Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (58.02 KB, 3 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>Trường Trung học Cơ sở Tập Ngãi Kiểm tra học kỳ II – Năm học: 2011 – 2012 Môn: Lịch sử, Khối: 7 Thời gian làm bài: 60 phút, (không kể thời gian chép đề) Đề bài: Câu 1: Trình bày nội dung bộ luật Hồng Đức. Nêu điểm tiến bộ của bộ luật này so với các bộ luật trước đó. (1,5 điểm) Câu 2: Trình bày quá trình Quang Trung đại phá quân Thanh (1789). (4 điểm) Câu 3: Lập niên biểu hoạt động của phong trào Tây Sơn. Nêu những cống hiến của phong trào Tây Sơn. (2 điểm) Câu 4: Hãy kể tên các cuộc nổi dậy tiêu biểu của nhân dân ở nửa đầu thế kỉ XIX. các cuộc nổi dậy này có ý nghĩa như thế nào ? (2,5 điểm) …… HẾT ……….
<span class='text_page_counter'>(2)</span> Trường Trung học Cơ sở Tập Ngãi Hướng dẫn chấm bài Học kỳ II – Năm học: 2011 – 2012 Môn: Lịch sử, Khối: 7 Câu 1: (1,5 điểm) Nội dung bộ luật Hồng Đức: - Bảo vệ quyền lợi của vua, hoàng tộc. (0,25 điểm) - Bảo vệ quyền lợi của quan lại và giai cấp thống trị, địa chủ phong kiến. (0,25 điểm) - Đặc biệt bộ luật có những điều luật bảo vệ quyền lợi chủ quyền quốc gia, khuyến khích phát triển kinh tế, giữ gìn những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, (0,25 điểm) bảo vệ một số quyền lợi của phụ nữ. (0,25 điểm) Điểm tiến bộ của bộ luật này so với các bộ luật trước đó: Bảo vệ một số quyền lợi của phụ nữ. (0,5 điểm) Câu 2: (4 điểm) Quá trình Quang Trung đại phá quân Thanh (1789): - Nhận được tin, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế (1788) lấy niên hiệu là Quang Trung, lập tức tiến quân ra Bắc. (0,5 điểm) - Đến Nghệ An, Quang Trung tuyển thêm quân, mở cuộc duyệt binh lớn ở Vĩnh Doanh (Vinh, Nghệ An). (0,25 điểm) - Tới Thanh Hóa, tiếp tục tuyển thêm quân và làm lễ tuyên thệ. (0,25 điểm) - Từ Tam Điệp, Quang Trung chia quân thành 05 đạo: đạo chủ lực do Quang Trung chỉ huy tiến thẳng về Thăng Long; đạo thứ hai và thứ ba đánh thẳng vào Tây Nam Thăng Long; đạo thứ tư tiến ra Hải Dương; đạo thứ năm tiến lên Lạng Giang chặn đường rút lui của giặc. (0,5 điểm) - Đêm 30 Tết (Al), quân ta vượt sông Gián Khẩu (sông Đáy) tiêu diệt toàn bộ quân địch ở đồn tiền tiêu. (0,5 điểm) - Đêm mùng III Tết, ta vây đồn Hà Hồi (Thường Tín, Hà Nội). (0,25 điểm) - Mờ sáng mùng V Tết, ta đánh đồn Ngọc Hồi (Thanh Trì, Hà Nội). Quân Thanh chống cự không nổi, bỏ chạy tán loạn. (0,5 điểm) - Khi Quang Trung đại phá Ngọc Hồi, thì đạo quân của đô đốc Long tấn công đồn Đống Đa. Tướng giặc là Sầm Nghi Đống khiếp sợ thắt cổ tự tử. (0,5 điểm) - Tôn Sĩ Nghị hoảng hốt, cùng một số võ quan vượt sông Nhị (sông Hồng) chạy về nước. (0,25 điểm) - Trưa mùng V Tết, QT cùng đoàn quân Tây Sơn chiến thắng kéo vào thành Thăng Long. (0,5 điểm) Câu 3: ( 2 điểm) Lập niên biểu hoạt động của phong trào Tây Sơn: Thời gian Sự kiện Năm 1771 Khởi nghĩa bùng nổ ở Ấp Tây Sơn. (0,25 điểm) Năm 1773 Chiến thắng Thành Quy Nhơn. (0,25 điểm) Năm 1777 Lật đổ chính quyền họ Nguyễn ở Đàng trong. (0,25 điểm).
<span class='text_page_counter'>(3)</span> Năm 1785 Năm 1788. Tiêu diệt quân xâm lược Xiêm. (0,25 điểm) Lật đổ chính quyền vua Lê-chúa Trịnh ,đặt nền tảng cho việc thống nhất đất nước. (0,25 điểm) Cuối năm Chống – chiến thắng quân Thanh. (0,25 điểm) 1788 - đầu năm 1789 Cống hiến của phong trào Tây Sơn: - Lật đổ chính quyền phong kiến Trịnh –Nguyễn, xóa bỏ ranh giới chia cắt đất nước, thống nhất quốc gia. (0,25 điểm) - Đánh tan các cuộc xâm lược của quân Xiêm,Thanh bảo vệ nền độc lập lãnh thổ đất nước. (0,25 điểm) Câu 4: ( 2,5 điểm) Các cuộc nổi dậy tiêu biểu của nhân dân ở nửa đầu thế kỉ XIX: - Khởi nghĩa Phan Bá Vành (1821 - 1827). (0,5 điểm) - Khởi nghĩa Nông Văn Vân (1833 - 1835). (0,5 điểm) - Khởi nghĩa Lê Văn Khôi (1833 - 1835). (0,5 điểm) - Khởi Cao Bá Quát (1854 - 1856). (0,5 điểm) Ý nghĩa các cuộc nổi dậy: - Là các cuộc đấu tranh thể hiện sự kế thừa truyền thống chống áp bức, cường quyền của dân tộc. (0,25 điểm) - Góp phần củng cố khối đoàn kết thống nhất của cộng đồng dân tộc Việt Nam. (0,25 điểm) …… HẾT ……….
<span class='text_page_counter'>(4)</span>