Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

thuc hien cong tac pho bien giao duc phap luat namhoc 2012 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.24 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>UBND TỈNH KHÁNH HÒA SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Số : 1330/ SGDĐT- TTr.. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Khánh Hòa, ngày 15 tháng 10 năm 2012. V/v thực hiện công tác phổ biến giáo dục pháp luật năm học 2012 – 2013.. Kính gửi : - Các Phòng Giáo dục và Đào tạo; - Các trường THPT và đơn vị trực thuộc Sở. Căn cứ Chỉ thị số 2737/CT-BGDĐT ngày 27/7/2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên và giáo dục chuyên nghiệp năm học 2012 – 2013; Căn cứ Công văn số 5770/BGDĐT-PC ngày 07/9/2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Công văn số 1286/BGDĐT-PC ngày 05/10/2012 của Sở Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn nhiệm vụ công tác pháp chế năm học 2012-2013, nay Sở yêu cầu các đơn vị, trường học trong toàn ngành thực hiện nội dung phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL) năm học 2012 - 2013 như sau : I. Mục đích, yêu cầu - Phổ biến kịp thời, đầy đủ những nội dung pháp luật liên quan đến cuộc sống của các tầng lớp nhân dân, tạo điều kiện để công dân sử dụng pháp luật làm phương tiện, công cụ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, của Nhà nước, của xã hội. Nâng cao ý thức tự giác, chủ động tìm hiểu và chấp hành pháp luật của cán bộ, giáo viên, công nhân viên và học sinh trong toàn ngành Giáo dục và Đào tạo. - Tiếp tục đổi mới, đa dạng hóa các mô hình, hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật, bảo đảm công tác PBGDPL ngày càng nề nếp, có trọng tâm, trọng điểm, đồng bộ thống nhất, hiệu quả nhằm hỗ trợ tích cực hơn nữa về nhu cầu hiểu biết pháp luật, nâng cao dân trí pháp lý trong đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên và học sinh góp phần nâng cao kỷ luật, kỷ cương, bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội. - Sử dụng, khai thác có hiệu quả các hình thức, phương pháp PBGDPL đang phát huy tác dụng. Kết hợp phương pháp PBGDPL phổ thông trên diện rộng với các phương thức chuyên biệt như tư vấn pháp luật, trợ lý pháp lý, hòa giải, giải quyết tranh chấp; giải quyết khiếu nại; giải quyết tố cáo, khai thác tốt tủ sách pháp luật… - Đầu tư hợp lý, hiệu quả các phương tiện, điều kiện phục vụ và các hình thức PBGDPL. Huy động các nguồn lực của cộng đồng và hỗ trợ của các tổ chức nước ngoài tham gia vào công tác PBGDPL, vận động cán bộ, giáo viên, công nhân viên và học sinh chấp hành pháp luật. II. Nội dung 1. Kiện toàn, củng cố hội đồng (ban) PBGDPL của đơn vị Các đơn vị, trường học rà soát củng cố, bổ sung các thành viên cần thiết để Hội đồng PBGDPL đơn vị hoạt động có hiệu quả. Xây dựng kế hoạch hoạt động cụ thể, tổ.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> chức kiểm tra đánh giá tình hình hoạt động hàng năm đồng thời củng cố, tăng cường bổ sung đầy đủ lực lượng báo cáo viên pháp luật các cấp. 2. Nội dung và hình thức tuyên truyền PBGDPL 2.1. Nội dung tuyên truyền 2.1.1. Tổ chức dạy và học kiến thức pháp luật phù hợp ở tất cả các cấp học và trình độ đào tạo. 2.1.2. Triển khai có chất lượng các hình thức giáo dục ngoại khóa, các hoạt động giáo dục pháp luật ngoài giờ lên lớp : triển khai nhiều hình thức PBGDPL ngoại khóa, hoạt động giáo dục pháp luật ngoài giờ lên lớp nhằm kịp thời bổ sung kiến thức cho các bài học chính khoá; cập nhật các kiến thức pháp luật mới, tạo niềm tin, tình cảm pháp luật cho người học. Các hoạt động này cần đa dạng, sinh động, phù hợp với từng đối tượng và được tổ chức thường xuyên, kết hợp trong việc kỷ niệm các ngày lịch sử, dịp lễ, tết, các cuộc vận động lớn trong ngành. 2.1.3. Bổ sung số lượng, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, giảng viên và cán bộ làm công tác PBGDPL. 2.1.4. Tập trung tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật liên quan trực tiếp đến cán bộ, giáo viên, công nhân viên và học sinh và những văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác ban hành, tập trung vào các nhóm - Các văn bản pháp luật quan trọng phải thường xuyên tuyên truyền, phổ biến như Hiến pháp; Bộ luật Hình sự; Bộ luật Dân sự 2005; Luật Cư trú; Luật Nhà ở; Luật Bảo vệ môi trường; Luật Phòng chống tham nhũng; Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; Luật đất đai; Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em; Luật Bình đẳng giới; Luật Phòng, chống ma túy; Luật Nghĩa vụ quân sự; Luật Giao thông đường bộ; Luật Giao thông đường thủy nội địa; Luật An ninh quốc gia; Luật Biên giới quốc gia; Luật Phòng, chống bạo lực gia đình; Luật Thuế thu nhập cá nhân; Pháp lệnh bảo vệ bí mật nhà nước; Pháp lệnh tín ngưỡng tôn giáo; Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính; Luật Bầu cử Đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp; Luật Thuế tài nguyên; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục; Luật Dân quân tự vệ; Luật Khám chữa bệnh; Luật Bảo hiểm y tế; Luật An toàn thực phẩm; Luật Người khuyết tật; Luật Cán bộ công chức; Luật an toàn thực phẩm; Pháp lệnh về Dân số... - Các văn bản pháp luật mới được Quốc hội thông qua như : Luật Thanh tra; Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; Luật Khoáng sản ; Luật Bảo vệ môi trường; Luật Tố tụng hành chính; Luật Viên chức; Luật Kiểm toán độc lập; Luật Phòng, chống mua bán người; Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Bộ Luật Tố tụng dân sự; Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán; Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm; Luật Khiếu nại; Luật Tố cáo; Luật Lưu trữ; Luật Đo lường; Luật Cơ yếu; Luật Phổ biến giáo dục pháp luật; Luật Biển Việt nam; Luật Quảng cáo; Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá; Luật Công đoàn; Luật Giáo dục đại học; Luật Lao động; Nghị định số 66/2012/NĐ-CP 06/9/2012 của Chính phủ quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản nhà nước. - Các quy định pháp luật của các Bộ, ngành và UBND tỉnh liên quan đến đời sống, sinh hoạt của nhân dân như: Quản lý và đăng ký hộ khẩu; Quản lý và đăng ký hộ.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> tịch; các chính sách hỗ trợ lãi xuất, an sinh xã hội; các quy định về phí, lệ phí; các quy định về nếp sống văn hóa-văn minh đô thị; quy chế dân chủ ở cơ sở... 2.1.5. Có kế hoạch đầu tư bổ sung tài liệu, thiết bị phục vụ công tác PBGDPL trong các đơn vị, trường học. 2.1.6. Tổ chức nhóm tư vấn pháp luật: Khuyến khích thành lập nhóm, tổ tư vấn pháp luật tại các trường học, các cơ sở giáo dục trong toàn tỉnh (theo quy định tại Nghị định số 77/2008/NĐ-CP ngày 16/7/2008 của Chính phủ về tư vấn pháp luật tại các cơ sở giáo dục có điều kiện). 2.1.7. Triển khai thực hiện có hiệu quả “Ngày pháp luật” theo Chỉ thị số 46/CTUBND ngày 28/12/2010 của UBND tỉnh Khánh Hòa và Quyết định số 15/QĐ-SGD&ĐT ngày 14/01/2011 của Sở Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành kế hoạch thực hiện “Ngày pháp luật” của ngành. 2.2. Hình thức tuyên truyền 2.2.1. Tuyên truyền miệng: Thông qua các hội nghị, hội thảo, tập huấn, sinh hoạt cơ quan, chào cờ đầu tuần, sinh hoạt lớp … Thủ trưởng các đơn vị có trách nhiệm tuyên truyền phổ biến những văn bản có liên quan đến nội dung pháp luật mới được ban hành đến lực lượng cán bộ, giáo viên, công nhân viên và học sinh đơn vị mình biết và thực hiện. 2.2.2. Xây dựng, quản lý và khai thác có hiệu quả Tủ sách pháp luật của đơn vị, trường học thực hiện theo Quyết định số 1918/QĐ-UBND ngày 28/7/2010 của UBND tỉnh Khánh Hòa về việc “xây dựng, quản lý, khai thác Tủ sách pháp luật” và công văn hướng dẫn số 970/SGD&ĐT-GDTrH ngày 06/9/2010 của Sở Giáo dục và Đào tạo. Thường xuyên bổ sung sách pháp luật và hình thành thói quen đọc sách pháp luật trong cán bộ, giáo viên, công nhân viên và học sinh. 2.2.3. Tổ chức và tham gia các cuộc thi tìm hiểu pháp luật : Vận động cán bộ, giáo viên, công nhân viên và học sinh đơn vị mình tham gia đầy đủ các cuộc thi tìm hiểu do các cấp tổ chức. 2.2.4. Các hình thức tuyên truyền khác: Cần duy trì và phát huy những hình thức tuyên truyền đã làm trước đây như nói chuyện chuyên đề pháp luật; lồng ghép tuyên truyền pháp luật vào các hoạt động văn hóa, văn nghệ; tuyên truyền giới thiệu sách, điểm sách pháp luật, tờ rơi bản tin pháp luật, hỏi đáp pháp luật … 3. Tổ chức các hoạt động nội khóa, ngoại khóa tuyên truyền PBGDPL 3.1. Hoạt động nội khóa 3.1.1. Thực hiện theo chương trình giảng dạy bộ môn Giáo dục Đạo đức cấp Tiểu học, bộ môn Giáo dục Công dân cấp THCS và THPT; dạy lồng ghép các hoạt động về giáo dục dân số, giáo dục môi trường, giáo dục an toàn giao thông, phòng chống ma túy, phòng chống bạo lực học đường … ở các cấp học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. 3.1.2. Tổ chức kiểm tra, đánh giá môn Giáo dục Đạo đức, Giáo dục Công dân theo hướng dẫn của Bộ và Sở Giáo dục & Đào tạo. 3.1.3. Tổ chức và tham gia hội giảng giáo viên dạy giỏi môn Giáo dục Công dân các cấp..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> 3.1.4. Tổ chức an toàn, nghiêm túc các kỳ thi trong năm theo quy định của Bộ và Sở. 3.2. Hoạt động ngoại khóa 3.2.1. Tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hướng dẫn của Bộ và Sở đối với các cấp học, ngành học. 3.2.2. Tham gia và tổ chức nhiều cuộc thi dưới hình thức “sân khấu hóa” về kiến thức giáo dục pháp luật cho học sinh. 3.2.3. Thông qua các hoạt động sinh hoạt tập thể, hoạt động ngoại khóa… để lồng ghép tuyên truyền PBGDPL đến cán bộ, giáo viên, công nhân viên và học sinh của đơn vị. 4. Công tác bồi dưỡng, tập huấn đội ngũ phụ trách công tác PBGDPL 4.1. Tham gia đầy đủ các đợt tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn về công tác PBGDPL cho đội ngũ làm công tác này. 4.2. Hàng năm, xây dựng kế hoạch bồi dưỡng, tự bồi dưỡng kiến thức pháp luật ở đơn vị cho cán bộ, giáo viên làm công tác PBGDPL. 5. Công tác kiểm tra, đánh giá - Các đơn vị, trường học cần chủ động phối hợp với các ban, ngành liên quan ở địa phương trong công tác PBGDPL để từ đó xây dựng kế hoạch liên tịch trong hoạt động, tuyên truyền PBGDPL đến cán bộ, giáo viên, công nhân viên và học sinh kịp thời, có hiệu quả. Đồng thời tăng cường phối hợp trong công tác kiểm tra đánh giá việc thực hiện PBGDPL tại các đơn vị trực thuộc. - Tổ chức tổng kết thực hiện chương trình PBGDPL từ năm 2008 -2012 trong các đơn vị, trường học. 6. Công tác báo cáo Các đơn vị, trường học báo cáo tình hình triển khai thực hiện công tác PBGDPL ở đơn vị mình gửi về Sở (Phòng Giáo dục Trung học; thanh tra Sở) vào ngày 15 tháng 11 hàng năm để Sở tổng hợp và báo cáo hội đồng PBGDPL của tỉnh. Những văn bản Quy phạm pháp luật nêu trên và của địa phương đều truy cập Website của Sở Giáo dục và Đào tạo theo địa chỉ“”. Sở yêu cầu các đồng chí Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo, Hiệu trưởng, Thủ trưởng các trường THPT và đơn vị trực thuộc Sở căn cứ vào tình hình thực tế để xây dựng nội dung hoạt động phù hợp và triển khai có hiệu quả công tác PBGDPL năm học 2012 – 2013 của đơn vị đạt kết quả cao./. Nơi nhận : - Như trên (thực hiện); - Vụ Pháp chế; Vụ GDTrH; - Hội đồng PBGDPL tỉnh (báo cáo); - Sở Tư pháp; - Website Sở GDĐT; - Lưu VT,GDTrH, TTr.. KT. GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC (Đã ký và đóng dấu). TRẦN QUANG MẪN.

<span class='text_page_counter'>(5)</span>

×