Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động bên ngoài lớp học cho trẻ thông qua việc cải tạo khu vực chơi ở sân trường và vòm tầng tại trường mầm non sơn ca, thị trấn cát bà

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (86.46 KB, 12 trang )

UBND HUYỆN CÁT HẢI
TRƯỜNG MẦM NON SƠN CA

BẢN MÔ TẢ SÁNG KIẾN
“ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG BÊN NGỒI
LỚP HỌC CHO TRẺ THƠNG QUA VIỆC CẢI TẠO KHU VỰC CHƠI Ở
SÂN TRƯỜNG VÀ VÒM TẦNG TẠI TRƯỜNG MẦM NON SƠN CA,
THỊ TRẤN CÁT BÀ- NĂM HỌC 2017-2018”

Tác giả: Lê Thanh Hiền Hương
Trình độ chun mơn: Cử nhân
Chức vụ: Phó hiệu trưởng
Nơi cơng tác: Trường mầm non Sơn Ca
Điện thoại liên hệ: 0977150606

1


Cát Hải, ngày

tháng

năm 2017

I. Thông tin chung về sáng kiến
1. Tên sáng kiến: “ Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động bên ngồi lớp
học cho trẻ thơng qua việc cải tạo khu vực chơi ở sân trường và vòm tầng tại
trường mầm non Sơn Ca, thị trấn Cát Bà năm học 2017-2018 ”.
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục ( cán bộ quản lý chuyên môn giáo
dục tại các trường mầm non).
3. Tác giả


Họ và tên: Lê Thanh Hiền Hương
Ngày tháng/ năm sinh: 31/5/1986
Chức vụ, đơn vị cơng tác: Phó hiệu trưởng - trường mầm non Sơn Ca
Điện thoại: 0977150606
4. Đơn vị áp dụng sáng kiến
Tên đơn vi: Trường mầm non Sơn Ca
Địa chỉ: Tổ dân phố 7 thị trấn Cát Bà, huyện Cát Hải.
Điện thoại: 02253.688490.
5. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
Từ thực trạng trong việc chỉ đạo xây dựng môi trường giáo dục ngoài lớp
học chưa thật sự hiệu quả, chưa tạo được các khu vui chơi các hoạt động thiết thực
để tạo điều kiện cho cô giáo phát huy hết khả năng sáng tạo về chuyên môn, trẻ
được trải nghiệm khám phá.
Bên cạnh đó đội ngũ giáo viên ln nhiệt tình, tâm huyết và sáng tạo mong
muốn thay đổi hình thức tổ chức các hoạt động học, hoạt động chơi cho trẻ; Ban
đại diện cha mẹ học sinh trường, lớp nhiệt tình tích cực ủng hộ chủ trương và vào
2


cuộc cùng Ban giám hiệu và giáo viên các lớp trong việc phối hợp tổ chức các hoạt
động giáo dục, chăm sóc trẻ tại trường. Vì vậy, bản thân tơi là người phụ trách chỉ
đạo chuyên môn của nhà trường đã mạnh dạn đưa ra các giải pháp sáng tạo bằng
cách tham mưu, đề xuất với hiệu trường; chỉ đạo, phối hợp với giáo viên; phối kết
hợp với ban đại diện cha mẹ học sinh của nhà trường trong việc cải tạo các khu
vực chơi ở sân trường và vòm tầng nhằm nâng cao hoạt động cho trẻ bên ngoài lớp
học trên cơ sở sân trường và các vòm tầng đủ diện tích để cải tạo.
6. Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu:
Ngày 15 tháng 8 năm 2017
II. Mô tả giải pháp truyền thống đã, đang áp dụng:
Việc xây dựng mơi trường hoạt động ngồi lớp học nhằm đáp ứng yêu cầu

chăm sóc giáo dục trẻ, tạo điều kiện tối đa cho trẻ được chăm sóc giáo dục một
cách tốt nhất, thỏa mãn nhu cầu hoạt động của trẻ. Việc sáng tạo, thiết kế xây dựng
mơi trường ngồi lớp học cũng nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý và
giáo viên về vai trị của mơi trường giáo dục đối với sự phát triển của trẻ mầm non
Để đáp ứng những yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao về điều kiện cơ sở vật chất
để tổ chức các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ ngồi lớp học nhà trường đã thực
hiện mội số giải pháp sau:
1. Tổ chức các buổi bồi dưỡng chuyên môn tổ, chuyên môn trường để bồi
dưỡng cho giáo viên lý thuyết về mục đích, yêu cầu, tầm quan trọng, chức năng
hoạt động của các đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho hoạt động bên ngồi lớp học.
2. Ngồi ra, chúng tơi thường chú trọng đến việc đầu tư mua sắm các thiết bị
có sẵn ngồi thị trường để thực hiện các hoạt động ngoài lớp học.
3. Tổ chức các buổi chuyên đề về tổ chức các hoạt động ngoài trời cấp
trường, cấp tổ để giáo viên dự giờ, rút kinh nghiệm
* Ưu điểm
3


Giáo viên nắm được mục tiêu, nội dung cơ bản của các hoạt động ngoài trời
và cách thức tiến hành thực hiện các hoạt động đó.
Giáo viên được trau dồi về chuyên môn, nghiệp vụ khi được đứng lớp để tổ
chức các tiết học
Được dự giờ học tập đồng nghiệp để rút kinh nghiệm cho việc tổ chức các
hoạt động của bản thân
Không mất thời gian để làm đồ dùng, đồ chơi cho các tiết hoạt động ngoài
trời, chỉ sử dụng các đồ chơi sẵn có để dạy trẻ.
* Tồn tại và ngun nhân
- Mơi trường hoạt động ngồi trời của trẻ bị bó hẹp, trẻ dễ bị thụ động nhàm
chán vì ngày nào trẻ cũng được chơi ở những đồ chơi quen thuộc.
- Hình thức tổ chức hoạt động ngoài trời đơn điệu, nội dung các hoạt động

ngoài trời nghèo nàn, hình thức tổ chức chưa đa dạng và thu hút trẻ. Trẻ không
hứng thú và thoải mái khi tham gia các hoạt động, không thỏa mãn được nhu cầu
hoạt động của bản thân.
- Giáo viên gặp khó khăn khi tổ chức hoạt động ngồi trời cho trẻ, khơng chủ
động lựa chọn hoạt động cho trẻ khám phá thử nghiệm hay thực hành trải nghiệm.
- Sân trường, các vòm tầng thiếu các đồ dùng, đồ chơi chơi để trẻ trải
nghiệm, thực hành các kỹ năng sống, các hoạt động thí nghiệm; một số điểm tổ
chức hoạt động cho trẻ trên sân trường, vòm tầng còn đơn điệu chưa thành chủ đề,
chủ điểm lớn bám theo chương trình giáo dục mầm non.
III. Mơ tả sáng kiến:
3.1. Tính mới, tính sáng tạo:
“ Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động bên ngồi lớp học cho trẻ thơng
qua việc cải tạo khu vực chơi ở sân trường và vòm tầng tại trường mầm non Sơn
4


Ca” được thực hiện có điểm mới và sáng tạo khi tôi xây dựng kế hoạch, chỉ đạo
giáo viên các lớp và phối kết hợp với phụ huynh chung tay xây dựng cải tạo khu
vực sân trường và các hành lang tạo thành khu trải nghiệm, thực hành các kĩ năng
sống với các trò chơi phong phú, hấp dẫn, tiện ích thu hút trẻ tích cực tham gia hoạt
động trẻ có thể chơi được nhiều cách chơi, nhiều chủ đề chơi khác nhau, phù hợp
với thực tế chăm sóc giáo dục trẻ tại đơn vị. Điều này được tôi thể hiện bằng các
giải pháp cụ thể như sau:
a. Xây dựng kế hoạch cải tạo sân trường và hành lang vòm tầng theo
hướng liên hoàn và đa năng, sinh động phong phú về nội dung hoạt động
Được sự chỉ đạo của Phòng Giáo dục và Đào tạo, Ban giám hiệu cùng với
giáo viên nhà trường bàn bạc xây dựng kế hoạch cải tạo mơi trường giáo dục ngồi
trời, cải tạo sân chơi thành khu liên hoàn, sinh động, phong phú về nội dung hoạt
động như khu chơi cát nước, khu trưng bày các sản phẩm của trẻ, khu con giống,
vật nuôi, khu bé là ca sĩ và các hoạt động sáng tạo cùng màu nước của trẻ.......

Tại các vòm tầng ở dãy lớp học thay vì trước kia bày các đồ chơi sẵn có thì
chúng tơi cải tạo thành các khu khám phá trải nghiệm, rèn kĩ năng sống của trẻ như:
khu tổ chức sự kiện (sinh nhật), khu sáng tạo cùng bé (sáng tạo cùng các nguyên
học liệu thiên nhiên, màu nước, đá sỏi..), khu trải nghiệm kĩ năng sống với các
nghề (bán hàng, làm tóc, pha chế nước, làm nón, làm chổi) ...
Khi xây dựng kế hoạch, chúng tơi nghiên cứu kỹ mục tiêu, yêu cầu, nội dung
về xây dựng mơi trường hoạt động ngồi trời theo tiêu chí đánh giá của Chương
trình giáo dục cơ sở vất chất, trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi ngoài sân vườn phải
đáp ứng được nhu cầu vui chơi, rèn luyện nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục
của trẻ như: Quy hoạch sân vườn hợp lý, các khu vui chơi đa dạng, phù hợp và an
tồn kích thích được trẻ chủ động, tích cực, hứng thú hoạt động .
b. Tổ chức tham quan học tập một số trường bạn để nâng cao hiểu biết
về việc thiết kế, cải tạo môi trường ngoài lớp học .
5


Để xây dựng mơi trường giáo dục ngồi lớp học cho trẻ, nhà trường đã tổ
chức tham quan học tập một số trường bạn như: Trường mầm non 20/10, Trường
mầm non Sao Biển, Trường mầm non Dương Quan (trường đạt Chuẩn quốc gia
mức độ 2), Mầm non Trần Thành Ngọ.... và tham khảo một số hình ảnh sân chơi
của các trường bạn.
Từ việc tổ chức tham quan học tập, nhà trường phân tích rõ ưu và nhược
điểm của các trường đó để học tập và tiếp thu có chọn lọc cho phù hợp với điều
kiện của trường mầm non Sơn Ca.
c. Thiết kế mơi trường ngồi lớp học phù hợp với điều kiện thực tế của
trường:
- Để xây dựng môi trường ngồi lớp học theo các tiêu chí đã đề ra, Ban giám
hiệu nhà trường đã nghiên cứu thực tế sân chơi của trường, lựa chọn những vị trí
nhất định phù hợp để cải tạo thành sân chơi có tác dụng kết hợp các hoạt động
khám phá thử nghiệm. Khi xây dựng sân chơi cần hài hòa với thiên nhiên, cân bằng

diện tích sân vườn, thỏa mãn nhu cầu vận động của trẻ...
Ban giám hiệu cùng với một số giáo viên đã lựa chọn khu vực sân trường
phía bên trái nơi có nhiều cây xanh, bóng mát có hệ thống cấp thoát nước phù hợp.
Từ sân chơi này nhà trường quyết định quy hoạch lại thành sân chơi cho trẻ thực
hiện các hoạt động khám phá trải nghiệm. Trên cơ sở nền sân cũ nhà trường quy
hoạch tổng thể sân chơi: có khu để cho trẻ chơi với cát, nước, khu vực cho trẻ trồng
cây, chăm sóc cây, con vật nuôi, khu vực cho trẻ làm các hoạt động khám phá thí
nghiệm với các hiện tượng thiên nhiên và khu vực cho trẻ vận động leo trèo, bật
nhảy, chui luồn ngồi ra cịn có khu chợ q tạo mơi trường cho trẻ phát triển kĩ
năng xã hội và các bảng vẽ ngồi trời cho trẻ rèn kĩ năng tạo hình phát triển thẩm
mĩ...
Với những ý tưởng như trên, chúng tôi cải tạo từ một sân chơi chỉ có giá trị
dạo chơi, ngắm nhìn thì nay chúng tơi cải tạo thành khu vui chơi phong phú các nội
6


dung hoạt động : Từ khu bờ tường mục nát, chúng tôi cải tạo lại, sơn sửa thành khu
vực trồng các cây xanh từ vỏ chai nhựa và lốp xe, thùng xốp và khu vực chăm sóc
các con vật ni vừa tạo cảnh quan đẹp, vừa tạo điều kiện cho trẻ tham gia hoạt
động trồng và chăm sóc theo dõi sự nảy mầm và phát triển của cây xanh, quan sát
các con vật ni.
Trong khu vườn cổ tích trước đây là khu cỏ mọc, với hàng cây đơn điệu
chúng tôi cải tạo nối vào thành con đường trải nghiệm cho trẻ với các hình thức
như đi trên sỏi, đi trên cỏ, đi trên nền gạch, cổng chui ở các nối vào.
Từ khu vực hịn non bộ đơn thuần, chúng tơi cải tạo xung quanh khu lan can
lắp thêm hệ thống vịi nước mới với hình thù ngộ nghĩnh hấp dẫn trẻ. Với bể cát
được thiết kế từ các lốp xe ô tô to chúng tôi sơn màu bắt mắt, vẽ các hình vẽ sinh
động để trẻ chơi xây lâu đài cát, in khn trên cát, tạo hình mà trẻ thích, bể nước
với diện tích và mực nước vừa phải trẻ được chơi câu cá hoặc trẻ có thể chơi
khám phá các trị chơi vật nổi, vật chìm, dịng chảy của nước, nước đổi màu...

Bên trong góc sân nơi có bóng cây che mát, chúng tôi thiết kế các ghế nhựa
từ vỏ chai, bố trí các bảng vẽ ngồi trời, các tượng vẽ ngộ nghĩnh đề trẻ sáng tạo
các sản phẩm từ màu nước.
Với mong muốn tạo điều kiện cho trẻ có cơ hội hình dung ra hình ảnh của
một phiên chợ quê, qua đó thấy được những nét đẹp dung dị của người Việt Nam,
đồng thời cũng là cách để dạy cho trẻ những kỹ năng giao tiếp, khám phá và hiểu
biết thêm về cuộc sống… tôi đã nghiên cứu và bố trí một vị trí thích hợp trong
vườn cổ tích để tái tạo một khu chợ q trong đó có góc chơi dân gian. Khu chợ
quê được làm từ các nguyên liệu gần gũi, giản dị như: tre, nứa, luồng…Theo kinh
nghiệm của tơi, để thực hiện tốt việc tích hợp trò chơi dân gian vào hoạt động học
tập của trẻ, ngồi việc giáo viên lựa chọn trị chơi phù hợp, đảm bảo yêu cầu kiến
thức, kỹ năng, thái độ và tâm sinh lý lứa tuổi; kết hợp sử dụng phương tiện trực
quan đơn giản, gần gũi bằng nguyên vật liệu địa phương như lá, sỏi, hột hạt…thì
7


việc tạo cho trẻ một khơng gian để chơi có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Tôi nhận
thấy trong một môi trường gần gũi, giản dị như khu chợ quê thì việc tổ chức các trị
chơi dân gian cho trẻ là rất phù hợp và hấp dẫn đối với trẻ. Khi tham gia hoạt động
trong khu chợ quê, trẻ rất hào hứng và có sự quan tâm đặc biệt với góc chơi dân
gian, ở đó được trang trí bằng các nguyên vật liệu gần gũi, hướng dẫn cách chơi 1
số trị chơi dân gian, có các đồ cho trẻ chơi như: sỏi, bộ chơi chuyền, giỏ tre…. Và
chính việc tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi dân gian đã góp phần rèn luyện sức
khỏe, kỹ năng ứng xử hợp lý với các tình huống khác nhau trong cuộc sống, thói
quen làm việc theo nhóm.
Ngồi ra, khu vực sân khấu trước kia chỉ để tổ chức các buổi lễ hội thì nay
chúng tơi quy hoạch thành khu vực bé tập làm ca sĩ. Ở khu vực này trẻ được tự
mình lựa chọn bài hát, trang phục, đạo cụ biểu diễn theo ý thích của mình. Được
lựa chọn nhóm bạn chơi cùng sở thích từ đó tăng cường cho trẻ kĩ năng hoạt động
theo nhóm, trẻ đồn kết hơn trong khi chơi cùng bạn.

Đối với các hành lang tại vòm tầng nhà trường phân cho từng tổ chịu trách
nhiệm xây dựng nội dung, ý tưởng các hoạt động tại các vòm phù hợp với đặc điểm
tâm, sinh lý và hoạt động của trẻ tại các vịm tầng đó như tại vịm tầng 3( nơi trẻ ở
độ tuổi nhà trẻ học) trẻ nhỏ, ít được tham gia các sự kiện đặc biệt là tổ chức sinh
nhật chúng tôi bàn bạc với tổ nhà trẻ thiết kế để tạo ra khu tổ chức sinh nhật mọi trẻ
được sinh trong tháng sẽ cùng được cô giáo phối hợp cùng phụ huynh tổ chức. Tại
khu vòm tầng 2 (nơi tập trung của các bé ở lứa tuổi 3-4 tuổi) độ tuổi thích khám
phá, sáng tạo, với mong muốn được thể hiện bản thân chúng tôi thiết kế khu vực
“Sáng tạo cùng bé” để trẻ lựa chọn các nguyên học liệu sẵn có như màu nước, lá
cây, đá sỏi để tạo thành bức tranh theo sở thích của trẻ, đặc biệt hơn ở khu vực chơi
này trẻ được làm các thì nghiệm cùng màu nước tạo cho trẻ sự thích thú khi được
trải nghiệm và thể hiện khả năng phán đốn của bản thân. Tại vịm tầng 1 (nơi tập
trung các bé 5 tuổi) lứa tuổi mà trẻ thích tập làm người lớn chúng tơi thiết kế các
8


hoạt động rèn kỹ năng sống như: bán hàng, tập làm người pha chế đồ uống, thợ gội
đầu, tập trải nghiệm với nghề truyền thống như làm chổi, làm nón...
Từ những suy nghĩ và thiết kế sân chơi như vậy chúng tôi đã cải tạo một sân
vườn trước kia chỉ để dạo chơi nay đã thành sân vui chơi cho trẻ hoạt động khám
phá thí nghiệm, trải nghiệm cho trẻ phù hợp với các độ tuổi trong nhà trường.
Trong khu vui chơi này trẻ được tham gia các hoạt động mà trẻ thích, trẻ có cơ hội
để khám phá thiên nhiên, thực hiện các thí nghiệm với những đồ chơi phong phú.
d. Xây dựng kế koạch về kinh phí:
Kinh phí quả là một vấn đề nan giải, bởi kinh phí để cải tạo sân vườn cấp từ
ngân sách khơng có, kinh phí trích từ quỹ học phí thì hạn hẹp. Vì vậy phương châm
của nhà trường là:
- Xây dựng kinh phí chi tiết, có hiệu quả nhưng phải tiết kiệm tối đa cho từng
hạng mục.
- Kiểm tra nguồn kinh phí có thể sử dụng để thực hiện.

- Dự tốn kinh phí cho cơng trình...
e. Làm tốt cơng tác vận động ban đại diện cha mẹ học sinh trường, lớp
và phụ huynh hỗ trợ:
Sau khi các phần việc cơ bản hoàn thành, nhà trường tiến hành tuyên truyền
đến các bậc phụ huynh và cộng đồng về công tác xây dựng Môi trường hoạt động
ngồi lớp học cho trẻ bằng nhiều hình thức: trong cuộc họp phụ huynh, bảng tuyên
truyền, trao đổi trực tiếp... Thông qua Hội CMHS vận động các bậc phụ huynh ủng
hộ thêm các cơ sở vật chất cần thiết cho khu vui chơi.
3.2. Khả năng áp dụng, nhân rộng:
“Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động bên ngoài lớp học cho trẻ thông
qua việc cải tạo khu vực chơi ở sân trường và vòm tầng tại trường mầm non Sơn
9


Ca” đã được áp dụng tại trường mầm non Sơn Ca và có khả năng áp dụng, nhân
rộng cho các trường mầm non trên địa bàn Huyện Cát Hải có cùng các điều kiện áp
dụng.
3.3 Hiệu quả:
a. Hiệu quả kinh tế:
Cơ sở vật chất ngoài lớp học được cải tạo và bổ sung kịp thời, đồ dùng đồ
chơi ngày càng phong phú và đa năng cho cô và trẻ sử dụng.
Nhà trường đã tận dụng tối đa nguyên vật liệu phế thải để tạo ra các trò chơi
cho khu vực chơi thông qua nguồn huy động ủng hộ của phụ huynh như: lốp xe ô
tô cũ, chai lọ nhựa, thùng xốp, thùng cattong...
Huy động các phụ huynh hảo tâm ủng hộ 200 cây tre và nhiều lá cọ để làm
khu nhà tre và bàn ghễ tre
Khu vui chơi trải nghiệm tại các vòm tầng: huy động phụ huynh ủng hộ bộ
đồ trang trí sinh nhật, các thảm cỏ, các bàn con để trẻ ngồi vẽ
Huy động ủng hộ bàn ghế đá cho trẻ ngồi hoạt động ở các gốc cây.
Ngoài nguồn ủng hộ bằng hiện vật phụ huynh còn trực tiếp tham gia làm

cùng cô giáo như: xây đường đi bằng sỏi tại vườn cổ tích, lao động rửa sân
trường...
b. Hiệu quả về mặt xã hội:
* Đối với giáo viên:
- Nâng cao nhận thức của giáo viên trong việc tích cực sử dụng nguyên vật
liệu phế thải đề làm đồ dùng, đồ chơi.
- Giáo viên chủ động khai thác tìm tịi tầm quan trọng, mục đích sử dụng của
từng khu vực chơi để tổ chức các hoạt động ngoài trời cho trẻ.
- Giảm thời gian chuẩn bị đồ dùng đồ chơi khi thực hiện giờ dạy ngoài trời...
- Tâm thế tự tin, thoải mái khơng gị bó khi hướng dẫn trẻ hoạt động.
* Đối với trẻ:
10


Được hoạt động trong môi trường sinh động, phong phú về nội dung khám
phá, thân thiện, an toàn với các đồ dùng tự tạo đẹp, mới lạ làm cho trẻ hào hứng
tích cực tham gia các hoạt động. Tơi nhận thấy trẻ đã rất thích thú khi tham gia các
hoạt động phát triển vận động mà trước đây tưởng chừng như khơ cứng, khơng hấp
dẫn.
- Khi ra hoạt động ngồi trời không những các cháu được thoả mãn nhu cầu
vận động, trẻ cịn được mở rộng mơi trường giao tiếp, các kĩ năng xã hội, trẻ được
tham gia vào khu chợ quê, khu trò chơi dân gian giúp cho trẻ có thêm những kinh
nghiệm, trải nghiệm về văn hóa của đất nước, nhận thức của trẻ phong phú hơn:
* Đối với phụ huynh
Việc thực hiện tốt công tác tuyên truyền tới các bậc phụ huynh về ý nghĩa
của việc cải tạo các khu vực chơi ngoài lớp học cho trẻ tại sân trường và hành lang
đã góp phần làm chuyển biến nhận thức của phụ huynh trong việc sử dụng các
nguyên vật liệu tái chế để tạo các đồ dùng đồ chơi cho trẻ , thu hút được sự quan
tâm của phụ huynh đối với các hoạt động chăm sóc giáo dục của nhà trường. Từ đó
phụ huynh sẽ hợp tác cùng với nhà trường bằng cách sưu tầm các ngun vật liệu

cần thiết và đóng góp cơng sức tạo nên các sản phẩm.
- Trong thời gian thi công xây dựng mơi trường ngồi lớp học nhà trường
ln nhận được sự góp ý, chỉnh sửa để đảm bảo về chất lượng an tồn và cho cơng
trình cũng như cho các cháu khi hoạt động.
- Hàng ngày vào giờ trả trẻ buổi chiều không những trẻ muốn ở lại mà các
bậc phụ huynh cũng rất say sưa chơi cùng với con hoặc ngắm con chơi đến muộn
mới ra về. Có phụ huynh phát biểu: “ Từ khi có sân chơi này, ngày nào cháu cũng
đòi đi học” , “ Tạo được khu vui chơi các vịm tầng các cơ đã giúp con tôi rèn luyện
được rất nhiều kĩ năng sống”
c. Giá trị làm lợi khác:

11


Sáng kiến được áp dụng vào thực tế từ tháng 8 năm 2017 đến nay. Sáng kiến
khơng chỉ góp phần nâng cao được chất lượng các hoạt động chuyên môn của nhà
trường mà con nâng cao chất lượng hiệu quả trong xây dựng mơi trường hoạt động
cho trẻ ngồi lớp học, tăng cường cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động giáo dục tại
nhà trường một cách rõ nét và đồng bộ được Phòng giáo dục và đào tạo, được các
trường mầm non trong toàn Huyện đánh giá cao. Trường mầm non Sơn Ca là một
trong những ngôi trường tiêu biểu để các trường mầm non trong toàn Huyện tới
thăm quan học tập để về thực hiện triển khai tại đơn vị.
XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN ĐƠN
VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN

CAM ĐOAN CỦA TÁC GIẢ
VỀ SÁNG KIẾN

12




×