu gần đây về: nghèo và giảm nghèo nói chung. Nghiên cứu
chính sách giảm nghèo, chương trình giảm nghèo nói chung, Về đánh giá tác động của chính
sách giảm nghèo, hỗ trợ PTNN trong giảm nghèo Nghiên cứu thực hiện chính sách, đánh giá thực
hiện chính sách Nghiên cứu thực hiện chính sách hỗ trợ PTNN trong giảm nghèo. Tổng quan và
kế thừa các nghiên cứu, luận án được thiết kế, đánh giá các nội dung thực hiện chính sách hỗ trợ
PTNN tiếp cận theo các cấp thực hiện, theo chu trình chính sách, kết hợp giữa định lượng và
định tính với mong muốn bổ sung, làm giàu lý luận và thực tiễn về nghiên cứu thực hiện chính
sách nói chung và chính sách hỗ trợ PTNN trong giảm nghèo nói riêng.
2.2 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.2.1. Khái niệm
a. Khái niệm về chính sách
Chính sách: Chính sách là do một chủ thể quyền lực hoặc chủ thể quản lý đưa ra. Chính
sách được ban hành căn cứ vào đường lối chính trị chung và tình hình thực tế. Chính sách được
ban hành nhắm đến một mục đích nhất định, nhằm giải quyết một vấn đề nào đó trong thực tiễn.
Chính sách hỗ trợ phát triển nơng nghiệp: Chính sách hỗ trợ PTNN là những hỗ trợ bằng
vật chất hoặc phi vật chất của Chính phủ đối với các tổ chức kinh tế trong chuỗi sản phẩm nông
nghiệp nhằm thúc đẩy PTNN.
Chương trình giảm nghèo và chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo: Chương trình
giảm nghèo bao gồm các chính sách, cơ chế, giải pháp và các dự án nhằm tác động vào cộng
đồng nghèo để tạo điều kiện cho người nghèo và cộng đồng nghèo vươn lên.
Chính sách hỗ trợ PTNN trong giảm nghèo: Chính sách hỗ trợ PTNN trong giảm nghèo
được hiểu là những hỗ trợ, xúc tiến, thúc đẩy PTNN như hỗ trợ sản xuất, hỗ trợ cơ sở hạ tầng
nông nghiệp, khuyến nông và dịch vụ nơng nghiệp nhằm đạt được mục đích cuối cùng là giảm
nghèo. Một cách hiểu khác, chính sách hỗ trợ PTNN trong giảm nghèo là các nội dung, hạng
mục, dự án, hợp phần, chính sách hỗ trợ PTNN trong các CTGN.
b. Khái niệm thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển nơng nghiệp trong giảm nghèo
Thực hiện chính sách được định nghĩa một cách đơn giản nhất bao gồm các bước nhằm
đưa một chính sách vào thực tiễn. Chi tiết hơn, thực hiện chính sách đề cập đến những cơ chế,
nguồn lực và sự phối hợp nhằm biến các chính sách thành những chương trình hành động cụ thể.
4



Phân biệt thực hiện và thực thi chính sách: Thực thi mang tính chất thi hành một cách thụ
động theo chỉ đạo từ trên xuống. Các đối tượng tham gia thực hiện và hưởng lợi phải tuân theo
đúng quy định của chính sách. Thực hiện mang tính chủ động, chủ thể thực hiện chính sách có
kế hoạch rõ ràng và có thể đàm phán, điều chỉnh kế hoạch thực hiện phù hợp với thực tế.
Thực hiện chính sách hỗ trợ PTNN trong các CTGN là một khâu của chu trình chính sách
bao gồm các bước, các cơ chế, nguồn lực và sự phối hợp nhằm biến các những hỗ trợ, xúc tiến,
thúc đẩy PTNN như hỗ trợ sản xuất, cơ sở hạ tầng nông nghiệp, khuyến nông và dịch vụ nơng
nghiệp nhằm đạt được mục đích cuối cùng là giảm nghèo.
2.2.2. Vai trị của chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp trong giảm nghèo
Thúc đẩy phát triển các tổ chức kinh tế trong nơng nghiệp.
Xây dựng, hồn thiện cơ sở hạ tầng, PTNN và chất lượng cuộc sống của người dân.
Thu hẹp khoảng cách giàu nghèo giữa nông thôn và thành thị, giữa nông nghiệp và công
nghiệp.
Giảm nghèo ở các vùng nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa.
Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở các cộng đồng nghèo.
Nâng cao kỹ năng của người nghèo, người nông dân trong sản xuất và phát triển kinh tế hộ.
Thúc đẩy khai thác có hiệu quả các nguồn lực trong nông nghiệp như đất đai, vốn, kỹ thuật.
Tạo việc làm, tăng thu nhập cho người nghèo, người dân nông thôn.
Tăng cường nhận thức của người nghèo và người dân nơng thơn về chính sách, vai trị và
sự tham gia của chính họ trong thực hiện chính sách hỗ trợ PTNN trong giảm nghèo.
2.2.3. Đặc điểm của chính sách hỗ trợ phát triển nơng nghiệp trong giảm nghèo
Chính sách hỗ trợ PTNN tác động không chỉ đến nông dân, đến người nghèo mà còn đến
tất cả mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội.
Phạm vi tác động của chính sách hỗ trợ PTNN rộng vì nơng nghiệp là một lĩnh vực hoạt
động trên địa bàn rộng, phức tạp và đa dạng.
Chính sách hỗ trợ PTNN tác động đến hộ nông dân, các doanh nghiệp nông nghiệp và các
ngành kinh tế khác, nhất là các ngành có liên quan đến nơng nghiệp.
Kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ PTNN không đồng đều giữa các địa phương và ngay

cả những nhóm người trong cùng một địa phương.
Thực hiện chính sách hỗ trợ PTNN trong các CTGN chịu ảnh hưởng nhiều từ các yếu tố tự
nhiên, kinh tế, xã hội của địa phương.
2.2.4. Mối quan hệ giữa thực hiện chính sách hỗ trợ nông nghiệp và giảm nghèo
Nghiên cứu ở một số nước nghèo chỉ ra, tăng trưởng năng suất nông nghiệp nói chung có
tác động rất lớn đến giảm nghèo hơn là gia tăng công nghiệp và dịch vụ. Phùng Đức Tùng & cs.
(2012) trong đánh giá Chương trình 135 cũng chỉ ra CTGN có tác động tích cực đối với nhóm
hộ DTTS thể hiện qua một số chỉ số quan trọng như sở hữu các công cụ phục vụ sản xuất, sở
hữu đồ dùng lâu bền và năng suất lúa. Nghiên cứu chỉ ra, hộ hưởng lợi nông nghiệp giảm nghèo
tốt và nhanh hơn các lĩnh vực khác.

5


2.2.5. Nội dung nghiên cứu đánh giá thực hiện chính sách hỗ trợ PTNN trong giảm nghèo
Nội dung nghiên cứu thực hiện chính sách hỗ trợ PTNN trong giảm nghèo bao gồm:
Nghiên cứu nội dung của chính sách hỗ trợ PTNN trong giảm nghèo, Nghiên cứu q trình
thực hiện chính sách hỗ trợ PTNN trong giảm nghèo (Phân cấp, phân cơng thực hiện chính
sách, Lập kế hoạch thực hiện chính sách, Phổ biến, tuyên truyền chính sách, Huy động nguồn
lực thực hiện chính sách, Giám sát thực hiện chính sách), Kết quả thực hiện chính sách hỗ
trợ PTNN trong giảm nghèo, Ảnh hưởng của thực hiện chính sách hỗ trợ PTNN trong giảm
nghèo.
2.2.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách hỗ trợ PTNN trong giảm nghèo
Các yếu tố phân tích bao gồm: Những yếu tố thuộc về chính sách; Những yếu tố thuộc q
trình tổ chức thực hiện chính sách; Những yếu tố thuộc về đặc điểm kinh tế xã hội của địa
phương và đối tượng chính sách; Nhóm yếu tố sự tham gia của các tổ chức KTXH (Sự tham gia
của người hưởng lợi trong thực hiện các chính sách, Sự hỡ trơ ̣ của các tổ chức phát triể n, các tổ
chức phi chın
́ h phủ, các tổ chức kinh tế xã hô ̣i và cô ̣ng đồ ng điạ phương).
2.3. CƠ SỞ THỰC TIỄN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN NƠNG

NGHIỆP TRONG GIẢM NGHÈO
2.3.1. Tổng quan những hỗ trợ PTNN trong giảm nghèo ở Việt Nam qua các giai đoạn
Tổng quan tất cả các CTGN cho thấy, chương trình 30a có nhiều hạng mục hỗ trợ PTNN
nhất, bao gồm cả hỗ trợ trực tiếp cho sản xuất và hỗ trợ gián tiếp. Về chương trình đặc thù hỗ
trợ PTNN vùng Tây Bắc có Chương trình quản lý và đầu tư PTNN, nơng thôn vùng Trung du
Miền núi Bắc Bộ theo Nghị quyết số 37.
2.3.2. Kinh nghiệm các địa phương trong nước và trên thế giới về thực hiện hỗ trợ phát
triển nông nghiệp trong giảm nghèo
Phối hợp thực hiện giữa các CTGN của chính phủ và các tổ chức phát triển như kinh
nghiệm của Tuyên Quang, Thanh Hóa; Tăng cường trao quyền cho người dân và phân cấp
cho các cấp cơ sở kinh nghiệm của Ấn Độ, Nigeria, các tổ chức quốc tế ở Việt Nam; Tăng
cường huy động nguồn lực của nhiều bên, bao gồm cả đầu tư công và đầu tư tư nhân kinh
nghiệm của Trung Quốc; Lồng ghép nguồn vốn của các chương trình hỗ trợ phát triển; Lồng
ghép hoạt động hỗ trợ PTNN và giảm nghèo vào kế hoạch phát triển KTXH địa phương
(Thanh Hóa); Coi trọng khâu lập kế hoạch có sự tham gia; Chuyển từ hỗ trợ trực tiếp sang hỗ
trợ gián tiếp, cung cấp dịch vụ cơng; Giám sát có sự tham gia với cơ chế và chỉ tiêu rõ rang
(Hàn Quốc, Trung Quốc).
PHẦN 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. KHUNG PHÂN TÍCH VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN NGHIÊN CỨU THỰC HIỆN
CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TRONG GIẢM NGHÈO
Đề tài tiếp cận theo: chu trình chính sách, lĩnh vực hỗ trợ, các cấp thực hiện, theo tiểu
vùng, tiếp cận đánh giá tác động tổng thể. Trên cơ sở đó, khung phân tích của đề tài ở Sơ đồ 3.1:
6


Sơ đồ 3.1. Khung phân tích của đề tài
3.2. PHƯƠNG PHÁP CHỌN ĐIỂM NGHIÊN CỨU
Vùng Tây Bắc được giới hạn bao gồm 4 tỉnh Sơn La, Hịa Bình, Điện Biên, Lai Châu thuộc
phía Tây và hai tỉnh Lào Cai và n Bái thuộc phía Đơng vì 6 tỉnh này có chung đặc trưng văn
hóa Thái - Mường. Trong khi đó, các tỉnh cịn lại phía Đơng Bắc có đặc trưng văn hóa Tày –

Nùng. Hơn 90% người nghèo trên cả nước là người DTTS. Nghiên cứu xác định vùng Tây Bắc
gồm 6 tỉnh để có sự tương đồng về đặc điểm xã hội, nhằm phân tích và đánh giá về thực hiện
chính sách hỗ trợ PTNN trong CTGN sát với đồng bào DTTS.
Đề tài chọn 2 tỉnh nghiên cứu sâu với những đặc thù về sản xuất nông lâm nghiệp và các
đặc điểm KTXH khác nhau để có sự so sánh các nội dung thực hiện chính sách hỗ trợ PTNN
trong các CTGN. Các tỉnh được chọn tương ứng là Sơn La và Lào Cai. Lào Cai là tỉnh giáp biên
giới với Trung Quốc và là tỉnh có chỉ số năng lực cạnh tranh cao nhất vùng với tỷ lệ hộ nghèo
thấp nhất. Sơn La là một trong hai tỉnh nghèo nhất vùng Tây Bắc và cả nước với đa dạng các
DTTS. Lào Cai là tỉnh có tỷ lệ giá trị sản xuất nông lâm nghiệp thấp nhất (16,17%) của vùng
7


Tây Bắc, ngược lại Sơn La là tỉnh có giá trị sản xuất nông lâm nghiệp cao nhất (29,51%). Ở hai
tỉnh nghiên cứu sâu, 4 huyện và 4 xã được khảo sát. Các huyện lựa chọn bao gồm huyện thuộc
diện nghèo theo Nghị quyết 30a và huyện nghèo hưởng 70% hỗ trợ của Nghị quyết 30a (theo
Quyết định số 293/QĐ-TTg ngày 05 tháng 02 năm 2013 về hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách
trung ương cho 23 huyện nghèo theo quy định của Nghị quyết 30a) và huyện không thuộc diện
huyện nghèo nhưng có số thơn bản và xã ĐBKK cao là huyện Mai Sơn, Sơn La.
3.3. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP THƠNG TIN
3.3.1. Phương pháp thu thập thơng tin thứ cấp
Các thông tin/số liệu đã công bố như số liệu thống kê, báo cáo thực hiện chính sách của các
địa phương, các bộ, ban ngành, ấn phẩm, báo cáo nghiên cứu được thu thập để đánh giá tổng
quan chính sách, xây dựng khung và công cụ nghiên cứu thực hiện chính sách và là cơ sở để đối
chiếu với các phát hiện, kết luận, khuyến nghị từ số liệu nghiên cứu thực địa.
3.3.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp
Thông tin, số liệu sơ cấp được thu thập bằng hai đợt khảo sát, đợt 1 là năm 2015-2016, đợt
2 năm 2018-2019, với các phương pháp như sau:
Phỏng vấn bán cấu trúc: Chi cục phát triển nông thôn, Sở NN và PTNT, Trung tâm PTNT,
Sở LĐTB và XH, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban dân tộc, Văn phòng UBND, Phịng Nơng nghiệp
và PTNT, Trạm khuyến nơng, Kiểm Lâm, Phịng Dân tộc, Phịng LĐTB và XH, Phịng Tài

chính Kế hoạch, Phó chủ tịch UBND xã, Trưởng thơn, Bí thư chi bộ thơn, Kế tốn xã, Bộ phận
Thương binh Xã hội Xã, Khuyến nơng.
Phỏng vấn sâu: Trong q trình thực hiện phỏng vấn bán cấu trúc cán bộ địa phương, và
điều tra hộ phát hiện các trường hợp điển hình, nhóm nghiên cứu quyết định gặp gỡ các đối
tượng và phỏng vấn sâu nhằm có thơng tin đầy đủ để xây dựng được những trường hợp điển
hình về các nội dung thực hiện chính sách, các mơ hình thành cơng, thất bại trong thực hiện
chính sách, hoặc những kết quả, tác động rõ nét của chính sách.
Điều tra các tổ chức kinh tế: Điều Các tổ chức kinh tế như hộ, trang trại, hợp tác xã, doanh
nghiệp nông nghiệp là đối tượng hưởng lợi trực tiếp và gián tiếp của các chính sách hỗ trợ phát
triển nơng nghiệp trong các chương trình giảm nghèo. Đề tài tiến hành điều tra khảo sát chuyên
sâu sử dụng tập câu hỏi định sẵn tại 2 tỉnh với 4 huyện, với số mẫu như ở bảng 3.1.
Bảng 3.1. Số mẫu nghiên cứu của đề tài
Đối tượng thu thập thông tin/số liệu
Cán bộ cấp tỉnh
Cán bộ cấp huyện
Cán bộ cấp xã
Hộ nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo
Doanh nghiệp
Hợp tác xã
Trang trại

Giai đoạn 2015-2016

1.500
60
30
40

Giai đoạn 2018-2019
16

12
24
240
25
10
10

3.4. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ VÀ PHÂN TÍCH THƠNG TIN
3.4.1. Phương pháp xử lý thông tin
Số liệu thống kê mô tả được được nhập và xử lý trên phần mềm SPSS, Excel và STATA.
Đối với các số liệu sử dụng cho phân tích mạng lưới xã hội để đánh giá mức độ tham gia
và vai trò của các cá nhân, tổ chức trong triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ PTNN trong giảm
nghèo được nhập và xử lý trên phần mềm Ucinet 6.0.
3.4.2. Phương pháp phân tích thơng tin
Các thơng tin, số liệu được phân tích bằng các phương pháp: Nghiên cứu trường hợp điển
hình; Thống kê mơ tả; Thống kê so sánh; Mơ hình hồi quy logit nhị phân (Binary logistic) và
8


Phân tích mạng lưới xã hội (Social network analysis), như sau:
Mơ hình hồi quy logit nhị phân (Binary logistic)
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng khả năng thoát nghèo của hộ tại vùng Tây Bắc, luận án vận
dụng mơ hình hồi qui logit nhị phân (Binary Logistic) được đề cập bởi Greene (2003).
Mơ hình nghiên cứu được thiết lập như sau: Prob(Y=1|X) =
Trong đó: Y là biến phụ thuộc có dạng nhị phân (nhận giá trị 0 nếu hộ vẫn là hộ nghèo thời điểm
2016 và nhận giá trị 1 nếu hộ là những hộ đã thoát nghèo). X là các biến độc lập tương ứng:
Nhận khốn và chăm sóc rừng, Hỗ trợ đất rừng sản xuất, Đất nông nghiệp, Hỗ trợ giống cây
trồng vật ni, Phân bón, Nước tưới, Thức ăn chăn ni, Máy móc, Tập huấn khuyến nơng,
Tham gia mơ hình giảm nghèo, Hỗ trợ tín dụng, Tiêu thụ sản phẩm.
Các biến độc lập đưa vào mơ hình đều là biến nhị phân nhận giá trị là 0 nếu hộ không nhận

được hỗ trợ và nhận giá trị là 1 nếu hộ nhận được hỗ trợ với kì vọng (+), có nghĩa là có tác động
tích cực đến thốt nghèo của hộ.
Phương pháp phân tích mạng lưới xã hội (Social network analysis)
Phân tích mạng lưới xã hội được sử dụng để thiết lập sơ đồ và định lượng sự tham gia, sự
liên quan, ảnh hưởng và tầm quan trọng của các cơ quan ban ngành các cấp trong bộ máy thực
hiện chính sách hỗ trợ PTNN trong giảm nghèo. Phương pháp được sử dụng để xác định đơn vị
nào chịu trách nhiệm nhiều nhất; đơn vị nào có quyền quyết định lớn nhất trong bộ máy thực
hiện chính sách hỗ trợ PTNN trong các CTGN tại vùng Tây Bắc.
Phân tích mạng lưới xã hội, trước hết, xác định được các đơn vị tham gia thực hiện chính
sách các cấp. Bảng hỏi phỏng vấn bán cấu trúc trước hết nhận diện, xác định các đơn vị liên
quan trong bộ máy thực hiện chính sách. Kết quả nghiên cứu tập hợp được 29 đơn vị trong hệ
thống. Các đơn vị cho điểm các đơn vị khác với mức điểm số từ 1 đến 10 theo mức độ liên quan
và tầm quan trọng trong thực hiện chính sách hỗ trợ PTNN trong giảm nghèo. Việc cho điểm
được thực hiện từ cả hai phía. Điểm số từ 1-3,9 thể hiện ít liên quan, từ 4-7,9 là bình thường,
trung bình, từ 7-10 là rất liên quan và quan trọng. Các điểm số sau đó tính bình qn ở cùng một
đối tượng, cấp bậc và ở các địa điểm điều tra khác nhau. Các điểm số cuối cùng được nhập và
xử lý bằng phần mềm UCINET 6.0 và chạy các kết quả theo hai chỉ tiêu là mật độ liên kết
(Degree centrality) và tầm quan trọng của các đơn vị trong hệ thống (Betweeness centrality).
3.5. HỆ THỐNG CHỈ TIÊU NGHIÊN CỨU
Nhóm chỉ tiêu đánh giá nội dung chính sách hỗ trợ PTNN trong các CTGN; tổ chức thực
hiện chính sách hỗ trợ PTNN trong các CTGN; kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ PTNN trong
các CTGN; ảnh hưởng của thực hiện chính sách hỗ trợ PTNN trong các CTGN.
PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN NƠNG
NGHIỆP TRONG CÁC CHƯƠNG TRÌNH GIẢM NGHÈO VÙNG TÂY BẮC
4.1.1. Nội dung của chính sách hỗ trợ PTNN trong các chương trình giảm nghèo vùng Tây Bắc
4.1.1.1. Thực trạng ban hành chính sách
Theo báo cáo của Chính phủ (2019), ở cấp trung ương có 48 văn bản chính sách chung về
giảm nghèo áp dụng trên địa bàn Tây Bắc, giai đoạn 2012-2018. Ngoài những văn bản liên quan
trực tiếp đến việc thực hiện Chương trình, các chính sách hỗ trợ giảm nghèo vùng Tây Bắc cũng

9


được ưu tiên triển khai thực hiện hàng loạt các Luật, Nghị quyết của Quốc hội, Nghị quyết, Nghị
định của Chính phủ, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Trên cơ sở đó, các Bộ, cơ quan trung
ương đã kịp thời ban hành các Thông tư, văn bản hướng dẫn tổ chức thực hiện.

Sơ đồ 4.1. Hệ thống chính sách hỗ trợ PTNN trong các chương trình giảm nghèo (2016-2020)
Chính sách hỗ trợ PTSX, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mơ hình giảm nghèo được thực
hiện theo Thơng tư số 18/2017/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và PTNT ngày 27/11/2017.
Thông tư này thay thế cho hai Thông tư 52 và 46 trước đó khơng cịn hiệu lực. Dự án hỗ trợ
CSHT theo Chương trình 135 được thực hiện theo Thông tư 01/2017/TT-UBDT ngày 10 tháng
05 năm 2017. Về hỗ trợ phát triển rừng trong giảm nghèo, thực hiện theo Thơng tư liên tịch số
93/2016/TTLT-BTC-BNNPTNT. Bên cạnh đó, về quản lý tài chính và giám sát thực hiện chính
sách hỗ trợ PTNN theo Thơng tư 15/2017/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 15 tháng 2 năm 2017
và Thông tư 39/2016/BLĐTBXH của Bộ LĐTB & XH ngày 25 tháng 10 năm 2016.
4.1.1.2. Lĩnh vực, nội dung can thiệp của chính sách hỗ trợ PTNN trong các CTGN
a. Hỗ trợ thủy lợi
Hỗ trợ thủy lợi bao gồm: (1) Hỗ trợ cải tạo, xây mới các cơng trình thủy lợi; và (2) Duy tu,
bảo dưỡng các cơng trình thủy lợi được thực hiện ở hai chương trình, 30a và 135 đối với các xã,
thơn bản ĐBKK và các huyện nghèo theo cơ chế 30a và 70% của cơ chế 30a. Cơng trình thủy
lợi được đầu tư ở quy mơ lớn, cơng trình thủy lợi nhỏ ít được quan tâm. Trong khi, Tây Bắc là
vùng đất manh mún, sản xuất nông nghiệp nhỏ, cần thiết thủy lợi nhỏ.
b. Hỗ trợ đất sản xuất nông lâm nghiệp
Hỗ trợ đất sản xuất được thực hiện ở ba chương trình, bao gồm: 135, 30a và Quyết định
2085 đối với hộ nghèo thiếu hoặc khơng có đất sản xuất. Tuy nhiên, hiện nay quỹ đất của Tây
Bắc khơng cịn. Đất nông nghiệp Tây Bắc được huy động sử dụng cho các cơng trình thủy điện,
trồng cao su, cà phê. Trong nội dung hỗ trợ của 30a và 135 đều có chính sách tạo đất sản xuất
cho hộ nghèo (khai hoang, phục hóa, tạo ruộng bậc thang). Tuy nhiên, tính trên vùng miền núi,
DTTS của cả nước, năm 2016, 2017 mới chỉ có hai tỉnh Yên Bái và Lào Cai thực hiện chính

sách này với diện tích 750 ha đất sản xuất. Như vậy, trong thời gian tới cần thay đổi hướng thực
hiện nội dung hỗ trợ đất sang tập trung hỗ trợ đa dạng sinh kế, đào tạo nghề ở vùng Tây Bắc.
10


c. Hỗ trợ đầu vào cho sản xuất nông nghiệp
Đầu vào cho sản xuất được hỗ trợ đối với tất cả các hộ nghèo theo Chương trình 135, 30a.
Nội dung hỗ trợ bao gồm: giống cây trồng, vật nuôi, phân bón, thuốc BVTV, máy móc, nơng cụ
sản xuất, sơ chế, chế biến, bảo quản sản phẩm sau thu hoạch, chuồng trại, thức ăn chăn ni, vắc
xin tiêm phịng, cải tạo diện tích NTTS. Hỗ trợ đầu vào cũng được thực hiện theo dự án ở giai
đoạn 2016-2020 khác với những hỗ trợ trực tiếp ở giai đoạn trước.
Trong giai đoạn, 2009-2018, Quyết định 102/2009/QĐ-TTg ngày 7 tháng 8 năm 2009 về
chính sách hỗ trợ cho hộ nghèo ở vùng khó khăn với phương thức hỗ trợ trực tiếp, cho không
bằng tiền hoặc hiện vật như giống cây trồng, phân bón, máy nông nghiệp, gây tâm lý trông chờ,
ỷ lại. Một loại giống hỗ trợ cho cả thơn bản, khơng có đầu ra. Hình thức cho khơng trái với
WTO và khuyến cáo của OECD. Vì vậy, chính sách được thực hiện đến năm 2018 thì kết thúc.
d. Tiếp cận thị trường, tiêu thụ sản phẩm
Hỗ trợ tiếp cận thị trường, tiêu thụ sản phẩm được thực hiện ở hai chương trình, 30a và 135.
Hình thức hỗ trợ thơng qua doanh nghiệp, HTX, trang trại liên kết với người nghèo trong phát triển
sản xuất, phát triển ngành nghề, chế biến, tiêu thụ sản phẩm. Các hỗ trợ mới chỉ tập trung vào doanh
nghiệp liên kết để tiêu thụ sản phẩm, hỗ trợ xây dựng nhãn hiệu tập thể chưa nhiều.
e. Kiến thức và mơ hình sản xuất
Nội dung hỗ trợ được thực hiện ở 30a, 135 bao gồm tập huấn, chuyển giao kỹ thuật và xây
dựng mơ hình giảm nghèo có hiệu quả, mơ hình liên kết phát triển sản xuất, phát triển ngành
nghề, bảo quản, chế biến, tiêu thụ sản phẩm, giữa hộ nghèo, cận nghèo, cộng đồng với doanh
nghiệp, mô hình giảm nghèo gắn với an ninh quốc phịng. Tuy nhiên, chủ yếu tập trung vào hỗ trợ
mơ hình sản xuất trồng trọt và chăn ni. 70-80% kinh phí của nội dung này dành cho thực hiện mơ
hình. Số cịn lại tập huấn theo ấn định từ trung ương và tỉnh xuống, chưa sát nhu cầu của người dân.
f. Phát triển hình thức tổ chức sản xuất
Hiện nay, các địa phương đang chú trọng thu hút doanh nghiệp, chưa làm rõ bất cập tại sao

doanh nghiệp khơng đến. Tiêu chí trang trại khó đạt nên khơng nhận được hỗ trợ nào. Hầu như
không để ý đến những hộ giàu không phải doanh nghiệp đang ở địa phương. Ví dụ tại Kim Bôi,
hộ giàu và kéo 93 hộ nghèo làm theo và nâng cao thu nhập. Cần có chính sách kéo những hộ này
vào để giúp hộ thốt nghèo.
Chính sách hỗ trợ PTNN cho giảm nghèo giai đoạn 2016-2020 tập trung nhiều vào nhóm
hoạt động hỗ trợ PTSX như vật tư cho sản xuất, tập huấn kỹ thuật, đất sản xuất, phát triển
CSHT. Các nội dung hỗ trợ thị trường đầu ra, liên kết tiêu thụ sản phẩm, xây dựng thương hiệu
được thực hiện đối với hộ, HTX và doanh nghiệp nhưng thấp.
4.1.2. Q trình thực hiện chính sách hỗ trợ PTNN trong các CTGN ở vùng Tây Bắc
4.1.2.1. Phân cấp, phân cơng thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển nơng nghiệp trong các
chương trình giảm nghèo vùng Tây Bắc
a. Hệ thống tổ chức chỉ đạo và triển khai chính sách hỗ trợ PTNN và vai trị của các bên
Chính sách hỗ trợ PTNN có nhiều dự án khác nhau do các sở ngành phụ trách. Hỗ trợ phát
triển CSHT của Chương trình 30a do Bộ LĐTB & XH phụ trách nhưng cũng nội dung này ở
Chương trình 135 thì do UBDT. Bộ NN và PTNT phụ trách hỗ trợ PTSX đa dạng hóa sinh kế.
Nhân rộng mơ hình giảm nghèo Bộ LĐTB & XH đảm nhận. Bộ LĐTB & XH là cơ quan thường
trực của CTMTQG GNBV (Sơ đồ 4.2).
Phân tích mạng lưới xã hội bằng phần mềm UCINET 6.0 chỉ ra phịng NN và PTNT
là cơ quan có nhiều mối liên hệ với các đơn vị nhất trong thực hiện chính sách hỗ trợ PTNT
(Sơ đồ 4.3 và 4.4). Tuy nhiên, mức độ quan trọng có tính quyết định nhất đến cả hệ thống thực
11


hiện chính sách là UBND tỉnh với trọng số cao nhất, tức là có tầm quan trọng nhất trong thực
hiện chính sách ở địa phương. UBND tỉnh là nút thắt của tiến độ các chính sách hỗ trợ PTNN ở
địa phương, quyết định sự nhanh hay chậm trong thực hiện chính sách.
UBND tỉnh là cơ quan ra các văn bản hướng dẫn thực hiện chính sách ở địa phương,
thẩm định và phê duyệt các kế hoạch thực hiện của tất cả các sở ngành có liên quan trong
thực hiện chính sách. Sau khi chính phủ, cấp trung ương ban hành các chính sách, chỉ khi
UBND tỉnh ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện thì chính sách mới đi vào thực tiễn.


Sơ đồ 4.2. Tổ chức bộ máy thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển nơng nghiệp trong các
chương trình giảm nghèo giai đoạn 2016-2020
Để việc thực hiện chính sách hỗ trợ PTNN ở địa phương diễn ra có hiệu quả cần tập trung
nâng cao năng lực cho đội ngũ thực thi chính sách ở Phịng NN và PTNT, và chuyên trách nội
dung thực hiện chính sách, tránh kiêm nhiệm sẽ gây ra quá tải trong công việc. Tuy nhiên, hiện
nay mức độ kiêm nhiệm và quá tải cơng việc của các cán bộ thực thi chính sách ở cả cấp
tỉnh, huyện và xã đang phổ biến, đặc biệt sau các đợt sáp nhập các cơ quan, bộ phận các
cấp. Hơn nữa, chính sách luân chuyển cán bộ rất ảnh hưởng đến thực thi và hiệu quả thực
thi chính sách. Chủ tịch xã, phó chủ tịch xã và trưởng thôn là người quan trọng trong hệ
thống thực thi chính sách. Ở hai tỉnh nghiên cứu sâu, chủ tịch xã là cán bộ luân chuyển
công tác, không nắm rõ tình hình thực hiện chính sách. Trưởng thơn thay đổi liên tục, gây
ảnh hưởng đến tiến độ và hiệu quả thực hiện chính sách. Nhiều hạng mục khơng được bàn
giao dẫn đến việc thực hiện gián đoạn.
12


Sơ đồ 4.3. Mối liên quan giữa các tổ chức trong thực hiện chính sách

Sơ đồ 4.4. Tầm quan trọng của các tổ chức trong thực hiện chính sách
b. Phân cấp trong thực hiện chính sách hỗ trợ PTNN trong các chương trình giảm nghèo
Ở các nội dung CSHT, hỗ trợ PTSX xã làm chủ đầu tư các dự án xã và có số kinh phí
nhỏ hơn 200 triệu đồng, huyện làm chủ đầu đầu tư dự án liên xã và có kinh phí lớn hơn.
Tuy nhiên, huyện làm chủ đầu tư chưa đi liền với nâng cao năng lực nên chưa hiệu quả.
Phía xã nhận định những dự án huyện làm chủ đầu tư (ví dụ như dự án hỗ trợ phân bón ở
huyện Mai Sơn, Sơn La) có mức giá chênh lệch cao gây ý kiến trong nhân dân. Kết quả
đánh giá nhận định của cán bộ thực hiện chính sách các cấp đạt ở mức bình thường đối với
các chỉ tiêu như chế độ giám sát và đánh giá các bên liên quan, mức độ phối hợp giữa các
bên. Các tỉnh chưa quy định vai trò cụ thể của các ban ngành cấp huyện/xã trong việc hỗ trợ
cộng đồng, người dân thực hiện dự án, thiếu văn bản quy định, hướng dẫn ở cấp tỉnh về trao

quyền trong dự án khiến cho việc thực hiện sẽ tùy thuộc vào cấp huyện và cấp xã.
4.1.2.2 Lập kế hoạch thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển nơng nghiệp trong các chương
trình giảm nghèo vùng Tây Bắc
Ở cấp tỉnh: tháng 12 đến tháng 01, các ban ngành xây dựng dự toán; tháng 2 hoặc tháng 3,
tỉnh tổ chức rà soát lại sau khi được trung ương phân bổ ngân sách; tháng 5 phân bổ lại cho các
13


ban ngành. Cơng đoạn phải qua rà sốt bắt buộc là qua Hội đồng nhân dân tỉnh. Như vậy, việc
lập kế hoạch thực hiện các hoạt động của dự án và lựa chọn loại sản phẩm hỗ trợ phụ thuộc
nhiều vào quy trình lập kế hoạch và thực hiện ở cấp tỉnh (Hộp 4.1). Trình tự lập kế hoạch theo
Thơng tư số 18/2017/TT-BNNPTNT và thủ tục mua sắm hàng hóa theo Luật Đấu thầu số
43/2013/QH13 ngày 01/7/2014 của Quốc hội, Nghị định 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của
Chính phủ áp dụng cho các dự án nông nghiệp trong CTGN làm chậm tiến độ và giảm hiệu
quả chương trình, nguyên nhân: (i) Thời gian từ khi lập kế hoạch đến xây dựng dự án được cấp
có thẩm quyền phê duyệt để triển khai tối thiểu phải mất 02 tháng; (ii) Trình tự thủ tục đấu
thầu tối thiểu mất từ 1,5-2 tháng, trong khi đó sản xuất nơng nghiệp mang tính thời vụ, nhiều
cây trồng, vật ni phải triển khai từ đầu năm.
Do đó, các dự án hỗ trợ PTSX và nhân rộng mô hình ở các tỉnh khảo sát hầu như bị chậm
thời vụ, như cây giống ăn quả hộ nhận được khi hết mùa mưa (Sơn La), giống lúa, ngô nhận
được để sử dụng cho vụ sau (Lào Cai).
Hộp 4.1. Câu chuyện dự án gà ở tỉnh Sơn La

Quy trình lập kế hoạch thực hiện các dự án hỗ trợ sản xuất nông nghiệp rất phức tạp, qua nhiều
công đoạn, thủ tục. Đặc biệt ở tỉnh phải thông qua HDND (là khâu bắt buộc) mất nhiều thời gian quá
thời vụ và không thực hiện được nên kinh phí thường xuyên phải chuyển năm sau. Khó khăn nhất trong
lập kế hoạch là khâu lập dự án. Đưa ra họp xét tuyển nhiều bước, và văn bản hướng dẫn lại thay đổi
hàng năm. Những năm đầu thực hiện dự án, chúng tôi hỗ trợ các loại giống cây trồng và thường xuyên
bị chậm thời vụ. Năm 2019, chúng tôi quyết định lựa chọn sản phẩm hỗ trợ là gà vì thời gian cịn lại ít,
nuôi các vật nuôi khác sợ dịch bệnh. Trồng cây khơng kịp thời vụ, suy đi tính lại thì chọn gà là an toàn

nhất nên Trung tâm quyết định chọn gà.
Nguồn: Bà Nguyễn Thị Nhàn, Phó Giám đốc Trung tâm khuyến nông tỉnh Sơn La, 2019

Các địa phương đối mặt với khó khăn trong tổ chức đấu thầu và thanh quyết tốn theo Luật
đầu tư cơng, nhất là dự án cấp xã làm chủ đầu tư. Năng lực thực hiện giải ngân, thanh quyết toán
hạn chế dẫn đến việc tổ chức đấu thầu, lập kế hoạch chậm hoặc làm thay đổi bản chất của việc
xã làm chủ đầu tư. Cấp huyện làm thay vì xã chưa làm được. Ví dụ như dự án hỗ trợ lúa giống ở
huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai, UBND xã trực tiếp làm chủ đầu tư, nhưng Phòng NN & PTNT,
Phòng Dân tộc huyện thực hiện nhưng cung ứng giống, vật tư đến các xã theo danh mục của
tỉnh. Nhiều năm liên tục người dân sau khi nhận thóc, ngơ giống sau đó bán để đổi lấy loại khác.
Như vậy, công tác lập kế hoạch cịn mang tính chủ quan của cơ quan lập kế hoạch chưa
thực sự đáp ứng nhu cầu của người dân. Bản chất lập kế hoạch triển khai các chính sách hỗ trợ
đang có sự áp đặt từ cấp trên, chưa thực sự trao quyền cho cấp dưới. Để thực hiện có hiệu quả
chính sách trong thời gian tới nên để cho UBND cấp xã là chủ đầu tư chủ động tổng hợp nhu cầu
của người dân và triển khai các bước của chương trình hỗ trợ, các phịng ban chun môn cấp
huyện là đơn vị giám sát, đôn đốc việc thực hiện của UBND cấp xã và tổng hợp báo cáo. Đồng
thời cần chú trọng nâng cao năng lực lập kế hoạch và thanh quyết tốn tài chính, đấu thầu cho
cấp xã và cấp huyện.
4.1.2.3. Phổ biến, tuyên truyền chính sách
Tại Lào Cai và Sơn La, Sở LĐTB & XH đã chủ trì xây dựng cẩm nang giới thiệu hệ thống
các văn bản của trung ương, tỉnh về giảm nghèo, sổ tay đối thoại chính sách, phóng sự truyền
hình về giảm nghèo, phóng sự về người có cơng trong giảm nghèo. Tỉnh đã tổ chức đối thoại
chính sách tại các xã với hộ nghèo, cận nghèo và mới thoát nghèo. Cùng chung tay với cả nước,
tỉnh in tờ rơi “Hưởng ứng phong trào thi đua cả nước chung tay vì người nghèo-Khơng để ai bị
bỏ lại phía sau”.
14


Tuy vậy, cơng tác tun truyền và truyền thơng chính sách còn nhiều hạn chế như: Số lượng,
thời lượng tuyên truyền còn hạn chế, chưa rộng khắp đến cơ sở, cộng đồng dân cư, nhất là ở vùng sâu

vùng xa, đồng bào DTTS. Công tác tuyên truyền chủ yếu tập trung ở cấp tỉnh, hình thức tun truyền
trực tiếp, có hiệu quả thiết thực, thu hút người nghèo tham gia cịn ít. Nội dung, hình thức tun truyền
chưa phong phú, đa dạng.
Bản thân cán bộ thực thi chính sách hỗ trợ PTNN cho giảm nghèo ở cả cấp tỉnh, huyện, xã đều
nhận định cơng tác truyền thơng cịn yếu về mức độ phù hợp về nội dung truyền thơng, tính thường
xuyên của truyền thông, tác động của truyền thông cho thực hiện chính sách (Bảng 4.1). Nguyên nhân
hiệu quả truyền thơng chưa cao ở cả hai phía, năng lực, nhận thức và khả năng tiếp cận của chính
những người nghèo và ở nội dung, phương tiện truyền thông của cơ quan thực hiện truyền thông.
Bảng 4.1. Nhận định của cán bộ các cấp về truyền thơng chính sách hỗ trợ PTNN
Đơn vị tính: %
TT
1
2
3

Chỉ tiêu đánh giá
Mức độ phù hợp về nội dung truyền thơng
Tính thường xun của truyền thơng
Tác động của truyền thơng cho thực hiện CS

Yếu
11,5
9,6
9,6

BT
26,9
28,8
26,9


Tốt
55,8
57,7
51,9

Rất tốt
5,8
3,8
11,5

Có những thôn bản (Tà Hộc và Nà Ớt, huyện Mai Sơn, Sơn La) có tỷ lệ hộ nghèo rất cao,
chiếm 70-90%. Trình độ văn hóa của người dân hạn chế nên nhận thức và hiểu biết về chính
sách hạn chế. Văn bản và nội dung chính sách chưa được giải thích sâu rộng đến người dân.
Cơng việc truyền thơng chính sách được thực hiện chủ yếu nhờ trưởng thôn. Các trưởng bản
phải thường xuyên gọi điện và đi xe máy đến từng hộ đối tượng để thơng tin về chính sách trong
điều kiện giao thơng khó khăn, là cản trở cho thực hiện truyền thơng chính sách.
4.1.2.4. Huy động nguồn lực thực hiện chính sách
Huy động nguồn lực cho thực hiện chính sách hỗ trợ PTNN cho giảm nghèo giai đoạn
2016-2020 thiếu ở tất cả các cấp từ trung ương đến địa phương.
Bảng 4.2. Một số chính sách khơng thực hiện do khơng huy động được nguồn lực

Chính
Thực hiện trên cả
sách
nước
chính phủ
Hỗ trợ đất sản Quyết định 43 tỉnh thành phố có
xuất cho hộ
2085
quyết định phê duyệt

nghèo
đề án thực hiện
Nội dung hỗ
trợ

Thực hiện tại vùng
Tây Bắc

Kết quả thực
hiện Tây Bắc

Lào Cai: 3995/QĐ- Không được
UBND ngày
thực hiện
14/9/2017 Phê duyệt
Đề án thực hiện
Sơn La: Số:
2411/QĐ-UBND,
ngày 11 tháng 09
năm 2017
Hỗ trợ PTSX, Quyết định Hà Giang, Điện Biên,
- Hà Giang:
giống, vật
1672
Lai Châu
Chưa thực hiện
nuôi, cây trồng
- Điện Biên 30%
cho các hộ
- Lai Châu

nghèo
19,17%
Hỗ trợ PTSX, Quyết định Cao Bằng, Lai Châu,
Không được
hạ tầng thủy
2086
Điện Biên, Sơn La, Hà
thực hiện
lợi
Giang, Lào Cai, Yên
Bái, Tuyên Quang

Nguyên nhân
Chưa bố trí được vốn
đầu tư và sự nghiệp ở
tỉnh

Nguồn lực của địa
phương hạn chế, chưa
bố trí được vốn đầu tư
và sự nghiệp
Nguồn lực của địa
phương hạn chế, chưa
bố trí được vốn đầu tư
và sự nghiệp

Ở cấp trung ương, ngân sách cho một số chính sách hạn chế nên chính sách được ban
hành nhưng khơng được thực hiện. Chính sách hỗ trợ giải quyết đất sản xuất, phát triển sản xuất
cho người DTTS nghèo, hộ nghèo vùng ĐBKK, theo Quyết định số 2085/QĐ-TTg ngày
15



31/10/2016; Quyết định số 2086/QĐ-TTg ngày 31/10/2016 của Thủ Tướng Chính phủ về hỗ trợ
phát triển KTXH các DTTS rất ít người 2016-2025, ban hành sau khi đã phân bổ vốn đầu tư cơng
trung hạn, chưa bố trí được vốn thực hiện; Nghị định số 75/2015/NĐ-CP ngày 9/9/2015 về cơ chế,
chính sách bảo vệ và phát triển rừng, gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ
đồng bào DTTS giai đoạn 2015 – 2020, đạt được khoảng 18% nhu cầu vốn.
Ở cấp địa phương vùng Tây Bắc, trong 6 tỉnh nghiên cứu có tới 5/6 tỉnh trừ Lào Cai, cịn
lại có tỷ lệ tự cân đối ngân sách được dưới 30% ngân sách địa phương nên việc thực hiện chính
sách hỗ trợ PTNN cho giảm nghèo chủ yếu phụ thuộc vào ngân sách từ Trung ương. Các hoạt
động hỗ trợ phát triển rừng trong giảm nghèo theo Nghị định 75 rất ít được thực hiện tại các địa
phương do hạn chế về nguồn lực. Chính sách hỗ trợ đất sản xuất cũng không được thực hiện do
thiếu nguồn lực (Bảng 4.2).
Kinh phí từ nguồn trung ương phân bổ về các tỉnh, sau đó về tỉnh và về huyện, về xã. Như
vậy, xã là cấp cuối cùng nhận kinh phí để thực hiện các hoạt động của dự án. Tuy nhiên, cấp xã
đánh giá về mức độ đáp ứng đủ nguồn lực và mức độ kịp thời của nguồn lực cho thực hiện chính
sách hỗ trợ PTNN ở mức yếu. Nhận định ở mức yếu có cả đối với cán bộ cấp tỉnh và cấp huyện.
Các chính sách có nhiều nội dung tương tự nhau nhưng có các quy trình, thủ tục, định mức
và yêu cầu về hồ sơ thanh quyết toán khác nhau khiến cấp huyện, xã khó lồng ghép các nguồn
lực để thực hiện những can thiệp với mức đầu tư cao nhưng có khả năng đem lại hiệu quả cao
tương ứng. Phần lớn các huyện, xã nghèo ở Tây Bắc đều được thụ hưởng hỗ trợ từ nhiều chương
trình, dự án khác nhau đều có mong muốn phối hợp, lồng ghép các nguồn vốn.
4.1.2.5. Giám sát thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển nơng nghiệp trong các CTGN
Cấp Trung ương và cấp tỉnh đã xây dựng được khung giám sát và đánh giá, hệ thống chỉ
tiêu giám sát đánh giá thực hiện chính sách; Đã bước đầu thiết lập được phương pháp thu thập,
xử lý thông tin ở các cấp; UBND các tỉnh vùng Tây Bắc định kỳ tổ chức hội nghị họp trực tuyến
về công tác giảm nghèo với các huyện, thành phố, tổ chức hội nghị tổng kết về công tác giảm
nghèo hàng năm cho 800 lượt đại biểu tham dự. Các huyện, xã đã và đang nhập dữ liệu quản lý
hộ nghèo, hộ cận nghèo vào phần mềm MISPOSASOFT do Bộ LĐTBXH xây dựng và triển
khai (Lào Cai).

Có trên 30% số cán bộ cấp tỉnh đánh giá công tác giám sát việc thực hiện chính sách hỗ trợ
PTNN cho giảm nghèo của địa phương ở mức “rất yếu” và “yếu”. Nguyên nhân dẫn đến hoạt
động giám sát yếu kém là do thiếu nhóm giám sát cộng đồng có kỹ năng và năng lực; thiếu kinh
phí cho hoạt động giám sát, thiếu bộ công cụ giám sát và đánh giá, thiếu tài liệu hướng dẫn giám
sát cộng đồng, thiếu cơ chế công khai phản hồi. Hệ thống tổ chức triển khai, sự phân cơng cịn
chồng chéo, thiếu sự phân cấp, trao quyền, năng lực tổ chức triển khai, năng lực quản lý chương
trình dự án, năng lực quản lý sự thay đổi, năng lực giám sát đánh giá có ảnh hưởng lớn đến kết
quả và hiệu quả thực hiện chính sách.
4.1.3. Kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ PTNN trong các CTGN vùng Tây Bắc
4.1.3.1. Kết quả hỗ trợ phát triển thủy lợi
Trong tổng số vốn đầu tư vào cơ sở hạ tầng thủy lợi chiếm tỷ lệ nhỏ. Chủ yếu là các cơng trình
đầu tư xây mới và tập trung vào các cơng trình kênh mương, phục vụ tưới tiêu (chiếm từ 67 đến
80% số cơng trình), các cơng trình phục vụ cho dự trữ nước ở vùng miền núi là cấp thiết như hồ
chứa, trạm bơm ít được quan tâm đầu tư hơn chưa đến 10% số cơng trình. Theo phân cấp quản lý,
cấp huyện vẫn làm chủ đầu tư nhiều hạng mục cơng trình (chiếm hơn 50% số cơng trình), chủ yếu là
các cơng trình xây mới, cấp xã làm chủ các cơng trình duy tu, sửa chữa.
Khu vực miền núi Tây Bắc hiện đang là khu vực có tỷ lệ diện tích đất canh tác được tưới
tiêu thấp nhất trên cả nước với 11%. Vì vậy để phát triển bền vững thủy lợi cho giảm nghèo cần
chủ ý vấn đề trên.
16


4.1.3.2. Kết quả hỗ trợ đất sản xuất nông lâm nghiệp
Có nhiều nhóm dân tộc ở Tây Bắc có trên 80% số hộ thiếu đất sản xuất. Tuy nhiên, các
hoạt động hỗ trợ đất chủ yếu là trồng rừng thay thế nương rẫy, khốn khoanh ni bảo vệ Sở
Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Sơn La, Lào Cai (2017, 2018, 2019). Hỗ trợ tạo ruộng bậc
thang chưa được thực hiện tại ở hầu hết các tỉnh vùng Tây Bắc trong giai đoạn 2016-2018.
Nguyên nhân do những bất cập ở khâu ban hành chính sách và tổ chức thực hiện do hạn chế về
nguồn lực từ cấp trung ương đến địa phương dẫn đến một số nội dung hỗ trợ khơng được thực hiện,
nhỏ lẻ hoặc hình thức.

Để thực hiện hỗ trợ đất sản xuất trong thời gian tới Bộ Nơng nghiệp và PTNT cần tiếp tục
rà sốt đất nông lâm trường không hiệu quả. Cần phân chia các đối tượng thiếu đất sản xuất theo
nhóm các nguyên nhân bởi vì có vùng thiếu đất do tăng dân số tự nhiên và do dân di cư đến
nhưng cũng có tình trạng người dân có đất đã bán và sau đó lại đi phá rừng để làm rẫy, riêng
nhóm này thì nếu cấp bao nhiêu cũng khơng đủ.
4.1.3.3. Kết quả hỗ trợ đầu vào sản xuất nông nghiệp
Các hoạt động hỗ trợ đầu vào và vật tư chiếm tỷ trọng cao nhất, gấp nhiều lần so với các
hoạt động khác. Trong đó, hỗ trợ giống cây trồng vật ni chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng số hỗ
trợ đầu vào. Như vậy, nội dung hỗ trợ chưa có sự khác biệt so với các giai đoạn trước đây. Hiện
các chương trình PTNN trong giảm nghèo vẫn đang đẩy mạnh việc tăng năng suất, đầu ra cho
sản phẩm mà chưa tính đến hiệu quả kinh tế mang lại, chưa gắn với thị trường.
Trong thời gian tới, để thực hiện hiệu quả hỗ trợ đầu vào theo các dự án cần tổ chức nâng
cao năng lực lập kế hoạch và giải ngân theo các quy trình của Luật đầu tư cơng, Luật đấu thầu
cho cán bộ từ cấp huyện đến cấp xã và thôn bản.
4.1.4.4. Kết quả hỗ trợ kiến thức và mơ hình sản xuất
Đối với nội dung mơ hình giảm nghèo tập trung vào: mơ hình giảm nghèo ở các vùng đặc
thù, mơ hình giảm nghèo liên kết giữa người nghèo với doanh nghiệp, mơ hình giảm nghèo gắn
với củng cố an ninh quốc phòng. Tuy nhiên, kết quả hỗ trợ ở mức thấp và chậm tiến độ.
Bảng 4.3. Kết quả hỗ trợ kiến thức và mơ hình sản xuất tại Lào Cai và Sơn La (2016-2018)
Chỉ tiêu
1. Mơ hình
2. Tập huấn khuyến nơng, lâm, ngư
3. Tham quan mơ hình

ĐVT
Hộ
Lượt người
Mơ hình

Sơn La

Lào Cai
Số lượng
Kinh phí (Trđ) Số lượng
Kinh phí (Trđ)
1.494
66.296
3.917
6.630,89
8.189
30.902
7.946
4.559
33
40

4.1.4.5. Kết quả hỗ trợ tiếp cận thị trường và tiêu thụ sản phẩm
Các hỗ trợ theo chuỗi phát triển nông nghiệp chưa được thể hiện rõ theo như mục tiêu của
Chương trình MTQG GNBV 2016-2020. Các chính sách hỗ trợ PTNN đang chú trọng hỗ trợ
đầu vào cho sản xuất chưa có cú huých đột phá cho đầu ra. Ví dụ như chanh leo, táo mèo của hộ
dân ở Sơn La có năng suất cao và chất lượng quả tốt nhưng giá bán thấp và thậm chí gặp khó
khăn trong tiêu thụ. Các hoạt động hỗ trợ đầu ra hiện nay chủ yếu tập trung ở Chương trình
MTQGNTM, đối với CTGN chỉ dừng lại ở một vài hoạt động đơn lẻ như hỗ trợ liên kết, hỗ trợ
tư vấn xây dựng thương hiệu sản phẩm.
4.1.4.6. Kết quả hỗ trợ phát triển hình thức tổ chức
Việc triển khai các chính sách hỗ trợ PTNN đã góp phần tác động tới sự phát triển của các
tổ chức kinh tế ở vùng Tây Bắc như doanh nghiệp, trang trại, HTX. Số doanh nghiệp ở vùng Tây
Bắc tăng nhanh từ 2.393 doanh nghiệp năm 2005 lên tới 10.143 doanh nghiệp vào năm 2018 (gấp
4,3 lần). Có tới 47% số doanh nghiệp được thành lập vào giai đoạn 2006-2010 và 37% số doanh
nghiệp được thành lập giai đoạn 2011-2015. Có được sự phát triển là do các doanh nghiệp bước
đầu đã tiếp cận được các chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp để giảm nghèo.

Trong khi đó, các HTX nhận được hỗ trợ đào tạo bồi dưỡng cán bộ HTX, quỹ phát triển
HTX, ứng dụng khoa học và công nghệ. Tuy nhiên, các chính sách tác động chưa nhiều đến sự
17


phát triển HTX gồm hỗ trợ phát triển thương mại, tiêu thụ sản phẩm, ứng dụng KHCN, tiếp cận
tới các chương trình mục tiêu phát triển KTXH ở địa phương.
Số lượng trang trại tăng từ 284 năm 2015 và 878 năm 2018. Các tỉnh nhiều trang trại như
Sơn La, Lào Cai, Hịa Bình. Các trang trại chăn ni tập trung và thủy sản như ở Lào Cai, chăn
nuôi và trồng cam, trồng chanh ở Hịa Bình đã phát huy được thế mạnh về chăn ni của vùng.
Ở Hịa Bình, một số trang trại sản xuất cam, chanh, mía, lạc và chăn ni đã hình thành và phát
huy hiệu quả thơng qua hình thức tích tụ đất bằng việc nơng dân góp đất và cơng để cùng nhà
đầu tư làm trang trại.
4.1.5. Ảnh hưởng của thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển nơng nghiệp trong các chương
trình giảm nghèo
4.1.5.1. Ảnh hưởng đến kinh tế nông nghiệp của vùng Tây Bắc
a. Ảnh hưởng đến năng suất/sản lượng cây trồng
Diện tích và sản lượng cây trồng chính là lúa và ngơ vùng Tây Bắc tăng qua các năm, trong
đó, Sơn La là tỉnh có tốc độ tăng và sản lượng lớn nhất.
Kết quả điều tra hộ năm 2016-2019 cho thấy năng suất cây trồng được nhận định tăng lên và
tăng lên nhiều và có thể dễ nhìn thấy nhờ các chính sách hỗ trợ PTNN. Tuy nhiên, thu nhập về nơng
nghiệp có sự thay đổi nhưng không rõ nét. Điều này chứng tỏ, giá trị sản xuất chưa được cải thiện
nhiều trong các chính sách hỗ trợ PTNN, cụ thể những chính sách hỗ trợ về đầu ra và thị trường
chưa có tác động nhiều đến tăng thu nhập và giảm nghèo cần được quan tâm thời gian tới.
b. Ảnh hưởng đến thu nhập quốc nội về nông nghiệp vùng Tây Bắc
GDP nông nghiệp các tỉnh vùng Tây Bắc cao hơn mức chung của cả nước, trong đó, Hịa
Bình, n Bái và Sơn La chênh lệch so với mức cả nước từ 7% đến 8%. Tuy nhiên, thu nhập
bình quân đầu người của vùng Tây Bắc thấp hơn mức chung của cả nước, trong khi tỷ lệ lao
động nông nghiệp ở mức cao xấp xỉ 50%. Điều này chứng tỏ, tình hình phát triển KTXH của
vùng có đóng góp lớn từ nơng nghiệp, từ đó, PTNN có liên quan đến thu nhập và giảm nghèo

của vùng. Muốn giảm nghèo ở vùng Tây Bắc cần có những cải thiện, nỗ lực về PTNN.
4.1.5.2. Ảnh hưởng đến an ninh lương thực của vùng Tây Bắc
Sản lượng lương thực bình quân đầu người/năm tăng từ 442,4 kg giai đoạn 2006-2010 tới
462,87 kg vào giai đoạn 2016-2018 (hay 1,05 lần). Tuy nhiên, vẫn ở mức thấp hơn trung bình
của cả nước là hơn 50 kg. Sơn La là tỉnh có sản lượng lương thực bình qn đầu người cao nhất
vùng Tây Bắc. Sự tăng lên về sản lượng lương thực trên đầu người này chủ yếu là do tăng năng
suất cây trồng nhờ tác động của việc đưa giống lúa, ngơ có năng suất cao vào sản xuất. Đây là
thành tựu nổi bật, giúp cho Tây Bắc nói chung, các hộ nghèo nói riêng có đủ lương thực, đảm
bảo an ninh lương thực ở các vùng nghèo.
4.1.5.3. Ảnh hưởng đến diện tích rừng che phủ của vùng Tây Bắc
Rừng là một trong những thế mạnh của Tây Bắc. Trong những năm vừa qua, dưới tác động
của chính sách giao đất, giao rừng, diện tích rừng của Tây Bắc tăng từ 2.320,1 nghìn ha năm 2010
tới 2.529,5 nghìn ha năm 2018 (chiếm gần 20% diện tích rừng của cả nước). Sơn La, Lai Châu, Yên
Bái là các tỉnh có diện tích rừng cao nhất cả nước với tỷ lệ diện tích tự nhiên lớn. Nhờ vậy, tỷ lệ che
phủ rừng của các tỉnh trong vùng Tây Bắc đã tăng từ 42% năm 2010 tới 44,57% vào năm 2018,
cao hơn so với mức bình quân cả nước khoảng gần 3%.
Kết quả phân tích ở tương quan cho thấy nếu tỷ lệ che phủ rừng càng cao thì tỷ lệ hộ nghèo
càng giảm ở hệ số tương quan là –0,552 và có ý nghĩa thống kê.
4.1.5.4. Ảnh hưởng đến thu nhập của hộ
Thu nhập của hộ gia đình tham gia dự án hỗ trợ PTSX, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng
mơ hình giảm nghèo tăng từ 15-20% (giai đoạn 2011-2015), từ 20-25% (giai đoạn 2016-2018).
Nhờ thực hiện những nỗ lực về phát triển kinh tế và các chính sách hỗ trợ PTNN, tổng thu nhập
và thu nhập từ nông nghiệp của các tỉnh vùng Tây Bắc tăng lên. Thu nhập từ nông nghiệp chiếm
18


tỷ trọng cao trong cơ cấu thu nhập của người dân, cao hơn mức trung bình cả nước từ 1,5 đến
hơn 2 lần. Chính sách hỗ trợ PTNN có đóng góp quyết định đến thu nhập của người nghèo.
Kết quả điều tra hộ, bình quân một hộ nghèo nhận được 2,6 loại hỗ trợ nông nghiệp. Hộ
nhận được nhiều nhất là 7 loại. Các hộ không thuộc diện hộ nghèo vẫn nhận được các chính sách

hỗ trợ PTNN. Những hộ này thuộc các vùng 135 hoặc một số dự án hỗ trợ giảm nghèo mang
tính chất đặc thù. Thực tế này cho thấy nông nghiệp vẫn là sinh kế chủ yếu của các hộ dân ở
vùng nghèo ở Tây Bắc. Kết quả khảo sát ở các hộ: hơn 95% số hộ vẫn coi nơng nghiệp là nghề
chính, chưa đầy 5% số hộ làm công nghiệp và thương mại dịch vụ.
Phần lớn nhóm hộ nghèo làm nơng nghiệp, cịn các nhóm không nghèo làm nghề thương
mại, dịch vụ và công nghiệp. Sự phu ̣ thuộc lớn vào các hoạt động nông nghiệp, đất đai là nguồn
lực quan trọng nhất đối với các nhóm DTTS sống tại các xã ĐBKK. Tuy nhiên, diện tích đất của
hầu hết các hộ gia đình đều giảm trong giai đoạn 2006- 2018 do việc xây dựng các cơng trình
thủy điện hoặc do thu hồi đất phục vụ các dự án trồng cây công nghiệp như cao su, cà phê.
4.1.5.5. Ảnh hưởng đến giảm nghèo vùng Tây Bắc
Nhờ các nỗ lực trong thực hiện chính sách, số hộ thoát nghèo ở các tỉnh vùng Tây Bắc ổn
định qua các năm và chiếm tỷ lệ đáng kể trong tổng số hộ nghèo. Năm 2016, theo chuẩn nghèo
mới, tỷ lệ hộ thoát nghèo của vùng Tây Bắc chiếm 17,68% tổ số hộ nghèo, các năm tiếp theo
duy trì mức hơn 5% là cao hơn so với cả nước.
Có 95,6% số hộ điều tra cho rằng, lý do thoát nghèo nhờ các giải pháp hỗ trợ PTNN. Trong
khi đó, 2,72% số hộ cho rằng họ thoát nghèo nhờ các hỗ trợ công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, lao
động việc làm. Nông nghiệp vẫn là sinh kế chủ yếu của các hộ nông thôn vùng Tây Bắc.
Nghiên cứu dựa trên số liệu phân tích dữ liệu 1500 hộ tại các tỉnh Tây Bắc. Trong luận án
sử dụng kiểm dịnh Wald để kiểm tra xem các biến độc lập có ảnh hưởng tới biến phụ thuộc hay
nói cách khác hay nói cách khác các biến tương quan có ý nghĩa với biến phụ thuộc nghèo hay
thốt nghèo hay khơng. Kết quả phân tích mơ hình logitics được thể hiện ở bảng sau.
Bảng 4.4. Mơ hình logistic ước lượng thực nghiệm mối tương quan giữa các nội dung hỗ
trợ phát triển nông nghiệp và khả năng thoát nghèo của hộ
Chỉ tiêu
Nhận khoán và chăm sóc rừng***
Hỗ trợ giống cây trồng vật ni*
Hỗ trợ phân bón***
Hổ trợ thức ăn chăn ni***
Hỗ trợ tập huấn khuyến nơng***
Hỗ trợ tham gia mơ hình giảm nghèo***

Hỗ trợ tín dụng***
Hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm***

Số lượng (người)
701
1.689
921
184
997
166
1.872
69

Tỷ lệ (%)
26,4
65,5
36,0
7,3
38,6
6,7
69,0
2,8

Mức ý nghĩa thống kê (%)
0,000
0,090
0,000
0,000
0,001
0,000

0,000
0,001

* tương quan có ý nghĩa với biến nghèo và thoát nghèo với độ tin cậy 90%
*** tương quan có ý nghĩa với biến nghèo và thoát nghèo với độ tin cậy 99%
Nguồn: Kết quả kiểm định mơ hình từ số liệu điều tra hộ vùng Tây Bắc (2015, 2019)
Nghiên cứu xét các biến hỗ trợ sau có biến: Nhận khốn và chăm sóc rừng, Hỗ trợ đất nơng
nghiệp, Hỗ trợ phân bón, Hỗ trợ thức ăn chăn nuôi, Hỗ trợ tập huấn khuyến nông, Hỗ trợ tham
gia mơ hình giảm nghèo, Hỗ trợ tín dụng và Hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm có giá trị sig < 0,01. Do
đó, các biến tương quan có ý nghĩa với khả năng thoát nghèo với độ tin cậy 99%. Biến hỗ trợ
giống cây trồng vật ni có sig tương ứng là 0,090 < 0,1. Do đó, biến này tương quan có ý nghĩa
với khả năng thốt nghèo với độ tin cậy 90%.
19


Bảng 4.5. Ảnh hưởng biến của mơ hình logistics xác định yếu tố ảnh hưởng đến xác suất
thoát nghèo của hộ vùng Tây Bắc

Chỉ tiêu
Nhận khốn và chăm sóc rừng
Hỗ trợ giống cây trồng vật ni
Hỗ trợ phân bón
Hổ trợ thức ăn chăn nuôi
Hỗ trợ tập huấn khuyến nông
Hỗ trợ tham gia mơ hình giảm nghèo
Hỗ trợ tín dụng
Hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm

Xác suất
-0,165

-0,039
-0,249
-0,238
0,081
0,253
-0,182
0,223

Std. Err.
0,022
0,023
0,020
0,029
0,025
0,490
0,023
0,066

z
-7,53
-1,68
-12,47
-8,24
3,19
5,20
-7,93
3,38

P>|z|
0,000

0,093
0,000
0,000
0, 001
0,000
0,000
0,001

Nguồn: Kết quả kiểm định mơ hình từ số liệu điều tra hộ vùng Tây Bắc (2015, 2019)
Các hỗ trợ nhận khoán và chăm sóc rừng đất nơng nghiệp, giống cây trồng vật ni, phân
bón, thức ăn chăn ni, tín dụng ảnh hưởng tiêu cực đến thoát nghèo của hộ. Như vậy, những hỗ
trợ từ phía nhà nước khơng chắc chắn giúp hộ dân có thể thốt nghèo. Những nỗ lực giảm nghèo
bằng cách trợ cấp vật chất khơng cịn phù hợp với thực tế. Các nhà hoạch định chính sách cần tư
vấn cho chính phủ các chương trình thực tế hơn, phù hợp hơn, bớt sự ỷ lại của hộ dân vào chính
phủ để giúp họ thốt nghèo thành cơng. Ngược lại, các hỗ trợ tập huấn khuyến nơng, tham gia
mơ hình giảm nghèo và tiêu thụ sản phẩm có ảnh hưởng tích cực đến thoát nghèo của hộ tương
ứng 8,1%, 25,3% và 22,3% khi họ được nhận hỗ trợ tương ứng. Đây là những hỗ trợ phi vật
chất, cần thiết và các tác động của chúng là khá rõ nét.
Để thay đổi, cải thiện tình trạng nghèo ở các hộ thì cần thiết tác động vào các hoạt động hỗ
trợ tập huấn khuyến nơng, tham gia mơ hình giảm nghèo và tiêu thụ sản phẩm. So với các kết
quả thực hiện hỗ trợ tại các tỉnh vùng Tây Bắc, mới chỉ đang chú trọng hỗ trợ cây giống, con
giống, phân bón. Các hoạt động hỗ trợ tập huấn khuyến nông, và tiêu thụ sản phẩm chưa được
chú trọng. Trong thời gian tới cần có những giải pháp thiết thực cho các hoạt động này.
4.2. PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ
PHÁT TRIỂN NƠNG NGHIỆP TRONG CÁC CTGN VÙNG TÂY BẮC
4.2.1. Nhóm yếu tố thuộc về chính sách
4.2.1.1. Đối tượng hỗ trợ và định mức hỗ trợ của chính sách hỗ trợ phát triển nơng nghiệp
trong giảm nghèo
Điểm khác biệt giữa hai giai đoạn về đối tượng hỗ trợ, giai đoạn 2016-2020, đối tượng hỗ
trợ PTNN cho giảm nghèo thêm đối tượng là các hộ mới thốt nghèo, giai đoạn trước, hộ thốt

nghèo khơng được hỗ trợ trực tiếp nên cũng là lý do các hộ trông chờ ỷ lại vào hỗ trợ của nhà
nước không muốn thoát nghèo. Việc thực hiện hỗ trợ theo dự án đang áp dụng như hiện nay
gặp nhiều khó khăn, phát triển theo chuỗi khó lựa chọn cây trồng chủ lực. Hỗ trợ theo nhóm
nên cấp xã làm chủ đầu tư phải tổ chức đấu thầu, trong khi kế hoạch giao chậm nên thường
xuyên xảy ra tình trạng hỗ trợ chậm thời vụ. Mức hỗ trợ thấp, nhỏ lẻ không tạo thành chuỗi
liên kết như mong đợi của chính sách.
4.2.1.2. Phương thức/hình thức hỗ trợ
Giai đoạn 2016-2020, hỗ trợ PTSX, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mơ mơ hình giảm
nghèo được thực hiện theo dự án cho từng nhóm hộ, cộng đồng khác với cách hỗ trợ trực tiếp
đến từng hộ như giai đoạn 2011-2015. Theo đó thuận tiện về mặt hưởng lợi, gắn kết với nhau
giữa các hộ và tạo thành một dự án, có quy mơ lớn theo hướng hàng hóa và liên kết. Các hộ đối
tượng hưởng lợi được gắn kết với nhau, liên kết với nhau và đều được hưởng lợi từ chính sách.
20


Hỗ trợ theo dự án có tác động tích cực cả về mặt kinh tế và xã hội, tuy nhiên, việc xác định hộ
đầu tiên nhận hỗ trợ gây khó khăn cho thơn bản và những người thực hiện chính sách.
4.2.1.3. Cụ thể hóa chính sách và hướng dẫn chính sách
Năm 2016 là năm chuyển tiếp giữa hai giai đoạn áp dụng chuẩn nghèo khác nhau với hệ
thống văn bản chính sách thay đổi, giai đoạn 2011-2015, chính sách hỗ trợ PTNN cho giảm
nghèo áp dụng theo các chương trình riêng lẻ như 30a, 135 nhưng giai đoạn 2016-2020 áp dụng
theo Chương trình MTQG nghèo bền vững. Cơng tác ban hành chính sách và hệ thống văn bản
hướng dẫn cho giai đoạn mới bị chậm ở tất cả các cấp, đặc biệt là cấp tỉnh ảnh hưởng lớn đến
tiến độ và kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ PTNN.
Bảng 4.6. Độ trễ giữa thời gian ban hành chính sách, văn bản hướng dẫn
Chỉ tiêu
Văn bản chính
sách

Ngày tháng

Số tháng chênh
lệch (tháng)

Thời gian
ban hành ở
cấp TW
Quyết định
1722/QĐTTg phê
duyệt
CTMT
QGGN
02/09/2016
-

Thời gian ban hành văn bản hướng dẫn ở cấp bộ
ngành
Bộ Tài chính
Bộ NN và PTNT
UBDT
Thông tư số
Thông tư
Thông tư
15/2017/TT18/2017/TT01/2017/TTBTC hướng
BNNPTNT hướng
UBND Quy
dẫn thực hiện
dẫn thực hiện hỗ trợ
định chi tiết
tài chính
PTSX, đa dạng hóa

thực hiện CT
QĐ1722
sinh kế và nhân rộng
135
mơ hình giảm nghèo
15/02/2017
09/10/2017
10/5/2017
5,5

13

8

Thời gian ban hành ở cấp
tỉnh
Lào Cai
Sơn La
Văn bản số
QĐ số
1560/HD423/QĐUBND
UBND hướng
hướng dẫn
dẫn hỗ trợ tại
hỗ trợ tại
tỉnh
tỉnh
18/4/2018

28/2/2018


19,5

18

4.2.2. Nhóm yếu tố về q trình tổ chức thực hiện chính sách
4.2.2.1. Điều kiện nguồn lực, tài chính của địa phương để thực hiện chính sách
Thiếu nguồn lực từ trung ương đến địa phương nên một số chính sách đã ban hành và có
văn bản hướng dẫn ở cấp tỉnh nhưng khơng được thực hiện như chính sách hỗ trợ về đất đai, hỗ
trợ đào tạo. Nghiên cứu đã so sánh ở Sơn La và Lào Cai 92016-2018), số hộ có nhu cầu hỗ trợ
đất trực tiếp sản xuất lên đến hàng nghìn hộ nhưng thực hiện là không ở Sơn La và 8 hộ ở Lào
Cai. Hộ có nhu cầu chuyển đổi ngành nghề hỗ trợ được 30%, vay vốn tín dụng ưu đãi hơn 80%.
4.2.2.2. Năng lực của cán bộ thực hiện chính sách
Đội ngũ cán bộ tại các cấp, ngành thường xuyên có sự luân chuyển cán bộ dẫn tới việc
thực hiện nhiệm vụ chưa chuyên sâu. Bộ máy cán bộ làm công tác giảm nghèo từ tỉnh đến cơ sở
còn thường xuyên biến động; số lượng còn thiếu, chất lượng chưa đồng đều, đặc biệt trình độ
chun mơn và năng lực của cán bộ làm công tác giảm nghèo cấp xã còn yếu, chưa đáp ứng yêu
cầu nhiệm vụ đặt ra. Tại một số huyện sự phối hợp giữa các phòng, ban của huyện với UBND
các xã chưa thường xuyên, chưa chặt chẽ từ khâu khảo sát, lập kế hoạch, giao vốn, đến tổ chức
thực hiện dẫn đến tình trạng các xã ít biết về nội dung, cơng trình, kinh phí do các phịng, ban
của huyện làm chủ đầu tư để thực hiện trên địa bàn của xã.
4.2.3. Những yếu tố thuộc về đặc điểm của đối tượng chính sách và đặc điểm địa phương
4.2.3.1. Đặc điểm xã hội của đối tượng hưởng lợi
Kết quả mơ hình phân tích chỉ ra rằng, thành phần dân tộc có ảnh hưởng đến tình trạng
thốt nghèo của hộ với độ tin cậy 99%, trình độ học vấn của chủ hộ ảnh hưởng, độ tin cậy 90%.
4.2.3.2. Sự tham gia của người hưởng lợi trong thực hiện các chính sách
Sự tham gia của người dân trong các hoạt động hỗ trợ PTNN cho giảm nghèo thể hiện ở
tinh thần tộc họ, láng giềng và tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong triển khai các hoạt động phát
triển kinh tế gia đình, để từ đó có điều kiện thốt nghèo. Sự tham gia của người dân khá đa dạng
21



về lĩnh vực và các hoạt động. Hình thức tham gia phong phú như tham gia khảo sát lập dự án,
đăng ký nhu cầu thực hiện, tham gia họp thôn bình xét đối tượng thụ hưởng, tham gia góp đối
ứng bằng tiền, hiện vật. Cộng đồng còn tham gia vào thực hiện chính sách chủ yếu ở khâu biết
và hưởng lợi trong khi ở các khâu còn lại, sự tham gia rất hạn chế và khơng có sự khác biệt quá
lớn về mức độ hưởng lợi giữa các nhóm hộ nghèo và không nghèo.
4.2.3.3. Điều kiện kinh tế, xã hội của địa phương
Kết quả phân tích tương quan Pearson đã chỉ rõ: Nếu mật độ dân số tăng lên là 1 thì tỷ lệ
nghèo càng giảm ở hệ số tương quan là –0,50 và có ý nghĩa thống kê ở mức là 93%. Vì vậy, để
giảm nghèo bền vững, cần thiết phải sắp xếp và quy hoạch lại khu vực dân cư nhất là ở các vùng
biên giới, theo hướng gom các hộ ở phân tán lại thành điểm dân cư tập trung, để thực hiện đầu
tư đồng bộ, tăng suất đầu tư và hiệu quả đầu tư.
4.2.3.4. Sự hỗ trợ của các tổ chức phát triể n, các tổ chức phi chı́nh phủ, các tổ chức kinh tế
xã hội và cộng đồ ng điạ phương
Sự tham gia của doanh nghiệp; trang trại; hợp tác xã; các nông dân điển hình tham gia
vào hoạt động hỗ trợ phát triển nơng nghiệp giảm nghèo và đóng góp của các tổ chức xã hội
trong phát triển nông nghiệp trong giảm nghèo.
4.3. GIẢI PHÁP CHỦ YẾU TĂNG CƯỜNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ
PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TRONG GIẢM NGHÈO VÙNG TÂY BẮC
4.3.1. Quan điểm cho đề xuất chính sách và giải pháp hỗ trợ phát triển nông nghiệp trong
giảm nghèo ở vùng Tây Bắc
Quan điểm: Chuyển từ bao cấp sang hỗ trợ; Chuyển từ hỗ trợ phần cứng sang phần mềm;
Chuyển từ hỗ trợ vật chất sang con người; Phát triển vùng chuyên canh tập trung, sản xuất
theo chuỗi, gắn thị trường; Tập trung đầu tư mạnh cho phát triển kinh tế lâm nghiệp, sản xuất
nguyên liệu gắn với chế biến sản phẩm gỗ rừng trồng; Đảm bảo PTNN hiệu quả và bền vững.
4.3.2. Giải pháp tăng cường thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp trong
giảm nghèo vùng Tây Bắc
Các nhóm giải pháp: Hồn thiện cơng tác ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện; Kiện
toàn bộ máy tổ chức thực hiện; Đổi mới công tác lập kế hoạch; Tăng cường huy động nguồn

lực; Tăng cường phân cấp, phân công phối hợp thực hiện; Tăng cường truyền thông cho thực
hiện chính sách hỗ trợ PTNN trong giảm nghèo; Tăng cường giám sát, đánh giá thực hiện; Đổi
mới nội dung chính sách (phát triển cơ sở hạ tầng cho PTNN; Tăng cường chuyển đổi ngành
nghề đối với hộ khơng có đất hoặc thiếu đất sản xuất nông nghiệp; Phát triển sản xuất và đa
dạng hóa sinh kế; Nhân rộng mơ hình PTNN trong giảm nghèo); Tăng cường năng lực theo các
cấp thực hiện chính sách; Hỗ trợ PTNN theo tiểu vùng phía Đơng Bắc và Phía Tây Bắc.
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
5.1. KẾT LUẬN
Thứ nhất, nghiên cứu đã có những đóng góp mới về lý luận, đưa ra khung khái niệm về
hỗ trợ PTNN trong giảm nghèo trực tiếp, gián tiếp, tạo động lực thoát nghèo, kéo người nghèo
thốt nghèo. Các khái, quan điểm liên quan đến chính sách, CTGN, chính sách hỗ trợ PTNN
trong giảm nghèo, phân loại chính sách, đặc điểm, vai trị của thực hiện chính sách hỗ trợ PTNN
trong giảm nghèo được tổng quan và làm rõ. Nghiên cứu cũng đã tổng quan hệ thống chính sách
hỗ trợ PTNN trong các CTGN từ năm 2000 đến năm 2020 và chỉ ra những bài học kinh nghiệm
của thế giới và Việt Nam trong thực hiện hỗ trợ PTNN trong giảm nghèo, làm căn cứ xây dựng
đề xuất giải pháp thực hiện chính sách hỗ trợ nông nghiệp cho giảm nghèo vùng Tây Bắc.
22


Thứ hai, nghiên cứu đánh giá thực hiện chính sách trên các phương diện, đánh giá theo 5
nội dung thực hiện chính sách, bao gồm (1) phân cấp, phân cơng, (2) lập kế hoạch, (3) tuyên
truyền, (4) huy động nguồn lực, (5) giám sát đánh giá và theo 6 nội dung hỗ trợ của chính sách,
bao gồm (i) thủy lợi, (ii) đất sản xuất nông lâm nghiệp, (iii) đầu vào sản xuất, (iv) tiếp cận thị
trường, tiêu thụ sản phẩm, (v) kiến thức, mơ hình sản xuất, (vi) Hình thức tổ chức sản xuất.
Về đánh giá nội dung chính sách chỉ ra cơ chế đã từng bước thay đổi, từ nặng áp đặt
chuyển sang tự chủ, phân cấp cho địa phương trên cơ sở công khai, minh bạch trong công tác
xây dựng và lập kế hoạch, từ hỗ trợ trực tiếp cho hộ chuyển dần sang hỗ trợ cho cộng đồng,
nhóm hộ, từ cho khơng chuyển sang mơ hình cho vay mang tính chủ động. Các chính sách cũng
được sự quan tâm, phối hợp giữa các bộ ngành và địa phương, vai trò của người dân được phát
huy, tạo được sự đồng thuận từ trung ương đến địa phương trong các khâu xây dựng, thực hiện

và kiểm tra, đánh giá chính sách. Nhiều hạng mục đã được phân cấp mạnh cho cấp huyện và cấp
xã, tuy nhiên, đi kèm với phân cấp, các cấp chính quyền vẫn chưa tăng cường năng lực cho cán
bộ, và bộ máy thực hiện nên phân công phối hợp thực hiện, huy động nguồn lực cũng như giám
sát thực hiện còn nhiều hạn chế. Lập kế hoạch thực hiện chính sách hỗ trợ PTNN đã có sự tham
gia của người hưởng lợi và các cấp địa phương nhưng về bản chất vẫn từ trên xuống vì quy trình
thực hiện khó khăn, nhất là thực thi Luật đấu thầu và Luật đầu tư công ở cấp xã, dẫn đến cấp
tỉnh làm thay cấp huyện, cấp huyện làm thay cấp xã, cấp xã làm thay thôn bản và người dân.
Theo nội dung hỗ trợ, nghiên cứu chỉ ra, thủy lợi quan tâm đầu tư cơng trình lớn, bỏ qua
cơng trình nhỏ, cơng trình chứa nước vốn phù hợp với đặc điểm sản xuất manh mún của vùng
Tây Bắc. Đầu vào vẫn hỗ trợ trực tiếp, cho không gây tâm lý ỷ lại. Đất sản xuất có nhiều địa
phương chưa thực hiện được vì khơng cịn quỹ đất. Tiếp cận thị trường và tiêu thụ sản phẩm
chưa được quan tâm hỗ trợ tương xứng, tiêu thụ sản phẩm nơng sản cịn hạn chế, chưa có tác
động nhiều đến nâng cao thu nhập. Hỗ trợ kiến thức, mơ hình chủ yếu tập trung vào các mơ hình
đơn lẻ, chưa có sức lan tỏa, tập huấn nặng từ trên xuống, chưa sát nhu cầu của người nghèo. Một
số chính sách được ban hành ở cấp trung ương, đã lập đề án thực hiện ở cấp địa phương nhưng
không được thực hiện do thiếu nguồn lực như chính sách hỗ trợ về đất theo Quyết định 2085, hỗ
trợ PTSX, thủy lợi theo Quyết định số 2086.
Mặc dù còn nhiều hạn chế tuy nhiên, chính sách hỗ trợ PTNN trong các CTGN đã đạt được
những kết quả tích cực. Các chính sách hỗ trợ PTNN đã có những ảnh hưởng đáng kể đến nông
nghiệp và giảm nghèo vùng Tây Bắc như tăng năng suất cây trồng, diện tích rừng, thủy lợi và
giá trị sản xuất, thu nhập từ nơng nghiệp. Mơ hình thống kê kinh tế Binary Logistic với 17 biến
độc lập chỉ ra, hộ được nhận hỗ trợ là nhận khoán và chăm sóc rừng, đất nơng nghiệp, giống cây
trồng vật ni, phân bón, thức ăn chăn ni, tín dụng ảnh hưởng tiêu cực đến thoát nghèo của
hộ. Ngược lại, hỗ trợ tập huấn khuyến nơng, tham gia mơ hình giảm nghèo và tiêu thụ sản phẩm
ảnh hưởng tích cực đến thoát nghèo của hộ. Những nỗ lực giảm nghèo bằng cách trợ cấp đa số
khơng cịn phù hợp với thực tế. Các nhà hoạch định chính sách cần phải tư vấn cho chính phủ
các chương trình thực tế hơn, phù hợp hơn, bớt sự ỷ lại của hộ vào chính phủ để thốt nghèo.
Nghiên cứu đã phân tích các yếu tố ảnh hưởng như nhóm yếu tố hoạch định chính sách
(đối tượng thụ hưởng, định mức hỗ trợ, phương thức, hình thức hỗ trợ, cụ thể hóa hướng dẫn
chính sách), nhóm yếu tố về tổ chức thực hiện chính sách (năng lực của cán bộ thực hiện chính

sách, nguồn lực của địa phương thực hiện chính sách), nhóm yếu tố về đặc điểm địa phương và
người hưởng lợi).
Thứ ba, quan điểm về thực hiện chính sách hỗ trợ PTNN trong giảm nghèo vùng Tây Bắc
trong thời gian tới: Chuyển từ bao cấp sang hỗ trợ, từ hỗ trợ vất chất sang con người, lấy con
23


×