Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Tài liệu Đồng Nai docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (291.64 KB, 19 trang )

Đồng Nai
I Tổng Quan Về Đồng Nai
Đồng Nai là một tỉnh vùng miền Đông Nam Bộ nước Việt Nam, phía đông giáp tỉnh Bình
Thuận, đông bắc giáp tỉnh Lâm Đồng, tây bắc giáp tỉnh Bình Dương và tỉnh Bình Phước,
nam giáp tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, tây giáp Thành phố Hồ Chí Minh.
Đồng Nai có diện tích 5.903,94 km², chiếm 1,76% diện tích tự nhiên cả nước và 25,5%
diện tích tự nhiên vùng Đông Nam Bộ.
01Các đơn vị hành chính
Đồng Nai có 11 đơn vị hành chính cấp huyện gồm 1 thành phố, 1 thị xã và 9 huyện:
• Thành phố Biên Hoà
• Thị xã Long Khánh
• Huyện Định Quán
• Huyện Long Thành
• Huyện Nhơn Trạch
• Huyện Tân Phú
• Huyện Thống Nhất
• Huyện Vĩnh Cửu
• Huyện Xuân Lộc
• Huyện Cẩm Mỹ
• Huyện Trảng Bom
02 Dân số
Dân số toàn tỉnh theo số liệu điều tra năm 2009 là 2.483.211 người, xếp thứ 5/63 tỉnh,
thành phố cả nước (chỉ sau TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Thanh Hóa và Nghệ An), mật độ dân
số: 421 người/km². Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của toàn tỉnh năm 2009 là 1,52%.
03 Giao thông
Đồng Nai là một tỉnh có hệ thống giao thông thuận tiện với nhiều tuyến đường huyết mạch
quốc gia đi qua như quốc lộ 1A, quốc lộ 20, quốc lộ 51; tuyến đường sắt Bắc - Nam; gần
cảng Sài Gòn, sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất đã tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh
tế trong vùng cũng như giao thương với cả nước đồng thời có vai trò gắn kết vùng Đông
Nam Bộ với Tây Nguyên.
04 Tài nguyên


Biểu trưng tỉnh Đồng Nai
Đồng Nai có nhiều nguồn tài nguyên đa dạng và phong phú gồm tài nguyên khoáng sản có
vàng, thiếc, kẽm; nhiều mỏ đá, cao lanh, than bùn, đất sét, cát sông; tài nguyên rừng và
nguồn nước... Ngoài ra, Đồng Nai còn phát triển thuỷ sản dựa vào hệ thống hồ đập và sông
ngòi. Trong đó, hồ Trị An diện tích 323 km² và trên 60 sông, kênh rạch, rất thuận lợi cho
việc phát triển một số thủy sản như: cá nuôi bè, tôm nuôi....
[2]
04.1 Tài nguyên nước
Tỉnh Đồng Nai có mật độ sông suối khoảng 0,5 km/km², song phân phối không đều. Phần
lớn sông suối tập trung ở phía bắc và dọc theo sông Đồng Nai về hướng tây nam. Tổng
lượng nuớc dồi dào 16,82 x 109 m³/năm, trong đó mùa mưa chiếm 80%, mùa khô 20%.
[2]
Các con sông chính chảy qua tỉnh Đồng Nai như: Sông Đồng Nai, và các phụ lưu lớn của
nó như sông La Ngà và Sông Bé đổ vào dòng chính gần hồ Trị An. Ngoài ra còn có sông
lớn khác nh7 sông Lá Buông, sông Ray, sông Xoài và sông Thị Vải.
Tổng trữ lượng nước dưới đất của tỉnh Đồng Nai là khoảng 5.505.226 m³ /ngày. Bao gồm,
trữ lượng nước tĩnh vào khoảng 793.379 m³/ngày, trong đó, trữ lượng dung tích (trữ lượng
tĩnh trọng lực) là 789.689 m³/ngày và trữ lượng đàn hồi là 3691 m³/ngày. Trữ lượng động
khoảng 4.714.847 m³/ngày là toàn bộ dòng mặt vào mùa khô và là giới hạn dưới của trữ
lượng nước dưới đất. Tuy có trữ lượng nước dưới đất phong phú, nhưng phân bố không
đều, và nhu cầu khai thác tăng cao vào các tháng mùa khô nên việc khai thác nước dưới đất
cần phải theo qui hoạch khai thác hợp lý.
[2]
04.2 Tài nguyên du lịch
Đồng Nai có nhiều di tích lịch sử, văn hoá và các điểm du lịch có tiềm năng: Khu Văn
miếu Trấn Biên, đền thờ Nguyễn Hữu Cảnh, khu du lịch Bửu Long, khu du lịch ven sông
Đồng Nai, Vườn quốc gia Nam Cát Tiên, làng bưởi Tân Triều, Thác Mai - hồ nước nóng,
Đảo Ó, chiến khu Đ, Văn miếu Trấn Biên, mộ cổ Hàng Gòn, đàn đá Bình Đa.
04.3Tài nguyên khoáng sản
Các loại tài nguyên khoáng sản ở Đồng Nai gồm có: khoáng sản kim loại, không kim loại,

đá quý, và nước khoáng.
Các khoáng sản kim loại chủ yếu phân bố ở Đồng Nai gồm vàng, bô xít, thiếc, chì,
kẽm...Các mỏ vàng nhỏ ở Hiếu Liêm và Vĩnh An và các điểm quặng chưa được đánh giá
đầy đủ ở: Suối Ty, Suối Nho, Tam Bung, Suối Sa Mách, lâm trường Vĩnh An, lâm trường
La Ngà, lâm trường Hiếu Liêm. Quặng bauxit phát hiện 2 mỏ ở DaTapok (lâm trường Mã
Đà) và lâm trường La Ngà với trữ lượng ước đạt khoảng 450 triệu m³. Thiếc chỉ gặp dưới
dạng vành phân tán khoáng vật, hàm lượng thấp, tập trung ở núi Chứa Chan, Suối Rét,
Suối Sao, và sông Gia Ray. Chì kẽm đa kim được phát hiện ở núi Chứa Chan.
Các khoáng sản không kim loại như: Kaolin, đá xây dựng và ốp lát, cát xây dựng, sét gạch
ngói, Puzolan, và keramzit phân bố ở Đại An và Trị An với trữ lượng ước tính khoảng 8
triệu tấn.
Đá quý chỉ được phát hiện có quy mô nhỏ, không có triển vọng khai thác công nghiệp như:
Ziricon (Gia Kiệm, Núi Lá, Tân Phong), Xa phia (Cầu La Ngà, phía nam Tân Phong, Gia
Kiệm), Pyrop-ziricon, Opan- canxedon (núi Chứa Chan), tecfic (bắc Tài Lài).
Tài nguyên nước khoáng bao gồm các loại; nước khoáng - nước nóng ở Phú Lộc và Kay;
nước khoáng Magie – bicarbonat ở suối Nho; nước khoáng siêu nhạt ở Tam Phước và
Nhơn Trạch; nước khoáng sắt ở phía Nam Thành Tuy Hạ; nước mặn loại Clorua – Natri ở
Nam Tuy Hạ;
04.4 Tài nguyên rừng
Rừng Đồng Nai có đặc trưng cơ bản của rừng nhiệt đới, có tài nguyên động thực vật phong
phú đa dạng, tiêu biểu là vườn Quốc gia Nam Cát Tiên. Năm 1976, tỷ lệ che phủ của rừng
còn 47,8% diện tích tự nhiên, năm 1981 còn 21,5%. Năm 2006, độ che phủ rừng là 26,05%
tổng diện tích tự nhiên, có khu bảo tồn thiên nhiên vườn quốc gia Nam Cát Tiên, với nhiều
loài động, thực vật quý hiếm. Với việc triển khai thực hiện chương trình trồng rừng và quy
hoạch này, có thể dự báo tỷ lệ che phủ (bao gồm cả cây công nghiệp dài ngày) sẽ tăng lên
đạt 45-50% trong thời kỳ đến năm 2010
II Lịch Sử
Cuối thế kỷ XVI, vùng đất Đồng Nai vẫn còn hoang dã, chưa được khai phá, người
dân bản địa gồm các dân tộc Stiêng, Mạ, Kơ ho, M'nông, Chơ ro và một vài sóc người
Khơ me sinh sống. Dân ít, sống thưa thớt, kỹ thuật sản xuất thô sơ, trình độ xã hội

còn thấp.
Cuộc chiến tranh của họ Trịnh và họ Nguyễn ở miền
Trung và Bắc Việt Nam làm cho dân chúng khổ sở, điêu
đứng và tạo ra một làn sóng di cư của người dân miền
Thuận Quảng vào Đồng Nai tìm đất sống.
Bản tính cần cù, chịu khó, lưu dân người Việt đã cùng với người bản địa chung sức
khai phá đất đai để sản xuất nông nghiệp. Dần dà, rừng rậm hoang vu đã trở thành những
cánh đồng lúa và hoa màu tươi tốt.
Năm 1679, nhà Minh ở Trung Quốc sụp đổ, Tổng binh Trần Thượng Xuyên trấn thủ
các châu Cao, Lôi, Liêm không khuất phục nhà Thanh đã đem 50 chiến thuyền, 3.000 binh
lính thân tín và gia quyến đến xin thuần phục chúa Nguyễn ở Thuận Hóa. Chúa Nguyễn
Phúc Chu đã thu nhận họ và cho vào khai khẩn, mở mang vùng đất Đông Phố (Cù lao Phố
ngày nay).
Năm Mậu Dần 1698, chúa Nguyễn sai Thống suất Chưởng cơ Lễ Thành Hầu Nguyễn
Hữu Cảnh vào kinh lược vùng đất Đồng Nai (là cả Nam Bộ bây giờ), đặt vùng đất mới
thành phủ Gia Định, chia làm 2 huyện: huyện Phước Long (Đồng Nai) dựng dinh Trấn
Biên, huyện Tân Bình (Sài Gòn) dựng dinh Phiên Trấn. Ngoài ra, Nguyễn Hữu Cảnh còn
cho lập bộ đinh, bộ điền, chiêu mộ những người có vật lực từ các vùng khác vào lập
nghiệp và phát triển kinh tế.
Người Hoa theo Trần Thượng Xuyên đầu tiên định cư ở Bến Gỗ, nhưng thấy Cù lao
Phố có vị trí thuận lợi cho việc kinh doanh buôn bán, họ đã quyết định di chuyển đến đây
sinh sống. Từ đây, Cù lao Phố phát triển ngày càng phồn thịnh và nhanh chóng trở thành
trung tâm thương mại và giao dịch quốc tế của cả vùng Gia Định (Nam bộ ngày nay).
III Dự án tương lai
Đồng Nai là một trong những tỉnh nằm trong khu kinh tế trọng điểm phía Nam của cả
nước. Vì vậy, đây là một trong những tỉnh có nhiều dự án lớn về giao thông, cơ sở hạ tầng,
kinh tế... Dự án lớn nhất là dự án sân bay quốc tế Long Thành nằm tạo huyện Long Thành.
Ngoài ra còn có các dự án khác như đường cao tốc Tp HCM - Long Thành - Dầu Giây,
đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, đường sắt cao tốc Bắc - Nam, cầu Đồng Nai mới, các
khu công nghiệp tập trung lớn, các khu đô thị mới, các trung tâm công nghiệp mới. Tỉnh

đang có kế hoạch quy hoạch thành phố Biên Hòa, các huyện Trảng Bom, Long Thành,
Nhơn Trạch trở thành thành phố trực thuộc trung ương vào năm 2020.
IV Cao Su
Cao su (danh pháp khoa học: Hevea brasiliensis), là một loài cây thân gỗ thuộc về họ Đại
kích (Euphorbiaceae) và là thành viên có tầm quan trọng kinh tế lớn nhất trong chi Hevea.
Nó có tầm quan trọng kinh tế lớn là do chất lỏng chiết ra tựa như nhựa cây của nó (gọi là
nhựa mủ-latex) có thể được thu thập lại như là nguồn chủ lực trong sản xuất cao su tự
nhiên.
Cây cao su có thể cao tới trên 30m. Nhựa mủ màu trắng hay vàng có trong các mạch nhựa
mủ ở vỏ cây, chủ yếu là bên ngoài libe. Các mạch này tạo thành xoắn ốc theo thân cây theo
hướng tay phải, tạo thành một góc khoảng 30 độ với mặt phẳng.
Khi cây đạt độ tuổi 5-6 năm thì người ta bắt đầu thu hoạch nhựa mủ: các vết rạch vuông
góc với mạch nhựa mủ, với độ sâu vừa phải sao cho có thể làm nhựa mủ chảy ra mà không
gây tổn hại cho sự phát triển của cây, và nhựa mủ được thu thập trong các thùng nhỏ. Quá
trình này gọi là cạo mủ cao su. Các cây già hơn cho nhiều nhựa mủ hơn, nhưng chúng sẽ
ngừng sản xuất nhựa mủ khi đạt độ tuổi 26-30 năm.
01 Lịch sử
Cây cao su ban đầu chỉ mọc tại khu vực rừng mưa Amazon. Cách đây gần 10 thế kỷ, thổ
dân Mainas sống ở đây đã biết lấy nhựa của cây này dùng để tẩm vào quần áo chống ẩm
ướt, và tạo ra những quả bóng vui chơi trong dịp hội hè. Họ gọi chất nhựa này là
Caouchouk, theo Thổ ngữ Mainas nghĩa là “Nước mắt của cây” (cao là gỗ. Uchouk là
chảy ra hay khóc).
Do nhu cầu tăng lên và sự phát minh ra công nghệ lưu hóa năm 1839 đã dẫn tới sự bùng nổ
trong khu vực này, làm giàu cho các thành phố Manaus (bang Amazonas) và Belém (bang
Pará), thuộc Brasil.
Cố gắng thử nghiệm đầu tiên trong việc trồng cây cao su ra ngoài phạm vi Brasil diễn ra
vào năm 1873. Sau một vài nỗ lực, 12 hạt giống đã nảy mầm tại Vườn thực vật Hoàng gia
Kew. Những cây con này đã được gửi tới Ấn Độ để gieo trồng, nhưng chúng đã bị chết.
Cố gắng thứ hai sau đó đã được thực hiện, khoảng 70.000 hạt giống đã được gửi tới Kew
năm 1875. Khoảng 4% hạt giống đã nảy mầm, và vào năm 1876 khoảng 2.000 cây giống

đã được gửi trong các thùng Ward tới Ceylon, và 22 đã được gửi tới các vườn thực vật tại
Singapore. Sau khi đã thiết lập sự có mặt ở ngoài nơi bản địa của nó, cây cao su đã được
nhân giống rộng khắp tại các thuộc địa của Anh. Các cây cao su đã có mặt tại các vườn
thực vật ở Buitenzorg, Malaysia năm 1883
[1]
. Vào năm 1898, một đồn điền trồng cao su đã
được thành lập tại Malaya, và ngày nay phần lớn các khu vực trồng cao su nằm tại Đông
Nam Á và một số tại khu vực châu Phi nhiệt đới. Các cố gắng gieo trồng cây cao su tại
Nam Mỹ bản địa của nó thì lại không diễn ra tốt đẹp như vậy.
02 Ứng dụng
Nhựa mủ dùng để sản xuất cao su tự nhiên là chủ yếu, bên cạnh việc sản xuất latex dạng
nước.
Gỗ từ cây cao su, gọi là gỗ cao su, được sử dụng trong sản xuất đồ gỗ. Nó được đánh giá
cao vì có thớ gỗ dày, ít co, màu sắc hấp dẫn và có thể chấp nhận các kiểu hoàn thiện khác
nhau. Nó cũng được đánh giá như là loại gỗ "thân thiện môi trường", do người ta chỉ khai
thác gỗ sau khi cây cao su đã kết thúc chu trình sản sinh nhựa mủ.
03 Đặc tính lạ ở cây cao su
• Cây cao su chỉ được thu hoạch 9 tháng, 3 tháng còn lại không được thu hoạch vì
đây là thời gian cây rụng lá, nếu thu hoạch vào mùa này, cây sẽ chết.
• Thông thường cây cao su có chiều cao khoảng 20 mét, rễ ăn rất sâu để giữ vững
thân cây, hấp thu chất bổ dưỡng và chống lại sự khô hạn. Cây có vỏ nhẵn màu nâu
nhạt. Lá thuộc dạng lá kép, mỗi năm rụng lá một lần. Hoa thuộc loại hoa đơn, hoa
đực bao quanh hoa cái nhưng thường thụ phấn chéo, vì hoa đực chín sớm hơn hoa
cái. Quả cao su là quả nang có 3 mảnh vỏ ghép thành 3 buồng, mỗi nang một hạt
hình bầu dục hay hình cầu, đường kính 02 cm, có hàm lượng dầu đáng kể được
dùng trong kỹ nghệ pha sơn.
• Cây phát triển tốt ở vùng nhiệt đới ẩm, có nhiệt độ trung bình từ 220C đến 300C
(tốt nhất ở 260C đến 280C), cần mưa nhiều (tốt nhất là 2.000 mm) nhưng không
chịu được sự úng nước và gió. Cây cao su có thể chịu được nắng hạn khoảng 4 đến
5 tháng, tuy nhiên năng suất mủ sẽ giảm.

• Cây chỉ sinh trưởng bằng hạt, hạt đem ươm được cây non. Khi trồng cây được 5
tuổi có thể khai thác mủ, và sẽ kéo dài trong vài ba chục năm.
• Việc cạo mủ rất quan trọng và ảnh hưởng tới thời gian và lượng mủ mà cây có thể
cung cấp. Bình thường bắt đầu cạo mủ khi chu vi thân cây khoảng 50 cm. Cạo mủ
từ trái sang phải, ngược với mạch mủ cao su. Độ dốc của vết cạo từ 20 đến 350, vết
cạo không sâu quá 1,5 cm và không được chạm vào tầng sinh gỗ làm vỏ cây không
thể tái sinh. Khi cạo lần sau phải bốc thật sạch mủ đã đông lại ở vết cạo trước. Thời
gian thích hợp nhất cho việc cạo mủ từ 7 đến 8 giờ sáng.
• Cây cao su là một loại cây độc, chất mủ của cây là một loại chất độc cho con người
khai thác nó. Tuổi thọ của người khai thác mủ cao su thường giảm từ 3 đến 5 năm
nếu làm việc trong khoảng thời gian dài.
• Cây cao su còn độc ngay cả trong việc trao đổi khí ngay cả ban ngày và ban đêm.
Không bao giờ xây dựng nhà để ở trong rừng cao su, khả năng hiếm khí xảy rất
cao.
04 Cây cao su ở Việt Nam
Cây cao su được người Pháp đưa vào Việt Nam lần đầu tiên tại vườn thực vật Sài Gòn
năm 1878 nhưng không sống.
Đến năm 1892, 2000 hạt cao su từ Indonesia được nhập vào Việt Nam. Trong 1600 cây
sống, 1000 cây được giao cho trạm thực vật Ong Yệm (Bến Cát, Bình Dương), 200 cây
giao cho bác sĩ Yersin trồng thử ở Suối Dầu (cách Nha Trang 20 km).
Năm 1897 đã đánh dầu sự hiện diện của cây cao su ở Việt Nam. Công ty cao su đầu tiên
được thành lập là Suzannah (dầu Giây, Long Khánh, Đồng Nai) năm 1907. Tiếp sau, hàng
loạt đồn điền và công ty cao su ra đời, chủ yếu là của người Pháp và tập trung ở Đông Nam
Bộ : SIPH, SPTR, CEXO, Michelin … Một số đồn điền cao su tư nhân Việt Nam cũng
được thành lập.
Đến năm 1920, miền Đông Nam Bộ có khoảng 7.000 ha và sản lượng 3.000 tấn.
Cây cao su được trồng thử ở Tây Nguyên năm 1923 và phát triển mạnh trong giai đoạn
1960 – 1962, trên những vùng đất cao 400 – 600 m, sau đó ngưng vì chiến tranh.
Trong thời kỳ trước 1975, để có nguồn nguyên liệu cho nền công nghiệp miền Bắc, cây
cao su đã được trồng vượt trên vĩ tuyến 170 Bắc (Quảng Trị, Quảng Bình, Nghệ An, Thanh

Hóa, Phú Thọ). Trong những năm 1958 – 1963 bằng nguồn giống từ Trung Quốc, diện tích
đã lên đến khoảng 6.000 ha.
Đến 1976, Việt Nam còn khoảng 76.000 ha, tập trung ở Đông Nam Bộ khoảng 69.500 ha,
Tây Nguyên khoảng 3.482 ha, các tỉnh duyên hải miền Trung và khu 4 cũ khoảng 3.636 ha.
Sau 1975, cây cao su được tiếp tục phát triển chủ yếu ở Đông Nam Bộ. Từ 1977, Tây
Nguyên bắt đầu lại chương trình trồng mới cao su, thoạt tiên do các nông trường quân đội,
sau 1985 đo các nông trường quốc doanh, từ 1992 đến nay tư nhân đã tham gia trồng cao
su. Ở miền Trung sau 1984, cây cao su được phát triển ở Quảng trị, Quảng Bình trong các
công ty quốc doanh.
Đến năm 1999, diện tích cao su cả nước đạt 394.900 ha, cao su tiểu điền chiếm khoảng
27,2 %. Năm 2004, diện tích cao su cả nước là 454.000 ha, trong đó cao su tiểu điền chiếm
37 %. Năm 2005, diện tích cao su cả nước là 464.875 ha.
Năm 2007 diện tích Cao Su ở Đông Nam Bộ (339.000 ha), Tây Nguyên (113.000 ha),
Trung tâm phía Bắc (41.500 ha) và Duyên Hải miền Trung (6.500 ha).
Với việc tăng diện tích và sản lượng Cao su, Việt Nam hy vọng sẽ đạt 1,5 triệu tấn cao su
thiên nhiên và hơn 1,5 triệu m3 gỗ Cao su (gỗ tròn) trước năm 2020.
V Sông Đồng Nai
Sông Đồng Nai
Thượng nguồn Lâm Đồng, Việt Nam

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×