Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

Tiểu luận Luật Tài chính: Phân tích những đặc trưng của thuế tiêu thụ đặc biệt (trong đó có so sánh với thuế giá trị gia tăng ). Cho biết về sự thay đổi của danh mục hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt từ Luật thuế tiêu thụ đặc biệt năm 1990 cho đến nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (180.68 KB, 19 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...................................................................................................................1
NỘI DUNG...............................................................................................................1
I/ Phân tích những đặc trưng của thuế tiêu thụ đặc biệt ( trong đó có so sánh với thuế giá
trị gia tăng ).................................................................................................................1
II/ Sự thay đổi của danh mục hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt từ Luật thuế tiêu thụ
đặc biệt năm 1990 cho đến nay.....................................................................................6
III/ Hồn thiện danh mục hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt...............................11
KẾT LUẬN.............................................................................................................13
PHỤ LỤC................................................................................................................14
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................18


MỞ ĐẦU
Cùng với sự phát triển của kinh tế - xã hội, yêu cầu đặt ra trong từng giai
đoạn cụ thể, hệ thống thuế của Việt Nam ngày càng đi tới sự ổn định và hồn thiện.
Mỗi loại thuế có đặc điểm, chức năng riêng, có ý nghĩa qua trọng đối với các nhà
lập có liên quan đến hoạt động về thuế. Sự phát triển của thuế gắn với mỗi giai
đoạn, lợi ích mà nhà nước sử dụng nó làm công cụ điều tiết nguồn thu của nền kinh
tế xã hội ấy. Do đó, bài tiểu luận lựa chọn đề tài số 12 : “Phân tích những đặc trưng
của thuế tiêu thụ đặc biệt (trong đó có so sánh với thuế giá trị gia tăng ). Cho biết về
sự thay đổi của danh mục hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt từ Luật thuế tiêu thụ
đặc biệt năm 1990 cho đến nay” để đi sâu tìm hiểu.

NỘI DUNG
I/ Phân tích những đặc trưng của thuế tiêu thụ đặc biệt ( trong đó có so sánh với
thuế giá trị gia tăng )
Thuế tiêu thụ đặc biệt về bản chất là một loại thuế gián thu ; đánh vào những hàng
hóa, dịch vụ mà Nhà nước khơng khuyến khích sản xuất, tiêu dùng ; do người tiêu dùng
gánh chịu. Vì vậy, thuế tiêu thụ đặc biệt có nhiều điểm tương đồng với các loại thuế gián
thu khác. Tuy nhiên, có thể nhận diện thuế tiêu thụ đặc biệt thông qua một số đặc điểm


như sau :
1. Thuế tiêu thụ đặc biệt có diện đánh thuế hẹp
Thuế tiêu thụ đặc biệt được định nghĩa là loại thuế đánh vào một số loại
hành hóa, dịch vụ đặc biệt, cần điều tiết mạnh nhằm hướng dẫn sản xuất và tiêu
dùng đồng thời tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Do đó, tùy theo quan điểm
của mỗi quốc gia ở từng giai đoạn khác nhau mà danh mục hàng hóa, dịch vụ chịu
1


thuế tiêu thụ đặc biệt có thể rất khác nhau. Điều này xuất phát từ sự khác nhau
trong chủ trương, chính sách củ nhà nước trong việc hướng dẫn sản xuất, tiêu dùng
cũng như trong việc điều tiết thu nhập của các tầng lớp dân cư ở từng giai đoạn
phát triển kinh tế, xã hội, đồng thời còn tùy thuộc vào phong tục tập quán của của
từng quốc gia.
Tại Việt Nam, thuế tiêu thụ đặc biệt tập trung điều tiết một số mặt hàng và
dịch vụ nhất định, không được Nhà nước khuyến khích tiêu dùng vì ảnh hưởng đến
sức khỏe cộng đồng, ảnh hưởng đến mơi trường, có khả năng kéo theo bất ổn vè an
ninh, trật tự an tồn xã hội hoặc các loại hàng hóa dịch vụ xa xỉ chỉ dành cho đối
tượng có thu nhập cao. Những đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt tại nước ta có
thể được phân loại như sau:

 Những hành hóa dịch vụ khơng có lợi:
 Rượu, bia, thuốc lá, xì gà
 Bài lá, hàng mã
 Kinh doanh xổ số, đặt cược
 …
 Những hàng hóa dịch vụ chưa phù hợp với thu nhập ở Việt Nam:
 Xe ô tô dưới 24 chỗ, tàu bay, du thuyền
 Kinh doanh gôn
 Dịch vụ karaoke, mát xa, vũ trường

 …
 Những hàng hóa cần tiết kiệm:
 Xăng E5
 Xăng E10
 …
Ngồi ra, một số đối tượng không thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt là:
 Hàng hóa xuất khẩu: Nếu có cở sở xuất khẩu khơng xuất khẩu được thì phải
nộp thuế tiêu thụ đặc biệt thay cho nhà sản xuất khi ở thị trường trong nước
 Hàng hóa là viện trợ nhân đạo, viện trợ khơng hồn lại
2


 Hàng hóa là quà tặng cho một số tổ chức
 Hàng hóa là tiêu chuẩn mang theo người hoặc miễn trừ ngoại giao
Sự khác biệt rõ ràng nhất giữa thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế giá trị gia tăng
đã được thể hiện thông qua đặc điểm về đối tượng chịu thuế. Khác với thuế tiêu
thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng là thuế đánh trên phần giá trị tăng thêm của hàng
hóa, dịch vụ phát sinh trong q trình từ sản xuất, lưu thơng đến tiêu dùng. Vì vậy,
loại thuế này có đối tượng chịu thuế rất rộng, áp dụng đối với hầu hết các hàng hóa
dịch vụ trên thị trường, trừ một số trường hợp quy định tại Điều 5, Luật thuế giá trị
gia tăng.
2. Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt có thể là thuế suất cố định hoặc thuế suất tỉ
lệ và thường cao hơn thuế suất của các loại thuế gián thu khác
Tùy theo quan điểm lập pháp của mỗi quốc gia, thuế suất thuế tiêu thụ đặc
biệt có thể là thuế suất cố định hoặc thuế suất tỉ lệ. Đối với các nước áp dụng biểu
thuế suất cố định, mức thu được ấn định bằng một lượng tuyệt đối trên đơn vị hàng
hóa chịu thuế. Ví dụ: Hoa Kỳ áp dụng mức thuế tiêu thụ đặc biệt đối với thuốc lá là
39 xen/bao, đối với các loại rượu dao động từ 1,07 đến 3,04 đô-la / ga-lông; tại
Nhật Bản mức thuế tiêu thụ đặc biệt đối với 1.000 điếu thuốc lá là 3.126 yên, với 1
KL xăng dầu là 53.8000 yên. Biểu thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt cũng có thể bao

gồm hệ thống thuế suất tỉ lệ, mức thu quy định bằng một tỉ lệ phần trăm tính trên
giá tính thuế hàng hóa, dịch vụ. Việt Nam là một trong những quốc gia áp dụng
thuế suất tỉ lệ cho thuế tiêu thụ đặc biệt: Bài lá (40%), kinh doanh vũ trường
(40%), kinh doanh xổ số (15%),…Bên cạnh đó, cũng có quốc gia sử dụng cả thuế
suất cố định và thuế suất tỉ lệ để hướng dẫn tiêu dùng đối với một sô mặt hàng đặc
biệt. Theo pháp luật Thái Lan: Rượu, các đồ uống không cồn, thuốc lá, xăng là
những mặt hành chịu thuế tiêu thụ đặc biệt theo thuế suất cố định, trong khi đó, bài
lá, diêm và xi-măng lại chịu thuế theo mức thuế suất tỉ lệ (theo Baker & McKenzie,
3


Bangkok Office, Guide to Taxes in Thailand, CCH Asia Limited the Information
Professionals)
Đối với thuế suất tỉ lệ, việc điều chỉnh mức thu thường được đặt ra khi Nhà
nước chủ trương thay đổi chính sách hướng dẫn phát triển sản xuất, kinh doanh,
tiêu dùng xã hội hoặc khi cần thay đổi tỉ lệ động viên vào ngân sách nhà nước. Đối
với thuế suất cố địng , ngoài việc chịu ảnh hưởng của những yếu tố dẫn đến việc
sửa đổi mức thu như trường hợp thuế suất tỉ lệ, mức độ lạm phát cũng là một tác
nhân quan trọng khiến các nhà làm luật phải thưởng xuyên chinh sửa mức thu theo
kịp sự biến động của giá trị đồng tiền. Dù áp dụng thuế suất tỉ lệ hay thuế suất cố
định, thông thường, các quốc gia đều quy định mức thuế suất cao, thậm chí rất cao
so với thuế suất của các loại thuế gián thu khác nhằm hướng dẫn tiêu dùng hợp lý,
điều tiết thu nhập của những đối tượng có sử dụng hàng hóa hoặc dịch vụ đặc biệt,
từ đó tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước.
Khác với thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế suất của thuế giá trị gia tăng thường
quy định hệ thống thuế suất tỉ lệ làm căn cứ tính thuế như thuế doanh thu, thuế
xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Khi ban hành Luật thuế giá trị gia tăng, các nước
thường lựa chọn thực hiện chế độ nhiều mức thuế suất hoặc chế độ một thuế suất.
Tại Việt Nam, thuế suất thuế giá trị gia tăng gồm ba mức: 0%, 5% và 10% được
quy định tại Luật thuế giá trị gia tăng 2016 và các văn bản sửa đổi bổ sung khác.


3. Thuế tiêu thụ đặc biệt chỉ được thu một lần ở khâu sản xuất hoặc nhập khẩu
Các loại hàng hóa, dịch vụ thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt không phải
chịu thuế giá trị gia tăng đối với số lượng hàng hóa, dịch vụ đã kê khai nộp thuế
tiêu thụ đặc biệt. Chẳng hạn, cở sở trực tiếp sản xuất khi bán ra những mặt hàng
thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt thì cơ sở này chỉ kê khai nộp thuế tiêu thụ
4


đặc biệt mà không phải kê khai nộp thuế giá trị gia tăng đối với số hàng hóa đã
chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Trường hợp cơ sở sản xuất có tổ chức chi nhánh, cửa
hàng tiêu thụ sản xuất trực thuộc cơ sở sản xuất phải kê khai và nộp thuế tiêu thụ
đặc biệt tại nơi sản xuất. Các chi nhánh, cửa hàng tiêu thụ sản phẩm phải kê khai
nộp thuế giá trị gia tăng theo thuế suất đối với hoạt động kinh doanh thương
nghiệp. Các hàng hóa dịch vụ đã chịu thuế tiêu thụ đặc biệt khi lưu thông trên thị
trường, tức là được chuyển qua khâu thương nghiệp thì thì các cơ sở kinh doanh
các mặt hàng này không phải nộp thuế tiêu thụ đặc biệt nhưng phải nộp thuế giá trị
gia tăng theo biểu thuế ngành kinh doanh thương nghiệp. Cơ sở nhập khẩu các mặt
hàng thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp thuế tiêu thụ đặc biệt cùng với
thuế nhập khẩu theo từng lần nhập khẩu, khi bán hàng hóa này thì cơ sở phải nộp
thuế giá trị gia tăng.
Đặc điểm này cho thấy thuế tiêu thụ đặc biệt khác với thuế giá trị gia tăng ở
chỗ thuế này đánh trên giá trị tăng thêm của hàng hóa ở mỗi khâu trong lưu thông.
Việc đánh thuế chỉ trên phần giá trị tăng thêm mà khơng phải đối với tồn bộ giá trị
hàng hóa dịch vụ làm cho số thuế giá trị gia tăng áp dụng trong mỗi khâu của q
trình lưu thơng không gây ra những đột biến về giá cả cho người tiêu dùng.

II/ Sự thay đổi của danh mục hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt từ Luật thuế
tiêu thụ đặc biệt năm 1990 cho đến nay
1. Luật thuế tiêu thụ đặc biệt năm 1990

Ở nước ta, pháp luật về thuế tiêu thụ đặc biệt được ra đời lần đầu tiên với sự
xuất hiện của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt năm 1990. Đạo luật đầu tiên về thuế tiêu
5


thụ đặc biệt này đánh vào sáu mặt hàng sản xuất trong nước là: thuốc hút, rượu,
bia, pháo, bài lá và vàng mã. Luật sửa đổi, bổ sung Luật thuế tiêu thụ đặc biệt năm
1993 đã thu hẹp diện các mặt hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt xuống còn 4 loại
hàng hóa chịu thuế, loại bỏ bài lá và vàng mã. Bên cạnh đó, lần sửa đổi này cũng
làm cụ thể hóa các loại mặt hàng, phân loại rõ hơn thuế suất của thuốc lá điếu có
đầu lọc sản xuất trong nước và ngoài nước hay rượu thuốc và các loại rượu khác.
2. Luật sửa đổi, bổ sung thuế tiêu thụ đặc biệt năm 1995
Luật sửa đổi, bổ sung Luật thuế tiêu thụ đặc biệt năm 1995 đánh dấu bước
phát triển trong q trình hồn thiện pháp luật thuế tiêu thụ đặc biệt, mở rộng diện
các mặt hàng chịu thuế và đánh vào khơng chỉ những hàng hóa sản xuất trong nước
mà cịn đánh vào cả hàng hóa nhập khẩu như xăng, thuốc là điếu, xì gà nhập khẩu;
ơ tô nhập khẩu từ 24 chỗ ngồi trở xuống. Việc đánh thuế tiêu thụ đặc biệt vào ô tô
nhập khẩu nói trên phần nào phản ánh chính sách bảo hộ ngành sản xuất ơ tơ trong
nước của Chính phủ Việt Nam trong giai đoạn này.
3. Luật thuế tiêu thụ đặc biệt năm 1998
Ngày 20/5/1998, Quốc hội đã thông qua Luật thuế tiêu thụ đặc biệt năm
1998, thay thế Luật thuế tiêu thụ đặc biệt năm 1990 và Luật sửa đổi, bổ sung một
số điều của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt năm 1993 và 1995. Luật này ra đời nhằm
thưc hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành trung ương Đảng khóa
VIII về việc mở rộng diện đánh thuế tiêu thụ đặc biệt hoặc tăng mức thuế đối với
những mặt hàng cần hạn chế tiêu dùng, đồng thời để phối hợp đồng bộ với Luật
thuế giá trị gia tăng. Hai yếu tố tác động lớn tới những thay đổi chủ yếu của Luật
thuế tiêu thụ đặc biệt năm 1998 là:
Thứ nhất, bắt đầu từ ngày 01/01/1999, thuế giá trị gian tăng có hiệu lực thay
thế thuế doanh thu dẫn đến chi phí nguyên vật liệu để sản xuất mặt hàng chịu thuế

6


tiêu thụ đặc biệt tăng lên. Vì vậy, cần phải giảm bớt thuế tiêu thụ đặc biệt để không
ảnh hưởng lớn tới giá cả của mặt hàng chịu thuế. Thực tế, thuế suất thuế tiêu thụ
đặc biệt của các mặt hàng như rượu, bia đã giảm mạnh so với Luật năm 1995.
Thứ hai, trong quá trình hội nhập quốc tế, Việt Nam phải cắt giảm thuế nhập
khẩu đối với một số mặt hàng, từ đó làm giảm số thu ngân sách nhà nước từ thuế
nhập khẩu. Để đảm bảo tổng thu ngân sách nhà nước không bị ảnh hưởng, cần phải
lấy lại số thu đáng lẽ có thể huy động được từ thuế nhập khẩu nếu không sửa đổi
Luật thuế xuất, nhập khẩu. Mở rộng diện hàng hóa, dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc
biệt là giải pháp khả thi và các nhà làm luật đã chọn phương án này. Do đó, Luật
thuế tiêu thụ đặc biệt năm 1998 được xây dựng theo huống mở rộng đối tượng chịu
thuế, không chỉ hàng hóa mà cả dịch vụ được coi là không thiết yếu đều phải chịu
thuế, bao gồm: kinh doanh vũ trường, mát-xa, karaoke; kinh doanh casino, trò chơi
bằng máy giắc-pót; kinh doanh vé đặt cược đua ngựa, đua xe và kinh doanh gôn.
So với Luật cũ, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt năm 1998 đã bỏ mặt hàng pháo nhưng
đưa thêm ba nhóm hàng hóa khác đó là điều hịa nhiệt độ cơng suất từ 90.000BTU
trở xuống; bài lá; vàng mã và hàng mã. Hơn nữa, Luật này khi quy định về hàng
hóa chịu thuế, khơng có sự phân biệt về nguồn gốc hàng hóa, bất kể được sản xuất
trong nước hay nhập khẩu, nếu thuộc danh mục chịu thuế đều phải phát sinh nghĩa
vụ nộp thuế của cơ sở sản xuất hoặc nhập khẩu mặt hàng đó.
4.Luật sửa đổi, bổ sung Luật thuế tiêu thụ đặc biệt năm 2003
Tại kì họp thứ ba, Quốc hội khóa XI, ngày 17/6/2003, Luật thuế tiêu thụ đặc
biệt năm 1998 đã được sửa đổi, bổ sung. Luật sửa đổi, bổ sung năm 2003 tập trung
về đối tượng chịu thuế, vẫn theo hướng mở rọng diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt
như sau:

7



Thứ nhất, Luật năm 2003 đã bổ sung dịch vụ kinh doanh xổ số vào danh
mục chịu thuế. Dịch vụ này trước đây chịu thuế giá trị gia tăng là 20% và đã giảm
xuống 10% theo Luật sửa đối, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng.
Do đó, kinh doanh xổ số đã được thêm vào danh mục chịu thuế tiêu thụ đặc biệt để
đảm bảo số thu ngân sách nhà nước không bị giảm sút.
Thứ hai, thuế tiêu thụ đặc biệt không chỉ đánh vào hoạt động “kinh doanh
vé đặt cược đua ngựa, đua xe” mà cịn đánh vào tất cả các loại hình “kinh doanh
giải trí có đặt cược”. Đây là điểm nổi bật của Luật sửa đổi, bổ sung năm 2003, thể
hiện sự mở rộng diện chịu thuế đối với các loại hình kinh doanh giải trí đặt cược.
5. Luật sửa đổi, bổ sung Luật thuế tiêu thụ đặc biệt năm 2005
Luật sửa đổi, bổ sung Luật thuế tiêu thụ đặc biệt năm 2005 được ban hành
tại kì họp thứ tám, Quốc hội khóa XI, ngày 29/11/2005. Nhằm đảm bảo các quy
định trong pháp luật thuế tiêu thụ đặc biệt thống nhất với các cam kết của Việt
Nam khi gia nhập WTO, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế tiêu thụ
đặc biệt và Luật thuế giá trị gia tăng đã sửa đổi giá tính thuế và thuế suất đối với
một số mặt hàng thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Hơn nữa, lần sửa đổi này
cũng hướng tới loại bỏ sự phân biệt đối xử giữa hàng hóa sản xuất trong nước và
hàng hóa nhập khẩu. Ví dụ: Khơng phân loại Thuốc lá điếu có đầu lọc sản xuất chủ
yếu bằng nguyên liệu nhập khẩu và nguyên liệu trong nước nữa.
6. Luật thuế tiêu thụ đặc biệt năm 2008
Trước sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta; trước yêu cầu ổn định kinh
tế vĩ mô, giảm nhập siêu, kiềm chế lạm phát, tránh gây đột biến trong sản xuất, tiêu
dùng, bảo đảm nguồn thu ngân sách Nhà nước; thực hiện các cam kết của Chính
phủ Việt nam khi gia nhập WTO cũng như đảm bảo tính phù hợp với thơng lệ quốc
tế, ngày 14/11/2008, Quốc hội khóa XII đã thơng qua Luật thuế tiêu thụ đặc biệt
8


năm 2008, thay thế toàn bộ Luật thuế tiêu thụ đặc biệt năm 1998 và các Luật sửa

đổi, bổ sung năm 2003, 2005. Luật năm 2008 đã quy định Biểu thuế suất thuế tiêu
thụ đặc biệt theo hướng hạ thấp mức thuế suất hơn so với Luật cũ: Bia giảm từ
70% xuống 45%, Điều hồ nhiệt độ cơng suất từ 90.000 BTU trở xuống giảm từ
15% xuống 10%, Các loại dịch vụ giảm 5 đến 10%,…
Mặt khác, vấn đề mở rộng diện các hàng hóa, dịch vụ chịu thuế tiếp tục
được phát huy. Một số mặ hàng được bổ sung như xe ô tô vừa chở người, vừa chở
hàng; xe ô tô chạy bằng xăng kết hợp năng lượng điện, năng lượng sinh học; xe ô
tô chạy bằng điện; tàu bay; du thuyền,… Bên cạnh đó, thuế khơng chỉ đánh vào
dịch vụ “kinh doanh casino, trị chơi bằng máy giắc-pót” mà còn đánh vào tất cả
các hoạt động “kinh doanh casino, trị chơi điện tử có thưởng”. Những thay đổi
này đã góp phần định hướng sản xuất và tiêu dùng xã hội, điều tiết thu nhập và
tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước; góp phần thực hiện các cam kết của Việt
Nam khi gia nhập WTO.
7. Luật sửa đổi, bổ sung Luật thuế tiêu thụ đặc biệt năm 2014
Sau sáu năm thực thi, Luật năm 2008 đã xuất hiện một số hạn chế và Quốc
hội đã ban hành Luật sửa đổi, bổ sung Luật thuế tiêu thụ đặc biệt năm 2014, có
hiệu lực thi hành ngày 01/01/2016. Theo đó, lần sửa đổi này đã có những điểm tiến
bộ như sau:
Thứ nhất, tăng thuế suất đối với thuốc lá, bia, rượu - các mặt hàng có hại
cho sức khỏe con người vì thuế suất đối với những mặt hàng này trong Luật cũ
chưa đủ sức hạn chế được việc tiêu dùng, đồng thời góp phần thực hiện Chiến lược
quốc gia về phòng chống tác hại thuốc lá đến năm 2020 (Giảm tỷ lệ hút thuốc
trong nam giới từ 47,4% xuống còn 39%).

9


Thứ hai, giảm thuế suất đối với xăng E5, E10. Việc quy định mức thuế suất
thấp đối với xăng sinh học là nhằm tạo điều kiện hạ giá bán của xăng sinh học, qua
đó, thúc đẩy sử dụng nhiên liệu ít gây hại môi trường.

Thứ ba, một điểm nổi bật nữa nằm ở quy định về đối tượng không chịu thuế
theo khoản 3, Điều 3, Luật sửa đổi, bổ sung 2014: “Tàu bay, du thuyền sử dụng
cho mục đích kinh doanh, vận chuyển hàng hóa, hành khách, khách du lịch và tàu
bay sử dụng cho mục đích an ninh quốc phòng”. Mục tiêu điều tiết thuế tiêu thụ
đặc biệt đối với tàu bay, du thuyền là nhằm điều tiết vào tàu bay, du thuyền cá
nhân, sử dụng cho mục đích tiêu dùng cá nhân. Việc bổ sung tàu bay, du thuyền sử
dụng cho mục đích an ninh, quốc phịng vào diện không chịu thuế tiêu thụ đặc biệt
là nhằm đảm bảo đúng mục tiêu điều tiết của thuế tiêu thụ đặc biệt. Hơn nữa, an
ninh, quốc phòng là lĩnh vực Nhà nước đảm bảo 100% ngân sách nên về kỹ thuật,
việc đưa vào diện không chịu thuế tiêu thụ đặc biệt đối với tàu bay, du thuyền sử
dụng cho mục đích an ninh, quốc phịng giúp giảm bớt các thủ tục thu, chi ngân
sách.
Thứ tư, Luật năm 2014 đã loại bỏ khỏi đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt
đối với nap-ta , chế phẩm tái hợp và các chế phẩm khác để pha chế xăng. Sự sửa
đổi này sẽ giải quyết được vấn đề phát sinh trong thực tiễn, gây bất lợi cho hoạt
động sản xuất kinh doanh của một số lĩnh vực, đó là nap-ta và chế phẩm tái hợp
không chỉ sử dụng để sản xuất xăng mà cịn được sử dụng làm dung mơi để sản
xuất các sản phẩm khác không thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt như sơn, sợi
tổng hợp, chất tẩy rửa…
8. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng, Luật thuế
tiêu thụ đặc biệt và Luật quản lý thuế năm 2016

10


Sau khi Luật sửa đổi, bổ sung năm 2014 có hiệu lực được ba tháng, Quốc
hội lại tiếp tục ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia
tăng, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật quản lý thuế năm 2016, có hiệu lực ngày
01/07/2016. Đợt sửa đổi này tập trung xây dựng mơi trường khi kinh doanh bình
đẳng, bảo vệ hợp pháp hàng hoá chịu thuế TTĐB được sản xuất trong nước, khắc

phục các “lỗ hổng chính sách” từ thực tiễn quản lý hàng nhập khẩu, đồng thời định
hướng tiêu dùng mặt hàng ôtô du lịch cá nhân dưới 24 chỗ ngồi. Theo đó, Luật sửa
đổi vẫn kế thừa nguyên tắc quy định mức thuế suất phân biệt theo loại xe theo các
tiêu chí cũ nhưng thực hiện phân loại chi tiết hơn theo mức tiêu hao nhiên liệu qua
chỉ số dung tích xi lanh và có quy định cụ thể lộ trình áp dụng cho 2 giai đoạn
trước và sau năm 2018. Các loại xe có dung tích nhỏ hơn, tiêu hao năng lượng ít
hơn sẽ được áp mức thuế thấp hơn và được giảm tiếp so với Luật cũ, do vậy mà
những người có mức thu nhập trung bình khá trở xuống có thêm cơ hội sở hữu ơ
tơ.

III/ Hồn thiện danh mục hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt
Theo quan điểm cá nhân, em đề xuất bổ sung một số hàng hóa, dịch vụ sau
vào danh mục hàng hóa, dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt:

1. Dịch vụ kinh doanh trò chơi điện tử
Khách hàng của các điểm kinh doanh dịch vụ internet chủ yếu là học sinh
đến truy cập mạng để chat và chơi game. Tại đây các người chơi sẽ được phục vụ
cả đồ ăn lẫn thức uống. Theo quy định pháp luật, các điểm cung cấp dịch vụ này
11


chỉ được hoạt động từ 8 - 22h nhưng hình ảnh đầu tiên chúng tơi nhìn thấy hầu hết
các máy tính của điểm cung cấp dịch vụ Internet và trị chơi điện tử cơng cộng đều
kín chỗ, mặc dù đã quá 22h. Nhiều khách hàng vẫn say sưa với những trị chơi điện
tử có tính bạo lực cao, trong số đó khơng ít khách hàng là học sinh. Qua quan sát,
hầu hết các điểm kinh doanh Internet đều không niêm yết danh sách các trị chơi
G1, khơng niêm yết thời gian đóng mở cửa; khơng có quy chế, nội quy sử dụng
dịch vụ; khơng đảm bảo an tồn phịng cháy chữa cháy. Đặc biệt, hoạt động của
máy chủ chỉ mang tính chất kiểm sốt thời gian để thu tiền chứ khơng kiểm sốt
nội dung các trang web theo quy định pháp luật. Vì những lý do trên, kinh doanh

trị chơi điện tử nên được xếp vào loại hàng hóa, dịch vụ khơng có lợi cho con
người và đưa vào danh mục hàng hóa, dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
2. Nước ngọt có ga
Nước ngọt có ga là thức uống ưa thích của nhiều người, đặc biệt là trẻ con.
Năm 2016 người Việt dùng trên 4 tỉ lít nước ngọt, năm 2018 trên 5 tỉ lít. Khơng
những khơng cung cấp chất dinh dưỡng, nước ngọt có ga cịn chứa các hóa chất
độc hại gây ra nhiều vấn đề sức khỏe lâu dài như béo phì, hen suyễn, tiểu đường
hay bệnh tim mạch... Vì những tác hại trên đối với con người, danh mục hàng hóa,
dịch vụ chịu thuế nên bổ sung mặt hàng nước ngọt có ga.
3. Túi ni-lơng
Ni-lơng và những sản phẩm của nó được sử dụng rất phổ biến trong đời sống
hằng ngày của con người. Khi mới xuất hiện, nhiều người tiêu dùng còn coi đây là
một phát minh quan trọng cho cuộc sống. Tuy nhiên, ngày nay, chúng ta đã biết
hàng loạt tác hại lâu dài của chúng đối với sức khỏe con người và mơi trường,
thậm chí người ta đã phải gọi túi ni-lơng là ơ nhiễm trắng. Ở Việt Nam, thống kê
bình qn cho thấy mỗi hộ gia đình sử dụng khoảng 1kg túi nilon trong một tháng,
12


riêng Hà Nội và TPHCM trung bình mỗi ngày thải ra môi trường khoảng 80 tấn
nhựa và nilon. Với đặc tính bền vững trong tự nhiên, chất thải nhựa và túi nilon
tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao, trở thành một thách thức rất lớn đối
với cộng đồng và xã hội. Hơn nữa, theo Bộ TN&MT, Ngày Môi trường thế giới
năm 2018 được Liên Hợp quốc tổ chức với chủ đề “Giải quyết ô nhiễm nhựa và
nilon” nhằm tuyên truyền, vận động, kêu gọi mọi người cùng nhau thay đổi thói
quen cuộc sống hàng ngày để giảm gánh nặng ô nhiễm chất thải nhựa và ni-lông
tới môi trường tự nhiên và sức khỏe của con người. Mục tiêu của thuế tiêu thụ đặc
biệt là điều chỉnh hành vi tiêu dùng, vì vậy cần thiết phải bổ sung túi ni-lơng vào
danh mục hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.


KẾT LUẬN
Luật thuế tiêu thụ đặc biệt tại Việt Nam đã được quy định một cách chặt chẽ,
linh hoạt, phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội qua từng thời kì từ năm 1990 đến
nay. Cuộc sống càng phát triển thì xuất hiện càng nhiều loại hàng hóa, dịch vụ
khơng có lợi cho con người, khơng phù hợp với thu nhập hay cần tiết kiệm. Do đó,
pháp luật nói chung và pháp luật về thuế tiêu thụ đặc biệt nói riêng ln cần được
sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện để đáp ứng tốt nhất mục tiêu điều tiết sản xuất và tiêu
dùng của loại thuế này.

13


PHỤ LỤC
Biểu thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt theo Điều 7, Luật sửa đổi, bổ sung Luật thuế
tiêu thụ đặc biệt năm 2014
BIỂU THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT
STT

Hàng hóa, dịch vụ

I

Hàng hóa

1

Thuốc lá điếu, xì gà và các chế phẩm khác từ cây thuốc lá

2


Thuế suất
(%)

Từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 đến hết ngày 31 tháng 12
năm 2018

70

Từ ngày 01 tháng 01 năm 2019

75

Rượu
a) Rượu từ 20 độ trở lên
Từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 đến hết ngày 31 tháng 12
năm 2016

55

Từ ngày 01 tháng 01 năm 2017 đến hết ngày 31 tháng 12
năm 2017

60

Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018

65

b) Rượu dưới 20 độ


3

Từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 đến hết ngày 31 tháng 12
năm 2017

30

Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018

35

Bia
Từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 đến hết ngày 31 tháng 12
năm 2016
14

55


4

Từ ngày 01 tháng 01 năm 2017 đến hết ngày 31 tháng 12
năm 2017

60

Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018

65


Xe ô tô dưới 24 chỗ
a) Xe ô tô chở người từ 9 chỗ trở xuống, trừ loại quy định
tại điểm 4đ, 4e và 4g của Biểu thuế quy định tại Điều này
Loại có dung tích xi lanh từ 2.000 cm3 trở xuống

45

Loại có dung tích xi lanh trên 2.000 cm3 đến 3.000 cm3

50

Loại có dung tích xi lanh trên 3.000 cm3

60

b) Xe ô tô chở người từ 10 đến dưới 16 chỗ, trừ loại quy
định tại điểm 4đ, 4e và 4g của Biểu thuế quy định tại Điều
này

30

c) Xe ô tô chở người từ 16 đến dưới 24 chỗ, trừ loại quy
định tại điểm 4đ, 4e và 4g của Biểu thuế quy định tại Điều
này

15

d) Xe ô tô vừa chở người, vừa chở hàng, trừ loại quy định
tại điểm 4đ, 4e và 4g của Biểu thuế quy định tại Điều này


15

Bằng 70%
mức thuế
suất áp
dụng cho xe
cùng loại
đ) Xe ô tô chạy bằng xăng kết hợp năng lượng điện, năng
quy định tại
lượng sinh học, trong đó tỷ trọng xăng sử dụng không quá
điểm 4a, 4b,
70% số năng lượng sử dụng.
4c và 4d
của Biểu
thuế quy
định tại
Điều này
e) Xe ô tô chạy bằng năng lượng sinh học
15

Bằng 50%


mức thuế
suất áp
dụng cho xe
cùng loại
quy định tại
điểm 4a, 4b,
4c và 4d

của Biểu
thuế quy
định tại
Điều này
g) Xe ô tô chạy bằng điện
Loại chở người từ 9 chỗ trở xuống

25

Loại chở người từ 10 đến dưới 16 chỗ

15

Loại chở người từ 16 đến dưới 24 chỗ

10

Loại thiết kế vừa chở người, vừa chở hàng

10

5

Xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi lanh
trên 125 cm3

20

6


Tàu bay

30

7

Du thuyền

30

8

Xăng các loại

9

a) Xăng

10

b) Xăng E5

8

c) Xăng E10

7

Điều hòa nhiệt độ công suất từ 90.000 BTU trở xuống


10

10 Bài lá

40

11 Vàng mã, hàng mã

70
16


II Dịch vụ
1

Kinh doanh vũ trường

40

2

Kinh doanh mát-xa, ka-ra-ô-kê

30

3

Kinh doanh ca-si-nơ, trị chơi điện tử có thưởng

35


4

Kinh doanh đặt cược

30

5

Kinh doanh gôn

20

6

Kinh doanh xổ số

15

17


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1)
2)
3)
4)
5)
6)
7)

8)

Luật thuế tiêu thụ đặc biệt năm 1990
Luật sửa đổi, bổ sung thuế tiêu thụ đặc biệt năm 1995
Luật thuế tiêu thụ đặc biệt năm 1998
Luật sửa đổi, bổ sung Luật thuế tiêu thụ đặc biệt năm 2003
Luật sửa đổi, bổ sung Luật thuế tiêu thụ đặc biệt năm 2005
Luật thuế tiêu thụ đặc biệt năm 2008
Luật sửa đổi, bổ sung Luật thuế tiêu thụ đặc biệt năm 2014
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng, Luật thuế

tiêu thụ đặc biệt và Luật quản lý thuế năm 2016
9) Giáo trình luật thuế Việt Nam, Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb. CAND, Hà
Nội, 2015
10)

Michel Bouvier, Nhập môn luật thuế đại cương và lí thuyết thuế, Nxb.

Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005.
11)

TS. Phạm Thị Giang Thu (chủ nhiệm), Tài chính cơng Việt Nam:

Thực trạng và giải pháp hồn thiện, Đề tài khoa học cấp bộ, Bộ tư pháp,
2013
12)

Baker & McKenzie, Bangkok Office, Guide to Taxes in Thailand,

CCH Asia Limited the Information Professionals


18



×