Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 54 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>Lêi nãi ®Çu Tên gọi "Quân đội Nhân dân" là do Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt với ý nghĩa "từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu, vì nhân dân phục vụ".Trong báo chí Việt Nam thì Quân đội Nhân dân Việt Nam thường được viết tắt là QĐND. Chữ "Nhân dân" cũng có mặt trong nhiều tên gọi các tổ chức của Việt Nam như Công an Nhân dân, Tòa án nhân dân (Việt Nam), Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao (Việt Nam)... Một tên khác được nhân dân yêu mến đặt cho là "bộ đội cụ Hồ". Danh xưng sử dụng chính thức lần đầu tiên năm 1950, sau khi chính quyền Bảo Đại thành lập quân đội quốc gia. Theo cách hiểu hiện nay thì Quân đội nhân dân được sử dụng để chỉ các lực lượng vũ trang do Đảng Cộng sản lãnh đạo. Ngày thành lập Quân đội nhân dân về sau chính thức lấy ngày thành lập Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân. Thực tế trước khi thành lập Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, có lực lượng Cứu quốc quân thành lập sau khởi nghĩa Bắc Sơn. Trước Cách mạng tháng Tám, có đội du kích Ba tơ, một số đơn vị vũ trang khác. Đôi khi cụm từ này "máy móc" để chỉ quân đội chính thể Việt Nam dân chủ cộng hòa thành lập sau Cách mạng, nhưng theo cách hiểu thường thấy chỉ bao gồm các lực lượng do Đảng Cộng sản thành lập hoặc lãnh đạo. Về mặt thực tế sau Cách mạng, có một số lực lượng ở miền bắc, trung và nhất là nam có các lực lượng danh nghĩa thuộc quân đội Việt Nam dân chủ cộng hòa nhưng Đảng chưa lãnh đạo, hay tách rời sự lãnh đạo của Đảng thường không được xem là thuộc quân đội nhân dân. Các lực lượng chấp thuận hợp nhất sau đó chịu sự chi phối của chính phủ Trung ương do Đảng Cộng sản và Việt Minh lãnh đạo được thừa nhận là Quân đội nhân dân như sau này tài liệu trong nước thừa nhận (dù đến 1950 có danh xưng chính thức). Sau khi Việt Nam chia cắt, một số lực lượng ở miền Nam thành lập tự phát do Đảng Cộng sản lãnh đạo cũng được thừa nhận là Quân đội nhân dân trong các tài liệu sau này, dù khi đó không thuộc Việt Nam dân chủ cộng hòa. Danh xưng Quân đội nhân dân được sử dụng giai đoạn 1954- 1975 chính thức để chỉ quân đội của Việt Nam dân chủ cộng hòa - miền Bắc Việt Nam. Ở miền Nam, sau khi Mặt trận dân tộc giải phóng Miền Nam ra đời (và sau chính thể Cộng hòa miền Nam việt Nam), các lực lượng vũ trang do Đảng Cộng sản lãnh đạo ở Miền Nam được hợp nhất thành Quân giải phóng miền Nam. Về mặt hình thức lực lượng này thuộc Mặt trận dân tộc giải phóng Miền Nam, và phân biệt với Quân đội nhân dân Việt Nam ở miền Bắc của Việt Nam dân chủ cộng hòa. Tuy nhiên sự phân biệt này mang tính sách lược và có tính hình thức. Về phía Mỹ và Việt Nam Cộng hòa, luôn có sự phân biệt gọi quân từ ngoài Bắc vào là "quân đội Bắc việt" hay "quân đội nhân dân", còn quân hình thành trong nam là "quân đội Việt cộng" hay "quân giải phóng". Sự phân biệt này có tính chất chính trị nhiều hơn và không phản ánh đúng cơ cấu quân đội cách mạng ở miền.
<span class='text_page_counter'>(2)</span> Nam Việt Nam. Trên thực tế, về phía cách mạng, tất cả các lực lượng quân đội dưới sự lãnh đạo của Đảng ở miền Nam, cho dù chiêu mộ tại chỗ hay hành quân từ ngoài Bắc vào đều gọi là Quân giải phóng miền Nam - và không có sự chia tách nào về lãnh đạo, có chăng có sự phân chia lãnh đạo trên cơ sở một ban lãnh đạo chung thống nhất - để phân biệt với quân đội nhân dân của Việt Nam dân chủ cộng hòa. Sau 1975 sự hợp nhất Quân giải phóng miền Nam với quân đội nhân dân ở miền bắc sau sự hợp nhất chính thức về chính quyền chỉ còn mang tính hình thức. Về sau này về phía Việt Nam luôn định nghĩa Quân giải phóng Miền Nam để chỉ một bộ phận Quân đội nhân dân là xét về thực tế, còn trong giai đoạn chiến tranh có sự phân biệt hình thức nhưng không như phía đối phương mô tả. Nhìn chung cơ bản các lực lượng do Đảng Cộng sản thành lập và lãnh đạo thời kỳ nào sau 22-12-1944 cũng hay được xem là quân đội nhân dân. Lưu ý trong kháng Pháp, thì về phía đối phương có một sự phân biệt, nên gọi quân đội của Việt Minh - do họ không công nhận chính thể Việt Nam dân chủ cộng hòa và chỉ rõ lực lượng do Việt Minh - Đảng CS lãnh đạo.. a-LÞch Sö Qu©n §éi nh©n d©n ViÖt Nam.
<span class='text_page_counter'>(3)</span> I-Quá trình phát triển Trước Cách mạng tháng Tám Tiền thân của Quân đội Nhân dân Việt Nam là đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân, được thành lập ngày 22 tháng 12 năm 1944 tại khu rừng Trần Hưng Đạo, thuộc huyện Nguyên Bình, Cao Bằng, ban đầu gồm 34 chiến sỹ (3 nữ) do Võ Nguyên Giáp chỉ huy chung; Hoàng Sâm được chọn làm đội trưởng; Xích Thắng, tức Dương Mạc Thạch, làm chính trị viên, Hoàng Văn Thái phụ trách tình báo và kế hoạch tác chiến; Lâm Cẩm Như, tức Lâm Kính, phụ trách công tác chính trị; Lộc Văn Lùng tức Văn Tiên làm quản lý.. Lễ thành lập Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng Quân Ngày 15 tháng 4 năm 1945, Hội nghị Quân sự cách mạng Bắc Kỳ họp tại Hiệp Hòa, Bắc Giang quyết định Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân sát nhập với lực lượng Cứu quốc quân do Chu Văn Tấn chỉ huy, đổi tên thành Giải phóng quân, lực lượng quân sự chính của Việt Minh để giành chính quyền năm 1945. Lễ hợp nhất được tổ chức ngày 15 tháng 5 năm 1945 tại rừng Thàn Mát, xã Định Biên, huyện Định Hóa (Thái Nguyên).. Quân hiệu Quân đội Nhân dân Việt Nam.
<span class='text_page_counter'>(4)</span> Trận đánh đầu tiên của đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân là trận Phai Khắt, Nà Ngần ngày 25 và 26 tháng 12 năm 1944. Ngày 16 tháng 8 năm 1945, khi tiến đánh Thái Nguyên, quân số Giải phóng quân đã khoảng 450 người, biên chế thành một chi đội (tiểu đoàn), do Lâm Cẩm Như làm chi đội trưởng. Sau 7 ngày quân Nhật ở Thái Nguyên mới chịu chấp nhận giao nộp vũ khí cho Giải phóng quân. Chiến tranh Đông Dương Từ năm 1945, Giải phóng quân của Việt Minh là lực lượng nòng cốt quân đội quốc gia của chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Để đối phó với sức ép của quân Tưởng Giới Thạch đòi giải tán quân đội chính quy Việt Minh, tháng 11 năm 1945 Việt Nam giải phóng quân đổi tên thành Vệ quốc đoàn, còn gọi là Vệ quốc quân. Lúc này quân số khoảng 50.000 người, tổ chức thành khoảng 40 chi đội ở hầu hết các tỉnh Bắc Bộ và Trung Bộ. Một số chi đội đã "Nam tiến" để giúp quân dân miền Nam chống lại quân Pháp đang tấn công trở lại ở Nam Bộ. Ngày 22 tháng 5 năm 1946, theo Sắc lệnh 71/SL của Chủ tịch nước, Vệ quốc đoàn đổi tên thành Quân đội Quốc gia Việt Nam[1], được đặt dưới sự chỉ huy tập trung thống nhất của Bộ Tổng tham mưu. Quân đội tổ chức biên chế thống nhất theo trung đoàn, tiểu đoàn, đại đội... Cùng với việc xây dựng quân đội quốc gia, chính phủ đặc biệt coi trọng việc xây dựng lực lượng vũ trang quần chúng, lực lượng bán vũ trang, bao gồm: dân quân ở nông thôn và tự vệ ở đô thị. Đến cuối năm 1946, có khoảng 1 triệu dân quân tự vệ đã được tổ chức và huấn luyện quân sự. [2] Trong thời kỳ 1945-1950, có những người nước ngoài đã tình nguyện tham gia chiến đấu và các ngành khác như chỉ huy, tham mưu, kỹ thuật, huấn luyện, quân y, quân giới, tuyên truyền... Nhiều người được giao trọng trách và phong quân hàm sĩ quan cao cấp. Họ đã góp phần không nhỏ trong việc xây dựng quân đội Việt Nam trong thời kì non trẻ. (Xem bài Chiến sĩ "Việt Nam mới"). Năm 1949, hoàn thiện tổ chức tiểu đoàn bộ binh. Đơn vị này gồm 3 đại đội bộ binh, một đại đội hỏa lực mạnh. Có súng máy hạng nặng và súng cối..
<span class='text_page_counter'>(5)</span> Năm 1950, Quân đội Quốc gia Việt Nam đổi tên thành Quân đội Nhân dân Việt Nam. Cần lưu ý là cùng thời gian này, một lực lượng bản xứ đã được Pháp thành lập trong chiến lược Da vàng hóa chiến tranh, cũng mang tên Quân đội Quốc gia Việt Nam nhưng tham chiến cùng Pháp để chống lại Quân đội Nhân dân Việt Nam, và đây chính là tiền thân của Quân lực Việt Nam Cộng hòa sau này. Do vậy cần phân biệt rõ để tránh nhầm lẫn trong các giai đoạn sau. Đầu năm 1950, bộ đội chủ lực đã có những trung đoàn hoàn chỉnh, cũng đã thành thạo việc đánh công kiên. Biên chế các trung đoàn này đến nay vẫn còn như vậy, rất đặc trưng Việt Nam. Cũng thời gian này, để chuẩn bị thời phản công, các sư đoàn quan trọng được thành lập, đến nay vẫn là khối cơ động chủ lực của Quân Đội Nhân Dân Việt Nam. Nhóm các đơn vị thuộc khối quân cơ động trung ương (thành lập 1950-1951) gồm các đại đoàn 304, 308, 312, 316, 320, 351. Sau này có thêm các đơn vị pháo binh, phòng không, pháo phản lực trong sư đoàn 351 như trung đoàn 237 (Cối lớn, trung đoàn 367 (phòng không 37mm). Sư 351 còn dược gọi là bộ binh nặng, công pháo (công binh, pháo binh).. Năm 1954, với thắng lợi của trận Điện Biên Phủ, đây là đội quân đầu tiên của một đất nước thuộc địa đánh bại một quân đội thực dân cũ trong lịch sử thế giới của thế kỷ 20. Sau năm 1954, bộ phận Quân đội Nhân dân Việt Nam tại miền Nam (khoảng 140 ngàn người) tập kết về miền bắc Việt Nam, và được chính quy hóa. Cuối chiến tranh, Quân đội Nhân dân Việt Nam có khoảng 24 vạn quân chủ lực và gần 1 triệu du kích..
<span class='text_page_counter'>(6)</span> Thiếu tá Bi-gia, đã có kinh nghiệm chiến trường chín năm liền ở Đông Dương, tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ từ lúc xây dựng cứ điểm đến khi đầu hàng, đã bày tỏ sự kính trọng của mình đối với Quân đội Nhân dân Việt Nam: “Tôi đã thấy họ khởi sự từ những khẩu súng bất kỳ như súng săn và sau đó, tháng này qua tháng khác, họ được tổ chức thành những nhóm nhỏ, rồi từ các nhóm nhỏ thành trung đội, từ các trung đội lên đại đội, từ đại đội lên tiểu đoàn và lữ đoàn và cuối cùng là thành các sư đoàn đủ quân. Tôi đã thấy tất cả những điều này và tôi có thể nói với các vị rằng họ đã trở thành những người lính bộ binh vĩ đại nhất trên thế giới. Những người lính dẻo dai này có thể đi bộ 50 km trong đêm tối bằng sức của một bát cơm, trên những đôi giày ba-ta và hát vang trên đường ra trận. Theo quan điểm của tôi, họ đã trở thành những người lính bộ binh ngoại hạng và họ đã đánh bại được chúng ta”.[4] Chiến tranh Việt Nam Sau 1954, Hoa Kỳ bắt đầu nhảy vào Đông Dương thế chân Pháp. Kế thừa chính sách Da vàng hóa chiến tranh của Pháp, Hoa Kỳ lập nên chế độ Việt Nam Cộng hòa để ngăn chặn việc thi hành hiệp định Geneve, nhằm chia cắt lâu dài Việt Nam. Với mục tiêu đánh đổ sự thống trị thực dân mới của Mỹ, ngày 15 tháng 2 năm 1961, tại Chiến khu Đ, Quân Giải phóng miền Nam, gọi tắt là Giải phóng quân, được thành lập trên cơ sở thống nhất các lực lượng vũ trang chống Mỹ ở miền Nam Việt Nam.. Du kích Nam bộ của Quân đội Nhân dân Việt Nam Người Mỹ thường phân biệt Quân Giải phóng miền Nam với Quân đội Nhân dân Việt Nam (mà Mỹ gọi là "Quân đội Bắc Việt Nam"). Cách gọi này xuất phát từ động cơ tuyên truyền, lợi dụng tên gọi vùng miền để gây chia rẽ nhân tâm người dân Việt Nam, nhằm gây lầm tưởng rằng nhân dân hai miền Việt Nam có sự chia rẽ và đối địch nhau, qua đó biện hộ cho lý do tham chiến của Mỹ là để "bảo vệ Nam Việt Nam" (tương tự như cách gọi Bắc kì - Nam Kì của Pháp trước kia). Nhưng thực tế, cũng như cuộc chiến chống Pháp trước đó, cuộc chiến chống Mỹ của người Việt Nam ngay từ ban đầu đã mang tính chất toàn quốc, với sự tham.
<span class='text_page_counter'>(7)</span> chiến của cả hai miền. Người miền Nam đã trực tiếp đánh Mỹ ở tuyến đầu, còn miền Bắc chi viện và bổ sung. Trong suốt chiến tranh, nhân dân cả hai miền Việt Nam luôn đoàn kết, ủng hộ và là hậu phương to lớn tiếp sức cho Quân đội Nhân dân Việt Nam chống lại Hoa Kỳ. Chính người dân miền Nam đã đóng góp hàng triệu chiến sĩ cho Quân đội Nhân dân Việt Nam, cũng như chịu những hy sinh lớn nhất với gần 2/3 số Bà mẹ Việt Nam anh hùng là người miền Nam[5], huyện Điện Bàn tỉnh Quảng Nam (cũng thuộc miền Nam) là huyện có nhiều liệt sĩ nhất nước.]. Bộ đội hành quân vượt Trường Sơn chi viện cho miền Nam. Chiếc võng Trường Sơn. Về tổ chức, Quân Giải phóng miền Nam cũng là một bộ phận của Quân đội Nhân dân Việt Nam, có lực lượng xuất thân từ mọi miền Việt Nam, không có gì phân biệt về vùng miền, tổ chức, chỉ huy. Đây thực chất là lực lượng Quân đội Nhân dân Việt Nam đóng ở miền Nam Việt Nam, kết hợp cả bộ phận tăng viện từ miền Bắc cũng như chiêu mộ những người chống Mỹ tại miền Nam, tạo thành lực lượng quân sự của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam. Lãnh đạo, chỉ huy, cán bộ, chiến sĩ có đầy đủ cả người Nam và người Bắc. Quân đội Nhân dân Việt Nam khẳng định họ là lực lượng đại diện cho toàn dân tộc Việt Nam chứ không chỉ riêng vùng miền nào. Với mục tiêu "Đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào"[7], Quân đội Nhân dân Việt Nam đã liên tiếp đánh bại 3 chiến lược chiến tranh của Mỹ, bất chấp việc Mỹ vào lúc cao điểm đã huy động hơn một nửa lực lượng quân đội cho chiến trường Việt Nam. Sau nhiều năm sa lầy và chịu những tổn thất lớn về người và của, Mỹ buộc phải rút quân viễn chinh khỏi Việt Nam qua hiệp định Paris năm 1973. Mất đi chỗ dựa từ Mỹ, chỉ 2 năm sau, hơn 1,2 triệu quân Việt Nam Cộng hòa cũng bị Quân đội Nhân dân Việt Nam đánh tan chỉ sau 55 ngày đêm của chiến dịch Mùa Xuân 1975. Đây là lần đầu tiên và cũng là duy nhất cho tới nay, quân đội Mỹ phải chấp nhận thất bại trong một cuộc chiến tranh..
<span class='text_page_counter'>(8)</span> Do phải chiến đấu trong điều kiện thiếu thốn hỏa lực mạnh, Quân đội Nhân dân Việt Nam tập trung phát triển các chiến thuật bộ binh phù hợp với số vũ khí hạn chế có trong tay và đúc kết kinh nghiệm thu được trong quá trình chiến đấu. Kết quả là Quân đội Nhân dân Việt Nam đã có lực lượng bộ binh hạng nhẹ được coi là một trong những lực lượng thiện chiến hàng đầu trên thế giới. Trong một cuộc khảo sát sau cuộc chiến với các sỹ quan Hoa Kỳ từng phục vụ trong chiến tranh Việt Nam, 44% đánh giá Quân đội Nhân dân Việt Nam là "thiện chiến và gan góc". Một sỹ quan nhận xét "Có một khuynh hướng đánh giá thấp đối thủ. Trong thực tế, họ là địch thủ giỏi nhất mà chúng ta từng phải đối mặt trong lịch sử"[8].. Nhờ sự kiên trì xây dựng từng bước lực lượng cũng như viện trợ của khối xã hội chủ nghĩa, năm 1975, Quân đội Nhân dân Việt Nam là đạo quân đông thứ 4 trên Thế giới, với 1,26 triệu quân chủ lực và địa phương cung với hơn hàng triệu dân quân, du kích, tự vệ, so sánh với dân số VN lúc đó đứng hàng 15 trên thế giới Quân đội cũng được tổ chức và xây dựng thành những quân đoàn chủ lực cơ động mạnh. Nam 1975,QDND Việt Nam có 4 quân đoàn chủ lực mang số thứ tự 1.2,3,4 Sau năm 1975.
<span class='text_page_counter'>(9)</span> Năm 1975, đất nước Việt Nam thống nhất. Quân đội Nhân dân Việt Nam và Quân Giải phóng miền Nam hợp nhất thành Quân đội Nhân dân Việt Nam. Do yêu cầu tình hình chính trị - quân sự trên bán đảo Đông Dương, lực lượng vũ trang Việt Nam lúc cao điểm được phát triển lên đến 1,6 - 2 triệu quân thường trực, xếp hạng thứ 3 hoặc thứ 4 thế giới. Quân đội được tổ chức thành nhiều quân đoàn chủ lực,8 quân khu và 2 bộ tư lệnh quân tình nguyện tại Lào và Campuchia. Theo C. Thayer, viện trợ quân sự của Liên Xô cho Việt Nam trong giai đoạn từ 1974 - 1989 lên đến chừng 14,5 tỷ đô la . Sau năm 1990, với việc Việt Nam hoàn tất rút quân khỏi Campuchia và bắt đầu bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc, Việt Nam thực hiện việc cắt giảm quân đội. Theo CIA, hiện nay quân đội Việt Nam có hơn 400.000 quân bộ binh, hơn 50.000 lính hải quân và hơn 30.000 lính không quân, chưa kể sự yểm trợ của 60.000 bộ đội biên phòng, 260.000 công an, cảnh sát, 5 triệu quân dự bị động viên và hàng triệu dân quân tự vệ được xây dựng rộng rãi trên khắp đất nước.. II-Các trận đánh lớn Quân đội Nhân Dân Việt Nam đã chiến đấu liên miên từ 1940 đến 1989 với 4 trong số các cường quốc trên thế giới: . Chiến tranh thế giới thứ hai (Chống lại Đế quốc Nhật Bản) Chiến tranh Đông Dương (Chống lại Cộng hòa Pháp và các đồng minh bản xứ) Chiến tranh Việt Nam (Chống lại Hợp chủng quốc Hoa Kỳ và các đồng minh bản xứ) Chiến tranh biên giới Việt Nam-Campuchia (Chống lại Kampuchea Dân Chủ - Khmer Đỏ) Chiến tranh biên giới Việt-Trung, 1979 (Chống lại Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa).
<span class='text_page_counter'>(10)</span> . Xung đột biên giới Việt Nam-Trung Quốc 1979-1990 (Chống lại Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa) Xung đột Thái Lan-Việt Nam 1982-1988 (Chống lại Vương Quốc Thái Lan và Khmer Đỏ) Chiến tranh biên giới Lào-Thái Lan (Chống lại Vương Quốc Thái Lan xâm lược Lào bảo vệ đồng minh Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào) Xung đột năm 1997 tại Campuchia (Chống lại Khmer Đỏ và bảo vệ đồng minh Vương Quốc Campuchia) Xung đột tại Lào, xung đột tại Lào từ năm 1975 (Chống lại người Hmong nổi dậy và bảo vệ đồng minh Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào). Các trận chiến quan trọng . Xô Viết Nghệ Tĩnh Cách mạng tháng Tám Trận Hà Nội 1946 Chiến dịch Việt Bắc 1947 Chiến dịch Cao - Bắc - Lạng 1949 Chiến dịch Biên giới 1950 Chiến dịch Hoàng Hoa Thám (Chiến dịch đường 18) 1951 Chiến dịch Hòa Bình 1952 Chiến dịch Tây Bắc 1952 Chiến dịch Điện Biên Phủ 1954 (chấm dứt Chiến tranh Đông Dương) Ấp Bắc 1963 Chiến dịch Bình Giã cuối 1964 đầu 1965 Chiến dịch đánh bại cuộc hành quân Junction City 1967 Tổng tấn công Tết Mậu Thân 1968 Chiến dịch đường 9 - Khe Sanh 1968 Chiến dịch đường 9 - Nam Lào 1971 Chiến dịch Xuân hè 1972 Trận cầu Hàm Rồng Chiến dịch phòng không Hà Nội - Hải Phòng (trận Điện Biên Phủ trên không) 1972 Chiến dịch Tây Nguyên 1975 Chiến dịch Hồ Chí Minh 1975 (chấm dứt Chiến tranh Việt Nam) Tây Nam 1978-1979 (Chiến tranh Việt-Campuchia) Chiến tranh biên giới Việt - Trung, 1979 Xung đột biên giới Việt Nam-Trung Quốc 1979-1990 Đột kích biên giới Thái Lan Hải chiến Trường Sa 1988 Giao tranh biên giới lào-Thái Lan Xung đột tại Làokai.
<span class='text_page_counter'>(11)</span> Các tướng lĩnh tiêu biểu 1. Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam 2. Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị đầu tiên 3. Đại tướng Hoàng Văn Thái, Tổng tham mưu trưởng đầu tiên của quân đội nhân dân Việt Nam, tư lệnh quân giải phóng Miền Nam (1967-1973),Chủ nhiệm Ủy ban Thể dục Thể thao đầu tiên, Phó Bí thư Trung ương Cục miền Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc Phòng, Chủ nhiệm Tổng cục Quân huấn, Trưởng ban tổng kết chiến lược Quân ủy, Chỉ đạo ngành kỹ thuật quân sự, Hiệu trưởng Trường Quân chính kháng Nhật. 4. Đại tướng Lê Trọng Tấn 5. Đại tướng Chu Huy Mân, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, làm đến phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước. 6. Đại tướng Văn Tiến Dũng 7. Đại tướng Lê Đức Anh, nguyên Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam 8. Đại tướng Phạm Văn Trà, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng (1997-2006) 9. Đại tướng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Quốc phòng đương nhiệm (từ 2006) 10.Thượng tướng Chu Văn Tấn, chỉ huy Cứu quốc quân 11.Thượng tướng Trần Văn Trà, tư lệnh Quân giải phóng miền Nam 12.Thượng tướng Trần Văn Quang 13.Thượng tướng Bùi Phùng 14.Thượng tướng Lê Khả Phiêu, nguyên Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam 15.Thượng tướng Hoàng Minh Thảo, Tư lệnh chiến dịch Tây Nguyên 16.Thượng tướng Hoàng Cầm 17.Thượng tướng Nguyễn Hữu An 18.Thượng tướng Nguyễn Trọng Xuyên 19.Thượng tướng Nguyễn Chơn 20.Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh 21.Trung tướng Nguyễn Bình, Tư lệnh Nam Bộ - Trung tướng đầu tiên 22.Trung tướng Đồng Sĩ Nguyên.
<span class='text_page_counter'>(12)</span> 23.Trung tướng Lê Quang Đạo 24.Trung tướng Lê Hiến Mai 25.Trung tướng Trần Độ 26.Trung tướng Vương Thừa Vũ 27.Thiếu tướng Dương Văn Dương, Tư lệnh Liên khu Bình Xuyên 28.Thiếu tướng Hoàng Sâm, đội trưởng đầu tiên của Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân 29.Thiếu tướng Lê Thiết Hùng, vị tướng quân đầu tiên 30.Thiếu tướng Nguyễn Sơn, Lưỡng quốc tướng quân 31.Thiếu tướng Nguyễn Thị Định, nữ tướng đầu tiên, phó tư lệnh Quân giải phóng miền Nam 32.Thiếu tướng Trần Đại Nghĩa, cha đẻ của ngành quân giới 33.Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện, vị tướng Chính ủy 34.Thiếu tướng Trần Văn Trân 35.Thiếu tướng Hoàng Đan. Lª DuÈn. Phan Béi Ch©u. Xem thêm: Danh sách các tướng lĩnh Quân đội Nhân dân Việt Nam. III-Tổ chức Theo Luật Quốc phòng năm 2005 (luật số 39/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005), Quân đội nhân dân là một bộ phận và là lực lượng nòng cốt của lực lượng vũ trang nhân dân, bao gồm Lực lượng Thường trực và Lực lượng Dự bị Động viên. Lực lượng Thường trực của Quân đội nhân dân có Bộ đội Chủ lực, Bộ đội Địa phương và Bộ đội Biên phòng..
<span class='text_page_counter'>(13)</span> Cấp tổ chức của Quân đội Nhân dân Việt Nam từ thấp đến cao là Tiểu đội, Trung đội, Đại đội, Tiểu đoàn, Trung đoàn, Lữ đoàn, Sư đoàn (trước đây gọi là Đại đoàn). Cấp cao nhất là Quân đoàn , hiện nay có 4 quân đoàn là các quân đoàn 1, 2, 3, 4. Đây chính là quân chủ lực cơ động. Từ cấp tiểu đoàn trở lên có ban chỉ huy gồm cấp trưởng, cấp phó, tham mưu trưởng và cấp phó phụ trách công tác chính trị, theo chế độ một thủ trưởng. Trước đây, khi thực hiện chế độ "2 thủ trưởng", thì ngoài thủ trưởng quân sự (đại đội trưởng, tiểu đoàn trưởng...), từ cấp đại đội trở lên còn có thủ trưởng chính trị, được gọi là chính trị viên (ở cấp đại đội và tiểu đoàn) hoặc chính ủy (ở cấp trung đoàn trở lên). Cấp thủ trưởng chính trị này từ sau Chiến tranh Việt Nam đã chuyển thành cấp phó phụ trách công tác chính trị. Theo nghị quyết của Đại hội Đảng lần thứ X, chế độ chính ủy - chính trị viên lại được khôi phục trong toàn quân từ năm 2006. Tổ chức quân đội chia ra hai loại: Quân cơ động và Quân đồn trú. Quân cơ động là lực lượng chủ lực tiến công cơ động, không gắn cố định với địa dư đóng quân. Quân đồn trú để bảo vệ địa phương mình đồn trú và xây dựng quân sự địa phương. Quân cơ động . . . . Quân đoàn 1, còn gọi là Binh đoàn Quyết Thắng với các sư đoàn bộ binh cơ giới 308, sư đoàn 312, sư đoàn 390 dự bị, được thành lập ngày 24 tháng 10 năm 1973 tại Ninh Bình. Quân đoàn 2, còn gọi là Binh đoàn Hương Giang với các sư đoàn 304,325 và sư đoàn 306 dự bị, được thành lập ngày 17 tháng 5 năm 1974 tại Thừa Thiên-Huế. Quân đoàn 3, còn gọi là Binh đoàn Tây Nguyên với các sư đoàn 10,320 và sư đoàn dự bị 31, được thành lập ngày 26 tháng 3 năm 1975 tại Tây Nguyên. Quân đoàn 4, còn gọi là Binh đoàn Cửu Long có các sư đoàn 7, 9, 309, được thành lập ngày 20 tháng 7 năm 1974 tại miền Đông Nam Bộ.. Các quân đoàn đã giải thể: . Quân đoàn 5 (Binh đoàn Chi Lăng) thuộc quân khu 1 Quân đoàn 6 thuộc quân khu 2 Quân đoàn 7 / Quân đoàn 65(Binh đoàn Lý Thường Kiệt)thuộc Bộ quốc phòng Quân đoàn 8 (Binh đoàn Pắc Bó) thuộc quân khu 1 Quân đoàn 68 thuộc quân khu 3 Quân đoàn 34 thuộc quân khu Thủ đô.
<span class='text_page_counter'>(14)</span> Quân đồn trú: Về mặt địa lý, đơn vị quân sự cao nhất là Quân khu, chỉ huy quân địa phương và một số binh đoàn, binh đội trực thuộc. Chức năng cơ bản của Quân khu là tác chiến bảo vệ lãnh thổ được phân cho mình, xây dựng nền quốc phòng toàn dân ở địa phương tại quân khu. Toàn quốc Việt Nam hiện nay chia thành 8 quân khu gồm: . Bộ tư lệnh Thủ đô Hà Nội một đơn vị tổ chức tương đương cấp quân khu phòng thủ Hà Nội gồm sư đoàn và các đơn vị độc lập quân khu 1 gồm các sư đoàn bộ binh (khu vực vùng núi phía Đông Bắc bộ), quân khu 2 (khu vực các tỉnh miền núi Tây Bắc), quân khu 3 (các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ), quân khu 4 (các tỉnh Bắc Trung bộ), quân khu 5 (các tỉnh Nam Trung Bộ và Tây Nguyên), quân khu 7 (Đông Nam Bộ), quân khu 9 (Tây Nam Bộ). Quân binh chủng Theo cơ cấu ngành dọc, Quân đội Nhân dân Việt Nam có Quân chủng chia theo môi trường tác chiến và Binh chủng là loại đơn vị kỹ thuật. Hiện nay, Việt Nam có 5 quân chủng là: Lục quân, Hải quân, Phòng không-Không quân, trong đó quân chủng Lục quân không tổ chức thành bộ tư lệnh riêng mà trực thuộc trực tiếp Bộ quốc phòng. Lực lượng Bộ đội Biên phòng tương đương quân chủng. Các binh chủng trong Lục quân là: Công binh, Thông tin liên lạc, Đặc công, Hoá học, Tăng thiết giáp, Pháo binh. Các binh chủng trong Hải quân: Hải quân đánh bộ, Tên lửa-Pháo bờ biển, Không quân Hải quân, Tàu ngầm. Các binh chủng trong Phòng không - Không quân: Radar, Không quân, Tên lửa, Pháo phòng không....
<span class='text_page_counter'>(15)</span> Năm 1998, Cục Cảnh sát biển được thành lập, ban đầu trực thuộc Quân chủng Hải quân. Đến năm 2008, Lực lượng Cảnh sát biển được tổ chức độc lập trực thuộc trực tiếp Bộ Quốc phòng. Các binh chủng của Lục quân Bộ binh. TăngThiết giáp. Pháo binh. Đặc công. Công binh. Quân pháp. Quân nhạc. Kỹ thuật Hóa học Hậu cần. Thông Quân y tin-Liên Vận tải lạc. Văn công. Thể công. Bộ binh cơ giới. Các binh chủng của Hải quân Tàu chiến. Hải quân Đánh bộ. Không quân Hải quân. Tên lửa Bờ biển. Tàu ngầm. Nhảy dù. Radar. Các binh chủng của Phòng không-Không quân Tiêm kích. Tên lửa phòng Pháo phòng không không. IV-Lãnh đạo Quân đội đặt dưới sự lãnh đạo của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, và quản lý của Nhà nước..
<span class='text_page_counter'>(16)</span> Chủ tịch nước Việt Nam là Thống lĩnh (hoặc Tổng tư lệnh) Quân đội Nhân dân Việt Nam và là Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh Việt Nam. Các chức vụ cao nhất trong Quân đội Nhân dân Việt Nam gồm Bộ trưởng Bộ quốc phòng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, Tổng Tham mưu trưởng, có cấp bậc quân hàm cao nhất là Đại tướng. Ngoài ra, trước đây từng có chức vụ Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang do đại tướng Võ Nguyên Giáp nắm giữ. Đảng ủy Quân sự Trung ương, gọi tắt là Quân ủy Trung ương, là cơ quan lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong Quân đội Nhân dân Việt Nam, được thành lập vào tháng 1 năm 1946 do Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp làm Bí thư Quân ủy Trung ương. Ngoài ra còn có Tòa án quân sự Trung ương và Viện Kiểm sát quân sự Trung ương là 2 cơ quan chức năng trực thuộc ngành Tư pháp và Kiểm sát hoạt động trong quân đội.. Xem thêm: Danh sách Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam. V-Quy định về chức vụ sĩ quan Theo nghị định số 44/2005/NĐ-CP do Thủ tướng Chính phủ ký ban hành ngày 5 tháng 4 năm 2005, quy định nhóm chức vụ chuẩn và cấp bậc quân hàm cao nhất tương ứng của sĩ quan Quân đội Nhân dân Việt Nam là: . Chức vụ Bộ trưởng, Tổng Tham mưu trưởng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị có cấp bậc quân hàm cao nhất là Đại tướng; Chức vụ Thứ trưởng có quân hàm cao nhất là Thượng tướng; Chức vụ Tư lệnh Quân khu, Tư lệnh Quân chủng, Chủ nhiệm Tổng cục có cấp bậc quân hàm cao nhất là Trung tướng (Phó Đô đốc đối với Hải quân); Chức vụ Tư lệnh Quân đoàn, Tư lệnh Binh chủng có cấp bậc quân hàm cao nhất là Thiếu tướng (Chuẩn Đô đốc đối với Hải quân);.
<span class='text_page_counter'>(17)</span> . Chức vụ Phó Tư lệnh Quân đoàn, Phó Tư lệnh Binh chủng, Sư đoàn trưởng, Lữ đoàn trưởng có cấp bậc quân hàm cao nhất là Đại tá; Chức vụ Trung đoàn trưởng, Trung đoàn phó có cấp bậc quân hàm cao nhất là Thượng tá; Chức vụ Tiểu đoàn trưởng, Tiểu đoàn phó có cấp bậc quân hàm cao nhất là Trung tá; Chức vụ Đại đội trưởng, Đại đội phó có cấp bậc quân hàm cao nhất là Đại úy; Chức vụ Trung đội trưởng có cấp bậc quân hàm cao nhất là Thượng úy.. Quy chế về Quân nhân chuyên nghiệp được quy định lần đầu vào năm 1982 và sửa đổi bổ sung vào năm 1992. Quân nhân chuyên nghiệp là quân nhân có trình độ chuyên môn kỹ thuật nhất định cần cho công tác chỉ huy chiến đấu, do đó làm công tác chuyên môn nghiệp vụ dài hạn trong quân đội sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự. Quân nhân chuyên nghiệp không làm công tác chỉ huy, quản lý. Cấp hàm thấp nhất của quân nhân chuyên nghiệp là Thiếu úy và cao nhất là Thượng tá.. VI-Cấp bậc quân hàm Xem thêm: Quân hàm Quân đội Việt Nam và một số quốc gia Theo sắc lệnh số 33 ngày 22 tháng 3 năm 1946 do Chủ tịch Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ký, các cấp bậc của Quân đội Quốc gia Việt Nam được quy định thành 5 cấp 15 bậc. Tuy nhiên, do điều kiện chiến tranh, chế độ quân hàm chưa được áp dụng, trừ vài trường hợp ngoại lệ. Năm 1958, chế độ quân hàm mới chính thức được áp dụng đại trà và ổn định từ đó đến nay, trừ một vài thay đổi nhỏ. Hệ thống quân hàm sĩ quan, Quân nhân chuyên nghiệp Quân đội Nhân dân Việt Nam hiện nay có 3 cấp: Tướng, Tá, Úy, mỗi cấp có 4 bậc được phân theo số sao: Đại (4 sao), Thượng (3 sao), Trung (2 sao) và Thiếu (1 sao). Dưới quân hàm sĩ quan là các quân hàm Học viên, Hạ sĩ quan và Chiến sĩ. Hạ sĩ quan (cấp sĩ) có 3 bậc: Thượng, Trung và Hạ. Cấp Binh (Chiến sĩ) có 2 bậc: Binh nhất và Binh nhì. Quân hàm cấp tướng. Lục quân. Không quân. Hải quân Biên phòng. Cảnh sát biển.
<span class='text_page_counter'>(18)</span> Đại tướng Thượng tướng/ Đô đốc Trung tướng/ Phó Đô đốc Thiếu tướng/ Chuẩn Đô đốc. 1. Cấp Tướng (4 bậc) o Đại tướng 4 sao vàng bằng kim loại o Thượng tướng 3 sao vàng bằng kim loại o Trung tướng 2 sao vàng bằng kim loại o Thiếu tướng 1 sao vàng bằng kim loại 2. Cấp Tá (4 bậc) o Đại tá 4 sao và 2 vạch vàng bằng kim loại o Thượng tá 3 sao và 2 vạch vàng bằng kim loại o Trung tá 2 sao và 2 vạch vàng bằng kim loại o Thiếu tá 1 sao và 2 vạch vàng bằng kim loại 3. Cấp uý (4 bậc) o Đại úy 4 sao và 1 vạch vàng bằng kim loại o Thượng úy 3 sao và 1 vạch vàng bằng kim loại o Trung úy 2 sao và 1 vạch vàng bằng kim loại o Thiếu úy 1 sao và 1 vạch vàng bằng kim loại 4. Cấp sĩ (3 bậc) o Thượng sĩ 3 vạch ngang bằng vải o Trung sĩ 2 vạch ngang bằng vải o Hạ sĩ 1 vạch ngang bằng vải 5. Cấp binh (2 bậc) o Binh nhất 2 vạch chữ V ngược bằng vải o Binh nhì 1 vạch chữ V ngược bằng vải Cấp hàm Thượng tướng, Thượng tá và Thượng úy được quy định từ năm 1958. Cấp hàm Thượng tá bị bãi bỏ năm 1983 rồi được khôi phục lại từ năm 1992. Các.
<span class='text_page_counter'>(19)</span> cấp hàm có tên gọi riêng trong hải quân: Đô đốc (tương đương Thượng tướng), Phó Đô đốc (tương đương Trung tướng), Chuẩn Đô đốc (tương đương Thiếu tướng) được quy định lần đầu tiên trong Luật sĩ quan Quân đội Nhân dân Việt Nam ban hành ngày 31 tháng 12 năm 1981. Cấp hiệu Quân đội Nhân dân Việt Nam có 2 hình thức chính là cấp hiệu chính thức và cấp hiệu kết hợp. Cấp hiệu chính thức là cấp hiệu đeo ở trên vai áo. Cấp hiệu kết hợp là phù hiệu binh chủng kết hợp cấp hiệu đeo ở trên ve áo (còn gọi là quân hàm dã chiến). Hình dáng cấp hiệu còn cho biết quân nhân là sĩ quan chỉ huy hay quân nhân chuyên nghiệp. Màu viền của cấp hiệu thể hiện các quân chủng: . Lục quân: màu đỏ tươi Không quân và Phòng không: màu xanh da trời Hải quân: màu tím than.. Màu nền là màu vàng. Riêng cấp hiệu Bộ đội biên phòng có màu viền là màu đỏ tươi tương tự như Lục quân, nhưng có màu nền xanh lá cây. Hệ thống cấp hiệu của Lực lượng Cảnh sát biển có màu nền là màu tím than nhưng có viền màu vàng. Đối với chiến sĩ và hạ sĩ quan sử dụng vạch màu vàng. Kể từ năm 2009, cấp hiệu Quân nhân Chuyên nghiệp sẽ sử dụng vạch kim loại thẳng tương tự như sĩ quan chỉ huy (thay cho vạch kim loại hình >). Tuy nhiên, sẽ có một vạch màu hồng nhạt giữa cầu vai cấp hiệu để phân biệt. Xem thêm: Quân hàm Quân đội Nhân dân Việt Nam. VII-Phù hiệu Theo quy định năm 2009 thì Quân đội Nhân dân Việt Nam có 25 loại phù hiệu ngành, quân chủng, binh chủng sau đây[10]: . Binh chủng hợp thành - Bộ binh: hình thanh kiếm và khẩu súng đặt chéo. Cơ giới: hình xe bọc thép đặt trên thanh kiếm và khẩu súng đặt chéo. Đặc công: hình dao găm đặt trên khối bộc phá, dưới có mũi tên vòng. Tăng - Thiết giáp: hình xe tăng nhìn ngang. Pháo binh: hình hai nòng pháo thần công đặt chéo. Hóa học: hình tia phóng xạ trên hình nhân ben-zen. Công binh: hình cuốc, xẻng trên nửa bánh xe răng..
<span class='text_page_counter'>(20)</span> . Thông tin: Hình sóng điện. Biên phòng: hình thanh kiếm và khẩu súng đặt chéo, trên vòng tròn không khép kín, dưới hình vòng cung có ký hiệu đường biên giới quốc gia. Phòng không - Không quân: hình sao trên đôi cánh chim. Nhảy dù: hình máy bay trên dù đang mở. Tên lửa: hình tên lửa trên nền mây. Cao xạ: hình khẩu pháo cao xạ. Radar: hình cánh ra-đa trên bệ. Hải quân: hình mỏ neo. Hải quân đánh bộ: hình mỏ neo trên thanh kiếm và khẩu súng đặt chéo. Cánh sát biển: hình tròn, xung quanh có hai bông lúa dập nổi màu vàng, ở giữa có hình mỏ neo màu xanh dương và chữ CSB màu đỏ. Hậu cần - Tài chính: hình thanh kiếm và khẩu súng đặt chéo, dưới có bông lúa. Quân y, thú y: hình chữ thập đỏ trong hình tròn. Kỹ thuật: hình com-pa trên chiếc búa. Lái xe: hình tay lái trên nhíp xe. Quân pháp: hình mộc trên hai thanh kiếm đặt chéo. Quân nhạc: hình chiếc kèn và sáo đặt chéo. Thể dục thể thao: hình cung tên. Văn hóa nghệ thuật: hình biểu tượng âm nhạc và cây đàn.. VIII-Trang phục Ngày 26 tháng 8 năm 2009, Thủ tướng Việt Nam ra Quyết định số 109/2009/QĐTTg quy định về quân hiệu, cấp hiệu, phù hiệu lễ phục của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Từ ngày 22 tháng 12 năm 2009, các sĩ quan Việt Nam cũng sử dụng quân phục mới kiểu K-08.[11].
<span class='text_page_counter'>(21)</span> IX-Vũ khí, khí tài quân sự Quân đội nhân dân Việt Nam không công khai các thông tin về vũ khí, khí tài của mình nên việc biết chính xác các thông tin này dường như là điều không thể. Hiện nay Quân đội nhân dân Việt Nam đang sở hữu một lượng vũ khí rất lớn, một phần là từ thời Chiến tranh Việt Nam[cần dẫn nguồn]. Vũ khí được sử dụng chủ yếu là từ Liên Xô, Trung Quốc và Hoa Kỳ (Do năm 1975, Quân đội nhân dân Việt Nam đã tịch thu một số lượng vũ khí tương đối lớn do Hoa Kỳ viện trợ cho quân đội Sài Gòn trước đó). Từ năm 1990 trở đi, các bạn hàng vũ khí của Việt Nam được mở rộng, cả với Ấn Độ, Pháp, Israel, Triều Tiên[cần dẫn nguồn].... X-Phát triển và hiện đại hóa vũ khí trang bị Bài chi tiết: Hiện đại hóa Quân đội Nhân dân Việt Nam Trong suốt Chiến tranh Việt Nam (1965-1975) và Chiến tranh biên giới Tây Nam (1979-1989), Việt Nam hầu như dựa hoàn toàn vào các hệ thống vũ khí trang bị có nguồn gốc từ Liên bang Xô viết. Kể từ sau khi Liên Xô sụp đổ năm 1991, đã kết thúc giai đoạn "bán rẻ như cho" và Việt Nam bắt đầu phải thanh toán tiền mua vũ khí trang bị bằng ngoại tệ mạnh hoặc bằng hàng đổi hàng. Việt Nam đã đặt việc phát triển kinh tế lên hàng đầu và chỉ duy trì mức tăng chi tiêu quốc phòng một cách nhỏ giọt. Việt Nam không tiến hành các đợt mua sắm hay nâng cấp vũ khí lớn. Phải tới tận cuối những năm 1990, Chính phủ Việt Nam công bố một loạt các chương trình mua sắm các hệ thống vũ khí trang bị hiện đại. Theo đó, Việt Nam chậm rãi phát triển hải quân và không quân để kiểm soát các vùng nước nông và vùng đặc quyền kinh tế..
<span class='text_page_counter'>(22)</span> Hầu hết các chương trình mua sắm quốc phòng chủ yếu được thực hiện để đảm bảo ưu tiên này. Ví dụ, Việt Nam đã mua một số máy bay chiến đấu và tàu chiến có khả năng tác chiến khá cao. Việt Nam cũng lên kế hoạch phát triển nền công nghiệp quốc phòng với ưu tiên cho hải quân, có sự kết hợp với các đồng minh cũ (Nga, các nước Đông Âu) và Ấn Độ.. b-c¸c tÊm g¬ng anh hïng Bế Văn Đàn (1931 – 1954).
<span class='text_page_counter'>(23)</span> Đồng chí Bế Văn Đàn, sinh năm 1931, dân tộc Tày, quê ở xã Quang Vinh (nay là xã Triệu Ẩu), huyện Phục Hoà, tỉnh Cao Bằng. Xuất thân trong một gia đình nghèo có truyền thống cách mạng, cha làm thợ mỏ, mẹ mất sớm, lớn lên đồng chí tham gia hoạt động du kích. Tháng l năm 1948 đồng chí xung phong vào bộ đội và tham gia nhiều chiến dịch, đồng chí luôn nêu cao tinh thần dũng cảm, tích cực vượt qua mọi khó khăn ác liệt, kiên quyết chấp hành mọi chỉ thị mệnh lệnh nghiêm túc, chính xác kịp thời, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Cuộc kháng chiến chống thực đân Pháp đang ở giai đoạn quyết liệt, Đảng ta quyết định mở chiến dịch Đông Xuân năm 1953 - 1954, đơn vị hành quân đi chiến dịch, đồng chí Bế Văn Đàn làm liên lạc tiểu đoàn. Một đại đội của tiểu đoàn được giao nhiệm vụ bao vây giữ địch ở Mường Pồn. Lúc đó, khi thấy lực lượng ta ít, địch tập trung hai đại đội có phi pháo yểm trợ liên tiếp phản kích, nhưng cả hai lần chúng đều bị quân ta đánh bật. Cuộc chiến đấu diễn ra căng thẳng và quyết liệt. Địch liều chết xông lên. Ta kiên quyết ngăn chặn, chốt giữ. Cần có lệnh cho đại đội quyết tâm giữ ở Mường Pồn bằng bất cứ giá nào, để các đơn vị khác triển khai lực lượng, thực hiện các chủ trương của chiến dịch. Mặc dù đồng chí vừa đi công tác về nhưng khi thấy chỉ huy thông báo đồng chí đã xung phong lên đường làm nhiệm vụ. Mặc cho bom rơi, đạn nổ, đồng chí đã dũng cảm vượt qua lưới đạn dày đặc của địch, xuống truyền đạt mệnh lệnh cho đại đội kịp thời, chính xác. Trong khi đó, trận chiến đấu diễn ra ngày càng ác liệt hơn, đồng chí được lệnh ở lại đại đội chiến đấu. Địch phản kích lần thứ ba, chúng điên cuồng mở đường tiến, đại đội bị thương vong nhiều, chỉ còn 17 người, bản thân Bế Văn Đàn cũng bị thương, nhưng đồng chí vẫn tiếp tục chiến đấu. Một khẩu trung liên của đơn vị không bắn được vì xạ thủ hy sinh. Khẩu trung liên của.
<span class='text_page_counter'>(24)</span> Chu Văn Pù cũng chưa bắn được vì không có chỗ đặt súng, tình thế hết sức khẩn trương, không ngần ngại Bế Văn Đàn chạy lại cầm 2 khẩu trung liên đặt lên vai mình và hô bạn bắn. Đồng chí Pù còn do dự thì Bế Văn Đàn đã nói: ''Kẻ thù trước mặt, đồng chí có thương tôi thì bắn chết chúng nó đi''. Đồng chí Pù nghiến răng nổ súng vào đội hình quân địch quật ngã hàng chục tên. Địch hoảng hốt bỏ chạy, đợt phản kích này của chúng bị bẻ gãy. Trong lúc lấy thân mình làm giá súng, đồng chí Bế Văn Đàn bị hai vết thương nữa và đã anh dũng hy sinh, hai tay vẫn còn ghì chặt súng trên vai mình. Tấm gương dũng cảm của đồng chí đã cổ vũ cán bộ, chiến sĩ trên toàn mặt trận hăng hái thi đua giết giặc lập công, góp phần làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ chấn động địa cầu Đồng chí Bế Văn Đàn lúc hy sinh là tiểu đội phó, Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Tấm gương chiến đấu dũng cảm, chấp hành nghiêm mệnh lệnh của cấp trên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Do đó, trong đại hội mừng công của đơn vị, đồng chí Bế Văn Đàn được truy tặng Huân chương chiến công hạng nhất và được bình bầu là chiến sĩ thi đua số một của tiểu đoàn. Với những thành tích đặc biệt xuất sắc, ngày 31/8/1955, đồng chí được Quốc hội truy tặng danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân và Huân chương quân công hạng nhì. Đồng chí Bế Văn Đàn là một người anh hùng liệt sĩ cùng hàng ngàn các anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống lúc tuổi đôi mươi, góp phần làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ ''nên vành hoa đỏ, nên thiên sử vàng'' và đến Đại thắng mùa xuân năm 1975 lịch sử. Với những cống hiến đó, đồng chí không những là một tấm gương, một niềm tự hào của nhân dân các dân tộc Cao Bằng mà còn là niềm tự hào của nhân dân cả nước.. Bùi Bằng Đoàn (Kỷ Sửu 1889 - Ất mùi 1955) Từ Thượng thư Bộ Hình Nam Triều đến Trưởng ban Thường trực Quốc hội Việt Nam.
<span class='text_page_counter'>(25)</span> Cụ Bùi Bằng Đoàn (1889- 1955) là một ông quan nổi tiếng thanh liêm, chính trực và yêu thương dân chúng trong triều đình Huế. Cách mạng Tháng Tám thành công, trong thế nên “xuất” hay nên “xử” của một nhà Nho, Cụ đã nhận lời mời của Hồ Chủ Tịch ra nhậm chức Trưởng ban Thanh tra đặc biệt Chính phủ. Tổng tuyển cử 6.1.1946, Cụ trúng cử ĐBQH và sau đó được bầu làm Trưởng ban Thường trực QH. Kháng chiến toàn quốc bùng nổ, Cụ đã lên Việåt Bắc, sát cánh cùng Hồ Chủ Tịch trong những thời điểm khó khăn nhất...Cuộc đời của Cụ Bùi Bằng Đoàn là một tấm gương tận tụy, vì nước vì dân.... Chủ tịch Hồ Chí Minh, cụ Bùi Bằng Đoàn (bên phải) và Đại tướng Võ Nguyên Giáp ở Chiến khu Việt Bắc năm 1947. Ông quan thanh liêm Cụ Bùi Bằng Đoàn sinh ngày 17.8.1889 (Kỷ Sửu) trong một gia đình nho học tại làng Liên Bạt, huyện Ứng Hòa, tỉnh Hà Tây. Cụ từng đỗ Cử nhân dưới triều vua Thành Thái, gặp thời Tây học bắt đầu thịnh hành, Cụ phải khai thêm 3 tuổi cho đủ để vào học truờng Hậu bổ. Đến năm 1933, cụ đã giữ chức Nam triều Tư pháp Bộ Thượng thư, nổi tiếng là ông quan đức độ, thanh liêm, chính trực, chăm dân. Trên công đường ở những nơi cụ làm quan, đều có treo một bảng thông báo “không nhận quà biếu”..
<span class='text_page_counter'>(26)</span> Với người nhà, cụ rất nghiêm khắc, cấm tiệt việc nhận quà, nếu lỡ nhận rồi thì phải mang đi trả lại. Khi làm tri phủ Xuân Trường (Nam Định) cụ đã đề xuất và thực hiện việc đắp đê Bạch Long ngăn nước mặn, tạo lập được một vùng lúa, dâu rộng lớn. Ghi công đức cụ, dân địa phương đã làm lễ tế sống vị “phụ mẫu chi dân” trẻ tuổi ngay nơi nhậm chức. Năm 1925, trước việc báo chí lên án cảnh phu đồn điền ở miền Nam bị bóc lột dã man, Chính phủ Nam Triều đã cử Bùi Bằng Đoàn vào Nam bộ thanh tra các đồn điền cao su của Pháp. Cụ đã tiến hành thanh tra thấu đáo, viết một bản báo cáo dày đến 100 trang bằng tiếng Pháp nêu bật lên những điều vô lý trong chính sách đối với phu đồn điền. Những kiến nghị xác đáng của bản báo cáo đã được nhà đương cục chấp nhận, giảm thiếu những chế độ hà khắc đối với công nhân đồn điền cao su thời đó. Cụ Bùi Bằng Đoàn là một người đặc biệt thông minh, theo Nho học nhưng rất giỏi toán, nhất là môn đại số. Còn đối với Pháp văn, cụ là người tinh thông. Chính vì thế, năm 1925, mặc dù đang làm tri phủ Nghĩa Hưng nhưng vẫn được mời lên Hà Nội làm thông ngôn cho phiên tòa đại hình xử vụ án cụ Phan Bội Châu. Với tính cách cương trực, bênh vực lẽ phải, Bùi Bằng Đoàn đã thông dịch rõ ràng, trung thực những lời nói, lý lẽ đanh thép của cụ Phan Bội Châu để rồi sau đó tòa án đã không khép được cụ Phan vào án chung thân mà giảm xuống hình thức “an trí ở Huế”. Tháng 3.1945, Nhật đảo chính Pháp, Vua Bảo Đại xuống chiếu thành lập Chính phủ, Thượng thư Bộ Hình Bùi Bằng Đoàn đã từ chối tham gia Chính phủ bù nhìn, cáo quan về quê. Tuy nhiên, Chính phủ Nam Triều đã mời cụ ở lại bằng được và giao giữ chức Chánh nhất Tòa Thượng thẩm Hà Nội. Ở thời điểm “đêm trước” của cách mạng, tổ chức Việt Minh đã tiếp xúc và mời cụ làm Hội trưởng Hội bảo vệ tù chính trị. Và cụ đã đến với Việt Minh, đến với cách mạng một cách tự nhiên, như phẩm chất vốn có trong con người chính trực của cụ.. Một lòng theo cách mạng Ông Bùi Nghĩa, con trai cụ Bùi Bằng Đoàn kể lại: Không biết cụ đã tham gia Việt Minh từ bao giờ nhưng kế hoạch tổ chức mít tinh ngày 17.8 như thế nào, Việt Minh sẽ nhân dịp đó tổ chức diễn thuyết ra sao cụ đều biết cả. Ngày 2.9.1945, cụ được mời tham gia dự lễ Tuyên ngôn Độc lập tại Ba Đình. Tại buổi lễ đó, cụ Bùi Bằng Đoàn đã gặp Hồ Chủ Tịch và cụ Hồ đã có nhã ý mới cụ Bùi tham gia chính quyền cách mạng. Việc này, cụ đã kể lại cho con cháu trong nhà ngay sau đó. Tuy nhiên, khi cách mạng thành công, theo lẽ thường, cụ đã “treo ấn, từ quan” về an trí ở quê nhà Liên Bạt, Hà Tây. Sống trong cảnh điền viên chẳng được bao lâu, ngày 17.11.1945, cụ nhận được thư của Hồ Chủ Tịch mời ra gánh vác việc nước. Bức thư viết: “Thưa Ngài/ Tôi tài đức ít ỏi, mà trách nhiệm nặng nề. Thấy Ngài học vấn cao siêu, kinh nghiệm phong phú. Vậy nên, tôi muốn.
<span class='text_page_counter'>(27)</span> mời Ngài làm Cố vấn cho tôi, để giúp thêm ý kiến trong công việc hưng lợi trừ hại cho nước nhà dân tộc. Cảm ơn và chúc Ngài mạnh khỏe/Kính thư- Hồ Chí Minh”. Từ một ông quan thanh liêm, chính trực làm việc dưới triều đình phong kiến, nhận thức rõ đường lối cách mạng và mến mộ tài đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cụ lại rời quê, dấn thân vào con đường cách mạng. Tham gia chính quyền mới, cụ đã từng giữ các chức vụ: Cố vấn Chủ tịch nước, Trưởng ban Thanh tra đặc biệt, Đại biểu Quốc hội khóa I, Trưởng ban Thường trực Quốc hội từ tháng 11.1946 cho đến khi tạ thế, tháng 4.1955. Trong thời gian tham gia cách mạng của cụ Bùi Bằng Đoàn, có hai sự kiện đáng ghi nhớ. Một là, khi kháng chiến toàn quốc bùng nổ, ngày 18.12.1946, cơ quan Ban Thường trực Quốc hội phải sơ tán đến địa điểm mới và ngôi nhà của cụ tại thôn Liên Bạt, Ứng Hòa, Hà Tây trở thành trụ sở làm việc của Ban thường trực QH một thời gian. Hai là, thời gian ở Việt Bắc cụ lâm bệnh nặng, cuối năm 1948 Hồ Chủ Tịch và Trung ương đã quyết định đưa cụ về xuôi để dưỡng bệnh. Khi về gần đến nhà thì gặp lính Pháp đang càn quét ở Vân Đình, cụ phải lánh đi. Khi đó, một mình cụ bà Trần Thị Đức ở nhà, đang cất dấu tài liệu của Quốc hội, của Đảng thì bị giặc Pháp ập vào và bắn chêtë. Sự hy sinh của cụ bà mãi tới năm 1955, khi về thăm nhà cụ Bùi mới được biết. Cụ Bùi Bằng Đoàn làm việc trong một thời gian ngắn tại chiến khu Việt bắc. Tại đây, mối thâm giao giữa cụ Hồ và cụ Bùi Bằng Đoàn không chỉ là tình cảm cách mạng mà còn là của những người bạn tri ân. Có lẽ ai cũng biết bài thơ Hồ Chủ Tịch tặng cụ Bùi Bằng Đoàn: “Xem sách chim rừng vào cửa đậu/ Phê văn hoa núi ghe nghiêng soi Tin vui thắng trận dồn chân ngựa Nhớ cụ thơ xuân tặng một bài”... Cụ Bùi cũng đã có bài thơ họa: “Sắt đá một lòng vì chủng tộc Non sông muôn dặm giữ cơ đồ Biết Người việc nước không hề rảnh Vung bút thành thơ đuổi giặc thù”. Ở núi rừng Việt Bắc kham khổ, gặp bạo bệnh, cụ phải giao việc của Ban Thường trực Quốc hội lại cho cụ Tôn Đức Thắng và cụ Tôn Quang Phiệt để về xuôi chữa bệnh. Tuy xa Trung ương, xa Hồ Chủ Tịch nhưng cụ vẫn thường xuyên liên hệ với chiến khu, vẫn thư từ và gửi góp ý cho Trung ương và Chính phủ về những vấn đề mà cụ quan tâm. Thỉnh thoảng, Cụ vẫn trả lời phỏng vấn, viết báo để động viên quân, dân tin tưởng vào thắng lợi của cuộc kháng chiến..
<span class='text_page_counter'>(28)</span> Từ Thượng thư Bộ Hình Nam triều, chuyên lo việc xử án nổi tiếng thanh liêm, chính trực, cụ Bùi Bằng Đoàn đã vượt qua những định kiến của thời cuộc, của chế độ cũ- mới để tham gia chính quyền cách mạng, trở thành ĐBQH khóa I, Trưởng ban Thường trực Quốc hội Việt Nam. Đức thanh liêm và tấm lòng tận trung với nước, tận hiếu với dân của cụ Bùi Bằng Đoàn thật đáng để chúng ta kính trọng và học tập.. Bạch Thái Bưởi (Giáp tuất 1874 – Nhâm thân 1932).
<span class='text_page_counter'>(29)</span> Bạch Thái Bưởi: "Cậu ký" đường thủy. Ở nước ta, lịch sử đã ghi lại sự phát triển rất sớm của các ngành nghề thủ công nghiệp, tuy nhiên đó chỉ là những ngành nghề thủ công quy mô nhỏ mà người quản lý thường là chủ gia đình. Đến thời kỳ Pháp thuộc, công nghiệp đã có bước phát triển. Tuy phần lớn DN nằm trong tay chủ tư bản Pháp, nhưng cũng đã xuất hiện những doanh nhân người Việt thành đạt, có ý thức dân tộc, tiêu biểu là Bạch Thái Bưởi. Trong hàng “tứ đại gia” giàu có nhất nước vào những năm đầu của thế kỷ XX (Nhất Sĩ, nhì Phương, tam Xường, tứ Bưởi), Bạch Thái Bưởi (18741932) được coi là một doanh nhân kiệt xuất của đất Việt. “Ông vua đường thủy” này - như người ta xưng tụng - đã khởi nghiệp từ hai bàn tay trắng. "Cậu ký" lập nghiệp Bạch Thái Bưởi sinh năm 1874, trong một gia đình nông dân nghèo, họ Đỗ tại làng An Phúc, tỉnh Hà Đông. Cha ông mất sớm, nên ông phải giúp mẹ sinh sống bằng nghề bán hàng rong. Lúc ấy có một nhà phú hào họ Bạch thấy ông thông minh, lanh lợi, nên nhận làm con nuôi và đổi lại họ Bạch. Nhờ đó, ông có cơ hội ăn học. Bạch Thái Bưởi được đi học chữ quốc ngữ, chữ Pháp. Rồi ông xin làm chân ký lục (nhân viên thư ký) cho một hãng buôn người Pháp ở phố Tràng Tiền (Hà Nội), sau đó sang làm với một hãng thầu công chánh. Chính ở những nơi này, cậu ký Bưởi đã học được cách tổ chức, quản lý sản xuất và tiếp xúc với thiết bị, máy móc. Vào làm công cho người Pháp, với vốn liếng tiếng Pháp khá thông thạo nên năm 21 tuổi, Bạch Thái Bưởi được Phủ Thống sứ Bắc kỳ chọn làm người giới thiệu sản phẩm gian hàng tại hội chợ Bordeaux (Pháp) năm 1895. Qua chuyến đi này, ông được mở rộng tầm mắt, hiểu biết về kỹ thuật văn minh phương Tây cũng như nghệ thuật kinh doanh làm giàu. Là một thanh niên không chịu an phận, đây là cơ hội ngàn vàng tạo niềm phấn kích, khiến ông quyết tâm đi vào con đường kinh doanh. Vì vậy khi về nước, ông liền xin thôi việc và bắt tay xây dựng cơ nghiệp riêng..
<span class='text_page_counter'>(30)</span> Nhà quản lý chợ tiền bối Khi người Pháp xúc tiến việc mở đường sắt nối liền Bắc-Nam, nhận thấy nhu cầu tà-vẹt gỗ rất lớn, Bạch Thái Bưởi dốc hết vốn liếng dành dụm bấy lâu hùn với một người Pháp vào việc lãnh thầu cung cấp tà-vẹt cho công trình này. Suốt 3 năm ròng, ông lùng khắp rừng sâu, lũng thấp tìm cho được gỗ thật bền, thật tốt để đáp ứng yêu cầu, gây uy tín với người Pháp. Sau vụ làm ăn này, ông được số tiền lời trên mấy vạn. Sau đó, ông xin phép mở dịch vụ cầm đồ ở Nam Định. Xưa nay, cầm đồ là lĩnh vực mà người Tàu độc quyền thao túng. Để cạnh tranh với họ, ông phải đem tất cả tài tổ chức, kinh nghiệm ra đối phó. Nhân viên toàn người Việt, lại ăn nói, cư xử nhã nhặn, tiền chịu lời phải chăng, cho nên dù bị nhà cầm quyền làm khó dễ đủ điều, thương khách người Hoa chờ ông vỡ nợ…, nhưng khách hàng của ông vẫn ngày một đông. Thừa thắng, ông lãnh thêm việc thầu thuế chợ ở Vinh (1906-1913), ở Nam Định (1906-1909), ở Thanh Hóa (1907-1909). Ngành in ấn vốn là nghề hoàn toàn mới lạ đối với ông, nhưng khi thấy xã hội có nhu cầu, ông vẫn bỏ tiền ra mở “Công ty in và Xuất bản Bạch Thái Bưởi” (sau là Đông Kinh ấn quán), xuất bản tờ “Khai hóa nhật báo” nhằm cổ động phong trào thực nghiệp ở nước ta. "Vua" sông nước Bạch Thái Năm l909, với vốn liếng, kinh nghiệm làm ăn trong những năm qua, Bạch Thái Bưởi quyết tâm lao vào một lĩnh vực kinh doanh mới: vận tải đường sông. Chính từ đây, ông vươn lên đỉnh cao trong sự nghiệp kinh doanh, trở thành “Vua sông biển Đông Dương” và là một trong “tứ đại gia” lừng lẫy thời đó.. Ngày nay ở Quảng Ninh có một cảng biển mang tên ông. Đầu tiên, Bạch Thái Bưởi thuê lại ba chiếc tàu Phi Phụng, Phi Long, Khoái Tử Long của một người Pháp là R.Marty vừa hết hạn hợp đồng với nhà nước. Ba chiếc tàu của ông chạy hai tuyến Nam Định-Hà Nội và Nam Định-Bến Thủy. Vào nghề sông nước, ông phải đương đầu với các đối thủ người Pháp, Hoa có thế lực mạnh, lại giàu kinh nghiệm hơn nhiều lần. Đặc biệt là việc ông cạnh tranh quyết liệt với người Hoa. Giới Hoa thương lúc đầu rất ngạc nhiên khi thấy một người Việt dám lao vào vùng “cấm địa” của họ. Về sau, họ mới lo sợ, kết hợp với nhau để loại trừ ông. Cuộc tranh đua rất căng thẳng: ông hạ một giá, họ hạ hai giá; ông đãi khách uống trà, họ thết khách thêm bánh ngọt. Giá tàu từ Nam Định lên Hà Nội: trước là 40 xu, nay còn 5 xu… So với các thương gia người Hoa, tình.
<span class='text_page_counter'>(31)</span> thế của ông thật nguy ngập, mướn ba chiếc tàu, mỗi tháng trả 2.000 đồng, mà mỗi chuyến chỉ thu được 20 đồng. Chính lúc cực kỳ nguy ngập đó, Bạch Thái Bưởi đã sử dụng thế mạnh tinh thần: "Vật chất khó đương đầu thì dùng đòn tâm lý". Ông vận động, kêu gọi mọi người ủng hộ công cuộc kinh doanh của người Việt, “ta về ta tắm ao ta”. Ông tung ra những đoàn diễn thuyết trên các bến tàu, nêu rõ những thiệt thòi của người Việt, cổ vũ tinh thần đồng bang. Bạch Thái Bưởi còn treo một cái ống trên tàu, để ai thấy việc làm của ông là đáng khuyến khích, bỏ tiền vào, giúp cho chủ tàu đỡ phần lỗ lã, đủ sức cạnh tranh. Kết quả hành khách đều bỏ tàu Hoa mà đi tàu Việt. Cuối cùng nhờ vậy ông đã thắng. Đội tàu của ông không những vượt qua sóng gió mà còn lớn mạnh, được bổ sung bằng những đội tàu của công ty Pháp, Hoa bị phá sản như: Marty d’Abbadie, Desch Wanden… Năm 1915, ông còn mua lại xưởng đóng và sửa chữa tàu của R.Marty. Sau bảy năm kinh doanh trên sông nước, Bạch Thái Bưởi đã tạo dựng một cơ ngơi khép kín từ chạy tàu đến đóng tàu, sửa chữa tàu và các chi nhánh ở nhiều nơi. Năm 1916, ông chuyển trụ sở từ Nam Định vào Hải Phòng và đặt tên cho hãng là “Giang hải luân thuyền Bạch Thái Công ty”, với lá cờ hiệu màu vàng có hình mỏ neo và ba sao đỏ. Năm 1917, Hãng Deschwanden của Pháp bị phá sản, Bạch Thái Bưởi mua lại sáu chiếc tàu khác của hãng này. Ngày 7/9/1919, công ty của Bạch Thái Bưởi đã làm rạng danh ngành hàng hải Việt Nam khi cho hạ thủy tại Cửa Cấm (Hải Phòng) chiếc tàu Bình Chuẩn hoàn toàn do người Việt thiết kế, thi công. Con tàu Bình Chuẩn dài 42m, rộng 7,2m, cao 3,6m, trọng tải 600 tấn, động cơ compound 450 mã lực, chạy bằng hơi nước có dung tích tám mét khối, vận tốc đạt 8 hải lý/giờ. Tàu Bình Chuẩn chạy chuyến đầu tiên từ Hải Phòng cập bến Sài Gòn ngày 17/9/1920, trong sự đón chào nồng nhiệt của giới công thương Sài Gòn lúc đó. Công ty của Bạch Thái Bưởi bắt đầu mở rộng tầm hoạt động khắp Đông Dương và các nước lân cận như Hồng Kông, Trung Quốc, Nhật, Singapore…Nhưng đỉnh cao phát triển của công ty là khoảng cuối thập niên 1920 đầu 1930, khi ấy công ty có trên 40 con tàu, với số lượng nhân viên lên tới 2.500 người làm việc trên các đội tàu, xưởng đóng tàu. Văn phòng và chi nhánh của công ty có ở các thành phố lớn như Hà Nội, Nam Định, Tuyên Quang, Việt Trì, Bến Thủy, Quy Nhơn, Đà Nẵng, Sài Gòn… "Vua mỏ nước Việt" Dường như với Bạch Thái Bưởi : “Chiến thắng không hiểm nguy thì chiến thắng.
<span class='text_page_counter'>(32)</span> không vẻ vang”. Cho nên khi đã thắng kẻ có tiền bạc, ông lại muốn ăn thua với kẻ có nhiều quyền thế. Các mỏ than lúc bấy giờ đều nằm trọn trong tay người Pháp, vậy mà ông vẫn liều mạng xông vào trận địa này. Năm 1928, Bạch Thái Bưởi đem hết tài sản, dốc vào việc khai mỏ. Nhờ tài khéo léo và mưu mẹo, ông được cấp phép khai mỏ than ở vùng Quảng Yên. Ông nhận thức rằng: muốn hơn người Pháp trong việc khai mỏ cần phải có người điều hành giỏi chuyên môn, thấu đáo kỹ thuật. Cho nên ông nhờ người thân tín ở Pháp, tuyển dụng ở các trường kỹ thuật những người có tài năng về Việt Nam làm việc. Hoạt động như vậy, không bao lâu, than của ông chất thành núi (đến năm 1945 mới bán hết), ông trở thành “Vua mỏ nước Việt”. Với đầu óc thực tế, tầm mắt nhìn xa, ông còn dự định tạo dựng nhiều công trình như: xây một nhà máy xay gạo ở Nam Định với những thiết bị tân tiến mua tận Hambourg (Đức), chương trình đặt ống cống, xây nhà máy nước, dựng nhà máy điện cho thành phố Nam Định và cả việc đặt đường sắt Nam Định – Hải Phòng, nhưng tiếc là vì hoàn cảnh, vì chiến tranh, nên ông không thực hiện được. "Có Bưởi thì không có Robin" Mặc dù tiếp xúc thường xuyên với người Pháp, học tập kỹ thuật tân tiến của người phương Tây, nhưng chưa bao giờ Bạch Thái Bưởi đánh mất “cội nguồn dân tộc” của mình. Chẳng hạn, khi đặt tên các con tàu, ông đều lấy từ nguồn lịch sử của dân tộc như: Lạc Long, Hồng Bàng, Trưng Trắc, Đinh Tiên Hoàng, Lê Lợi, Hàm Nghi… Có lần lên tiếng bênh vực cho quyền lợi của người dân bị trị, trong Hội nghị kinh tế lý tài, ông bị Toàn quyền Robin đe dọa: “Nơi nào có Robin thì không có Bạch Thái Bưởi”, ông đáp lại: “Nước này còn Bạch Thái Bưởi thì không còn Robin”. Xuất thân từ tầng lớp nghèo khó, ông luôn quan tâm đến đời sống của giới thợ thuyền. Ngoài chế độ an sinh dành cho các nhân viên của mình, ông còn giáo dục con cái lòng quý trọng những người cần lao, nghèo khó. Các con đến tuổi trưởng thành đều được ông cất giao công việc trên các bến tàu hay các khu mỏ… Thậm chí, cô con gái học ở Hà Nội, nghỉ hè về, ông cũng dẫn theo để tập việc, ghi chép sổ sách, xét hồ sơ trợ cấp cho học sinh nghèo có chí du học. Nếu Lương Văn Can vạch ra 10 nguyên nhân làm các DN Việt Nam không phát triển được, thì chính Bạch Thái Bưởi đã lấp đầy những khiếm khuyết đó bằng những tôn chỉ nghiêm túc trên thương trường: thương phẩm, thương hội, tín thực, kiên tâm, nghị lực, trọng nghề, thương học, giao thiệp, tiết kiệm và coi trọng hàng nội hóa. Ngày 22/7/1932, một cơn đau tim đã vật ngã “Nhà DN bền chí, quả cảm bậc nhất.
<span class='text_page_counter'>(33)</span> của nước Việt, ở đầu thế kỷ XX”. Sau hơn 20 năm ngang dọc trên thương trường, Bạch Thái Bưởi qua đời tại Hải Phòng để lại cho lịch sử doanh thương Việt Nam một tên tuổi đã trở thành huyền thoại.. Hồ Chí Minh Hồ Chí Minh.
<span class='text_page_counter'>(34)</span> Hồ Chí Minh vào khoảng năm 1946. I-TiÓu sö 1. TiÓu sö: - Hå ChÝ Minh tªn gäi thêi niªn thiÕu lµ NguyÔn Sinh Cung, trong thêi k× ®Çu hoạt động cách mạng mang tên NAQ, sinh ngày: 19/05/1890 trong một gia đình nhµ nho yªu níc. Hå ChÝ Minh : (19 tháng 5 năm 1890 – 2 tháng 9 năm 1969) là một nhà cách mạng, một trong những người đặt nền móng và lãnh đạo công cuộc đấu tranh giành độc lập, toàn vẹn lãnh thổ cho Việt Nam. Ông là người viết và đọc bản Tuyên ngôn Độc lập Việt Nam khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngày 2 tháng 9 năm 1945 tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội, là Chủ tịch nước trong thời gian 1945 – 1969, Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam trong thời gian 1951 – 1969.. - Quª qu¸n: Lµng Kim Liªn (lµng Sen), x· Kim Liªn huyÖn Nam §µn NghÖ An - Gia đình: + Cha lµ cô Phã b¶ng NguyÔn Sinh S¾c + MÑ lµ cô Hoµng ThÞ Loan - Thời trẻ Ngời học chữ Hán, sau đó học trờng Quốc học Huế, có thời gian ng¾n d¹y häc ë trêng Dôc Thanh – Phan ThiÕt. Theo gia phả của dòng họ Nguyễn ở làng Sen xã Kim Liên tại huyện Nam Đàn, Nghệ An thì: "Hoàng sơ tổ khảo là Nguyễn Bá Phụ, tổ đời thứ hai là Nguyễn Bá Bạc, tổ đời thứ ba là Nguyễn Bá Ban, tổ đời thứ tư là Nguyễn Văn Dân,... tổ đời thứ năm, Nguyễn Sinh Vật là giám sinh đời Lê Thánh Đức (tức Lê Thần Tông) năm thứ ba..., tổ đời thứ sáu là Nguyễn Sinh Tài đỗ hiếu sinh khi 17 tuổi, năm 34 tuổi đỗ tam trường khoa thi Hội..., tổ đời thứ 10 là Nguyễn Sinh Nhậm[10])."Cả bốn đời đầu tiên của dòng họ đều chưa lấy đệm là "Sinh" và không rõ năm sinh, năm mất[11]..
<span class='text_page_counter'>(35)</span> 2. Quá trình hoạt động cách mạng: - Năm 1911, HCm ra đi tìm đờng cứu nớc. Tháng 1/1919, Ngời gửi tới Hội nghÞ VÐc xay b¶n Yªu s¸ch cña nh©n d©n An Nam, kÝ tªn NAQ. N¨m 1920, dù §¹i héi Tua vµ lµ mét trong nh÷ng thµnh viªn ®Çu tiªn s¸ng lËp §¶ng Cộng sản Pháp. Từ 1923 đến 1941 Ngời hoạt động chủ yếu ở Liên xô và TQ. - HCM đã tham gia thành lập nhiều tổ chức cách mạng nh: VNTNCM§CH(1925), Héi liªn hiÖp c¸c d©n téc bÞ ¸p bøc ë ¸ §«ng(1925) vµ chñ tr× Héi nghÞ hîp nhÊt c¸c tæ chøc cs trong níc ë H¬ng C¶ng(HC) - 2/1941 Ngời về nớc trực tiếp lãnh đạo cách mạng. Ngày 13/8/1942 Ngời sang TQ…ngày 2/9/1945 Ngời đọc bản Tuyên Ngôn Độc lập…Ngời mất ngµy 2/9/1969….. Nguyễn Ái Quốc, chụp tại Liên Xô năm 1923.. Hồ Chí Minh đọc tuyên ngôn độc lập trên quảng trường Ba Đình.. III/ Sù nghiÖp v¨n häc. 1.Quan ®iÓm s¸ng t¸c. a. Tính chiến đấu của văn học: - Văn nghệ là hoạt động tinh thần phong phú phục vụ cho sự nghiệp cách mạng, hoạt động văn học cũng là hoạt động chính trị của ngời cách mạng. Nhà văn còng ph¶i cã tinh thÇn xung phong nh nh÷ng ngêi chiÕn sÜ ngoµi mÆt trËn. - Quan điểm này đợc thể hiện trong “Khán thiên gia thi hữu cảm” và “Th gửi c¸c nghÖ sÜ nh©n dÞp triÓn l·m héi häa 1951”….
<span class='text_page_counter'>(36)</span> - Quan ®iÓm nµy cã sù kÕ thõa trong truyÒn thèng VH d©n téc vµ ph¸t huy trong thời đại ngày nay. b. TÝnh ch©n thùc vµ tÝnh d©n téc cña v¨n häc: - Ngêi yªu cÇu v¨n nghÖ sÜ viÕt cho hay, cho ch©n thËt, cho hïng hån hiÖn thùc đời sống. Phát huy cốt cách dân tộc, giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, đề cao sù s¸ng t¹o cña ngêi nghÖ sÜ. - VÒ mÆt h×nh thøc, nghÖ thuËt cña t¸c phÈm ph¶i cã sù chän läc, ph¶i cã sù s¸ng t¹o, ng«n ng÷ trong s¸ng tr¸nh sù cÇu k× vÒ h×nh thøc. Quan điểm nghệ thuật trên hoàn toàn đúng đắn và tiến bộ c. Tính mục đích của văn chơng: - Xuất phát từ mục đích, đối tợng tiếp nhận để quyết định đến nội dung và hình thøc t¸c phÈm. - Ngời cầm bút phải xác định: “Viết cho ai?”(đối tợng), “Viết để làm gì?” (mục đích), “Viết cái gì?” (nội dung), “Viết ntn?” (hình thúc). Ngời cầm bút phải xác định đúng mối quan hệ của chúng thì văn học mới đạt hiệu quả cao. - Xuất phát từ quan điểm đó mà các tác phẩm của Ngời luôn có t tởng sâu sắc và hình thức nghệ thuật sinh động. Hoạt động ở nước ngoài Bài chi tiết: Hoạt động của Hồ Chí Minh trong giai đoạn 1911-1941. Mô hình chiếc tàu buôn Đô đốc Latouche-Tréville được trưng bày tại bến Nhà Rồng.
<span class='text_page_counter'>(37)</span> Tranh biếm họa của Nguyễn Ái Quốc cho tờ Le Paria, đời sống người dân dưới ách thống trị của thực dân Pháp 2. Di s¶n v¨n häc. a. V¨n chÝnh luËn. - Với mục đích chính trị, văn chính luận của ngời viết ra nhằm tiến công trực diÖn kÎ thï. - Nh÷ng t¸c phÈm chÝnh luËn thÓ hiÖn mét lÝ trÝ s¸ng suèt, trÝ tuÖ s¾c s¶o vµ c¶ mét tÊm lßng yªu ghÐt nång nµn, s©u s¾c, tÇm hiÓu biÕt s©u réng vÒ v¨n hãa, vÒ thùc tiÔn cuéc sèng. ChÝnh v× thÕ v¨n chÝnh luËn cña Ngêi trë thµnh nh÷ng ¸ng v¨n chÝnh lËn mÉu mùc… - Nh÷ng t¸c phÈm tiªu biÓu: “B¶n ¸n…”, “Tuyªn ng«n…”, “Lêi kªu gäi…” b. TruyÖn vµ kÝ: - Từ những năm 20 của thế kỉ 20 (1920-1925) khi NAQ đang hoạt động cách mạng bên Pháp, Ngời đã sáng tác một số truyện, kí đặc sắc, sáng tạo và hiện đại sau đó đợc tập hợp lại trong tập Truyện và kí.… - Những tác phẩm có tính chiến đấu cao, thể hiện vẻ đẹp trí tuệ sắc sảo với trí tởng tợng phong phú, vốn văn hoá sâu rộng và tính thực tiễn nhằm tố cáo, châm biếm, đả kích TD và PK ở các nớc thuộc địa đồng thời ca ngợi những tấm gơng chiến đấu dũng cảm. - Những truyện và kí của NAQ đợc viết bằng một bút pháp hiện đại và nghệ thuật trần thuật linh hoạt tạo nên những tình huống độc đáo, những hình tợng sinh động. - Nh÷ng t¸c phÈm chÝnh : Pari, Con ngêi biÕt mïi hun khãi, Vi hµnh,Nh÷ng mÈu chuyện về cuộc đời hoạt động của Bác Hồ, Vừa đI đờng vừa kể chuyện… - Ngoµi ra Ngêi cßn viÕt mét sè t¸c phÈm kh¸c nh: NhËt kÝ ch×m tµu (1931), Vừa đii đờng vừa kể truyện (1963)… c. Th¬ ca: - Sù nghiÖp th¬ ca cña B¸c v« cïng phong phó vµ tªn tuæi cña ngêi g¾n liÒn víi tËp th¬ NhËt kÝ trong tï… + Tác phẩm ghi lại một cách chân thực chế độ nhà tù Trung Quốc thời Tởng Giới Th¹ch.(T/c híng ngo¹i). + Ph¶n ¸nh bøc ch©n dung tinh thÇn tù häa cña Hå ChÝ Minh. (T/c híng néi). + Nhật kí trong tù là một tập thơ đặc sắc thể hiện sự đa dạng và linh hoạt về bút ph¸p nghÖ thuËt, kÕt tinh gi¸ trÞ t tëng vµ nghÖ thuËt th¬ ca HCM. - Ngoài NKTT, còn phải kể đến một số chùm thơ ngời làm ở Việt Bắc trong nh÷ng n¨m kh¸ng chiÕn. Næi bËt lµ mét phong th¸i ung dung hoµ hîp víi thiªn nhiªn, thÓ hiÖn b¶n lÜnh cña ngêi c¸ch m¹ng. 3. Phong c¸ch nghÖ thuËt. Phong cách nghệ thuật của HCM độc đáo mà đa dạng. Văn chính luận: Ng¾n gän, sóc tÝch, lËp luËn chÆt chÏ, lÝ lÏ ®anh thÐp, b»ng chøng thuyÕt phôc, giµu tÝnh luËn chiÕn vµ ®a d¹ng vÒ bót ph¸p, giµu h×nh ¶nh, giäng ®iÖu ®a dang. Tryện và kí: Thể hiện tính chiến đấu mạnh mẽ và nghệ thuật trào phúng sắc bÐn. TiÕng cêi trµo phóng nhÑ nhµng mµ th©m thuý s©u cay. ThÓ hiÖn chÊt trÝ tuÖ sắc sảo và hiện đại. Thơ ca: Phong cách hết sức đa dạng, hàm súc, uyên thâm, đạt chuẩn mực về nghệ thuật, sử dụng thành công nhiều thể loại thơ . Có loại thơ tuyên truyền cổ động lời lÏ méc m¹c gi¶n dÞ, cã lo¹i th¬ hµm sóc uyªn th©m kÕt hîp gi÷a mµu s¾c cæ ®iÖn và bút pháp hiện đại..
<span class='text_page_counter'>(38)</span> c-mét sè t¸c phÈm v¨n häc vÒ quân đội nhân dân việt nam I Những bài hát truyền thống của QĐND Việt Nam Tiến buớc dưới quân kỳ. Tác giả: Doãn Nho. Ngày sinh: 1 tháng 8 năm 1933 (75 tuổi) tại Hà Nội Nghề nghiệp: Nhạc sĩ, đại tá quân đội Tác phẩm nổi tiếng: Tiến bước dưới quân kỳ, Người con gái sông La, Năm anh em trên một chiếc xe tăng. Tiến bước dưới quân kỳ là bài hát được nhạc sỹ Doãn Nho viết vào năm 1958 khi nhạc sỹ về thăm lại Điện Biên Phủ. Bài hát được chọn là một trong những bài hát truyền thống của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Vừng đông đã hửng sáng núi non xanh ngàn trùng xa Tổ quốc bao la hiền hòa tươi thắm bóng cờ vờn bay trên cao muôn trái tim này hòa nhịp cùng ngàn lời ca trong sóng lúa lấp lánh sao bay trên quân kỳ Nghe rung núi đồi từng bước ta đi nhắc tới chiến công ngàn năm xưa Nhìn cờ hồng bay rực rỡ gương bao anh hùng bừng cháy trong tim Quên thân mình một niềm tin trong phong ba tô thắm tươi thêm màu cờ Giữ vững hòa bình dựng xây tương lai chân trời mới sáng ngời quân ta đi Ghi sâu trong lòng từng bước ta đi Mãi mãi vững tin Đảng tiền phong Bộ đội của ta đã mạnh lớn Lớp lớp sóng người vững bước dưới cờ vinh quang này là đoàn quân đã chiến thắng đây ánh quân kỳ chiếu sáng ngời Vừng đông đã hửng sáng núi non xanh ngàn trùng xa Tổ quốc bao la hiền hòa tươi thắm bóng cờ vờn bay trên cao muôn trái tim này hòa nhịp cùng ngàn lời ca trong sóng lúa lấp lánh sao bay trên quân kỳ Nghe rung núi đồi từng bước ta đi nhắc tới chiến công ngàn năm xưa Nhìn cờ hồng bay rực rỡ gương bao anh hùng bừng cháy trong tim Quên thân mình một niềm tin trong phong ba tô thắm tươi thêm màu cờ Giữ vững hòa bình dựng xây tương lai chân trời mới sáng ngời quân ta đi Ghi sâu trong lòng.
<span class='text_page_counter'>(39)</span> từng bước ta đi Mãi mãi vững tin Đảng tiền phong Bộ đội của ta đã mạnh lớn Lớp lớp sóng người vững bước dưới cờ vinh quang này là đoàn quân đã chiến thắng đây ánh quân kỳ chiếu sáng ngời. Vì nhân dân quên mình Nhạc sĩ : Doãn Quang Khải Vì nhân dân quên mình là tên của một hành khúc do Doãn Quang Khải (học viên khóa 6, Trường lục quân Việt Nam) sáng tác vào tháng 5 năm 1951, nói lên nguồn gốc "từ nhân dân mà ra", mục đích "vì nhân dân mà chiến đấu" của Quân đội nhân dân Việt Nam, ca ngợi quan hệ gắn bó giữa quân đội với nhân dân, sự tin yêu của nhân dân với quân đội. Bài hát được giải thưởng của Hội văn nghệ Việt Nam (1952-1953). Đây là một trong những bài hát truyền thống của Quân đội nhân dân Việt Nam, được sử dụng làm nhạc hiệu cho các chương trình phát thanh quân đội nhân dân và truyền hình quân đội nhân dân. Vì nhân dân quên mình Vì nhân dân hy sinh Anh em ơi, vì nhân dân quên mình Đoàn Vệ quốc chúng ta ở nhân dân mà ra Được dân mến, được dân tin muôn phần Thề vì dân suốt đời Thề tranh đấu không ngừng Vì đất nước thân yêu mà hy sinh Thề diệt hết đế quốc kia, giành tự do hòa bình Đoàn Vệ quốc quên mình vì nhân dân Thề noi gương Bác Hồ Vì nhân dân gian lao Trong bao năm Người tranh đấu không ngừng Người chỉ biết có dân, ngày ngày lo sao cho Toàn dân ấm, toàn dân no, được học hành Người chỉ vui khi nào Toàn dân hết đau thương Người tranh đấu đem tương lai về cho dân Đoàn Vệ quốc chúng ta là con yêu của Người Thề noi gương suốt đời vì nhân dân.. Tiến quân ca..
<span class='text_page_counter'>(40)</span> Nhạc sĩ Văn Cao Tiến quân ca là quốc ca của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam kể từ năm 1946 khi Việt Nam còn là chính thể Dân Chủ Cộng Hòa. Nói một cách chặt chẽ thì quốc ca Việt Nam là lời 1 của bài Tiến quân ca. Tác giả bài hát là nhạc sĩ Văn Cao (1923-1995). Ngay từ khi ra đời bài hát được coi là bài hát chính thức của Mặt trận Việt Minh. Trong thời kỳ Cách mạng tháng Tám năm 1945 thay vì "Đoàn quân Việt Nam đi", những người tham gia Việt Minh thường hát là "Đoàn quân Việt Minh đi". Hoàn cảnh ra đời Mùa đông năm 1944, Văn Cao gặp Vũ Quý, một cán bộ Việt minh, ở ga Hàng Cỏ. Vũ Quý là người từng quen biết Văn Cao và đã động viên ông viết những bài hát yêu nước như Đống Đa, Thăng Long hành khúc ca... Vũ Quý đề nghị Văn Cao thoát ly hoạt động cách mạng, và nhiệm vụ đầu tiên là sáng tác một bài hành khúc cho đội quân Việt Minh. Văn Cao viết bài hát đó trong nhiều ngày tại căn gác số 45 Nguyễn Thượng Hiền. Ông có viết lại trong một ghi chép tháng 7 năm 1976 như sau: "...Tôi chỉ đang làm một bài hát. Tôi chưa được biết chiến khu, chỉ biết những con đường Phố Ga, đường Hàng Bông, đường Bờ Hồ theo thói quen tôi đi. Tôi chưa gặp các chiến sĩ cách mạng của chúng ta, trong khóa quân chính đầu tiên ấy, và biết họ hát như thế nào. Ở đây đang nghĩ cách viết một bài hát thật giản dị cho họ có thể hát được..." Nhạc sĩ Văn Cao Văn Cao nói rằng, tên bài hát và lời ca của nó là một sự tiếp tục từ ca khúc Thăng Long hành khúc ca trước đó: "Cùng tiến bước về phương Thăng Long thành cao đứng" và bài Đống Đa: "Tiến quân hành khúc ca, thét vang rừng núi xa"... Và ông đã rút lại những ca từ trong bài hát đó thành Tiến quân ca. Bài hát viết xong, Văn Cao gặp và hát cho Vũ Quý nghe. Vũ Quý rất hài lòng, giao cho Văn Cao tự tay viết bài hát lên đá in. Và lần đầu tiên Tiến quân ca được in trên trang văn nghệ của báo Độc Lập tháng 11 năm 1944 bằng bản in đá do chính Văn Cao viết. Nguyễn Đình Thi khi nghe Văn Cao hát bài hát này, đã xúc động thật sự, và đề nghị mỗi người viết một bài hát nữa về mặt trận Việt Minh. Sau đó Nguyễn Đình Thi viết được bài Diệt phát xít, Văn Cao viết thêm bài Chiến sĩ Việt Nam, cả hai bài hát này đều.
<span class='text_page_counter'>(41)</span> phổ biến rộng rãi trong công chúng. 1 Đoàn quân Việt Nam đi Chung lòng cứu quốc Bước chân dồn vang trên đường gập ghềnh xa Cờ in máu chiến thắng mang hồn nước, Súng ngoài xa chen khúc quân hành ca. Đường vinh quang xây xác quân thù, Thắng gian lao cùng nhau lập chiến khu. Vì nhân dân chiến đấu không ngừng, Tiến mau ra sa trường, Tiến lên, cùng tiến lên. Nước non Việt Nam ta vững bền. 2. Đoàn quân Việt Nam đi Sao vàng phấp phới Dắt giống nòi quê hương qua nơi lầm than Cùng chung sức phấn đấu xây đời mới, Đứng đều lên gông xích ta đập tan. Từ bao lâu ta nuốt căm hờn, Quyết hy sinh đời ta tươi thắm hơn. Vì nhân dân chiến đấu không ngừng, Tiến mau ra sa trường, Tiến lên, cùng tiến lên. Nước non Việt Nam ta vững bền.. II – C¸c t¸c phÈm v¨n häc . BÁC THĂM TRẬN ĐỊA. Bác Hồ đến với chúng con Sát vai bộ đội vây tròn quanh cha Đàn chim sáo, sơn ca, chiền chiện Theo bác về, bay lượn trên cao. Bỗng nhiên ta nhớ năm nào Giữa mùa chiến dịch, xôn xao núi ngàn Nhớ những đêm hành quân đánh Pháp Giữa lưng đèo tiếng nhạc ngựa rung Bên ta, Bác cũng đi cùng Vừa trông thấy Bác, rưng rưng nghẹn. Bác lo ngàn việc non sông Mà hôm nay vẫn ra thăm chiến trường Lòng Bác thương đoàn con chiến đấu Như mẹ thương giọt máu mẹ sinh Đời ta như thể cây xanh Tốt được ơn Đảng, trưởng thành ơn cha Bác xem từng căn nhà mâm pháo Từng bát cơm manh áo vá vai Bác thăm sức khoẻ từng người Thấy đàn con mạnh, Bác cười Bác vui Bác căn dặn: "Mùa Đông sắp tới Các cháu tìm lá chuối, rạ rơm.
<span class='text_page_counter'>(42)</span> ngào Chân hết mỏi, núi cao hoá thấp Tràn niềm tin rạo rực hàng quân Đường xa cũng hoá nên gần Cơm chan mưa, ướt áo quần lòng vui Giờ phát hoả, vượt rào phá bốt Vững tay lê có Bác dõi trông. Ta nghèo lá giúp ngủ ngon!" Nghe lời thương của nước non bồi hồi Bác nhắc nhủ "Dẫu trời mưa nắng Ta đánh là phải thắng - thắng to!" Vâng lời Bác đã dặn dò Dù muôn gian khó, bao giờ dám quên Bác ơi chúng cháu xin nguyền Đánh ngày ngày thắng, đánh đêm lẫy lừng Cho xứng với tình thương của Bác Truyền thống xưa: dân tộc anh hùng./.. . .. Ngoµi ra cßn cã : Bµi ca du kÝnh , Trêng s¬n yªu mÕn ,….
<span class='text_page_counter'>(43)</span> D-TRUYỀN THỐNG ĐÁNH GIẶC GIỮ NƯỚC CỦA DÂN TỘC TA I- Những yếu tố tác động đến nghệ thuật thuật đánh giặc của dân tộc ta. a- Yếu tố địa lý: Việt Nam có vị trí chiến lược quan trọng, là cửa ngỏ đi vào lục địa châu Á, đi ra biển Thái Bình Dương rất thuận lợi vì vậy mà thường bị kẻ thù nhòm ngó. - Việt Nam có núi sông hiểm trở, thuận lợi cho việc hình thành thế trận hiểm hóc để đánh giặc giữ nước b- Yếu tố kinh tế: - Dân tộc Việt có nền kinh tế nông nghiệp tự cung, tự cấp, lấy trồng trọt và chăn nuôi là chủ yếu. - Là nền kinh tế khép kín, ít bị biến động bởi yếu tố khách quan từ bên ngoài, phát huy sức mạnh tự chủ, tự lực, tự cường cao. - Để bảo đảm cho chiến tranh, tổ tiên ta đã kết hợp tư tưởng dựng nước đi đôi với giữ nước: “ Phú quốc binh cường”, “ Ngụ binh ư nông”… c- Yếu tố Chính trị, Văn hoá- Xã hội: **Về chính trị: - Việt Nam có khoảng hơn 54 dân tộc anh em cùng chung sống hoà thuận, đoàn kết nhất trí cao đây là nội dung quan trọng để hình thành sức mạnh đại đoàn kết dân tộc. - Quá trình dựng nước, dân tộc ta đã sớm xây dựng nhà nước, xác định chủ quyền lãnh thổ, tổ chức ra quân đội để cùng toàn dân đánh giặc giữ nước. ** Về văn hoá - xã hội: - Văn hoá Việt nam là nền văn hoá bản địa xuất hiện sớm từ thời tiền sử, được kết cấu vững chắc. - Văn hoá làng xã Việt Nam là cơ sở quan trọng để hình thành thế trận “ Làng nước Việt Nam” . - Gắn kết được trách nhiệm của mỗi công dân với gia đình, dòng họ, quê hương, xóm làng và với Tổ quốc Việt Nam. - Quá trình dựng nước và giữ nước dân tộc ta đã xây dựng được nền văn hoá truyền thống đó là:“ Yêu nước, thương nòi, đoàn kết, sống hoà thuận, thủy chung, lao động cần cù sáng tạo, đấu tranh anh dũng, kiên cường, bất khuất”. - Mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, sức mạnh truyền thống đại đoàn kết của dân tộc sẵn sàng nhấn chìm bè lũ cướp nước và bán nước. 2- Nội dung nghệ thuật đánh giặc giữ nước của tổ tiên ta. a- Tư tưởng và kế sách: ** Tư tưởng: - Tích cực chủ động tiến công là tư tưởng xuyên suốt trong nghệ thuật đánh giặc,.
<span class='text_page_counter'>(44)</span> là yếu tố cơ bản có tính quyết định thắng lợi trong chiến tranh giữ nước. - Có tư tưởng tích cực, chủ động tiến công mới có hành động tiến công. - Tích cực chủ động tiến công được thể hiện ở tinh thần cảnh giác, tích cực chuẩn bị sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống, giữ quyền chủ động đánh địch, tìm địch mà đánh. - Tiến công liên tục từ nhỏ đến lớn, từ cục bộ đến toàn bộ làm thay đổi so sánh tương quan lực lượng trên chiến trường, thay đổi cục diện của chiến tranh để đi đến thắng lợi. - Cha ông ta vận dụng linh hoạt tư tưởng tích cực, chủ động tiến công để giành thắng lợi trong chiến tranh đánh bại quân giặc. - Tích cực chủ động tiến công không có nghĩa là loại trừ phòng ngự mà tổ tiên ta thực hiện “Phòng ngự thế công” trong trường hợp không thể thực hiện được các hành động tiến công địch. b- Nghệ thuật chiến tranh nhân dân toàn dân đánh giặc. - Toàn dân đánh giặc là truyền thống và là nét độc đáo của nghệ thuật quân sự Việt nam. - Cả nước đánh giặc, đánh giặc rộng khắp, có lực lượng vũ trang của nhiều thứ quân làm nòng cốt (quân triều đình, quân các phủ, lộ và dân binh làng xã). - Thực hiện chia cắt bao vây, kéo mỏng lực lượng giặc ra mà đánh; đánh bằng mọi thứ vũ khí, mọi quy mô với nhiều hình thức đa dạng, làm cho quân giặc mệt mỏi, lúng túng “ Tiến thoái lưỡng nan”, sa lầy. - Biến chúng đông mà hóa ít, mạnh mà hóa yếu, bị căng mỏng không gian, kéo dài thời gian dẫn đến thất bại. - Nghệ thuật chiến tranh nhân dân, toàn dân đánh giặc tạo ra thế có lợi cho ta, nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp toàn dân, toàn diện, bám đất, bám làng, tìm giặc mà đánh. - Phát huy hết hiệu lực của cách đánh truyền thống nhỏ lẻ phân tán, du kích và các loại vũ khí thô sơ của ta, hạn chế được ưu thế, sức mạnh của quân giặc. Không cho chúng phát huy được cách đánh sở trường theo quy luật thông thường quy ước. - Buộc quân địch không thể phát huy được cách sở trường theo quy luật thông thường, quy ước. c- Nghệ thuật lấy nhỏ đánh lớn, lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh. - Nước ta đất không rộng, người không đông trong quá trình chống xâm lược luôn phải đương đầu với kẻ thù luôn hùng mạnh hơn, buộc ông cha ta phải lấy nhỏ thắng lớn, lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh. - Nghệ thuật lấy nhỏ thắng lớn, lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh dựa trên mối quan hệ giữa thế và lực, tạo thế có lợi, kết hợp “ Mưu-Thời-Thế -Lực” - Nghệ thuật lập thế và tạo thế trong chiến tranh, là sản phẩm của nghệ thuật quân.
<span class='text_page_counter'>(45)</span> sự thế thắng lực. - Sức mạnh của chiến tranh là sức mạnh tổng hợp, sức mạnh có chuyển hoá và phát triển chứ không đơn thuần là sự so sánh tương quan lực lượng và phương tiện của mỗi bên tham chiến. - Triều Lý: 10 vạn quân thắng 30 vạn quân Tống. “ Triều Lý thực hiện “ Tiên phát chế nhân ” - Triều Trần: 15 vạn - 60 vạn Nguyên Mông. “ Lấy đoản binh, chế trường trận ” - Triều Lê: 10 vạn - 80 vạn quân Minh. “ Vây thành, diệt viện”, “QT: đánh bất ngờ” - Quang Trung: 10 vạn – 29 vạn quân Thanh. d- Nghệ thuật kết hợp đấu tranh giữa các mặt trận quân sự, chính trị, ngoại giao, binh vận. - Quy luật của chiến tranh là mạnh được, yếu thua. Sức mạnh trong chiến tranh là sức mạnh tổng hợp có chuyển hóa và phát triển chứ không đơn thuần là sự hơn kém về quân số, vũ khí trang bị của mỗi bên tham chiến. - Để tạo ra sức mạnh tổng hợp lớn nhất, phải phát huy hết tiềm năng về con người và tiềm lực về vật chất, phải kết hợp chặt chẽ giữa các mặt trận đấu tranh: Quân sự, chính trị, ngoại giao, binh vận…mỗi mặt trận có vai trò riêng, phối hợp hỗ trợ lẫn nhau, trong đó mặt trận quân sự giữ vai trò quyết định. II- Nghệ thuật quân sự việt nam từ khi có đảng lãnh đạo.. 1- Cơ sở hình thành nghệ thuật quân sự Việt nam. a- Chủ nghĩa Mác - LêNin. - Đảng cộng sản Việt nam từ khi ra đời cho đến ngày nay luôn lấy lý luận chủ nghĩa Mác- Lênin làm nền tảng tư tưởng và là kim chỉ nam cho mọi hành động . - Là cơ sở để đề ra đường lối chủ trương đấu tranh giải phóng dân tộc, cũng như bảo vệ Tổ quốc XHCN ngày nay..
<span class='text_page_counter'>(46)</span> b- Tư tưởng quân sự Hồ chí Minh. - Là sự tiếp thu và phát huy truyền thống đánh giặc của tổ tiên. - Là sự vận dụng linh hoạt lí luận chủ nghĩa Mác- Lênin và những kinh nghiệm quân sự của các nước trên thế giới vào thực tiễn cách mạng Việt Nam. - Tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh trở thành hệ thống tư tưởng, quan điểm về quân sự, đặt cơ sở cho sự hình thành và phát triển nghệ thuật quân sự Việt Nam từ khi có đảng lãnh đạo. c- Truyền thống, kinh nghiệm, nghệ thuật đánh giặc của tổ tiên. - Đảng và nhân dân ta đã kế thừa những kinh nghiệm truyền thống, nghệ thuật đánh giặc giữ nước của tổ tiên vào điều kiện cụ thể của chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc. - Những sử liệu quý trong kho tàng nghệ thuật quân sự Việt Nam là cơ sở để Đảng ta vận dụng, kế thừa, phát triển, hình thành phương châm, phương thức, cách đánh trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. 2- Nội dung nghệ thuật quân sự việt Nam từ khi có đảng lãnh đạo. a- Khái niêm: - Nghệ thuật quân sự là lý luận, thực tiễn chuẩn bị và thực hành chiến tranh, chủ yếu là đấu tranh vũ trang gồm: Chiến lược quân sự, nghệ thuật chiến dịch và chiến thuật. Ba bộ phận của NTQS thống nhất, liên hệ chặt chẽ, tác động bổ sung cho nhau, trong đó chiến lược quân sự đóng vai trò quyết định chủ đạo, chi phối nghệ thuật và chiến thuật; nghệ thuật chiến dịch và chiến thuật trở thành phương tiện thực hiện những nhiệm vụ do chiến lược vạch ra đồng thời tác động trở lại với chiến lược quân sự. b- Chiến lược quân sự:. * Khái niệm: Chiến lược quân sự là lý luận, thực tiễn chuẩn bị đưa đất nước, LLVT nhằm ngăn ngừa và sẵn sàng tiến hành chiến tranh, lập kế hoạch chuẩn bị và tiến hành chiến.
<span class='text_page_counter'>(47)</span> tranh. Chiến lược quân sự là bộ phận hợp thành và là bộ phận quan trọng nhất, có tác dụng chủ đạo trong nghệ thuật quân sự. * Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống mỹ chiến lược quân sự đã thể hiện các nội dung chủ yếu sau: - Xác định đúng kẻ thù, xác định đúng đối tượng tác chiến. - Đánh giá đúng kẻ thù. + Pháp: “ Như mặt trời lúc hoàng hôn hống hách lắm nhưng đã gần tắt nghỉ.” + Mỹ: Giàu nhưng không mạnh, Mĩ đưa mấy chục vạn quân viễn chinh vào Miền Nam, nhưng chúng ta vẫn ở thế tiến công, có quyết tâm đánh Mĩ và thắng Mĩ. - Mở đầu và kết thúc chiến tranh đúng lúc. + chống Pháp: Mở đầu chiến tranh bằng lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến 19/12/1946 thỏa mãn tất cả các điều kiện, hoàn cảnh của lịch sử. +Kết thúc chiến tranh vào thời điểm có lợi, bớt tổn thất về xương máu ( Điện Biên Phủ 5/1954). - Phương thức tiến hành chiến tranh: + Tiến hành chiến tranh nhân dân sâu rộng. + Kết hợp chặt chẽ tiến công và nổi dậy, nổi dậy và tiến công. + Tiêu diệt địch để giành quyền làm chủ, giành quyền làm chủ để tiêu diệt địch. + Tiến công địch bằng hai lực lượng (chính trị và quân sự) + Đánh địch bằng ba mũi giáp công. + Tiến công địch trên cả ba vùng chiến lược b. Nghệ thuật chiến dịch. * Khái niệm: Chiến dịch là tổng thể các trận chiến đấu (trong đó có trận then chốt), có tác động liên quan đến nhau chặt chẽ, diễn ra trong một không gian và thời gian nhất định, dưới quyền chỉ huy thông nhất của một bộ phận để nhằm hoàn thành những nhiệm vụ do chiến lược vạch ra. * Sự hình thành phát triển chiến dịch Việt Nam được thể hiện ở những nội dung sau: + Nghệ thuật chiến dịch VN hình thành trong kháng chiến chống thực dân pháp. + Chiến dịch mở màn đầu tiên là Việt Bắc thu đông 1947. + Trong kháng chiến chống Pháp quân và dân ta mở trên 40 loại hình chiến dịch. + Trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước quân và dân ta mở trên 50 loại hình chiến dịch..
<span class='text_page_counter'>(48)</span> - Loại hình chiến dịch đó là: Chiến dịch tiến công, chiến dịch phản công, chiến dịch phòng ngự, chiến dịch tiến công tổng hợp và chiến dịch phòng không… Trong đó chiến dịch tiến công là chủ yếu. - Quy mô chiến dịch: Trong hai cuộc kháng chiến quy mô chiến dịch phát triển cả số lượng và chất lượng, cả quy mô sử dụng lực lượng và địa bàn. - Cách đánh chiến dịch: Trong kháng chiến chống Pháp và Mỹ, cách đánh chiến dịch của ta là cách đánh của chiến tranh nhân dân phát triển cao, vận dụng cách đánh của nhiều lực lượng, kết hợp nhiều phương thức quy mô tác chiến ( đánh du kích, đánh vận động, đánh trận địa, đánh phân tán và đánh tập trung hiệp đồng binh chủng), trong đó tác chiến hiệp đồng ngày càng giữ vai trò chủ yếu. * Trong hai cuộc kháng chiến, chiến dịch đã hoàn thành tốt nhiệm vụ do chiến lược đề ra, tạo sự chuyển hoá chiến lược to lớn góp phần quyết định giành thắng lợi của chiến tranh.. 1- Quy mô lực lượng tham gia các trận chiến đấu. + Trong chống Pháp và chống mỹ quy mô lực lượng tham gia chiến đấu ngày càng lớn. + Chiến đấu hiệp đồng giữa các lực lượng, đơn vị ngày càng phát triển. + Phù hợp với quá trình phát triển của LLVT và điều kiện vũ khí trang bị của ta. 2- Cách đánh. + Vận dụng cách đánh của nhiều lực lượng, vào từng trận đánh cụ thể: Tiến công, phòng ngự chốt giữ. Chặn cắt quân tiếp viện, chia cắt địch mặt đất với địch trên không, chia cắt xe tăng với bộ binh địch… Kết luận - Nghệ thuật đánh giặc giữ nước của dân tộc ta được hình thành, phát triển gắn liền với các yếu tố địa lí, kinh tế, chính trị- xã hội, thể hiện tư tưởng tích cực chủ động tiến công, với sách lược khôn khéo mềm dẻo, với nghệ thuật lấy nhỏ đánh lớn, lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh, kết hợp chặt chẽ giữa quân sự, chính.
<span class='text_page_counter'>(49)</span> trị, ngoại giao, binh vận… - NTQS Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng đã vận dụng linh hoạt truyền thống đánh giặc giữ nước của tổ tiên, những quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vào điều kiện thực tiễn của cách mạng Việt nam, cả về chiến lược, chiến dịch và chiến thuật, đánh thắng hai kẻ thù đầu sỏ là Pháp và Mỹ, thống nhất nước nhà, xây dựng CNXH. - Việc học tập nghiên cứu NTQS Việt Nam, càng thêm tự hào về truyền thống dân tộc. Mỗi người cần nhận rõ trách nhiệm để giữ gìn và phát huy truyền thống đó..
<span class='text_page_counter'>(50)</span> II-Các bài thơ viết về truyền thống quân đội Tố Hữu. Bài ca mùa xuân 1961 Tôi viết bài thơ xuân Nghìn chín trăm sáu mốt Cành táo đầu hè rung rinh quả ngọt Nắng soi sương giọt long lanh... Rét nhiều nên ấm nắng hanh Đắng cay lắm mới ngọt lành đó chăng? Giã từ năm cũ bâng khuâng Đã nghe xuân mới lâng lâng lạ thường! *** Chào xuân đẹp! Có gì vui đấy Hỡi em yêu? Mà má em đỏ dậy Như buổi đầu hò hẹn, say mê Anh nắm tay em, sôi nổi, vụng về Mà nói vậy: "Trái tim anh đó Rất chân thật chia ba phần tươi đỏ: Anh dành riêng cho Đảng phần nhiều Phần cho thơ, và phần để em yêu..." Em xấu hổ: "Thế cũng nhiều anh nhỉ!" Rồi hai đứa hôn nhau, hai người đồng chí Dắt nhau đi, cho đến sáng mai nay Anh đón em về, xuân cũng đến trong tay!. *** Ôi tiếng hót vui say con chim chiền chiện Trên đồng lúa chiêm xuân chao mình bay liệng Xuân ơi xuân, vui tới mông mênh Biển vui dâng sóng trắng đầu ghềnh Thơ đã hát, mát trong lời chúc: Đường lên hạnh phúc rộng thênh thênh Tam Đảo, Ba Vì vui núi xuân xanh... Chào 61! Đỉnh cao muôn trượng Ta đứng đây, mắt nhìn bốn hướng Trông lại nghìn xưa, trông tới mai sau Trông Bắc trông Nam, trông cả địa cầu! Trải qua một cuộc bể dâu Câu thơ còn đọng nỗi đau nhân tình Nổi chìm kiếp sống lênh đênh Tố Như ơi, lệ chảy quanh thân Kiều! Nghe hồn Nguyễn Trãi phiêu diêu Tiếng gươm khua, tiếng thơ kêu xé lòng... Ôi tiếng của cha ông thuở trước Xin hát mừng non nước hôm nay: Một vùng trời đất trong tay Dẫu chưa toàn vẹn, cũng bay cờ hồng! Việt Nam, dân tộc anh hùng Tay không mà đã thành công nên người! Có gì đẹp trên đời hơn thế Người yêu người sống để yêu nhau Đảng cho ta trái tim giàu.
<span class='text_page_counter'>(51)</span> Thẳng lưng mà bước, ngẩng đầu mà bay!. . Bác ơi Bài ca quê hương. Vai trò của học sinh với nhiệm vụ bảo vệ an ninh Tổ quốc Đã từ lâu ở các trường phổ thông áp dụng giảng dạy kiến thức quốc phòng cho học sinh. Từ năm học 2006 – 2007, giáo dục quốc phòng – an ninh trở thành môn học chính thức trong phân phối chương trình. Đây là một trong những điều kiện thuận lợi để các em học sinh được tiếp cận một cách phù hợp và khoa học hơn các kiến thức liên quan đến quốc phòng – an ninh. Thông qua môn học, các em HS sẽ được lĩnh hội những kiến thức bổ ích, có tầm quan trọng quốc gia như: truyền thống vẻ vang của dân tộc, quân đội nhân dân Việt Nam; thực hành cấp cứu tai nạn, băng bó vết thương; bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia; kỹ thuật sử dụng súng tiểu liên AK và CKC; một số hiểu biết về nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân; các tư thế vận động trên chiến trường….
<span class='text_page_counter'>(52)</span> Thầy Nguyễn Bá Trung, giáo viên bộ môn Giáo dục quốc phòng – an ninh Trường THPT Văn Lãng, huyện Văn Lãng cho biết, tuy các em đã được tiếp cận với những kiến thức quốc phòng, an ninh bằng nhiều cách, nhưng đây thực sự vẫn là một bộ môn mới. Trong đó, giáo viên sẽ là người trực tiếp truyền đạt kiến thức thông qua 2 phần lý thuyết và thực hành. Đặc biệt, phần thực hành đã tạo ra sự hào hứng, ham thích học tập ở tất cả các em HS. Qua đó, khơi dậy niềm tự hào, truyền thống yêu nước của dân tộc, rèn luyện cho các em ý thức kỷ luật nghiêm, trách nhiệm đối với nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia. Cũng theo thầy Trung, mặc dù còn nhiều khó khăn trong công tác giảng dạy, song các giáo viên dạy môn giáo dục quốc phòng – an ninh nói chung đều cố gắng khắc phục để truyền kiến thức một cách tốt nhất đến các em HS, giúp các em có đủ hành trang để thực hiện tốt trách nhiệm của công dân trước nhiệm vụ bảo vệ ANTQ. Vì vậy, để thực hiện trách nhiệm của công dân, mỗi HS cũng cần nâng cao nhận thức, trách nhiệm của mình về nhiệm vụ bảo vệ ANTQ trong thời kỳ mới. Như vậy, với vai trò là những chủ nhân tương lai của đất nước, khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường, mỗi HS hãy thường xuyên tu dưỡng phẩm chất đạo đức, lối sống lành mạnh, tự giác chấp hành pháp luật và quy chế nhà trường; thực hiện phương châm “3 không”: không xem, đọc, lưu truyền văn hóa phẩm phản động, đồi trụy, không a dua, bôi nhọ, xuyên tạc đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước, không truy cập Webside có nội dung phản động; cảnh giác với những âm mưu phá hoại của các thế lực thù địch; đoàn kết, giúp đỡ nhau trong học tập, góp phần xây dựng Đoàn thanh niên vững mạnh; mỗi học sinh hãy là những tuyên truyền viên tích cực, hướng dẫn mọi người cùng thực hiện nhiệm vụ bảo vệ ANTQ. Đồng thời, HS cũng cần phải nêu cao cảnh giác, chủ động và tích cực tham gia đấu tranh phòng chống các loại tội phạm, giúp đỡ những người lầm lỡ, sa ngã hòa nhập cộng đồng, phát huy vai trò của các tổ chức, đoàn thể trong nhà trường để đảm bảo trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ ANTQ. Trong thời đại hội nhập, nhiệm vụ bảo vệ ANTQ càng phải được coi trọng và xác định là nhiệm vụ thường xuyên, phức tạp, quyết liệt và lâu dài. Vì thế, HS hãy phát huy tinh thần xung kích, chủ động, sáng tạo của thanh niên thế hệ mới trong nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc. Mỗi HS hôm nay hãy là những tấm gương trong rèn luyện đạo đức và học tập, giữ vững truyền thống tốt đẹp ngàn đời của dân tộc để góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền của đất nước..
<span class='text_page_counter'>(53)</span> HFIHFUHIHIIDFIIDIF. Từ khi thành lập ( 22-12-1944 ) đến nay, trải qua hơn 65 năm vừa chiến đấu vừa xây dựng, Quân đội ta đã lớn mạnh không ngừng, từ không đến có, từ nhỏ đến lớn, trang bị vũ khí từ thô sơ đến ngày càng hiện đại. Quân đội ta luôn nêu cao lòng yêu nước và truyền thống đấu tranh bất khuất của dân tộc; luôn trau dồi bản chất giai cấp công nhân, phát huy chủ nghĩa anh hùng cách mạng, càng đánh mạnh, càng đánh càng thắng. Quân đội ta đã đánh bại hai đế quốc to là Pháp và Mĩ, giành lại độc lập, thống nhất cho Tổ quốc và làm tròn nhiệm vụ quốc tế cao cả, trở thành Quân đội nhân dân anh hùngcủa dân tộc Việt Nam anh hùng. Đó là một “đội quân chiến đấu”, chiến đấu oanh liệt, chiến thắng vẻ vang; đồng thời là một “đội quân công tác” làm công tác vận động quần chúng giỏi; và là một “đội quân sản xuất”, lao động sản xuất làm kinh doanh giỏi, góp phần to lớn vào công cuộc xây dựng đất nước..
<span class='text_page_counter'>(54)</span> Bản chất, truyền thống cách mạng vẻ vang của Quân đội ta được Bác Hồ khái quát qua lời Huấn thị : “ Quân đội ta trung với Đảng, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu hi sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội. Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”. Chính vì vậy, năm 1989, theo chỉ thị của Ban bí thư Trung ương Đảng và quyết định của Chính phủ, ngày 22-12 hàng năm không chỉ là ngày kỷ niệm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam mà còn là ngày Hội quốc phòng toàn dân. Từ đó, mỗi năm, cứ đến ngày này, toàn dân Việt Nam lại tiến hành các hoạt động hướng vào chủ đề quốc phòng và quân đội, nhằm tuyên truyền sâu rộng truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc và phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ, giáo dục lòng yêu nước, yêu CNXH, động viên mọi công dân chăm lo củng cố quốc phòng, xây dựng quân đội, bảo vệ Tổ quốc..
<span class='text_page_counter'>(55)</span>