Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

De Kiem tra khao sat dau nam mon Ngu Van lop 6 codap an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (94.5 KB, 7 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM MÔN:VĂN 6 Năm học: 2012-2013 (Thời gian làm bài: 60 phút) ĐỀ I I,Trắc nghiệm. ( 3điểm-mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.) Đọc thầm bài văn sau và khoanh tròn vào chữ cái truớc câu trả lời đúng. Cây rơm Cây rơm đã cao và tròn nóc.Trên cọc trụ,người ta úp một chiếc nồi đất hoặc ống hơ để nước không theo cọc làm ướt từ ruột cây ướt ra. Cây rơm giống như một túp lều không cửa,nhưng với tuổi thơ có thể mở cửa ở bất cứ nơi nào. Lúc chơi trò chạy đuổi, nhưng chú bé tinh ranh có thể chui vào đống rơm, lấy rơm che cho mình như đống cánh cửa lại. Cây rơm như một cây nấm khổng lồ không chân. Cây rơm đứng từ mùa gặt này đến mùa gặt tiếp sau. Cây rơm dâng dần thịt của mình cho lửa đỏ hồng căn bếp, cho bữa ăn rét mướt của trâu bò. Vậy mà nó vẫn nồng nàn hương vị và đầy đủ sự ấm áp của quê nhà. Mệt mỏi trong công việc ngày mùa, hay vì chơi đùa, bạn sẽ sung sướng biết bao khi tựa mình vào cây rơm. Và chắc chắn bạn sẽ ngủ thiếp ngay, vì sự êm đềm của cây rơm, vì hương đồng cỏ nội đã sẵn đợi vỗ về giấc ngủ của bạn. 1.Trên cọc trụ của cây rơm, Người ta úp một chiếc nồi đất hoặc ống bơ để làm gì? A. Để cho cây rơm không bị đổ. B. Để trang trí cho cây rơm thêm đẹp. C. Để nước không theo cọc làm ướt từ ruột cây ướt ra. 2. Câu văn: “ Cây rơm như một cây nấm khổng lồ không chân.” Sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? A. So sánh B. Nhân hoá C. So sánh và nhân hoá 3.Ý chính của bài văn là gì? A. Miêu tả cây rơm và sự cần thiết,tình cảm gắn bó giữa cây rơm với con người. B. Miêu tả cây rơm và trò chơi chạy đuổi của trẻ con. C. Nói về cây rơm và tác dụng của nó đỗi với trâu bò. 4.Từ “dâng” trong câu: “Cây rơm dâng dần thịt của mình cho lửa đỏ hồng căn bếp, cho bữa ăn rét mướt của trâu bò.” Thuộc từ loại nào? A.Danh từ B.Động từ C.Tính từ.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> 5. Trong câu: “Cây rơm giống như một túp lều không cửa,nhưng với tuổi thơ có thể mở cửa ở bất cứ nơi nào.” , Từ “nhưng” có tác dụng gì? A.Nối các từ ngữ đứng sau với các từ ngữ đứng trước và biểu thị ý nghĩa trái ngược nhau. B.Nối các từ ngữ đứng sau với các từ ngữ đứng trước. C.Biểu thị ý nghĩa của cả cụm từ có nghĩa gần giống nhau. 6. Vị ngữ trong câu: “Lúc chơi trò chạy đuổi , nhưng chú bé tinh ranh có thể chui vào đống rơm, lấy rơm che cho mình như đống cánh cửa lại.”là: A.Lúc chơi trò chạy đuổi. B.Có thể chụi vào đống rơm,lấy rơm che cho mình như đóng cánh cửa lại. C.Những chú bé tinh ranh II.Tự luận (7 điểm) Câu 1 (1 điểm): Đặt một câu ghép trong đó có sử dụng cặp từ hô ứng và gạch chân cặp từ hô ứng đó. Câu 2 (1 điểm): Chép lại theo trí nhớ bốn câu thơ cuối bài thơ “ Đất nước” của Nguyễn Đình Thi. Câu 3 ( 5 điểm):Hãy tả một người thân mà em yêu quý nhất..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> ĐỀ II I,Trắc nghiệm. (3điểm-mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.) Đọc thầm bài văn sau và khoanh tròn vào chữ cái truớc câu trả lời đúng. Cây rơm Cây rơm đã cao và tròn nóc.Trên cọc trụ,người ta úp một chiếc nồi đất hoặc ống hơ để nước không theo cọc làm ướt từ ruột cây ướt ra. Cây rơm giống như một túp lều không cửa,nhưng với tuổi thơ có thể mở cửa ở bất cứ nơi nào. Lúc chơi trò chạy đuổi, nhưng chú bé tinh ranh có thể chui vào đống rơm, lấy rơm che cho mình như đống cánh cửa lại. Cây rơm như một cây nấm khổng lồ không chân. Cây rơm đứng từ mùa gặt này đến mùa gặt tiếp sau. Cây rơm dâng dần thịt của mình cho lửa đỏ hồng căn bếp, cho bữa ăn rét mướt của trâu bò. Vậy mà nó vẫn nồng nàn hương vị và đầy đủ sự ấm áp của quê nhà. Mệt mỏi trong công việc ngày mùa, hay vì chơi đùa, bạn sẽ sung sướng biết bao khi tựa mình vào cây rơm. Và chắc chắn bạn sẽ ngủ thiếp ngay, vì sự êm đềm của cây rơm, vì hương đồng cỏ nội đã sẵn đợi vỗ về giấc ngủ của bạn. 1. Câu văn: “ Cây rơm như một cây nấm khổng lồ không chân.” Sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? A.Nhân hoá B.So sánh C.So sánh và nhân hoá 2.Trên cọc trụ của cây rơm, Người ta úp một chiếc nồi đất hoặc ống bơ để làm gì? A. Để trang trí cho cây rơm thêm đẹp. B. Để nước không theo cọc làm ướt từ ruột cây ướt ra. C. Để cho cây rơm không bị đổ. 3.Ý chính của bài văn là gì? A. Miêu tả cây rơm và trò chơi chạy đuổi của trẻ con B. Nói về cây rơm và tác dụng của nó đỗi với trâu bò. C. Miêu tả cây rơm và sự cần thiết,tình cảm gắn bó giữa cây rơm với con người. 4. Trong câu: “Cây rơm giống như một túp lều không cửa,nhưng với tuổi thơ có thể mở cửa ở bất cứ nơi nào.” , Từ “nhưng” có tác dụng gì? A. Nối các từ ngữ đứng sau với các từ ngữ đứng trước và biểu thị ý nghĩa trái ngược nhau. B. Nối các từ ngữ đứng sau với các từ ngữ đứng trước. C. Biểu thị ý nghĩa của cả cụm từ có nghĩa gần giống nhau. 5.Từ “dâng” trong câu: “Cây rơm dâng dần thịt của mình cho lửa đỏ hồng căn bếp, cho bữa ăn rét mướt của trâu bò.” Thuộc từ loại nào? A. Danh từ B. Động từ C. Tính từ.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> 6. Vị ngữ trong câu: “Lúc chơi trò chạy đuổi , nhưng chú bé tinh ranh có thể chui vào đống rơm, lấy rơm che cho mình như đống cánh cửa lại.” là: A.Những chú bé tinh ranh B.Lúc chơi trò chạy đuổi. C.Có thể chụi vào đống rơm,lấy rơm che cho mình như đóng cánh cửa lại. II.Tự luận (7 điểm) Câu 1 (1 điểm): Đặt một câu ghép trong đó có sử dụng cặp từ hô ứng và gạch chân cặp từ hô ứng đó. Câu 2 (1 điểm): Chép lại theo trí nhớ bốn câu thơ cuối bài thơ “ Đất nước” của Nguyễn Đình Thi. Câu 3 ( 5 điểm):Hãy tả một người thân mà em yêu quý nhất..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KHẢO SÁT ĐẦU NĂM MÔN:TIẾNG VIỆT LỚP 6 Năm học:2012-2013 ĐỀ I Phần I: Trắc nghiệm 3 điểm, mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm. Câu 1 2 3. Đáp án C A A. Câu 4 5 6. Đáp án B A B. Phần II:Tự luận 7 điểm Câu 1; HS đặt câu và gạch đúng cặp từ hô ứng được 1 điểm. VD: Trời vừa hửng sáng,nông dân đã ra đồng. Câu 2: HS chép đúng bốn câu thơ cuối bài thơ “ Đất nước” của Nguyễn Đình Thi được 1 điểm. Đất nước Nước chúng ta, Nước những người chưa bao giờ khuất Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất Những buổi ngày xưa vọng nói về. Nguyễn Đình Thi Câu 3 *Yêu cầu: Bài viết cần làm nổi bật một số nội dung sau: - Giới thiệu được người thân, quan hệ và tình cảm của em đối với người đó. - Miêu tả về nét mặt, hình dáng,cử chỉ, hoạt động và những thói quen của người đó(chú ý những điểm nổi bật nhất). - Thái độ, tình cảm, sự quan tâm chăm sóc của người đó đối với em. - Cảm xúc sâu sắc của em về những tình cảm yêu thương mà người đó dành cho em. 2.Hình thức: - Đảm bảo đúng yêu cầu của bài văn tả cảnh. Bài văn tập trung làm nổi rõ đỗi tượng miêu tả. - Bố cục ba phần, liên kết các câu, các đoạn chặt chẽ. - Có kỹ năng dựng đoạn, đảm bảo sự lô gíc, liên kết giữa các câu văn trong đoạn. - Dùng từ, đặt câu, diễn đạt đúng ngữ pháp, viết đúng chính tả. - Biết sử dụng, kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm trong bài văn. * Biểu điểm: - Điểm 5: Đạt được các yêu cầu trên. - Điểm 4: Bố cục hoàn chỉnh, làm rõ đối tượng miêu tả, nét nổi bật của nhân vật miêu tả. - Điêm 3: Bố cục đảm bảo nhưng việc kết hợp các yếu tố miêu tả, biếu cảm chưa tốt, chưa mạch lạc..

<span class='text_page_counter'>(6)</span> - Điểm 2: Nội dung sơ sài, kỹ năng miêu tả chưa tốt. - Điểm 1: Nội dung, hình thức không đảm bảo.. HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KHẢO SÁT ĐẦU NĂM MÔN:TIẾNG VIỆT LỚP 6 Năm học:2012-2013 ĐỀ II Phần I: Trắc nghiệm 3 điểm, mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm. Câu 1 2 3. Đáp án B B C. Câu 4 5 6. Đáp án A B C. Phần II:Tự luận 7 điểm Câu 1; HS đặt câu và gạch đúng cặp từ hô ứng được 1 điểm. VD: Trời vừa hửng sáng,nông dân đã ra đồng. Câu 2: HS chép đúng bốn câu thơ cuối bài thơ “ Đất nước” của Nguyễn Đình Thi được 1 điểm. Đất nước Nước chúng ta, Nước những người chưa bao giờ khuất Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất Những buổi ngày xưa vọng nói về. Nguyễn Đình Thi Câu 3 *Yêu cầu: Bài viết cần làm nổi bật một số nội dung sau: - Giới thiệu được người thân, quan hệ và tình cảm của em đối với người đó. - Miêu tả về nét mặt, hình dáng,cử chỉ, hoạt động và những thói quen của người đó(chú ý những điểm nổi bật nhất). - Thái độ, tình cảm, sự quan tâm chăm sóc của người đó đối với em. - Cảm xúc sâu sắc của em về những tình cảm yêu thương mà người đó dành cho em. 2.Hình thức: - Đảm bảo đúng yêu cầu của bài văn tả cảnh. Bài văn tập trung làm nổi rõ đỗi tượng miêu tả. - Bố cục ba phần, liên kết các câu, các đoạn chặt chẽ. - Có kỹ năng dựng đoạn, đảm bảo sự lô gíc, liên kết giữa các câu văn trong đoạn. - Dùng từ, đặt câu, diễn đạt đúng ngữ pháp, viết đúng chính tả. - Biết sử dụng, kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm trong bài văn..

<span class='text_page_counter'>(7)</span> * Biểu điểm: - Điểm 5: Đạt được các yêu cầu trên. - Điểm 4: Bố cục hoàn chỉnh, làm rõ đối tượng miêu tả, nét nổi bật của nhân vật miêu tả. - Điêm 3: Bố cục đảm bảo nhưng việc kết hợp các yếu tố miêu tả, biếu cảm chưa tốt, chưa mạch lạc. - Điểm 2: Nội dung sơ sài, kỹ năng miêu tả chưa tốt. - Điểm 1: Nội dung, hình thức không đảm bảo..

<span class='text_page_counter'>(8)</span>

×