Tải bản đầy đủ (.pdf) (210 trang)

Luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu phát triển cụm làng nghề ở Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.68 MB, 210 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN XUÂN HOẢN

NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN CỤM LÀNG NGHỀ
Ở HÀ NỘI

LUẬN ÁN TIẾN SĨ

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2021


HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN XUÂN HOẢN

NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN CỤM LÀNG NGHỀ
Ở HÀ NỘI

N

Ki

M

9.31.01.05

N ười ướ

dẫ k oa ọc


tế p át triể

GS.TS. Phạm Thị Mỹ Dung

HÀ NỘI - 2021


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo vệ
lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã được cám
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận án này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2021

Tác giả luận án

Nguyễn Xuân Hoản

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận án, tơi đã ln nhận
được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của
bạn bè, đồng nghiệp và gia đình.

Nhân dịp hồn thành luận án, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn
sâu sắc GS.TS Phạm Thị Mỹ Dung đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời
gian và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo,
Bộ môn Phát triển nông thôn, Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn - Học viện Nông
nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và
hồn thành luận án.
Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức UBND
Thành phố, Liên đoàn Lao động Thành phố; Cơng đồn ngành Nơng nghiệp và Phát
triển nơng thơn Hà Nội, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công thương, Hiệp
hội làng nghề Hà Nội, UBND các huyện Gia Lâm, Thạch Thất và Chương Mỹ, UBND
các xã Bát Tràng, Chàng Sơn, Phú Nghĩa và các xã có liên quan đã giúp đỡ và tạo điều
kiện cho tôi trong suốt q trình thực hiện đề tài.
Tơi xin chân thành cảm ơn các chủ doanh nghiệp, chủ hộ sản xuất kinh doanh, các
nghệ nhân làng nghề đã tin tưởng, cung cấp cho tôi nh ng thông tin, giành nhiều thời
gian chia s thảo luận để cho tôi thực hiện đề tài và hoàn thành luận án.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành luận án./.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2021

Nghiên cứu sinh

Nguyễn Xuân Hoản

ii



MỤC LỤC
Lời cam đoan .................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ....................................................................................................................... ii
Mục lục ........................................................................................................................... iii
Danh mục ch viết tắt ..................................................................................................... vi
Danh mục bảng ............................................................................................................. viii
Danh mục biểu đồ .............................................................................................................x
Danh mục hình ..................................................................................................................x
Trích yếu luận án ............................................................................................................ xi
Thesis abstract............................................................................................................... xiii
Phần 1. Mở đầu ...............................................................................................................1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài .............................................................................4

1.2.1. Mục tiêu chung .....................................................................................................4
1.2.2. Mục tiêu cụ thể .....................................................................................................4
1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................4

1.3.1. Đối tượng nghiên cứu ...........................................................................................4
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu ..............................................................................................4
1.4.


Nh ng đóng góp mới của đề tài ............................................................................5

1.5.

Ý nghĩa Khoa học và thực tiễn của luận án ..........................................................5

1.5.1. Ý nghĩa khoa học ..................................................................................................5
1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn ...................................................................................................6
Phần 2. Tổng quan tài liệu nghiên cứu về phát triển cụm làng nghề .........................7
2.1.

Cơ sở lý luận về phát triển cụm làng nghề ...........................................................7

2.1.1. Các khái niệm .......................................................................................................7
2.1.2. Phát triển cụm làng nghề ....................................................................................14
2.1.3. Nội dung nghiên cứu về phát triển cụm làng nghề .............................................17
2.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển của các cụm làng nghề..........................23
2.2.

Cơ sở thực tiễn về phát triển cụm làng nghề ......................................................26

2.2.1. Kinh nghiệm phát triển cụm làng nghề trên Thế giới .........................................26
2.2.2. Kinh nghiệm về phát triển cụm làng nghề ở Việt Nam ......................................29

iii


2.2.3. Các bài học rút ra cho phát triển cụm làng nghề ở Hà Nội .................................32
2.3.


Các nghiên cứu có liên quan ...............................................................................34

2.3.1. Nghiên cứu ở nước ngồi có liên quan ...............................................................34
2.3.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam có liên quan ...........................................................39
2.3.3. Các khoảng trống nghiên cứu trước đây .............................................................43
Phần 3. Đặc điểm đ
3.1.

n v phƣơng pháp nghiên cứu ............................................45

Điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của Hà Nội.....................................................45

3.1.1. Điều kiện tự nhiên...............................................................................................45
3.1.2. Điều kiện kinh tế, xã hội .....................................................................................46
3.1.3. Điều kiện hạ tầng kỹ thuật ở khu vực nông thôn ................................................50
3.2.

Phương pháp luận trong nghiên cứu ...................................................................52

3.2.1. Khung phân tích ..................................................................................................52
3.2.2. Tiếp cận nghiên cứu ............................................................................................52
3.2.3. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................54
3.2.4. Các chỉ tiêu nghiên cứu.......................................................................................61
Phần 4. Kết quả nghiên cứu .........................................................................................63
4.1.

Thực trạng các cụm làng nghề ở thành phố Hà Nội ...........................................63

4.1.1. Sự hình thành và phân bố các cụm làng nghề ở Hà Nội .....................................63
4.1.2. Sự phát triển các yếu tố sản xuất kinh doanh trong cụm làng nghề ...................71

4.1.3. Phát triển về tổ chức sản xuất kinh doanh trong cụm làng nghề ........................84
4.1.4. Kết quả phát triển các cụm làng nghề .................................................................94
4.1.5. Yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của cụm làng nghề trên địa bàn thành
phố Hà Nội ........................................................................................................105
4.1.6. Đánh giá chung thực trạng phát triển Cụm làng nghề ở Hà Nội ......................124
4.2.

Một số giải pháp phát triển cụm làng nghề ở Hà Nội .......................................131

4.2.1. Quan điểm và định hướng phát triển cụm làng nghề ........................................131
4.2.2. Căn cứ đề xuất các giải pháp ............................................................................131
4.2.3. Một số giải pháp phát triển cụm làng nghề ở Hà Nội .......................................132
Kết luận phần 4 .............................................................................................................145
Phần 5. Kết luận và kiến ngh ....................................................................................147
5.1.

Kết luận .............................................................................................................147

5.2.

Kiến nghị...........................................................................................................149

iv


5.2.1. Đối với Chính phủ và các bộ ngành ở Trung ương ..........................................149
5.2.2. Đối với Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ....................................................150
Danh mục các cơng trình khoa học đã công bố ............................................................151
Tài liệu tham khảo ........................................................................................................152
Phụ lục ..........................................................................................................................164


v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Nghĩ tiếng Việt

CCN

Cụm công nghiệp

CCNLN

Cụm cơng nghiệp làng nghề

CLN

Cụm làng nghề

CMH

Chun mơn hóa

CNH

Cơng nghiệp hóa
Comprehensive and Progressive Agreement for Trans - Pacific


CPTPP

Partnership (Hiệp định Đối tác Tồn diện và Tiến bộ xun Thái
Bình Dương)

DNNVV

Doanh nghiệp nhỏ và vừa

ĐKKD

Đăng ký kinh doanh

ĐTH

Đơ thị hóa

EVFTA

European-Vietnam Free Trade Agreement (Hiệp định Thương
mại tự do gi a Việt Nam và Liên minh châu Âu)

GDP

Gross Domestic Product (Tổng sản phẩm quốc nội)

GTSX

Giá trị sản xuất


GRDP

Gross Regional Domestic Product (Tổng sản phẩm trên địa bàn)

HĐH

Hiện đại hóa

HĐND

Hội đồng nhân dân

HTX

Hợp tác xã

KTXH

Kinh tế Xã hội

KHCN

Khoa học công nghệ

LNTT

Làng nghề truyền thống

MARD


Ministry of Agriculture and Rural Development (Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn)

MQH

Mối quan hệ

NCS

Nghiên cứu sinh

NNNT

Ngành nghề nông thôn

NTM

Nông thôn mới

vi


OCOP

One commune, one product (Mỗi xã một sản phẩm)

OTOP

One Tambon One Product (Mỗi làng một sản phẩm)


OVOP

One village one product (Mỗi làng một sản phẩm)

PTNT

Phát triển nông thôn

PRA

Participatory Rural Appraisal (Phương pháp đánh giá nơng thơn
có sự tham gia)

RRA

Rapid Rural Appraisal (Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn)

SPL

Systèmes Productifs Localisés (Hệ thống sản xuất địa phương)

SPSS

Statistical Package for the Social Sciences (là một phần mềm
máy tính phục vụ cơng tác phân tích thống kê)

SXKD

Sản xuất kinh doanh


SXNN

Sản xuất nơng nghiệp

SWOT

Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu),
Opportunities (Cơ hội), Threats (Thách thức)

TBCN

Tư bản chủ nghĩa

THCS

Trung học cơ sở

TT

Thông tư

TTCN

Tiểu thủ công nghiệp

UBND

Ủy ban nhân dân

UNIDO


United Nations Industrial Development Organization (Tổ chức
phát triển công nghiệp Liên hợp quốc)

WTO

World Trade Organization (Tổ chức thương mại thế giới)

XHCN

Xã hội chủ nghĩa

vii


DANH MỤC BẢNG
TT

Tên ảng

Trang

2.1.

Phân biệt cụm làng nghề với các loại cụm theo văn bản nhà nước ....................10

3.1.

Một số chỉ tiêu tăng trưởng Kinh tế - Xã hội Hà Nội .........................................48


3.2.

Một số tiêu chí lựa chọn cụm làng nghề để điều tra nghiên cứu ........................55

3.3.

Mẫu điều tra các cơ sở sản xuất kinh doanh nghề thủ công ...............................56

3.4.

Mô tả các biến độc lập và cách tính trong phân tích Logit .................................59

4.1.

Phân bố các cụm làng nghề theo đơn vị hành chính ở Hà Nội ...........................69

4.2.

Khơng gian hoạt động của các cụm làng nghề được nghiên cứu .......................70

4.3.

Diện tích nhà xưởng phục vụ sản xuất trong các cụm làng nghề .......................73

4.4.

Cơ sở hạ tầng trong các cụm làng nghề ..............................................................74

4.5.


Số lượng và chất lượng lao động trong cụm làng nghề ở Hà Nội ......................75

4.6.

Thị trường lao động của các cụm làng nghề .......................................................79

4.7.

Thị trường cung cấp nguyên liệu cho các cụm làng nghề ..................................82

4.8.

Thị trường cung cấp thiết bị của các cụm làng nghề ..........................................83

4.9.

Lợi ích và chi phí tăng thêm của việc chuyển đổi từ hộ sản xuất sang doanh
nghiệp nhỏ và vừa ...............................................................................................86

4.10. Các loại hình tổ chức sản xuất trong các cụm làng nghề ....................................87
4.11. Một số thông tin thể hiện về phát triển các cụm làng nghề ................................94
4.12. Thị trường tiêu thụ sản phẩm của các cụm làng nghề ........................................95
4.13. Giá trị và cơ cấu kinh tế của các xã có làng nghề chính trong cụm làng nghề
năm 2017.............................................................................................................96
4.14. Một số thay đổi của các cơ sở sản xuất kinh doanh trong cụm làng nghề mây
tre đan Phú Vinh .................................................................................................97
4.15. Thay đổi kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh của các cơ sở trong cụm
làng nghề mây tre đan Phú Vinh .........................................................................98
4.16. Số lượng việc làm và thu nhập trong cụm làng nghề ở Hà Nội ..........................99
4.17. Quan hệ giao thương với nước ngoài của các cụm làng nghề ..........................103

4.18. Một số thông tin về vốn xã hội trong cụm làng nghề .......................................117
4.19. Ước lượng các yếu tố ảnh hưởng đến tăng doanh thu ......................................121

viii


4.20. Xếp hạng các yếu tố ảnh hưởng đến việc tăng doanh thu của các cơ sở sản
xuất kinh doanh trong cụm làng nghề ...............................................................122
4.21. Ước lượng các yếu tố ảnh hưởng đến đăng ký kinh doanh của các cơ sở sản
xuất kinh doanh trong cụm làng nghề ...............................................................122
4.22.

Xếp hạng các yếu tố ảnh hưởng đến việc đăng kí kinh doanh của các cơ sở
sản xuất kinh doanh trong cụm làng nghề trên địa bàn Hà Nội ..........................123

4.23. Ma trận SWOT và định hướng giải pháp ..........................................................130

ix


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
TT

Tên iểu đồ

Trang

3.1.

Diện tích đất nơng nghiệp trên địa bàn Hà Nội qua các năm ...............................45


3.2.

Biến động dân số của thành phố Hà Nội qua các năm .........................................46

3.3.

Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động ở Hà Nội qua các năm ...................................47

3.4.

Tỷ trọng các ngành dịch vụ, công nghiệp – xây dựng Nông – lâm nghiệp,
thủy sản trong GRDP của Hà Nội ........................................................................49

DANH MỤC HÌNH
TT

Tên hình

Trang

3.1. Khung phân tích của đề tài ...................................................................................... 52
4.1. Một số quan hệ trong cụm làng nghề gốm sứ Bát Tràng ......................................... 88
4.2. Một số quan hệ trong cụm làng nghề đồ gỗ Chàng Sơn .......................................... 89
4.3. Một số quan hệ trong cụm làng nghề Mây tre đan .................................................. 91
4.4. Sơ đồ về mối quan hệ trong đào tạo nghề trong cụm làng nghề ............................ 100

x



TRÍCH YẾU LUẬN ÁN
Tên tác giả: Nguyễn Xuân Hoản
Tên luận án: Nghiên cứu phát triển cụm làng nghề ở Hà Nội
Ngành: Kinh tế phát triển

Mã số: 9.31.01.05

Tên cơ sở đ o tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục tiêu nghiên cứu
Hệ thống hóa, bổ sung và phát triển các cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển
CLN; Đánh giá thực trạng, các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển CLN ở Hà Nội và Đề
xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển CLN ở Hà Nội trong thời gian tới.
Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận án chọn 3 CLN để nghiên cứu là CLN gốm sứ Bát Tràng, CLN đồ gỗ Chàng
Sơn và CLN mây tre đan Phú Vinh. Thông tin sơ cấp được thu thập qua hai cách là:
Đánh giá nhanh nơng thơn có sự tham gia PRA với các cơng cụ chính như thảo luận
nhóm, lược sử lịch sử hình thành và phát triển các CLN, sơ đồ Venn thể hiện quan hệ
trong các CLN, quan sát thực tế; Điều tra khảo sát các địa phương và các cơ sở sản xuất
kinh doanh trong các CLN bằng phiếu điều tra. Các phương pháp phân tích đánh giá
gồm: thống kê mô tả, so sánh, nghiên cứu lịch sử, phương pháp chuyên gia, phương
pháp phân tích hàm Logit và phân tích SWOT.
Kết quả chính và kết luận
- Luận án đã hệ thống hóa và làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận và thực tiễn quan
trọng làm cơ sở lý luận cho nghiên cứu đề tài như: Khái niệm CLN và phát triển CLN;
Tiêu chí xác định CLN; Đặc điểm và vai trò của phát triển CLN,... Luận án đã nêu lên
kinh nghiệm phát triển CLN trên thế giới như ở Trung Quốc, Indonexia, Hàn Quốc,
Thái Lan, Nhật Bản, Italia, Pháp... và kinh nghiệm phát triển CLN của một số tỉnh như
Bắc Ninh, Nam Định, Hà Nam. Từ các kinh nghiệm trong và ngoài nước đã rút ra
nh ng bài học kinh nghiệm cho phát triển CLN ở Hà Nội.
- Luận án đã thu thập thông tin và đánh giá thực trạng các CLN ở Hà Nội theo các

nội dung như: Sự hình thành và phân bố các CLN, phát triển các yếu tố sản xuất kinh
doanh trong các CLN, phát triển tổ chức sản xuất kinh doanh trong CLN, kết quả và
hiệu quả của phát triển CLN và các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển các CLN ở Hà Nội.

xi


- Từ các nghiên cứu lý luận và thực trạng; luận án đã đề xuất 5 giải pháp thúc đẩy
phát triển các CLN ở Hà Nội trong thời gian tới như: (1) Tăng cường đầu tư các nguồn
lực cho phát triển CLN; (2) Đổi mới về tổ chức sản xuất; (3) Nghiên cứu và phát triển
thị trường; (4) Tăng cường năng lực quản lý nhà nước, năng lực cán bộ và chủ các các
cơ sở SXKD; và (5) Ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển ngành nghề
nơng thôn và CLN.

xii


THESIS ABSTRACT
PhD candidate: Nguyen Xuan Hoan
Thesis title: Research on development of Craft Village Cluster in Hanoi
Major: Development Economics

Code: 9.31.01.05

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives
Systematize, supplement and develop theoretical and practical baises on
development of craft village cluster; Evaluate the current situation and factors affecting to
the development of craft village cluster in Hanoi; and Propose some solutions to promote
the development of craft village clusters in Hanoi in the coming time.

Research methods
The thesis selects 3 craft village clusters to study, namely Bat Trang ceramic
cluster, Chang Son wooden cluster, and Phu Vinh rattan and bamboo cluster. Primary
information is gathered through two ways: Participatory Rural Appraisal PRA with key
tools such as group discussion, history of craft village cluster formation and development,
Venn diagram showing relationships in craft village clusters, observing reality; and
Surveying localities and business establishments in the craft village clusters with
questionnaires. Analysis and evaluation methods include descriptive statistics,
comparison, historical research, expert method, Logit function analysis method and
SWOT analysis.
Main findings and conclusions
- The thesis systematized and clarified a number of important theoretical and
practical issues as a theoretical basis for researching the topic such as: The concept of the
craft village cluster and development of the craft village cluster; The criteria for
determining craft village clusters; Characteristics and role of developing craft village
clusters... The thesis has raised experiences in developing craft village clusters in the
world such as in China, Indonesia, Korea, Thailand, Japan, Italy, France ... and
experiences in developing craft village clusters of some provinces such as Bac Ninh, Nam
Dinh, Ha Nam. From domestic and foreign experiences, lessons have been drawn for
developing craft village clusters in Hanoi.
- The thesis has collected information and assessed the current situation of craft
village clusters in Hanoi according to the contents such as the formation and distribution
of craft village clusters, development of production-business factors in craft village
clusters., the development of production-business organizations in the craft village

xiii


clusters, the results and effectiveness of the development of craft village clusters and
factors affecting the developmen of craft village clusters.

- From the theoretical research and the current situation, the thesis has proposed
5 solutions to develop craft village clusters in Hanoi in the coming time such as: From the
theoretical studies and the current situation, the thesis has proposed 5 solutions to promote
the development of craft village clusters in Hanoi in the coming time, such as: (1)
Increasing investment in resources for the development of quality quality; (2) Innovating
in production-business organizations; (3) Market research and development; (4)
Strengthening capacity on state management, capacity of managers, owners of production
and business establishments; and (5) Promulgating mechanisms and policies to encourage
the development of rural industries and craft village clusters.

xiv


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong hơn 30 năm qua, sự đổi mới kinh tế của Hà Nội được đặc trưng bởi
nh ng chính sách cải cách, mở cửa nền kinh tế và chuyển sự vận hành các quan
hệ kinh tế theo hướng thị trường. Trong thời gian qua, khu vực nông nghiệp,
nông thôn vẫn đang đóng vai trị quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã
hội của Thành phố. Mặc dù đóng góp của nông nghiệp vào tổng GRDP của Hà
Nội không nhiều và giảm dần từ 6,4% năm 2006 xuống 2,0% năm 2019 nhưng
khu vực nơng nghiệp, nơng thơn vẫn đang đóng vai trò quan trọng trong việc
phát triển kinh tế - xã hội với 50,6% dân số và 32,0% lao động của Thành phố
(Cục Thống kê Hà Nội, 2020). Trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế nơng thơn, vai
trị của các hoạt động kinh tế phi nông nghiệp, bao gồm các hoạt động tiểu thủ
công nghiệp và dịch vụ nông thôn là rất quan trọng. Nh ng năm gần đây, các
làng nghề nông thôn ở Hà Nội đã phục hồi và phát triển, tạo điều kiện để thúc
đẩy kinh tế nông thôn chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng giá trị sản xuất phi
nông nghiệp, giảm tỷ trọng nông nghiệp, giải quyết việc làm cho lao động nông
thôn và tạo ra nh ng hướng phát triển mới, đặc biệt là hình thành các chuỗi

cung ứng, chuỗi giá trị, cơng nghiệp hóa (CNH), hiện đại hóa (HĐH) nơng
thơn. Sau khi mở rộng địa giới hành chính thì Hà Nội có 1350 làng nghề và làng
có nghề, trở thành địa phương có số lượng làng nghề nhiều nhất nước, các làng
nghề phân bố tập trung chủ yếu ở 24 quận, huyện và thị xã, trong đó có 308
làng nghề đã được UBND Thành phố cơng nhận theo tiêu chí chuẩn quốc gia về
làng nghề (Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế - Xã hội Hà Nội, 2018). Trong
bối cảnh đó đã có nhiều nghiên cứu về làng nghề và cho thấy hai xu hướng rất
rõ: Một số làng nghề truyền thống bị mai một hoặc yếu kém khó khăn (đan tơ
lưới, thêu ren, cơ kim khí,...); nhưng ngược lại một số làng nghề lại phát triển
năng động, đổi mới, hiện đại hóa, lan tỏa mở rộng ra không gian địa lý gần kề
để hình thành lên các cụm làng nghề (CLN). Đây là hình thức tổ chức theo kiểu
“Hệ thống tổ chức sản xuất địa phương" tương tự hình thức cụm cơng nghiệp
(CCN) trước đây ở các nước. Các CLN có sự kết nối và khai thác hiệu quả các
1


nguồn lực sản xuất ở địa phương, thúc đẩy sự hành thành các chuỗi cung ứng và
chuỗi giá trị sản phẩm, đó là xu hướng phát triển của sự CNH, HĐH và hội
nhập quốc tế, thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội nông thôn theo vùng. Điều
này cũng đã xảy ra tại các nước phát triển như Ý, Pháp trước đây khi nền cơng
nghiệp của họ cịn yếu kém. Lúc đó tại các nước này cũng hình thành các Cụm
sản xuất tiểu thủ công nhỏ trong nông thôn với tên gọi “Industrial cluster”
(CCN, cụm nghề) hoặc là “Systèmes Productifs Localisés” (SPL- Hệ thống sản
xuất địa phương) với trình độ sản xuất thủ công. Các CCN, Cụm nghề, hệ thống
sản xuất địa phương tập trung các cơ sở SXKD trên một khơng gian địa lý nên
có sự mở rộng hay thu hẹp không gian một cách tương đối, không xác định
hồn tồn chính xác do sự thăng trầm của các làng nghề. Các CCN và cụm công
nghiệp làng nghề (CCNLN) trong văn bản ở Việt Nam liên quan đến việc quản
lý các đơn vị kinh doanh công nghiệp hoặc tiểu thủ công nghiệp trong một
khuôn viên đất đai riêng biệt. Các CCN hoặc CCNLN còn được hiểu là các

Cụm liên kết ngành (Nguyễn Đình Tài, 2017) với 3 loại là: (1) Cụm ngành công
nghệ khoa học kỹ thuật cao; (2) Cụm ngành công nghiệp thông thường; (3)
Cụm ngành công nghiệp truyền thống thuộc loại CCN truyền thống; đó là các
CCNLN. Các CLN hoặc hệ thống sản xuất địa phương mà luận án đề cập liên
quan đến phân bố sản xuất theo không gian địa lý với sự tồn tại cả đơn vị sản
xuất kinh doanh và văn hóa làng xã gắn với cả quản lý kinh tế, quản lý xã hội
và có vai trị với cả đổi mới cơng nghệ, phát triển thị trường, nâng cao năng lực
cạnh tranh, tạo thêm việc làm cho lao động tại chỗ và khu vực xung quanh,
giảm bớt tình trạng đi tìm việc làm ở thành thị, thúc đẩy việc hình thành và phát
triển chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị. Bên cạnh nh ng mặt tích cực, các CLN hiện
nay cũng cịn một số hạn chế do sự phát triển tự phát nên dẫn đến các ảnh
hưởng tiêu cực về môi trường, công tác quản lý hành chính, khai thác sử dụng
cơ sở hạ tầng, giao thông, an ninh trật tự, quản lý đất đai, mơi trường ở địa
phương gặp nhiều khó khăn,... Mặt khác, trong bối cảnh hội nhập, thời kỳ cách
mạng cơng nghiệp 4.0 đã và đang có sự thay thế một số sản phẩm tiểu thủ công
nghiệp, thủ công mỹ nghệ truyền thống của các CLN bằng các sản phẩm cơng
nghiệp có thể sản xuất hàng loạt và các sản phẩm nhập khẩu khác. Nh ng thách
2


thức lớn đối với chính quyền và người dân địa phương trong việc phát triển
CLN là nh ng vấn đề cần được nghiên cứu, phân tích để có các giải pháp tháo
gỡ cho phát triển CLN theo hướng bền v ng và có hiệu quả cao.
Cho đến nay vẫn khơng có con số chính thức về số lượng các CLN ở Việt
Nam nhưng nói chung tại các địa phương đều có các loại CLN khác nhau.
Riêng Hà Nội hiện có 33 CLN với 5 nhóm ngành nghề khác nhau và được phân
bố ở các huyện ngoại thành. Điều đáng quan tâm là hầu như rất thiếu vắng các
nghiên cứu về cả lý luận và thực tiễn về CLN không chỉ ở Hà Nội mà nói chung
trong cả nước. Từ các tài liệu tổng quan thu thập được cho thấy chỉ có một số ít
các nghiên cứu từng khía cạnh nhỏ, phân tán và thường gắn với tác giả là người

nước ngoài hoặc các nghiên cứu phối hợp với sự tham gia của lưu học sinh, nhà
nghiên cứu Việt Nam với các tác giả nước ngoài trong các đề tài, luận án, bài
viết và được cơng bố ở nước ngồi như: Hoan Nguyen Xuan (2004); Hoang
Nam Vu (2008); Quy Nghi Nguyen (2009); Fanchette (2014, 2019);… Các
nghiên cứu thường dựa trên quan niệm riêng hoặc khái niệm Cụm công nghiệp
(industrial cluster) của Marshal (1980); Becattini (1992); Nadvi (1999); Ganne
& Lecler (2009);... để nghiên cứu thực tế. Với Việt Nam và đặc biệt với Hà Nội
trước đây cũng đã có nhiều nghiên cứu về làng nghề, một số ít nghiên cứu rất
sớm kể từ thời Pháp thuộc do người nước ngoài thực hiện (Gourou, 1936);
nhưng cũng chưa có một tài liệu nào trình bày rõ các lý luận và thực tiễn về
CLN. Trên thực tế CLN nói chung và CLN trên địa bàn Hà Nội vẫn tồn tại, phát
triển hoặc biến mất nhưng không được quan tâm và nghiên cứu dẫn đến chưa
vận dụng được đầy đủ tiếp cận phát triển theo ngành kết hợp phát triển theo
không gian địa lý trong việc ban hành các chính sách cho phát triển nơng thơn
theo vùng. Trong bối cảnh đó, việc lựa chọn và thực hiện đề tài luận án “Nghiên
cứu phát triển cụm làng nghề ở Hà Nội” là cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn vì
Hà Nội đang cần nh ng giải pháp, chính sách phù hợp để thúc đẩy phát triển
bền v ng các làng nghề. Đề tài luận án được chọn nhằm trả lời các câu hỏi sau:
(1) Hiểu thế nào là CLN? CLN có gì khác so với khái niệm CCN trong các
tài liệu nước ngoài, CCN và CCNLN trong các văn bản của Việt Nam và Hà Nội?

3


(2) Thực trạng phát triển của các CLN ở Hà Nội và sự phát triển đó chịu
ảnh hưởng của nh ng yếu tố nào?
(3) Muốn thúc đẩy phát triển các CLN ở Hà Nội trong thời gian tới thì cần
có nh ng giải pháp chủ yếu nào ?
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1.2.1. Mục tiêu chung

Tập hợp, bổ sung, hệ thống hóa các cơ sở lý luận về CLN từ đó phân tích
thực trạng và đề xuất một số giải pháp để thúc đẩy phát triển các CLN ở Hà Nội
trong thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa, bổ sung và phát triển các cơ sở lý luận và thực tiễn về
CLN và phát triển CLN;
- Phân tích thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển các CLN ở
Hà Nội;
- Đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển CLN ở Hà Nội trong
thời gian tới.
1.3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu là lý luận, thực tiễn về CLN và phát triển CLN đặt
trọng tâm vào khía cạnh kinh tế quản lý, tổ chức sản xuất kinh doanh theo
không gian địa lý của CLN.
- Đối tượng khảo sát là các CLN, các cơ sở SXKD trong các CLN, các
mối quan hệ kinh tế gi a các làng nghề và các cơ sở SXKD trong CLN.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung: Nội dung nghiên cứu chủ yếu tập trung khía cạnh
kinh tế trong phát triển CLN có gắn kết một số khía cạnh xã hội trong CLN.
- Phạm vi không gian: Tập trung nghiên cứu với các CLN thủ công mỹ
nghệ là CLN gốm sứ, CLN đồ gỗ và CLN mây tre đan trên địa bàn Hà Nội.
- Phạm vi thời gian: Đánh giá thực trạng CLN đến năm 2018 và đưa ra các
đề xuất đến năm 2030.

4


1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI
- Về lý luận: Luận án đã hệ thống hóa và rõ thêm cơ sở lý luận về CLN

và phát triển CLN, bao gồm: khái niệm, đặc điểm, vai trò, nội dung, tiêu chí
đánh giá và nhân tố ảnh hưởng. Luận án đã định nghĩa CLN dựa trên lý thuyết
về làng nghề và CCN đã được triển khai ở nhiều nghiên cứu thực nghiệm, cũng
như nh ng nghiên cứu tổng quan về cơ sở lý luận, thực tiễn. Luận án đã phân
biệt sự khác biệt gi a CLN với CCN, CCNLN. Luận án đã giải thích khoảng
trống trong các nghiên cứu liên quan về làng nghề, CCN, CCNLN và CLN, đặc
biệt là tính liên kết ngành theo không gian địa lý của CLN. Nh ng phân tích và
kết luận của luận án là nh ng kết quả có ý nghĩa bổ sung thêm lý luận đối với tổ
chức sản xuất của các làng nghề theo hướng hình thành và phát triển các CLN,
hình thành chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị sản phẩm làng nghề.
- Về thực tiễn: Luận án đã luận giải cho đến nay ở Việt Nam chưa có văn
bản pháp lý nào thừa nhận hay công nhận CLN nhưng luận án đã minh chứng
trên thực tế ở Hà Nội đang tồn tại 33 CLN. Nên luận án nghiên cứu theo hướng
này khơng chỉ mới mà cịn cần thiết. Luận án đã cung cấp kinh nghiệm phát
triển làng nghề, CCN, CLN ở các nước; cung cấp cơ sở d liệu cho các cơ quan
quản lý Nhà nước, các địa phương tham khảo để hoạch định chính sách, các nhà
nghiên cứu kế thừa và có các nghiên cứu sâu hơn,... Luận án đã đề xuất được
các định hướng và 5 giải pháp thúc đẩy phát triển CLN ở Hà Nội trong thời gian
tới như: (1) Tăng cường đầu tư các nguồn lực cho phát triển CLN; (2) Đổi mới
về tổ chức sản xuất; (3) Nghiên cứu và phát triển thị trường; (4) Tăng cường
năng lực quản lý nhà nước và năng lực của cán bộ quản lý, chủ cơ sở SXKD; và
(5) Ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển NNNT và CLN.
1.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA LUẬN ÁN
1.5.1. Ý nghĩ kho học
Đề tài luận án nghiên cứu về CLN là một hướng nghiên cứu mới ở Việt
Nam nên luận án đã cung cấp các tài liệu mang tính học thuật như tiếp cận
“Cụm”, đưa ra khái niệm về CLN và phát triển CLN, tiêu chí xác định CLN; sử

5



dụng mơ hình hồi quy Binary Logit để phân tích ảnh hưởng của các yếu tố đến
quyết định về loại hình SXKD của các cơ sở SXKD trong CLN; xác định các
mối quan hệ, mạng lưới, liên kết ngành, sự hình thành chuỗi cung ứng và chuỗi
giá trị trong CLN. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu mà luận án sử
dụng đã kết hợp các phương pháp phân tích truyền thống và hiện đại, kết hợp
phương pháp nghiên cứu kinh tế và nghiên cứu lịch sử,… Đây là nh ng kiến
thức, kỹ năng và phương pháp có giá trị khoa học trong luận án. Các nghiên cứu
lý luận của luận án khơng chỉ ở mức hệ thống hóa lý luận mà ý nghĩa hơn cịn là
sự giải thích, bổ sung nh ng lý luận mới mà các tác giả khác chưa đề xuất.
1.5.2. Ý nghĩ thực tiễn
Vận dụng lý luận để phát hiện và phân tích lịch sử hình thành, thực trạng
và đề xuất các giải pháp thúc đẩy phát triển các CLN trên địa bàn thành phố Hà
Nội có ý nghĩa thực tiễn trong việc giúp cho các nhà quản lý nhìn nhận CLN
như một thực thể khách quan ra đời và phát triển gắn với làng nghề và hình thức
tổ chức sản xuất địa phương từ đó có chính sách, giải pháp quản lý, hỗ trợ phù
hợp để phát huy nh ng ưu thế và hạn chế nh ng bất cập của phát triển CLN.
Luận án đã rút ra kinh nghiệm phát triển CLN; đánh giá các điểm mạnh, điểm
yếu, cơ hội và thách thức trong phát triển CLN ở Hà Nội; cung cấp cơ sở d
liệu cho các cơ quan quản lý ở Hà Nội và các địa phương tham khảo để hoạch
định chính sách,... Đồng thời, luận án đã đề xuất nh ng định hướng và giải pháp
có căn cứ khoa học nhằm phát triển CLN trong thời gian tới trong bối cảnh
CNH, HĐH, xây dựng NTM và hội nhập quốc tế.

6


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU VỀ PHÁT TRIỂN
CỤM LÀNG NGHỀ
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN CỤM LÀNG NGHỀ

2.1.1. Các khái niệm
2.1.1.1. Khái niệm về làng nghề và cụm công nghiệp làng nghề
Ở nước ta hiện có nhiều khái niệm khác nhau về làng nghề Trần Quốc
Vượng (1996); Bùi Văn Vượng (2002); Trần Minh Yến (2004);… nhưng về
chính thống thì Nghị định số 52/NĐ-CP ngày 12/4/2018 (thay thế Nghị định số
66/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 7 năm 2006 về phát triển ngành nghề nơng
thơn) của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn đã đưa ra một khái
niệm chung về “làng nghề” ở Việt Nam như sau:
“Làng nghề là một hoặc nhiều cụm dân cư cấp thơn, ấp, bản, làng, bn,
phum, sóc hoặc các điểm dân cư tương tự tham gia hoạt động ngành nghề nông
thôn. Có tối thiểu 20% tổng số hộ trên địa bàn tham gia một trong các hoạt động
hoặc các hoạt động ngành nghề nông thôn; Hoạt động sản xuất kinh doanh ổn
định tối thiểu 02 năm liên tục tính đến thời điểm đề nghị công nhận; Đáp ứng các
điều kiện bảo vệ môi trường làng nghề theo quy định của pháp luật hiện hành”.
Theo Nghị định này, “Làng nghề truyền thống” là làng nghề có nghề
truyền thống được hình thành từ lâu đời. Trong đó, “nghề truyền thống” là nghề
đã được hình thành, xuất hiện tại địa phương từ trên 50 năm và hiện đang tiếp
tục phát triển tính đến thời điểm đề nghị công nhận, tạo ra nh ng sản phẩm độc
đáo, có tính riêng biệt, được lưu truyền và phát triển đến ngày nay hoặc có nguy
cơ bị mai một, thất truyền. “Làng nghề mới” là nh ng làng nghề hình thành do
có sự du nhập của một nghề mới hoặc là sự phát triển lan tỏa từ các nghề truyền
thống đến nh ng làng thuần nông hoặc ở nh ng làng đã có nghề cũ nhưng nay
chuyển hồn tồn sang nghề mới (Dương Bá Phượng, 2001). “Làng có nghề” là
làng có sự du nhập của một nghề mới hoặc là sự phát triển lan tỏa từ các nghề
truyền thống; có số hộ, số lao động sản xuất tiểu thủ cơng nghiệp ít nhất từ 10%
trở lên (UBND thành phố Hà Nội, 2013a). Như vậy “Làng nghề” và “Làng có
nghề” bao gồm 2 yếu tố là “làng” và “nghề”. “Làng” là cộng đồng dân cư
được tập hợp theo quan hệ huyết thống, quan hệ địa vực, quan hệ nghề nghiệp,
quan hệ hơn nhân và tín ngưỡng. “Nghề” thể hiện một hoạt động sản xuất tiểu
thủ công nghiệp ở địa phương khi nó tạo ra được một khối lượng sản phẩm

7


hàng hóa trao đổi thường xuyên trên thị trường, nh ng người hoặc hộ sản xuất
lấy hoạt động đó làm nguồn thu nhập chủ yếu.
Theo Nghị định Số 68/2017/NĐ-CP về quản lý, phát triển cụm công
nghiệp: Cụm công nghiệp là nơi sản xuất, thực hiện các dịch vụ cho sản xuất
cơng nghiệp, tiểu thủ cơng nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, khơng có dân
cư sinh sống, được đầu tư xây dựng nhằm thu hút, di dời các doanh nghiệp
nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác vào đầu tư SXKD. Cụm cơng nghiệp có quy
mơ diện tích không vượt quá 75 ha và không dưới 10 ha.
Cụm công nghiệp làng nghề là CCN phục vụ di dời, mở rộng SXKD của
các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, cơ sở sản xuất hộ gia
đình, cá nhân trong làng nghề nhằm khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường,
phát triển nghề, làng nghề ở địa phương. CCNLN có qui mơ diện tích khơng
vượt q 75 ha và khơng dưới 5 ha (Chính phủ, 2017).
2.1.1.2. Khái niệm cụm làng nghề
Cho đến nay ở Việt Nam chưa có khái niệm thống nhất về “Cụm làng
nghề” nên để đi đến một khái niệm sử dụng cho nghiên cứu của luận án thì tác
giả đã vận dụng một số quan điểm, khái niệm có tên gọi đúng, gần hoặc liên
quan từ các tài liệu khác nhau để đưa ra khái niệm cho nghiên cứu luận án. Các
văn bản của nhà nước hoặc địa phương đang sử dụng thì có một số khái niệm về
Cụm có liên quan như CCN và CCNLN. Một số tác giả đã đưa ra khái niệm về
CCN, cụm ngành, cụm nghề như: Marshall (1890); Porter (1998); UNIDO
(2013); Nguyễn Xuân Thành (2015) có liên quan đến nh ng khía cạnh kinh tế,
xã hội và các mối quan hệ khác nhau nhưng cũng khơng có cụm nào tên gọi đặt
đúng tên là “Cụm làng nghề”.
Theo tác giả “Cụm làng nghề” được hiểu đơn giản là sự kết hợp gi a hai
từ “Cụm” và “Làng nghề”. “Cụm” là một tập hợp gồm một số đơn vị cùng loại
ở gần cạnh nhau, làm thành một đơn vị lớn hơn (Từ điển Việt-Việt, 2019) còn

“Làng nghề” đã được giải thích theo quy định của Chính phủ (Nghị định số
52/2018/NĐ-CP). Vì vậy, xuất phát từ các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan,
tác giả đưa ra khái niệm về “Cụm làng nghề” như sau:

8


“Cụm làng nghề là một tập hợp gồm một số làng nghề cùng loại ở gần
cạnh nhau, tập trung trên một không gian địa lý các cộng đồng người dân, chủ cơ
sở SXKD làng nghề và các thể chế địa phương với các mối liên kết về kinh tế, xã
hội và văn hóa tạo nền tảng cho việc cùng tham gia vào các hoạt động của cùng
một nghề tiểu thủ công nghiệp tại địa phương”.
Như vậy Cụm làng nghề phải bao gồm các yếu tố như: có các làng nghề
cùng loại, gần kề trên một không gian địa lý nào đó. Trong CLN cũng có các
mối quan hệ về kinh tế, văn hóa, xã hội. CLN ở Việt Nam cũng có nh ng điểm
tương tự CCN của Marshall và Porter vì ở đây cũng có sự tập trung của các đơn
vị sản xuất qui mô nhỏ như hộ, doanh nghiệp (khoảng 95% là hộ gia đình với 4
đến 5 lao động thường xuyên, doanh nghiệp với 15 đến 50 lao động thường
xun); Trong CLN cũng có sự phân cơng lao động và chun mơn hóa cao
trong các hoạt động tiểu thủ cơng nghiệp, chun mơn hóa theo từng cơng đoạn
sản xuất; Trong một không gian địa lý của CLN đã hình thành nên thị trường
lao động, nguyên liệu, sản phẩm và tạo nên năng lực cạnh tranh của Cụm.
CLN được đặc trưng bởi sự tập trung các làng nghề liền kề nhau trong một
phạm vi không gian địa lý (trong đó có các làng nghề chính, làng nghề lân cận và
làng nghề lan tỏa), các sản phẩm, dịch vụ trong cụm bổ trợ cho nhau dựa trên các
thể chế, mạng lưới và các nguồn lực của địa phương; các cơ sở SXKD có quy mơ
vừa, nhỏ và siêu nhỏ chun mơn hóa theo ngành gắn kết với sự đổi mới và năng
động do tính hiệp đồng thừa hưởng từ “Tính hiệu quả tập thể” thông qua các tác
động kinh tế từ bên ngoài, từ mạng lưới các nhà cung cấp, mạng lưới khách hàng
và các lợi ích của các hoạt động tập thể (Nadvi, 1999). Sự tập trung theo địa lý

của các cơ sở SXKD như hộ, HTX, doanh nghiệp đã tạo ra các thể chế thúc đẩy
sự hình thành và phát triển các mối quan hệ, sự hợp tác và cạnh tranh lẫn nhau
nhưng đồng thời cũng tạo ra các lợi ích chung cho các bên tham gia trong cùng
khu vực. Trong khơng gian địa lý của CLN có sự tồn tại, phát sinh và phát triển
nhiều mối quan hệ như quan hệ kinh tế, xã hội,... trong đó quan hệ kinh tế là
quyết định nhất và tác động vào sự tồn tại phát triển của các quan hệ khác.

9


×