Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Những sai lầm trong việc sơ cứu rắn cắn ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.46 KB, 5 trang )

Những sai lầm trong việc sơ cứu rắn cắn



Bước đầu tiên trong việc giải quyết vấn đề rắn cắn là sơ cứu. Tuy nhiên,
theo bác sĩ Trịnh Xuân Kiếm, giảng viên Đại học Y dược TP HCM, hầu hết các
phương pháp sơ cứu phổ biến trong dân gian đều được chứng minh là không có
tác dụng, trái lại còn gây nguy hiểm cho người bệnh.
Ông Kiếm, một chuyên gia nghiên cứu huyết thanh kháng nọc rắn, cho biết, ở
Việt Nam ước tính có 30.000 bệnh nhân bị rắn cắn/năm, hầu hết do giẫm phải chúng.

Đôi khi rắn vào nhà tìm mồi (thằn lằn, ếch nhái, chuột), có khi người đang ngủ
trên nền nhà ôm cả con rắn mà không biết, và cũng không phải mọi trường hợp rắn cắn
đều xảy ra ở nông thôn.

Triệu chứng và dấu hiệu tại chỗ của vùng bị rắn cắn là đau, chảy máu, bầm tím,
sưng hạch, viêm, bóng nước, áp xe, hoại tử…

Triệu chứng dấu hiệu toàn thân: Buồn nôn, nôn, đau bụng, yếu toàn thân, mệt
lả. Tim mạch: chóng mặt, ngất xỉu, loạn nhịp tim, tụt huyết áp; rối loạn đông máu; sụp
mi mắt; liệt cơ mặt…

Những sai lầm thường gặp trong việc sơ cứu rắn cắn là:

- Thắt băng garrot quá chặt gây đau, sưng nề, tắc nghẽn gây hoại tử.

- Nuốt thảo dược có thể gây nôn.

- Đổ dầu vào đường hô hấp dẫn đến viêm phổi do xâm nhập, co thắt phế quản,
vỡ màng nhĩ.


- Cắt rạch, dùng bàn là nóng chà lên vết thương, ngâm trong dịch lỏng sôi, hơ
trên ngọn lửa làm tổn thương, hủy hoại toàn bộ phần cơ thể.

Ông Kiếm cũng cho biết, có thể áp dụng biện pháp cố định chi bị cắn bằng băng
ép đủ chặt cho bệnh nhân bị rắn hổ mang cắn, nhưng không áp dụng cho rắn lục vì làm
tăng thêm nguy hiểm, do nọc gây hoại tử tại chỗ.

Bệnh nhân cần được vận chuyển đến cơ sở y tế gần nhất thật nhanh.

Chi bị cắn phải được tránh cử động tuyệt đối để không làm tăng sự hấp thụ nọc.

Bất kỳ sự co cơ nào cũng làm tăng lan tỏa nọc.

Nếu rắn đã bị giết chết cần mang theo bệnh nhân tới trạm y tế để nhận diện rắn.

Khi bị rắn nhỏ cắn không được xem thường hoặc cho về nhà, phải được đánh
giá là nguy hiểm như bị rắn lớn cùng loại cắn.

Vài biện pháp tránh rắn cắn:

- Giáo dục. Người dân nên hiểu biết về rắn tại địa phương của mình, nơi rắn
thích sống và ẩn náu…

- Cảnh giác đặc biệt trong mùa mưa, lũ, mùa gặt hái và ban đêm.

- Cố gắng đi giầy, ủng, mặc quần áo dài, nhất là khi đi trong đêm hoặc trong
lòng đất.

- Dùng đèn pin, đèn chiếu sáng khi đi bộ trong đêm.


- Tránh rắn càng xa càng tốt, không hăm dọa hoặc tấn công chúng…

- Tránh ngủ trên nền nhà.

- Tránh các đống gạch vụn, rác rưởi, ụ mối… vì những nơi đó rất hấp dẫn rắn.

- Thường xuyên kiểm tra nhà để phát hiện rắn

- Không cầm rắn chết (ngay cả đầu rắn bị chặt rồi vẫn có thể cắn) hoặc rắn
sống.

×