Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu ứng dụng lý thuyết độ tin cậy trong lập và quản lý tiến độ thi công các công trình thủy lợi, thủy điện ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (884.39 KB, 27 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI

NGUYỄN VĂN SƠN

NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG LÝ THUYẾT ĐỘ TIN CẬY TRONG LẬP
VÀ QUẢN LÝ TIẾN ĐỘ THI CƠNG CÁC CƠNG TRÌNH THỦY LỢI,
THỦY ĐIỆN Ở VIỆT NAM

Chun ngành: Kỹ thuật xây dựng cơng trình thủy
Mã số chuyên ngành: 9580202

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KỸ THUẬT

HÀ NỘI, NĂM 2020
1


Cơng trình được hồn thành tại Trường Đại học Thủy lợi

Người hướng dẫn khoa học: NGUYỄN HỮU HUẾPGS.TS. NGUYỄN HỮU
HUẾ

Phản biện 1: PGS.TS. Phạm Minh Hà
Phản biện 2: PGS.TS. Mai Văn Cơng
Phản biện 3: TS. Đỗ Đình Đức

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án họp tại


Room 5/K1 Trường Đại học Thủy lợi
vào lúc 8 giờ30 ngày 1 tháng 7 năm 2020

Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:
- Thư viện Quốc gia
- Thư viện Trường Đại học Thủy lợi

2


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tiến độ thi công xây dựng là một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến giá
thành và chất lượng của sản phẩm xây dựng. Ở Việt Nam, đa phần các công trình
xây dựng, đặc biệt là cơng trình vốn đầu tư cơng, trong đó có cơng trình thủy lợi,
thủy điện bị chậm tiến độ thi cơng. Cơng trình thủy lợi, thủy điện thường có khối
lượng thi cơng lớn, thời gian thi công kéo dài qua nhiều mùa nên chịu ảnh hưởng
mạnh bởi yếu tố bất định: thời tiết, khí hậu, thủy văn, dịng chảy, địa chất...
Có 2 ngun nhân lớn gây chậm tiến độ thi công: Một là, việc xác định một cách
tương đối chính xác thời gian thực hiện các cơng việc khơng hề dễ dàng, vì bài
tốn tiến độ thi công mang nhiều yếu tố bất định. Trong khi đó, tiêu chuẩn tính
tốn thiết kế ở nước ta và trên thế giới đều mang tính chất tiền định. Hai là, trong
q trình thi cơng, việc quản lý nhằm giảm thiểu, ngăn ngừa các yếu tố rủi ro gây
chậm tiến độ thi cơng chưa được chú trọng đúng mức.
Do đó, cần phải xác định được các nhân tố rủi ro, đánh giá được mức độ ảnh
hưởng của mỗi nhân tố đến thời gian hồn thành cơng việc và xây dựng được
phân phối xác suất thời gian thi công thực tế so với thời gian dự kiến ban đầu. Từ
đó xây dựng quy trình lập và quản lý tiến độ thi công theo lý thuyết độ tin cậy sẽ
giúp khắc phục được 2 nguyên nhân trên. Vì vậy, đề tài “Nghiên cứu ứng dụng
lý thuyết độ tin cậy trong lập và quản lý tiến độ thi cơng cơng trình thủy lợi, thủy

điện ở Việt Nam” là rất cần thiết, mang tính khoa học và thực tiễn cao.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Sử dụng mô phỏng Monte-Carlo để xây dựng phương pháp lập tiến độ thi cơng
có xét đến ảnh hưởng của các nhân tố rủi ro, từ đó đánh giá được độ tin cậy của
tiến độ thi công, đồng thời đề xuất biện pháp quản lý tiến độ thi công đảm bảo
độ tin cậy từ việc quản lý rủi ro;
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Cơng trình thủy lợi, thủy điện

3


Phạm vi nghiên cứu: Lập và quản lý tiến độ thi cơng cơng trình thủy lợi, thủy
điện ở Việt Nam.
4. Nội dung nghiên cứu
(i) Xác định, phân nhóm, đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố rủi ro gây
nên chậm tiến độ thi công; (ii) Xác định xác suất thời gian thi cơng của các cơng
tác chính làm cơ sở lập tiến độ thi công theo lý thuyết độ tin cậy; (iii) Xây dựng
phương pháp lập tiến độ thi cơng có xét đến ảnh hưởng của các nhân tố rủi ro sử
dụng mơ phỏng Monte-carlo, từ đó đánh giá được độ tin cậy của tiến độ thi công
theo xác suất; (iv) Đề xuất biện pháp quản lý tiến độ thi công đảm bảo độ tin cậy
từ việc quản lý rủi ro.
5. Phương pháp nghiên cứu
Trong nghiên cứu sử dụng các phương pháp: Phương pháp phân tích thống kê,
phương pháp chuyên gia, phương pháp tổng hợp, kế thừa, phương pháp mô phỏng.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
6.1. Ý nghĩa khoa học
(i) Xác định được các nhân tố rủi ro gây chậm tiến độ thi công và mức độ ảnh
hưởng của chúng đến tiến độ thi công công trình thủy lợi, thủy điện ở Việt Nam
làm cơ sở cho các chủ thể tham gia có kế hoạch chủ động, điều chỉnh trong lập

và quản lý tiến độ thi công; (ii) Phân phối thống kê về thời gian thi cơng các cơng
việc chính là căn cứ cho các cán bộ kỹ thuật khi thực hiện việc lập và quản lý
tiến độ thi công ứng lý thuyết độ tin cậy.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
(i) Quy trình lập tiến độ thi cơng cơng trình thủy lợi, thủy điện ở Việt Nam theo
lý thuyết độ tin cậy sử dụng mô phỏng Monte-Carlo giúp cho các cán bộ kỹ thuật
lập tiến độ và dự báo thời gian hồn thành cơng trình tương đối chính xác. (ii)
Có ý nghĩa với các đơn vị: Quản lý nhà nước, chủ đầu tư, tư vấn thiết kế, tư vấn
giám sát, nhà thầu thi cơng trong q trình lập và quản lý tiến độ thi công.
4


7. Cấu trúc của luận án
• Phần Mở đầu
• Chương 1. Tổng quan về công tác lập và quản lý tiến độ thi cơng
• Chương 2. Lý thuyết độ tin cậy và phương pháp xác định thời gian thực hiện
công việc trong lập tiến độ thi cơng
• Chương 3. Xác định thời gian thực hiện cơng việc có xét đến tác động của các
nhân tố rủi ro trong lập tiến độ thi cơng
• Chương 4. Lập và quản lý tiến độ thi cơng cơng trình thủy lợi, thủy điện ở Việt
Nam theo lý thuyết độ tin cậy
• Phần kết luận và kiến nghị
• Danh mục cơng trình cơng bố của tác giả
• Tài liệu tham khảo

5


CHƯƠNG 1
1.1

1.1.1.

TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC LẬP VÀ QUẢN LÝ TIẾN
ĐỘ THI CÔNG

Tổng quan về lập và quản lý tiến độ thi công
Khái niệm cơ bản về tiến độ thi công

Tiến độ thi công là một kế hoạch thể hiện về mặt thời gian hoạt động của dự án
xây dựng, thể hiện phương pháp tổ chức thi cơng, trình tự - thời gian thi cơng các
cơng việc và hao phí tài nguyên theo thời gian. Là cơ sở để lập chi phí, điều phối
phân bổ chi phí theo từng thời điểm, xác định nhu cầu nhân lực, vật tư, huy động
máy móc thiết bị của nhà thầu thi cơng;
1.1.2.

Các phương pháp thể hiện tiến độ thi công hiện nay

Các phương pháp thể hiện tiến độ thi công hiện nay:
(i) Sơ đồ ngang (GANTT): Không thể thực hiện được mối quan hệ giữa các cơng
việc, khơng ghi rõ quy trình cơng nghệ; (ii) Sơ đồ xiên (sơ đồ chu trình): Khơng
thể hiện được các dự án lớn có nhiều cơng việc; (iii) Phương pháp CPM (AOA):
Thời gian thực hiện công việc dựa vào dự đoán của người lập; (iv) Phương pháp
CPM (PERT): Sử dụng xác xuất về thời gian nhưng việc ước lượng thời gian lạc
quan, thời gian kỳ vọng và thời gian bi quan rất khó khăn; (v) Phương pháp CPM
(Fuzzy-lý thuyết tập mờ): Rất khó khăn khi xác định các luật mờ; (vi) Phương
pháp CPM (mô phỏng Monte-Carlo): Dễ sử dụng, thuận tiện khi chỉ cần thực
hiện trên excel, nhưng cần phải xác định được hàm phân phối thời gian thực hiện
công việc và ảnh hưởng của các rủi ro đến thời gian thi công.
Trong nghiên cứu này sử dụng phương pháp CPM (mô phỏng Monte-Carlo) để
lập và quản lý tiến độ thi cơng cơng trình thủy lợi, thủy điện ở Việt Nam.

1.1.3.

Quản lý tiến độ thi công trong xây dựng và phương pháp Giá trị thu
được - Earned Value Management (EVM)

Quản lý tiến độ thực hiện dự án là một trong những nội dung then chốt trong quá
trình triển khai thực hiện dự án, vì vậy các bước thực hiện cũng tuân thủ vào một
vòng lặp liên tục: lập kế hoạch - giám sát - kiểm sốt. Cơng tác quản lý tiến độ
6


thi công hiện nay chủ yếu tuân theo các quy trình trong luật định, tất cả các cơng
trình áp dụng như nhau. EVM là kỹ thuật sử dụng để theo dõi tiến độ và tình
trạng của dự án và dự đoán hiệu quả của dự án. EVM là kỹ thuật quản lý, kiểm
sốt tích hợp giữa quản lý mục tiêu (phạm vi cơng việc), tiến độ và chi phí. Tuy
nhiên, EVM ít được sử dụng ở Việt Nam bởi vì nó gây khó khăn cho các kỹ sư
trong việc xác định các chi phí, lợi nhuận, lãi suất ở các thời điểm khác nhau.
Giải pháp đơn giản nhất là xây dựng một bản tiến độ có độ tin cậy phù hợp, xác
định rõ các rủi ro có thể gây chậm tiến độ thi cơng từ đó quản lý, hạn chế, ngăn
ngừa, giảm thiểu rủi ro để đảm bảo cơng trình thực hiện đúng tiến độ. Nghiên
cứu này cụ thể hóa những nội dung đó.
1.2

Đánh giá cơng tác lập và quản lý tiến độ thi cơng cơng trình thủy lợi,
thủy điện ở Việt Nam

1.2.1. Phương pháp lập và thể hiện tiến độ thi công hiện nay
Hầu hết đều lập và thể hiện tiến độ theo sơ đồ ngang (GANTT)
1.2.2. Xác định thời gian thi công trong lập tiến độ thi công hiện nay
Xác định dựa trên định mức xây dựng (năng suất máy móc, nhân lực), ước lượng

theo kinh nghiệm của người lập.
1.2.3. Công tác quản lý tiến độ thi công hiện nay
Quản lý theo quy trình và quy định trong các văn bản pháp luật chung cho các
dự án xây dựng.
1.2.4. Tình hình và ngun nhân chậm tiến đợ thi cơng các cơng trình thủy
lợi, thủy điện
Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư đánh giá tổng thể đầu tư năm 2018 cho biết,
có 1.778 dự án chậm tiến độ. Trong những năm gần đây, nhiều dự án thủy điện
bị chậm tiến độ gây thiệt hại lớn về kinh tế cho nhà đầu tư, điển hình phải kể đến
các dự án sau: Thủy điện Bản Chát, thủy điện Nậm, thủy điện Huội Quảng, cống
Đò Điểm (Hà Tĩnh), hồ Rào Đá (Quảng Bình), hồ Nước Trong (Quảng Ngãi), hồ
Sơng Ray (Bà Rịa - Vũng Tàu), hồ Tả Trạch (Thừa Thiên - Huế)... Điều này cho
7


thấy tình hình chậm tiến độ thi cơng diễn ra trên hầu hết các loại hình cơng trình,
kể cả chủ đầu tư là tư nhân hay Nhà nước.
Tác giả thống kê 33 cơng trình thủy lợi, thủy điện trong những năm gần đây chậm
tiến độ cho thấy các nguyên nhân thường là: giải phóng mặt bằng, biện pháp thi
cơng khơng hợp lý, địa chất thay đổi, điều kiện thủy văn, dịng chảy, thiếu vốn,
khơng điều động được nhân cơng, khan hiếm nguồn vật liệu…
1.3
1.3.1.

Phân tích các kết quả nghiên cứu có liên quan về lập và quản lý tiến
độ thi cơng
Các kết quả nghiên cứu ngồi nước

Georger High, Gantt: Xây dựng tiến độ theo sơ đồ đường thẳng với nền tảng là
xác định đường găng để xác định thời hạn hồn thành. Mơ hình chỉ xác định dựa

trên dữ liệu quá khứ và kinh nghiệm chủ quan của người lập tiến độ.
Demeulemeeste, E.Vanhoucke, Herroelen, PERT: Xác định biến ngẫu nhiên cho
các nút hoạt động của sơ đồ mạng. Không xem xét biến thiên của từng yếu tố tác
động đến tiến độ.
Byung Cheol Kim: Tập trung nhiều vào kỹ thuật xác định tiến độ với nền tảng là
thuật thích ứng Bayes và đường cong tiến độ cơ sở. Chưa phân tích được cho
nhiều loại cơng trình
1.3.2.

Các kết quả nghiên cứu trong nước

- Lê Anh Dũng (2004), Nguyễn Văn Cự (2008), nghiên cứu về xây dựng và tối
ưu hóa tiến độ thi công, chưa làm rõ việc ảnh hưởng của các nhân tố bất định đến
tiến độ thi công.
- Trần Hữu Lân (2012), Nghiên cứu xác định tiến độ thi công công trình có tính
đến yếu tố bất định. Áp dụng đối với một số cơng trình ở Việt Nam: phương pháp
này chỉ sử dụng khi dự án đã thi công được một giai đoạn nhất định; tiến độ được
giám sát và báo cáo định kỳ một cách chính xác.
- Lại Hải Đăng, Lưu Trường Văn, mô phỏng tiến độ thi công bằng phương pháp
Monte Carlo: Nghiên cứu chỉ mới dừng lại ở việc mô phỏng cho một dự án cụ
thể, chưa đánh giá được độ tin cậy của tiến độ thi công.
8


Chưa có nghiên cứu nào nghiên cứu ứng dụng lý thuyết độ tin cậy trong lập và
quản lý tiến độ thi cơng cho các cơng trình thủy lợi, thủy điện.
1.4

Phân tích cơ sở khoa học về bài tốn tiến độ thi cơng


Bài tốn lập tiến độ thi cơng có những đặc điểm nổi bật sau: Chấp nhận các đặc trưng
ngẫu nhiên của các nhân tố, số lượng các nhân tố ảnh hưởng lớn, chịu ảnh hưởng bởi
các quyết định của con người, chấp nhận các rủi ro, có nhu cầu dự báo cao.
1.5

Phân tích định hướng nghiên cứu

Theo các nhà quản lý và nhiều nhà khoa học, việc chậm tiến độ thi công trước
hết do việc lập tiến độ thi công chưa lường trước được các nhân tố tác động nên
khi ước lượng thời gian chưa chính xác. Ngồi ra, việc lập tiến độ theo phương
pháp tất định cũng chưa đánh giá được độ tin cậy của các thông số thời gian. Việc
ước lượng thời gian thi công chưa phù hợp dẫn đến có những cơng việc thi cơng
nhanh hơn so với dự kiến, có những cơng việc lại kéo dài hơn so với dự kiến làm
cho tổng thời gian thi cơng của cơng trình khơng đảm bảo như dự kiến ban đầu.
Việc xác định thời gian thi công thông qua các thông số: thời gian lạc quan, thời
gian bi quan và thời gian kỳ vọng trong PERT cho độ tin cậy cao hơn so với
phương pháp tất định. Tuy nhiên, PERT thường chỉ tính tốn xoay quanh một
đường găng nên đơi khi có sự thay đổi thời gian của những cơng việc găng có thể
làm thay đổi đường găng mà PERT khơng kể đến. Vì vậy, phương pháp mơ
phỏng Monte-Carlo được sử dụng trong nghiên cứu này nhằm thay thế cho
PERT. Mơ phỏng Monte-Carlo địi hỏi phải xây dựng được phân phối xác suất
thời gian thi công của các cơng việc dựa trên phân tích các nhân tố rủi ro và mức
độ ảnh hưởng của các nhân tố đó đến thời gian thi công. Mô phỏng Monte-Carlo
cũng cho phép đánh giá độ tin cậy của một bản tiến độ thi công dựa vào tần suất
xuất hiện của thời gian hồn thành cơng trình. Căn cứ vào độ tin cậy của bản tiến
độ thi cơng đó, người quản lý có thể quản lý giảm thiểu rủi ro để đạt được độ tin
cậy mong muốn. Để thực hiện được những nội dung trên, nghiên cứu thực hiện
qua các bước sau:

9



B1. Xác định
các nhân tố ảnh
hưởng và mức
độ ảnh hưởng
của nhân tố đến
thời gian hồn
thành cơng việc
(r)

Cơ sở lý thuyết xác định các nhân tố
(Tổng hợp các nghiên cứu đã có)
Phỏng vấn thử

Thang đo thử
(Dựa trên đặc thù của nghiên cứu)

Điều chỉnh thang đo
Khảo sát chính thức

Thang đo chính thức
Hồi quy tuyến tính

Thang đo hồn chỉnh

Thống kê các cơng tác
thi cơng chính
B2. Phân
tích thống

kê và tính
tốn phân
phối xác
suất thời
gian thi
cơng các
cơng tác
chính
(a, b)

Thảo luận chun gia
EFA
Cronbach’s Alpha

Trao đổi
chun gia

Thu thập bảng tiến độ thi công đã được phê duyệt
(Thời gian hồn thành cơng việc được ước lượng dựa
trên định mức xây dựng –Tđ)

Các cơng tác
cần điều tra

Thống kê các cơng
trình cần điều tra

Lập bảng thống kê, so sánh giữa Tđ và Tt
(theo % và chia làm 2 loại: thấp hơn và
cao hơn so với định mức


Thu thập số liệu thời gian hồn
thành cơng việc theo thực tế –Tt

Tính tốn phân phối xác suất cho 2 dạng số liệu: thấp hơn
định mức (dạng a) và cao hơn định mức (dạng b)

Đánh giá các nhân tố rủi ro, dựa vào
phương trình hồi quy đã thiết lập ở
bước 1, xác định được giá trị 

Lập tiến độ cơ sở (giá trị thời gian hồn
thành cơng việc (tm) được ước lượng
theo định mức xây dựng)
B3. Xây
dựng các
bươc lập
và kiểm
nghiệm
tiến độ
thi công
theo lý
thuyết
độ tin
cậy

Dựa vào phân phối xác suất đã thiết lập
ở bước 2, xác định được a%, b%

Tính tốn ta = a% x tm; tb= (b%+) x tm


Lặp lại nhiều lần

Xác định Tij

Phát số ngẫu nhiên

Lập phân phối xác suất dạng
tam giác giữa 3 giá trị: ta, tb,
tm

Phát số ngẫu nhiên

Tính tốn xác suất tổng thời gian thi công và các chỉ số độ tin cậy và đánh
giá độ tin cậy của thời gian thi cơng

Hình 1-1. Sơ đồ nghiên cứu
10


Kết luận chương 1
Trong chương này tác giả đã tổng hợp các phương pháp thể hiện và quản lý tiến
độ thi công phổ biến hiện nay: sơ đồ ngang, sơ đồ xiên, phương pháp sơ đồ mạng,
phương pháp giá trị thu được. Các cơng trình thủy lợi, thủy điện ở Việt Nam chủ
yếu sử dụng sơ đồ ngang để thể hiện tiến độ thi công, và quản lý tiến độ theo các
quy định của luật định, chưa chú trọng đến vấn đề quản lý rủi ro. Việc xác định
thời gian thi công trong lập và quản lý tiến độ dựa vào phương pháp tất định, ước
lượng, phụ thuộc vào chủ quan của người thực hiện.
Dựa trên kết quả thống kê tính hình và ngun nhân chậm tiến độ thi cơng của
36 cơng trình thủy lợi, thủy điện, tác giả đã xác định có 2 ngun nhân chính gây

chậm tiến độ thi công: Một là, phương pháp lập tiến độ thi công chưa xét đến các
rủi ro, chưa đánh giá được độ tin cậy của thời gian thi công; Hai là, chưa chú
trọng công tác quản lý tiến độ thi công thông qua việc quản lý rủi ro nhằm tăng
độ tin cậy của tiến độ thi cơng đã lập. Vì vậy, cần có nghiên cứu thấu đáo giải
quyết 2 nội dung này để giảm thiểu tình trạng chậm tiến độ thi cơng hiện nay.
Thơng qua các nghiên cứu trong và ngồi nước cho thấy có nhiều nghiên cứu liên
quan đến tiến độ thi cơng, tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào nghiên cứu cụ thể
ứng dụng lý thuyết độ tin cậy vào lập và quản lý tiến độ thi công cho cơng trình
thủy lợi, thủy điện ở Việt Nam. Bài tốn tiến độ thi cơng là bài tốn có các đặc
trưng ngẫu nhiên, chịu ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố, đôi khi phải chấp nhận rủi
ro và có nhu cầu dự báo cao về thời gian hoàn thành nên sử dụng lý thuyết độ tin
cậy trong lập và quản lý tiến độ thi cơng là phù hợp. Qua phân tích ưu nhược
điểm của các phương pháp lập tiến độ thi công theo lý thuyết độ tin cậy (PERT,
Fuzzy, Monte-Carlo), tác giả lựa chọn phương pháp Monte-Carlo để thực hiện
nghiên cứu. Để đạt được mục đích nghiên cứu tác giả đã phân tích đề xuất sơ đồ
nghiên cứu và định hướng nghiên cứu như sau: (1) Xác định, phân nhóm, đánh
giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố rủi ro gây nên chậm tiến độ thi công; (2)
Xác định xác suất thời gian thi cơng của các cơng tác chính làm cơ sở lập tiến độ
thi công theo lý thuyết độ tin cậy; (3) Xây dựng phương pháp lập tiến độ thi cơng
có xét đến ảnh hưởng của các nhân tố rủi ro sử dụng mơ phỏng Monte-Carlo, từ
đó đánh giá được độ tin cậy của tiến độ thi công theo xác suất; (4) Đề xuất biện
phá quản lý rủi ro ảnh hưởng đến tiến độ thi công. Các nội dung cụ thể được trình
bày ở các chương sau.

11


CHƯƠNG 2 LÝ THUYẾT ĐỘ TIN CẬY VÀ PHƯƠNG PHÁP XÁC
ĐỊNH THỜI GIAN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TRONG LẬP VÀ QUẢN
LÝ TIẾN ĐỘ THI CÔNG

2.1 Khái niệm cơ bản về lý thuyết độ tin cậy
Theo Viện sỹ người Nga B.V. Gnedenko: Những nguyên lý khoa học tổng quát
nghiên cứu những phương pháp và biện pháp chung cần phải tuân theo khi thiết
kế, chế tạo, lưu kho, vận chuyển và khai thác sản phẩm để bảo đảm hiệu quả tối
đa trong quá trình sử dụng mang tên là lý thuyết độ tin cậy.
Tính tốn theo lý thuyết độ tin cậy địi hỏi phải thực hiện các tham số thống kê
như: biến cố ngẫu nhiên, biến ngẫu nhiên, biến ngẫu nhiên phân phối chuẩn, hàm
đối số ngẫu nhiên. Bên cạnh đó, phải sử dụng các kỹ thuật thống kê như: loại bỏ
sai số thô, đánh giá đặc trựng số, kiểm nghiệm phân phối (kiểm nghiệm  2 ,
kiểm nghiệm Kolmogorov).
2.2

Các phương pháp dự báo thời gian thực hiện công việc trong lập và
quản lý tiến độ thi công

Dự báo được rủi ro, đề ra được các biện pháp, chuẩn bị sẵn sàng để khắc phục,
hạn chế thiệt hại là yêu cầu quan trọng trong thi cơng cơng trình. Các phương
pháp dự báo thời gian thi công: (i) Phương pháp ngoại suy xu hướng; (ii) Phương
pháp chuyên gia; (iii) Phương pháp mô phỏng, (iv) Phương pháp ma trận tác
động qua lại, (v) Phương pháp kịch bản, (vi) Phương pháp cây quyết định, (vii)
Phương pháp tổng hợp. Trong nghiên cứu này sử dụng phương pháp mô phỏng.
2.3

Phương pháp mô phỏng số Monte-Carlo

Nội dung cơ bản của phương pháp tóm lược qua bốn bước sau: (i) Mơ hình hóa
các biến ngẫu nhiên đầu vào, các biến ngẫu nhiên tham gia vào hệ thống, (ii) Mơ
hình hóa tồn bộ các diễn biến trong hệ thống từ đầu đến cuối quá trình, (iii) Xây
dựng các chiến lược và chiến thuật thử nghiệm trên mơ hình. (iv) Xử lý thống kê
tập kết quả đầu ra trên được các kết quả mong muốn.

2.4

Phương pháp đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến thời
gian thi công trong lập và quản lý tiến độ thi công

2.4.1. Xây dựng cơ sở lý thuyết về các nhân tố rủi ro ảnh hưởng đến thời gian
thi công
12


Thu thập, tổng hợp các nghiên cứu đã có về các nhân tố rủi ro ảnh hưởng đến
thời gian thi công là cơ sở để đề xuất các nhân tố cho nghiên cứu này. Thông qua
các nghiên cứu của 10 tác giả ngoài nước và 3 tác giả trong nước, tổng hợp được
83 nhân tố rủi ro ảnh hưởng đến tiến độ thi công.
2.4.2. Xác định các nhân tố rủi ro gây kéo dài thời gian thi công công việc của
cơng trình thủy lợi, thủy điện
Thơng qua đặc thù của cơng trình thủy lợi, thủy điện, kết hợp với việc tổng hợp
các nguyên nhân gây chậm tiến độ của 33 cơng trình thủy lợi thủy điện ở mục
1.3.4, dựa trên 83 nhân tố rủi ro đã tổng hợp ở trên, Tác giả đề xuất, lựa chọn 39
nhân tố để nghiên cứu và phân thành 6 nhóm theo chủ thể tham gia
Bảng 2-4. Phân nhóm các nhân tố rủi ro theo các chủ thể liên quan đến thi công
STT

Ký hiệu

Các nhân tố
Nhân tố Chủ đầu tư

A
1


CDT1

2
3
4
5
6

CDT2
CDT3
CDT4
CDT5
CDT6

Chủ đầu tư ra quyết định chậm khi có sự cố hoặc bất thường xảy ra trên
công trường
Chủ đầu tư cung cấp tài liệu chậm cho các bên liên quan
Chủ đầu tư chậm nghiệm thu phần việc đã hồn thành
Chủ đầu tư chậm thanh tốn phần việc đã hoàn thành
Chủ đầu tư chậm bàn giao mặt bằng thi công
Xung đột giữa chủ đầu tư và các bên liên quan

7

CDT7

Thiếu động lực trong việc thúc đẩy các nhà thầu hồn thành sớm cơng việc

B

8
9
10
11
C
12
13
14

TK1
TK2
TK3

15

TK4

16
17

TK5
TK6

GS1
GS2
GS3
GS4

Nhân tố Pháp lý


D
18
19
20

Nhân tố Tư vấn giám sát
Tai nạn lao động do thiếu biện pháp an toàn
Quản lý và giám sát kém
Thiếu đội ngũ kỹ thuật chuyên nghiệp
Các phương pháp kiểm tra và thử nghiệm không hợp lý
Nhân tố Thiết kế
Các chi tiết khơng rõ ràng và giải thích mâu thuẫn trong hồ sơ thiết kế
Khảo sát địa chất sơ sài và không chính xác
Thay đổi thiết kế trong q trình thi cơng
Hồ sơ thiết kế điều chỉnh trong q trình thi cơng khơng hồn thành đúng
thời hạn
Phải làm lại do thiết kế sai
Thay đổi chủ nhiệm thiết kế hoặc kiến trúc sư chính

PL1
PL2
PL3

Gia tăng phạm vi cơng việc so với chủ trương đầu tư ban đầu
Chính quyền địa phương nhũng nhiều, phiền hà trong thủ tục
Thay đổi các văn bản pháp luật

13



Nhân tố Nhà thầu

E
21

NT1

22

NT2

23

NT3

24

NT4

25
26

NT5
NT6

Chậm trong việc cung cấp vật liệu từ các nhà phân phối
Sự xung đột trên công trường (nhân dân địa phương biểu tình, cơng nhân
đình cơng…)
Đơn vị thi công cất giữ vật liệu không đúng quy định gây thất thoát, hư
hỏng

Thay đổi nhiều nhà thầu phụ hoặc ký hợp đồng với nhiều nhà thầu, thầu
phụ
Xung đột, mâu thuẫn, quan liêu trong các cá nhân của đơn vị thi công
Cơ cấu tổ chức của đơn vị thi công kém

27

NT7

Kiểm sốt nhà thầu phụ thơng qua các điều khoản hợp đồng không tốt

28
29
30
31
32
33

NT8
NT9
NT10
NT11
NT12
NT13

Lập tiến độ không hợp lý
Hạn chế tài chính của nhà thầu thi cơng
Năng suất lao động kém
Nhà thầu thi công thiếu kinh nghiệm
Sử dụng thiết bị không hiệu quả

Công nghệ xây dựng quá cũ hoặc không hợp lý

34

NT14

Nguồn cung ứng nhân, vật lực thay đổi liên quan đến chất lượng vật liệu

BN1
BN2
BN3
BN4
BN5

Điều kiện thời tiết khắc nghiệt
Yếu tố thủy văn, dịng chảy
Địa chất có nhiều biến động như sạt trượt, cát chảy…
Sai khác về điều kiện địa hình, địa điểm
Thay đổi giá vật liệu

Nhân tố Bên ngồi

F
35
36
37
38
39

2.4.3. Quy trình khảo sát

Bảng khảo sát được thiết kế đảm bảo các nội dung cần thu thập. Hình thức khảo
sát thông qua bản giấy in và qua email. Sử dụng thang đo Likert với dãy giá trị 1
÷ 5 (từ 1:Rất thấp, 2:Thấp,3:Vừa phải, 4:Cao, 5:Rất cao) để khảo sát.
2.4.4. Phần mềm phân tích thống kê
Phần mềm SPSS có một bộ soạn thảo dữ liệu tương tự như excel, đễ sử dụng nên
được sử dụng trong nghiên cứu này để thực hiện phân tích thống kê, hồi quy…
2.5

Phương pháp nghiên cứu xây dựng xác suất thời gian hoàn thành các
cơng việc chính trong thi cơng cơng trình thủy lợi, thủy điện

2.5.1. Các dạng phân phối xác suất thường dùng trong xác định thời gian thực
hiện công việc

14


Các dạng phân phối thường được sử dụng trong phân tích thống kê thời gian thi
cơng là phân phối chuẩn và phân phối tam giác. Phân phối chuẩn phù hợp với
các số liệu đủ lớn. Phân phối tam giác phù hợp với trường hợp mà thông tin về
quá khứ không đầy đủ.
2.5.2. Phương pháp thu thập dữ liệu thời gian hồn thành cơng việc khi lập
tiến đợ thi cơng
Phương pháp chuyên gia và phương pháp thống kê, khảo sát thực địa được sử
dụng để thu thập dữ liệu. Các bước thực hiện: (i) lựa chọn công việc cần điều tra,
thu thập; (ii) Thống kê và lựa chọn các cơng trình thủy lợi đã và đang thi công;
(iii) Thu thập số liệu về thời gian hồn thành cơng việc dự kiến dựa vào bảng tiến
độ thi công đã được phê duyệt; (iv) Thu thập số liệu về thời gian hoàn thành thực
tế (v) phân tích số liệu.
Kết luận chương 2

Trong chương này, tác giả đã trình bày cơ sở lý thuyết về lý thuyết độ tin cậy,
các phương pháp dự báo thời gian, phương pháp mô phỏng Monte-Carlo, các
nhân tố rủi ro ảnh hưởng đến tiến độ thi công và các lý thuyết về xác suất thống
kê.
Lý thuyết độ tin cậy thường được ứng dụng nhiều trong lĩnh vực sản xuất sản
phẩm, trong những năm gần đây được ứng dụng trong lĩnh vực thiết kế, tính tốn
kết cấu. Ưu điểm của phương pháp này là tính tốn dựa trên xác suất thống kê và
có xét đến các yếu tố ngẫu nhiên, nên việc xác định các thơng số trở nên có độ
tin cậy hơn phương pháp tiền định trước đây. Tác giả đã thống kê, tổng hợp các
nghiên cứu đã có nhằm xây dựng cơ sở lý thuyết cho việc xác định các nhân tố
rủi ro gây chậm tiến độ thi công, đề xuất lựa chọn 39 nhân tố và chia làm 6 nhóm
nhân tố chính để khảo sát, nghiên cứu: nhóm nhân tố bên ngồi, nhóm nhân tố
chủ đầu tư, nhóm nhân tố pháp lý, nhóm nhân tố nhà thầu, nhóm nhân tố tư vấn
giám sát, nhóm nhân tố thiết kế. Đồng thời, mơ hình lý thuyết, giả thuyết nghiên
cứu, các bước thực hiện khảo sát về mức độ ảnh hưởng của các nhân tố rủi ro và
thời gian thi thi cơng thực tế của các cơng tác chính trong cơng trình thủy lợi,
thủy điện cũng đã được trình bày trong chương này.

15


CHƯƠNG 3 XÁC ĐỊNH THỜI GIAN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC CÓ
XÉT ĐẾN TÁC ĐỘNG CỦA CÁC NHÂN TỐ RỦI RO TRONG LẬP VÀ
QUẢN LÝ TIẾN ĐỘ THI CÔNG
3.1
3.1.1

Khảo sát các nhân tố rủi ro gây kéo dài thời gian thực hiện công việc
trong lập và quản lý tiến độ thi công
Kết quả thu thập mẫu khảo sát


Tổng số mẫu thu được hồn chỉnh là 310. Thơng qua kết quả thu thập được, cho
thấy các đối tượng được phỏng vấn chủ yếu có kinh nghiệm từ 5 năm trở lên, có
trình độ từ thạc sĩ trở lên, công tác ở nhiều vị trí khác nhau và ở 40/64 tỉnh thành
từ Bắc vào Nam, nên việc cho kết quả đánh giá đảm bảo độ tin cậy.
3.1.2

Phân tích nhân tố khám phá (EFA)

Phân tích nhân tố khám phá EFA 4 lần cho kết quả: hệ số KMO = 0.837 thỏa
mãn điều kiện 0.5liệu khảo sát và các biến quan sát có tương quan tuyến tính với nhân tố đại diện.
Kết quả đã loại trừ 08 thang đo không phù hợp ra khỏi nghiên cứu, cịn lại 31
biến quan sát được nhóm lại thành 06 nhân tố phù hợp với mơ hình lý thuyết, các
thang đo bị loại là: TK4, NT6, TK2, NT14, NT2, BN4, GS2, CDT7.
Các nhóm rủi ro được phân lại như sau: (Nhóm 1-X1) Liên quan đến kỹ thuật:
NT12, GS4, NT10, BN5, NT9, NT8, NT13, NT11; (Nhóm 2-X2) Liên quan đến
hiện tượng bất thường trên công trường: CDT1, BN2, NT1, GS1, BN3, BN1;
(Nhóm 3-X3) Liên quan đến con người: GS3, TK6, NT4, CDT6, NT5; (Nhóm
4-X4) Liên quan đến quy trình thực hiện: CDT4, NT3, CDT5, CDT3, CDT2;
(Nhóm 5-X5) Liên quan đến thiết kế: TK1, PL1, TK3, TK5; (Nhóm 6-X6) Liên
quan đến môi trường pháp lý: PL2, NT7, PL3
3.1.3

Kiểm định thang đo

Kết quả phân tích, kiểm định thang đo cho thấy thang đo thành phần thuộc các
nhóm nhân tố có ảnh hưởng đến tiến độ thi công là đáng tin cậy (bảng 3-20).
TT
1

2

Bảng 3-20. Tổng hợp kết quả phân tích Cronbach's Alpha
Cronbach's alpha
Thang đo
Liên quan đến kỹ thuật của nhà thầu
0.95
Liên quan đến tác động bất thường trên công trường
0.906
16


3
4
5
6
3.1.4

Liên quan đến con người
Liên quan đến quy trình
Liên quan đến thiết kế
Liên quan đến pháp lý

0.894
0.884
0.81
0.847

Thiết lập phương trình hồi quy


Kết quả phân tích hồi quy được phương trình:
Y=0.913+0.183*X1+0.248*X2+0.175*X3+0.081*X4+0.093*X5+0.072*X6+e (3-1)
Trong đó: X1, X2, X3, X4, X5, X6 là 6 nhóm nhân tố đã được đề cập ở trên. e là
phần dư. Phương trình có trị số R = 0.739 nghĩa là mối quan hệ giữa các biến trong
mơ hình tương đối chặt chẽ. Hệ số tương quan R2 = 0.546, điều này nói lên độ
thích hợp của mơ hình là 54,6% và có tương quan đạt u cầu.
3.2

Phân tích, đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố rủi ro gây kéo
dài thời gian thực hiện công việc trong lập và quản lý tiến độ thi cơng

Phân tích, đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố và xếp hạng các nhân tố
theo mức độ ảnh hưởng của mỗi nhân tố đến việc gây chậm tiến độ thi công thông
qua chỉ số RII (𝑅𝐼𝐼 =

∑𝑊
𝐴.𝑁

) như sau:

Bảng 3-28. Xếp hạng theo mức độ ảnh hưởng của các nhân tố
TT
1
2
3
4
5
6
7
8

9
10
11

3.3

Nhân tố
NT7
TK6
NT5
PL3
CDT6
NT4
GS3
PL2
CDT4
NT3
CDT2

RII
0.848
0.828
0.822
0.822
0.82
0.818
0.816
0.808
0.738
0.732

0.73

TT
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22

Nhân tố
CDT5
CDT3
TK5
TK3
TK1
NT1
PL1
CDT1
BN2
BN3
BN1

RII
0.714

0.714
0.622
0.614
0.61
0.594
0.594
0.592
0.586
0.584
0.576

TT
23
24
25
26
27
28
29
30
31

Nhân tố
GS1
NT9
NT8
BN5
NT12
NT10
NT11

GS4
NT13

RII
0.56
0.476
0.464
0.458
0.452
0.45
0.45
0.448
0.448

Kết quả thu thập, phân tích xác suất thời gian thi cơng các cơng việc
chính trong cơng trình thủy lợi, thủy điện ở Việt Nam

Thu thập thời gian thi công theo thực tế, so sánh với thời gian dự kiến ban đầu
theo định mức và phân tích thống kê cho kết quả như bảng 3-35.
Bảng 3-35. Tổng hợp kết quả so sánh về thời gian hoàn thành giữa thực tế và
dự kiến ban đầu theo định mức một số công việc
17


STT

Công việc

Thấp hơn so với dự kiến Cao hơn so với dự kiến
theo định mức (%)

theo định mức (%)
Trung
Độ lệch
Trung
Độ lệch
bình
chuẩn
bình
chuẩn
85.28
6.71
118.69
6.06

1

Cơng tác phụt vữa xử lý nền

2

Cơng tác khoan tạo lỗ phụt vữa

90.18

4.81

120.31

6.68


3

Sản xuất cục bê tông lấp sông

90.54

2.69

114.7

3.01

4

Xây đá mái nghiêng

88.43

4.3

122.04

9.16

5

Xây đá tường thẳng

89.81


4.72

122.54

8.15

6

Ván khn móng

86.68

5.34

118.48

5.79

7

Ván khn sàn

91.19

4.02

135.7

8.29


8

Ván khn tường

90.51

3.8

127.97

6.08

9

Cốt thép mặt cong đập tràn

87.69

5.62

134.73

10.98

10

Cốt thép mái dốc

87.68


4.82

128.58

10.16

11

Cốt thép trần cống, sàn công tác

86.29

3.91

115.46

6.35

12

Cốt thép tường, trụ pin

84.83

5.85

127.26

7.25


13

Cốt thép móng, bản đáy

90.69

4.18

118.97

5.48

14

Bê tơng tường dày>45cm

88.4

4.92

127.16

8.94

15

Bê tơng móng, bản đáy >250cm

84.22


4.41

114.4

5.5

16

Bê tông mái nghiêng

85.03

5.74

127.96

7.99

17

Bê tông sàn<=16m

87

5.7

117.66

5.1


18

Bê tông sàn<=4m

87.28

4.24

126

9.88

19

Bê tông tường dày<=45cm

88.48

5.15

117.32

7

89.93

4.74

112.84


4.9

21

Bê tơng móng, bản đáy
<=250cm
Đắp đất độ chặt k97

89.87

4.28

133.18

9.65

22

Đắp đất độ chặt k95

88.78

3.35

152.27

8.16

23


Đắp đất độ chặt k90

90.92

3.9

133.41

11.98

24

Đào đất cấp 3 bằng máy

88.4

5.43

139.97

9.92

25

Đào phá đá bằng búa căn

92.69

3.5


133.16

7.23

26

Đào đất cấp 2 bằng máy

90.02

3.91

125.77

7.25

27

Đào đất cấp 1 bằng máy

85.94

2.87

120.81

8.51

28


Công tác chuẩn bị mặt bằng

85.5

4.58

111.62

3.57

20

18


Kết luận chương 3
Trong chương này, nghiên cứu đã phân tích các kết quả khảo sát dựa vào số liệu
thu thập được thông qua các cuộc phỏng vấn và phiếu trả lời câu hỏi. Để phân
tích các số liệu thống kê, nghiên cứu đã sử dụng phần mềm SPSS để xác định và
định lượng các nhân tố ảnh hưởng. Thông qua phân tích EFA loại bỏ các biến
khơng phù hợp, số biến từ 39 biến rút xuống còn lại 31 biến quan sát, phân thành
6 nhóm nhân tố. Tiến hành kiểm tra độ tin cậy thang đo cho thấy với 31 biến
quan sát cho kết quả độ tin cậy cao. Đồng thời, nghiên cứu đã trình bày các kết
quả thu thập, tính tốn, phân tích thống kê các giá trị thời gian thi cơng của 28
cơng việc chính khi xây dựng cơng trình thủy lợi, thủy điện ở Việt Nam, kết quả
cho thấy các giá trị thời gian có phân phối chuẩn.
Tác giả đã xác lập hàm hồi quy tuyến tính với 6 nhóm nhân tố chính là: nhóm
nhân tố liên quan đến kỹ thuật, nhóm nhân tố liên quan đến các yếu tố bất thường
trên cơng trường, nhóm nhân tố liên quan đến con người, nhóm nhân tố liên quan
đến quy trình, nhóm nhân tố liên quan đến thiết kế và nhóm nhân tố liên quan

đến pháp lý (phương trình 3-1). Phương trình hồi quy tuyến tính cho thấy nhóm
nhân tố liên quan đến các yếu tố bất thường trên cơng trường có ảnh hưởng lớn
nhất đến việc chậm tiến độ thi công với hệ số ảnh hưởng là =0,248, nhóm nhân
tố liên quan đến liên quan đến kỹ thuật có hệ số ảnh hưởng thứ 2 với là =0,183,
nhóm nhân tố thứ 3 là nhóm nhân tố liên quan đến con người với hệ số là =0,175,
nhóm nhân tố liên quan đến thiết kế xếp thứ 4 với mức độ ảnh hưởng =0,093,
nhóm nhân tố liên quan đến quy trình xếp thứ 5 với hệ số ảnh hưởng =0,081 và
nhóm nhân tố ảnh hưởng ít nhất là nhóm nhân tố liên quan đến pháp lý với
=0,072. Đây là nền tảng, cơ sở quan trọng cho việc thực hiện việc tính tốn, mơ
phỏng tiến độ thi cơng theo lý thuyết độ tin cậy, được trình bày ở chương sau.

19


CHƯƠNG 4 LẬP VÀ QUẢN LÝ TIẾN ĐỘ THI CÔNG CƠNG TRÌNH
THỦY LỢI, THỦY ĐIỆN Ở VIỆT NAM SỬ DỤNG LÝ THUYẾT ĐỘ
TIN CẬY
4.1 Lập tiến độ thi công công trình thủy lợi, thủy điện ở Việt Nam sử dụng
mơ phỏng Monte-Carlo (MCS)
4.1.1 Sự khác biệt giữa PERT, CPM và MCS
CPM là nền tảng cơ bản của lập tiến độ theo sơ đồ mạng, CPM sử dụng các thông
số thời gian thi công theo nguyên tắc tất định; PERT dựa trên CPM nhưng đưa
vào 3 thông số thời gian (thời gian nhỏ nhất, thời gian lớn nhất và thời gian kỳ
vọng) nhưng PERT chỉ xem xét một đường găng duy nhất; MCS sử dụng thời
gian theo xác suất, xem xét nhiều đường găng, đánh giá độ tin cậy của tiến độ.
4.1.2 Lập tiến đợ thi cơng cơng trình thủy lợi sử dụng mô phỏng Monte Carlo
Để lập tiến độ thi công theo lý thuyết độ tin cậy sử dụng mô phỏng Monte-Carlo
cần tiến hành 4 bước theo sơ đồ sau:

Hình 4-1. Các bước lập tiến độ thi công theo lý thuyết độ tin cậy

(Bước 1) Lập mơ hình tốn học: Mơ hình này xác định các mối quan hệ đại số
giữa các biến số. Mơ hình tốn học được sử dụng trong tiến độ thi công là sơ đồ
mạng (CPM)- gọi là tiến độ cơ sở. Các cơng thức tốn học được sử dụng trong
mơ hình là các cơng thức xác định thông số thời gian (Tbs, Tkm, Tbm, Tks). (Bước
2) Xác định biến rủi ro và các dạng phân phối xác suất về thời gian thi công: Các
biến rủi ro này được xác định thơng qua kết quả tính tốn ở chương 2, có 31 rủi
ro tác động với mức tác động theo phương trình (3-1). Các dạng phân phối xác
suất và các hàm phân phối xác suất của thời gian thi công mỗi công việc được
xác định trong chương 2. (Bước 3) Mô phỏng Monte-Carlo: Dùng hàm Rand()
trong Excel để tạo ngẫu nhiên, mỗi lần tạo số ngẫu nhiên sẽ tính tốn được 3
20


thơng số thời gian của một cơng việc Ta,Tb,Tm có phân phối dạng tam giác, từ đó
xác định được Tij (thời gian thực hiện công việc i ở bước lặp j). Mỗi lần như vậy
tiến độ thi công sẽ được tính tốn các thơng số thời gian, thời gian hồn thành,
đường găng. Lặp lại 10.000 lần và phân tích kết quả về độ tin cậy của thời gian
thi công công trình dựa trên biểu đồ xác suất tích lũy. Dựa vào đó để đánh giá độ
tin cậy của tiến độ thi cơng theo thời gian hồn thành cơng trình.
4.1.3 Đánh giá độ tin cậy bảng tiến độ thi công theo mô phỏng Monte- Carlo
Trong mỗi lần chạy mô phỏng, công cụ mô phỏng đã ghi lại tất cả các tiến độ của
dự án và các đường găng trong tiến trình mơ phỏng để có thể đo lường mức độ
nhạy của hoạt động trên mục tiêu dự án. Các chỉ số độ nhạy này phản ánh mức độ
chính xác của tiến độ theo lý thuyết độ tin cậy. Các chỉ số bao gồm: (1) Chỉ số quan
trọng (CI): Xác suất của hoạt động nằm trên đường găng; (2) Chỉ số độ nhạy thời
gian (SI): Đo lường tầm quan trọng tương đối của một hoạt động; (3) Chỉ số độ
nhạy lịch biểu (SSI): Đo lường tầm quan trọng tương đối của một hoạt động dựa
trên CI; (4) Chỉ số quan trọng (CRI): Đo lường mối tương quan giữa thời lượng
hoạt động và tổng thời gian dự án. Mỗi chỉ số cung cấp cho người quản lý một dấu
hiệu cho thấy mức độ nhạy cảm của công việc với thời gian cuối cùng.


CI j 

HJ
100
N

j=1,2,…n

(4-1)

Trong đó: j= nhân tố hoạt động; n= số hoạt động của dự án; Hj= số thời gian mà
hoạt động thứ j tới hạn trong MCS và N là tổng số lần lặp lại.
CRI j  DS j  CI j

̂ =
𝑆𝑆𝐼

(4-2)

̂
𝜎𝑑𝑖 𝐶𝐼

(4-3)

𝜎𝑅𝐷

Trong đó: i= số mơ phỏng; di = độ lệch chuẩn của thời gian hoạt động thứ i trong
mô phỏng ; RD =độ lệch chuẩn của thời gian hồn thành cho các lần mơ phỏng.
4.2


Quản lý tiến độ thi cơng cơng trình thủy lợi, thủy điện ở Việt Nam theo
lý thuyết độ tin cậy

Quản lý tiến độ thi công cần phải thực hiện qua 2 bước: (i) Lập và đánh giá độ
tin cậy của tiến độ thi cơng; (ii) Giảm thiểu, ngăn ngừa, đối phó rủi ro có thể gây
chậm tiến độ thi cơng nhằm tăng độ tin cậy của tiến độ thi công.

21


4.2.1

Lập và đánh giá độ tin cậy của tiến độ thi công

Dựa vào độ tin cậy của các trị số thời gian hồn thành cơng trình, người quản lý
tiến độ có thể định ra một giá trị thời gian tương ứng với một độ tin cậy nhất
định, nếu lựa chọn độ tin cậy cao, mức độ quản lý rủi ro thấp thì thời gian thi
cơng sẽ kéo dài. Ngược lại, khi lựa chọn thời gian hồn thành cơng trình ngắn
hơn thì độ tin cậy sẽ giảm, địi hỏi mức độ quản lý rủi ro phải được chú trọng
hơn. Khi đó, căn cứ vào các chỉ số quan trọng của mỗi công việc mà người quản
lý sẽ phải tập trung quản lý, giám sát, giảm thiểu rủi ro ảnh hưởng đến những
cơng việc có nguy cơ tác động đến tiến độ chung của cơng trình. Bên cạnh đó,
người quản lý tiến độ cũng phải thực hiện chặt chẽ và nghiêm ngặt hơn trong việc
giảm thiểu, kiểm sốt, đối phó với rủi ro thơng qua các phân tích rủi.
4.2.2
4.2.2.1

Quản lý giảm thiểu rủi ro nhằm tăng độ tin cậy của tiến độ thi công
Kiểm tra mối tương quan giữa các nhân tố rủi ro đến tiến độ thi cơng

trong từng nhóm nhân tố và xếp hạng nhân tố rủi ro

Kết quả kiểm tra mối tương quan giữa các nhân tố rủi ro cho thấy tất cả 31 nhân
tố đều ảnh hưởng làm chậm tiến độ thi công, mức độ ảnh hưởng thông qua chỉ
số quan trọng RII của từng nhân tố được thể hiện trong bảng 3-28 ở trên.
4.2.2.2

Đề xuất một số biện pháp hạn chế rủi ro làm chậm tiến độ thi công

Bảng 4-1. Bảng đề xuất một số biện pháp hạn chế ảnh hưởng của các yếu tố rủi ro

hiệu

Biện pháp đối phó đề xuất
Phịng ngừa, tránh rủi ro

Giảm nhẹ rủi ro

Chuyển giao,
chia sẻ rủi ro

Chấp nhận
rủi ro

Nhân tố X1 (Kỹ thuật):
KT7

Tính tốn Phối hợp xe máy
hợp lý


Thường xun kiểm tra

KT9

Đề xuất phương án kiểm tra
thí nghiệm ngay khi dự thầu

Giám sát đúng quy trình

KT4

Chọn cơng nhân tay nghề
tốt

Kiểm tra theo dõi

KT6

Ký hợp đồng giá cố định
với nhà cung cấp vật liệu

Lựa chọn nhà cung cấp
vật liệu uy tín

KT3

Lựa chọn nhà thầu uy tín

Bảo đảm hợp đồng


KT2

Kỹ sư có chun mơn

Kiểm tra theo dõi

22

Th đơn vị
cung cấp máy
móc
Kiểm định độc
lập
Tổ chức đội
nhân cơng
chun nghiệp

Thay đổi
máy móc
Lập TĐTC
theo LTĐTC
Bố trí thêm
tổ đội
Lập TĐTC
theo LTĐTC

Bảo hiểm cơng
trình
Thẩm định



KT8
Lựa chọn nhà thầu uy tín

BPTC phải thơng qua
các bên

BPTC phải
được kiểm
duyệt
Bảo hiểm cho
thiết bị, máy
móc

Khơng chấp
nhận

Khơng chấp
nhận
Lập TĐTC
theo LTĐTC

Đàm phán

KT5

Bắt buộc các thiết bị, máy
Quy trình kiểm sốt vật
móc phải được kiểm định,
tư đầu vào, thiết bị, máy

đảm bảo chất lượng;
móc đầy đủ
Nhân tố X2 (Yếu tố bên ngồi):

BN3

Giao nhiệm vụ cụ thể cho
thành viên của chủ đầu tư

Thường xun kiểm tra,
theo dõi, đơn đốc

BN2

Tính tốn thủy văn và cân
nhắc phương án, lập kế
hoạch dự phịng
Tiêu chí (SPEC) đầy đủ và
rõ ràng từ đấu thầu;

Theo dõi, kiểm tra
thường xuyên hiện
trường;
Quy trình kiểm sốt vật
tư đầu chặt chẽ, hợp quy;

Thay thế người
khơng đủ năng
lực
Hợp đồng bảo

hiểm cho cơng
trình.
Bảo hiểm của
nhà thầu; CĐT

Thực hiện nghiêm túc
ATLĐ
Lựa chọn đơn vị khảo sát có
chun mơn cao, đề xuất
giải pháp ngay khi thiết kế
Nghiên cứu kỹ điều kiện
thời tiết, khí hậu của cơng
trình.

Xử phạt nghiêm khắc

Bảo hiểm

BN4

BN5
BN6

BN1

Thường xuyên theo dõi
kiểm tra địa chất
Bao che, phương tiện,
trang phục phù hợp.


Không chấp
nhận

Đàm phán

Xử lý khẩn
trương
Bảo hiểm cho
cơng trình.

Điều chỉnh
thời gian
làm/nghỉ

Cam kết trong
hợp đồng, có
điều khoản
phạt hợp đồng
NT chính phải
đảm bảo về CL
Phạt hợp đồng

Định hướng
cho người
mới tiếp cận
ngay
Khơng chấp
nhận
Đổi nhóm
QLDA.


Nhân tố X3 (Con người):
CN3
CN1

CN5
CN4
CN6

QT3
QT5

QT4
QT2

Tuyển nhân viên có kỹ
thuật tốt
u cầu các bên khơng thay
đổi nhân lực trong suốt thời
gian thực hiện hợp đồng

Thường xuyên đào tạo
và luân chuyển cán bộ
Bố trí thay thế người phù
hợp và có năng lực
tương đương

Chọn đơn vị nhà thầu phụ
có chuyên mơn tốt;
Chọn QLDA có tiêu chí

cao, chặt chẽ, chất lượng.
Lựa chọn, tuyển dụng nhân
lực một cách hợp lý

Quy trình kiểm sốt chất
lượng chặt chẽ.
Lựa chọn đơn vị QLDA
có uy tín, năng lực
Tăng cường kiểm tra,
giám sát, đôn đốc
Nhân tố X4 (Q trình):

Có kế hoạch phân bổ nguồn
vốn một cách hợp lý
bố trí mặt bằng kho bãi phải
được chủ đầu tư phê duyệt

hợp đồng quy định về
thời gian thanh toán
TVGS kiểm tra, NT cắt
trông giữ kho bãi

Thực hiện GPMB ngay sau
BCKT được phê duyệt
Giao nhiệm vụ rõ ràng, cụ
thể

Phối hợp chặt chẽ với địa
phương
Tổ chức nghiệm thu

thường xuyên

23

kỹ luật nghiêm

Thuê đơn vị
trơng coi kho
bãi
Phạt hợp đồng

Lập TĐTC
theo LTĐTC
Lấy vật liệu
có tính đến
tổn thất
Lập TĐTC
theo LTĐTC
Lập TĐTC
theo LTĐTC


QT1

Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ từ
công tác đấu thầu

Giao nhiệm vụ cụ thể
cho cán bộ của CĐT


Lập TĐTC
theo LTĐTC

Nhân tố X5 (thiết kế)
TK2

Lựa chọn đơn vị TVTK có
chun mơn tốt

Shop Drawing bởi 3 bên:
QLDA-TVGS-NT

TK4

Nghiên cứu kỹ chủ trương
đầu tư và nhiệm vụ thiết kế

Shop Drawing bởi 3 bên:
QLDA-TVGS-NT

TK6

Lựa chọn đơn vị TVTK có
chun mơn tốt

Shop Drawing bởi 3 bên:
QLDA-TVGS-NT

TK1


Rà soát và kiểm tra ngay từ
chủ trương đầu tư

Chỉ phát sinh công việc
khi rất cần thiết
Nhân tố X6 (Pháp lý):

PL1

Lường trước những vấn đề
có thể mắc phải

PL3

Có các điều khoản ràng
buộc với nhà thầu phụ
Dự báo trước tình hình

Tuân thủ quy trình thực
hiện một cách nghiêm
túc, đúng luật.
kiểm tra, theo dõi, đôn
đốc
cập nhật các văn bản mới

PL2

Thẩm tra kĩ
lưỡng bởi 1
bên thứ 3

Thẩm tra kĩ
lưỡng bởi 1
bên thứ 3
Thẩm tra kĩ
lưỡng bởi 1
bên thứ 3
Thẩm định

Bàn bạc với
địa phương từ
khâu lập dự án
bảo lãnh hợp
đồng

Điều chỉnh,
phạt hợp
đồng.
Điều chỉnh,
phạt hợp
đồng.
Điều chỉnh,
phạt hợp
đồng.
Điều chỉnh

Không chấp
nhận
Chấp nhận
rủi ro


4.3 Lập tiến độ thi công cho cơng trình Hồ Thác Chuối và kiểm tốn kết
quả nghiên cứu
4.2.1. Lý do lựa chọn cơng trình
Hồ Thác Chuối là cơng trình thủy lợi thuộc loại vừa, có đầy đủ các hạng mục cơng
trình đặc thù của cơng tình thủy lợi, thi công qua nhiều năm, nằm ở vùng miền
Trung chịu tác động của nhiều yếu tố như địa hình, địa chất, thời tiết, khí tượng,
thủy văn, dịng chảy. Do đó, lựa chọn cơng trình Hồ Thác Chuối, tỉnh Quảng Bình
để kiểm nghiệm kết quả. Thời gian thi cơng dự kiến là 36 tháng, thời gian hoàn
thành thực tế là 40 tháng.
4.2.2. Tính tốn, mơ phỏng
Tiến hành các bước: (i) Lập tiến độ cơ sở; (2) xác định các nhân tố rủi ro tác động;
(3) Mô phỏng Monte-Carlo với 10.000 lần chạy ta được kết quả như hình 4-9.

24


Hình 4-2. Biểu đồ xác suất thời gian hồn thành và số lần mơ phỏng
4.2.3. Phân tích kết quả
Biểu đồ tiến độ cho thấy thời gian hoàn thành dự án ở độ tin cậy 95% là 42,5
tháng, kết quả này gần sát với thực tế hồn thành cơng trình ở 40 tháng. Tính
tốn các chỉ số độ tin cậy cho thấy, công việc 1, 5, 6, 8, 32, 33, 34, 35, 36, 38,
39, 40, 43, 44 là những công việc quan trọng, cần ngăn ngừa rủi ro trong thi công
để đảm bảo độ tin cậy là 95% ứng với thời gian thi công 42,5 tháng.
Kết luận chương 4
Trong chương này, tác giả đã trình bày các bước để lập tiến độ theo lý thuyết độ
tin cậy. Theo đó việc tính tốn mơ phỏng tiến độ thi cơng được thực hiện qua 4
bước: lập tiến độ cơ sở, phân tích rủi ro, xác suất, mơ phỏng và phân tích kết quả.
Sau khi chạy mơ phỏng thì việc phân tích độ nhạy của các cơng việc sẽ giúp cho
người quản lý có đánh giá tổng quan về tầm quan trọng của từng cơng việc. Từ
đó mà có kế hoạch quản lý cơng việc quan trọng để không gây nên việc chậm trễ

tiến độ thi cơng. Ngồi ra, thơng qua q trình mơ phỏng cũng đánh giá được
mức độ hoàn thành dự án theo thời gian được phê duyệt trong kế hoạch hoặc thời
gian dự kiến ban đầu. Cũng trong chương này, các nhân tố rủi ro gây chậm tiến
độ thi công đã được đánh giá, xếp hạng ưu tiên theo mức độ tác động, đồng thời
đề xuất các biện pháp quản lý giảm thiểu, phòng tránh, chuyển giao hoặc chấp
nhận rủi ro để đảm báo tiến độ thi công đã lập.
Tiến hành kiểm tốn cho cơng trình hồ Thác Chuối tỉnh Quảng Bình, các kết quả
tính tốn của chỉ số SP cho thấy rằng mạng có cấu trúc gần như nối tiếp. Cấu trúc
nối tiếp cho thấy độ chính xác cao của các dự báo tại thời điểm dự án. Thời gian
dự kiến theo phương pháp tất định ban đầu là 36 tháng không đảm bảo độ tin cậy.
Để đạt độ tin cậy là 95% thì thời gian dự kiến hồn thành dự án phải là 42,5
tháng. Ở đây, thời gian hoàn thành thực tế là 40 tháng, cho thấy kết quả mơ phỏng
so với thực tế tương đối chính xác.
25


×