Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Tài liệu Phòng chống ngộ độc sắn ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.94 KB, 4 trang )

Phòng chống ngộ độc sắn


Tai nạn này được dân gian gọi là say sắn; thủ phạm là chất axit cyanhydric, một
chất độc mạnh có thể gây tử vong nếu nạn nhân không được can thiệp đúng cách và
kịp thời.
Biểu hiện ngộ độc sắn thường xuất hiện vài giờ sau khi ăn loại lương thực này.
Bệnh nhân có các triệu chứng rối loạn tiêu hóa (đầy bụng, sôi bụng, buồn nôn, nôn và
tiêu chảy) và rối loạn thần kinh (váng đầu, nóng bừng mặt, ù tai, chóng mặt, ngứa
ngáy, chân tay nặng, người vật vã, run, co giật, có khi tử vong). Cò trường hợp bị sốt,
ho...
Để cấp cứu người say sắn, trước hết cần gây nôn cho nạn nhân, sau đó cho uống
nước đường, nước mía và chuyển ngay về khoa chống độc của bệnh viện để tiến hành
điều trị.
Để đề phòng ngộ độc sắn, nên chọn loại sắn ít độc để trồng (thường là loại
cuống lá không có màu tía), không trồng sắn gần cây xoan... Củ sắn sau khi dỡ về cần
chế biến ngay; nếu chế biến không kịp thì phảo vùi xuống đất. Trước khi chế biến, cần
lột hết vỏ sắn rồi ngâm vào nước (là nước vo gạo càng tốt). Khi luộc, nên mở vung
nhiều lần để chất độc bay hơi bớt.
Tốt nhất là ăn sắn luộc với các loại đường, mật để trung hòa axit độc trong sắn
(nếu còn). Không nên ăn sắn luộc vào buổi tối vì nếu bị ngộ độc, nạn nhân đang ngủ sẽ
không phát hiện được.
Đối với các sản phẩm chế biến từ sắn, không cần e ngại về nguy cơ ngộ độc vì
chúng đã được khử độc, không gây hại cho con người nữa.
Đề phòng ngộ độc khi ăn măng


Không nên ăn quá nhiều măng.
Ăn măng luộc không kỹ có thể gây ngộ độc cấp với biểu hiện nhức đầu, chóng
mặt buồn nôn, trường hợp nặng có thể tử vong. Ngay cả khi đã luộc kỹ, món măng
(nếu được dùng thường xuyên)cũng có thể gây ngộ độc mạn tính, khiến cơ thể suy


nhược, mệt mỏi, yếu cơ...
Nguyên nhân là chất HCN có nhiều trong măng khi vào cơ thể sẽ biến thành
chất độc. Trẻ em, người già yếu dễ nhạy cảm với độc tính của nó. Với liều 50-60 mg
(tức vào khoảng 200 g măng tươi chưa luộc), HCN sẽ gây chết người, bắt đầu với các
triệu chứng khó thở, mất tri giác, liệt cơ, co giật, ngừng thở...
Lượng HCN thay đổi tùy loại măng, mùa thu hái và thổ nhưỡng. Chẳng hạn,
măng thu hái ở Hà Nội vào tháng 9 và ở TP HCM vào tháng 8 thường có hàm lượng
HCN cao hơn so với măng lấy sau tháng 12 (tại cùng một địa điểm).
Măng tre gai có nhiều HCN nhất nên ít khi được dùng làm thức ăn. Còn măng
tre vầu (loại được ưa chuộng nhất) cũng có hàm lượng HCN cao hơn sắn. Ngoài ra,
nếu như trong sắn, chất HCN chỉ tập trung hai đầu, vỏ và lõi thì ở măng, nó có mặt ở
toàn bộ phần ăn được.
Để loại bỏ HCN trong măng, cần luộc và ngâm kỹ. Trong 100 g măng tươi chưa
luộc có 32-38 mg HCN. Ở măng đã luộc kỹ (đổ nước), lượng chất này còn 2,7 mg, ở
măng tươi ngâm chua là 2,2 mg, ở nước luộc măng là 10 mg.

×