Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Tăng cường bồi dưỡng vốn dân ca nhằm giáo dục tình yêu quê hương đất nước cho học sinh lớp 5 tại trường THTHCS hoàng châu, huyện cát hải

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (159.32 KB, 11 trang )

NỘI DUNG BẢN MƠ TẢ SÁNG KIẾN
I. Thơng tin chung về sáng kiến
1. Tên sáng kiến
“ Tăng cường bồi dưỡng vốn dân ca nhằm giáo dục tình yêu quê hương
đất nước cho học sinh lớp 5 tại trường TH&THCS Hoàng Châu, huyện Cát
Hải”.
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giảng dạy Âm nhạc
3. Tác giả
Họ và tên: Đỗ Thị Thu Huyền
Ngày tháng/năm sinh: 20/ 01/1980
Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên
Điện thoại: 01683769959
4. Đơn vị áp dụng sáng kiến lần đầu
Tên đơn vị: Trường TH&THCS Hồng Châu
Địa chỉ: Thơn Đình, xã Hồng Châu, huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng
Điện thoại: 0225.3886268
5. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến
6. Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu
- Học kỳ I năm học 2017-2018 (Từ tháng 9/2017 đến tháng 12/2017)
II. Mô tả giải pháp truyền thống đã, đang áp dụng
1. Giải pháp đã biết
a. Giải pháp
Như chúng ta đã biết trong kho tàng âm nhạc dân gian của nước ta, dân ca
được xem là di sản văn hóa của dân tộc. Là quốc gia của một cộng đồng với
nhiều dân tộc sinh sống trên cùng một lãnh thổ. Mỗi dân tộc đều có đặc điểm địa
lý, khí hậu, điều kiện, hồn cảnh sống khác nhau. Điều đó đã sản sinh ra những
bài dân ca mang hương sắc riêng, tô điểm thêm cho kho tàng dân ca Việt Nam.
Cái hay, cái đẹp, cái tinh túy của dân ca đã được nhân dân ta chắt lọc, mài dũa,
lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Dân ca đã gắn bó với cuộc sống con
người, đi vào đời sống tinh thần, tham gia vào các sinh hoạt văn hóa, lao động
1




hàng ngày của mỗi người dân lao động, thể hiện được tình u q hương, đất
nước.
Với vai trị, tầm quan trọng đó, trong q trình giảng dạy bản thân tơi đã
chú trọng giáo dục học sinh về tình yêu quê hương, đất nước qua các làn điệu
dân ca góp phần bồi đắp thêm kiến thức về truyền thống văn hóa của dân tộc
Việt Nam.
Để đạt được mục tiêu đó, trong q trình giảng dạy tơi thường giới thiệu
cho học sinh về các bài hát dân ca qua ca từ, nhạc điệu; tổ chức cho học sinh tìm
hiểu nội dung, ý nghĩa của các bài hát dân ca trong chương trình sách giáo khoa
hiện hành qua hệ thống câu hỏi.
Giáo viên đàn giai điệu, hát cho học sinh nghe. Học sinh nêu cảm nhận của
mình sau khi nghe xong bài dân ca.
b. Ưu điểm, hạn chế
* Ưu điểm
Học sinh đã hiểu được các làn điệu dân ca bắt nguồn từ đâu? Những bài
hát đó của dân tộc nào? Ca từ, nhạc điệu được thể hiện ra sao?
Tạo được sự thoải mái, vui vẻ, thích thú cho học sinh khi giáo viên tổ
chức các hoạt động học tập.
Một số học sinh có năng khiếu tích cực, chủ động tiếp thu bài học, có tình
cảm, thái độ đúng đắn khi học tập mơn học. Các em học sinh mạnh dạn, tự tin,
tích cực chia sẻ thông tin với thầy cô, bạn bè qua việc trả lời hệ thống câu hỏi.
Học sinh không cảm thấy nhiều áp lực khi học nội dung này vì các em
nắm được những kiến thức, kĩ năng cơ bản của mơn học.
* Hạn chế
Tuy nhiên, trong q trình thực hiện theo giải pháp trên tơi nhận thấy cịn
có những hạn chế nhất định.
Học sinh chỉ biết được các bài hát dân ca trong chương trình sách giáo
khoa, do đó vốn dân ca còn nghèo nàn, lượng kiến thức về các bài hát dân ca

còn hạn chế.

2


Nhận thức của các em về dân ca còn chưa đúng đắn, các em nghĩ dân ca là
một trong nhiều bài hát phải học, phải thuộc, các em chưa thực sự quan tâm, chú
ý tới học các bài hát dân ca. Vì vậy việc tự học và nghe nhạc dân ca ở gia đình
và ngồi xã hội cịn là rất hiếm.
Mặt khác, cịn có học sinh chưa hiểu hết về nội dung, ý nghĩa giáo dục của
bài hát, các em nghe với một tâm trạng bị gị ép, khơng thoải mái, không tập
trung.
* Nguyên nhân của hạn chế
Bản thân giáo viên chưa thực sự chú ý tới việc tổ chức các hoạt động hát và
học hát dân ca ngoài chương trình sách giáo khoa. Chương trình học về chủ đề
các bài hát dân ca trong môn Âm nhạc cấp Tiểu học nói chung và lớp 5 nói riêng
cịn ít nên rất khó để học sinh tìm hiểu được sâu về loại hình văn hóa nghệ thuật
này.
Giáo viên chưa có nhiều phương pháp tích cực tổ chức hoạt động học để
thu hút sự tham gia tích cực, hào hứng của học sinh.
Giáo viên chưa tổ chức các hoạt động nhằm giáo dục học sinh tự trau dồi
vốn kiến thức dân ca của mình qua các kênh thơng tin khác. Do vậy chưa phát
huy được năng lực, sự sáng tạo, khả năng tự học, tự tìm kiếm thơng tin của học
sinh.
Nội dung giáo dục học sinh qua những bài hát dân ca nhất là nội dung giáo
dục tình yêu quê hương, đất nước còn mờ nhạt chưa cụ thể.
2. Giải pháp cải tiến
Để bồi dưỡng vốn kiến thức dân ca cho học sinh và giáo dục tình yêu quê
hương đất nước cho học sinh lớp 5, ngay từ đầu năm học tôi đã lập kế hoạch để
định hướng về nội dung giáo dục tình yêu quê hương, đất nước qua các bài hát

dân ca cho học sinh; lựa chọn các bài hát dân ca ngồi chương trình học để giới
thiệu cho học sinh; khích lệ ý thức tìm tịi, tự học của học sinh về nội dung này.
Đa dạng hóa các phương pháp, nội dung giáo dục thơng qua các trị chơi
dân gian giúp các em có thể “Học mà chơi, chơi mà học”.

3


Lồng ghép giữa các hoạt động học để có thể bồi dưỡng vốn dân ca cho các
em như tổ chức trò chơi Em yêu làn điệu dân ca tổ chức thi giữa các dãy, tổ
trong lớp. Trong các giờ ra chơi tổ chức cho các em chơi các trò chơi dân gian
kết hợp với hát các bài đồng dao như: Chi chi chành chành, nu na nu nống, thả
đỉa ba ba…
Bên cạnh đó, nhằm bồi dưỡng vốn dân ca, giáo dục học sinh hiểu được nét
đẹp của các làng quê Việt Nam tôi sử dụng phương pháp trực quan bằng các
hình ảnh, cho học sinh xem video để giới thiệu cho học sinh các địa danh, quê
hương của các làn điệu dân ca, từ đó giúp học sinh có thêm những hiểu biết về
các vùng miền trên đất nước, bồi đắp cho học sinh tình yêu quê hương, đất
nước.
Tổ chức cho học sinh xem đĩa hình các bài hát dân ca. Tiết 16: Học bài hát
do địa phương tự chọn: Bài“Cây trúc xinh” dân ca đồng bằng Bắc Bộ - Âm
nhạc lớp 5. Sau khi học xong bài hát, giáo viên cho học sinh xem video clip biểu
diễn bài “Cây trúc xinh” dân ca đồng bằng Bắc Bộ, bài “Lý cây bông” dân ca
Nam Bộ. Khi xem mỗi bài dân ca của vùng nào thì giáo viên cũng giới thiệu cho
các em hiểu thêm về cuộc sống lao động, sinh hoạt, trang phục đặc trưng và các
nền văn hóa, phong tục riêng của người dân ở vùng đó. Qua đó nhằm giúp các
em có thêm vốn hiểu biết về văn hóa của các vùng miền, từ đó càng thêm yêu
quê hương, yêu đất nước và dân tộc mình.
Trong quá trình giảng dạy tôi không chỉ dạy cho các em thuộc và biết hát
đúng giai điệu lời ca, mà còn giáo dục các em biết cảm nhận được nét duyên

dáng của con người Việt Nam, các em biết yêu hơn cảnh sắc thiên nhiên của mỗi
vùng miền của đất nước.
Việc giới thiệu các hình ảnh tập quán với các em học sinh tôi thấy các em
rất háo hức khi được khám phá những miền đất mới, các em có kiến thức hiểu
biết thêm về nét đẹp văn hóa của các dân tộc anh em mình, hiểu được bản chất
của từng bài dân ca, học sinh hát tốt khi tôi dạy yêu cầu các em thực hành hát
từng câu và biểu diễn bài hát.
Dạy bài hát “Hát mừng” dân ca Hrê Tây Nguyên (Tiết 19 - Âm nhạc lớp 5).
4


Lời bài hát:
Cùng múa hát nào, cùng cất tiếng ca
Mừng đất nước ta, sống vui hịa bình
Mừng Tây Ngun mình, đời sống ấm no
Nổi tiếng trống chiêng, đó đây chào mừng
Bài hát này khác với bài “Cò lả” các em đã được học trong chương trình
lớp 4 vì bài “Cị lả” là bài dân ca đồng bằng Bắc Bộ, các em sẽ bắt gặp những
hình ảnh rất đỗi thân quen của làng quê mình. Nhưng đối với bài “Hát mừng”
thì đây thực sự là một sự khám phá một miền đất hoàn toàn mới lạ đối với các
em học sinh. Thơng qua các hình ảnh về phong tục tập qn, cảnh sắc thiên
nhiên, các em sẽ biết được người dân tộc Hrê làm gì? Họ sống ra sao, họ có
những tập qn gì nổi bật…
Trong tiết học tơi đã sưu tầm được những hình ảnh đặc trưng nhất về dân
tộc Hrê để giới thiệu đến các em.
Nói đến canh tác của người Hrê: Người Hrê cũng trồng lúa nước nhưng
không phải trồng lúa ở những cánh đồng thẳng cánh cò bay mà họ trồng lúa trên
những thửa ruộng bậc thang.
Ngoài nghề trồng lúa nước thì người Hrê cịn biết dệt thổ cẩm để tự may
quần áo cho mình. Người Hrê có một cây đàn rất đặc trưng dành cho phụ nữ đó

là đàn Vinh Vút. Người Hrê sinh hoạt văn hóa chủ yếu trong các lễ hội cồng
chiêng.
Những bài hát của người Hrê mang phong cách núi rừng Tây Nguyên nên
khi các em hát các em thể hiện sắc thái hào hùng chứ khơng mượt mà uyển
chuyển như điệu Cị lả.
Bằng phương pháp dùng trực quan này học sinh đã được khám phá mọi
miền đất nước, biết đến nhiều miền quê hơn trên đất nước mình, hiểu được
phong tục tập quán của nhiều dân tộc, biết thêm được nhiều cảnh đẹp của đất
nước.
Ngồi phương pháp trực quan tơi bồi dưỡng vốn dân ca cho học sinh bằng
cách khuyến khích các em tự đặt lời mới cho bài dân ca mà các em được học.
5


Qua đó khơi gợi tư duy sáng tạo của học sinh, giúp các em cảm thấy tự hào về
sản phẩm của mình mà phấn khởi thi đua đặt lời mới. Nhờ khuyến khích các em
đặt được lời mới cho bài nên các bài dân ca sẽ phong phú hơn và các em lưu giữ
được những làn điệu dân ca, bồi dưỡng được vốn dân ca cho các em theo cách
gần gũi nhất.
Trong bài “Hát mừng” dân ca Hrê Tây Nguyên khi học xong bài hát này
cũng có rất nhiều em đặt được lời hay cho bài hát, một trong những lời bài hát
rất hay và ý nghĩa:
Cùng đến lớp nào, cùng múa hát vui.
Cùng gắng siêng năng chúng em thi đua học hành
Ngày mai nên người thầy mến cô yêu
Cùng góp sức chung tay, đắp xây quê hương đẹp giầu.
Dân ca bắt nguồn từ trong lao động sản xuất, nó là nguồn động lực xua tan
mệt mỏi để bà con hăng say lao động sản xuất nó là ước mơ hướng tới một
tương lai tươi đẹp của muôn triệu người dân Việt Nam, là kết tinh của sản phẩm
tinh thần, ở đó mỗi con người được thể hiện đúng ước muốn của mình bằng

nghệ thuật. Đối với học sinh lớp tôi giảng dạy, các em đã nắm bắt được cái hồn,
cái thần thái của dân ca nên các em đã biết gửi gắm tình cảm yêu quê hương đất
nước và ước mơ của mình vào mỗi câu hát mà các em tự đặt lời ca.
Trong tất cả các giờ học hay trong các hoạt động tơi ln khuyến khích các
em tìm và sưu tầm những bài hát dân ca mà các em u thích; sau một tháng tơi
sẽ tổng hợp và khen ngợi những em sưu tầm được nhiều nhất. Các em thể hiện
lại các bài hát mình sưu tầm bằng sân chơi “Hát cho nhau nghe”, để thể hiện các
bài hát sưu tầm được ngay trong các tiết học, trong các hoạt động tập thể, hoạt
động ngoại khóa.
Tổ chức thi hát dân ca giữa các nhóm trong lớp, tham mưu với Ban giám
hiệu nhà trường tổ chức thi hát dân ca toàn trường, tham gia thi hát dân ca các
cấp. Phối kết hợp với giáo viên Tổng phụ trách tổ chức lồng ghép phần nghe
nhạc sau cuối các bản tin phát thanh của các phát thanh viên các bài hát dân ca,
có thể sưu tầm từ các đĩa nhạc, khi thì tổ chức cho các em có khả năng hát tốt
6


các bài dân ca ở trên lớp hoặc các nhóm đạt kết quả cao trong các buổi thi dân
ca ở trình bày nhằm gây sự chú ý và thích thú cho học sinh tồn trường. Từ đó
khuyến khích các em có ý thức thi đua học tốt và u thích làn điệu dân ca.
III. Mơ tả sáng kiến
1. Tính mới, tính sáng tạo
* Tính mới
Thay vì chỉ giới thiệu cho học sinh về các bài hát dân ca có trong chương
trình Âm nhạc 5 qua ca từ, nhạc điệu; tổ chức cho học sinh tìm hiểu nội dung, ý
nghĩa của các bài hát dân ca trong chương trình sách giáo khoa hiện hành qua hệ
thống câu hỏi trong giáo án, tôi đã mở rộng hiểu biết, bồi dưỡng vốn dân ca cho
học sinh qua các bài dân ca của các vùng miền bằng nhiều hình thức như: tổ
chức cho các em chơi các trò chơi dân gian kết hợp với hát các bài đồng dao,
xem đĩa hình các bài hát dân ca, khuyến khích các em tự đặt lời mới cho bài dân

ca mà các em được học, tổ chức thi hát dân ca … nhằm giáo dục tình yêu quê
hương đất nước cho học sinh lớp 5.
* Tính sáng tạo
Khơng gị bó, áp đặt học sinh theo những phương pháp tổ chức các hoạt
động học truyền thống mà đa dạng hóa các phương pháp với phương châm “Học
mà chơi, chơi mà học”.
Tạo khơng khí học tập vui tươi, thoải mái giúp học sinh cảm thụ âm nhạc
tốt hơn, từ đó các em u thích các làn điệu dân ca Việt Nam, hình thành nhân
cách, có lối sống lành mạnh, tư tưởng đạo đức đúng đắn… , nhằm giáo dục tình
yêu quê hương đất nước cho mỗi học sinh lớp 5 nói riêng và học sinh nói chung.
2. Khả năng áp dụng, công nhận
Bản thân tôi đã áp dụng sáng kiến trong suốt học kỳ I vừa qua. Đã tổ chức
thành công chủ đề dạy học “ Hát về thầy cô và mái trường ” qua các bài dân ca
và thu được một số kết quả khả quan.
Sáng kiến“Tăng cường bồi dưỡng vốn dân ca nhằm giáo dục tình yêu quê
hương đất nước cho học sinh lớp 5 tại trường TH&THCS Hồng Châu, huyện
Cát Hải”. Đề tài có tính mới, tính sáng tạo, khả năng nhân rộng cao, có khả
7


năng áp dụng hiệu quả trong tất cả các khối lớp tiểu học trong trường và toàn
huyện.
3. Hiệu quả
a. Hiệu quả kinh tế 
Bản thân giáo viên khi thực hiện sáng kiến khơng mất nhiều thời gian, góp
phần đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra đánh giá học sinh theo
hướng phát triển năng lực học sinh.
Tổ chức các hoạt động học linh hoạt, sáng tạo, thu hút được sự yêu thích,
tham gia tích cực của đại đa số học sinh, giúp học sinh giảm bớt việc tham gia
các hoạt động khơng thật tích cực, như chơi game, sử dụng mạng xã hội khơng

có mục đích, …
b. Hiệu quả về mặt xã hội
Việc “Bồi dưỡng vốn dân ca qua các bài dân ca của các vùng miền nhằm
giáo dục tình yêu quê hương đất nước cho học sinh lớp 5 tại trường TH&THCS
Hoàng Châu, huyện Cát Hải” giúp học sinh nâng cao khả năng cảm thụ âm
nhạc tốt hơn, từ đó có ý thức bảo vệ, duy trì và phát triển các làn điệu dân ca của
các vùng miền trên đất nước.
Tìm được các phương pháp phù hợp để bồi dưỡng vốn dân ca cho các em
học sinh tiểu học.
Góp phần vào việc giáo dục tồn diện học sinh về đức, trí, thể, mĩ.
Được đơng đảo phụ huynh học sinh đồng tình ủng hộ, tạo nên mơi trường
sống lành mạnh cho tất cả mọi người và toàn xã hội.
c. Giá trị làm lợi khác
Bồi dưỡng vốn dân ca cho học sinh Tiểu học là nhằm giáo dục cho các em
những tình cảm tốt đẹp với văn hóa truyền thống. Khi các em được nghe, được
học và được tự mình viết ra những ca từ là đã hình thành trong học sinh tình
cảm u thích. Đó cũng là con đường ngắn nhất nhằm bồi dưỡng thị hiếu và tình
cảm đạo đức đúng đắn cho học sinh. Các em là những người biết bắt nhịp với xu
thế thời đại, hội nhập và tiếp thu được những cái mới, những nền văn hóa văn
minh của nhân loại nhưng ln giữ vững được bản sắc dân tộc.
8


Trên đây là sáng kiến “Bồi dưỡng vốn dân ca qua các bài dân ca nhằm giáo
dục tình yêu quê hương đất nước cho học sinh lớp 5 tại trường TH&THCS
Hồng Châu, huyện Cát Hải” tơi đã và đang áp dụng đã thu được những kết quả
nhất định.Tôi rất mong sẽ nhận được những ý kiến trao đổi của đồng nghiệp
nhằm tìm thêm những biện pháp hữu hiệu nhất trong công tác bảo tồn và phát
huy vốn dân ca ở huyện nhà nói riêng và trong sự nghiệp giữ gìn và phát huy các
giá trị văn hóa của cả nước nói chung./.

XÁC NHẬN CƠ QUAN ĐƠN VỊ
ÁP DỤNG SÁNG KIẾN

CAM ĐOAN CỦA TÁC GIẢ
SÁNG KIẾN

Đỗ Thị Thu Huyền

9


III. CÁC MINH CHỨNG
1. Hình ảnh học sinh tham gia hoạt động trong tiết Âm nhạc lớp năm học
2017-2018.

10


ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TRƯỜNG TH&THCS HOÀNG CHÂU
Điểm thống nhất : …………….. điểm
Xếp loại : ........
Cát Hải, ngày

tháng

năm 2018

T/M HĐKH


ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
HUYỆN CÁT HẢI
Điểm thống nhất : …………….. điểm
Xếp loại : .......
Hải Phòng, ngày

tháng

năm 2018

T/M HĐKH

11



×