Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

qua con me

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (330.16 KB, 14 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>MỤC LỤC I. Tóm tắt đề tài. Trang 2. II. Giới thiệu. Trang 3. III. Phương pháp. Trang 5. IV. Phân tích dữ liệu và kết quả. Trang 10. V. Kết luận và khuyến nghị. Trang 12.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Tên đề tài: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHỮ VIẾT CỦA HỌC SINH LỚP 3A BẰNG BÚT MÁY TRƯỜNG TIỂU HỌC THƯỜNG THỚI HẬU B3 I. TÓM TẮT ĐỀ TÀI Ở thời đại công nghệ thông tin phát triển như ngày nay, nhiều người cho rằng chỉ cần có trí tuệ là đủ vì hầu hết máy tính đã làm việc thay cho người, mà nhất là máy tính "viết" thay tay người nên phần lớn mọi người xem việc rèn nét chữ đúng và đẹp không còn quan trọng nữa. Đối với bản thân tôi là một giáo viên thì suy nghĩ đó là hoàn toàn lệch lạc bởi vì nét chữ của học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường ảnh hưởng lớn đến kết quả học tập, hơn thế nữa nét chữ phần nào đánh giá tính cách của người học, không chỉ dừng ở đó mà "Chữ viết cũng là một biểu hiện của nết người" (Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói). Chữ viết và tiếng nói là hai thứ tài sản quý báu đi cùng chúng ta đến suốt cuộc đời. Chữ viết thể hiện một phần tính cách và biểu hiện cảm xúc của người viết nên cần phải được rèn luyện từ giai đoạn bắt đầu đi học. Trách nhiệm lớn lao ấy, rèn cho học sinh có nét chữ “Điểm 10” đặt trọn lên bàn tay của các thầy cô giáo.” Từ vài thập niên trở lại đây, việc học sinh ở tất cả các cấp học phổ thông ở nước ta sử dụng cây bút bi thay cho các loại bút máy thông thường đã trở nên phổ biến. Những cây bút máy ngòi “lá tre” có nét thanh, nét đậm kèm theo lọ mực tím trước đây đã không còn được nhiều học sinh ưa chuộng, sử dụng. Sự ra đời của cây bút bi là một tiến bộ về công nghệ bởi những tiện ích về mặt sử dụng. Mặc dầu vậy, theo ý kiến của nhiều giáo viên và phụ huynh học sinh thì sử dụng cây bút bi thường xuyên trong học tập hàng ngày là một bước thụt lùi trong việc viết chữ đẹp của học sinh. Nét chữ của các em đã mất đi dáng vẻ mềm mại, chân phương so với trước đây. Các em cũng chỉ viết được một kiểu chữ nét đều, không viết được kiểu chữ có nét thanh, nét đậm. Đó cũng là lý do khiến cho nhiều em học sinh khi đi dự thi các cuộc.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> thi viết chữ đẹp xem việc sử dụng cây bút máy viết nét thanh,nét đậm là lựa chọn số một. Giải pháp của tôi là dùng bút máy viết nét thanh, nét đậm để rèn luyện chữ viết cho học sinh lớp 3A thay vì để các em chọn viết tùy ý (bút bi). Nghiên cứu được tiến hành trên hai nhóm tương đương: Hai lớp 3 Trường tiểu học Thường Thới Hậu B3. Lớp 3A là lớp thực nghiệm và lớp 3B là lớp đối chứng. Lớp thực nghiệm được thực hiện giải pháp thay thế là dùng bút máy để rèn chữ viết. Kết quả cho thấy tác động đã có ảnh hưởng rõ rệt đến chất lượng chữ viết của học sinh. Lớp thực nghiệm có chữ viết đẹp hơn lớp đối chứng. Điểm kiểm tra sau tác động của lớp thực nghiệm có giá trị trung bình là 7,83; điểm bài kiểm tra đầu ra của lớp đối chứng có giá trị trung bình là 6,78. Kết quả kiểm chứng t-test cho thấy P = 0,0012 < 0,05 có nghĩa là có sự khác biệt lớn giữa điểm trung bình của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. Điều đó chứng minh rằng sử dụng bút máy để rèn luyện chữ viết làm nâng cao chất lượng chữ viết cho học sinh lớp 3A trường tiểu học Thường Thới Hậu B3. II. GIỚI THIỆU Trong những năm gần đây nhà trường và xã hội hết sức chú trọng đến việc rèn chữ viết, nhất là khi có quyết định số: 31/2002/QĐ-BGD&ĐT, ngày 14/06/2002 của Bộ GD&ĐT về việc ban hành mẫu chữ viết trong trường tiểu học và công văn số: 5150/TH, ngày 17/06/2002 của Bộ GD&ĐT về việc hướng dẫn dạy và học viết chữ ở tiểu học. Vì vậy, giáo viên phải quan tâm hơn nữa về chất lượng chữ viết của học sinh.. ĐẶC ĐIỂM CÔNG DỤNG CỦA BÚT VIẾT NÉT THANH ĐẬM So với các loại bút khác như bút bi, bút ngòi hạt gạo… thì điểm khác biệt là ở.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> đầu ngòi bút, nơi tiếp xúc với giấy viết để tạo ra nét viết. Nhờ công nghệ mài, đúc hay dập mà đầu ngòi viết có hình dạng giống như đầu của chiếc tuốc nơ vít phóng to (hình dưới). Người ta sử dụng độ mỏng của đầu ngòi viết để tạo ra nét thanh, và bề rộng của đầu ngòi viết để tạo ra nét đậm. Vì vậy đầu ngòi viết có tác dụng là giúp định dạng nét viết, tạo nét viết thanh – đậm mềm mại. Hơn nữa đầu ngòi viết có độ bám giấy nên rất phù hợp cho việc luyện chữ, đặc biệt phù hợp với học sinh tiểu học, bậc học hình thành và hoàn thiện chữ viết.. Yêu cầu về thẩm mỹ thì chữ viết phải có sự thống nhất về font chữ, về độ nghiêng (hay đứng); có sự đồng đều về kích cỡ chữ, khoảng cách giữa các chữ, dòng, sự ngay ngắn thẳng hàng; có sự linh hoạt trong cách viết tạo ra nét viết vừa có sự mềm mại vừa có sự cứng cáp nhờ lực điều khiển bút. Cao hơn nữa là thể hiện được những nét hoa mỹ, nét viết có nét thanh, nét đậm thể hiện được cá tính, cảm xúc của người viết. Việc rèn chữ viết cho học sinh còn là môi trường quan trọng bồi dưỡng cho trẻ phẩm chất tốt như: tính cẩn thẩn, tinh thần kĩ luật và óc thẩm mỹ. Nhưng muốn viết thạo trẻ phải gắng công khổ luyện dưới sự dìu dắt tận tình của các thầy cô. Trong trường tiểu học, việc dạy tập viết được phối hợp nhịp nhàng với dạy học vần, chính tả, tập làm văn, việc ghi bài vào vở các môn học, vở luyện viết chữ đẹp của học sinh. Tại trường tiểu học Thường Thới Hậu B3, mỗi giáo viên giảng dạy thấy được tầm quan trọng của chữ viết đều tìm mọi cách, mọi phương châm để rèn chữ cho học sinh nhưng hầu như đều chỉ dừng lại ở việc cách rèn chữ, chưa quan trọng lắm đối với bút luyện chữ - đa số các em đều dùng bút bi..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Qua việc dự giờ đồng nghiệp khảo sát trước tác động, tôi thấy giáo viên hết sức tận tình với việc rèn chữ viết từ việc ôn lại cách viết chữ mẫu theo qui định, tìm những nét sai của học sinh, hướng dẫn cho học sinh nhận ra cái sai của mình và cách sửa,… Do học sinh sử dụng tùy ý các loại bút nên kết quả tuy có sự tiến bộ nhưng chất lượng chữ viết chưa đủ làm các em yêu thích để nắn nót. Để thay đổi hiện trạng trên, đề tài nghiên cứu này cho học sinh sử dụng bút máy viết nét thanh nét đậm để các em rèn chữ đẹp thay vì dùng bút bi để rèn và từ đó kích thích sự đam mê học tập của các em. Giải pháp thay thế: Học sinh dùng bút máy viết nét thanh, nét đậm để rèn chữ viết. Về vấn đề rèn chữ viết dùng bút máy có nét thanh, nét đậm trong dạy học, ngày 20/06/2012 đến ngày 23/06/2012 Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đông Tháp phối hợp với Tập đoàn Văn phòng phẩm Thiên Long tổ chức lớp tập huấn viết đúng, viết đẹp cho cán bộ quản lí giáo dục và giáo viên tiểu học do thầy Nguyễn Hữu Cao hướng dẫn. Đã có nhiều bài viết được trình bày trong các chuyên đề, hội thảo liên quan. Ví dụ: Mô hình của trường tiểu Hạ Long - Thành phố Vũng Tàu đã áp dụng rèn chữ viết cho học sinh bằng bút máy từ lớp 1 đến lớp 5 và Chương trình tập huấn tại tỉnh Long An do tập đoàn bút bi Thiên Long đồng hành kéo dài trong 4 ngày liên tục từ 26-7 đến 29-7-2011 với sự tham dự của 925 thầy cô giáo đến từ 14 Phòng giáo dục tại Long An. * Vấn đề nghiên cứu: Việc sử dụng bút máy vào việc rèn chữ viết có nâng cao chất lượng chữ viết của lớp 3A không? * Giả thuyết nghiên cứu: Việc sử dụng bút máy vào việc rèn chữ viết làm nâng cao chất lượng chữ viết của lớp 3A Trường tiểu học Thường Thới Hậu B3. III. PHƯƠNG PHÁP 1. Khách thể nghiên cứu: Trường tiểu học Thường Thới Hậu B3 rất quan tâm đến chất lượng chữ viết của học sinh, hằng năm đều tổ chức cuộc thi “vở sạch, chữ đẹp” cho từng khối. Mỗi năm đều thấy có sự tiến bộ rõ rệt về chữ viết của học sinh kể cả giáo viên. Để chất lượng.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> dạy học ngày một nâng cao, nhà trường muốn phát huy hơn nữa phong trào “rèn chữ” cho học sinh để sánh kịp với các trường trong huyện, trong tỉnh, và các tỉnh khác. * Giáo viên: Giáo viên giảng dạy hai lớp 3 đều là giáo viên có nghiệp vụ chuyên môn vững vàng, là giáo viên giỏi trong nhiều năm, có lòng nhiệt tình và trách nhiệm cao trong công tác giảng dạy và giáo dục học sinh. 1.. Võ Thị Kiều – Giáo viên dạy lớp 3A (Lớp thực nghiệm). 2.. Lâm Thị Bình – Giáo viên dạy lớp 3B (Lớp đối chứng) * Học sinh Tôi lựa chọn giải pháp của lớp 3A trường Tiểu học Thường Thới Hậu B3 vì. lớp này tôi có điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu. Hai lớp 3A và 3B được chọn tham gia nghiên cứu có nhiều điểm tương đồng nhau về tỉ lệ giới tính cũng như tỉ lệ được đánh giá xếp loại học lực và vở sạch chữ đẹp. Tôi chọn bài khảo sát đầu năm làm bài kiểm tra trước tác động. Kết quả cho thấy điểm trung bình của hai lớp được coi là tương đương với nhau. Về ý học tập, tất cả các em ở hai lớp này đều tích cực, chủ động, hăng hái phát biểu xây dựng bài và tích cực rèn chữ viết. Về thành tích học tập của năm học trước hai lớp tương đương nhau về chữ viết. 2. Thiết kế nghiên cứu Chọn hai lớp nguyên vẹn: Lớp 3A là lớp thực nghiệm và lớp 3B là lớp đối chứng. Tôi dùng vở tập viết của năm học trước để kiểm tra trước tác động. Kết quả cho thấy chữ viết của các học sinh giữa hai lớp không có sự chênh lệch nhiều. Bảng 1: Kết quả kiểm tra trước tác động:. Điểm trung bình P=. Nhóm đối chứng. Nhóm thực nghiệm. 5,94. 5,72 0,52.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> Kết quả cho thấy P = 0,52, theo bảng giá trị Cohen thì hai nhóm có sự tương đương nhau, chênh lệch không có ý nghĩa. Bảng 2: Thiết kế nghiên cứu: Thiết kế 2 Nhóm. Kiểm tra trước tác. Tác động. Kiểm tra sau tác động. động. Lớp 3A (N1). 02. Lớp 3B (N2). 03. Dùng bút máy rèn chữ viết. --------. 11. 05. [ O3 – O4] > 0, tác động có ảnh hưởng. Thiết kế này tôi sử dụng phép kiểm chứng T-test độc lập trên hai lớp 3A và 3B Trường Tiểu học Thường Thới Hậu B3. 3. Quy trình nghiên cứu + Chuẩn bị của giáo viên - Với lớp đối chứng (lớp 3B): Học sinh rèn chữ viết trong các giờ học nhất là giờ tập viết nhưng bút thì do các em tùy ý sử dụng. - Trước hết tôi chuẩn bị cho mỗi học sinh mình một cây bút máy có nét thanh, nét đậm của Thiên Long, bình mực bơm của Thiên Long và chuẩn bị giấy, vở là loại giấy tốt không nhoè vì hiện nay thị trường bút bi rất nhiều loại phong phú, đa dạng nên các nhà sản xuất giấy ít quan tâm đến chất lượng giấy viết cho bút mực do vậy nhiều loại giấy không sử dụng được cho viết bút mực. Giấy viết tốt và đạt hiệu quả cao trong việc rèn chữ là loại vở ô li có dòng kẻ carô nhỏ (bút máy, bình mực và vở của học sinh được nhà trường hỗ trợ). Sau khi khảo sát chất lượng đầu năm, nhà trường sắp xếp cho mỗi lớp 3 hai tuần đầu trái buổi để chỉnh sửa lại nét chữ của học sinh..

<span class='text_page_counter'>(8)</span> Trong hai tuần dạy trái buổi này tôi hướng dẫn cho học sinh cách sử dụng bút máy: Rửa sạch bút bằng nước trước khi hút mực lần đầu, hút đầy mực và lau mực ở phần đầu ngòi. + Tiến hành dạy thực nghiệm: - Hướng dẫn cách cầm bút Cầm bút bằng 3 ngón tay, bút được kẹp ở giữa ngón tay trỏ và ngón tay giữa ngón giữa đỡ phía dưới chỗ tay cầm, ngón trỏ ở phía trên chỗ tay cầm ngón cái giữ bút ở phía ngoài. Giữ bút nghiêng khoảng 45 độ so với mặt giấy về phía người viết và tạo một góc 15 độ so với dòng kẻ dọc của trang giấy, bút đặt úp ngòi. Cổ tay thẳng thoải mái với cánh tay. Điều khiển bút cơ bản bằng 3 ngón tay theo cử động lên xuống nhẹ nhàng. Bút chỉ viết một chiều, không tỳ mạnh tay nhất là những nét từ dưới đưa lên. Bút viết được nét thanh nét đậm rõ ràng, sắc nét, đều mực không phải chấm mực. Khi viết không cần tỳ mạnh tay. Do cấu tạo phần đầu ngòi mỏng và có chiều rộng nên khi viết cạnh mỏng là những nét đưa lên ứng với nét thanh của chữ và khi đưa xuống bề rộng ngòi bút sẽ tiếp xúc với mặt giấy tạo ra nét đậm rõ ràng. Tạo thói quen và kỹ năng cầm bút đúng quy định. Loại bút này có cạnh không quá trơn, chỉ viết được một chiều nên phải cầm bút đúng mới viết được. Với loại bút thông thường đầu ngòi tròn có thể viết được các chiều khác nhau do đó bút có thể cầm ở nhiều tư thế mà vẫn viết được đó là nguyên nhân tạo thói quen cầm bút tuỳ tiện không đúng quy định. Viết đúng quy trình, liền mạch, đủ nét: Đặt bút đúng điểm bắt đầu của mỗi con chữ, viết liền mạch, chữ viết không rời rạc các nét nối mềm mại và đảm bảo tốc độ viết nhanh. - Ôn lại tiêu chuẩn chữ viết đẹp: Viết đúng hình dáng, kích thước từng chữ cái, âm, vần, tiếng. Viết rõ ràng, đều nét giữa các tiếng, con chữ. Biết cách nối liền các chữ cái khi viết, có nét thanh, nét đậm..

<span class='text_page_counter'>(9)</span> Đẹp hình dáng, độ cao giữa các chữ trên dòng kẻ, khoảng cách giữa các chữ, chữ ngay ngắn. Sau khi học sinh đã nắm được các nét cơ bản, viết được nét thanh, nét đậm tôi cho học sinh viết vào vở các môn học và rèn vào tập viết vào thứ tư và thứ năm hằng tuần. Trong mỗi tiết học, tôi luôn quan sát học sinh viết để nhắc nhở, uốn nắn kịp thời, nhất là cách đặt bút có tạo được nét thanh, nét đậm đúng chưa vì đối với các em trong thời gian đầu luyện viết bằng bút máy sẽ gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, tôi luôn xây dựng ý chí và nghị lực rèn luyện cho học sinh thấy được ích lợi của viết chữ đẹp : Làm đẹp cho mình, cho người, chính các em cũng thấy thích mắt; mọi người ai cũng thích chữ đẹp, yêu quý, nể phục những người viết chữ đẹp. Đặc biệt chữ viết đẹp sẽ được ưu tiên điểm trong tất cả các bài thi nhất là bài viết chính tả và tập làm văn . Sau mỗi giờ tập viết, tôi chấm bài gạch chân những nét viết sai, viết chưa đẹp của từng học sinh, yêu cầu học sinh viết lại cho đúng. đồng thời biểu dương những bài viết đúng, viết đẹp, viết nét thanh, nét đậm để các em yêu thích rèn luyện. GV lấy một số gương điển hình về rèn chữ viết (sưu tầm, lưu trữ bài viết tốt của những em điển hình ở những năm trước) để tác động đến các em và cho các em thấy được có được chữ viết đẹp là do ở sự rèn luyện. - Uốn nắn nhắc nhở và động viên khuyến khích: GV yêu cầu học sinh dành riêng một cuốn vở 5 ô li để rèn chữ. Trước khi viết mỗi bài, giáo viên cần lưu ý học sinh về điểm đặt bút, độ cao của các con chữ, các nét chữ viết hoa,... Đặc biệt là những nét chữ mà nhiều học sinh trong lớp viết chưa đúng ; yêu cầu các em phải viết tốc độ chậm hơn những bài chính tả thường ngày để điều chỉnh các nét chữ cho đúng mẫu. - GV thường xuyên chấm bài, kiểm tra, theo dõi, nhắc nhở, động viên kịp thời những tiến bộ dù là rất nhỏ của học sinh. - Hàng tháng tôi chấm điểm vở sạch, chữ đẹp cho từng học sinh sơ kết thi đua..

<span class='text_page_counter'>(10)</span> - Thời gian tiến hành thực nghiệm vẫn tuân theo kế hoạch dạy học của nhà trường và theo thời khóa biểu để đảm bảo tính khách quan. 4. Đo lường - Vở tập viết của năm học trước để kiểm tra trước tác động. - Bài kiểm tra sau tác động là kết quả xếp loại chữ viết tháng 10 học kì I. IV. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ: Như trên đã chứng minh rằng kết quả hai nhóm trước tác động là tương đương. Sau tác động kiểm chứng rằng kết quả có sự phân biệt rõ rệt. Nhóm thực nghiệm học sinh có chữ viết xếp loại C giảm đáng kể, nhiều học sinh có chữ viết xếp loại B sau quá trình rèn luyện được xếp loại A rất nhiều, tất cả học sinh có kĩ năng rèn chữ viết, chất lượng chữ viết được nâng cao. Còn nhóm đối chứng học sinh chưa yêu thích việc rèn chữ của mình, chưa thể hiện được chữ viết nét thanh, nét đậm. Bảng 3: Bảng so sánh điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động:. Đối chứng. Thực nghiệm. 3B. 3A. ĐTB. 6,78. 7,83. Độ lệch chuẩn. 1,06. 0,86. Giá trị P của T - test Chênh lệch giá trị TB chuẩn (SMD). 0,0012 0,99. Thực tế cho thấy rằng, kết quả hai nhóm trước tác động là tương đương. Sau tác động kiểm chứng chênh lệch điểm trung bình bằng T – test cho kết quả P = 0,0012 cho thấy: sự chênh lệch giữa điểm trung bình hai nhóm thực nghiệm và đối chứng rất có ý nghĩa, tức là chênh lệch kết quả điểm trung bình nhóm thực nghiệm cao hơn nhóm đối chứng là không ngẫu nhiên mà do kết quả của tác động. Chênh lệch giá trị.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> trung bình chuẩn SMD = 0,99. Vậy giả thuyết của đề tài "Nâng cao chất lượng chữ viết của học sinh lớp 3A bằng bút máy trường tiểu học Thường Thới Hậu B3" đã được kiểm chứng.. Biểu đồ: So sánh điểm trung bình trước tác động và sau tác động của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng. * Bàn luận: Kết quả của bài kiểm tra sau tác động của nhóm thực nghiệm là TBC = 7,83 kết quả bài kiểm tra tương ứng của nhóm đối chứng là TBC = 6,78. Độ chênh lệch điểm số giữa hai nhóm là 0,0012 điều đó cho thấy điểm trung bình cộng của hai lớp đối chứng và thực nghiệm đã có sự chênh lệch có ý nghĩa, lớp được tác động có ĐTBC cao hơn lớp đối chứng. Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn (SMD) của hai nhóm là: 0,99 thì mức độ ảnh hưởng (ES) trong bảng Cohen giá trị này lớn..

<span class='text_page_counter'>(12)</span> Phép kiểm chứng T-Test của hai nhóm sau tác động là P = 0,0012<0,05. Kết quả này khẳng định sự chênh lệch trung bình về điểm số của hai nhóm hoàn toàn là do tác động chứ không phải là ngẫu nhiên. * Hạn chế: Nghiên cứu này học sinh sử dụng bút máy - Bút mài nét thanh nét đậm chỉ viết được một chiều nên có thể gây khó khăn bước đầu cho người đang có thói quen cầm bút sai. Đối với học sinh lớp 3 gặp khó khăn trong việc hút mực nên khi viết dễ giây bẩn và hỏng bút. Có thể gây nhoè mực trên các loại giấy kém chất lượng. Thực tế cho thấy, quá trình rèn chữ viết của học sinh phải diễn ra liên tục, đều khắp ở các cấp học mới mong phát huy hiệu quả. Kết quả việc rèn chữ viết cho học sinh không phải là một sớm, một chiều mà có được, mà đó là kết quả của cả một quá trình dày công khổ luyện dưới sự dìu dắt, hướng dẫn tận tình của người giáo viên. V. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận Việc dùng bút máy – bút mài có nét thanh, nét đậm vào việc rèn chữ viết cho học sinh lớp 3A ở trường tiểu học Thường Thới Hậu B3 thay vì dùng bút tùy ý (bút bi) để viết đã nâng cao chất lượng chữ viết của học sinh, từ đó học sinh yêu thích học, kết quả học tập cũng được nâng cao mà đặc biệt hơn nữa Việc rèn chữ cho học sinh là bồi dưỡng cho học sinh những phẩm chất tốt như: Rèn tính cẩn thận, tính thẩm mỹ, tính kĩ luật. Đây cũng là một trong những nội dung tích cực đẩy mạnh chất lượng chữ viết góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh. 2. Khuyến nghị Hàng năm, ngành giáo dục và các nhà trường vẫn thường xuyên tổ chức các cuộc thi vở sạch, chữ đẹp. Đây là việc làm cần thiết để khuyến khích học sinh tích.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> cực trau dồi nét chữ của mình. Mặc dầu vậy, phạm vi tổ chức thường mới chỉ dừng lại ở cấp tiểu học nên mức độ lan tỏa, tác động chưa cao. Đối với với giáo viên không ngừng rèn luyện chữ viết bằng bút máy vì muốn cho học sinh viết chữ đẹp thì người giáo viên cần cung cấp cho học sinh những mẫu chữ viết đúng, đẹp. Đặc biệt người giáo viên phải thể hiện mẫu chữ trên bảng để cho học sinh học tập. Vì học sinh tiểu học thường bắt chước rất nhanh chữ viết của thầy cô. Đối với mỗi học sinh, muốn viết chữ đẹp trước hết phải khổ luyện. Luyện viết chữ, thường xuyên trau dồi nét chữ còn là một công việc góp phần rèn luyện đức tính kiên nhẫn và ý chí của bản thân. Đối với phụ huynh hết lòng quan tâm nhắc nhở các em để các em có thêm sự quyết tâm rèn luyện. Muốn học sinh có chữ viết đẹp, gia đình và nhà trường cần quan tâm, chú trọng đúng mức đến việc rèn luyện chữ viết của học sinh ở trên lớp và ở nhà. Với kết quả của đề tài này, tôi mong rằng các bạn đồng nghiệp quan tâm, chia sẽ và đặc biệt là đối viên giáo viên cấp tiểu học có thể áp dụng đề tài này vào việc rèn chữ viết cho học sinh vì "chữ sáng lòng sáng ngời, đẹp chữ là đẹp nết". Thường Thới Hậu B, ngày 10 tháng 10 năm 2012 Xác nhận Hiệu trưởng. Người viết. Võ Thị Kiều.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> VI.Tài liệu tham khảo: 1. Dạy tập viết ở tiểu học (Theo chương trình Tiểu học mới) NXB Giáo dục – Lê A và Trịnh Đức Minh. 2. Tài liệu Rèn viết đúng viết đẹp của Thầy Nguyễn Hữu Cao..

<span class='text_page_counter'>(15)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×