Tải bản đầy đủ (.pdf) (49 trang)

Đồ án thiết kế và chế tạo cụm rạch hàng và lấp hạt máy gieo khí động kiểu trống

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (644.08 KB, 49 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
THIẾT KẾ, CHẾ TẠO CỤM RẠCH HÀNG VÀ LẤP HẠT
MÁY GIEO KHÍ ĐỘNG KIỂU TRỐNG

Họ và tên sinh viên : PHẠM THỊ MỸ PHƯƠNG
Ngành: CƠ KHÍ NƠNG LÂM
Niên khóa

: 2008 – 2012

Tp. Hồ Chí Minh
Tháng 06 năm 2012


THIẾT KẾ, CHẾTẠO CỤM RẠCH HÀNG VÀ LẤP HẠT
MÁY GIEO KHÍ ĐỘNG KIỂU TRỐNG

Tác giả
Phạm Thị Mỹ Phương

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
Cấp bằng Kỹ sư ngành
Cơ Khí Nơng Lâm

Giáo viên hướng dẫn:
Th.S Nguyễn Hải Triều

Tháng 06 năm 2012


i


LỜI CẢM ƠN
Lời chân thành đầu tiên tôi xin gửi lời biết ơn đến gia đình, ln ở bên tơi chăm lo,
động viên, khuyến khích, giúp cho tơi từng bước trưởng thành và có được như ngày nay.
Các thầy cơ Khoa Cơ Khí Cơng Nghệ trường Đại Học Nơng Lâm Tp. HCM đã truyền
đạt cho tôi những kiến thức vô cùng quý báu, đó là hành trang hết sức cần thiết để tơi có thể
bước vào đời một cách vững chắc, khơng biết làm gì hơn ngồi lời cảm ơn và tơi sẽ cố gắng
phấn đấu phát huy những gì mà thầy cơ đã nhiệt tình giảng dạy. Và đặc biệt hơn nữa, xin gửi
lòng biết ơn đến Ths. Nguyễn Hải Triều người đã hướng dẫn tơi thật tận tình trong suốt q
trình thực hiện khóa luận.
Và xin gửi lời cảm ơn đến: Thầy Kiều Văn Đức, các bạn lớp DH08CK đã giúp đỡ tơi
rất nhiều trong q trình làm đề tài.
Cuối cùng, xin kính chúc các thầy cơ sức khỏe thật dồi dào, bạn bè tôi luôn thành
công và Trường Đại học Nông Lâm ngày càng hùng mạnh trong công cuộc đào tạo và phát
triển con người trong tương lai.
Tôi xin chân thành cảm ơn !

Tp. HCM, tháng 06 năm 2012
Sinh viên thực hiện
PHẠM THỊ MỸ PHƯƠNG

ii


TÓM TẮT
ĐỀ TÀI:
THIẾT KẾ, CHẾ TẠO CỤM RẠCH HÀNG VÀ LẤP HẠT
MÁY GIEO KHÍ ĐỘNG KIỂU TRỐNG

Cây đậu phộng, đậu nành, đậu xanh, bắp... là cây công nghiệp, cây lương thực có
phạm vi canh tác và tiềm năng kinh tế lớn. Song do canh tác thủ công nên bị giới hạn về
quy mô cũng như hiệu quả kinh tế. Nghiên cứu một mẫu máy gieo đáp ứng được các yêu
cầu nông học khâu gieo, giải quyết một khâu quan trọng trong việc cơ giới hóa cây trồng
là mục đích đề tài của tôi.
 Nội dung thực hiện:
 Thiết kế và chế tạo bộ phận rạch hàng
 Thiết kế và chế tạo bộ phận lấp hạt
 Hoàn chỉnh thiết kế toàn máy và khảo nghiệm sơ bộ
 Thông số kỹ thuật của máy:
 Khoảng cách hàng

: 200 mm.

 Khoảng cách hạt trên hàng : 200 mm.
 Năng suất máy > 2000 m2/h.
 Nguồn động lực: Máy kéo KUBOTA L2000 (20 -24 HP)
 Kết quả khảo nghiệm:
 Độ đồng đều và độ sâu của vết rạch giữa các hàng : 100%
 Khả năng lấp hạt và độ đồng đều giữa các hàng

iii

: 98%


MỤC LỤC
TRANG TỰA............................................................................................................................ i
LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................................... ii
TÓM TẮT ............................................................................................................................... iii

DANH SÁCH CÁC HÌNH .................................................................................................... vi
Chương 1 MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
Chương 2 TỔNG QUAN ........................................................................................................ 3
2.1 Đặc điểm và các yếu tố ảnh hưởng đến hạt giống ............................................................. 3
2.2 Yêu cầu kỹ thuật nông học của hạt làm giống .................................................................... 5
2.3 Thời vụ trồng ....................................................................................................................... 5
2.4.Yêu cầu kỹ thuật nông học khâu làm đất ............................................................................ 6
2.5 Yêu cầu kỹ thuật nông học khâu gieo ................................................................................. 6
2.6 Yêu cầu kỹ thuật máy gieo .................................................................................................. 7
2.7 Các phương pháp gieo trồng cây đậu phộng hiện nay ........................................................ 7
2.7.1 Phương pháp gieo thủ công.............................................................................................. 7
2.7.2 Phương pháp gieo bằng máy ............................................................................................ 7
2.8 Giới thiệu nguyên lý làm việc của một số loại máy gieo hạt hiện nay ............................... 7
2.8.1 Máy gieo kiểu trục cuốn................................................................................................... 8
2.8.2 Gieo kiểu đĩa .................................................................................................................... 9
2.9 Tìm hiểu một số bộ phận làm việc của máy gieo khí động .............................................. 13
2.9.1 Lưỡi rạch ........................................................................................................................ 13
2.9.2 Bộ phận lấp hạt............................................................................................................... 14
2.9.3 Thùng chứa hạt ............................................................................................................... 15
2.10Lý thuyết tính tốn máy gieo khí động ............................................................................ 15
2.10.1 Đặc tính chung của quá trình gieo hạt.......................................................................... 15
2.10.2 Tính tốn sơ bộ số lỗ gieo trên đĩa ............................................................................... 16
2.10.3 Lựa chọn chế độ làm việc của máy gieo ...................................................................... 17
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................................... 18
3.1 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết ................................................................................... 18
3.2 Phương pháp thiết kế máy................................................................................................. 18
3.3 Phương pháp chế tạo ......................................................................................................... 18
iv



3.4 Phương pháp khảo nghiệm đánh giá ................................................................................. 19
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................................ 20
4.1.Nghiên cứu máy gieo khí động kiểu đĩa ........................................................................... 20
4.2 Yêu cầu đối với máy gieo ................................................................................................. 24
4.2.1 Các thông số ban đầu ..................................................................................................... 24
4.2.2 Yêu cầu kỹ thuật nông học của máy .............................................................................. 24
4.3 Mơ hình máy gieo ............................................................................................................. 25
4.3.1 Sơ đồ tồn máy gieo ....................................................................................................... 25
4.3.2 Cấu tạo và nguyên lý làm việc của máy gieo khí động kiểu trống cần thiết kế............. 25
4.3.3 Trống gieo ...................................................................................................................... 26
4.3.4 Thùng chứa hạt ............................................................................................................... 28
4.3.5 Lưỡi rạch hàng .............................................................................................................. 29
4.3.6 Bánh lấp hạt.................................................................................................................... 34
4.4Lựa chọn chế độ làm việc của máy gieo ............................................................................ 37
4.5 Kết quả khảo nghiệm sơ bộ ............................................................................................... 39
4.5.1 Độ đồng đều và độ dày vết lấp ....................................................................................... 39
4.5.2 Độ đồng đều và độ sâu vết rạch các hàng ...................................................................... 40
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ................................................................................. 41
5.1 Kết luận ............................................................................................................................. 41
5.2 Đề nghị .............................................................................................................................. 41
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................... 42

v


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 2.1 Cây đậu phộng ........................................................................................................... 3
Hình 2.2 Cây đậu xanh ............................................................................................................. 4
Hình 2.3 Cây đậu nành ............................................................................................................. 5
Hình 2.4: Sơ đồ cụm gieo kiểu trục cuốn................................................................................. 8

Hình 2.5 Sơ đồ lấy và nhả hạt kiểu đĩa có trục nằm ngang .................................................... 10
Hình 2.6 Cơ cấu lấy và nhả hạt kiểu đĩa có trục thẳng đứng ................................................. 11
Hình 2.7Cơ cấu lấy và nhả hạt kiểu đĩa có trục nghiêng một góc.......................................... 12
Hình 2.8 Các loại lưỡi rạch hàng được sử dụng hiện nay ...................................................... 13
Hình 2.9: Một số bộ phận lấp hạt hiện nay ............................................................................ 15
Hình 4.1 Nguyên lý lấy và nhả hạt máy gieo khí động kiểu đĩa ............................................ 20
Hình 4.2:Sơ đồ cụm gieo khí động của máy gieo SPC – 6 .................................................... 21
Hình 4.3:Cấu tạo của buồng gieo và đĩa gieo khí động ......................................................... 22
Hình 4.4Các loại đĩa gieo ....................................................................................................... 23
Hình 4.5 Sơ đồ máy gieo đậu phộng ...................................................................................... 25
Hình 4.6 Cấu tạo của trống gieo ............................................................................................. 26
Hình 4.7 Trục hình vành khăn ................................................................................................ 27
Hình 4.8 Trục nhỏ................................................................................................................... 27
Hình 4.9 Mặt bích bên phải .................................................................................................... 27
Hình 4.10 Mặt bích bên trái.................................................................................................... 28
Hình 4.11 Hộp chứa hạt.......................................................................................................... 29
Hình 4.12 Lưỡi rạch hàng....................................................................................................... 30
Hình 4.13Cụm lưỡi rạch hàng ................................................................................................ 31
Hình 4.14Trục lưỡi rạch ......................................................................................................... 31
Hình 4.16.Cơ cấu điều chỉnh lị xo ......................................................................................... 33
Hình 4.17 Bánh lấp hạt ........................................................................................................... 35
Hình 4.18 Trục bánh lấp hạt ................................................................................................... 36
Hình 4.19 Ống định vị bánh lấp hạt ....................................................................................... 36

vi


Chương 1
MỞ ĐẦU
Khâu gieo hạt của các loại cây trồng là công đoạn thứ hai của việc trồng cây trên

đồng, nó bắt đầu cho một mùa vụ mới cho mỗi loại cây trồng.
Nơng nghiệp nước ta có nhiều loại cây trồng nhưng đặc trưng nhất là cây đậu phộng,
bắp, đậu nành, bơng vải, mía, cà phê, khoai mì, thuốc lá v.v…
Nghiên cứu các loại máy gieo hạt, chúng ta cần nắm chắc đặc điểm của từng loại hạt
khác nhau. Trước hết là đặc điểm hình dáng, kích thước và u cầu kỹ thuật nông học khâu
gieo. Đồng thời chúng ta cũng cần quan tâm tới đặc tính đất trồng và tập quán canh tác của
từng vùng.
Trên tổng thể mà nói, khâu gieo hạt bắt đầu cho một mùa vụ mới. Khâu gieo hạt mang
một ý nghĩa rất quan trọng nếu được tổ chức gieo hạt nhanh, đúng thời vụ và tổn thất ít thì
hiệu quả trồng trọt sẽ cao hơn.
Nước ta đang trong giai đoạn cơng nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên
nền nơng nghiệp nước ta vẫn cịn nhiều hạn chế, người nơng dân vẫn phải lao động rất vất
vả. Những máy móc gieo trồng, thu hoạch sẽ giúp cho bà con nông dân thỏa mãn niềm mong
ước trên.
Hiện nay có rất nhiều mẫu máy gieo được ứng dụng trong khâu gieo hạt nhiều loại cây
trồng ở Việt Nam cũng như trên thế giới. Tùy đặc thù từng loại cây trồng mà máy gieo phải
đáp ứng được các u cầu chính sau đây:
 Máy có cơng suất thích hợp cho việc gieo lơ thửa vừa và nhỏ.
 Gieo ở mật độ cao, khoảng cách giữa các hàng nhỏ.
 Độ tổn thương hạt thấp.
 Đáp ứng được tính thời vụ trong khâu xuống giống.

1


Để đáp ứng các yêu cầu trên và được sự giúp đỡ tận tình của thầy Nguyễn Hải Triều,
tơi đã thực hiện đề tài:
THIẾT KẾ, CHẾ TẠO CỤM RẠCH HÀNG VÀ LẤP HẠT
MÁY GIEO KHÍ ĐỘNG KIỂU TRỐNG
Vì thời gian có hạn và trình độ cịn hạn chế cũng như lần đầu làm quen với việc

nghiên cứu đề tài nên khơng tránh khỏi những thiếu sót trong q trình thực hiện luận văn.
Tôi rất mong được sự chỉ dạy của q Thầy cơ và sự đóng góp ý kiến của các bạn sinh viên
để bản luận văn được hoàn chỉnh hơn.

2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 Đặc điểm và các yếu tố ảnh hưởng đến hạt giống
Đậu phộng là cây nguồn gốc nhiệt đới, nhiệt độ trung bình thích hợp trong suốt chu kỳ
sinh trưởng là khoảng 25 – 300C.
 Đậu phộng
Đậu phộng khơng u cầu khắt khe về độ phì nhiêu của đất, tuy nhiên, đậu phộng khơng
thích hợp trên các chân đất quá dốc, đất chua mặn và đất sét. Còn các loại đất khác đều có thể
trồng được đậu phộng. Ở nước ta đậu phộng được trồng ở nhiều vùng khác nhau trong của
nước.
Hạt có kích thước và hình dạng rất đa dạng, thơng thường hạt có dạng hình trụ. Chiều
dài hạt từ 7 – 20 mm, đường kính từ 5 – 13 mm.
Trọng lượng hạt là một chỉ tiêu kinh tế và phân loại quan trọng. Trọng lượng hạt cũng
thay đổi tùy theo giống đậu. Trọng lượng hạt biến động từ 0,17 – 1,24 gram.
Nhiệt độ là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng lớn đối với sự nảy mầm của hạt, vươn
lên mặt đất của cây con và sinh trưởng ban đầu của cây. Nếu nhiệt độ thấp hơn 180C, cây con
mọc chậm. Phôi hạt bị chết khi nhiệt độ vượt quá 540C. Tốc độ sinh trưởng của cây tăng lên
khi nhiệt độ tăng từ 200 – 300 C.

Hình 2.1 Cây đậu phộng

3



 Đậu xanh
 Cây đậu xanh là cây đỗ quan trọng của nền nông nghiệp châu á . Cây đậu xanh chủ
yếu trồng lấy hạt, để chế biến thức ăn. Hạt đậu xanh còn được coi như một thứ dược
liệu có tác dụng giải độc thanh nhiệt, điều hịa ngũ tạng chữa bệnh …Hạt đậu xanh là
mặt hàng nông sản xuất khẩu có giá trị. Ngồi ra sản phẩm phụ của hạt đậu xanh còn
làm thức an cho gia súc.
 Hạt đậu xanh có chứa khoảng 25,98% protein, 1,3% lipit, 4,79% chất xơ, 62,12%
hydrocacbon. Các loại vitamin A, B1, B2, C và các nguyên tố khoáng như: K, Na,
Mg, P, Fe, Ca…
 Cây đậu xanh là cây trồng nhiệt đới, có khả năng thích ứng rộng chịu hạn khá và có
thể thích nghi vói điều kiện khắc nghiệt. Cây đậu xanh là cây thảo mọc đứng, lá mọc
kép 3 lá chét, có lơng 2 mặt.
 Hạt đậu xanh có kích thước và hình dạng rất đa dạng. Chiều dài hạt từ 4-7 mm.
 Trọng lượng hạt thay đổi tùy theo giống thường dao động từ 0,05-0,07 g.
 Thời gian sinh trưởng từ 70-75 ngày.

Hình 2.2 Cây đậu xanh
 Cây đậu nành
 Đậu nành hay đậu tương là loại cây họ đậu giàu hàm lượng chất đạm protein, được
trồng để làm thức ăn cho người và gia súc. Ngoài ra, trong cây đậu nành cịn có tác
dụng cải đất, tăng năng suất cây trồng khác. Điều này có được là do hoạt động cố định
N2 của loài vi khuẩn Rhizobium cộng sinh trên rễ cây họ đậu.
 Đậu nành là cây ngắn ngày, nên có thể bố trí vào các mơ hình ln canh, xen vụ để
tăng vịng quay của đất, nâng giá trị kinh tế cho người sử dụng đồng thời hạn chế
nguồn sâu bệnh lưu tồn qua mùa vụ canh tác.
4


 Hạt có kích thước và hình dạng rất đa dạng. Chiều dài hạt từ 5 – 13 mm, đường kính

từ 4 – 8 mm.
 Trọng lượng hạt cũng thay đổi tùy theo giống đậu. Trọng lượng hạt biến động từ 0,12
– 0,2 gram.

Hình 2.3 Cây đậu nành
2.2 Yêu cầu kỹ thuật nông học của hạt làm giống
 Chọn hạt giống to, mẩy, vỏ hạt sáng
 Hạt phải sạch không mối mọt, không nhiễm bệnh.
 Hạt khộng bị trầy vỏ lụa.
 Không được lẫn các hạt lạ.
 Màu sắc và mùi vị của hạt phải bình thường.
 Tỉ lệ nảy mầm cao trên 90%.
2.3 Thời vụ trồng
 Cây đậu phộng
 Vụ đông xuân: Chân đất cao, xuống giống từ 20/11 – 20/12.
Vùng thâm canh, đất tốt chủ động nước tưới tiêu gieo 20/12 – 15/1 năm sau.
 Vụ hè: Xuống giống từ 05/3 – 25/3.
 Vụ thu đông: Chủ yếu nhân giống cho vụ đông xuân.
 Cây đậu xanh
 Tuỳ điều kiện canh tác ở mỗi vùng mà giống đậu xanh được bố trí trồng, thường
chia làm 3 thời vụ:
5


 Vụ xuân : 20/2 – 20/3.
 Vụ hè thu : 5/6 – 5/7.
 Vụ thu đông : 15/8 – 15/9.
Chọn đất cát pha, đất đồi núi thấp.
 Cây đậu nành
 Đậu nành có thể trồng được quanh năm nhưng với mỗi thời vụ canh tác

khác nhau sẽ có ảnh hưởng rõ rệt đến sự sinh trưởng cây trồng, tình hình
sâu bệnh, năng suất, phẩm chất hạt, chi phí sản xuất. Tại vùng Đồng
bằng sông Cửu Long thời vụ canh tác thích hợp nhất là Đơng Xn và
Xn Hè.
 Ngồi ra cịn có vụ Hè Thu và Thu Đơng.
2.4.u cầu kỹ thuật nông học khâu làm đất
 Cày sâu làm tăng khả năng giữ nước cải thiện điều kiện sống cho hệ vi sinh vật đất
làm cho rễ đậu phộng phát triển tốt hơn ăn sâu hút được nhiều dinh dưỡng cung cấp
cho cây sinh trưởng, phát triển tốt. Tuỳ theo từng điều kiện của địa phương, đất đai
mỗi vùng mà quyết định mức độ cày sâu khác nhau: thường từ 25 – 30 cm.
 Diệt sạch cỏ dại.
 Mặt đồng bằng phẳng.
 Lên luống đảm bảo sao cho việc tưới và thoát nước dễ dàng.
2.5 Yêu cầu kỹ thuật nông học khâu gieo
 Bảo đảm độ sâu gieo: Từ 20 – 40 mm nếu đất gieo đủ độ ẩm, từ 30 – 50 mm nếu ẩm
độ thấp.
 Phải đảm bảo độ tổn thương hạt thấp < 2%.
 Đúng mật độ khoảng cánh hàng và khoảng cánh các cây trong hàng.
 Khoảng cách hàng 20 – 30 mm, khoảng cách giữa các cây trên hàng 10 – 20 mm
 Mật độ gieo khoảng 35 cây/m2.
 Lượng giống khoảng 135kg/ha.
 Đảm bảo hạt tiếp xúc được với đất, dễ hút ẩm.
 Việc lấp đất phải bảo đảm cho hạt dễ nảy mầm và mầm nhô lên mặt đất.

6


2.6 Yêu cầu kỹ thuật máy gieo
 Kết cấu chế tạo đơn giản, gọn nhẹ dễ sửa chữa.
 Dễ vận hành, làm việc tin cậy và hiệu quả kinh tế cao.

2.7 Các phương pháp gieo trồng cây đậu phộng hiện nay
2.7.1 Phương pháp gieo thủ công
 Dùng dụng cụ cày thủ cơng dựa vào sức kéo của trâu bị. Một người rạch hàng một
người bỏ hạt và một người dùng chân lấp hạt.
 Một người cuốc tạo thành hốc và người đi sau bỏ hạt và dùng chân lấp lại.
 Một người dùng bàn in ấn xuống đất thành ba hốc sau đó một người đi sau và dùng
chân lấp lại.
 Dùng dụng cụ rạch hai hàng như bừa răng dựa vào sức của trâu bò.
2.7.2 Phương pháp gieo bằng máy
Việc rạch hàng và đưa hạt vào rãnh đã rạch đều được thực hiện bằng máy. Tuy nhiên
việc áp dụng phương pháp này vẫn chưa được phổ biến.
2.8 Giới thiệu nguyên lý làm việc của một số loại máy gieo hạt hiện nay
Kết quả nguyên cứu cơ giới hóa cây trồng cho các loại cây trên các loại đất khác nhau,
đã dẫn đến việc chế tạo nhiều mẫu máy gieo hạt khác nhau. Nguyên lý của các loại máy này
đều dựa trên hai nguyên tắc: cơ học và khí động. Một số mơ hình phổ biến đã có hiện nay.

7


2.8.1 Máy gieo kiểu trục cuốn

9
1

8
7

2
3


4

6

5

Hình 2.4: Sơ đồ cụm gieo kiểu trục cuốn
1.

Thùng chứa hạt

2.

Trục cuốn

3.

Ống dẫn hạt

4.

Bộ phận lấp hạt

5.

Lưỡi rạch hàng

6.

Bánh xe máy gieo


7.

Xích truyền động cho trục cuốn

8.

Lò xo

9.

Cánh khuấy đảo trộn

8


Hạt giống được tự chảy xuống họng hạt. Để khối hạt linh động, nó được cánh khấy (9)
đảo trộn, nhờ thế nó dễ dàng rơi vào trục cuốn (2). Trục cuốn (2) được cắt rãnh nằm
trong họng hạt, trục cuốn quay nhờ được dẫn động từ bánh xe máy gieo (6) qua xích
truyền (7). Hạt lấy từ các rãnh của trục cuốn sẽ được nhả vào ống dẫn hạt (3) để đưa
vào rãnh đất. Bộ phận lấp hạt (4) thường là các dải xích sẽ khỏa đất, lấp hạt dưới rãnh.
Cụm gieo được gắn trên một khung. Thùng gieo có thể chung cho tất cả các cụm gieo
hoặc nếu số lượng hàng gieo q lớn thì thùng gieo có thể được chia đôi cho mỗi nửa
số cụm gieo.
 Cách điều chỉnh lượng gieo
 Thay đổi chiều dài trục rãnh khế trong họng hạt.
 Thay đổi tỉ số truyền bánh xe đỡ máy tới trục rãnh khế.
 Ưu điểm
 Thích hợp cho việc gieo hàng kiểu liên tục.
 Đơn giản, dễ chế tạo và dễ điều chỉnh lượng gieo.

 Gieo đều và khá chính xác đối với các loại hạt nhỏ như lúa, cao lương.
 Nhược điểm
 Hạt dễ bị tổn thương.
 Chỉ phù hợp với các loại hạt có kích thước nhỏ, khơng phù hợp với các loại hạt
có kích thước lớn và nhất là các loại hạt có vỏ lụa.
2.8.2 Gieo kiểu đĩa
 Cơ cấu lấy và nhả hạt kiểu đĩa có trục nằm ngang
Với loại hạt trịn, khá đồng đều về kích thước. Đĩa (3) có đường kính từ 100 đến
600 mm, nó có bề dày đủ để khoan 1 hoặc 2 hàng lỗ. Các lỗ của đĩa có kích thước chỉ
để cho một giống dễ dàng lọt vào. Trục của đĩa nằm ngang. Hạt giống từ thùng (1) tự
rơi xuống buồng gieo (2) và tự nạp vào mỗi lỗ trên đĩa một hạt trong khoảng số lỗ của
đĩa gieo (3) nằm trong đáy buồng gieo. Một rulô (6) có bề mặt bằng cao su quay ngược
chiều với đĩa (3) nhẹ nhàng gạt các hạt không nằm trong lỗ trở về buồng hạt. Khe hở
giữa mặt rulô (6) và mặt ngoài đĩa gieo đảm bảo gạt hết hạt nằm trên mặt ngoài đĩa
gieo bảo đảm gạt hết hạt nằm trên mặt ngoài đĩa gieo trở lại buồng gieo mà không ảnh
hưởng tới các hạt nằm gọn trong lỗ, để các hạt này quay cùng với đĩa gieo. Đĩa gieo

9


(3) sẽ mang các hạt ra ngoài, khi tới ống dẫn hạt (5), nó sẽ đổ hạt xuống ống dẫn hạt để
đưa hạt xuống rãnh.

Hình 2.5 Sơ đồ lấy và nhả hạt kiểu đĩa có trục nằm ngang
1. Thùng chứa hạt

6. Rulô gạt khi lấy hạt

2. Buồng gieo


7. Lỗ nhận hạt khoan trên đĩa gieo

3. Đĩa gieo

A. Sơ đồ chung

4. Tấm gạt hạt

B. Đĩa lấy hạt có trục ngang

5. Ống dẫn hạt
 Cơ cấu lấy nhả hạt kiểu đĩa có trục đứng
Nguyên tắc của cơ cấu này là một đĩa được cắt rãnh ở phía ngồi (11). Hạt
giống sẽ tự điền đầy vào rãnh này với thành thùng hạt giống (2). Đĩa gieo (11) được
dẫn động từ một trục ở đáy thùng. Khi nó quay thì trượt trên vịng đệm (12). Phía trên
đĩa gieo (11) là tấm hỗ trợ (8). Tấm hỗ trợ này không quay, được bắt vào giữa tấm đáy
(13) và thùng (2) sao cho giữa nó và đĩa gieo có khe hở 1 đến 2 mm. Trên tấm hỗ trợ
(8) có khoảng trống đảm bảo cho hạt nạp vào rãnh của đĩa (11) với thành thùng chứa
hạt, trên đó cịn lắp chốt gạt (4) để gạt các hạt giống nằm trong rãnh của đĩa, đảm bảo
mỗi rãnh chỉ có một hạt. Khi tới thời điểm nhả hạt thì chốt ấn (7) sẽ tác động ấn hạt ở
trong rãnh của đĩa nhanh chóng
thốt xuống ống dẫn hạt.

10


1. Nắp thùng
2. Thùng chứa hạt
3. Lò xo
4. Chốt gạt hạt khi đĩa lấy hạt

7. Chốt đẩy hạt khỏi rãnh cắt của đĩa
8. Tấm hỗ trợ
11. Đĩa gieo
12. Vịng đệm

Hình 2.6 Cơ cấu lấy và nhả hạt kiểu đĩa có trục thẳng đứng
 Cơ cấu lấy và nhả hạt kiểu đĩa có trục nghiêng một góc
Hạt giống ở thùng chứa hạt (1) tự chảy xuống buồng nhận hạt, được điều tiết bởi
tấm chắn hạn chế (2). Đĩa gieo (3) có hàng lỗ khoan thủng, có đường kính lỗ đủ lớn
ứng với hạt giống được gieo, chỉ cho một hạt vào. Khi hàng lỗ của đĩa ở phần có hạt
giống, các hạt lọt vào lỗ đĩa gieo nhưng không lọt qua được đĩa nhờ phía dưới đĩa gieo
(3) có đĩa chặn (5). Khi đĩa quay, mang hạt ra khỏi vùng có hạt, do góc nghiêng, các
hạt khơng nằm trong lỗ, khơng quay theo đĩa gieo lên trên được. Các lỗ mang hạt sẽ
đưa hạt sang phần cắt trên đĩa chặn (5), ứng với vị trí ống dẫn hạt, nhận các hạt giống
lọt qua lỗ đĩa, xuống rãnh.

11


Hình 2.7Cơ cấu lấy và nhả hạt kiểu đĩa có trục nghiêng một góc
1. Thùng chứa hạt
2. Tấm chắn hạn chế hạt
3. Đĩa gieo
4. Đế tựa đáy buồng gieo
5. Đĩa chắn dưới đĩa gieo
6. Khoảng trống để kiểm tra
 Nhược điểm
 Khơng thích hợp cho những hạt khơng đồng đều về kích thước
 Dễ gây tổn thương hạt


12


2.9 Tìm hiểu một số bộ phận làm việc của máy gieo khí động
2.9.1 Lưỡi rạch
 Nhiệm vụ: Tạo ra một rãnh sâu phù hợp để đặt hạt giống.
 Yêu cầu:
 Đơn giản, dễ chế tạo, lắp ráp.
 Không xốc đất ẩm lên mặt đồng.
 Hạt nằm ở đáy luống có độ sâu đều nhau.
 Các loại lưỡi rạch hàng hiện nay:
Các loại lưỡi rạch hàng hiện nay đã và đang sử dụng có thể được phân làm hai
loại: loại trượt và lăn, có các dạng sau:

Lưỡi rạch dạng dao cong

Lưỡi rạch dạng đĩa cong

1. Phần rạch đất

1. Đĩa cong rạch hàng

2. Phần ép tạo rãnh.

2. Ống dẫn hạt

Lưỡi rạch dạng đĩa kép phẳng

Lưỡi rạch dạng mũi neo


1. Đĩa rạch
2. Ống dẫn hạt
Hình 2.8 Các loại lưỡi rạch hàng được sử dụng hiện nay
13


2.9.2 Bộ phận lấp hạt
Thông thường bộ phận lấp hạt thường dùng hai kiểu:
 Xích lấp hạt: Dùng trong trường hợp đất khá ẩm, hạt nhỏ không cần nén.
 Bánh xe lấp hạt: Dùng trong trường hợp hạt lớn cần nén. Bánh vừa ép đất hai
bên lên rãnh vừa nén lại nên hạt tiếp xúc đất tốt.
 Nhiệm vụ: Đẩy đất hai bên mép rãnh vào giữa hàng rạch, lấp một lớp đất mỏng
lên bề mắt của hạt đúng theo yêu cầu nông học, dày từ 40 – 50 mm.
 Yêu cầu:
 Không bị trượt lê.
 Đủ lực nén cần thiết.
 Lực cản lăn nhỏ.
 Cấu tạo: Bộ phận lấp hạt là bánh xe kiểu nón cụt có đường kính ngồi 410 mm
và được làm bằng thép gió.

Răng bừa

Bánh lấp

Xích lấp

14


Chảo lấp

Hình 2.9: Một số bộ phận lấp hạt hiện nay
2.9.3 Thùng chứa hạt
 Yêu cầu:
 Cung cấp hạt cho bộ phận gieo dễ dàng và liên tục.
 Không làm tổn thương hạt
 Lượng hạt trong thùng không làm ảnh hưởng đến chất lượng làm việc của bộ
phận gieo.
 Hình dạng đơn giản, dễ chế tạo, diện tích vừa phải.
2.10Lý thuyết tính tốn máy gieo khí động
2.10.1 Đặc tính chung của quá trình gieo hạt
Quá trình làm việc của máy gieo hốc là thực hiện nhiệm vụ gieo lượng hạt m
vào hốc, nếu mỗi hốc ta gieo một hạt (m = 1) thì ta gọi là gieo điểm. Khi đó lượng gieo
cần thiết cho một ha sẽ được tính theo cơng thức sau:
N3 

10 4.m
a.b

(2.1)

- Trong đó:
N3: Lượng hạt gieo trên một ha

[hạt/ha]

a: Khoảng cách giữa các hốc trên hàng
b: Khoảng cách giữa các hàng

[m]
[m]


m: Số hạt trên hốc.
Bộ phận gieo trống được nhận truyền động từ bánh xe lấp hạt qua hệ thống
truyền lực. Khi thay đổ tỉ số truyền i từ bánh xe máy gieo tới trống gieo sẽ thay đổi
khoảng cách a giữa các hạt trên hàng hoặc số lượng hạt m trong hốc và sẽ thay đổi số
hạt trên một mét của hàng gieo (N0) hay số hạt gieo trên một ha (N3).
15


Từ cơng thức (1) ta tính được số hạt gieo (N3) trên một ha. Với gieo điểm ta có:
N 0  10 4.a.N 3

(2.2)

[hạt/ha]

2.10.2 Tính tốn sơ bộ số lỗ gieo trên đĩa
Qua nghiên cứu cho thấy số lỗ trên trống gieo phụ thuộc vào tỉ số truyền bánh
xe máy gieo đến trống gieo, vào đường kính bánh xe máy gieo. Số hạt cần gieo trong
một hốc.
Với trống quay liên tục được truyền động từ bánh xe máy gieo lên thì số lỗ của
trống gieo được tính như sau:
Nếu D là đường kính bánh xe máy gieo, a là khoảng cách giữa các hốc thì bánh
xe quay một vịng, máy gieo gieo được một số hốc là:
k

 .D

(2.3)


a

Nếu tính đến độ trượt ε thì:
k

 .D
a(1   )

(2.4)

Với tỉ số truyền từ bánh xe máy gieo lên bộ phận gieo là i, một vòng quay của
trống gieo gieo được số hốc là:
k1  i.k
k1 

i. .D
a.(1   )

(2.5)

Từ đó ta chọn số lỗ của trống gieo phù hợp với tỉ số truyền sao cho số lỗ trên
trống là số nguyên.
Nếu mỗi hốc cần gieo m hạt thì số hạt sau mỗi vòng quay của trống gieo cần
gieo là:
n  k1 .m 

i. .D.m
a (1   )

(2.6)


Nhưng chú ý rằng muốn tăng số hạt trong một hốc không thể cứ dùng trống cũ
rồi cho tăng vận tốc quay lên là được, bởi vì độ dày hạt vào trong lỗ phụ thuộc vào vận
tốc trống và thời gian lỗ đi qua dưới khối hạt. Độ dày hạt nhiều nhất nếu thời gian lỗ đi
qua dưới khối hạt khơng ít hơn (t = 1,5) giây đối với lỗ dài, (t = 0,9 – 1,0) giây đối với
lỗ tròn, bầu dục v.v…
16


2.10.3 Lựa chọn chế độ làm việc của máy gieo
Việc chọn tốc độ chuyển động vm của máy gieo phải đảm bảo tốc độ của trống
v2< 0,35 m/s. Thực nghiệm đã chứng tỏ rằng số vòng quay của trống phải chọn trong
giới hạn sao cho vận tốc dài của mặt ngoài trống trong khoảng (0,15 – 0,35) m/s. Nếu
vận tốc trống v2 < 0,15 m/s khả năng nhận hạt tăng lên khơng đáng kể, bên cạnh đó
vận tốc q bé sẽ làm cho tỉ số truyền i lớn, còn nếu tăng vận tốc v2> 0,35 m/s thì số lỗ
khơng nhận hạt trong trống tăng lên.
Gọi n2 là số vòng quay của trống trong một phút thì:
Ta có:
n2 

60.v 2
 .d

(2.7)

[vịng/phút]

Nếu kể đến sự trượt của bánh xe thì khoảng cách hàng sẽ được tính theo cơng
thức:
ah 


i. .D
k (1   )

(2.8)

Với ε: hệ số trượt, thường chọn ε = 0,03 – 0,05.
Hay:

ah 

 .d .vm
k .v 2 (1   )

vm 

a h .k .v 2 .(1   )
 .d

Từ đó suy ra:
(2.9)

[m/s]

Ta cũng cần chú ý rằng nếu tơc độ của trống q lớn thì hạt khó bám trên bề
mặt trống do vậy khoảng cách a sẽ không đều.

17



Chương 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
 Nghiên cứu tính chất cơ lý của các loại hạt giống: Đậu phộng, bắp, đậu nành và
bông vải, đặc biệt là đậu phộng.
 Nghiên cứu về phương pháp và thiết bị gieo.
 Nghiên cứu lý thuyết về gieo khí động.
3.2 Phương pháp thiết kế máy
 Xác định yêu cầu và điều kiện của nhà sản xuất
 Tổng hợp các số liệu ban đầu.
 Chọn mơ hình thiết kế.
 Tính tốn thiết kế các bộ phận làm việc chính của máy.
 Kiểm tra bền cho các chi tiết.
 Thiết lập bản vẽ lắp và bản vẽ chi tiết.
3.3 Phương pháp chế tạo
Máy được thiết kế mang tính đơn lẻ, dựa vào công nghệ chế tạo máy và trên cơ
sở thiết bị máy móc ở Khoa Cơ Khí – Công Nghệ. Phương pháp chế tạo được tiến
hành như sau:
 Trên cơ sở tập bản vẽ thiết kế, tiến hành xây dựng tập bản vẽ chi tiết và bản vẽ
khai triển.
 Lập quy trình cơng nghệ chế tạo cho những chi tiết có thể chế tạo tại Khoa với
những thiết bị sẵn có.
 Chế tạo những chi tiết theo quy trình đã lập.
 Những chi tiết tiêu chuẩn, tơi chọn mua trên thị trường.
 Sau khi chuẩn bị đầy đủ chi tiết, tiến hành lắp ráp máy theo bản vẽ.

18



×