Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Quy che hoat dong cua nha truong

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134.53 KB, 7 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>PHÒNG GD&ĐT TP BẮC GIANG TRƯƠNHG TIỂU HỌC MINH KHAI. Số: 02 /QC-THMK. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Bắc Giang, ngày 21 tháng 09 năm 2012.. QUY CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA NHÀ TRƯỜNG Để thực hiện tốt mọi hoạt động của nhà trường và đánh giá thi đua của từng cá nhân và từng tổ chức trong nhà trường. Trường Tiểu học Minh Khai yêu cầu các bộ phận thực hiện tốt một số qui định chung như sau: PHẦN I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG I. VỀ CHẾ ĐỘ HỘI HỌP 1. Họp hội đồng nhà trường : Hội đồng sư phạm nhà trường họp mỗi tháng một lần vào chiều thứ sáu tuần đầu của tháng nhằm :  . Đánh giá rút kinh nghiệm chương trình công tác tháng trước. Triển khai kế hoạch của tháng hiện tại.. 2. Họp giao ban công tác tháng: Ban lãnh đạo   . Thực hiện vào 25 hàng tháng ( từ 15 giờ 30 đến 16 giờ30) Thành phần: BGH + Chủ tịch Công Đoàn + Các tổ trưởng + TPTĐội + Kế toán+ Thư ky Nội dung : Rút kinh nghiệm công tác tháng trước và triển khai kế hoạch tháng. Các ban ngành, đoàn thể xây dựng kế hoạch của mình và gửi lên mạng trước khi họp ít nhất 1 ngày.. 3. Họp giao ban Ban giám hiệu:   . Thực hiện vào sáng thứ 6 hàng tuần ( Hiệu trưởng tổng hợp và xây dựng kế hoạch tuần, khi có việc đột xuất cần trao đổi cụ thể thì họp riêng ) Thành phần : Ban giám hiệu Nội dung : Triển khai nội dung công việc trong tuần sau để Hội y vào sáng thứ 2 hàng tuần..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> 4. Hội ý đầu tuần : .  . Mỗi tuần hội y thường kỳ vào 7 giờ 15 phút sáng thứ 2 ( trừ tuần đầu của tháng đã họp Hội đồng sư phạm nhà trường); có thể hội y đột xuất theo yêu cầu công việc. Thành phần : toàn thể CBGVNV nhà trường. Nội dung : - Rút kinh nghiệm về công tác của tuần trước và triển khai kế hoạch tuần sau.. 5. Họp tổ chuyên môn : - Các tổ chuyên môn họp mỗi tháng 3 lần vào chiều thứ 6 tuần 2; 3 và 4 để:     . Thống nhất chương trình, bài mới, bài khó, thiết kế bài dạy đổi mới phương pháp. Thảo luận và lên lớp chuyên đề, chuẩn bị đồ dùng và làm đồ dùng dạy học. Chuẩn bị các hội thi. Xây dựng kế hoạch, triển khai các hoạt động theo kế hoạch và rút kinh nghiệm hoạt động chuyên môn của tuần, tháng, năm. Kiểm tra hồ sơ, sổ sách, đánh giá, xếp loại thi đua tháng, xây dựng chương trình tháng sau.. 6. Chi bộ, Công Đoàn, Ban đại diện CMHS, Hội đồng trường: Sinh hoạt theo điều lệ (khi tổ chức sinh hoạt trong giờ hành chính cần có kế hoạch sớm phối hợp với chuyên môn để bố trí dạy thay). II. HÀNH VI, NGÔN NGỮ ỨNG XỬ, TRANG PHỤC * 100 % Cán bộ quản lý – giáo viên – nhân viên nhà trường thực hiện :     . Hành vi, ngôn ngữ ứng xử phải mẫu mực, gần gũi và mang tính mô phạm, có tác dụng giáo dục đối với học sinh. Trang phục đến trường phải nghiêm túc, chỉnh tề, giản dị, đẹp. Nói năng chuẩn mực trước học sinh Phải có thái độ tôn trọng lãnh đạo, đồng nghiệp trong khi giao tiếp, trao đổi, bàn bạc, đề xuất y kiến, hội họp. Không mặc quần jean, áo phông hở cổ, áo quá ngắn, đầm xẻ cao lên lớp. III. PHÂN CÔNG CÁC TỔ CHỨC TRONG NHÀ TRƯỜNG. 1. Hội đồng nhà trường được chia thành 3 tổ :.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> I-Tổ 1+2+3: TT 1. Họ và tên Nguyễn Thị Nhàn. Trình độ. Nhiệm vu. Cao đẳng Cao đẳng Đại học Đại học Trung cấp. Dạy lớp 1A Dạy lớp 1B Dạy lớp 2A Dạy lớp 2B Dạy lớp 3A. Trung cấp. Dạy lớp 3B. 2 3 4 5 6. Nguyễn Thị Giang Nguyễn Thị Đại Nghĩa Nguyễn Thị Thuy Vân Ngô Thị Ngọc Bảo Diêm Thị Huệ. 7. Phan Quốc Thịnh. Đại học. Dạy kê. 8. Nguyễn Thu Hằng. Đại học. Dạy mỹ thuật. 9. Lê Thị Hương Giang. Đại học. P. hiệu trưởng. Trình độ. Nhiệm vu P. hiệu trưởng Dạy lớp 5B. Ghi chú. II-Tổ 4+5 TT 1. Họ và tên Phan Trọng Thành. 2. Đào Thu Hiền. Đại học Cao đẳng. 3 4 5 6. Phạm Thị Thơ Nguyễn Thị Lựu Đào Thị Khánh Giang Nguyễn Thị Khánh Vân. Cao đẳng Đại học Cao đẳng Đại học. Dạy lớp 5A Dạy lớp 4A Dạy lớp 4B Dạy âm nhạc. 7. Nguyễn Thị Yến. Đại học. Dạy tiếng Anh. 8. Đoàn Phan Tùng. Cao đẳng. Dạy thể dục. Trình độ. Nhiệm vu. Đại học. Hiệu trưởng. Ghi chú. GV giỏi Tỉnh GV giỏi TP GV giỏi TP. III-Tổ Văn phòng TT 1. Họ và tên Đinh Thị Thu Hằng. 2. Vũ Thị Vui. Đại học. Tổng phụ trách. 3. Ngô Duy Lâm. Đại học. Văn thư, thủ quỹ. 4. Nguyễn Thị Gấm. Đại học. Kế toán. 5. Nguyễn Thị Quỳnh Trang. Trung cấp. Y tế. 6. Nguyễn Thị Lan. 7. Nguyễn Thị Xuân. Ghi chú. PGD trưng tập Lao công, BV.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> 2. Hiệu trưởng bổ nhiệm các tổ trưởng, tổ phó, TPT Đội và thư ký hội đồng như sau : *Tổ 1+2+3:. + Tổ trưởng : Đ/c Nguyễn Thị Nhàn. + Tổ phó : Đ/c Ngô Thị Ngọc Bảo.. *Tổ 4+5:. + Tổ trưởng : Đ/c Nguyễn Thị Lựu + Tổ phó : Đ/c Đào Thị Hiền. *Tổ 4+5:. + Tổ trưởng : Đ/c Ngô Duy Lâm. *Tổng phu trách Đội : Đ/c Vũ Thị Vui  . Chủ tịch Công đoàn: Đ/c Lê Thị Hương Giang Thư ky hội đồng : Đ/c Phan Quốc Thịnh. PHẦN II QUY ĐỊNH VỚI CÁC BỘ PHẬN VÀ CÁC TỔ CHỨC ĐOÀN THỂ I. CHI BỘ ĐẢNG. .  . - Đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng trong trường học thể hiện ở các quan điểm. đường lối, chủ trương theo khuôn khổ hiến pháp – pháp luật, theo điều lệ Đảng và các Nghị quyết của các cấp bộ Đảng. - Đảm bảo sinh hoạt hàng tháng đều đặn, có nội dung thiết thực. - Làm tốt công tác phát triển đảng viên và bồi dưỡng cán bộ kế cận. II. BAN GIÁM HIỆU.  . - Tổ chức quản ly chỉ đạo điều hành mọi hoạt động của nhà trường. - Chịu trách nhiệm với Lãnh đạo cấp trên về mọi hoạt động của nhà trường. III. CÁC TỔ CHUYÊN MÔN.     . - Sinh hoạt theo định kì. - Thống nhất ghi chép các loại sổ sách. - Phải có đủ hồ sơ của tổ theo qui định. - Xây dựng được kế hoạch công tác của tổ, thực hiện nghiêm túc quy chế. - Thường xuyên theo dõi thi đua và xếp loại được từng thành viên trong tổ..

<span class='text_page_counter'>(5)</span>   . - Xây dựng được chuyên đề thiết thực phục vụ cho công tác giảng dạy và được đánh giá cao. Phải có giáo viên giỏi các cấp - Tích cực tham gia các phong trào thi đua, các Hội thi từ cấp trường trở lên. - Đề xuất khen thưởng, kỷ luật với giáo viên. IV. CÔNG ĐOÀN.      .   . - Thực hiện chức năng theo Điều lệ công đoàn. - Đảm bảo tốt lịch họp BCH và sinh hoạt Công đoàn trường trong từng tháng ( tuần 3) - Tổ chức hiệu quả các đợt thi đua. Có phát động, có sơ kết, tổng kết. (đánh giá bằng biểu điểm cụ thể theo từng đợt thi đua) - Đảm bảo chế độ chính sách, chăm lo đời sống giáo viên. Thăm hỏi, giúp đỡ giáo viên có hoàn cảnh khó khăn. - Tổ chức giao lưu họp mặt râu+ rể,tham quan học tập nâng cao đời sống tinh thần và vật chất - Phối hợp chặt chẽ cùng với chuyên môn xây dựng nhà trường theo mô hình “3 không -5 có” và thực hiện tốt cuộc vận động " Nói không với tiêu cực, bệnh thành tích, vi phạm đạo đức nhà giáo, học sinh ngồi nhầm lớp và lối dạy - học đọc chép trong giáo dục" . - Tham gia các giải pháp xây dựng tiêu chí "Trường học thân thiện - Học sinh tích cực". - Cùng nhà trường thực hiện nghị quyết Hội nghị cán bộ công chức đề ra. - Tham gia đầy đủ các hoạt động của Công đoàn cấp trên, chủ động đề xuất những hoạt động của Công đoàn để hoàn thành tốt chức năng chăm lo đời sống, bảo vệ lợi ích chính đáng của người lao động, góp phần bồi dưỡng năng lực đội ngũ đáp ứng được yêu cầu của công tác giáo dục trong thời kì mới. VI. ĐỘI TNTP HCM. -Thực hiện tốt chủ đề năm học.   . - Hoạt động theo điều lệ Đội – Hội đồng đội nhà trường qui định - Thực hiện tốt nề nếp nghi thức hoá và nề nếp học đường trong nhà trường. - Tổ chức tốt các đợt thi đua và phong trào văn nghệ trong học sinh, tích cực chủ động tham gia thực hiện công tác giáo dục ngoại khoá góp phần nâng chất lượng giáo dục toàn diện. VII. HỘI ĐỒNG THI ĐUA KHEN THƯỞNG ( BAN LÃNH ĐẠO). Do Hiệu trưởng thành lập và làm chủ tịch và các thành viên của Hội đồng gồm : Bí thư chi bộ, phó hiệu trưởng, chủ tịch công đoàn, bí thư đoàn TN, tổng phụ trách, tổ trưởng chuyên môn, thư ky,kế toán..

<span class='text_page_counter'>(6)</span> * Hội đồng Thi đua khen thưởng giúp Hiệu trưởng :   . . - Xây dựng kế hoạch cụ thể từng tháng và đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch của nhà trường theo nhiệm vụ năm học. - Đánh giá kết quả thi đua, khen thưởng các tập thể, cá nhân giáo viên, học sinh theo từng tháng, học kỳ, năm học. - Tổng kết đánh giá kinh nghiệm sáng kiến của cán bộ giáo viên. Đề xuất các biện pháp để nâng cao chất lượng dạy của giáo viên và chất lượng học của học sinh, công tác quản ly nhà trường. - Hội đồng Thi đua khen thưởng họp mỗi tháng 1 lần (trước kỳ họp của Hội đồng nhà trường) và cuối mỗi học kỳ. VIII. CÁC HỘI ĐỒNG KHÁC. Được Hiệu trưởng thành lập căn cứ vào từng vụ việc cụ thể và theo quy định của Điều lệ trường tiểu học: Hội đồng thẩm định sáng kiến kinh nghiệm, hội đồng chấm thi giáo viên giỏi cấp trường, Hội đồng xét duyệt lên lớp, hoàn thành chương trình tiểu học… IX. BAN ĐẠI DIỆN CHA MẸ HỌC SINH  . . - Phối hợp với nhà trường trong các chủ trương, hoạt động xã hội hoá giáo dục một cách thường xuyên thông qua ban thường trực Hội Có trách nhiệm tham gia với nhà trường và giáo viên chủ nhiệm lớp về các nội dung giáo dục, ủng hộ xây dựng cơ sở vật chất trường lớp, động viên bằng vật chất - tinh thần cho giáo viên dạy tốt, học sinh học tốt. Dự các cuộc họp theo Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh.. Nơi nhận: - Phòng GD&ĐT (b/c); - Gửi mạng nội bộ(t/h); -Lưu VT.. CHỦ TỊCH CÔNG ĐOÀN. Lê Thị Hương Giang. THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ. Đinh Thị Thu Hằng.

<span class='text_page_counter'>(7)</span>

<span class='text_page_counter'>(8)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×