Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Bai tap ve ngon ngu JAVA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (99.47 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Bài tập Java - Chương 2. Program statement. Nội dung kiến thức thực hành: + Sử dụng lớp Math + Sử dụng lớp String + Sử dụng lớp NumberFormat và DecimalFormat + Viết hàm (method) + Viết hàm overload. Bài 1. (Bài 2.9) Viết chương trình tính thể tích và diện tích bề mặt của một hình cầu với bán kính r nhập vào (r>=0). Kết quả chỉ cần lấy 4 chữ số thập phân. Công thức tính: Thể tích = Diện tích bề mặt = Bài 2. (Bài 2.10) Viết chương trình cho nhập vào kích thước 3 cạnh a, b, c của một tam giác. Tính và xuất diện tích của tam giác, sử dụng công thức Heron. Trước khi tính phải kiểm tra xem 3 số a, b, c có lập thành một tam giác không (a, b, c lập thành tam giác khi tổng 2 số bất kỳ luôn lớn hơn số còn lại). Kết quả xuất ra với 3 chữ số thập phân. Diện tích =. , biết s là 1/2 chu vi tam giác.. Bài 3. Viết chương trình tính khoảng cách giữa 2 điểm có tọa độ (x1,y1) và (x2,y2), Kết quả xuất ra với 3 chữ số thập phân. Biết công thức để tính khoảng cách là: distance =. [x1 - x2]2 + [y 2 - y 2]2. Bài 4. (Bài 3.5) Viết chương trình cho nhập một chuỗi và in ra các ký tự trong chuỗi đó ra màn hình, mỗi ký tự trên một dòng. Bài 5. Viết chương trình cho nhập một chuỗi và in ra số lần xuất hiện ký tự ‘A’ trong chuỗi đó. Bài 6. Viết chương trình cho nhập một chuỗi và một số nguyên n. Chương trình in ra một chuỗi mới là chuỗi được ghép từ n lần chuỗi đã nhập. Nếu n<2 thì xuất ra chuỗi gốc. Ví dụ nhập “hi” và 4, kết quả xuất ra “hihihihi”. 1.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Bài 7. Viết chương trình cho nhập một chuỗi và lần lượt thực hiện các yêu cầu sau: + In ra các ký tự hoa + Đếm số ký tự thường + Đếm số từ + In mỗi từ trên một dòng + Nhập thêm một chuỗi, nối hai chuỗi với nhau + Đổi thành chữ in hoa + Xóa các ký tự trắng thừa + Nhập thêm một ký tự, tìm xem có ký tự này trong chuỗi không + Nhập thêm một chuỗi, kiểm tra xem hai chuỗi có bằng nhau không, không phân biệt hoa thường + Nhập thêm một chuỗi, so sánh hai chuỗi (bằng, lớn hơn, nhỏ hơn) Bài 8. (i) Viết một hàm có tên getAbs, hàm này nhận một tham số double và hàm trả về trị tuyệt đối của số này. (ii) Đưa hàm trên vào một chương trình và nó được gọi thực hiện bởi hàm main. Test hàm vừa viết bằng cách thực hiện vài lần, mỗi lần với giá trị truyền cho hàm khác nhau. Bài 9. (i) Viết một hàm có tên square để tính toán và trả về bình phương của một giá trị truyền cho nó. Hàm có khả năng tính bình phương của một số thực. (ii) Đưa hàm trên vào một chương trình và nó được gọi thực hiện bởi hàm main. Test hàm vừa viết bằng cách thực hiện vài lần, mỗi lần với các giá trị truyền cho hàm khác nhau. Bài 10. (i) Viết một hàm in lên màn hình một bảng giá trị của các số nguyên từ 1 đến 10 cùng các giá trị bình phương và lập phương của nó. (ii) Đưa hàm trên vào một chương trình và nó được gọi thực hiện bởi hàm main. Bài 11. Viết chương trình trong đó có một hàm sẽ nhận một tham số nguyên, hàm trả về giá trị false nếu số đó là số chẵn, ngược lại trả về giá trị true. Test hàm vừa viết bằng cách thực hiện vài lần, mỗi lần với các giá trị truyền cho hàm khác nhau. Bài 12. Viết chương trình giải phương trình bậc hai ax2 + bx + c = 0, viết hàm tính delta.. 2.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Bài 13. (i) Viết hàm mã hóa 1 ký tự thành số dùng cho việc bảo mật thông tin. Hàm có dạng: int MaHoaKyTu (char Kytu) HD: Căn cứ trên mã ASCII và key, chẳng hạn như “a”->4, “b”->5, “c”->5….”z”->30, “ “->100 “A”->44, “B”->41, “C”->42….”Z”->70 (ví dụ: MaHoaKyTu(‘b’)=5). (ii) Sử dụng hàm này để mã hóa 1 chuỗi nhập vào. (ví dụ: “I Love You” ->57 100 50 42 26 …). (iii) Viết hàm giải mã và kiểm tra việc mã hóa - giải mã. Bài 14. (Bài 4.1) Viết hàm powersOfTwo in ra một dãy kết quả 10 lần lũy thừa của 2 (bắt đầu bằng 22), hàm này không chứa tham số và không trả về giá trị. Test hàm vừa viết bằng cách viết hàm main. Bài 15. (Bài 4.2) Viết hàm alarm in ra các chuỗi “Alarm!”, mỗi chuỗi trên một dòng, hàm này nhận một tham số kiểu số nguyên biểu thị cho số dòng cần in, nếu số này nhỏ hơn 1 thì in ra câu thông báo lỗi. Test hàm vừa viết bằng cách thực hiện vài lần, mỗi lần với giá trị truyền cho hàm khác nhau. Bài 16. (Bài 4.3) Viết hàm sum100 in ra tổng các số nguyên từ 1 đến 100. Test hàm vừa viết bằng cách viết hàm main. Bài 17. (Bài 4.4) Viết hàm maxOfTwo, hàm nhận hai tham số kiểu số nguyên và trả về số lớn nhất của hai số đó. Test hàm vừa viết bằng cách thực hiện vài lần, mỗi lần với các giá trị truyền cho hàm khác nhau. Bài 18. (Bài 4.5) Viết hàm sumRange, hàm nhận hai tham số kiểu số nguyên biểu thị cho khoảng giá trị. Nếu tham số thứ hai nhỏ hơn tham số thứ nhất thì xuất ra một thông báo lỗi và hàm trả về giá trị 0, ngược lại hàm trả về tổng của các giá trị trong khoảng đó. Test hàm vừa viết bằng cách thực hiện vài lần, mỗi lần với các giá trị truyền cho hàm khác nhau. Bài 19. (Bài 4.6) Viết hàm larger, hàm nhận hai tham số kiểu số thực, hàm trả về true nếu tham số thứ nhất lớn hơn tham số thứ hai, ngược lại hàm trả về false. Test hàm vừa viết bằng cách thực hiện vài lần, mỗi lần với các giá trị truyền cho hàm khác nhau.. 3.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Bài 20. (Bài 4.7) Viết hàm countA, hàm này nhận một tham số kiểu String và trả về số lần xuất hiện ký tự ‘A’ trong chuỗi đó. Test hàm vừa viết bằng cách thực hiện vài lần, mỗi lần với giá trị truyền cho hàm khác nhau. Bài 21. (Bài 4.9 + 4.10) (i) Viết hàm average, hàm nhận hai tham số kiểu số nguyên, hàm trả về giá trị trung bình của hai số đó. (ii) Overload hàm average với ba tham số nguyên, hàm trả về giá trị trung bình của ba số đó. Test các hàm vừa viết bằng cách thực hiện vài lần, mỗi lần với các giá trị truyền cho hàm khác nhau. Bài 22. (Bài 4.12) Viết hàm multiConcat, hàm nhận một tham số kiểu String và một số nguyên n, hàm trả về một chuỗi mới là chuỗi được ghép từ n lần chuỗi trong tham số. Nếu n<2 thì xuất ra chuỗi gốc. Ví dụ gọi hàm multiConcat(“hi”,4) kết quả xuất ra “hihihihi”. Test hàm vừa viết bằng cách thực hiện vài lần, mỗi lần với các giá trị truyền cho hàm khác nhau. Bài 23. (Bài 4.18) Viết hàm randomInRange, hàm nhận hai tham số kiểu số nguyên biểu thị khoảng giá trị, hàm trả về một số ngẫu nhiên nằm trong khoảng giá trị này. Hàm trả về 0 nếu tham số đầu tiên lớn hơn tham số thứ hai. Test hàm vừa viết bằng cách thực hiện vài lần, mỗi lần với giá trị truyền cho hàm khác nhau.. 4.

<span class='text_page_counter'>(5)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×