Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục và sự vận dụng trong đổi mới giáo dục ở Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (381.96 KB, 9 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GỊN
SAIGON UNIVERSITY
TẠP CHÍ KHOA HỌC
SCIENTIFIC JOURNAL
ĐẠI HỌC SÀI GÒN
OF SAIGON UNIVERSITY
Số 73 (01/2021)
No. 73 (01/2021)
Email: ; Website: />
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ GIÁO DỤC VÀ SỰ VẬN DỤNG
TRONG ĐỔI MỚI GIÁO DỤC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Ho Chi Minh’s thought on education and its application to education innovation
in Vietnam today
TS. Nguyễn Minh Trí
Trường Đại học Cơng nghệ TP.HCM
TĨM TẮT
Giáo dục có vị trí quan trọng, khơng chỉ đào tạo những con người có tri thức và trình đợ chun mơn
giỏi, mà cịn rèn luyện họ thành những con người có tinh thần, ý thức, phẩm chất đạo đức và thể chất
tốt, phục vụ hiệu quả cho sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi q́c gia. Do đó, hầu hết các q́c gia
trên thế giới, trong đó có Việt Nam đều coi đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự phát triển, là q́c sách
hàng đầu. Hồ Chí Minh đã để lại cho Đảng ta và nhân dân ta một di sản lý luận vơ cùng q giá, trong
đó có tư tưởng về giáo dục đã được Đảng ta kế thừa, phát huy trong tiến trình đổi mới và hội nhập
q́c tế.
Từ khóa: giáo dục, hướng dẫn, nội dung, tư tưởng Hồ Chí Minh, ý nghĩa
ABSTRACT
Education has an important position, not only to train people with good knowledge and expertise, but
also to train people with moral, conscious, and virtuous qualities, good moral and physical, effectively
serving the socio-economic development of each nation. Therefore, most countries in the world,
including Vietnam, consider investment in education as investment in development, as the top national
policy. Ho Chi Minh has left our Party and our people an extremely valuable theoretical legacy,
including the thought on education inherited and promoted by our Party in the process of innovation and


international integration.
Keywords: education, guidelines, content, Ho Chi Minh’s thought, meanings

dục của Hồ Chí Minh có ý nghĩa lý luận và
thực tiễn sâu sắc đối với sự nghiệp cách
mạng do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh
đạo, đặc biệt là đối với công cuộc đổi mới
căn bản, toàn diện giáo dục ở nước ta hiện
nay. Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục
không chỉ là cơ sở lý luận, kim chỉ nam cho
việc xây dựng mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục,
mà còn là cơ sở phương pháp luận cho việc
xây dựng nội dung, phương pháp, phương

1. Mở đầu
Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục
vừa là sự kết tinh tinh hoa văn hóa của dân
tợc và nhân loại, vừa là sự thể hiện năng
động thực tiễn cách mạng Việt Nam cũng
như đặc điểm của thời đại, trên cơ sở kế
thừa, vận dụng và phát triển sáng tạo quan
điểm phát triển về giáo dục và đào tạo của
chủ nghĩa Mác – Lênin vào điều kiện cụ thể
của Việt Nam. Vì thế, quan điểm về giáo
Email:

44


NGUYỄN MINH TRÍ


TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GỊN

châm giáo dục nhằm phát triển một nền
giáo dục toàn diện ở Việt Nam hiện nay.
2. Những nội dung cơ bản của tư
tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục
Khi đề cập đến vai trị của giáo dục đới
với sự phát triển xã hợi nói chung, đới với
sự phát triển con người nói riêng, các nhà
sáng lập chủ nghĩa Mác đều thừa nhận
rằng, giáo dục có vai trị quan trọng trong
việc hình thành và phát triển nhân cách,
thơng qua đó góp phần phát triển xã hội.
Các ông cho rằng tri thức là vũ khí kỳ diệu
để quần chúng tự giải phóng và phát triển
toàn diện mọi khả năng của mình. Hơn thế
nữa, tương lai của loài người hoàn toàn
phụ thuộc vào nền giáo dục thế hệ công
dân đang lớn lên: “Công tác giáo dục sẽ
làm cho những người trẻ tuổi có khả năng
nắm vững nhanh chóng toàn bợ hệ thớng
sản x́t trong thực tiễn, làm cho họ có thể
lần lượt chuyển từ ngành sản xuất này sang
ngành sản xuất nọ tùy theo nhu cầu của xã
hợi hoặc tùy theo sở thích của bản thân họ.
Do đó, cơng tác giáo dục sẽ làm cho họ
thốt khỏi tình trạng mợt chiều mà sự phân
cơng lao động hiện nay đang buộc mỗi một
người phải theo” (C. Mác và Ph. Ăng-ghen,

1995, tr.475).
Với sự hiểu biết sâu sắc về con người
và về vai trò của giáo dục đối với sự phát
triển của xã hội, bằng sự đúc kết kinh
nghiệm thực tiễn cách mạng phong phú và
sinh động của mợt người ln vì lợi ích của
nhân dân, của dân tợc và đất nước, Hồ Chí
Minh đã chỉ ra những hạn chế của nền giáo
dục thực dân phong kiến, vạch ra chủ
trương ngu dân dễ trị của nó, khi “dạy cho
thanh niên yêu một Tổ quốc không phải là
Tổ q́c của mình và đang bị áp bức” (Hồ
Chí Minh, 2011a, tr.399). Người lên án
chính sách giáo dục của thực dân rằng,
“dưới chế đợ thực dân phong kiến, mục

đích đi học là cốt được mảnh bằng làm ông
thông, ông phán; rằng mục đích giáo dục
nơ dịch của thực dân phong kiến chỉ để đào
tạo ra những tri thức nô lệ để hầu hạ
chúng…” (Hồ Chí Minh, 2011b, tr.32). Từ
đó, Người hướng đến một nền giáo dục
phát triển toàn diện năng lực của người
học, Người nhấn mạnh: “Phải ra sức tẩy
sạch ảnh hưởng của giáo dục nơ dịch của
thực dân cịn sót lại, như thái đợ thờ ơ đới
với xã hợi, xa rời đời sống lao động và đấu
tranh của nhân dân; học để lấy bằng cấp,
dạy theo lối nhồi sọ. Và cần xây dựng tư
tưởng dạy và học để phục vụ Tổ q́c,

phục vụ nhân dân” (Hồ Chí Minh, 2011d,
tr.80). Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục
được thể hiện sâu sắc và khái quát ở các
nội dung chủ yếu sau:
Một là, quan điểm Hồ Chí Minh về
mục tiêu của giáo dục đối với sự phát triển
con người và xã hội
Trong tư tưởng của mình, Hồ Chí
Minh ln đánh giá cao vai trị của giáo
dục đới với dân tợc, rằng “Mợt dân tợc dớt
là mợt dân tợc yếu” (Hồ Chí Minh, 2011a,
tr.7). Với tầm nhìn mang tính thời đại, Hồ
Chí Minh đã chỉ ra những mục tiêu cơ bản
nhất của nền giáo dục dưới chế đợ mới, đó
là đào tạo nên những con người Việt Nam
mới, phát triển toàn diện, trung với nước,
hiếu với dân; yêu thương con người; cần
kiệm liêm chính, chí cơng vơ tư; có tinh
thần q́c tế trong sáng, phục vụ Tổ quốc,
phục vụ nhân dân. Với Người, “Học để
làm việc, làm người, làm cán bộ. Học để
phụng sự đoàn thể, giai cấp và nhân dân,
Tổ quốc và nhân loại” (Hồ Chí Minh,
2011c, tr.208). Hồ Chí Minh cịn khẳng
định mục tiêu trọng tâm và xun śt của
nền giáo dục mới là vì con người, cho con
người và hướng tới việc xây dựng con
người mới - con người xã hội chủ nghĩa.
45



SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY

No. 73 (01/2021)

Theo Người, con đường ngắn nhất thoát
khỏi tình trạng hèn yếu và kém phát triển
chỉ có thể thơng qua giáo dục, rằng: “Non
sơng Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay
khơng, dân tợc Việt Nam có bước tới đài
vinh quang để sánh vai với các cường q́c
năm châu được hay khơng, chính là nhờ
mợt phần lớn ở cơng học tập của các em”
(Hồ Chí Minh, 2011b, tr.35). Từ đó, Người
yêu cầu giáo dục phải nhằm mục tiêu: tất
cả vì con người, cho con người, do con
người. Đây chính là triết lý nhân bản với tư
tưởng cốt lõi: sự nghiệp giáo dục phải phục
vụ nhân dân, vì sự tiến bộ và phát triển của
nhân dân, do nhân dân thực hiện. Người
nhấn mạnh, thông qua giáo dục: “Tất cả
mọi người đều được phát triển hết khả
năng của mình” (Hồ Chí Minh, 2011b,
tr.315).
Bên cạnh đó, theo Hồ Chí Minh giáo
dục thực hiện các chức năng của văn hóa là
bồi dưỡng lý tưởng đúng đắn và tình cảm
cao đẹp, mở mang dân trí, bồi dưỡng
những phẩm chất và phong cách tớt đẹp
cho con người. Nói cách khác, giáo dục là

con đường, là phương thức để đào tạo con
người có ích cho xã hội. Dưới chế đợ xã
hợi mới do nhân dân là chủ và làm chủ,
giáo dục nhằm đào tạo những lớp người kế
tục sự nghiệp cách mạng, xây dựng chủ
nghĩa xã hội, chứ không phải để làm quan
như trong xã hội cũ và cũng “không nên
đào tạo ra những con người tḥc sách làu
làu, cụ Mác nói thế này, cụ Lênin nói thế
kia, nhưng được giao nhiệm vụ quét nhà lại
để cho nhà đầy rác!” (Hồ Chí Minh, 2011h,
tr.668).
Có thể khẳng định rằng, quan niệm
của Hồ Chí Minh từ những năm 50 của thế
kỷ XX về mục tiêu của giáo dục (học để
làm việc, làm người, làm cán bộ) thống
nhất với quan niệm của UNESCO (1997)

khi coi mục tiêu của giáo dục trong xã hội
hiện đại là “học để biết, để làm việc, để
chung sống và để làm người”. Điều đó,
mợt lần nữa cho thấy tầm nhìn xa và sự
vượt trước thời đại trong tư tưởng của Hồ
Chí Minh về mục đích của cơng tác giáo
dục.
Thứ hai, quan điểm Hồ Chí Minh về
nội dung của giáo dục.
Giáo dục trong quan niệm của Hồ Chí
Minh như đã nói trên, hướng tới những
mục tiêu cao cả. Muốn đạt được những

mục tiêu đó thì nợi dung giáo dục phải toàn
diện, phù hợp với tính chất của trường học
dưới chế đợ mới, phù hợp với đặc điểm
Việt Nam trong bối cảnh chung của thế
giới. Nợi dung đó bao gồm cả giáo dục văn
hóa, chun mơn nghề nghiệp, các ngành
nghề liên quan trực tiếp tới công nghiệp,
nông nghiệp, nông thôn.v.v.
Về lĩnh vực tri thức cũng phải có sự
giáo dục toàn diện, bao gồm giáo dục văn
hóa, giáo dục khoa học - kỹ thuật, chun
mơn nghiệp vụ và giáo dục tri thức chính
trị. Bởi lẽ, các tri thức này có mới quan hệ
mật thiết với nhau. Người nhắc nhở: “Phải
cố gắng học hỏi để khơng ngừng nâng cao
trình đợ chính trị, văn hóa và kỹ thuật để
phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân” (Hồ
Chí Minh, 2011g, tr.530). Tuy nhiên, cịn
cần phải chú ý học cả lý luận chính trị, vì
nếu chỉ học văn hóa, kỹ thuật mà khơng
học chính trị thì sẽ như người nhắm mắt
mà đi. Học chính trị chính là học chủ nghĩa
Mác-Lênin và đường lối của Đảng. Đối với
việc học tập chủ nghĩa Mác-Lênin, Hồ Chí
Minh nhấn mạnh điều cớt lõi là phải “học
tập cái tinh thần xử trí mọi việc, đối với
mọi người và đối với bản thân mình; là học
tập những chân lý phổ biến của chủ nghĩa
Mác-Lênin để áp dụng một cách sáng tạo
vào hoàn cảnh thực tế của nước ta” (Hồ

46


NGUYỄN MINH TRÍ

TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GỊN

Chí Minh, 2011f, tr.611). Học tập chủ
nghĩa Mác-Lênin, theo Người, là học tập
cái phương pháp biện chứng, bởi cách
mạng là sáng tạo. Có lý luận của chủ nghĩa
Mác-Lênin soi đường sẽ giúp quần chúng
nhân dân có thể nhận thức và hành động
đúng đắn, giải quyết tốt mọi vấn đề mà
thực tiễn của đất nước đặt ra.
Tính toàn diện về nợi dung giáo dục
trong tư tưởng Hồ Chí Minh thể hiện ở chỗ
nền giáo dục phải hướng tới giáo dục con
người cả về đức, trí, thể, mỹ. Trong đó,
giáo dục đạo đức cách mạng phải được đặt
lên hàng đầu. Trong Thư gửi các em học
sinh nhân ngày mở trường (24/10/1955),
Người nhắn nhủ việc giáo dục gồm có:
“- Thể dục: Để làm thân thể mạnh
khoẻ, đồng thời cần giữ vệ sinh riêng và vệ
sinh chung.
- Trí dục: Ơn lại những điều đã học,
học thêm những tri thức mới.
- Mỹ dục: Để phân biệt cái gì là đẹp,
cái gì là không đẹp.

- Đức dục: Là yêu Tổ quốc, yêu nhân
dân, yêu lao động, yêu khoa học, u trọng
của cơng” (Hồ Chí Minh, 2011f, tr.175).
Tính toàn diện về nội dung giáo dục thể
hiện ở chỗ, nền giáo dục phải hướng tới
giáo dục con người cả về đức, trí, thể mỹ;
trong đó, giáo dục đạo đức cách mạng, lối
sống xã hội chủ nghĩa phải được đặt lên
hàng đầu. Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “người
cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm
nền tảng, mới hoàn thành được nhiệm vụ
cách mạng vẻ vang, đặc biệt Người chú
trọng giáo dục những phẩm chất đạo đức
như “cần, kiệm, liêm, chính là nền tảng của
đời sớng mới, nền tảng của Thi đua ái q́c”
(Hồ Chí Minh, 2011c, tr.117), nền tảng cho
việc xây dựng con người mới tồn diện.
Ở khía cạnh khác, nợi dung của giáo
dục theo tư tưởng Hồ Chí Minh cần phù

hợp với mỗi lứa tuổi, mỗi cấp học, mỗi bậc
học. Trong bức thư gửi giáo viên, học sinh,
cán bợ và thanh niên ngày 31/10/1955, Hồ
Chí Minh cịn cụ thể hóa nợi dung giáo dục
cho phù hợp với từng bậc học: “Đại học thì
cần kết hợp lý luận khoa học với thực
hành, ra sức học tập lý luận và khoa học
tiên tiến của các nước bạn, kết hợp với
thực tiễn của nước ta, để thiết thực giúp ích
cho cơng cuộc xây dựng nước nhà. Trung

học thì cần đảm bảo cho học trị những tri
thức phổ thơng chắc chắn, thiết thực, thích
hợp với nhu cầu và tiền đồ xây dựng nước
nhà, bỏ những phần nào không cần thiết
cho đời sống thực tế. Tiểu học thì cần giáo
dục cho các cháu thiếu nhi: yêu Tổ quốc,
yêu nhân dân, yêu lao động, u khoa học,
trọng của cơng” (Hồ Chí Minh, 2011f,
tr.81).
Thứ ba, quan điểm Hồ Chí Minh về
phương châm và phương pháp của giáo dục.
Để việc giáo dục đạt được chất lượng
và hiệu quả cao, cần phải có phương châm
đúng đắn, khoa học. Điều này là hết sức
quan trọng, bởi nó giúp tạo ra sự khác biệt
theo hướng tích cực, tiến bợ về chất của
nền giáo dục mới của chế độ dân chủ nhân
dân so với nền giáo dục cũ của chế độ thực
dân nửa phong kiến vốn xa rời thực tế, ngu
dân và xảo trá.
Phương châm giáo dục đúng đắn, khoa
học có thể giúp người học lĩnh hợi sâu sắc
tri thức, vận dụng sáng tạo vào thực tế, như
Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: nội dung giáo dục
phải gắn với thực tiễn Việt Nam, học phải
đi đôi với hành, lý luận phải liên hệ với
thực tế, học tập phải kết hợp với lao động
sản xuất, phải biến những điều đã học
thành hành đợng cách mạng. Hồ Chí Minh
u cầu phương pháp giảng dạy phải: “Cốt

thiết thực, chu đáo hơn tham nhiều” (Hồ
Chí Minh, 2011c, tr.357) và “Phải gắn liền
47


SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY

No. 73 (01/2021)

lý luận với công tác thực tế” (Hồ Chí
Minh, 2011c, tr.358) đạt tới mục đích “cải
tạo tư tưởng” và “nhằm đúng nhu cầu” (Hồ
Chí Minh, 2011c, tr.357) của xã hợi. Trong
bài Nói về cơng tác huấn luyện và học tập,
Hồ Chí Minh chỉ ra cơng tác giáo dục phải
làm cho người học có kiến thức, năng lực
để phục vụ sản xuất, công tác, nên việc cốt
yếu là phải làm cho người học hiểu thấu
vấn đề. Vì vậy, trong giáo dục và đào tạo
không nên tham nhiều, dàn trải không hiệu
quả. Phải xuất phát từ tình hình cụ thể của
đất nước, của địa phương; phải căn cứ vào
từng đối tượng cán bộ công tác ở cơ quan,
ban ngành cấp tỉnh, cấp huyện… xem nhu
cầu của công việc mà họ đảm nhận, năng
lực của họ đang yếu và thiếu cái gì để trang
bị những tri thức, phương pháp và kỹ năng
cần thiết để người học có thể thực hành
cơng việc được ngay. Theo Hồ Chí Minh:
“Các ngành công tác như là người tiêu thụ

hàng. Ban huấn luyện như là người làm ra
hàng. Làm ra hàng phải đúng với nhu cầu
của người tiêu thụ. Nếu người ta cần nhiều
xe mà mình làm ra nhiều bình tích thì hàng
ế” (Hồ Chí Minh, 2011c, tr.359).
Với tầm nhìn sâu rợng, trong phương
châm giáo dục, Hồ Chí Minh cịn khẳng
định: “Giáo dục là sự nghiệp của quần
chúng nhân dân. Cần phát huy dân chủ xã
hội chủ nghĩa, xây dựng quan hệ thật tớt,
đoàn kết chặt chẽ giữa thầy và thầy, giữa
trị và thầy… giữa nhà trường với nhân dân
để hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ đó” (Hồ
Chí Minh, 2011g, tr.403).
Thực tế cho thấy sự học là vô bờ. Học
ở nhà trường là cách học hệ thớng nhưng
khơng phải ai cũng có điều kiện để đến
trường; hơn nữa, khi khối lượng tri thức
mà nhân loại tạo ra quá lớn và ngày càng
tăng nhanh thì khơng có mợt nhà trường
nào có thể cung cấp hết tri thức cho người

học. Nhà trường chỉ có thể trang bị cho
người học phương pháp học tập, nghiên
cứu và những kiến thức cơ bản nhất. Để
lĩnh hội và làm chủ được kho tàng tri thức
phong phú về các lĩnh vực của đời sống xã
hội mà nhân loại đã tạo ra, điều cốt yếu
nhất là người học phải tự mình học tập
bằng những phương pháp, hình thức phù

hợp và hiệu quả. Học qua thực tiễn (học
lẫn nhau, và học ở dân) là cách học trực
tiếp, nhanh và sát với điều kiện mỗi người.
Cùng với đó cịn phải học qua sách vở, học
qua bạn bè.v.v.
Một yêu cầu quan trọng mà Hồ Chí
Minh đặt ra là người học phải có tinh thần
vượt khó để tự học. Tự học, tự đào tạo là
mợt tư tưởng lớn của Hồ Chí Minh. Con
đường dẫn Người trở thành danh nhân văn
hóa kiệt xuất, nhà sáng lập nền giáo dục
cách mạng chủ yếu là nhờ quá trình tự học,
tự đào tạo và sự khổ công rèn luyện. Từ
thuở thiếu thời học tập trong các nhà
trường hay trong quá trình bôn ba khắp
năm châu tìm đường cứu nước cũng như
khi đã trở thành người đứng đầu Đảng và
Nhà nước Việt Nam, bao giờ Hồ Chí Minh
cũng tranh thủ tự học và không ngừng tự
học. Người đã thực sự nêu một tấm gương
sáng ngời về tinh thần và thái độ tự học.
Như chúng ta đã biết, kho tàng tri thức
mà nhân loại tạo ra qua các thế hệ, qua các
thời đại là vô cùng lớn, những điều mà con
người cần tìm hiểu, khám phá là khơng có
điểm dừng. Do đó, theo Hồ Chí Minh, để
khơng bị tụt hậu, không bị thực tiễn vượt
qua thì mỗi người cần phải học suốt đời.
Người khẳng định rằng, “học hỏi là một
việc phải tiếp tục śt đời (...). Khơng ai có

thể tự cho mình đã biết đủ rồi, biết hết rồi”
(Hồ Chí Minh, 2011g, tr.215). Đó thực sự
là những quan điểm rất hiện đại về giáo
dục mà Hồ Chí Minh, với thiên tài cũng
48


NGUYỄN MINH TRÍ

TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GỊN

như từ chính sự nhận thức và những trải
nghiệm thực tiễn của bản thân mình trong
suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, đã
vạch ra từ rất sớm.
Phương pháp giáo dục, theo Hồ Chí
Minh, phải xuất phát và bám chắc vào mục
tiêu, đối tượng giáo dục. Cụ thể là cách dạy
phải phù hợp với lứa tuổi, sát với đối tượng
giáo dục, kết hợp học tập với hoạt đợng vui
chơi có ích. Để giáo dục đạt hiệu quả cao,
cần phải dùng phương pháp nêu gương qua
các điển hình người tốt - việc tốt. Hồ Chí
Minh chỉ rõ: “Cần lấy ngay những gương
tớt đó của các cháu và những gương người
tốt, việc tốt trong nhân dân để giáo dục các
cháu. Khơng nên nói lý luận sng” (Hồ
Chí Minh, 2011h, tr.670). Đặc biệt, Hồ Chí
Minh nhấn mạnh giáo dục phải gắn liền với
thi đua để phát huy cao nhất tính tích cực

vớn có của từng cá nhân. Người luôn quan
tâm chỉ đạo cụ thể, sát sao các phong trào
thi đua, như phong trào “Người tốt, việc
tốt” trong toàn quốc; phong trào “Dạy tốt học tốt” trong nhà trường; đề xuất phong
trào “Kế hoạch nhỏ” cho học sinh nhằm
tạo môi trường xã hội rộng lớn và thuận lợi
cho cơng tác giáo dục.
Có thể nói, tư tưởng Hồ Chí Minh về
giáo dục là cơ sở lý luận cho sự đổi mới
căn bản, toàn diện nền giáo dục và đào tạo
Việt Nam. Bằng sự trải nghiệm và khái
quát từ thực tiễn cũng như kế thừa, phát
triển những giá trị truyền thống giáo dục
của dân tộc, những tinh hoa của nhân loại,
đặc biệt là quan điểm của chủ nghĩa MácLênin, Hồ Chí Minh đã đúc kết những tư
tưởng mang tầm triết lý sâu sắc về giáo dục
và vượt qua thời gian, những tư tưởng đó
cho đến nay vẫn cịn nguyên giá trị, cả từ
phương diện lý luận lẫn phương diện chỉ
đạo thực tiễn, góp phần vào sự phát triển
của nền giáo dục Việt Nam.

2. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh
trong phát triển giáo dục ở Việt Nam
hiện nay
Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục là
hệ thớng quan điểm phong phú, sâu sắc và
toàn diện; là nền tảng quan trọng để Đảng
và Nhà nước ta hoạch định chiến lược giáo
dục Việt Nam trong những năm qua và thời

gian tới. Nhận thức được vị trí, vai trị của
giáo dục đối với cách mạng Việt Nam, kế
thừa tư tưởng giáo dục của Hồ Chí Minh,
Đảng Cợng sản Việt Nam đã xác định
nhiệm vụ, mục tiêu cơ bản của giáo dục
Việt Nam là “nhằm xây dựng những con
người và thế hệ thiết tha gắn bó với lý
tưởng đợc lập dân tợc và chủ nghĩa xã hợi,
có đạo đức trong sáng, có ý chí kiên cường
xây dựng và bảo vệ tổ q́c; cơng nghiệp
hố, hiện đại hố đất nước; giữ gìn và phát
huy các giá trị vǎn hố của dân tợc, có
nǎng lực tiếp thu tinh hoa vǎn hoá nhân
loại; phát huy tiềm nǎng của dân tợc và con
người Việt Nam, có ý thức cợng đồng và
phát huy tính tích cực của cá nhân, làm chủ
tri thức khoa học và công nghệ hiện đại, có
tư duy sáng tạo, có kỹ nǎng thực hành giỏi,
có tác phong cơng nghiệp, có tính tổ chức
kỷ luật; có sức khoẻ, là những người thừa
kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa “hồng”
vừa “chuyên” như lời dặn của Bác Hồ”
(Đảng Cộng sản Việt Nam, 2001, tr.28-29).
Cương lĩnh xây dựng và phát triển đất
nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã
hội (bổ sung, phát triển năm 2011) một lần
nữa khẳng định lại quan điểm xuyên suốt
của Đảng ta: “Giáo dục - đào tạo có sứ
mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn
nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần

quan trọng phát triển đất nước, xây dựng
nền văn hóa và con người Việt Nam. Phát
triển giáo dục - đào tạo cùng với phát triển
khoa học và công nghệ là quốc sách hàng
49


SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY

No. 73 (01/2021)

đầu; đầu tư cho giáo dục - đào tạo là đầu tư
phát triển” (Đảng Cợng Sản Việt Nam,
2011, tr.77).
Trong q trình phát triển giáo dục và
đào tạo, Nghị quyết Hợi nghị Trung ương 8
khóa XI “Về đổi mới căn bản toàn diện
giáo dục và đào tạo, đáp ứng u cầu cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa và hội nhập quốc tế”, đã khẳng định:
“Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng
đầu, là nhân tố quyết định để thực hiện
thành công sự nghiệp xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc; là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn
dân” (Ban Chấp hành Trung ương, 2013).
Nghị quyết xác định mục tiêu của đổi mới
lần này là: tạo chuyển biến căn bản, mạnh
mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào
tạo; đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc

xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu học
tập của nhân dân. Giáo dục con người Việt
Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt
nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi
cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu
đồng bào; sống tốt và làm việc hiệu quả.
Xây dựng nền giáo dục mở, thực học, thực
nghiệp, dạy tốt, học tớt, quản lý tớt; có cơ
cấu và phương thức giáo dục hợp lý, gắn
với xây dựng xã hội học tập; bảo đảm các
điều kiện nâng cao chất lượng; chuẩn hóa,
hiện đại hóa, dân chủ hóa, xã hợi hóa và hợi
nhập hệ thống giáo dục và đào tạo quốc tế;
giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa và
bản sắc dân tộc. Phấn đấu đến năm 2030,
nền giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến
trong khu vực; xác định các quan điểm phát
triển giáo dục và đào tạo giai đoạn tới là:
(1) giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng
đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và
của toàn dân; (2) đổi mới căn bản, toàn diện
giáo dục và đào tạo; (3) phát triển giáo dục
và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân

lực, bồi dưỡng nhân tài; (4) phát triển giáo
dục và đào tạo phải gắn với nhu cầu phát
triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc; với
tiến bộ khoa học và công nghệ; phù hợp
quy luật khách quan; (5) đổi mới hệ thống
giáo dục theo hướng mở, linh hoạt, liên

thông giữa các bậc học, trình độ và giữa các
phương thức giáo dục, đào tạo; (6) chủ
đợng phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt
tiêu cực của cơ chế thị trường, bảo đảm
định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát
triển giáo dục và đào tạo; (7) chủ đợng, tích
cực hợi nhập q́c tế để phát triển giáo dục
và đào tạo, đồng thời giáo dục và đào tạo
phải đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế để
phát triển đất nước.
Tiếp nối quan điểm này, Đại hội XII
của Đảng tiếp tục khẳng định: “Giáo dục là
quốc sách hàng đầu. Phát triển giáo dục và
đào tạo nhằm nâng cao dân trí, đào tạo
nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển
mạnh quá trình giáo dục chủ yếu từ trang
bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng
lực và phẩm chất người học; học đi đôi với
hành, lý luận gắn với thực tiễn. Phát triển
giáo dục và đào tạo phải gắn với nhu cầu
phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc, với tiến bộ khoa học - công
nghệ, yêu cầu phát triển nguồn nhân lực và
thị trường lao động” (Đảng Cộng sản Việt
Nam, 2016, tr.114-115). Đây là quan điểm
định hướng cho phát triển giáo dục và đào
tạo ở nước ta trong những năm tới. Quan
điểm chỉ đạo này là kết quả của thành tựu
nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn 30
năm đổi mới lĩnh vực giáo dục trong công

cuộc đổi mới đất nước. Nội dung quan
điểm thể hiện sự nhận thức đúng đắn và
nhất quán của Đảng ta trong quá trình đổi
mới về vai trị q́c sách hàng đầu của giáo
dục và đào tạo.
Thể chế hóa các quan điểm của Đảng,
50


NGUYỄN MINH TRÍ

TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GỊN

Nhà nước ta đã ban hành nhiều cơ chế,
chính sách nhằm tạo hành lang pháp lý đầy
đủ thúc đẩy giáo dục phát triển. Điển hình
là ban hành Hiến pháp năm 2013, Luật
Giáo dục năm 2005, Luật Dạy nghề năm
2006, Luật Giáo dục nghề nghiệp năm
2014, Luật Giáo dục đại học năm 2012;
ban hành các cơ chế, chính sách về đẩy
mạnh xã hợi hóa giáo dục; về phổ cập giáo
dục tiểu học và trung học cơ sở; về cơ hội
tiếp cận giáo dục cho đồng bào dân tộc
thiểu số và các đối tượng chính sách; về
đảm bảo bình đẳng giới trong giáo dục và
đào tạo.v.v. Đặt biệt, Luật Giáo dục năm
2019 (Luật số 43) được Quốc hội thông
qua ngày 14/6/2019 thay thế Luật Giáo dục
năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số

điều của Luật Giáo dục năm 2009, được
đánh giá là đã có những thay đổi tiến bợ
đới với mục tiêu, nội dung và phương pháp
giáo dục, thể hiện quan điểm đổi mới giáo
dục theo hướng phát triển năng lực và
phẩm chất người học. Những quy định
trong luật đã thể hiện sự kế thừa ưu điểm
giáo dục của Việt Nam và thế giới. Điều 2,
Luật Giáo dục năm 2019 đã xác định mục
tiêu giáo dục: “Mục tiêu giáo dục nhằm
phát triển toàn diện con người Việt Nam có
đạo đức, tri thức, văn hóa, sức khỏe, thẩm
mỹ và nghề nghiệp; có phẩm chất, năng lực
và ý thức cơng dân; có lịng yêu nước, tinh
thần dân tộc, trung thành với lý tưởng độc
lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; phát huy
tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá
nhân; nâng cao dân trí, phát triển nguồn
nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đáp ứng yêu
cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ
quốc và hội nhập quốc tế” (Quốc hội,
2019).
So với mục tiêu giáo dục trong bộ luật
năm 2005, tiêu chuẩn về “con người Việt
Nam” mà giáo dục cần hình thành được bợ

luật 2019 bổ sung thêm những tiêu chí như
“có văn hoá”, được "phát huy tiềm năng,
khả năng sáng tạo cá nhân”, nền giáo dục
có thêm trọng trách “nâng cao dân trí, phát

triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân
tài” và đáp ứng thêm yêu cầu “hội nhập
quốc tế” của Việt Nam hiện nay. Ngồi ra,
Luật sớ 43 đã làm rõ tính liên thông, phân
luồng, hướng nghiệp trong giáo dục; chủ
trương đổi mới chương trình, sách giáo
khoa giáo dục phổ thông; quy định trình độ
chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm
non, tiểu học, trung học cơ sở và giảng
viên đại học, sau đại học đều được nâng
lên so với các quy định trước đây; quy định
chính sách hỗ trợ học phí và chi phí sinh
hoạt đới với học sinh, sinh viên sư phạm;
quy định chính sách về học phí đới với học
sinh diện phổ cập; và quy định về chính
sách tiền lương đới với nhà giáo.v.v.
Đây là văn bản có giá trị pháp lý cao
nhất để hiện thực hóa chủ trương đổi mới
căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nền
giáo dục Việt Nam, đáp ứng u cầu cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa và hợi nhập q́c
tế. Tuy nhiên, để luật đi vào thực tế sinh
động của nền giáo dục nước nhà, cần phải có
những văn bản dưới luật cụ thể hóa, chi tiết
hơn mới thực sự phát huy tác dụng, thúc đẩy
sự nghiệp đổi mới giáo dục trong thời gian
tới.
Như vậy, vấn đề phát triển giáo dục đã
trở thành một hệ thống quan điểm luôn
được Đảng ta đặc biệt quan tâm, xây dựng

và hoàn thiện qua các kỳ Đại hội. Những
vấn đề này cần được quan tâm nghiên cứu,
quán triệt và tổ chức thực hiện nhằm
đưa Nghị quyết Đại hợi vào c̣c sớng.
Kết luận
Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục
chứa đựng những nợi dung cơ bản và tồn
diện, thể hiện tầm nhìn chiến lược về vai
51


SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY

No. 73 (01/2021)

trò của giáo dục đối với sự phát triển của
con người và toàn xã hợi. Trong đó, có
những tư tưởng trở thành chân lý được
thừa nhận và tiếp tục phát triển. Tư tưởng
của Người về giáo dục toát lên triết lý sâu
sắc, được hình thành và phát triển trên cơ
sở kế thừa và vận dụng sáng tạo những giá
trị tinh hoa, cốt lõi của nền văn hóa dân tợc
cùng với những tri thức tiến bợ của văn
minh nhân loại, đồng thời x́t phát từ
chính thực tiễn đất nước và trở lại chỉ đạo,
dẫn dắt nền giáo dục nước nhà. Giáo sư
Song Thành đã từng đưa ra nhận xét rất
xác đáng rằng, triết lý giáo dục Hồ Chí


Minh chính là sự kết nới giữa truyền thống
và hiện đại, giữa Việt Nam và thế giới,
giữa định hướng xã hội chủ nghĩa của dân
tộc và những giá trị phổ quát của nhân loại.
Với tính chất khoa học và cách mạng, tư
tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục tiếp tục là
cơ sở lý luận, kim chỉ nam soi sáng cho
Đảng và Nhà nước ta trong việc đề ra chủ
trương, đường lới, chính sách đổi mới nền
giáo dục và đào tạo Việt Nam trong điều
kiện mới, nhằm đào tạo con người phát
triển toàn diện; vừa có “tài” vừa có “đức”;
vừa “hồng” vừa “chuyên”; biết phụng sự
Tổ quốc, phục vụ nhân dân.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Ban Chấp hành Trung ương. (2013). Nghị quyết Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành
Trung ương Đảng (khóa XI) về đổi mới căn bản, tồn diện giáo dục và đào tạo, đáp
ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định
hướng Xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Hà Nợi.
C.Mác và Ph. Ăngghen. (1995). Tồn tập. Tập 4. Hà Nợi: NXB Chính trị Q́c gia.
Đảng Cợng sản Việt Nam. (2001). Văn kiện Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung
ương khóa VIII. Hà Nợi: NXB Chính trị Q́c gia.
Đảng Cợng sản Việt Nam. (2016). Văn Kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII. Hà
Nợi: Văn phịng Trung ương Đảng.
Hồ Chí Minh. (2011a). Tồn tập. Tập 1. Hà Nợi: NXB Chính trị Q́c gia.
Hồ Chí Minh. (2011b). Tồn tập. Tập 4. Hà Nợi: NXB Chính trị Q́c gia.
Hồ Chí Minh. (2011c). Tồn tập. Tập 6. Hà Nợi: NXB Chính trị Q́c gia.
Hồ Chí Minh. (2011d). Tồn tập. Tập 8. Hà Nợi: NXB Chính trị Q́c gia.
Hồ Chí Minh. (2011e). Tồn tập. Tập 10. Hà Nợi: NXB Chính trị Q́c gia.

Hồ Chí Minh. (2011f). Tồn tập. Tập 11. Hà Nợi: NXB Chính trị Q́c gia
Hồ Chí Minh. (2011g). Tồn tập. Tập 12. Hà Nợi: NXB Chính trị Q́c gia.
Hồ Chí Minh. (2011h). Tồn tập. Tập 15. Hà Nợi: NXB Chính trị Q́c gia.
Q́c hợi. (2019). Luật giáo dục. Hà Nội. Truy cập />Ngày nhận bài: 24/4/2019

Biên tập xong: 15/01/2021

52

Duyệt đăng: 20/01/2021



×