Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Tài liệu Tong ket Chi bo 2009 doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (153.92 KB, 3 trang )

Báo cáo tổng kết phong trào thi đua năm 2008 và phát động phong
trào thi đua năm 2009
13/01/2009 3:56 PM
TỈNH UỶ - UBND TỈNH NGHỆ AN
TRƯỜNG CHÍNH TRỊ
Số: /BC-TCT

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Vinh, ngày 05 tháng 01 năm 2009
BÁO CÁO TỔNG KẾT PHONG TRÀO THI ĐUA NĂM 2008 VÀ PHÁT ĐỘNG PHONG TRÀO THI ĐUA NĂM
2009

Trường Chính trị Nghệ An đã hoàn thành thắng lợi các chỉ tiêu, kế hoạch năm 2008 và bắt đầu triển khai các mặt hoạt
động năm 2009. Trong năm qua, phong trào thi đua của nhà trường tiếp tục đạt nhiều kết quả tích cực, góp phần to lớn
vào việc thực hiện nhiệm vụ chính trị năm 2008.
I. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC TRONG PHONG TRÀO THI ĐUA NĂM 2008:
1. Kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị:
a. Công tác Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ:
Quán triệt nhiệm vụ chính trị và các chỉ tiêu, kế hoạch đuợc Tỉnh ủy – UBND tỉnh giao; sự chỉ đạo về chuyên môn của
Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, của Bộ GD&ĐT, năm 2008 trường đã triển khai thực hiện
nghiêm túc đảm bảo kế hoạch, tiến độ; công tác đào tạo, bồi dưỡng cơ bản vượt chỉ tiêu, kế hoạch, các hoạt động ra đề
thi, kiểm tra, chấm thi, chấm tiểu luận, tổ chức hoạt động giảng dạy, học tập và quản lý học viên nề nếp, hiệu quả đảm
bảo thực hiện nghiêm theo Quy chế quản lý đào tạo, bồi dưỡng cán bộ.
* Tổng số lớp thực hiện trong năm: 74 lớp với 5785 học viên gồm:
- Trung cấp lý luận Chính trị: 46 lớp với 3420 học viên.
- Trung cấp Chính trị - Pháp lý: 02 lớp với 147 học viên.
- Trung cấp Pháp lý: 07 lớp với 524 học viên.
- Trung cấp Hành chính: 04 lớp với 290 học viên.
- Cử nhân, Cao cấp: 04 lớp với 457 học viên. Trong đó 03 lớp CCLLCT với 352 học viên; 01 lớp Đại học Báo chí với


105 học viên.
- Bồi dưỡng kiến thức Quản lý Nhà nước: 05 lớp với 561 học viên.
- Bồi dưỡng các đoàn thể: 6 lớp với 386 học viên.
Ngoài các lớp trên, Trường còn phối hợp với Công an tỉnh mở 01 lớp Trung cấp công an với 127 học viên.
b. Công tác nghiên cứu khoa học, tổng kết thực tiễn:
Hoạt động nghiên cứu khoa học, tổng kết thực tiễn của nhà trường trong năm đã có nhiều khởi sắc. Việc đăng ký, thẩm
định và phê duyệt các đề tài nghiên cứu khoa học, nghiên cứu thực tế được triển khai từ đầu năm. Đến cuối tháng 12
năm 2008, HĐKH nhà trường đã tổ chức nghiệm thu 6 đề tài khoa học, thông qua 23 báo cáo kết quả nghiên cứu thực tế
của các giảng viên. Kết quả nghiệm thu có 03 đề tài được xếp loại xuất sắc, 03 đề tài xếp loại khá; 16 báo cáo thực tế
đạt loại xuất sắc, 07 báo cáo thực tế đạt loại khá. Trong năm, nhà trường đã tổ chức thành công 2 cuộc hội thảo khoa
học cấp trường về “Tuyên ngôn Đảng Cộng Sản và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của cách mạng việt nam”, “Vận
dụng tư tưởng tư tưởng Hô Chí Minh trong giản dạy LLCT”; xuất bản được 3 số Nội san phát hành rộng rãi. Công tác
thông tin tư liệu, khai thác, tổng hợp được chú trọng. Lịch giảng dạy, công tác được giới thiệu, đăng tải kịp thời thông
qua Trang thông tin điện tử Truongchinhtrina.gov.vn. Cung ứng giáo trình, tài liệu học tập, đáp ứng nhu cầu về tài liệu
học tập cho các lớp. Phòng đọc, thư viện duy trì mở cửa thường xuyên thu hút đông đảo giảng viên và học viên đến khai
thác thông tin.
Nhìn chung công tác nghiên cứu khoa học, tổng kết thực tiễn có bước chuyển biến tích cực như chất lượng các công
trình nghiên cứu được nâng cao, đáp ứng yêu cầu về mặt lý luận và thực tiễn để bổ sung, ứng dụng vào thực tiễn phục
vụ tốt cho công tác giảng dạy. Đây là năm đầu tiên hoạt động này hoàn thành kế hoạch trong năm.
c. Các công tác khác:
Tiếp tục phát huy những thành tích đã đạt được trong năm 2007 là đơn vị được UBND Tỉnh xét công nhận: “Đơn vị
hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ”; được UBND Thành phố Vinh và tổng liên đoàn lao động Việt Nam công nhận là đơn vị
đạt tiêu chuẩn đơn vị văn hóa xuất sắc. Trường Chính trị đã tiếp tục xây dựng Đề án “Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi
bộ ở Đảng bộ Trường Chính trị”, Đề án “Thực hiện cải cách thủ tụchành chính” cùng với các nội dung, chương trình, kế
hoạch hoạt động theo chuyên đề đã và đang phát huy tính hiệu quả, thiết thực.
Trong năm qua, các lĩnh vực công tác khác như tổ chức - cán bộ, hành chính - quản trị, xây dựng cơ bản, văn hóa văn
nghệ, TDTT…đều có nhiều đóng góp to lớn vào việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của nhà trường.
2. Về thi đua thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phòng và chống tham nhũng:
Năm 2008 không có biểu hiện của tham nhũng, lãng phí. Việc triển khai các quy trình xây dựng, sử dụng vốn xây dựng
cơ bản đảm bảo theo đúng quy định của nhà nước, không để xảy ra tình trạng tham nhũng, thất thoát, lãng phí. Các

nguồn vốn khác từ NSNN đảm bảo sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả được cơ quan Tài chính, Kho bạc chấp nhận.
Các tổ chức đoàn thể quần chúng thực hiện tốt chức năng giám sát cùng với sự hoạt động của Ban thanh tra nhân dân đã
góp phần làm lành mạnh môi trường dân chủ cơ quan. Đặc biệt thông qua việc phát huy dân chủ trong xây dựng Hệ
thống quy chế nội bộ đã góp phần nâng cao việc bảo vệ đời sống tinh thần và vật chất của cán bộ, viên chức. Công tác
tổ chức - cán bộ, tài chính - kế toán đều được công khai, minh bạch theo quy định vì vậy không có đơn thư khiếu kiện
xảy ra. Năm 2008, Trường Chính trị Nghệ An đã được Chủ tịch UBND Tỉnh tặng bằng khen về “10 năm thực hiện quy
chế dân chủ”.

3. Thi đua xây dựng tập thể đoàn kết, tổ chức Đảng, đoàn thể trong sạch vững mạnh:
Tập trung nâng cao vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy; nâng cao chất lượng sinh hoạt, xây dựng và củng cố các chi bộ
trong sạch, vững mạnh, chú trọng công tác xây dựng Đảng. Chi ủy, Chi bộ nắm bắt những diễn biến tư tưởng trong cán
bộ, đảng viên để đưa vào nội dung sinh hoạt chi bộ, động viên tư tưởng, tháo gỡ vướng mắc. Đảng viên trong các chi bộ
đều chấp hành tốt chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nói và làm theo nghị quyết. Công đoàn, Đoàn thanh
niên đều hoạt động có hiệu quả, trong đợt kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động năm 2008, Công đoàn trường đạt đơn vị
“Vững mạnh xuất sắc”.
4. Thi đua “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”:
Tiếp tục triển khai có hiệu quả cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, Năm 2008
Trường có 01 báo cáo viên tham gia vòng chung kết cuộc thi “Kể chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” cụm
Thành phố Vinh, đạt giải nhì, 100% CBVC được học tập, nghiên cứu chuyên đề “Tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh về thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí, quan liêu và tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc””. Sau khi học tập,
nghiên cứu, tất cả CBVC đều viết bản thu hoạch cá nhân. Nhìn chung nội dung các bài thu hoạch có chất lượng, thể
hiện tình cảm, sự kính trọng và mong muốn làm theo tư tưởng, tấm gương của Người.
Xây dựng tiêu chuẩn đạo đức, lối sống cho cán bộ, viên chức phù hợp với tình hình, đặc điểm của cơ quan theo hướng
tập trung phát huy những thành tích đạt được và khắc phục những tồn tại, hạn chế. Mỗi người chọn một việc làm cụ thể
để làm, không chung chung, hình thức như: Tập trung nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học, cam kết thực hiện tốt các
nội quy, quy chế nội bộ, thực hiện tốt quy chế dân chủ trong cơ quan, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, mỗi CBVC
tự nâng cao ý thức tổ chức kỷ luật. Gắn với kỷ niệm 60 năm ngày Bác Hồ ra lời kêu gọi “Thi đua ái quốc”, nhà trường
đã phát động phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt, phục vụ tốt”. Qua đó đã xuất hiện thêm nhiều gương sáng trong giảng
dạy, học tập và phục vụ của cán bộ, viên chức và học viên góp phần hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ trong năm.
5. Việc triển khai công tác thi đua khen thưởng theo Luật và các Nghị định, Quy định và Hướng dẫn của cấp trên:

Từ đầu năm cơ quan đã tiến hành nghiên cứu, sửa đổi quy chế và tổ chức phát động phong trào thi đua yêu nước trong
toàn trường; tổ chức đăng ký các danh hiệu thi đua cho tập thể và cá nhân trong năm. Trên cơ sở đăng ký giao ước của
cá nhân và tập thể, cuối năm HĐTĐ nhà trường đã họp đánh giá về phong trào thi đua. Kết quả bình xét các danh hiệu
thi đua của tập thể và cá nhân cụ thể như sau:
* Danh hiệu thi đua cá nhân:
- 35 đồng chí đạt danh hiệu “Lao động tiên tiến”.
- 14 đồng chí đạt danh hiệu “Chiến sỹ thi đua cơ sở”.
- 14 đồng chí được Hiệu trưởng tặng giấy khen.
- 03 đồng chí được HĐTĐ nhà trường đề nghị HĐTĐ tỉnh công nhận danh hiệu CSTĐ cấp tỉnh.
- 09 đồng chí được HĐTĐ nhà trường đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh tặng bằng khen.
* Về danh hiệu tập thể:
- 08 tập thể các khoa, phòng đạt danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc.
- Tập thể Trường Chính trị được HĐTĐ nhà trường đề nghị HĐTĐKT tỉnh công nhận danh hiệu “Tập thể lao động xuất
sắc”.
- 03 tập thể các khoa, phòng được HĐTĐ nhà trường đề nghị HĐTĐ tỉnh công nhận danh hiệu “Tập thể lao động xuất
sắc” và tặng bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh.
6. Một số hạn chế, khuyết điểm:
a. Trong phong trào thi đua thực hiện nhiệm vụ chính trị của nhà trường, nhất là thi đua “dạy tốt, học tốt, phục vụ tốt”
còn có những mặt hạn chế nhất định trước yêu cầu mới; Trước yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng, hiệu quả
đào tạo, bồi dưỡng mặc dù đội ngũ cán bộ, giảng viên đã có nhiều nỗ lực phấn đấu song chất lượng bài giảng của một
số bài giảng chưa cao; việc liên hệ, cập nhật, vận dụng kiến thưc thực tiễn chưa thật sự phong phú, hấp dẫn. Nhiều biện
pháp nâng cao chất lượng dạy và học đã được vận dụng, được đổi mới nhưng tác dụng, hiệu quả chưa đạt được như
mong muốn, kết quả học tập của một số học viên chưa cao nhất là đối với đối tượng học viên vùng sâu, vùng xa và dân
tộc thiểu số.
b. Là năm có nhiều tiến bộ, song đánh giá một cách nghiêm túc trong năm qua vẫn chưa nhân rộng được các điển hình
tiên tiến, phổ biến gương người tốt, việc tốt để các đơn vị và cá nhân khác học tập; chưa gắn kết chặt chẽ phong trào thi
đua với các hoạt động khác trong nhà trường. Những nhược điểm này cần được khắc phục trong năm tới.
II. PHƯƠNG HƯỚNG THI ĐUA NĂM 2009:
Quán triệt sâu sắc chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; sự lãnh đạo, chỉ đạo của
Tỉnh ủy – UBND tỉnh đối với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của trường trong năm 2009; sự chỉ đạo về chuyên môn

của Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Trường Chính trị Nghệ An tiếp tục thi đua hoàn thành tốt
nhiệm vụ đào tạo bồi dưỡng cán bộ; nghiên cứu khoa học, tổng kết thực tiễn; thi đua xây dựng tập thể lao động tiên
tiến, xuất sắc, xây dựng đội ngũ cán bộ, viên chức có năng lực và phẩm chất tốt, xây dựng các tổ chức Đảng, Công
đoàn, Đoàn thanh niên, Hội CCB và các tổ chức chính trị xã hội khác vững mạnh; phát huy dân chủ nhằm thi đua thực
hành tiết kiệm, chống lãng phí, phòng, chống tham nhũng và các tệ nạn xã hội...Thông qua các ngày lễ lớn trong năm để
phát động phong trào thi đua sâu rộng, thiết thực trong CBVC nhà trường.
1. Thi đua dạy tốt, học tốt, phục vụ tốt, quản lý tốt… nâng cao chất lượng đào tạo và bồi dưỡng cán bộ của nhà trường:
Tiếp tục cải tiến về nội dung giảng dạy và áp dụng phương pháp dạy học tích cực, chú trọng đưa các tình huống thực tế
vào bài giảng để học viên phân tích và tập xử lý, giải quyết. Thực hiện nghiêm túc Quy chế quản lý đào tạo trong học
tập, kiểm tra, chấm điểm và đánh giá kết quả tốt nghiệp của học viên. Thực hiện tốt cuộc vận động “2 không” trong dạy
học nhằm không ngừng nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nhất.
3. Thi đua bảo đảm tiến độ và chất lượng các đề tài và sản phẩm khoa học, nâng cao tính khoa học và khả thi của các
giải pháp, các kiến nghị với tỉnh và cấp trên trong việc bổ sung, phát triển quan điểm, đường lối, chủ trương chính sách.
Đề xuất, tham mưu và đăng ký với tỉnh để tham gia vào những công trình nghiên cứu có giá trị lý luận và thực tiễn lâu
dài, mặt khác tham gia vào các công trình nghiên cứu tổng kết, giải đáp, phản biện những vấn đề rất thiết thực, cụ thể
của đời sống thực tiễn nhà trường và địa phương.
4. Thi đua thực hành tiết kiệm chống lãng phí, phòng và chống tham nhũng trong mọi mặt hoạt động. Mọi cán bộ, viên
chức của nhà trường không ngừng nâng cao ý thức bảo vệ tốt tài sản công, tiết kiệm điện, nước, sử dụng hợp lý các vật
tư, trang thiết bị, tận dụng tối đa và không lãng phí thời gian lao động. Thực hành dân chủ, công khai minh bạch trong
quản lý tài chính, tài sản và các lĩnh vực liên quan đến CBVC nhà trường. Tiếp tục không ngừng nâng cao về đời sống
tinh thần và vật chất cho CBVC và học viên của nhà trường.
5. Thi đua “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, đặc biệt là học tập và làm theo tinh thần “cần,
kiêm, liêm, chính, chí công vô tư” của Bác. Cải tiến quy trình, thủ tục hành chính, đổi mới tác phong công tác của cán
bộ, viên chức theo hướng chuyên nghiệp, thạo việc và dân chủ, kỷ cương, nền nếp.
6. Thi đua giữ gìn trật tự, an toàn công sở, giữ gìn vệ sinh môi trường, cảnh quan xanh - sạch - đẹp, phòng làm việc,
phòng ký túc xá ngăn nắp, gọn gàng. Các tập thể học viên thi đua thực hiện nề nếp kỷ luật, kỷ cương trong học tập và
xây dựng nếp sinh hoạt lành mạnh, tiến bộ. Cán bộ và học viên thực hiện nghiêm túc các quy định về an toàn giao
thông, phòng ngừa tai nạn khi tham gia giao thông, phòng, chống các tệ nạn xâm nhập bản thân và gia đình. Tham gia
có hiệu quả các hoạt động xã hội.
Để thực hiện tốt phương hướng trên: Các đồng chí trong Giám hiệu, cấp uỷ Đảng, Công đoàn, Đoàn Thanh niên và các

tổ chức chính trị xã hội trong nhà trường cần có sự phối hợp chặt chẽ, đoàn kết, thống nhất hành động và phải thường
xuyên quan tâm, đôn đốc, nhắc nhở cán bộ, viên chức cơ quan và học viên các lớp thực hiện các nội dung thi đua nêu
trên; Thủ trưởng đơn vị, cấp uỷ Đảng và Công đoàn, lãnh đạo các khoa, phòng phải cụ thể hoá các nội dung thành
chương trình hành động công tác và trong các công việc cụ thể của đơn vị.
Hội đồng thi đua nhà trường phải theo dõi sát sao phong trào thi đua nhằm phát hiện các điển hình tiên tiến trên các mặt
hoạt động, đề xuất các hình thức động viên, khuyến khích, nhân rộng điển hình trong toàn cơ quan để hoàn thành nhiệm
vụ chính trị được giao, góp phần cùng Đảng bộ tỉnh hoàn thành xuất sắc Nghị quyết XVI của tỉnh Đảng bộ và các Nghị
quyết Đại hội X của Đảng.
Trên đây cũng có thể coi là các biện pháp để tổ chức thực hiện tốt các nội dung thi đua trong năm 2009.






×