Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

HAY NOI LOI CAM ON VA XIN LOI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (184.47 KB, 9 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>HÃY NÓI LỜI CẢM ƠN VÀ XIN LỖI. Trong cuộc sống hối hả bộn bề với bao công việc lời cảm ơn và xin lỗi - bài học về phép lịch sự đầu tiên của mỗi người dường như đang bị lãng quên. Tiến cảm ơn, xin lỗi đang thưa dần. Từ khi bập bẹ biết nói, biết nhận thức chúng ta đã được cha mẹ, người lớn dạy nói lời cảm ơn khi nhận được quà, xin lỗi khi làm hỏng đồ của người lớn. Lớn lên đến trường cô giáo dạy biết nói lời cảm ơn khi được sự giúp đỡ, xin lỗi khi mắc sai lầm. Và mỗi khi người nói hoặc người nhận lời cảm ơn, xin lỗi đều cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc. Lời cảm ơn hay xin lỗi không chỉ đem đến niềm vui tới người nhận mà chúng còn trực tiếp giải tỏa khúc mắc, gỡ rối các quan hệ, và con người cũng vì thế mà sống vị tha hơn. Trước đây trong quan hệ xá hội, cảm ơn và xin lỗi là một trong các tiêu chí để đánh giá văn hóa của một con người bởi cảm ơn, xin lỗi là hành vi văn minh, lịch sự. Nhưng những năm gần đây, lời cảm ơn và xin lỗi có chiều hướng giảm trong giao tiếp xã hội đặc biệt là ở giới trẻ, học sinh. “Bạn lấy hộ mình cây viết”, nhận cây viết từ tay bạn mà không một lời cảm ơn hay như “Bạn nhặt hộ cây thước mình với”, giật ngay cây thước trên tay bạn xem như đó là trách nhiệm của người khác…Chỉ một việc hết sức đơn giản là nói hai tiếng cảm ơn mà vẫn không nói được thì thử hỏi tình bạn làm sao có được, làm sao chân thành, sâu sắc được. Mắc lỗi với bạn, với người khác nếu mình biết nói lời xin lỗi thì thử hỏi có sự cãi vã, xô xát rồi đánh nhau được. Có người cho rằng nguyên nhân của tình trạng này là do sự lỏng lẻo của chuẩn mực ứng xử. Lại có người cho rằng lối sống công nghiệp làm thay đổi, hay do bản tính của người đó vốn không quen với hai từ cảm ơn, xin lỗi…Song thiết nghĩ vẫn còn một nguyên nhân nữa là do người lớn chúng ta trong giao tiếp xã hội ít sử dụng lời cảm ơn khi nhận được sự giúp đỡ, xin lỗi khi gây phiền, mắc lỗi với người khác. Và điều này không ít nhiều làm các em khi tiếp xúc và học trực tiếp từ người lớn.. Xin lỗi khi bản thân mắc lỗi là chuyện bình thường nhưng có những lời xin lỗi khi thốt ra rồi mà vẫn không chịu sứa chữa lỗi lầm của mình hay như có những lời cảm ơn cho qua loa lấy lệ hoặc để lấy lòng người khác..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Giữa bộn bề công việc chúng ta hãy dành một ít thời gian đẻ nghĩ rằng có biết bao nhiêu điều cần thiết để ta nói lời cảm ơn, xin lỗi để mối quan hệ giữa con người với con người trở nên thân thiện, vị tha và tốt đẹp hơn.. 7. Trên đồng cỏ có 6 con bò, đếm đi đếm lại chỉ có 12 cái chân. Hỏi tại sao ? TL: Con bò này cưỡi lên lưng con bò kia theo dây chuyền và vòng tròn nên mỗi con chỉ có 2 chân! 8. Một kẻ giết người bị kết án tử hình. Hắn ta phải chọn một trong ba căn phòng: phòng thứ nhất lửa cháy dữ dội, phòng thứ hai đầy những kẻ ám sát đang giương súng, và phòng thứ ba đầy sư tử nhịn đói trong ba năm. Phòng nào an toàn nhất cho hắn? TL: Phòng 3 vì sư tử chết hết rồi. PHỤ LỤC 1. Mục lục 2. Lời ngỏ 3. Những kỉ niệm về thầy cô, mái trường 4. Những kỉ niệm về bạn bè, gia đình 5. Kinh nghiệm trong học tập 6. Chuyên mục: học tập , đố vui, toán vui 7. Chuyên mục giải trí 8. Chuyên mục: Họa sĩ nhí 9. Nốt nhạc học trò 10. Lời của ban biên tập.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Tình trò Lời ngỏ Là một người Việt Nam chúng ta không thể nào quên truyền thống tôn sư trọng đạo mà ông cha ta đã truyền dạy từ bao đời nay. Không thầy đố mày làm nên... Chính thầy cô đã chắp cánh cho những ước mơ của chúng ta bay cao, cung cấp hành trang kiến thức cho chúng ta bước vào đời và giúp chúng ta thành công trên con đường học vấn. Nhân ngày 20 11 “CÁNH DIỀU” lớp 6B xin gởi đến các bạn những bài thơ, bài văn về thầy cô giáo để chúng ta cùng chia sẻ niềm vui và bày tỏ lòng biết ơn với các thầy cô của mình trong ngày vui này, đồng thời cũng để nhắc nhở rằng : Ăn quả phải nhớ người trồng cây Chỉ một trang giấy thôi làm sao nói hết được nỗi niềm riêng và tình chung của người học trò với mỗi thầy cô. Ngày 20/11 hàng năm - ngày lễ và cũng là ngày vui của các thầy cô giáo. Ngày để chúng ta bày tỏ lòng biết ơn đến những người cha người mẹ thứ hai đã dạy dỗ chúng ta nên người. Thầy cô sẽ mãi là người chở con đò kiến thức nhưng xin mái tóc kia đừng chuyển màu, xin những nếp nhăn chỉ là nếp nhăn nơi khoé miệng cười vui. Đò cập bến lòng thầy khoan khoái Người lên bờ ngoái lại nhìn trông Người đưa đò nhẹ lướt trên sông Tiếp tục những chuyến đò đưa ấy Còn sau đây là những trang văn, những vần thơ của các thành viên lớp 6B chúng tôi, để bày tỏ tấm lòng của chúng tôi dành cho thầy cô giáo, tấm Tình trò mênh mông mà không một bài thơ, trang văn nào có thể chuyển tải hết được..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> NÉT CHỮ THẦY CÔ Tấm bảng quen nét chẳng mờ Ghi bao bài giảng của thầy cô Là bao tấm lòng em luôn nhớ Suốt cả cuộc đời em vẫn mơ. Nét chữ thầy cô là cánh cửa Mở rộng tương lai em vào đời Có bao nắng ấm, bao gió mát Suốt cả cuộc đời nhớ khôn nguôi Ngày hội thầy cô bao vui mừng Dâng hoa kính tặng bao thân thương Chính thầy cô mãi là thần tượng Mang tri thức về với chúng em.. Ơn Thầy Viên phấn nào trên tay Thầy dạy em học chữ Bụi phấn nào bay bay Vương tóc thầy trắng xóa Bao mùa thu đi qua Thầy xưa nay đã già Khai trí em thêm sáng Cho cây đời nở hoa Từng lời giảng yêu thương Bao lớp trẻ xa trường Gói hành trang thêm nặng Nghĩa tình thầy vấn vương Mai lớn khôn nên người Khi nào em quên được? Công ơn người đi trước Dìu dắt chúng em theo..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> ĐỐ VUI 1. Lên ba chưa biết nói biết cười. Đó là ai? 2. Chưa ăn màu xanh Ăn vào màu đỏ Nhả ra màu đen Đó là trái gì? 3. Con gì có một xương?  Thánh Gióng  Qủa dưa hấu  Con mực 4. Bạn hãy tưởng tượng bạn đang đi trên 1 con thuyền trên 1 dòng sông có rất nhiều cá ăn thịt đến giữa dòng bỗng thuyền của bạn bị thủng 1 lỗ rất to, sau vài phút nữa thuyền sẽ chìm và chắc chắn bạn sẽ là bữa ăn những con cá này. Bạn làm cách nào đơn giản nhất để thoát ra khỏi cái hoàn cảnh chết tiệt này?. TL: Đừng tưởng tượng nữa 5. Một người đi vào rừng sâu để thám hiểm, thật không may cho ông ta khi bắt gặp một con đười ươi rất hung dữ muốn xé xác ông ta ra. Trong tay ông ta có 2 con dao , ông sợ quá vứt 2 con dao ra đó, con đười ươi nhặt lên và sau vài phút nó nằm vật xuống đất chết luôn. Bạn có biết tại sao không? TL: Nó cầm dao và đấm vào ngực nó (đười ươi hay làm thế). 6. Có một cây cầu có trọng tải là 10 tấn, có nghĩa là nếu vượt quá trọng tải trên 10 tấn thì cây cầu sẽ sập. Có một chiếc xe tải chở hàng, tổng trọng tải của xe 8 tấn + hàng 4 tấn = 12 tấn. Vậy đố các bạn làm sao bác tài qua được cây cầu này (Không được bớt hàng ra khỏi xe)? TL: Bác tài cứ đi qua thôi, còn xe thì ở lại. 7. Nếu chỉ có một que diêm, trong một ngày mùa đông giá rét, bạn bước vào căn phòng có một cây đèn, một bếp dầu, và một bếp củi, bạn thắp gì trước tiên? TL: Que diêm. 8. 2 con vịt đi trước 2 con vịt, 2 con vịt đi sau 2 con vịt, 2 con vịt đi giữa 2 con vịt. Hỏi có mấy con vịt? TL: 4. 9. Cái gì đen khi bạn mua nó, đỏ khi dùng nó và xám xịt khi vứt nó đi? TL: Than. 10. Lịch nào dài nhất? TL: Lịch sử. 11. Xã đông nhất là xã nào? TL: Xã hội. 12. Con đường dài nhất là đường nào? TL: Đường đời. 13. Cái gì mà đi thì nằm, đứng cũng nằm, nhưng nằm lại đứng? TL: Bàn chân..

<span class='text_page_counter'>(6)</span> 14. Môn gì càng thắng càng thua ? TL: Môn đua xe đạp. 15. Con gì đập thì sống, không đập thì chết? TL: Con tim. 16. Có 1 đàn chuột điếc đi ngang qua, hỏi có mấy con? TL: điếc là hư tai, hư tai là hai tư (24). 17. Bỏ ngoài nướng trong, ăn ngoài bỏ trong là gì? TL: Bắp ngô. 18. Có 1 con trâu. Đầu nó thì hướng về hướng mặt trời mọc, nó quay trái 2 vòng sau đó quay ngược lại sau đó lại quay phải hay vòng hỏi cái đuôi của nó chỉ hướng nào? TL: Chỉ xuống đất. 19. Cái gì tay trái cầm được còn tay phải cầm không được? TL: Tay phải. 20. 2 người: 1 lớn, 1 bé đi lên đỉnh một quả núi. Người bé là con của người lớn, nhưng người lớn lại không phải cha của người bé, hỏi người lớn là ai? TL: Mẹ. 21. Từ gì mà 100% nguời dân Việt Nam đều phát âm sai? TL: Từ “sai”. 22. Một ly thuỷ tinh đựng đầy nước, làm thế nào để lấy nước dưới đáy ly mà không đổ nước ra ngoài? TL: Dùng ống hút. 23. Tại sao khi bắn súng người ta lại nhắm một mắt? TL: Nhắm 2 mắt thì sẽ không thấy đường để bắn. 24. Hãy chứng minh 4 : 3 = 2 TL: 4 : 3 = tứ chia tam = tám chia tư = 8 : 4 = 2. 25. Làm sao để cái cân tự cân chính nó? TL: Lật ngược cái cân lại..

<span class='text_page_counter'>(7)</span> BÍ QUYẾT HỌC GIỎI MÔN NGỮ VĂN Trước hết là bạn phải yêu môn Ngữ văn đã... sau đó bạn tìm hiểu sách vở. Nếu thấy khó quá thì hãy mở sách học tốt ra tham khảo. Muốn học giỏi Ngữ văn thì ngoài năng khiếu bẩm sinh thì bạn có thể rèn luyện bằng cách đọc nhiều sách, đọc kỹ. Như thế, dần dần bạn sẽ tích lũy được nhiều vốn từ và cách dùng từ cho hợp ngữ cảnh, cho hay. Càng tìm hiểu nhiều thì bạn sẽ dần tạo sự tinh tế, linh hoạt và nhạy bén với ngôn ngữ. Và thế là tự nhiên viết văn trôi chảy và hay thôi! Trước tiên cần có một tấm lòng nhân hậu, hiểu sâu xa về vấn đề đó cùng với cảm xúc của bạn. Chúc bạn thành công 1. Hãy gieo trồng trong tâm hồn trí tuệ mình lòng ham muốn, niềm tin để tước bỏ những cái nhãn cũ, "dán" trên nhân cách mình những cái nhãn mới. 2. Luyện đọc nhanh tất cả các văn bản: sách giáo khoa, sách tham khảo, báo chí, vở ghi,... 3. Xây dựng thói quen học tập. a) Mang đầy đủ tài liệu sách vở đến lớp (chuẩn bị từ tối hôm trước để chủ động vào sáng hôm sau) b) Thực hiện các bước học tập như: soạn - nghe - thảo luận - ghi chép - ôn bài; vui vẻ, hào hứng đón chờ bài kiểm tra; muốn thành công và có niềm tin. 4. Học theo đặc trưng của phân môn a) Đọc - hiểu văn bản: Đọc nhanh, gạch dưới từ khóa để: phát hiện => giải mã => bình giá => suy luận b) Tiếng việt: Nắm vững khái niệm => vận dụng giải bài tập => Đọc văn, viết văn c) Làm văn: Đọc kĩ đề => tìm ý, dàn ý => vận dụng các kĩ năng để làm bài 5. Thực hiện lời dạy của Bác: "Dĩ bất biến, ứng vạn biến": nắm vững những kiến thức và kĩ năng cơ bản để linh hoạt giải các bài tập. 6. Phải rèn thói quen tự kiểm tra, đánh giá và sửa lỗi sau khi làm bài tập a) Đọc lại đề, đọc kĩ lời phê, sửa lỗi kịp thời, không được tự ái, bi quan b) Lập bảng theo dõi bài làm để tự rút kinh nghiệm c) Tham khảo bài viết điểm cao của lớp để học tập 7. Rèn thói quen mở mang kiến thức.. *&*. 9 BÍ KÍP HỌC VĂN CỦA MÌNH * Tạo hứng thú và duy trì hứng thú * Làm giàu vốn ngôn ngữ * Học thuộc lòng là một biện pháp để giỏi văn hiệu nghiệm * Chăm đọc sách * Nghệ thuật bắt chước để giỏi văn * Ba yêu cầu để giỏi văn: quan sát tinh tế - tưởng tượng dồi dào - nghị luận chắc chắn * Bài học ngoài đời.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> * Phấn đấu cái riêng của mình * Công phu giọt giũa. CA DAO TỤC NGỮ * Ăn quả nhớ kẻ trồng cây Có danh có vọng nhớ thầy khi xưa. * Bồng bồng mẹ bế con sang Đò dọc quan cấm đò ngang không chèo Muốn sang thì bắt cầu kiều Muốn con hay chữ, thì yêu lấy thầy!. * Cơm cha áo mẹ chữ thầy Gắng công mà học có ngày thành danh * Cơm cha áo mẹ chữ thầy Nghĩ sao cho bõ những ngày ước ao * Con ơi ghi nhớ lời này Công cha, nghĩa mẹ, công thầy chớ quên. *Không thầy đố mày làm nên * Trọng thầy mới được làm thầy * Mấy ai là kẻ không thầy Thế gian thường nói: đố mày làm nên !.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> HÃY NÓI LỜI CẢM ƠN VÀ XIN LỖI Trong cuộc sống hối hả bộn bề với bao công việc lời cảm ơn và xin lỗi - bài học về phép lịch sự đầu tiên của mỗi người dường như đang bị lãng quên. Tiến cảm ơn, xin lỗi đang thưa dần. Từ khi bập bẹ biết nói, biết nhận thức chúng ta đã được cha mẹ, người lớn dạy nói lời cảm ơn khi nhận được quà, xin lỗi khi làm hỏng đồ của người lớn. Lớn lên đến trường cô giáo dạy biết nói lời cảm ơn khi được sự giúp đỡ, xin lỗi khi mắc sai lầm. Và mỗi khi người nói hoặc người nhận lời cảm ơn, xin lỗi đều cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc. Lời cảm ơn hay xin lỗi không chỉ đem đến niềm vui tới người nhận mà chúng còn trực tiếp giải tỏa khúc mắc, gỡ rối các quan hệ, và con người cũng vì thế mà sống vị tha hơn. Trước đây trong quan hệ xá hội, cảm ơn và xin lỗi là một trong các tiêu chí để đánh giá văn hóa của một con người bởi cảm ơn, xin lỗi là hành vi văn minh, lịch sự. Nhưng những năm gần đây, lời cảm ơn và xin lỗi có chiều hướng giảm trong giao tiếp xã hội đặc biệt là ở giới trẻ, học sinh. “Bạn lấy hộ mình cây viết”, nhận cây viết từ tay bạn mà không một lời cảm ơn hay như “Bạn nhặt hộ cây thước mình với”, giật ngay cây thước trên tay bạn xem như đó là trách nhiệm của người khác…Chỉ một việc hết sức đơn giản là nói hai tiếng cảm ơn mà vẫn không nói được thì thử hỏi tình bạn làm sao có được, làm sao chân thành, sâu sắc được. Mắc lỗi với bạn, với người khác nếu mình biết nói lời xin lỗi thì thử hỏi có sự cãi vã, xô xát rồi đánh nhau được. Có người cho rằng nguyên nhân của tình trạng này là do sự lỏng lẻo của chuẩn mực ứng xử. Lại có người cho rằng lối sống công nghiệp làm thay đổi, hay do bản tính của người đó vốn không quen với hai từ cảm ơn, xin lỗi…Song thiết nghĩ vẫn còn một nguyên nhân nữa là do người lớn chúng ta trong giao tiếp xã hội ít sử dụng lời cảm ơn khi nhận được sự giúp đỡ, xin lỗi khi gây phiền, mắc lỗi với người khác. Và điều này không ít nhiều làm các em khi tiếp xúc và học trực tiếp từ người lớn. Xin lỗi khi bản thân mắc lỗi là chuyện bình thường nhưng có những lời xin lỗi khi thốt ra rồi mà vẫn không chịu sứa chữa lỗi lầm của mình hay như có những lời cảm ơn cho qua loa lấy lệ hoặc để lấy lòng người khác. Giữa bộn bề công việc chúng ta hãy dành một ít thời gian đẻ nghĩ rằng có biết bao nhiêu điều cần thiết để ta nói lời cảm ơn, xin lỗi để mối quan hệ giữa con người với con người trở nên thân thiện, vị tha và tốt đẹp hơn..

<span class='text_page_counter'>(10)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×