Thác Datanla:
- Cách trung tâm thành phố Đà Lạt khoảng 5km nằm gần giữa đèo Prenn.
- Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Diệp Datanla được hình thành từ các từ K’ho ghép lại mà
thành là đà- Tàm- Nha có nghĩa là “nước dưới lá”, do vậy có người đọc trại là Đatania.
Dòng suối chảy qua Đatanla có liên hệ đến cuộc chiến đấu giữa người Chăm- Lat- Chil và
lịch sử Đà Lạt, nhờ có nước mà người Lát đã chiến đấu và trụ lại ở Prenn trong khi người
chăm không biết “dưới lá có nước” nên rút lui sau một thời gian đánh nhau với người Lat
tại đèo Prenn, từ đó Đatanla là nguồn sức mạnh của các dân tộc bản địa.
- Cảnh vật quanh Đatanla buổi đầu hoang dã và có sức hấp dẫn kì lạ, từ trên ghềnh cao
nước chảy xuống tạo thành dòng suối trắng xoá len lõi giữa các tầng đá để rồi mất hút vào
rừng sâu, những tản đá bóng nhẵn rất đẹp và bằng phẳng là nơi ngày xưa các nàng tiên nữ
của thượng giới hay xuống tắm mát.Tới đây bạn còn được thử sức mình với hệ thống máng
trượt hiện đại đưa bạn xuống và lên thác với cảm giác thú vị và mới lạ mà bạn không thể
bỏ qua nếu đã đến đây.
Hồ Tuyền Lâm:
- Nằm sát thiền viện Trúc Lâm
- với diện tích mặt nước khoảng 350 ha, được tạo thành bởi dòng suối Tía và thượng nguồn
sông Đatam xuất phát từ núi voi đổ về
- Tên hồ không biết có tự bao giờ và do ai đặt nhưng có lẽ cũng do xuất phát từ khung cảnh
thiên nhiên kĩ vĩ nơi đây suối và rừng quấn chặt với nhau nên có tên là tuyền Lâm.
Thiền Viện Trúc Lâm:
- từ quốc lộ 20 rẽ trái khoảng 1km chúng ta sẽ đến được thiền viện Trúc Lâm và hồ Tuyền
Lâm theo con đường tráng nhựa ngoằn nghèo ôm sát núi.
- khi đặt chân đến đỉnh phượng hoàng nơi toạ của thiền Viện Trúc Lâm nơi đẹp nổi tiếng
trong một khung cảnh thiên nhiên thoáng đãng thơ mộng.
- Ra đời tronh hoàn cảnh khá đặc biệt, với chủ trương khôi phục dòng thiền đã được biết
đến là sự dung hợp của thiền phái Thảo Đường, Vô Ngôn Thông, Tỳ ni đa lưu chi, lâm Tế,
… để tạo thành thiền tông Việt Nam.
- Thiền viện trúc lâm được xây dựng ngày 8/4/1993 với sự giúp đỡ của các tăng ni, phật tử
trong cả nước và bên ngoài, chỉ trong vòng 10 tháng thi công đã hoàn tất và khánh thành
8/2/1994. Công trình được xây trên một khuôn viên bảo vệ rừng là 232ha trong đó diện
tích xây dựng là khoảng 2ha. Thiền Viện do kiến trúc sư Ngô Viết Thụ phác hoạ tổng thể,
kiến trúc sư Huỳnh Ngọc Ẩn vẽ thiết kế chánh điện và cả khu nội viện.
- thiền viện gồm ngôi chánh điện ở vị trí trung tâm còn có tham vân đường, lầu chuông,
nhà trưng bày bên phải, gác trống, nhà khách tăng, thư viện, thiền thất viện trưởng và thiền
đường bên trái.
Trong chánh điện, giữa khoảng không cao rộng ngập tràn ánh sáng chỉ có một pho tượng là
Đức Bổn sư cầm hoa sen đưa lên_đây là hình ảnh của đức Phật trong pháp hội linh sơn,
một ấn tướng về “có mà như không, không mà như có” của đạo thiền. Thiền là pháp môn
giúp chúng ta sống với sự tỉnh thức địa tâm trở về với trạng thái an bình. Thiền phái Trúc
Lâm chú trọng sự tu tập nội tâm của bất kì ai, dù đó là tu sĩ, người xuất gia hay đang sống
tại gia, đường lối tụ tập hướng nội dẫn đến thanh bình hoá bản thân khiến lòng không còn
vướng bận và tư tánh biên lộ, đây là trạng thái thực sự an ổn trong chính mỗi người mà
không phải tìm kiếm cực lạc.Viện trưởng đầu tiên là hoà thượng Thích Thanh Trì, ngoài
70t, thiền viện Trúc lâm được coi như là thiền viện tu thiền lớn nhất Việt Nam.
Núi Voi:
- Cách thành phố Đà Lạt khoảng 24km về phía Tây Nam, giáp xã Tà Nung thuộc thị trấn
Nam Ban, huyện Lâm Hà.
- Có tên gọi như vậy vì xa xưa voi rừng trên cao nguyên Lang Biang rất yêu thương đôi trai
gái nọ, nghe tin đôi trai gái này sắp cưới nhau liền réo gọi bầy kéo từ vùng ở khu vực Lâm
Đồng ngày nay về dự lễ cưới, nhưng khi vượt qua chân thác thì đột nhiên nghe tin hai
người đã quyết chết cùng nhau vì thành kiến thù hằn của bộ tộc, đàn voi rừng đau đớn ,
gào thét luôn cả mấy đêm ngày liền, đến khi kiệt sức ngã quỵ và chết hoá đá ở chân thác.
Thần núi cảm thương ,tuôn rơi nước mắt thành suối để tắm mát đàn voi ở dưới vực sâu mãi
mãi với thàng ngày qua đi.
Trong đàn voi có 2 con lớn nhất đi lạc từ trước đến vùng đèo Prenn, khi nghe tin dữ cũng
đã ngã quỵ xuống chết hoá thành 2 ngọn núi, ở phía trái quốc lộ 20 trước cửa ngõ vào
thành phố Đà Lạt.Dưới chân rặng núi này có làng gà k’long của người k’Hô, nổi tiếng về
dệt và sản xuất các mặt hàng thổ cẩm rất hấp dẫn du khách và còn có câu chuyện kỳ thú về
“voi 9 ngà, gà 9 cựa” với mục đích là chống phá nạn thách cưới trong xã hội của dân tộc
K’Hô ngày xưa .
Tất cả những quang cảnh ở đây không chỉ mang ý nghĩa của một mình nó mà hơn trên hết
tất cả kết hợp với nhau tạo nên sự hài hoà về phong thuỷ.Trước hết hồ Tuyền Lâm mang
cho ta cảm giác thoải mái, con người khi đứng trước những biển, hồ thường thấy mình
thanh thản và nước rất gần gũi và là một phần của con người. Núi Voi không chỉ vì truyền
thuyết mà nhà sư chon nó chính là tấm bình phong che chắn cho khu vực, tạo thể hài hoà
cho phong thuỷ nơi đây.
Ga Cáp treo:- Tuyến cáp treo dài 2.300m từ đỉnh đồi Rôbin đến Thiền viện Trúc Lâm, ở độ
cao 1.600m so với mực nước biển.
- Hệ thống cáp treo Đà Lạt được khởi công xây dựng vào ngày 3/2/2002, khánh thành ngày
24/1/2003 và chính thức đưa vào hoạt động ngày 1/2/2003.
- Hệ thống này do Hãng Doppelmayr của Thụy Sĩ và Áo thiết kế, chế tạo và lắp đặt.
- Với 50 cabin tự động đủ màu sắc có công suất vận chuyển tối đa 900 lượt/giờ, du khách
có thể thưởng ngoạn rừng núi Tây Nguyên hùng vĩ, toàn cảnh thành phố ngàn hoa và bay
trên những rừng thông bạt ngàn, tận hưởng cái lành lạnh của trời Đà Lạt
Ga cáp treo đồi Rôbin:
- khu du lịch cáp treo Đà Lạt hình thành từ đầu năm 2003, cáp trep giăng qua khoảng
không gian trên các đồi thông, từ một ngọn đồi phía trái bến xe Đà Lạt tới chân đồi
Phượng Hoàng của thiền viện Trúc Lâm với quãng đường chim bay gần 2km.Trên tháp
treo, du khách nhìn được toàn cảnh thành phố Đà lạt phía dưới, xa xa là dãy núi Lang
Biang và có cảm giác như là đang bay giữa những thung lũng hẹp, đồi và rừng thông xanh
mát, mượt mà.
- người lớn đi, về >50k/ người, 1 lượt 30k/ người, trẻ em = ½ người lớn.
Thành Phố Đà Lạt
- Đà Lạt cách Biên Hòa (Đồng Nai) 278km, Hà Nội 1.481km, Tp. Hồ Chí Minh 293km,
Nha Trang (Khánh Hòa) 205km.
- Về hàng không, Lâm Đồng có chuyến bay Đà Lạt – Tp. Hồ Chí Minh và ngược lại.
Lâm Đồng có đường bộ chính là quốc lộ 20 chạy xuyên qua tỉnh từ Đà Lạt, Bảo Lộc, Di
Linh, Ma Đa Gui tới Đồng Nai. Ngoài ra tỉnh còn nằm trên trục đường quốc lộ 27: Thị xã
Phan Rang Tháp Chàm (Ninh Thuận) – Lâm Đồng – Đắk Lắk (Buôn Ma Thuột), trục
đường 28: Bình Thuận – Lâm Đồng (Di Linh) – Đắk Nông.
- Từ Tp. Hồ Chí Minh, đi ô tô theo quốc lộ 20 chừng 300km là đến Đà Lạt. Con đường sẽ
đưa du khách lên cao dần, cao dần và khi chạm vào Đà Lạt ở thác Prenn thì trước mặt du
khách đã là ngút ngàn rừng thông hai lá, ba lá. Đi sâu vào thành phố Đà Lạt, du khách sẽ
khám phá một “bảo tàng” của các thác nước, những hồ đẹp, thung lũng hoa và đồi cỏ.
Nếu đi theo đường 27 từ Phan Rang ngược sông Dinh lên, sau khi vượt qua những khu di
tích lịch sử của nước Chămpa xưa và những cánh đồng khô ráo quanh năm, chúng ta đứng
trên đèo Ngoạn Mục với bức tranh thiên nhiên hùng vĩ trước mắt.
Vào những năm cuối thế kỉ XIX, một người Thuỵ Sĩ mang quốc tịch Pháp là Alexandre
Yersin, theo yêu cầu của nhà cầm quyền Pháp lúc bấy giờ thám hiểm Tây Nguyên và lên
được cao nguyên LangBiang để rồi dẫn đến việc khai sinh thành phố hoa Đà Lạt hôm nay.
Một thời khắc quan trọng là vào 15h30’ chiều ngày ngày 21/6/1893, sau một chuyến thám
hiểm dài ngày khu vực miền Đông Nam Bộ, bác sĩ Yersin đã đặt chân lên được cao nguyên
LangBiang làm thay đổi một vùng đất hoang sơ và tạo ra một bước ngoặc lớn trong lịch sử
Đà Lạt góp phần biến vùng đất của người Lạch, người Chil đến lúc ấy vẫn chua có tên trên
bảng đồ thành một thành phố nổi tiếng được ghi trong từ điển bách khoa của nhiều nước
như hôm nay.
Tên Đà Lạt từ khi phát sinh cũng ngẫu nhiên, có sự trùng âm trúng ý khiến nhiều người
thắc mắc bàn luận. Có người cho rằng những người pháp là “sáng lập viên” đã chọn cho
thành phố xinh đẹp này một câu châm ngôn đầy ý nghĩa như các thành phố Châu Âu bắng
tiếng Latinh “DAT ALLIIS LAETITIUM ALLIIS TEMPERRIEM”, năm chữ đầu ghép lại
thành từ Đà Lạt có nghĩa là cho người này niềm vui cho người kia sự mát lành.Thế nhưng
theo nhiều nhà nghiên cứu dân tộc học thì không phải vậy mà tên Đà Lạt có từ gốc là đạ
Lạch phát âm theo tiếng của người Lạch. Đây là một trong 3 chi phái thuộc hệ K’ho cùng
chia nhau sống tại các vùng phía Bắc tỉnh Lâm Đồng.Riêng người Lạch sống từ chân núi
LangBiang tới thành phố Đà Lạt, chiếm cứ xung quanh vùng Hồ Xuân Hương_nơi có con
suối nhỏ chảy qua. Theo ngôn ngữ K’ho, Đa, Đạ hay Đăk có nghĩa là nước, là sông, là
suối; Lạch( Lạt) là tên bộ tộc của dân tộc K’ho. Như vậy Đà Lạch là con suối của người
Lạch. Trong hơn 100 năm qua tên Đà Lạt mang nhiều cách hiểu và nhiều ý nghĩa khác
nhau. Nhưng ngày nay, chúng ta trả lại ý nghĩa ban đầu cho Đà Lạt : đó là con suối người
Lạch, là quê hương của người Lạch và người Lạch một thành viên trong đại gia đình các
dân tộc Việt Nam.
Thành phố Đà Lạt hơn 100 năm tuổi (phát hiện 1893), đang trở thành một trong những địa
danh du lịch hấp dẫn nhất đối với du khách trong và ngoài nước, một thành phố nghỉ mát
lâu đời ở nước ta. Đà Lạt nổi tiếng về hồ, về thác nước và rừng thông. Những hồ đẹp ở Đà
Lạt là hồ Xuân Hương, hồ Than Thở, hồ Đa Thiện, hồ Vạn Kiếp, hồ Mê Linh. Những hồ
này nằm ngay trong thành phố, tên thơ mộng như cảnh hồ thơ mộng, mỗi hồ gắn với một
truyền thuyết xa xưa.
Du khách đến Đà Lạt vừa thăm viếng, vừa thưởng thức những sản phẩm Đà Lạt bao gồm
nhiều loại trái cây: hồng, mận, đào, bơ; nhiều món ăn dân tộc độc đáo và các hàng lưu
niệm của riêng vùng Đà Lạt.
Vẻ đẹp của Đà Lạt còn được ngợi ca nhiều và hấp dẫn du khách bởi hàng trăm, ngàn loại
hoa, loại phong lan độc đáo, hoặc được sản sinh riêng trên mảnh đất này, hoặc lấy giống từ
nhiều nơi như: Pháp, Anh, Hà Lan, Nhật Bản, Đài Loan, Hồng Kông, Ấn Độ, Italy,…như
hoa hồng, hoa bất tử, hoa đỗ quyên, hoa xác pháo, hoa tư tưởng, hoa trà mi, mi mô da, mai
anh đào, thủy tiên trắng…
Khách sạn du lịch đầu tiên ở Đà Lạt được xây dựng từ năm 1907, đó là ngôi nhà gỗ mang
tên khách sạn Hồ (Hôtel du Lac). Ngày nay, đến Đà Lạt du khách sẽ cảm nhận có một nét
kiến trúc rất nên thơ, lộng lẫy mà kín đáo qua ngôi biệt thự ẩn mình trong cây lá hoặc rực
rỡ bởi được phủ lên cả một rừng hoa.
Cộng đồng dân cư Đà Lạt là một sự hòa nhập hết sức độc đáo của dân tộc từ các vùng Bắc,
Trung Nam. Cả tỉnh có trên 20 tộc người, đông nhất là người Việt, sau đó là M’Nông, Mạ,
Cơ Ho…Người dân ở quanh vùng Đà Lạt và Di Linh trồng rau và hoa cung cấp cho các
tỉnh Nam Bộ.
Đà Lạt mang đậm trong mình bản sắc văn hóa Tây Nguyên đẹp như huyền thoại. Những
người dân hiền lành sống bằng nghề làm rẫy, làm vườn, trồng cà phê, chè, chăn nuôi gia
súc…Vào những ngày hội làng, ngày vui của gia đình, du khách sẽ được xem họ múa, hát,
chơi nhạc bằng những nhạc cụ độc đáo mà âm thanh của nó nghe như tiếng gió hú, tiếng
thác chảy trên ghềnh đá. Thiên nhiên tươi đẹp đã tạo nên những mẫu người Đà Lạt có
phong cách đáng yêu, hiền hòa, thanh lịch và mến khách.
TP Đà Lạt (Da Lat city tour)
Núi Lang Biang:- Nằm ở phía Bắc thành phố, cách trung tâm thành phố Đà Lạt khoảng
12km, thuộc địa bàn huyện Lạc Dương.
- Núi Langbiang là một trong những ngọn núi cao nhất của tỉnh Lâm Đồng, đỉnh cao nhất
là đỉnh Chưgianxin (2600m), bidup(2164m) và đỉnh Langbiang còn được gọi là núi Bà cao
2167. Dưới chân núi là nơi định cư của các bản làng dân tộc Lat, Chil,..còn lưu trữ khá
nhiều nét văn hoá truyền thống của các dân tộc Tây Nguyên.- Truyền thuyết kể rằng vùng
cao nguyên La Ngư thượng này có 2 bộ tộc mạnh là Lat, Sré. Bộ tộc Lat có một tù trưởng
đẹp trai, khoẻ mạnh, giàu lòng nhân ái và có tài chinh phục thú rừng.Một hôm có 2 con voi
to đi lạc, chúng rất hung dữ, vài chục người trong bộ tộc không thể khuất phục nổi. Sau đó,
Lang đi rẫy trở về ra dấu cho mọi ngưòi dừng tay và tự mình dùng lời lẽ khuất phục hai
con voi. Langbiang gắn liền với một chuyện tình đi vào huyền thoại giữa chàng Lang và
nàng Biang con gái tù trưởng bộ tộc Chil.do mối bất hoà của hai bộ lạc nên hai người
không đến được với nhau,cuối cùng cả hai người phải chọn cái chết cho trọn tình và phản
đối tục lệ khắt khe, khi 2 người chết ông K’zềng vô cùng ân hận bèn kêu gọi các bộ lạc kết
hợp với nhau tạo thành bộ tộc K’ho xoá bỏ mọi hiềm khích và các nam nữ giữa các bộ tộc
có thể lấy nhau sinh con đẻ cái.
Trên đỉnh Langbiang hiện nay có 2 pho tượng chàng Lang và nàng Biang. Từ trên đỉnh có
thể thấy hồ suối Vàng_Dakia thượng nguồn sông Đồng Nai và là nguồn cung cấp nước
chính cho Đà Lạt.
Phân viện Sinh học:
- Phân Viện Sinh học nằm trên đỉnh đồi Tùng Lâm cao 1.548m, giữa khu rừng thông cách
trung tâm thành phố Dalat gần 10km trên đường đi Suối Vàng
- Thật ra đây nguyên là Học viện dòng Chúa Cứu thế thuộc Giáo hội Công giáo, xây dựng
từ năm 1950. Sau ngày đất nước thống nhất, chính quyền địa phương đã dùng cơ sở này
cho các hoạt động công ích. Sau vài lần thay đổi đơn vị quản lý, đến năm 1991 nơi đây
được chuyển giao cho Viện Sinh học nhiệt đới trực thuộc Trung tâm Khoa học Tự nhiên và
Công nghệ và trở thành Phân Viện Sinh học tại Dalat
- Đặt chân đến đây, điều đầu tiên gây chú ý và ngạc nhiên nơi du khách là toà nhà bằng đá
có nhiều cửa sổ thật tĩnh lặng giữa rừng thông mà nổi bật ở mặt tiền là cây thập giá với hai
dòng chữ bằng tiếng Latin: ” Copiosa Apud Eum Pedemptio”, có nghĩa: “Ơn cứu độ chan
chứa nơi Ngài.
Phân Viện Sinh học có chức năng nghiên cứu hoá học, nghiên cứu vi sinh, nghiên cứu thực
vật và công nghệ sinh học nuôi cấy mô…Ngoài ra, Phân Viện Sinh học còn hoạt động như
một bảo tàng nhằm giới thiệu những loài đặc hữu tại Tây Nguyên và Lâm Đồng gồm bảo
tàng động vật và vườn thực vật phục vụ tham quanvà du lịch.
Tham quan nơi đây, du khách sẽ có dịp thưởng lãm bộ sưu tập hoa lan phong phú được
trình bày trong hệ thống giàn gỗ với chừng 900 chậu địa lan nội ngoại, 1300 giò, chậu,
bảng phong lan các loại. Du khách sẽ càng cảm kích khi biết Phân Viện Sinh học hiện đang
chăm sóc giữ gìn nguồn gene của gần 200 loài lan rừng khác nhau như nguồn dự phòng
cho phát triển kinh tế địa phương mai sau. Đây là những loài được tìm thấy ở các rừng
Lâm Đồng và vùng phụ cận mà trong số đó nổi bật các tên như: Thanh lan, Thanh đạm,
Tuyết ngọc…là những giống loài quý hiếm, hoặc như Hài đỏ được xếp vào những loài đẹp
nhất thế giới. bộ sưu tập động vật ở Tây Nguyên và của cả nước được trưng bày tại 7
phòng gồm 378 mẫu thú của 58 loài, 242 mẫu chim của 94 loài, 42 mẫu lưỡng thê bò sát
của 32 loài, 36 mẫu thú nuôi nhà của 22 loài và hơn 200 hộp mẫu của các loài côn trùng
được sắp xếp theo từng loài, lớp, bộ, họ đi từ động vật phát triển cấp thấp đến cấp cao, từ
động vật biển như: san hô, cua, ốc; loài lưỡng thê như trăn, rắn; động vật nuôi như gà, vịt,
bò, cừu; lớp côn trùng; lớp chim; lớp thú rồi đến loài vật có não bộ phát triển ở bậc cao gần
với con nguời như họ khỉ, hầu hay linh trưởng…
Một danh sách đỏ cũng được Bảo tàng giới thiệu, từ các loài đang nguy cấp (đang bị đe
doạ tuyệt chủng) như Gấu ngựa, Mang lớn, Cầy vằn bắc, Vượn má hung, Sóc bay sao, Sói
đỏ, Cầy Giông sọc, Gấu chó, Hổ, Báo hoa mai… đến các loài sẽ nguy cấp ( có thể bị đe
doạ tuyệt chủng) như Sơn dương, Cầy mực, Mèo gấm, Báo gấm, Beo lửa, Rái cá vuốt, Kỳ
đà nước, Vọc vá chân đen, Lửng lợn…Du khách sẽ thật thích thú với các mẫu vật sẽ được
giới thiệu trong những tư thế tự nhiên, sinh động. Khi gởi đi những lời kêu gọi: “Hãy bảo
vệ loài tê giác Java”, “ Hãy bảo vệ Sao la”, “Hãy cứu lấy đàn voi của chúng ta”…Các nhà
khoa học còn muốn nhắn nhủ ” Hãy thân thiện hơn với thiên nhiên, để thiên nhiên mãi là
bạn đồng hành của con ngưởi!”
Phân Viện Sinh học còn trưng bày 2 mô hình vũ trụ do Liên Xô cũ tặng Việt Nam năm
1989.
Nhà thờ Domain:
- Nằm trên đường Ngô Quyền, trên đồi Mai Anh cách trung tâm thành phố Đà Lạt 1 km về
hướng Tây Nam
- Nhà thờ Domain De Marie nằm trong khu Lam Sơn, được xây dựng từ năm 1940 đến
năm 1944 do phu nhân toàn quyền Jean Decoux đứng ra quyên góp của nhiều giáo dân.
- Tên gọi Domain De Marie có nghĩa là “lãnh địa của Đức Bà”. Từ năm 1940 đến năm
1943 nơi đây là nhà nguyện của nữ tu dòng Bác Ái – một tu hội nữ tu có mặt tại Việt Nam
từ năm 1928.
- Nhà thờ được xây dựng lại theo lối kiến trúc độc đáo hơn bất cứ nhà thờ nào khác ở Đà
Lạt bởi được xây dựng bằng một chất kết dính là vôi, mật mía, và một số vật phụ gia khác.
Khi xây dựng nhà thờ, vị phu nhân toàn quyền Đông Dương có tâm nguyện là lúc mất
người sẽ được chôn ở đây. Vào năm 1944, trên đường đi hoà giải mâu thuẩn giữa Bà Nam
Phương Hoàng hậu và Bà Mộng Điệp, bà đã bị giao thông trên đoạn đường Khe Sanh và
mất mộ tháng sau đó. Thi hài Bà đã được chôn cất tại hành lang sau nhà thờ, trong khuôn
viên của một vườn hoa thoáng mát và rộng lớn, như yêu cầu của Bà lúc còn sống.
Tuy nhà thờ không có tháp chuông trên đỉnh nhưng tiền đình được thiết kế là một tam giác
can, phía trước được trang điểm các vòm cửa nhỏ. Tường được xây dựng bằng đá chẻ đến
ngang bệ cửa sổ theo lối kiến trúc Normandie. Không gian nội thất được chiếu sáng bởi
những khung kính màu, càng làm tăng thêm phần lung linh hấp dẫn cho thánh đường. Nhà
thờ còn lưu trữ pho tượng Đức Me ban ơn cao 3m, nặng 1 tấn là quà tặng của phu nhân
toàn quyền Đông Dương Decoux. Bức tượng được đặt giữa cung thánh trên nhà thờ.
Tượng do nhà điêu khắc Johchère, người Pháp làm tại Hà Nội và đưa về nay năm 1944.
Vào khuôn viên nhà thờ bạn có thể thấy rất nhiều loại hoa, đặc biệt là hoa Hài Tiên. Sau
nhà thờ là một quần thể kiến trúc được thiết kế theo kiểu mới với 3 dãy nhà tầng của dòng
Nữ Tu Bác Ái, càng làm tăng thêm vẽ uy nghi và trang nghiêm cho nhà thờ. Vì chỉ dùng
duy nhất một màu vôi hồng đậm để quét tường, nên dưới ánh nắng nhà thờ như sáng rực
hẳn lên.
Nhà thờ Domain de Marie chỉ có tu nữ, họ sống và làm việc ở đây như đan áo lạnh, bán
cho du khách vào tham quan nơi đây.
Thác Camly:
- Cách trung tâm thành phố Đà Lạt chỉ 2km
- tên thác cũng là tên một dòng suối nhỏ từ Hồ xuân Hương chảy đến thác ngày nay. Cam
Ly là biến âm của K’dam M’ly là tên một tù trưởng nổi danh của tộc người K’ho được dân
làng địa phương tôn kính đặt ccho vùng đất, suối và thác, nơi tộc này chiếm ngụ để ghi
nhớ công ơn của vị tù trưởng khả kính của họ.
Thung lũng tình yêu:
- Từ trung tâm thành phố Đà Lạt đi về phía trường Đại Học rồi đi theo đường Phù Đổng
Thiên Vương lên khoảng 3km ta sẽ đến trước một khung cảnh thơ mộng vừa hữu tình. Đó
là thung lũng tình yêu.
- Love Volley được tạo thành bởi đập Đa Thiện chắn dòng chảy của những con suối nhỏ từ
các ngọn đồi xung quanh
- Trước đây người Pháp đặt tên là Vollue Damous. Năm 1953 chủ tịch hội đồng thị xã Đà
Lạt Nguyễn Vĩ đã đổi tên Việt để phù hợp với bản sắc văn hoá dân tộc từ đó cái tên thung
lũng tình yêu ra đời.
Tranh XQ:
- Du khách dễ dàng nhìn thấy xưởng tranh thêu XQ nằm đối diện với đồi mộng mơ mà
chúng ta sắp sửa thăm quan.
- Ngày 30/10/1996, công ty TNHH XQ Đà Lạt chính thức thành lập, Ngày 29/12/2001,
làng nghề thêu tay truyền thống XQ Sử Quán chính thức khai trương tại Đà Lạt.
- Là đứa con ngoài giá thú, mẹ bỏ đi vì không chịu nổi điều tiếng, Võ Văn Quân lớn lên bơ
vơ với cả tuổi thơ dài là những ám ảnh về chết chóc, đói nghèo, nhà cháy, lưu lạc của chiến
tranh… Đứa trẻ bị bỏ rơi tủi phận, ít bạn bè, sống tách biệt nhưng lại ôm những mơ mộng
“tràn bờ” với thế giới của thơ ca, nghệ thuật. Biệt danh “khùng” đã đeo theo Quân từ đó.
Dấu mốc cuộc đời chính là khi Võ Văn Quân làm nhân viên kỹ thuật X-quang và gặp được
người bạn đời – cô thợ thêu “thoát ly” làm y tá Hoàng Lệ Xuân. Chị Xuân cũng sớm mồ
côi mẹ với ký ức đau buồn khi tận mắt thấy cảnh bà lìa trần ngay bên khung thêu trong một
trận bom.
Vợ chồng Xuân – Quân đến với nghề thêu, với những bức tranh kết bằng chỉ màu không
biết từ lúc nào nhưng gần như là tất yếu. Thương hiệu XQ Đà Lạt sau này cũng chỉ đơn
thuần là sự ghép nối, kết duyên giữa một cô thợ thêu và một anh chàng họa sỹ vẽ mẫu
tranh.
Nghề Thêu:♠
Ở Việt Nam, nghề thêu là một ngành nghề thủ công truyền thống đã có tự lâu đời. Lịch sử
của ngành nghề truyền thống này vốn gắn liền với lịch sử tâm linh của người phụ nữ Việt
Nam trong quá khứ. Ngay từ thế kỷ thứ I, bên cạnh lá cờ thêu “Đền nợ nước trả thù nhà”
của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, phụ nữ Việt Nam còn biết dùng công việc thêu thùa để
trang hoàng nhà cửa, hơn nữa là để bày tỏ tâm sự, tình cảm và để làm đẹp cho chính mình.
Tuy nhiên, cho đến nay không ai biết được, nghề thêu Việt Nam hình thành từ bao giờ? Ai
là người đầu tiên có ý tưởng biến công việc may vá, thêu thùa thành một ngành nghề nghệ
thuật? Tương truyền rằng, đầu thế kỷ XVII, nghề thêu Việt Nam được đánh dấu một bước
ngoặt phát triển mới. Thời đó, ngài Lê Công Hành, (sinh ngày 18/01/1606 – mất ngày
12/06/1661) tại làng Quất Động, xã Quất Động, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây đã đúc kết
kinh nghiệm và kỹ thuật thêu dân gian Việt Nam để phổ biến rộng rãi một nghệ thuật thủ
công mang đậm nét nghệ thuật. Cho đến thời phong kiến, nghề thêu là một trong những
nghề phục vụ cho Vua chúa và giới Quý tộc. Sản phẩm thêu được hoàn thành bởi những
chất liệu chỉ vải do công sức sáng tạo của những người nghệ nhân Việt Nam. Những sợi
chỉ lúc đó được nhuộm bằng công thức thủ công với chất liệu hoàn toàn thiên nhiên như củ
nâu, cây chàm, vỏ bàng, nước điệp, lá vông, đá mài, hoa hòe … khiến cho người nước
ngoài phải cảm phục để nhận định rằng: “Nhìn những màu nước nhuộm của các cô thợ
thấy rất dơ dáy không ngờ đến khi nhuộm xong đều đủ hết một bảng màu vô cùng lạ lùng
tưởng như phù phép mới có được”.
Trong thời kỳ đó nghề thêu thường là do người phụ nữ Việt Nam đảm trách, theo quan
niệm của nho giáo, người con gái phải hoàn thiện được tứ đức: “Công, Dung, Ngôn, Hạnh”
như người xưa từng nói :
“Trai thì đọc sách ngâm thơ
Gái thì kim chỉ thêu thùa vá may.”
Đại đa số phụ nữ cả nước đều biết thêu, tuy nhiên tập trung và có tính chuyên nghiệp từ lâu
đời là ở Huế. Khi triều đại nhà Nguyễn xây dựng ở Cố Đô Huế, bà Hoàng Thị Cúc, mẹ
Vua Bảo Đại, cùng với Nam Phương Hoàng Hậu đã kết hợp những ưu điểm của kỹ thuật
thêu Châu Âu với những tinh hoa của nghệ thuật thêu Châu Á để biến nó trở thành nghệ
thuật thêu của Cung Đình, gắn liền với những đặc điểm thùy mị, tinh tế, tỉ mỉ của người
con gái xứ Huế. Gabrielle học giả người Pháp, chuyên nghiên cứu văn hóa Á Đông viết:
“…Nhiều nơi đã truyền lại cho con cháu những ngành nghề lạ lùng là vẽ hình bằng chỉ làm
cho bông sen, bông tử nở trên lụa, làm cho bươm bướm lượn trên mặt nước trong xanh,
người thợ thêu An Nam khéo léo hơn người thợ thêu Trung Quốc về đường kim mũi chỉ và
cách pha màu sắc…”
Đồi mộng mơ:
- Nằm cách Trung Tâm Thành Phố Đà Lạt 4km về hướng Đông.
- Trên một diện tích khiêm tốn, nơi đây cũng có đầy đủ hoa, cỏ xanh mướt bốn mùa, nhiều
giống hoa mới, màu sắc rực rỡ được chăm sóc tốt, thiết kế đẹp tạo cảm tình cho khách
ngay từ ban đầu. Đến đây du khách có dịp thưởng thức những kiến trúc nhân tạo được kết
hợp hài hòa với cảnh quan thiên nhiên từ tiểu vạn lý trường thành vắt ngang qua 2 km đồi
núi đến căn nhà cổ hơn 300 năm được dựng từ nguyên bản nhà rường ở Bình Định sẽ đưa
bước chân du khách đến với những hoài niệm của quá khứ ngàn xưa, từ vườn đá cảnh
thiên nhiên đầy đủ sắc màu đến những kỳ hoa dị thảo rực rỡ khoe sắc tỏa hương trong
những khu vườn chung quanh Đồi Mộng Mơ giúp cho du khách có những cảm giác mới lạ
và thư thái.