Tải bản đầy đủ (.pdf) (215 trang)

Luận án Tiến sĩ: Quản lý nước sạch nông thôn trên địa bàn thành phố Hải Phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.28 MB, 215 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯

NGUYỄN THỊ THU QUỲNH

QUẢN LÝ NƯỚC SẠCH NÔNG THÔN
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

LUẬN ÁN TIẾN SĨ

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2021


HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯

NGUYỄN THỊ THU QUỲNH

QUẢN LÝ NƯỚC SẠCH NÔNG THÔN
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

Chuyên ngành : Kinh tế phát triển
Mã số

: 9 31 01 05

Người hướng dẫn khoa học: 1. TS. Nguyễn Tất Thắng
2. TS. Nguyễn Quốc Oánh

HÀ NỘI - 2021



LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu
được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo vệ lấy bất
kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã được cám ơn, các
thơng tin trích dẫn trong luận án này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 25 tháng 05 năm 2021
Tác giả

Nguyễn Thị Thu Quỳnh

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận án, tơi đã nhận được sự
hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè, đồng
nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận án, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu
sắc TS. Nguyễn Tất Thắng và TS. Nguyễn Quốc Oánh đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều
cơng sức, thời gian và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
môn Kinh tế, Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã
tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và hồn thành luận án.
Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức, người dân ở các xã, các
huyện, các Sở ngành của thành phố Hải Phòng đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tơi trong suốt
q trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện
thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành luận án./.

Hà Nội, ngày 25 tháng 05 năm 2021
Nghiên cứu sinh

Nguyễn Thị Thu Quỳnh

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan .......................................................................................................................... i
Lời cảm ơn .............................................................................................................................ii
Mục lục .................................................................................................................................iii
Danh mục chữ viết tắt ..........................................................................................................vii
Danh mục bảng ...................................................................................................................viii
Danh mục hình ...................................................................................................................... xi
Danh mục hộp ......................................................................................................................xii
Trích yếu luận án ................................................................................................................xiii
Thesis abstract...................................................................................................................... xv
Phần 1. Mở đầu .................................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................................. 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài .................................................................................. 2

1.2.1. Mục tiêu chung........................................................................................................... 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................................... 3
1.3.


Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................. 3

1.3.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................................ 3
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu.................................................................................................... 3
1.4.

Những đóng góp mới của đề tài ................................................................................. 3

1.5.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ................................................................... 4

1.5.1. Ý nghĩa khoa học ....................................................................................................... 4
1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn ........................................................................................................ 4
Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý nước sạch nông thôn ............................... 6
2.1.

Cơ sở lý luận về quản lý nước sạch nông thôn .......................................................... 6

2.1.1. Khái niệm quản lý nước sạch nông thôn .................................................................... 6
2.1.2. Sự cần thiết của quản lý nước sạch nông thơn ......................................................... 11
2.1.3. Vai trị của quản lý nước sạch nông thôn ................................................................. 12
2.1.4. Đặc điểm của quản lý nước sạch nông thôn ............................................................ 14
2.1.5. Nguyên tắc quản lý nước sạch nông thôn ................................................................ 15
2.1.6. Nội dung quản lý nước sạch nông thôn ................................................................... 16
2.1.7. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nước sạch nông thôn......................................... 23
2.2.

Cơ sở thực tiễn về quản lý nước sạch nông thôn trên thế giới và ở Việt Nam ........ 28


iii


2.2.1. Kinh nghiệm quản lý nước sạch nông thôn ở một số nơi trên thế giới .................... 28
2.2.2. Kinh nghiệm quản lý nước sạch nông thôn ở Việt Nam .......................................... 31
2.2.3. Kết quả nghiên cứu thực tiễn của một số cơng trình liên quan ở trong và ngồi nước ...... 39
2.2.4. Bài học kinh nghiệm cho quản lý nước sạch nơng thơn trên địa bàn thành phố
Hải Phòng ................................................................................................................ 45
Tóm tắt phần 2 ..................................................................................................................... 46
Phần 3. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 47
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu .................................................................................. 47

3.1.1. Đặc điểm tự nhiên .................................................................................................... 47
3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội ......................................................................................... 48
3.1.3. Đặc điểm hệ thống nước sạch nông thôn ................................................................. 49
3.2.

Cách tiếp cận ............................................................................................................ 53

3.2.1. Tiếp cận hệ thống ..................................................................................................... 53
3.2.2. Tiếp cận theo cấp quản lý ........................................................................................ 54
3.2.3. Tiếp cận quản lý dựa vào kết quả ............................................................................ 54
3.2.4. Tiếp cận theo đặc điểm các nhà máy cấp nước ........................................................ 55
3.3.

Khung nghiên cứu .................................................................................................... 55


3.4.

Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................... 57

3.4.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu ........................................................................ 57
3.4.2. Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu ......................................................................... 58
3.4.3. Phương pháp thu thập thông tin ............................................................................... 59
3.4.4. Phương pháp phân tích............................................................................................. 62
3.5.

Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu ............................................................................. 67

3.5.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh thực trạng hệ thống nước sạch nông thôn trên địa bàn
thành phố Hải Phòng................................................................................................ 67
3.5.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh thực trạng quản lý nước sạch nông thôn trên địa bàn
thành phố Hải Phòng................................................................................................ 68
3.5.3. Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả quản lý nước sạch nông thôn trên địa bàn
thành phố Hải Phòng................................................................................................ 68
3.5.4. Nhóm chỉ tiêu phản ánh các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nước sạch nông
thôn trên địa bàn thành phố Hải Phòng.................................................................... 69
Tóm tắt phần 3 ..................................................................................................................... 70

iv


Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ........................................................................ 71
4.1.

Thực trạng quản lý nước sạch nông thôn trên địa bàn thành phố Hải Phòng .......... 71


4.1.1. Ban hành, hoàn thiện chính sách, quy định về nước sạch nơng thơn ...................... 71
4.1.2. Tổ chức bộ máy, phân công chức năng, nhiệm vụ về quản lý nước sạch nông thôn ...... 73
4.1.3. Quy hoạch, kế hoạch phát triển hệ thống nước sạch nông thôn .............................. 78
4.1.4. Quản lý đầu tư phát triển hệ thống nước sạch nông thôn ........................................ 87
4.1.5. Quản lý về chất lượng nước sạch ............................................................................. 96
4.1.6. Quản lý về giá nước sạch nông thôn ...................................................................... 103
4.1.7. Kiểm tra và xử lý sai phạm về nước sạch nông thôn ............................................. 107
4.1.8. Kết quả quản lý nước sạch nông thôn trên địa bàn thành phố Hải Phòng ............. 108
4.2.

Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nước sạch nông thôn trên địa bàn thành
phố Hải Phòng ....................................................................................................... 120

4.2.1. Tính nhất quán trong chủ trương, chính sách và quy định của Đảng, Nhà nước
về nước sạch nông thôn ......................................................................................... 120
4.2.2. Nguồn lực cho công tác quản lý nước sạch nông thôn .......................................... 121
4.2.3. Sự lồng ghép mục tiêu nước sạch nông thơn trong các chương trình mục tiêu ..... 124
4.2.4. Hiệu quả thông tin, tuyên truyền về nước sạch nông thôn..................................... 124
4.2.5. Hiệu quả sản xuất kinh doanh của đơn vị cấp nước............................................... 129
4.2.6. Nhận thức của người dân về dịch vụ nước sạch .................................................... 130
4.2.7. Sự hài lòng người dân đối với dịch vụ nước sạch .................................................. 131
4.2.8. Mức sẵn lòng chi trả của người dân đối với dịch vụ nước sạch ............................ 132
4.3.

Giải pháp tăng cường quản lý nước sạch nông thôn trên địa bàn thành phố
Hải Phòng .............................................................................................................. 135

4.3.1. Căn cứ đề xuất giải pháp ........................................................................................ 135
4.3.2. Các giải pháp tăng cường quản lý nước sạch nông thôn trên địa bàn thành phố
Hải Phòng trong thời gian tới ................................................................................ 138

Tóm tắt phần 4 ................................................................................................................... 145
Phần 5. Kết luận và kiến nghị ......................................................................................... 147
5.1.

Kết luận .................................................................................................................. 147

5.2.

Kiến nghị................................................................................................................ 148

5.2.1. Đối với chính quyền thành phố Hải Phịng ............................................................ 148
5.2.2. Đối với các cơ quan quản lý nhà nước cấp Trung ương ........................................ 149

v


5.2.3. Đối với các nghiên cứu tiếp theo ........................................................................... 150
Danh mục cơng trình đã cơng bố có liên quan đến luận án ............................................... 151
Tài liệu tham khảo ............................................................................................................. 152
Phụ lục 01 .......................................................................................................................... 164
Phụ lục 02 .......................................................................................................................... 165
Phụ lục 03 .......................................................................................................................... 166
Phụ lục 04 .......................................................................................................................... 167
Phụ lục 05 .......................................................................................................................... 171
Phụ lục 06 .......................................................................................................................... 177
Phụ lục 07 .......................................................................................................................... 178

vi



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

CTMTQT

Chương trình mục tiêu quốc gia

EU

European Union (Cộng đồng chung Châu Âu)

HĐND

Hội đồng nhân dân

HTX

Hợp tác xã

MDG

Millennium Development Goals (Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ)

NMN

Nhà máy nước

NN&PTNT


Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

NSVSMTNT

Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn

PTNT

Phát triển nông thôn

QC01

QCVN01:2009/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước
ăn uống do Bộ Y tế ban hành năm 2009

QC02

QCVN02:2009/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước
sinh hoạt do Bộ Y tế ban hành năm 2009

SIWI

Stockholm International Water Institute (Viện nghiên cứu nước quốc tế
Stockholm)

UBND

Ủy ban nhân dân


UNICEF

United Nations International Children's Emergency Fund (Quỹ Nhi đồng
Liên hiệp quốc)

VSMT

Vệ sinh môi trường

WB

World Bank (Ngân hàng thế giới)

WHO

World Health Organisation (Tổ chức Y tế thế giới)

YTDP

Y tế dự phòng

vii


DANH MỤC BẢNG
TT

Tên bảng

Trang


2.1.

Các mơ hình cấp nước theo chủ đầu tư .................................................................... 20

2.2.

Tình hình thu hút vốn đầu tư vào nước sạch nơng thơn ........................................... 32

2.3.

Mơ hình quản lý vận hành hệ thống cấp nước.......................................................... 40

3.1.

Tổng hợp các nhà máy nước trên địa bàn thành phố ................................................ 50

3.2.

Phân bố của các nhà máy nước................................................................................. 50

3.3.

Phân loại các nhà máy nước theo thực trạng hoạt động ........................................... 51

3.4.

Thực trạng sử dụng nước sạch nông thôn của các hộ dân Hải Phòng ...................... 52

3.5.


Tỷ lệ hộ thực tế sử dụng nước sạch nông thôn theo địa bàn .................................... 53

3.6.

Các xã điểm nghiên cứu ........................................................................................... 57

3.7.

Số lượng mẫu nghiên cứu ......................................................................................... 58

3.8.

Thông tin/số liệu thứ cấp và địa chỉ thu thập ........................................................... 60

3.9.

Ma trận mức độ tuân thủ các quy định trong quản lý nước sạch nông thôn ............ 63

3.10. Ma trận tiêu chí đánh giá tính bền vững của từng nhà máy nước ............................ 63
3.11. Tổng điểm đánh giá từng tiêu chí bền vững của cả hệ thống nước sạch
nơng thơn .................................................................................................................. 64
3.12. Các biến sử dụng trong mơ hình Probit .................................................................... 67
4.1.

Đánh giá việc ban hành, hồn thiện chính sách, quy định về nước sạch nông thôn...... 73

4.2.

Đánh giá việc tổ chức bộ máy, phân công chức năng, nhiệm vụ quản lý nước

sạch nông thôn .......................................................................................................... 77

4.3.

Nội dung Nghị quyết 51/2003/HĐNDTP12 về Chương trình nước sạch nơng
thơn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2003 đến 2010................................................ 78

4.4.

Quy hoạch 23 vùng cấp nước sạch nông thôn trên địa bàn thành phố ..................... 79

4.5.

Kế hoạch và thực hiện kế hoạch cấp nước giai đoạn 2003 - 2005 và kéo dài
đến hết năm 2006...................................................................................................... 82

4.6.

Kế hoạch và thực hiện kế hoạch cấp nước giai đoạn 2007 - 2010 ........................... 83

4.7.

Kế hoạch và thực hiện kế hoạch cấp nước giai đoạn 2011 - 2015 ........................... 84

4.8.

Lồng ghép mục tiêu cấp nước an toàn khu vực nông thôn giai đoạn 2018 - 2025........ 85

4.9.


Đánh giá công tác quy hoạch, kế hoạch phát triển hệ thống nước sạch nông thôn ....... 86

4.10. Phân loại các nhà máy cấp nước theo mơ hình quản lý ........................................... 88

viii


4.11. Phân loại các nhà máy nước theo thực trạng hoạt động và phương hướng
đầu tư ........................................................................................................................ 88
4.12. Phân loại các nhà máy nước theo địa bàn hoạt động ................................................ 89
4.13. Phân loại các nhà máy nước theo mơ hình quản lý .................................................. 89
4.14. Phương hướng đầu tư của các nhà máy nước trên địa bàn thành phố Hải Phòng
theo Kế hoạch số 38/2018/KH-UBND ..................................................................... 91
4.15. Danh mục 11 nhà máy cấp nước cho 11 vùng cấp nước tập trung........................... 91
4.16. Hỗ trợ của ngân sách trong đầu tư xây dựng nhà máy nước sạch nông thôn ........... 94
4.17. Nội dung hỗ trợ của ngân sách trong đầu tư xây dựng nhà máy nước sạch
nông thôn .................................................................................................................. 94
4.18. Ý kiến của các đại diện nhà máy nước về cơ chế hỗ trợ trong đầu tư xây dựng
nhà máy nước sạch nông thôn .................................................................................. 95
4.19. Thực trạng thực hiện quản lý chất lượng nước ở điểm nghiên cứu .......................... 97
4.20. Tình trạng vệ sinh hệ thống xử lý nước của các nhà máy nước trên địa bàn ........... 99
4.21. Mức độ tuân thủ về tiêu chuẩn nước sạch .............................................................. 100
4.22. Mức độ tuân thủ chế độ tự giám sát chất lượng nước của các nhà máy nước ở
Hải Phòng ............................................................................................................... 102
4.23. Các mức giá bán nước trên địa bàn thành phố Hải Phòng theo quy định
hiện hành ................................................................................................................ 104
4.24. Thực trạng giá bán nước của các nhà máy nước trên địa bàn ................................ 106
4.25. Đánh giá chung về tính hiệu lực của quản lý nước sạch nông thôn trên địa bàn
thành phố Hải Phịng .............................................................................................. 109
4.26. Tỷ lệ hộ dân nơng thôn được sử dụng nước sạch ở các thành phố lớn .................. 110

4.27. Nguồn nước sinh hoạt chủ yếu của các hộ điều tra ................................................ 111
4.28. Tỷ lệ hộ nghèo và hộ cận nghèo của thành phố Hải Phòng ................................... 112
4.29. Tỷ lệ hộ nghèo và hộ cận nghèo thiếu hụt nguồn nước sinh hoạt sạch .................. 113
4.30. Thực trạng nguồn nước đầu vào của các nhà máy nước ........................................ 115
4.31. Công suất hoạt động thực tế của các nhà máy nước điều tra ................................. 115
4.32. Công suất hoạt động thực tế của các nhà máy nước............................................... 116
4.33. Đội ngũ cán bộ quản lý vận hành của các nhà máy nước....................................... 116
4.34. Hiệu quả sản xuất kinh doanh của các nhà máy nước ............................................ 117
4.35. Khả năng cấp nước thường xuyên của các nhà máy nước ..................................... 118

ix


4.36. Bảng tự chấm điểm bền vững của đại diện các nhà máy nước .............................. 119
4.37. Thực trạng đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý nước sạch nông thôn ................. 122
4.38. Chủ thể thực hiện công tác tuyên truyền về nước sạch nông thôn ở cấp xã........... 125
4.39. Tần suất tuyên truyền trong 1 năm theo ý kiến của người dân............................... 127
4.40. Mức tiêu thụ nước sạch bình qn 1 tháng của 1 hộ gia đình nơng thơn
Hải Phòng ............................................................................................................... 133
4.41. Mức sẵn lòng chi trả tối đa của hộ cho dịch vụ nước sạch ..................................... 133
4.42. Kết quả đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến kết quả quản lý nước
sạch nông thôn trên địa bàn thành phố Hải Phòng ................................................. 134
4.43. Tiêu chuẩn dùng nước sinh hoạt ............................................................................. 141

x


DANH MỤC HÌNH
TT


Tên hình

Trang

2.1.

Tháp tiêu chuẩn nước sạch ......................................................................................... 9

2.2.

Hệ thống nước sạch nông thôn ................................................................................. 10

2.3.

Nội dung quản lý nước sạch nơng thơn .................................................................... 16

2.4.

Vịng luẩn quẩn của các nhà máy nước sạch ............................................................ 26

2.5.

Tiêu chí đánh giá tính bền vững của hệ thống cấp nước .......................................... 43

3.1.

Bản đồ định hướng phát triển không gian đô thị thành phố Hải Phòng đến
năm 2025 .................................................................................................................. 47

3.2.


Khung phân tích của luận án .................................................................................... 56

4.1.

Số lượng văn bản quy định về nước sạch nơng thơn của thành phố Hải Phịng ...... 71

4.2.

Sơ đồ tổ chức quản lý nước sạch nông thôn trên địa bàn thành phố Hải Phòng ...... 74

4.3.

Nhận thức của người dân về chủ thể ban hành giá bán nước ................................. 103

4.4.

Giá bán nước hiện tại ở các nhà máy nước trên địa bàn Thành phố ...................... 106

4.5.

Tỷ lệ hộ dân được sử dụng nước sạch theo quy chuẩn quốc gia ............................ 110

4.6.

Đường Lorenz thể hiện phân bổ lượng nước sử dụng của các hộ điều tra tại 2
huyện nghiên cứu.................................................................................................... 113

4.7.


Thực trạng công nghệ xử lý của các nhà máy nước trên địa bàn ........................... 118

4.8.

Kết quả đánh giá tính bền vững của hệ thống nước sạch nơng thơn trên địa bàn
thành phố Hải Phòng .............................................................................................. 119

4.9.

Nội dung tuyên truyền về nước sạch nông thôn theo tiếp nhận của người dân...... 128

4.10. Phương thức tuyên truyền về nước sạch nông thôn đến người dân ....................... 129
4.11. Đánh giá của đại diện các nhà máy nước về hiệu quả kinh doanh dịch vụ
nước sạch ........................................................................................................... 130
4.12. Đánh giá của người dân về chất lượng dịch vụ nước sạch ..................................... 131

xi


DANH MỤC HỘP
TT

Tên hộp

Trang

4.1.

Thành phố đã ban hành rất nhiều chính sách, quy định về nước sạch nơng thơn ....... 72


4.2.

Khơng có cán bộ phụ trách lĩnh vực nước sạch nông thôn chuyên trách ................. 75

4.3.

Một số nơi làm quy hoạch ban đầu chuẩn nên giờ dễ giải quyết ............................. 80

4.4.

Chúng tôi không vi phạm quy hoạch cấp nước ........................................................ 81

4.5.

Doanh nghiệp họ không cần ..................................................................................... 95

4.6.

Kết quả xét nghiệm nước vẫn đạt tiêu chuẩn ......................................................... 101

4.7.

Khơng có kinh phí, trang thiết bị để giám sát chất lượng nước ............................. 102

4.8.

Đáng ra phải đảm bảo nước đầu vào là sạch .......................................................... 104

4.9.


Ý kiến người dân về mức giá nước sạch tại xã Ngũ Lão ....................................... 107

4.10. Huyện chưa được giao nhiệm vụ cụ thể ................................................................. 108
4.11. Nước máy áp lực yếu, lúc có, lúc khơng ................................................................ 114
4.12. Huyện Tiên Lãng tổ chức hưởng ứng Ngày nước thế giới 22/3............................. 126
4.13. Tần suất tuyên truyền về nước sạch nông thôn ở cấp xã ........................................ 127
4.14. Đầu tư chỉ có lỗ ...................................................................................................... 129
4.15. Mục đích sử dụng kết hợp các nguồn nước trong sinh hoạt của hộ ....................... 131
4.16. Nước sạch đục như nước mương ............................................................................ 132
4.17. Huyện chưa được giao nhiệm vụ cụ thể ................................................................. 144

xii


TRÍCH YẾU LUẬN ÁN
Tên tác giả: Nguyễn Thị Thu Quỳnh
Tên Luận án: Quản lý nước sạch nông thôn trên địa bàn thành phố Hải Phòng
Chuyên ngành: Kinh tế phát triển

Mã số: 9 31 01 05

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nơng nghiệp Việt Nam (VNUA)
Mục đích nghiên cứu
Đề tài nhằm phân tích thực trạng, các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nước sạch nông
thôn trên địa bàn thành phố Hải Phòng, từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường
quản lý nước sạch nông thôn trên địa bàn thành phố Hải Phòng trong thời gian tới.
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu sử dụng 04 cách tiếp cận khác nhau để xây dựng khung phân tích “quản
lý nước sạch nông thôn trên địa bàn thành phố Hải Phòng”. Địa bàn nghiên cứu được lựa
chọn là 08 xã thuộc 02 huyện Thủy Nguyên và Tiên Lãng đại diện cho 2 vùng có đặc điểm

sinh thái, kinh tế xã hội khác nhau của Thành phố. Phương pháp chọn mẫu có chủ đích và
chọn ngẫu nhiên đối với các chủ thể và khách thể quản lý được thực hiện để đảm bảo tính
hợp lý và đại diện. Các thơng tin, số liệu được thu thập từ nguồn tài liệu thứ cấp (báo cáo,
văn bản quy phạm pháp luật) cũng như từ khảo sát thực tế, phỏng vấn trực tiếp, phỏng vấn
sâu các chủ thể và khách thể quản lý. Số liệu thu thập được tổng hợp, phân tổ theo các cách
tiếp cận và sử dụng phần mềm Microsoft Excels, SPSS 22.0, và R3.4.4 để tính tốn các chỉ
tiêu phục vụ các mục tiêu nghiên cứu. Phương pháp thống kê mô tả, thống kê so sánh được
sử dụng để phân tích thực trạng hệ thống NSNT cũng như thực trạng quản lý NSNT trên địa
bàn; sử dụng phương pháp xếp hạng cho điểm, tính hệ số Gini, vẽ đường cong Lorenz để
đánh giá kết quả quản lý theo tiêu chí: tính hiệu lực, tính bao phủ, tính cơng bằng, tính bền
vững; sử dụng phương pháp CVM và dự báo theo mơ hình Probit để phân tích mức độ ảnh
hưởng của các yếu tố tới quản lý NSNT.
Kết quả chính và kết luận
Về thực trạng hệ thống NSNT trên địa bàn: có 205 nhà máy cấp nước nông thôn và 10
nhà máy cấp nước đô thị tham gia cấp nước cho người dân khu vực nông thôn của thành
phố. Các nhà máy có sự khác biệt về mơ hình quản lý, địa bàn hoạt động và tình trạng hoạt
động. Đến năm 2019, 92,1% hộ dân nông thôn của Hải Phòng đã tiếp cận và sử dụng nước
sạch theo tiêu chuẩn QC02 của Bộ Y tế trở lên.
Về thực trạng quản lý nước sạch nơng thơn trên địa bàn thành phố: 1) Chính quyền
thành phố Hải Phòng đã tích cực ban hành, hồn thiện 26 chính sách, quy định riêng của
Thành phố về NSNT (từ 2016 đến 2019). Các quy định có nội dung chuyên đề về quản lý

xiii


NSNT hoặc được lồng ghép với các chuyên đề về nông nghiệp, nông thôn mới. 2) Sơ đồ tổ
chức quản lý mới rõ ràng ở cấp thành phố, còn xuống cấp huyện, xã thì lại chưa rõ ràng,
thiếu tính thống nhất. 3) Quy hoạch, kế hoạch ở giai đoạn trước 2016 chưa cụ thể, thống nhất
và rõ ràng về phạm vi, đối tượng, tiêu chuẩn nước sạch dẫn đến đầu tư dàn trải, không hiệu
quả, bền vững nhưng từ sau 2016 đã được rà soát, điều chỉnh lại. 4) Việc phê duyệt dự án

đầu tư dàn trải gây lãng phí ngân sách giai đoạn trước đã dần được giải quyết tuy nhiên đến
nay việc hỗ trợ lãi suất vay đầu tư các cơng trình NSNT còn chưa hấp dẫn các chủ đầu tư. 5)
Quản lý chất lượng nước còn buông lỏng, dẫn tới 45,8% các nhà máy hiện cấp nước chưa
đạt tiêu chuẩn như cam kết; 6) Quản lý giá bán nước chưa đồng đều và công bằng ở các địa
phương; 7) Kiểm tra, giám sát về nước sạch nông thôn còn bị động, chưa thường xuyên, các
vi phạm chưa được phát hiện và xử lý kịp thời.
Kết quả quản lý nước sạch nông thôn đạt được theo từng tiêu chí: 1) Tính hiệu lực
chưa đảm bảo ở nội dung giám sát quy hoạch và quản lý chất lượng nước. 2) Tính bao phủ
của hệ thống mới chỉ đạt về tỷ lệ hộ dân được tiếp cận và sử dụng nước sạch theo đăng ký,
còn tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch làm nguồn nước sinh hoạt chủ yếu thực tế thấp (chỉ đạt
49,6%). 3) Tính cơng bằng chưa cao, người dân sử dụng dịch vụ nước sạch đạt tiêu chuẩn
chất lượng nước khác nhau, hệ số Gini về tính công bằng trong tiếp cận và sử dụng nguồn
nước của các hộ dân trên 2 huyện Thủy Nguyên và Tiên Lãng lần lượt là 0,292 và 0,506. 4)
Tính bền vững chung của của toàn hệ thống thấp, tổng điểm của cả 6 tiêu chí bền vững chỉ
đạt 13/18 điểm.
Kết quả phân tích các yếu tố ảnh hưởng đã chỉ ra: chủ trương, chính sách về nước sạch
nơng thơn chưa nhất quán dẫn đến gây khó khăn cho quản lý; thiếu về kinh phí và yếu về
nhân lực làm giảm tính hiệu lực của quản lý; sự lồng ghép mục tiêu nước sạch nơng thơn
vào các chương trình mục tiêu khác nhau làm phân tán nguồn lực, chồng chéo trong thực
hiện; tuyên truyền về nước sạch nông thôn chưa sâu, rộng; hiệu quả sản xuất kinh doanh của
các nhà máy nước chưa đảm bảo; nhận thức của người dân về nước sạch nông thôn chưa đầy
đủ; người dân chưa thực sự hài lòng với chất lượng dịch vụ nước sạch hiện tại là những yếu
tố ảnh hưởng đến tính bền vững tuy nhiên mức sẵn lòng chi trả cho dịch vụ trong tương lai
tương đối cao là cơ hội gia tăng tính bao phủ trong thời gian tới.
Nghiên cứu đề xuất 05 giải pháp nhằm tăng cường quản lý nước sạch nơng thơn trong
thời gian tới: (1) Hồn thiện chính sách, quy định về nước sạch nông thôn, (2) Giám sát thực
hiện quy hoạch, kế hoạch, đầu tư phát triển hệ thống nước sạch nơng thơn, (3) Bố trí nguồn
lực cho quản lý nước sạch nông thôn (4) Tăng cường kiểm tra, giám sát và có chế tài xử lý
đối với các chủ đầu tư nhà máy nước vi phạm các quy định về cấp nước an toàn và (5) Đẩy
mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức, hiểu biết cho người dân về nước sạch nông thôn.


xiv


THESIS ABSTRACT
PhD candidate: Nguyen Thi Thu Quynh
Thesis title: Management of the rural clean water in Hai Phong city
Major: Development Economics

Code: 9.31.01.05

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives
The thesis is aimed to analyze the current situation, the factors affecting the
management of rural clean water in Hai Phong city, from there, to propose a number of
solutions to enhance rural clean water management for Hai Phong city in the near future.
Research Methods
The study uses 04 different approaches to build an analytical framework for
“Management of the rural clean water in Hai Phong city”. The selected research area is 08
communes in 2 districts of Thuy Nguyen and Tien Lang representing 2 regions with different
ecological and socio-economic characteristics of the city. Intentional sampling and random
sampling of management subjects and objects were carried out to ensure reasonableness and
representativeness. Information and data are collected from secondary sources (reports, legal
documents) as well as from field surveys, direct interviews, in-depth interviews with
management subjects and objects. Collected data were aggregated, grouped according to the
approaches, and used Microsoft Excels, SPSS 22.0, and R3.4.4 software to calculate the
indicators for the research objectives. Methods of descriptive statistics, comparative
statistics are used to analyze the current state of the rural clean water (RCW) system as well
as the current situation of the RCW management; scoring method, Gini coefficient
calculation, drawing the Lorenz curve are used to evaluate the management results according

to the following criteria: effectiveness, coverage, fairness, sustainability; CVM method and
forecasting according to the Probit model are to analyze the influence of the factors on the
management of the RCW.
Main findings and conclusions
Regarding the current situation of the RCW system in the locality: there are 205 rural
water supply plants and 10 urban water supply plants participating in supplying water to
people in rural areas of the city. The plants have different management models, locations,
and operating status. By 2019, 92.1% of rural households in Hai Phong have accessed and
used clean water according to QC02 standards of the Ministry of Health or higher.
Regarding the current situation of RCW management in the area: 1) Hai Phong
government has actively issued and completed the city's own policies and regulations on rural
clean water. The regulations have thematic contents on the management of RCW or are

xv


integrated with the topics of agriculture and new rural areas. 2) The management organization
chart is clear at the city level, but it is unclear at district and commune levels, and lack
consistency. 3) The planning, plan is not specific, unified, and clear about the scope, object,
and standards of clean water, leading to widespread, ineffective, and sustainable investment.
4) The approval of an investment project that caused a waste of budget in the previous period
has been gradually resolved, however, until now, the interest rate support for investment in
RCW projects has not yet attracted investors. 5) Lack of water quality management; 6)
Management of water price is not really equal and fair; 7) Inspection and supervision of RCW
are still passive, not frequent, violations have not been detected and promptly handled.
Management of RCW in the city has achieved the following results: 1) The effectiveness is
quite high in the content of investment management, water price management, but not high in the
content of planning monitoring and water quality management. 2) The coverage of the system only
recorded through the high rate of registered households having access to and using clean water,
but low proportion of households using clean water as the main source of drinking water (49.6%).

3) The fairness is marked with the increase in the proportion of poor and near-poor households
having access to and using clean water services but still not fair because people in different areas
have access to clean water with different water quality standards. Gini coefficients on the equity
in accessing and using water resources of the households in the two study areas Thuy Nguyen and
Tien Lang are 0.292 and 0.506, respectively. 4) The sustainability of the system is moderate, total
score of all 6 sustainable criteria is only 13/18 points.
The results of the analysis of the influencing factors have shown: the Party and State's
policies and policies on RCW are not consistent, leading to difficulties for management; lack
of funding and weak human resources reduce the effectiveness of management; the
integration of the RCW targets into different target programs makes resources fragmented
and overlapping in implementation; Propaganda on RCW is not deep and wide; The
efficiency of production and business of water plants is not guaranteed; People's awareness
of RCW is inadequate; People are not really satisfied with the current quality of clean water
services which are factors affecting the sustainability, but the relatively high willingness to
pay for services in the future is an opportunity to increase coverage in the near future.
To enhance the management of RCW in the coming time, 05 solutions are proposed: (1)
completing policies and regulations on RCW, (2) monitoring the implementation of the RCW
plan, (3) allocating resources for the RCW management (4) strengthening monitoring and
sanctioning the owners' water plants who violate regulations on clean water and (5) promoting
communication to raise awareness and understanding of people on rural clean water.

xvi


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Mục tiêu đảm bảo nước sạch cho người dân nói chung và đặc biệt là người dân
nơng thơn nói riêng đã trở thành một trong những mục tiêu phát triển thiên niên kỷ
của Liên Hiệp Quốc ngay từ năm 2000 (UNICEF & WHO, 2015). Mục tiêu này được
cụ thể hóa trong Chiến lược và các Chương trình mục tiêu quốc gia về nước sạch và

vệ sinh môi trường nông thôn đến năm 2020 ở nước ta nhằm hướng tới: “tất cả dân
cư nông thôn được sử dụng nước sạch đạt tiêu chuẩn quốc gia với số lượng ít nhất
60lít/người/ngày” (Thủ tướng Chính phủ, 2000). Bởi lẽ sử dụng nước sinh hoạt sạch,
hợp vệ sinh là một trong những nhu cầu sống thiết yếu để đảm bảo chất lượng cuộc
sống của mọi người dân. Theo thống kê ở Việt Nam, trung bình mỗi năm có khoảng
9.000 người tử vong, gần 200.000 người mắc bệnh ung thư mới được phát hiện mà
nguyên nhân là do ô nhiễm nguồn nước (Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên & Môi trường,
2014). Tuy nhiên, nước là một loại tài nguyên hữu hạn và ngày càng khan hiếm. Do
vậy, cần thiết phải quản lý nước sạch nông thơn để đảm bảo hài hòa lợi ích giữa các
bên trong việc cung ứng và sử dụng nước sạch phục vụ sinh hoạt cho mọi người dân
nông thôn một cách đầy đủ, công bằng và bền vững (ILO, 2019).
Hải Phòng là một trong những địa phương sớm đi đầu trong cả nước về kết quả
thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường
nông thôn. Mặc dù là một thành phố trực thuộc Trung ương nhưng tỷ lệ dân số nông
thôn của Thành phố vẫn chiếm 54,4% tổng dân số (Tổng cục Thống kê, 2019). Đến
cuối năm 2019, tỷ lệ hộ dân nông thôn của Thành phố được cung cấp nước sinh hoạt
đạt quy chuẩn nước sạch của Bộ Y tế QCVN02:2009/BYT (QC02) trở lên là 92,1%,
trong đó có 36,9% hộ dân được sử dụng nước sạch đạt quy chuẩn nước sạch đô thị
QCVN01:2009/BYT (QC01) (Sở NN&PTNT TP Hải Phòng, 2019a). Chỉ tiêu trên đã
vượt chỉ tiêu chung toàn quốc khoảng 1,3 lần (UBND TP Hải Phòng, 2019b). Kết
quả trên đạt được là do chính quyền thành phố đã có sự quan tâm, nỗ lực trong quản
lý hệ thống cung ứng nước sạch nơng thơn trên địa bàn với 215 cơng trình nhà máy
nước (Sở NN&PTNT TP Hải Phòng, 2019b).
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, quản lý nước sạch nông thôn trên
địa bàn thành phố Hải Phòng vẫn còn nhiều vấn đề tồn tại, nổi bật như: 1) việc chậm
trễ trong xây dựng quy hoạch hệ thống các nhà máy cấp nước trên địa bàn dẫn đến

1



cơng tác đầu tư xây dựng các cơng trình cấp nước dàn trải (đa số các cơng trình có
cơng suất nhỏ, trùng địa điểm, nguồn nước đầu vào không đáp ứng); 2) việc quản lý,
giám sát chất lượng nước chưa chặt chẽ, chưa thống nhất tiêu chuẩn; 3) hoạt động
kiểm tra, xử lý vi phạm của các đơn vị cấp nước chưa thường xuyên và nghiêm túc.
Điều này dẫn đến người dân phản ánh nhiều nhà máy cấp nước chưa đạt tiêu chuẩn
như cam kết (Sở NN&PTNT TP Hải Phòng, 2017, 2019c). Bên cạnh đó, công tác
tuyên truyền chưa thường xuyên, đầy đủ dẫn đến việc nhiều hộ dân trên địa bàn chưa
coi nước sạch do các nhà máy cung cấp là nguồn nước sinh hoạt chủ yếu (Hiền Anh,
2016). Thực trạng trên cho thấy cần thiết có một nghiên cứu để phân tích thực trạng
và đề xuất các giải pháp mới nhằm tăng cường quản lý nước sạch nông thôn trên địa
bàn thành phố Hải Phòng trong thời gian tới.
Tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước cho thấy có nhiều nghiên cứu
xoay quanh chủ đề quản lý nước sạch nông thôn. Các nghiên cứu chủ yếu tập trung
vào chỉ ra các vấn đề tồn tại trong quản lý nước sạch nông thôn mà các địa phương
cần giải quyết như trong nghiên cứu của Nguyễn Tiến Tráng (2005), Jiménez &
Pérez-Foguet (2010), Liu (2011), Hoàng Văn Giang (2012), Nguyễn Thị Lan Hương
(2012), Sharma & cs. (2014) và Burt & cs. (2016). Bên cạnh đó, một số nghiên cứu
lại tập trung phân tích riêng rẽ từng nội dung quản lý như quản lý chất lượng nước
sạch trong nghiên cứu của WHO (2010; 2011, 2012), Bùi Quốc Lập (2013), Đào
Minh Hương (2011, 2013); quản lý giá bán nước trong nghiên cứu của Cai & Liu
(2011), và Shaban (2016)... Nổi bật hơn cả là các nghiên cứu xoay quanh tính bền
vững của hệ thống cấp nước bao gồm nghiên cứu của Hoàng Tùng (2014), UNICEF
& WHO (2015); Andrew & Le (2015), Wescoat & cs. (2016), Marchetto & Leal
(2016). Tuy nhiên, có thể thấy, chưa có nghiên cứu nào xây dựng được khung lý
thuyết để phân tích đầy đủ thực trạng các nội dung quản lý theo chức năng của cơ
quan quản lý nhà nước cũng như đánh giá kết quả quản lý nước sạch nông thôn trên
địa bàn 1 tỉnh/thành phố như thành phố Hải Phòng.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1.2.1. Mục tiêu chung
Phân tích thực trạng, các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nước sạch nông thôn

trên địa bàn thành phố Hải Phòng, trên cơ sở đó, đề xuất giải pháp nhằm tăng cường
quản lý nước sạch nông thơn trên địa bàn thành phố Hải Phịng trong thời gian tới.

2


1.2.2. Mục tiêu cụ thể
+ Hệ thống hóa và làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý nước
sạch nơng thơn;
+ Phân tích thực trạng, các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nước sạch nông thôn
trên địa bàn thành phố Hải Phòng;
+ Đề xuất giải pháp nhằm tăng cường quản lý nước sạch nông thôn trên địa bàn
thành phố Hải Phòng trong thời gian tới.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của luận án là các nội dung, yếu tố ảnh hưởng đến quản
lý nước sạch nông thôn trên địa bàn thành phố Hải Phòng.
- Đối tượng khảo sát, điều tra thông tin, số liệu: các đối tượng, tác nhân liên
quan đến quản lý nước sạch nông thôn (bao gồm: cán bộ quản lý các cấp về nước
sạch nông thôn; đại diện đơn vị cung cấp dịch vụ nước sạch; người dân và các đối
tượng liên quan ở khu vực nông thôn trên địa bàn thành phố Hải Phòng).
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: nội dung của Luận án tập trung chủ yếu vào các nội dung quản lý
nước sạch nông thôn theo chức năng quản lý các cơ quan quản lý nhà nước ở các cấp
Thành phố, huyện, xã thực hiện.
Về không gian: nghiên cứu được thực hiện trên địa bàn các khu vực nông thôn
của thành phố Hải Phòng. Trong đó, nghiên cứu thực địa chủ yếu được thực hiện ở 2
huyện Thủy Nguyên và Tiên Lãng là đại diện cho 2 vùng nơng thơn với vị trí địa lý,
địa hình, điều kiện phát triển kinh tế - xã hội tương đối khác nhau nhằm phản ánh
thực trạng hệ thống nước sạch nông thơn cho tồn bộ địa bàn nghiên cứu.

Về thời gian: các dữ liệu thứ cấp được thu thập từ 2016 đến nay, các dữ liệu sơ
cấp được thu thập chủ yếu trong các năm 2016, 2017, 2018, và 2019.
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI
Về lý luận, Luận án đã làm rõ khái niệm về nước sạch nông thôn theo quy định
hiện hành của Bộ Y tế; làm rõ khái niệm và xác định đầy đủ các nội dung quản lý
nước sạch nông thôn theo chức năng của quản lý nhà nước. Các kinh nghiệm trong
quản lý nước sạch nông thôn ở một số nơi trên thế giới và một số địa phương ở Việt

3


Nam cũng được nghiên cứu tổng kết, qua đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho
thành phố Hải Phòng. Luận án đã tổng hợp, lựa chọn được 04 nhóm tiêu chí (bao
gồm: tính hiệu lực, tính bao phủ, tính cơng bằng và tính bền vững) để đánh giá kết
quả quản lý nước sạch nông thôn. Bên cạnh đó, luận án đã minh họa cho việc lựa
chọn, sử dụng kết hợp linh hoạt các phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng
(phương pháp đánh giá cho điểm xếp hạng, phương pháp vẽ đường cong Lorenz và
tính hệ số Gini) để giải quyết các mục tiêu nghiên cứu đề ra.
Về thực tiễn, Luận án đã mô tả lại thực trạng thực hiện đầy đủ các nội dung
quản lý NSNT theo chức năng của quản lý nhà nước, vận dụng 04 nhóm tiêu chí đã
lựa chọn để đánh giá những kết quả đạt được cũng như chỉ ra những hạn chế trong
quản lý nước sạch nông thôn trên địa bàn thành phố Hải Phòng thời gian qua. Luận
án cũng phân tích và chỉ ra được chủ trương, chính sách chưa nhất quán; thiếu kinh
phí và nhân lực gây là các yếu tố gây khó khăn trực tiếp cho công tác quản lý NSNT.
Từ đó, Luận án đã đề xuất 05 nhóm giải pháp tăng cường quản lý NSNT trong thời
gian tới, trọng tâm là bố trí nguồn lực hợp lý cho thực hiện các nội dung quản lý
NSNT ở các cấp, đồng thời hồn thiện chính sách, tích cực tun truyền nâng cao
nhận thức và mức sẵn lòng chi trả cho dịch vụ nước sạch của người dân nông thôn.
1.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.5.1. Ý nghĩa khoa học

Nghiên cứu cung cấp các tài liệu mang tính học thuật về: nước sạch, nước sạch
nơng thơn, quản lý nước sạch nơng thơn với những bình luận và góc nhìn mới. Đặc
biệt, nghiên cứu đã tổng hợp, chọn lọc và đưa ra 4 nhóm tiêu chí giúp đánh giá vừa
trực tiếp vừa gián tiếp kết quả của công tác quản lý nước sạch nông thôn. Bên cạnh
đó, các nghiên cứu tiếp theo có thể tham khảo việc lựa chọn cách tiếp cận, khung
nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, và hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu của Luận án
để đảm bảo phù hợp với các mục tiêu nghiên cứu về quản lý nước sạch nông thôn.
Bên cạnh đó, 5 nhóm giải pháp mà Luận án đề xuất, kiến nghị được rút ra dựa trên
cơ sở khoa học là các kết quả phân tích thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến quản
lý nước sạch nông thôn đảm bảo phù hợp với các chiến lược, kế hoạch về cấp nước
an toàn mà UBND Thành phố đã đề ra.
1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn
Nghiên cứu cung cấp một hệ thống các nội dung, tiêu chí phục vụ cho đánh giá
thực tiễn thực hiện công tác quản lý nước sạch nông thôn trên địa bàn 1 tỉnh/thành

4


phố nói chung và trên địa bàn thành phố Hải Phòng nói riêng. Các kết quả phân tích
trong luận án của tác giả có thể trở thành kênh tham khảo để các Bộ, ban, ngành, nhất
là Uỷ ban nhân dân thành phố Hải Phòng và UBND các huyện ngoại thành ban hành
các chính sách và giải pháp nhằm tăng cường quản lý NSNT, nâng cao tính hiệu lực,
bao phủ, cơng bằng và bền vững của hệ thống trong thời gian tới. Hướng nghiên cứu
và kết quả nghiên cứu của Luận án là tài liệu bổ ích có thể được sử dụng cho công
tác nghiên cứu, giảng dạy và học tập trong lĩnh vực kinh tế phát triển, quản lý dịch
vụ công, phát triển nông thôn.

5



PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ
NƯỚC SẠCH NÔNG THÔN
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NƯỚC SẠCH NÔNG THÔN
2.1.1. Khái niệm quản lý nước sạch nông thôn
2.1.1.1. Khái niệm quản lý
"Quản lý" là một khái niệm đã được thừa nhận một cách rộng rãi bởi các nhà
khoa học trong và ngoài nước.
Theo Harpe (2007), quản lý là quá trình mà các quyết định được đưa ra và thực
hiện. Nó là kết quả của sự tương tác, mối quan hệ và mạng lưới giữa các tác nhân
khác nhau (Chính phủ, khu vực cơng, khu vực tư nhân và người dân trong xã hội) với
mục đích đảm bảo đem lại các lợi ích một cách tối ưu. Các quyết định quản lý được
đưa ra để xác định ai sẽ nhận được gì, khi nào và bằng cách nào.
Theo Hufty (2011) trích dẫn bởi (Berg, 2016) cho rằng quản lý liên quan đến
các quá trình tương tác và ra quyết định giữa các tác nhân tham gia vào một tập thể
vấn đề dẫn đến việc tạo ra, củng cố hoặc tái thiết lập một chuẩn mực xã hội hoặc
thể chế mới. Do đó, quản lý là một quá trình tác động đến kết quả thực hiện các hoạt
động ở nhiều cấp độ khác nhau. Theo Đoàn Thị Yến (2014) “quản lý là sự tác động
có chủ đích của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý một cách liên tục, có tổ chức,
liên kết các thành viên trong tổ chức hành động nhằm đạt tới mục tiêu với kết quả
tốt nhất”.
Theo Dương Văn Toàn (2001) cho rằng quản lý là một chuỗi các hoạt động bao
gồm: (1) hoạch định, (2) tổ chức, (3) thực hiện (4) kiểm tra và đánh giá, điều chỉnh
của chủ thể quản lý đến một hệ thống nào đó nhằm biến đổi nó từ trạng thái này sang
trạng thái khác theo nguyên lý phá vỡ hệ thống cũ để tạo lập hệ thống mới và điều
khiển hệ thống đó.
Như vậy có thể hiểu "quản lý là sự tác động có chủ đích của chủ thể quản lý
đến đối tượng quản lý nhằm đạt tới mục tiêu với kết quả tốt nhất". Chủ thể quản lý là
chính quyền, tổ chức, những nhà quản lý cấp trên, còn đối tượng quản lý là khách thể
quản lý là những tổ chức, cá nhân, hay cộng đồng dân cư. Sự tác động của quản lý
mang tính hai chiều và được thực hiện thơng qua các hoạt động chính là: (1) hoạch

định, (2) tổ chức, (3) thực hiện (4) kiểm tra và đánh giá, điều chỉnh.

6


2.1.1.2. Khái niệm nước sạch nông thôn
a. Khái niệm nước sạch
Nước là một loại tài nguyên thiên nhiên cần thiết cho sự sống của mn lồi,
đặc biệt là lồi người. Nước khơng chỉ để phục vụ cho mục đích sinh hoạt hàng ngày
của con người (bao gồm: đun nấu, rửa, tắm, giặt, vệ sinh khác và thậm chí có thể sử
dụng để ăn uống trực tiếp) mà còn được coi là một đầu vào quan trọng, một nguyên
liệu không thể thiếu trong rất nhiều ngành nghề sản xuất. Ở luận án này, tác giả sẽ
tập trung vào loại nước được sử dụng cho mục đích sinh hoạt thơng thường của người
dân - sau đây gọi tắt là nước sinh hoạt.
Trên thế giới, nước sinh hoạt được lấy từ nhiều nguồn khác nhau. UNICEF &
WHO (2015) đã chia các nguồn cung cấp nước ra thành 4 nguồn chính: (1) nguồn
nước mặt tự nhiên từ sông, ao, hồ; (2) nguồn nước từ các khe, suối đầu nguồn (3)
nguồn nước do các hộ gia đình tự đầu tư như giếng đào, giếng khơi, giếng khoan, bể
chứa nước mưa và (4) nguồn nước máy, qua hệ thống đường ống nước do các cơng
trình, nhà máy cấp nước tập trung hoặc nhỏ lẻ cung cấp. Theo đó, nước được cung
cấp từ các nguồn (3) và (4) được gọi là nước hợp vệ sinh, còn lại nước được cung cấp
ở các nguồn (1) và (2) là loại nước không hợp vệ sinh. Tuy nhiên, mức độ đạt tiêu
chuẩn hợp vệ sinh của các nguồn cung cấp nước rất khác nhau.
Để đảm bảo người dân sử dụng nước trong sinh hoạt một cách an tồn, khơng
gây tác động xấu tới sức khỏe của họ thì đòi hỏi loại nước sinh hoạt đó phải là một
loại nước sạch. Khái niệm "nước sạch" được đề cập đến ở nhiều góc độ khác nhau.
Theo tiêu chí "hợp vệ sinh" trong quá trình sử dụng thì nước sinh hoạt được chia
thành 2 loại: nước hợp vệ sinh và nước không hợp vệ sinh (UNICEF & WHO, 2015).
Nước sinh hoạt hợp vệ sinh là nước sử dụng trực tiếp hoặc sau lọc thoả mãn các yêu
cầu chất lượng: không màu, không mùi, không vị lạ, không chứa thành phần có thể

gây ảnh hưởng đến sức khoẻ con người, có thể dùng để ăn uống sau khi đun sôi (Bộ
NN&PTNT, 2009). Ngược lại, nước sinh hoạt không hợp vệ sinh là loại nước không
đảm bảo các tiêu chuẩn trên, và có khả năng gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của
con người. Mức độ đạt tiêu chuẩn hợp vệ sinh của các nguồn cung cấp nước ở trên
rất khác nhau. Nước do các nhà máy cung cấp là nguồn nước có tỷ lệ mẫu nước đạt
tiêu chuẩn vệ sinh cao nhất, còn các nguồn nước còn lại đều có nguy cơ ô nhiễm,
không đạt tiêu chuẩn vệ sinh (Vi Oanh, 2014; Bộ NN&PTNT, 2016).

7


×