Tải bản đầy đủ (.doc) (69 trang)

Những bài làm văn hay lớp 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (608.43 KB, 69 trang )

Bài 12
“Tuyên ngôn độc lập” là
bản anh hùng ca của dân tộc
Việt nam trong thời đại Hồ Chí
Minh. Những cảm nhận và suy
nghĩ của em về bài văn chính
luận ấy ?
BÀI LÀM
Năm 1076, Lý Thường
Kiệt đọc “Nam quốc sơn hà…”
trên chiến tuyến sơng Cầu – Như
Nguyệt.
Năm 1428, Nguyễn Trãi
viết “Bình Ngô đại cáo”, áng
thiên cổ hùng văn của Đại Việt
trong thế kỉ 15.
Ngày 2/9/1945, tại quảng
trường Ba Đình lịch sử, Chủ tịch
Hồ Chí Minh đọc “Tun ngơn
độc lập” – bản anh hùng ca của
dân tộc Việt Nam trong giữa thế kỉ
20.
“Phải trăm năm mới có
ngày độc lập
Ai đếm hết chuỗi người
lên máy chém lúc hừng đông
Roi vọt Côn Lôn, ngục tù
Phú Quốc…
Mỗi trang sử đất này đều
ngập máu cha ông”
1. Sau gần một thế kỉ đấu


tranh vô cùng kiên cường và anh
dũng, nhân dân Việt Nam dưới
sự lãnh đạo của Đảng và Hồ Chủ
Tịch đã quật khởi đứng lên tổng
khởi nghĩa tháng Tám năm 1945
Ngày 19/8/1945, chính
quyền ở thủ đơ Hà Nội đã về tay
nhân dân ta. 23/8/1945, tại Huế và
Hải Phịng, chính quyền cách
mạng đã được thành lập. Ngày
25/8/1945, một triệu đồng bào Sài
Gòn – Chợ Lớn đã khởi nghĩa
thành công. Chỉ không đầy 10
ngày, cả nước ta đã giành được
chính quyền về tay nhân dân, cuộc
cách mạng tháng Tám đã thành
cơng rực rỡ.
Ngày 26/8, Chủ tịch Hồ
Chí Minh từ căn cứ địa Việt Bắc về
tới Hà Nội. Tại căn gác 48 phố
Hàng Ngang, Người khởi thảo

“Tuyên ngôn độc lập”. Ngày
2/9/1945, trước mấy chục vạn
đồng bào thủ đô Hà Nội, thay mặt
Chính phủ Lâm thời, Hồ Chủ tịch
đọc “Tuyên ngôn độc lập”, tuyên
bố thủ tiêu vĩnh viễn chế độ
phong kiến và chế độ thực dân,
khai sinh ra nước Việt Nam Dân

chủ Cộng hòa, mở ra một kỉ
nguyên mới : Độc lập Tự do và
chủ nghĩa xã hội.
2. Mở đầu Tuyên ngôn
độc lập
Nếu như “Nam quốc sơn
hà” của Lý Thường Kiệt mở đầu
bằng một lời tuyên ngôn đanh thép
: “Nam quốc sơn hà Nam đế cư”,
“Bình Ngơ đại cáo” của Nguyễn
Trãi khẳng định sức mạnh nhân
nghĩa Đại Việt : “Việc nhân nghĩa
cốt ở yên dân – Quân điếu phạt
trước lo trừ bạo”, thì “Tun ngơn
đọc lập”, Hồ Chủ tịch lại mở đầu
bằng cách trích dẫn hai câu nổi
tiếng trong hai bản “Tun ngơn”
nổi tiếng trên thế giới.
Câu thứ nhất trích dẫn từ
bản Tuyên ngôn độc lập năm
1776 của Mĩ :
“Tất cả mọi người sinh ra
đều có quyền bình đảng. Tạo hóa
cho họ những quyền khơng ai có
thể xâm phạm được : trong những
quyền ấy, có quyền độc lập sống,
quyền tự do và quyền mưu cầu
hạnh phúc”.
Câu thứ hai trích dẫn từ
bản Tuyên ngôn Nhân quyền và

Dân quyền của Cách mạng Pháp
năm 1791 :
“Người ta sinh ra tự do và
bình đẳng và quyền lợi, và phải
luôn luôn được tự do và bình
đẳng về quyền lợi”.
Chủ tịch Hồ Chí Minh mở
đầu bằng cách trích dẫn như vậy
bởi lẽ Người có nhiều dụng ý
chiến lược và chiến thuật sâu sắc.
Trước hết, đứng trên tầm
cao thời đại, Người ca ngợi 2 cuộc
Cách mạng của Mĩ và Pháp trong
thế kỉ 18 là hai cuộc Cách mạng vĩ

đại, tư tưởng về nhân quyền và dân
quyền như quyền bình đẳng,
quyền được sống, quyền tự do,
quyền mưu cầu hạnh phúc là
những tư tưởng vĩ đại. Vì thế, Hồ
Chí Minh mới nói : “Đó là những
lẽ phải khơng ai chối cãi được”.
Người khơng chỉ trích dẫn
mà cịn “suy rộng ra” để bình
luận. Quyền bình đẳng, quyền
được sống, quyền tự do và quyền
mưu cầu hạnh phúc không chỉ là
nhân quyền và dân quyền, mà sau
thế chiến thứ hai còn là quyền
thiêng liêng, cao cả của các dân tộc

trên thế giới, là khát vọng, là xu
thế lịch sử của thời đại. Vì thế Hồ
Chủ tịch đã viết : “… Tất cả các
dân tộc trên thế giới đều sinh ra
bình đẳng, dân tộc nào cũng có
quyền sống, quyền sung sướng và
quyền tự do”.
Giáo sư Singơ Sibata trong
luận văn “Hồ Chí Minh nhà tư
tưởng” đã khẳng định tính chất độc
đáo của tư tưởng Hồ Chí Minh
được biểu hiện trong “Tun ngơn
độc lập”. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
mở rộng quyền của con người
thành quyền của dân tộc “quyền
lợi của mỗi cá nhân được coi là cơ
sở cho quyền lợi của cách mạng” ;
“Cống hiến nổi tiếng của Cụ Hồ
Chí Minh là ở chỗ Người đã phát
triển quyền lợi của con người
thành quyền lợi của dân tộc. Như
vậy tất cả mọi dân tộc đều có
quyền tự quyết định lấy vận mệnh
của mình”.
Trích dẫn 2 câu nổi tiếng
trong 2 bản Tuyên ngôn của Mĩ và
Pháp, Hồ Chủ tịch muốn khẳng
định một chân lí lịch sử và một
niềm tự hào dân tộc. Cuộc chiến
tranh giành độc lập của nhân dân

Mĩ sự ra đời bản Tuyên ngôn 1776,
cuộc cách mạng Pháp với bản
Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân
quyền năm 1791 là vô cùng vĩ đại.
Cuộc cách mạng tháng Tám năm
1945 với Tuyên ngôn độc lập ngày
2/9/1945 của dân tộc Việt Nam đã

1


mang tầm vóc thời đại và vơ cùng
vĩ đại. Hồ Chủ tịch đã biểu lộ niềm
tự hào về Đất nước ta rất anh hùng
và có một nền văn hiến lâu đời.
Trước tình hình thế giới
sau chiến tranh thế giới lần thứ hai
nên Hồ Chủ tịch mới mở đầu
Tuyên ngôn độc lập như thế. Một
mặt, Người dùng chiến thuật “gậy
ông đập lưng ông” để vạch trần dã
tâm của thực dân Pháp đã chà đạp
lên lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái
của Cách mạng Pháp đến ăn cướp
nước ta trong suốt 80 năm trời,
đồng thời để ngăn chặn âm mưu
của Đờ Gôn và bè lũ muốn tái
chiếm Việt Nam làm thuộc địa.
Mặt khác, Người đề cao tư tưởng
nhân đạo và tính pháp lí của văn

kiện lịch sử này, nhằm tranh thủ sự
ủng hộ của các nước trong phe
Đồng minh, của nhân dân thế giới
với cuộc Cách mạng tháng Tám
1945.
Tóm lại, với cách mở bài
độc đáo, đặc sắc như vậy, Tuyên
ngôn độc lập cho thấy trí tuệ un
bác, tầm nhìn chiến lược sâu sắc
rộng lớn của Hồ Chí Minh về
chặng đường lịch sử phía trước của
nhân dân ta.
3. Tun ngơn độc lập là
một áng văn chính luận thể hiện
phong cách chính luận Hồ Chí
Minh.
Văn chính luật phải được
thể hiện 3 tiêu chí sau : một là lí lẽ,
hai là lập luận, ba là bằng chứng.
“Tun ngơn độc lập” ngồi 3
tiêu chí trên cịn có những nét
riêng trong cách viết mang dấu ấn
văn phong của Hồ Chủ Tịch.
Lí lẽ của Hồ Chí Minh
rất sắc bén. Ví dụ, sau khi trích
dẫn hai bản Tuyên ngơn của Mĩ,
Pháp, rồi khẳng định “đó là những
lẽ phải khơng ai chối cãi được”,
trên cơ sở đó, Người vạch trần dã
tâm và bộ mặt xảo quyệt của thực

dân Pháp :
“Thế mà hơn 80 năm nay,
bọn thực dân Pháp lợi dụng lá cờ

tự do, bìng đẳng, bác ái, đến cướp
đất nước ta, áp bức đồng bào ta.
Hành động của chúng trái hẳn với
nhân đạo và chính nghĩa”.
Lý lẽ trên đây rất sắc bén,
có sức mạnh thuyết phục to lớn, vì
tác giả đã xây dựng luận chứng,
phát triển lý lẽ trên cở sở “những
lẽ phải”, những tư tưởng về nhân
quyền, về dân quyền, về quyền tự
quyết của các dân tộc.
Ví dụ nữa. Vạch trần chân
tướng hèn hạ, phải bội và nhục nhã
của thực dân Pháp sau cuộc đảo
chính 9/3/1945 của Nhật, lí lẽ của
Hồ Chủ tịch vừa sắc bén vừa châm
biếm, khinh bỉ :
“Ngày 9 tháng 3 năm nay,
Nhật tước khí giới của quân đội
Pháp. Bọn thực dân Pháp hoặc là
bỏ chạy, hoặc là đầu hàng. Thế là
chẳng những chúng không “bảo
hộ” được ta, trái lại, trong 5 năm,
chúng đã bán nước ta hai lần cho
Nhật”.
Lí lẽ trong văn chính luận

khơng phải là sự suy diễn vô căn
cứ, không phải là ngụy biện, trái
lại, lí lẽ phải xây dựng trên nền
tảng hiện thực và chân lí. Lí lẽ trên
đây của Hồ Chí Minh xây dựng
trên hiện thực cuộc sống và chân lí
lịch sử Việt Nam từ 1940 –
9/3/1945. Lí lẽ rất sắc bén, đanh
thép và hùng hồn là như vậy!
Cách lập luận trong
“Tuyên ngôn độc lập” như thế
nào ?
Lập luận trong văn nghị
luận là nghệ thuật luận chứng xây
dựng hệ thống lí lẽ và luận cứ để
tạo nên một cấu trúc chặt chẽ, tạo
ra những suy luận phán đoán, đi
sát chân lí, phù hợp với xu thế đi
lên của lịch sử. Cách lập luận của
Hồ Chí Minh rất chặt chẽ, hùng
biện. Lúc thì từ những luận cứ lịch
sử, Người tạo nên suy luận:
“Chúng thi hành luật pháp dã man
(luận cứ 1). Chúng lập ba chế độ
khác nhau ở Trung, Nam, Bắc
(luận cứ 2) để ngăn cản việc thống

nhất nước nhà của ta (suy diễn 1),
để ngăn cản dân tơc ta đồn kết”
(suy diễn 2). Qua đó, ta thấy : luận

cứ gắn chặt với suy diễn ; suy diễn
mang tính chất tất yếu, đó là tính
lơgích của lập luận.
Ví dụ thứ hai. Ca ngợi và
khẳng định truyền thống yêu nước,
tinh thần gan góc chống ngoại
xâm, chống thực dân, chống phát
xít của nhân dân ta, tự hào khẳng
định nền độc lập của nhân dân ta là
kết quả của một quá trình chiến
đấu và hi sinh lâu dài, với bao
nhiêu xương máu đã đổ xuống,
chứ khơng phải do một thế lực nào
ở bên ngồi ban phát cho:
“Một dân tộc đã gan góc
chống ách nơ lệ của Pháp hơn 80
năm nay (luận cứ 1), một dân tộc
đã gan góc đứng về phe Đồng
minh chống phát xít mấy năm nay
(luật cứ 2), dân tộc đó phải được tự
do ! (hệ quả 1). Dân tộc đó phải
được độc lập ! (hệ quả 2).
Cách lập luận trên đây rất
chặt chẽ, độc đáo và hùng biện. Từ
luận cứ 1 và luận cứ 2, Người
khẳng định hệ quả 1 rồi tăng cấp
rút ra hệ quả 2. Nếu viết : “Dân tộc
đó phải được tự do và phải được
độc lập” thì chất hùng biện đã
giảm đi phần lớn. Lối viết trùng

điệp, đối xứng cũng góp phần tạo
nên một đoạn văn đẹp nổi tiếng
của Hồ Chủ tịch.
Sau chiến tranh thế giới
lần thứ 2, Đờ Gôn và bọn thực dân
Pháp hiếu chiến đưa ra luận điệu :
Việt Nam vẫn là thuộc địa của
Pháp”, Hồ Chủ tịch đã bác bỏ luận
điệu ấy. Tính pháp lí của “Tun
ngơn độc lập” chính một phần
được thể hiện qua đoạn văn và
nghệ thuật lập luật chặt chẽ, hùng
biện này :
“Sự thật là từ mùa thu năm
1940, nước ta đã thành thuộc địa
của Nhật, chứ không phải thuộc
địa của Pháp nữa. Khi Nhật hàng
Đồng minh thì nhân dân cả nước ta
đã nổi dậy giành chính quyền, lập

2


nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng
Hòa.
Sự thật là dân ta đã lấy lại
nước Việt Nam từ tay Nhật, chứ
không phải từ tay Pháp”.
Luận cứ, bằng chứng
trong “Tuyên ngôn độc lập” ?

Đó là những bằng chứng
lịch sử hiển nhiên khơng ai có
thể chối cãi được. Hồ Chủ tịch đã
căm thù lên án 5 tội ác lớn về
chính trị và 5 tội ác lớn về kinh tế
của thực dân Pháp trong 80 năm
thống trị nước ta. Đây là tội ác thứ
3 về chính trị :
“Chúng lập ra nhà tù nhiều
hơn trường học. Chúng thẳng tay
chém giết những người yêu nước
thương nòi của ta. Chúng tắm các
cuộc khởi nghĩa của ta trong
những bể máu”.
Tội ác thứ 5 về kinh tế của
thực dân Pháp là trong vòng 5 năm
chúng đã bán được nước ta 2 lần
cho Nhật, và chúng đã gây ra nạn
đói năm 1945, làm hơn 2 triệu
đồng bào ta bị chết đói !
Xưa kia trong “Bình ngơ
đại cáo”, Nguyễn Trãi căm giận
lên án tộc ác quân “cuồng Minh”
đã “Nước dân đen trên ngọn lửa
hung tàn – Vùi con đỏ xuống dưới
hầm tai vạ”. Tội ác ghê tởm ấy:”Lẽ
nào trời đất dung tha – Ai bảo thần
dân chịu được ?”Đọc “Tuyên ngôn
độc lập” ta cũng có cảm nhận ấy !
“Tun ngơn độc lập” thể

hiện cách viết ngắn gọn, súc tích,
hùng hồn của Hồ Chí Minh. Cả
bản “Tun ngơn” hàm chứa biết
bao sự kiện lịch sử, bao ý tưởng vĩ
đại nhưng áng văn chính luật này
chỉ dài 1032 chữ ; trong đó Người
dùng 104 chữ “chép” 5 tội ác lớn
của thực dân Pháp. Chủ yếu Người
sử dụng câu văn ngắn. Có câu chỉ
có 9 từ mà nêu lên một cục diện
chính trị, một tình thế cách mạng
sơi sục : “Pháp chạy, Nhật hàng,
vùa bảo Đái thoái vị”. Các động
từ, trạng ngữ thể hiện tính chất

triệt để của cuộc Cách mạng tháng
Tám :
…”Bởi thế cho nên, chúng
tơi, Lâm thời Chính phủ của nước
Việt Nam mới, đại biểu cho tồn
dân Việt nam, tun bố thốt ly
hẳn quan hệ thực dân với Pháp,
xóa bỏ hết những hiệp ước mà
Pháp đã ký kết về nước Việt Nam,
xóa bỏ tất cả mọi đặc quyền của
Pháp trên đất nước Việt Nam”.
Các từ ngữ : “thốt li hẳn”,
“xóa bỏ hết”, “xóa bỏ tất cả” là
linh hồn của đoạn văn trên, thể
hiện cách dùng từ đặt câu của Hồ

Chủ tịch : sắc sảo, chính xác, mạnh
mẽ.
“Tun ngơn độc lập:”
phản ánh truyền thống yêu nước
anh hùng chống ngoại xâm của dân
tộc ta, nói lên khát vọng về độc
lập, tự do của nhân dân ta. Nó là
bản anh hùng ca thời đại. Lời
tuyên bố của Chủ tịc Hồ Chí Minh
biểu lộ sức mạnh nhân nghĩa trong
thời đại mới, đanh thép và hùng
hồn :
“Nước Việt Nam có quyền
hưởng tự do và độc lập, và sự thật
đã thành một nước tự do, độc lập.
Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết
đem tất cả tinh thần và lực lượng,
tính mạng và của cải để giữ vững
quyền độc lập ấy”.
Đại tướng Võ Nguyên
Giáp trong cuốn hồi kí “Những
năm tháng khơng thể nào qn” có
viết :
“Lịch sử đã sang trang.
Một kỉ nguyên mới bắt đầu : Kỷ
nguyên Độc lập, Tự do, Hạnh
Phúc… Cả dân tộc đã hồi sinh. Vô
vàn khó khăn cịn ở phía trước
mắt. Nhưng đối với bọn đế quốc,
muốn phục hồi lại thiên đàng đã

mất, mọi việc cũng khơng cịn dễ
dàng như xưa…”
Hồ Chí Minh đã có lần
nói, suốt cuộc đời hoạt động cách
mạng, chỉ có lúc soạn thảo “Tun
ngơn độc lập” là “những giờ phút
sảng khối nhất” của Người.

Có thể nói, “Tun ngơn
độc lập” là một văn kiện lịch sử
trọng đại của nhân dân ta, tiêu biểu
nhất cho phong cách chính luận
của Hồ Chí Minh : ngắn gọn, súc
tích, đanh thép, hùng hồn, lí lẽ sắc
bén, lập luận chặt chẽ đanh thép…
Đúng là “Lời Non Nước” cao cả và
thiêng liêng.
Bài 13
“Nguyên tiêu” (Rằm
tháng giêng) là một bài thơ xuân
tuyệt tác của Hồ Chí Minh. Hãy
phân tích bài thơ.
“Đề thi Đại học năm 1997
của Trường Đại học Quốc gia Hà
Nội –Ban C – câu 2
BÀI LÀM
“Nguyên tiêu” nằm trong
chùm thơ chữ Hán của Hồ Chí
Minh viết trong 9 năm kháng chiến
chống Pháp, tại chiến khu Việt Bắc

: “Nguyên tiêu”, “Báo tiệp”, “Thu
dại”… Sau chiến thắng Việt Bắc,
thu đông năm 1947, sang xuân hè
1948, quân ta lại thắng lớn trên
đường số Bốn. Niềm vui thắng trận
trần ngập tiền tuyến hậu phương.
Trong khơng khí sơi động và phấn
chấn ấy, bài thơ “Nguyên tiêu” của
Bác Hồ xuất hiện trên báo “Cứu
quốc” như một đóa hoa xuân ngào
ngạt và rực rỡ sắc hưởng. Xuân
Thủy đã dịch khá hay bài thơ này.
Nguyên tác bằng Chứ Hán, viết
theo thể thơ thất ngôn tư tuyệt :
“Kim dạ nguyên tiêu
nguyệt chính viên,
Xuân giang, xuân thủy tiếp
xuân thiên ;
Yên ba thâm xứ đàm quân
sự,
Dạ bán quy lai nguyệt mãn
thuyền.”
Đêm nguyên tiêu trăng
sáng ngời trên một không gian bao
la. Bài thơ nói lên cảm xúc và
niềm vui dào dạt trong tâm hồn
lãnh tụ đêm nguyên tiêu lịch sử.
1. Hai câu đầu vẽ lên cảnh
đẹp tuyệt vời đêm nguyên tiêu.
Trên bầu trời, vầng trăng vừa tròn


3


(nguyệt chính viên). Trăng rằm
tháng giêng mang vẻ đẹp tươi xinh
khác thường vì mùa xuân làm cho
trăng thêm đẹp. Và trăng cũng làm
cho cảnh vật mang vẻ đẹp hữu
tình. Đất nước quê hướng bao la
một màu xanh bát ngát. Màu xanh
lấp lánh của “xuân giang”, màu
xanh ngọc bích của “xuân thủy”
tiếp nối với màu xanh thanh niên
của “xuân thiên”. Ba từ “xuân”
trong câu thơ thứ hai là những nét
vẽ đặc sắc làm nổi bật cái “thần”
của cảnh vật sông, nước và bầu
trời :
“Xuân giang, xuân thủy
tiếp xuân thiên”.
(Sông xuân nước lẫn mầu
trời thêm xuân)
“Xuân” trong câu thơ chữ
Hán của Bác là mùa xuân, là tuổi
trẻ, là vẻ đẹp xinh tươi. Nó cịn gợi
tả mùa xn, của sơng nước, đất
trời và xuân. Nó thể hiện vẻ đẹp và
sức sống mãnh liệt của đất nước
ta : trong lửa đạn vẫn dào dạt một

sức sống trẻ trung, tiềmtàng. Ngoài
giá trị miêu tả cảnh đẹp đêm
nguyên tiêu, vần thơ còn biểu hiện
tinh tế cảm xúc tự hào, niềm vui
sướng mênh mông của một hồn
thơ đang rung động giữa một đêm
xuân đẹp, một đêm xuân lịch sử,
đất nước đang anh dũng kháng
chiến.
Với Bác Hồ, yêu vẻ đẹp
đêm nguyên tiêu, yêu thiên nhiên
cũng là yeu đời tha thiết. Bác yêu
thiên nhiên nên sông, núi, cỏ cây,
hoa lá, tạo vật trong thơ Bác rất
hữu tình. Có “Trăng lồng cổ thụ,
bóng lồng hoa”. Có “Trăng vào
cửa sổ địi thơ” trong niềm vui
thắng trận. Bác yêu hoa núi, chim
rừng Việt Bắc :”Xem sách, chim
rừng vào cửa đậu – Phê văn hoa
núi ghé nghiên soi” ; yêu ngọn gió,
giọt mưa báo mùa thu chợt đến…
Thiên nhiên trong thơ Hồ Chí
Minh là một trong những yếu tố
tạo nên sắc điệu trữ tình

“Nguyệt mãn thuyền” là
một hình ảnh rất đẹp và trữ tình,
nó làm ta nhớ đến những vần cổ
thi hoa lệ :

- “Bạn chơi năm ngoái nào
đâu tá ?
Trăng nước như xưa chín
với mười”.
(Triệu Hỗ – Đường thi)
- “Thuyền mấy lá đơng,
tây lặng ngắt,
Một vầng trăng trong vắt
lịng sơng…”
(Bạhc Cư Dị)
- “Nước biếc non xanh
thuyền gối bãi,
Đêm thanh nguyệt bạc,
khác lên lần”
(Nguyễn Trãi)
-v.v…
Trở lại bài thơ Hồ Chí
Minh, ta thấy con thuyền đang trơi
nhẹ trên sơng, ẩn hiện trong màn
khói sóng, mang theo bao ánh
trăng, hiện lên một thủ lĩnh quân
sự giàu hồn thơ đang lãnh đạo
quân dân ta kháng chiến để giành
lại độc lập, tự do, để giữ mãi
những đêm nguyên tiêu trăng đầy
trời của đất nước quê hương thanh
bình. Hình ảnh con thuyền trăng
trong bài thơ này cho thấy tâm hồn
Bác giàu tình yêu thiên nhiên,
trong kháng chiến gian khổ vẫn lạc

quan yêu đời.
Qua bài thơ “Nguyên
tiêu”, ta có thể nói, trăng nước
trong những thơ Bác rất đẹp.
Chính vầng trăng ấy đã thể hiện
phong thái ung dung, tâm hồn
thanh cao của vị lãnh tụ thiên tài
của dân tộc mang cốt cách nghệ sĩ,
nhà hiền triết phương Đông.
“Nguyên tiêu” được viết
theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt,
man mác phong vị Đường thi. Bài
thơ có đầy đủ những yếu tố của bài
thơ cổ : một con thuyền, một vầng
trăng, có sơng xuân, nước xuân,
trời xuân, có khói sóng. Điệu thơ
thanh nhẹ. Không gian bao la, yên
tĩnh… Chỉ khác một điều, ở giữa

khung cảnh thiên nhiên hữu tình
ấy, nhà thơ khơng có rượu và hoa
để thưởng trăng, không đàm đạo
thi phú từ chương, mà chỉ “đàm
quân sự”. Bài thơ như một đóa hoa
xuân đẹp trong vườn hoa dân tộc,
là tinh hoa kết tụ từ tâm hồn, trí
tuệ, đạo đức của Hồ Chí Minh.
Văn tức là người. Thơ là
tấm lòng, là tiếng cộng hưởng từ
một người đến với muốn người.

Thơ Bác Hồ tuy nói đến “trăng,
hoa, tuyết, nguyệt…” những đã
phản ánh tâm tư, tình cảm, lẽ sống
cao đẹp của Bác. Bác yêu nước,
thương dân tha thiết nên Bác càng
yêu đêm nguyên tiêu với vầng
trăng xuân thơ mộng. Trong kháng
chiến gian khổ, Bác đã hướng tới
vàng trăng rằm tháng giêng, hướng
tới bầu trời xuân với tâm hồn trong
sáng và phong thái ung dung. Cuộc
đời không thể thiếu vầng trăng.
Biết yêu trăng cũng là biết sống
đẹp. “Nguyên tiêu” là một bài thơ
trăng tuyệt tác của nhà thơ Hồ Chí
Minh. Con thuyền chở đầy ánh
trăng cũng là con thuyền kháng
chiến đang hướng tới chiến công
và niềm vui thắng trận.
Bài 14
Phân tích bài thơ “Báo
tiệp” (Tin thắng trận) của Hồ
Chí Minh.
(*Đề thi Đại học năm 1997 của
Trường Đại học Cơng đồn – câu 2
– Ban C)
BÀI LÀM
Hồ Chí Minh là một nhà
thơ lớn trong thời đại chúng ta.
Thơ chữ Hán là phần tinh túy nhất

trong sự nghiệp thơ ca của Người.
Sau “Nhật kí trong tù”,
Chủ tịch Hồ Chí Minh cịn để lại
chùm thơ chữ Hán viết tại chiến
khu Việt Bắc trong 9 năm kháng
chiến chống Pháp xâm lược :
“Ngun tiêu”, “Thu dạ”, “Báo
tiệp”, “Tặng Bùi Cơng”,v.v… Đó
là, những bài thơ mang cảm hứng
trữ tình, biểu hiện một hồn thơ
chiến sĩ tuyệt đẹp.

4


BÁO TIỆP
Nguyệt thôi song vấn : Thi thành vị ?
- Quân vụ nhưng mang vị
tố thi.
Sơn lâu chung hưởng kinh
thu mộng
Chính thị Liên khu báo
tiệp thì.
1948, Hồ Chí Minh
Hồ Chí Minh sáng tác bài
thơ này vào năm 1948, một đêm
trăng đẹp giữa núi rừng chiến khu,
khi cuộc kháng chiến của quân và
dân ta đang diễn ra vô cùng ác liệt.
Câu thơ mở bài hết sức tự nhiên.

Trăng đẩy cửa sổ hỏi thi nhân :
“Thơ xong chưa” ? (thi thành vị ?).
Trăng xuất hiện đột ngột, thân tình.
Tiếp theo là câu trả lời của Bác :
“Vẫn còn bận việc quân, chưa làm
thơ được” (Quân vụ nhưng mang
vi tố thi).
“Trăng vào cửa sổ địi thơ,
Việc qn đang bận xin
chờ hơm sau”
Sự khất thơ của Bác là
hồn tồn hợp lý. Vì bận việc qn
nên chưa có thơ. Trăng hãy vui
lịng chờ một dịp khác. Cuộc đối
thoại giữa Bác với trăng chứa đựng
bao tâm tình của đơi bạn tri âm, tri
kỉ.
Năm 1948, cuộc kháng
chiến chống Pháp bước sang năm
thứ ba, quân và dân ta đang gặp
bao khó khăn, gian khổ. Việc quân
việc nước thu hút tâm trí lãnh tụ
suốt đêm ngày. Nhiều bài thơ của
Bác đã nói lên điều đó.
- “Yên ba thâm xứ đàm
quân sự”
(Giữa dòng bàn bạc việc
quân).
(“Nguyên tiêu”, 1948)
- “Quân cơ, quốc kế

thương đàm liễu”
(Việc quân, việc nước bàn
xong)
(“Đối nguyệt”)

Trở lại bài “Báo tiệp”,
trăng đã xuất hiện, nhưng đối với
thi nhân “đêm nay”, thơ cũng chưa
thàn “vị” được. Trong tù, không có
hoa, có rượu, chỉ có trăng cũng đã
thành thơ. Trong hồn cảnh kháng
chiến, phải cần có thêm một vài
yếu tố nữa. Câu “chuyển” trong
bài tứ tuyệt nói về tiếng chng
ngân lên trên lầu núi, làm lay động
giấc mộng đêm thu :
“Sơn lâu chung hưởng
kinh thu mộng”
Tiếng chuông làm Bác
“chợt tỉnh giấc thu” chính là tiếng
chng báo tin thắng trận. m
thanh ấy ngân nga mãi trong lòng
người đang đêm ngày mong đợi tin
vui từ các chiến trường bay về.
Các thi liệu : “nguyệt”, “song”,
“sơn lâu”, “chung hưởng”, “thu
mộng” hòa quyện với thực tế cuộc
sống kháng chiến bộn bề, gian
khổ… tạo nên màu sắc vừa cổ điển
vừa hiện đại, vừa thực vừa hư ảo,

gợi cảm.
Tiếng chuông trong đeêm
khuya làm cho không gian núi
rừng chiến khu thêm tĩnh lặng và
thiêng liêng. Nó gợi ta nhớ đến
một tứ thơ của Trương Kế, đời
Đường :
“Thuyền ai đậu bến Cô
Tô,
Nửa đêm nghe tiếng
chuông chùa Hàn San”
(“Phong kiều dạ bạc”)
Tiếng chng là một thi
liệu được nói đến nhiều trong thơ
cổ : “Thính vũ” (Nguyễn Trãi)
“Nhớ núi Đọi” (Nguyễn Khuyến)
v.v… trong “Nhật kí trong tù”, Bác
cũng viết :
“Chùa xa chng giục
người nhanh bước,
Trẻ dẫn trâu về tiếng sáo
bay”
(“Hồng hôn”)
Mỗi một tiếng chuông là
một nỗi niềm. Tiếng chuông trong
bài thơ “Báo tiệp” báo tin vui
thắng trận. Giấc mộng đêm thu trở

thành một giấc mộng đẹp. Tỉnh
mộng, Bác đón tin vui :

“Chính trị Liên khu báo
tiệp thì”
(y tin thắng trận Liên
khu báo về)
Tiếng chuông vang ngân
trên lần núi là một nét vẽ hàm súc,
cổ điển, lấy động để tả tĩnh, làm
cho cảnh đêm trăng chiến khu trở
nên tĩnh lặng, trang nghiêm.
Trong thời kì khói lửa, có
niềm vui nào lớn hơn niềm vui
thắng trận đã trở thành nguồn cảm
hứng vút lên thành thơ. Người bạn
trăng đã có thơ rồi. Trăng cùng với
tin thắng trận đã làm cho “thi
thành vị” trong tâm hồn thi nhân.
Cấu trúc của bài thơ rất
đặc biệt. Lúc đầu trăng đến địi
thơ. Vì bận việc qn nên Bác
chưa có thơ. Tiếp theo tiếng
chng reo trên lầu núi, báo tin
thắng trận. Thế là “thi thành vị” –
một bài thơ trăng rất hay ra đời.
Trăng với thi nhân chan hòa trong
niều mui sướng : cảnh đẹp thơ
mộng, vừa có thơ, vừa có tin vui
thắng trận.
Bác đã viết nhiều vần thơ
nói về tin vui thắng trận. Mỗi vần
thơ là một bước đi lên của dân tộc.

Mỗi tin thắng trận là một chặng
đường lịch sử, đầy máu và hoa.
Sức mạnh nhân nghĩa Việt Nam in
dấu son đậm đà trong vần thơ
Bác :
- “Tin vui thắng trận dồn
chân ngựa”
(“Tặng Bùi Công”)
- “Tin mừng thắng trận nở
như hoa”
(“Mừng xuân” 1967)
“Bỗng nghe vần “thắng”
vút lên cao”
(“Không đề”, 1968)
“Tin thắng trận” (Báo
tiệp) là một trong những bài thơ tứ
tuyệt đặc sắc của Bác Hồ. Tâm hồn
lãnh tụ can hòa với tâm hồn thi sĩ.
Cuộc đối thoại giữa trăng với thi
nhân tạo nên vẻ đẹp trữ tình, trong

5


sáng và hồn nhiên đầy chất thơ.
Thi liệu chọn lọc, tinh tế trong biểu
hiện và biểu cảm. Đọc bài thơ “Tin
thắng trận”, ta thêm yêu tâm hồn
lãnh tụ : trong kháng chiến gian
khổ vẫn lạc quan yêu đời, yêu

thiên nhiên, yêu vầng trăng đẹp.
Trăng xưa đến thăm Bác trong
cảnh lao tù, cùng chiasẽ với Bác
nỗi đau mất tự do. “Trăng nay” đến
với Bác nơi núi rừng chiến khu để
cùng với Bác vui mừng đón tin
thắng trận. “Tin thắng trận” là một
bài thơ trăng rất độc đáo của nhà
thơ Hồ Chí Minh. Tiếng chng
trong bài thơ như một tín hiệu báo
tin một giai đoạn mới của cuộc
kháng chiến đã mở ra, quân và dân
ta đang xốc tới với sức mạnh vô
địch :
“Quân ta khí mạnh nuốn
Ngưu Đẩu,
Thề diệt xâm lăng, lũ sói
cầy”
(“Đặng sơn” – Xn Diệu dịch)
Bài 14B
Bình luận câu nói của
Chủ tịch Hồ Chí Minh : “Văn
hóa nghệ thuật cũng là một mặt
trận. Anh chị em là chiến sĩ trên
mặt trận ấy”.
BÀI LÀM
Đảng ta và Hồ Chủ tịch
quan tâm lãnh đạo văn hóa nghệ
thuật. Đường lối văn nghệ của
Đảng được thể hiện trong nhiều

Nghị quyết, trong những bài viết
của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Năm
1951, giữa lúc cuộc kháng chiến
chống Phỏp xõm lc ang
ẩậĩ@ọ@ỡò@ởĩ@@
ỉậẩốX@ốọịĩ@ăỡ@ẽớ@
ĩé@ọ@ấ@éòị@ỗX@
Aõờ@ỡậố@t&ơĩ@éò
@ĩéậẩ@ốéờẩố@ởờĩ@
ỉ@òẩố@ố@ốọẩĩ\@
ĩé@ọ@ấ@ỉ@éậĩ
@ỗ@ốọậĩ@ố@ốọẩĩ@
(\ờ@ĩò@ốọậĩAõ
@ở@ò@@ĩéAõ
ờ@ốéờ@ốòAõAõở@
ĩ@éố@ờ@éòẩ@ỡ

@ọé@ỗớX@ớ@ĩĩ
@ỡ@ĩéậẩ@ỡởị@ở@ỡ
ĩ@éòị@ĩéậẩ@ốéờẩố@
ốọịĩ@éĩ@éậĩXAõ
òĩ@ốộ@è@ọ@éòA
óớĩ@Pỡ@ốọò@ỡ@ớọ@ốồ
R@ở@ỡĩ@ĩéậẩ@ỗ
@ốọịĩ@é@ịĩ@ỡ
@ốộAõị@ộ\@@ò
@ĩò@ờ@ĩ@é@
ờòẩ@éĩ@éấỏn
ó
ginh c nhiu thng li, nhng

cũn y gian khổ, hy sinh, chân
trời thắng lợi còn ở xa phía trước.
Cuộc kháng chiến ấy mang tính
chất tồn dân và tồn diện vơ cùng
sâu sắc. Tồn dân là chiến sĩ. Ta
đánh giặc trên tất cả các mặt trận
và phương diện : qn sự, chính
trị, ngoại giao, kinh tế, văn hóa
nghệ thuật v.v…
“Văn hóa nghệ thuật
cũng là một mặt trận”. Bác nhấn
mạnh đến nhiệu vụ cao cả, thiêng
liêng, đến tính chất quyết liệt của
cuộc đấu tranh trên mặt trận này.
Tuy không có tiếng súng, khơng có
kẻ thù trực tiếp nhưng tính chất
của nó vơ cùng phức tạp và quyết
liệt. Mặt trận này diễn ra trên
phương diện tư tưởng tình cảm của
thời đại. Văn học nghệ thuật thể
hiện tư tưởng, tâm ly giai cấp, tâm
hồn dân tộc, là vũ khí đấu tranh
sắc bén. Trước cách mạng nó vạch
trần tộ ác Pháp, Nhật là lũ tay sai
bán nước, khích lệ lịng u nước
căm thù giặc, cổ vũ nhân dân đứng
lên giành tự do. Trong kháng chiến
nó góp phần to lớn trong sự nghiệp
cách mạng, vì độc lập, tư do, vì
cơm áo hịa bình của dân tộc. Khi

quân xâm lược dùng mọi mưu ma
chước quỷ gieo rắc tư tưởng chiến
bại, chia rẽ đồng bào ta thì văn học
nghệ thuật là vũ khí tun truyền,
là bài ca yêu nước, là khúc tráng ca
xung trận và chiến thắng, khích lệ
sĩ khí tồn dân và tồn qn ta tiến
lên :”… Quân ta khí mạnh nuốn
Ngưu Đẩu – Thề diệt xâm lăng lũ

sói cầy” (“Lên núi” – Hồ Chí
Minh, 1950)
“Văn hóa nghệ thuật cũng
là một mặt trận” vì ở đó ln ln
diễn ra cuộc đấu tranh gay gắt, liên
tục giữa các lạc hậu và cái tiến bộ,
giữa cách mạng và phản cách
mạng, giữa nhân dân ta và kẻ thù,
giữa cái mới và cái cũ kỹ, trì trệ.
Câu nói của Bác chỉ rõ tác dụng
lớn lao của văn hóa nghệ thuật. Nó
là món ăn tinh thần khơng thể
thiếu đối với chiến sĩ và đồng bào.
Ngay trong “Nhật kí trong
tu” (1942 – 1943), Bác Hồ đã từng
viết :
“Nay ở trong thơ nên có
thép,
Nhà thơ cũng phải biết
xung phong”

Thơ ca hiện đại phải có
“thép”, nhà thơ phải là người chiến
sĩ “biết xung phong” trên mặt trận
văn hóa nghệ thuật. Chất “thép” là
tính chiến đấu, là nội dung cách
mạng của thơ ca nói riêng, đồng
thời cũng là bản chất của văn hóa
nghệ thuật phục vụ cơng nơng
binh, góp phần tun truyền đường
lối kháng chiến. Văn hóa nghệ
thuật có sức mạnh vơ cùng to lớn
như nhà thơ Sóng Hồng đã viết :
“Lấy bút làm đòn chuyển
xoay chế độ
Mỗi vần thơ : bom đạn
phá cường quyền”
“Văn hóa nghệ thuật là
một mặt trận”, khơng những thế vị
trí và vai trị của người nghệ sĩ
chân chính rất vẻ vang : “Anh chị
em là chiến sĩ trên mặt trận ấy”.
Văn nghệ sĩ không thể ngồi trên
tháp ngà, thốt li cuộc sống để làm
nghệ thuật. Họ khơng thể “ngủ yên
trong đời chật” để “gậm nhấm văn
chương”. Trái lại, họ phải là người
lính, người trí thức, người nghệ sĩ
của thời đại “đau nỗi đau của
giống nòi, vui niềm vui của người
lính”. Họ tư nguyện đứng trong

hàng ngũ nhân dân lấy ngịi bút và
tác phẩm để phục vụ chính trị,

6


phục vụ công nông binh, ngợi ca
chiến đấu và chiến thắng của dân
tộc.
“Anh chị em là chiến sĩ
trên mặt trận ấy”, có biết bao
niềmtin yêu chứa đựng trong câu
nói ấy. Bác khẳng định trách
nhiệm nặng nề những hết sức vẻ
vang của nhà văn, nhà thơ, họa
sĩ… Trong thời máu lửa, câu khẩu
hiệu : “Văn hóa hóa kháng chiến,
kháng chiến hóa văn hóa” đã trở
thành phương châm sống và sáng
tác của các văn nghệ sĩ. Các nhà
văn, nhà thơ như Nam cao, Tố
Hữu, Nguyễn Đình Thi, Nguyễn
Tuân,… đã cùng bộ đội tham gia
các chiến dịch. Có một số nhà văn,
nhà thơ đã ngã xuống trên chiến
trường như Trần Đăng, Nam Cao,
Hoàng Lộc… và sau này là Lê Anh
Xuân, Nguyễn Thi, Dương Thị
Xuân Quí…
Nhà thơ Xuân Diệu đã viết

một cách thấm thía tình cảm của
người nghệ sĩ gắn hồn mình, gắn
trang văn câu thơ với nhịp đập của
trái tim nhân dân một thời gian khổ
:
…”Tôi cũng xương thịt
với nhân dân của tôi,
Cùng đổ mồ hôi cùng sôi
giọt máu
Tôi sống với cuộc đời
chiến đấu.
Của triệu người yêu dấu
gian lao”…
(“Những đêm hành quân”)
Vai trò công dân, tư thế
chiến sĩ của người nghệ sĩ là sự
thức nhận rất đẹp, được nhiều tác
giả nói đến trong những năm
kháng chiến :
“Vóc nhà thơ đứng ngang
tầm chiến lũy
Bên những dũng sĩ đuổi xe
tăng ngoài đồng và hạ trực thăng
rơi
(Chế Lan Viên)
Cuộc kháng chiến chống
Pháp, chống Mĩ của nhân dân ta đã
tồn thắng. Cùng vói xương máu

của đồng bào, chiến sĩ, những

trang thơ văn, những thước phim,
bức họa, bản nhạc… của văn nghệ
sĩ đã góp phần làm nên bản tình
anh hùng ca thời đại.
Thấm nhuần lời dạy của
Chủ tịch hồ Chí Minh, văn nghệ sĩ
đã xứng đáng là người chiến sĩ trên
“mặt trận văn hóa nghệ thuật”. Với
sứ mệnh lớn lao, nặng nề, nhưng
vẻ vang, họ đã góp phần xứng
đáng làm đẹp, làm giàu nền văn
hóa Việt Nam. Đất nước đang
chuyển động đi lên phía trước, văn
nghệ Việt Nam đổi mới và có
nhiều khởi sắc. Câu nói nổi tiếng
trên đây của Chủ tịch Hồ Chí
Minh vẫn có ý nghĩa động viên
văn nghệ sĩ bồi dưỡng cái tâm và
cái tà, khám phá và sáng tạo nên
nhiều tác phẩm hay và tốt để phục
vụ Tổ quốc, tô đẹp nền văn hiến
Việt Nam.
Bài 15
Phân tích bài thơ “Tây
Tiến” của Quang Dũng.
BÀI LÀM
Quang Dũng là một hồn
thơ chiến sĩ thời lửa máu oai hùng!
“Tây Tiến” là bài thơ của
người lính nói về người lính – anh

Vệ quốc quân thời 9 năm kháng
chiến chống Pháp Quang Dũng
vừa cầm súng đánh giặc vừa làm
thơ nên thơ ông rất chân thực và
hào sảng, dư ba. Bài thơ được viết
vào năm 1948, khi cuộc kháng
chiến thần thánh của dân tộc bước
sang năm thứ ba, chặng đường
kháng chiến cịn đầy thử thách
gian lao.
“Tây Tiến” nói lên nỗi nhớ
và niềm tự hào của Quang Dũng
về đồng đội thân yêu, cùng vào
sanh ra tử một thời trận mạc.
1. Mở đầu bài thơ là một
tiếng gọi làm nao lòng người. Nỗi
nhớ thương, nỗi nhớ như nén chặt,
bỗng trào dâng :
“Sông Mã xa rồi, Tây Tiến
ơi !

Nhớ về rừng núi, nhớ chơi
vơi”
Từ “ơi” bắt vần với từ láy
“chơi vơi” làm cho âm điệu câu
thơ trở nên tha thiết sâu lắng, bồi
hồi. Hai chữ “nhớ” như hai nốt
nhấn gợi tả nỗi nhớ “chơi vơi”
cháy bỏng khơn ngi. Từ Phù
Lưu Chanh, ơng nhớ dịng sơng

Mã, nhớ núi rừng miền Tây, nhớ
đồn quan Tây Tiến – một đơn vị
bộ đội đã hoạt động tại vùng rừng
núi miền tây Thanh Hóa, Hịa Bình
– biên giới Việt Lào trong những
năm đầu kháng chiến. Bao kỉ niệm
đẹp một thời chinh chiến bỗng
sống dấy, gần gũi và thân thiết vô
cùng. Những tên bản, tên mường
của rừng xưa núi cũ yêu thương
hiện về, bỗng trở nên gần gũi, làm
xao xuyến hồn người chiến sĩ :
“Sài Khao sương lấp đoàn
quân mỏi,
Mường Lát hoa về trong
đêm hơi”
Những Sài Khao, Mường
Lát… những địa danh vời vợi
nghìn trùng từng in dấu chân đồn
chiến binh Tây Tiến. Trong “sương
lấp”, trong “đêm hơi” mịt mù, lạnh
lẽo, đoàn dũng sĩ đã vượt qua
những nẻo đường hành quân vô
cùng gian khổ. Ngày nối ngày,
đêm nối đêm, trải qua bao dãi dầu
“đoàn quân mỏi”. Giữa cái biển
sương mù của núi rừng, “đoàn
quân mỏi” tưởng như bị lấp đi, bị
trĩu xuống trong mỏi mệt, gian
truân, nhưng thật bất nhờ, trong

cảnh tưởng bỗng xuất hiện “hoa về
trong đêm hơi”. Cái mỏi mệt, cái
gian khổ như đã tiêu tan. Sáu thanh
bằng liên tiếp diễn tả cái nhẹ
nhàng, cái lâng lâng trong tâm hồn
người lính trẻ đi tới đích sau những
chặng đường dài hành quân đầy
thử thách : “Mường Lát hoa về
trong đêm hơi”.
Cuộc chiến đấu diễn ra ác
liệt giữa núi rừng miền Tây. Những
đèo dốc “khúc khuỷu”, “thăm
thẳm” chưa từng in dấu chân người

7


!Những “cồn mây heo hút. Những
tầm cao của núi, những chiều sâu
của lũng, của suối thử thách chí
can trường, như chặn lối :
“Dốc lên khúc khuỷu, dốc
thăm thẳm,
Heo hút cồn mây, súng
ngửi trời.
Ngàn thước lên cao, ngàn
thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa
khơi”
Các từ láy : “thăm thẳm”,

“khúc khuỷu”, “heo hút”, được lựa
chọn và sử dụng như những nét
khắc, nét vẽ có giá trị tạo hình đặc
sắc, làm hiện lên những dốc,
những cồn mây mà nhà thơ và
đồng đội phải vượt qua trong
những tháng ngày “Aùo vải chân
không đi lùng giặc đánh !” (Hồng
Nguyên). “Súng ngửi trời” là một
hình ảnh nhân hóa phản ánh một
cách nói, một cách cảm nhiều ngộ
nghĩnh, đầy chất lính hồn nhiên,
trẻ trung và yêu đời. Có câu thơ
gồm hai về tiểu đối, bản lĩnh kiên
cường của người chiến sĩ Tây Tiến
được “đo” bằng : “Ngàn thước lên
cao // ngàn thước xuống”. Núi tiếp
núi, đèo nối đèo, hết lên cao, lại
xuống thấp, đoàn quân đi trong mù
sương, trong màn mưa rừng. Từ
những đỉnh cao “ngàn thước”, các
chiến binh dõi tầm mắt nhìn xa.
Những bản mường, những nhà sàn
thấp thống ẩn hiện. Câu thơ thất
ngơn, tồn thanh bằng gợi tả niềm
tươi vui, sự lân lâng trong tâm hồn
người lính trẻ, lạc quan yên đời :
“Nhà ai Pha Lng mưa xa khơi”.
Những gì đả xảy r trên
những nẻo đường trường chinh lửa

máu và gian khổ ? Aâm điệu câu
thơ bỗng trĩu xuống, nao nao :
“Anh bạn dãi dầu không
bước nữa,
Gục lên súng mũ bỏ quên
đời !”.
Hai tiếng “anh bạn” cất lên
như một tiếng khó thầm. Trong
gian khổ “dãi dầu” trong những

ngày dài hành quân và chiến đấu,
có đồng đội thân u đã “khơng
bước nữa”, vĩnh biệt đồn binh,
“bỏ quên đời”, bỏ quên đồng chí
bạn bè, nằm lại chân đèo, góc núi.
Bốn chữ “gục lên súng mũ” thể
hiện một sự hy sinh vô cùng bi
tráng : ngã xuống, gục xuống, trên
đường hành quân, giữa trận đánh,
súng còn cầm trên tay, mũ còn đội
trên đầu. Mặc dù Quang Dũng đã
thay thế từ “chết”, từ “hy sinh”
bằng những từ “không bước nữa”,
“gục lên”…, “bỏ quên đời”, nhưng
vẫn trào lên bao nỗi xót xa, thương
tiếc. Sự thật chiến tranh xưa nay
vẫn thế ! Có điều là vần thơ của
Quang Dũng tuy nói đến cái chết
của người lính nhưng khơng gợi
Quang Dũng tuy nói đến cái chết

của người lính nhưng khơng gợi ra
bi lụy, thảm thương, mà trái lại,
trong sự tiếc thương có tự hào
khẳng định : vì độc lập, tự do mà
có biết bao chiến sĩ anh hùng đã
ngã xuống trên các chiến trườn,
trong tư thế lẫm liệt “gục lên súng
mũ…” như vậy !
Cảnh tượng chiến trường
đâu chỉ có đèo cao, cồn mây, dốc
thẳm, đâu chỉ có mưa ngàn, muỗi
rừng vắt núi, mà cịn có biết bao
thử thách của rừng thiêng tự ngàn
đời mang cái vẻ hoang sơ, bí mật,
hùng vĩ và oai nghiêm. Chiều nối
chiều, đêm tiếp đêm, chiến khu
vang động tiếng “gầm thét” của
thác, của “cọp trêu người”. Trên
một không gian mênh mông của
chốn đại ngàn, từ Pha Luông đến
Mường Hịch hoang vu, cái chết
đang rình rập đe dọa. Chốn rừng
thiêng ẩn dấu nhiều bí mật “oai
linh”, được nhân hóa như tăng
thêm phần dữ dội. Thác thì “gầm
thét”, cọp thì “trêu người” như để
thử thách chí can trường các chiến
binh Tây Tiến :
“Chiều chiều oai linh thác
gầm thét

Đêm đêm Mường Hịch
cọp trên người”

Vượt lên gian khổ, hy
sinh, hành trang người lính đầy ắp
những kỉ niệm đẹp của tình qn
dân. Qn sao được “cơm lên
khói”, hương vị đậm đà của bát
cơm tỏa khói, của hương nếp xơi
cịn quyện theo bao tình sâu nghĩa
nặng của bà con dân bản Mai
Châu, của “em”. Hai tiếng “nhớ
ôi” gợi lên nhiều bâng khuâng,
vương vấn, thấm thía và ngọt
ngào :
“Nhớ ơi Tây Tiến cơm lên
khói
Mai Châu mùa em thơm
nếp xôi”.
2. Phần thứ hai bài “Tây
Tiến” gồm có 8 câu nói về “hội
đuốc hoa” và những chiều sương
cao nguyên Châu Mộc. Giọng thơ
mang mác, bâng khuâng. Nhà thơ
tự hỏi mình “có thấy” và “có nhớ”.
Chất tài tử, tài hoa và lãng mạn của
những chàng lính chiến được nói
đến thật hay trong đêm “hội đuốc
hoa”. Chữ “kia” là đại từ để trỏ từ
xa, gọi nhiều ngạc nhiên, tình tứ.

Trong ánh lửa đuốc bập bùng, sử
xuất hiện những cô gái Thái miền
Tây Bắc, những cô phù – xao Lào
trong bộ xiêm áo dân tộc rực rỡ đã
đem đến cho đồn binh Tây Tiến
bao niềm vui, tình cảm của tình
qn dân. Có tiếng khèn “man
điệu” của núi rừng, có khúc nhạc
du dương “xây hồn thơ”. Có dáng
điệu duyên dáng “e ấp” của
“nàng”, của những “bơng hoa rừng
đang múa xịe, đang múa lăm –
vơng :
“Doanh trại bừng lên hội
đuốc hoa,
Kìa em xiêm áo tự bao giờ,
Khèn lên man điệu nàng e
ấp,
Nhạc về Viên chăn xây hơn
thơ”
Chữ “bừng” là một nét vẽ
có thần. “Bừng” là sáng bừng lên,
cháy rực lên từ những ngọn đuốc
trong đêm “hội đuốc hoa”. Cũng
có nghĩa là tưng bừng rộn ràng qua

8


tiếng khèn “man điệu”, qua giọng

hát tình tứ, mê say của bài dân ca
Thái, dân ca Lào.
Nhớ Tây Tiến là nhớ đến
những chiều sương cao nguyên,
nhớ đến những con thuyền độc
mộc, nhớ đến “hồn lau nẻo bến
bờ”. Nhớ nhiều, nhớ mãi “dáng
người trên độc mộc”, nhớ không
bao giờ quên “Trôi dịng nước lũ
hoa đong đưa”. Nếu khơng sống
mạnh mẽ, sống hết mình của đời
người lính trẻ một thời trận mạc
gian nan thì khơng thể nào viết
được những vần thơ mang hương
sắc núi rừng xa lạ, tươi đẹp và thơ
mộng như thế. Aâm điệu đoạn thơ
trầm bổng, lâng lâng như đang ru
hồn ta vào cõi mộng. Chất nhạc,
chất thơ, chất họa tốt lên từ vần
thơ, cho thấy tính thẩm mĩ độc đáo
của ngòi bút thơ Quang Dũng,
đồng thời khắc họa vẻ đẹp tâm hồn
các chiến sĩ Tây Tiến : trong gian
khổ và thử thách, trong gian truân
và chết chóc, họ vẫn lạc quan, yêu
đời, hồn nhiên và mơ mộng.
Đây là một trong những
đoạn thơ hay nhất trong bài “Tây
Tiến” đã thể hiện sự cảm nhận và
diễn tả tinh tế, tài hoa vẻ đẹp thiên

nhiên và tình người, đồng thời lại
rất mực hồn nhiên, từng làm mê
say người đọc :
“Người đi Châu Mộc
chiều sương ấy,
Có thấy hồn lau nẻo bến
bờ
Có nhớ dáng người trên
độc mộc,
Trơi dịng nước lũ hoa
đong đưa”
3. Phần thứ ba, Quang
Dũng đã dựng lên một tượng đài
hùng vị, bi tráng về đoàn binh Tây
Tiến. Đoàn quân luồng rừng đi
trong biển sương mù, trong những
cồn mây, trong màn mưa, vượt qua
bao núi cao, đèo cao, dốc thẳm.
“Aùo vải chân không đi lùng giặc
đánh”, bỗng bất ngờ xuất hiện :

“Tây Tiến đồn binh
khơng mọc tóc,
Qn xanh màu lá dữ oai
hùm
Mắt trừng gửi mộng qua
bên biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều
thơm”
Đoạn thơ ghi lại một cách

chân thật, hào hùng cái khốc liệt
dữ dội của chiến tranh, của một
dân tộc quật khởi đứng lên dùng
98 h gậy tầm vông chống trả lại sắt
thép quân thù. Hình tượng thơ ấy
được đặt trong thế tương phản đối
lập để khẳng định chí khí hiên
ngang, anh hùng, những tâm hồn
với bao mộng mơ tuyệt đẹp. “Đoàn
binh khơng mọc tóc”, “qn xanh
màu lá”, có vẻ tiều tụy, ốm đau vì
bệnh sốt rét rừng, nhưng tư thế vơ
cùng oai phong lẫm liệt : “dự oai
hùm”. Cũng là một cách nói truyền
thống trong thơ ca dân tộc ngợi ca
sức mạnh Việt Nam : “Tâm qn tì
hổ khí thơn Ngưu” (Phạm Ngũ
Lão), “Tỳ hổ ba quân – Giáo gươm
sáng chói” (Trương Hán Siêu), “Sĩ
tốt kén tay tì hổ – Bề tôi chọn kẻ
vuốt nanh” (Nguyễn Trãi)… Và
những năm đầu kháng chiến chống
Pháp, “anh bộ đội Cụ Hồ” mang
sức mạnh Việt Nam từ nghìn xưa
ra trận với chí khí lẫm liệt vô
song : “Quân xanh màu lá dữ oai
hùm”. Trải qua những năm dài
chiến đấu ác liệt, nếm trải biết bao
cay đắng ngọt bùi, bao thiếu thốn
gian truân, từng đánh những trận

đánh đẫm máu giữa rừng, Quang
Dũng đã kế thừa và sáng tạo thơ ca
cổ điển dân tộc để viết nên những
vần thơ hào sảng như vậy !
Đoàn binh Tây Tiến phần
lớn cán bộ và chiến sĩ là thanh
niên, học sinh, sinh viên của 36
phố phường, nơi ngàn năm văn
vật. Là “Những chàng trai chưa
trắng nợ anh hùng…” ra đi đánh
giặc với bao “mộng” và “mơ”
tuyệt đẹp” :

“Mắt trừng gửi mộng qua
biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều
thơm”
Mộng chiến công. Mộng
đánh tan đồn giặc, cướng súng giặc
giết giặc. “Mắt trừng” gợi tả một
tư thế chiến đấu lẫm liệt vô song
khi đánh giáp lá cà, khi tung hoành
trong đồn giặc ! Đồng thời trong
hành trang và trong tâm hồn người
lính trẻ cịn mang theo những giấc
mơ tuyệt vời. Nhớ về phố cũ
trường xưa, mơ về một tà áo đẹp,
một “dáng kiều thơm”, nơ Hà Nội
thây yêu. Câu thơ “Đêm mơ Hà
Nội dáng kiều thơm” thể hiện chất

tài tử, hào hoa của người lính Tây
Tiến. Cịn người chiến sĩ trong bài
“Đồng chí” của Chính Hữu, thì nỗi
nhớ hướng về ruộng nương, về
“gian nhà khơng mặc kệ gió lung
lay”, về giếng nước gốc đa… Nỗi
nhớ của anh Vệ quốc quân trong
bài thơ “Nhớ” của Hồng Nguyên là
cả một mối tình quê trang trải, đằm
thắm, sâu nặng, thiết tha :
…” Ba năm rồi gửi lại quê
hương,
Mái lều gianh,
Tiếng mõ đêm trường,
Luống cày đất đỏ.
Ít nhiều người vợ trẻ
Mịn chân bên cối gạo
khuya…
Qua đó, ta thấy nỗi nhớ,
cái mộng mở của người lính thời
trận mạc là nông dân, hay tiểu tư
sản thành thị đều đẹp và đáng yêu
vì nỗi nhớ, cái mộng mơ ấy đều
biểu lộ một tình u q hương
thắm thiết. Nếu có ai đó cho rằng
câu thơ của Quang Dũng mang
theo cái mộng rớt, buồn rớt, cái
đi tiểu tư sản… thì mới thật
buồn thay. Thời gian và độc giả
hơn nửa thế kỷ qua đã khẳng định

cái hay riêng của thơ Quang Dũng
vì nó góp phần làm phong phú
thêm chân dung “anh bộ đội Cụ
Hồ” trong kháng chiến chống
Pháp.

9


Cái giá của độc lập, tự do
được đo bằng tầm vóc lớn lao và
khí phách của dân tộc, được ghi
nhận bằng xương máu của nhân
dân, mà trước hết là xương máu
của hàng ngàn, hàng vạn người
lính trên chiến trường. Cái lý
tưởng cao đẹp : “Tổ quốc hay là
chết” đã được Quang Dũng thể
hiện bằng những vần thơ bi tráng
lay động lòng người :
“Rải rác biên cương mồ
viễn xứ
Chiến trường đi chảng tiếc
đời xanh
Aùo bào thay chiếu anh về
đất
Sông Mã gầm lên khúc
độc hành”
Có biết bao đồng đội thân
yêu của nhà thơ đã ngã xuống

trong lửa đạn. Với “áo bào thay
chiếu” rất bình dị, chẳng có “da
ngựa bọc thây” như những tráng sĩ
thời xưa, các anh đã thanh thản “về
đất” vĩnh viễn nằm trong lòng Mẹ
– Tổ Quốc thân yêu. Các anh đã
“quyết tử cho Tổ Quốc quyết
sinh”. Hai chữ “về đất” rất sáng
tạo . Tiếng thác sông Mã “gầm
lên” vang vọng giữa núi rừng như
dội lên trầm hùng trong lòng đồng
đội. Nó như tiếng kèn trong bài
“Chiêu hồn liệt sĩ”, như loạt đại
bác nổ xé trời giữa núi rừng chiến
khu, mang sắc thái của một lời thề
cao cả, thiêng liêng. Đặt cái chết
của những anh hùng bao vô danh
giữa một không gian rộng lớn,
giữa một thiên nhiên bao la hùng
vĩ, câu thơ “rải rác biên cương mồ
viễn xứ” đã làm cho nỗi đau mất
mát hy sinh càng thêm mênh
mang, càng được nâng lên tầm lẫm
liệt, bi tráng. Cao cả hơn nữa là lý
tưởng chiến đấu vì độc lập, tự do
của Tổ quốc được khẳng định như
một lời thề, một niềm tin mạnh liệt
: “Chiến trường đi chẳng tiếc đời
xanh”.
“Vóc nhà thơ đứng ngang

tầm chiến lũy” (Chế Lan Viên).

Những câu thơ trên đây của Quang
Dũng thực sự ngang tầm vóc với
các chiến sĩ Tây Tiến, với những
đồng đội đã bỏ mình vì Tổ quốc,
đã oanh liệt hy sinh giữa núi rừng
biên cương Việt – Lào Quang
Dũng đã miêu tả và ngợi ca người
lính Tây Tiến mang chí khí những
anh hùng vơ danh, những anh hùng
thời đại, ra trận với “tình sơng
núi”, với quyết tâm “Chiến trường
đi chẳng tiếc đời xanh”. Họ đã đi
tiếp con đường tổ tiên, ông cha đã
đem máu xương ra giữ vững sơn
hà xã tắc. Họ đã sống bình dị, yêu
đời, biết mơ khát khao, rất hồn
nhiên lạc quan. Họ đã sống anh
dũng, chết vẻ vang, sẵn sàng đem
xương máu và cả “đời xanh” hiến
dâng cho nhân dân và đất nước.
Nhà thơ đã làm rung lên niềm
thương tiếc, tự hào !
Sau này trong bài thơ
“Sơng Lào” cũng nói về những
“nấm mồ viễn xứ” của những đứa
con ưu tú khắp mọi miền quê, Chế
Lan viên xúc động, nghẹn ngào :
…”Tôi qua những con

sông Lào đâu chỉ uống vào thơ
Gặp nghìn nấm mộ
Và trăm bản Lào bom Mĩ
đốt ra tro !
Ngủ lại Xê – băng – hiên
chàng trai nhỏ đất sông Hồng
Ngủ lại Xê – băng – phai
là chàng Phú Thọ
Bóp khộp, bóng bằng lăng
che mình thay bóng cọ.
Chàng trai Nghĩa Bình
ngủ ở Xê – kơng
Nén hương thơm lẫn với
hương rừng
Những cô gái Lào đến
thăm phần mộ
Các anh chứa từng cầm
tay và múa lăm – vơng…”
Đúng là “Có cái chết hóa
thành bất tử” (Tố Hữu). Nhiều nhà
thơ Việt Nam, trong đó có Quang
Dũng đã viết nên những bài ca nói
lên ý chí chiến đấu quả cảm và sự
hy sinh oanh liệt của người chiến

sĩ Vệ quốc trong thời đại Hồ Chí
Minh !
Khổ cuối bài thơ, âm điệu
trở nên tha thiết sâu lắng, bồi hồi.
Vẫn là tiếng lịng rung lên theo

hồi niệm. Biết bao thương nhớ
khôn nguôi :
“Tây Tiến người đi không
hẹn ước
Đường lên thăm thẳm một
chia phôi
Ai lên Tây Tiến mùa xuân
ấy
Hồn về Sầm Nứa chẳng về
xuôi”
Mùa xuân ấy, khi “Tiếng
kèn kháng chiến vang dậy non
sơng” (Hồ Chí Minh), đồn binh
Tây Tiến xuất quân. Họ đã tiến ra
sa trường với lời hẹn ước : “Nhất
khứ bất phục hồn”. Đó là lời thề,
là quyết tâm của cả một thế hệ
“Chiến trường đi chẳng tiếc đời
xanh”. Các anh đã giã biệt quê
hương. Những ai còn ai mất sau
những tháng ngày đầy máu lửa ?
Bạn bè, đồng đội thân yêu, những
ai đó “Hồn về Sầm Nứa chẳng về
xuô”. Nhưng quê hương vẫn đời
đời ơm ấp bóng hình anh, người
chiến sĩ trong binh đồn Tay Tiến.
Bài thơ đã khép lại mà âm điệu của
nó vẫn bồi hồi vang vọng trong
tâm hồn ta.
Có những bài thơ một thời

nhưng cũng có một số bài thơ mãi
mãi. Thơ hay khơng có tuổi cũng
như mùa xn khơng ngày tháng.
Đó là “Đèo Cả” của Hữu Loan, là
“Nhớ” của Hồng Nguyên, “Đồng
Chí” của Chính Hữu, “Tây Tiến”
của Quang Dũng, và…
“Tây Tiến” là một trong
những bài thơ hay nhất viết về
người chiến sĩ cầm súng bảo vệ Tổ
quốc, tiêu biểu cho thơ ca Việt
Nam thời kháng chiến chống Pháp.
Với bút pháp lãng mạn, với cốt
cách tài hoa, phong độ hào hùng
của nhà thơ – chiến sĩ, Quang
Dũng đã khắc chạm vào thời gian,
vào thơ ca và lịng người hình ảnh

10


người chiến sĩ vô danh của Thăng
Long – Hà Nội, của dân tộc Việt
Nam anh hùng. Trước linh hồn
người liệt sĩ, ta thắp lên nén tâm
hương, nghiêng mình với tình cảm
biết ơn và kính phục nhà thơ và
những chiến sĩ vinh quang trong
đồn binh Tây Tiến.
Bài 16

Bình giảng đoạn thơ sau
trong bài “Tây Tiến” của Quang
Dũng :
“Sông Mã xa rồi Tây Tiến
ơi !
Nhớ về rừng núi nhớ chơi
vơi
Sài Khao sương lấp đoàn
quân mỏi
Mường Lát hoa về trong
đêm hơi
Dốc lên khúc khuỷu dốc
thăm thẳm
Heo hút cồn mây, súng
ngửi trời
Ngàn thước lên cao, ngàn
thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa
khơi
Anh bạn dãi dầu không
bước nữa
Gục lên súng mũ bỏ quên
đời !
Chiều chiều oai linh thác
gầm thét
Đêm đêm Mường Hịch
cọp trêu người
Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên
khói
Mai Châu mùa em thơm

nếp xơi”.
BÀI LÀM
Năm 1948, cuộc kháng
chiến của quân và dân ta chống
thực dân Pháp bước sang năm thứ
3. Ta vừa thắng lớn trên chiến
trường Việt Bắc thu đơng 1947.
Chặng đường lịch sử phía trước
của dân tộc còn đây thử thách gian
nan. Cuộc kháng chiến đã
chuyểnsng một giai đoạn mới. Tiền
tuyến và hậu phương tràn ngập

tinh thần phấn chấn và quyết
thắng.
Thời gian này, văn nghệ
kháng chiến thu được một số thành
tựu xuất sắc. Một số bài thơ hay
viết về “anh bộ đội Cụ Hồ” nối
tiếp nhau xuất hiện : “Lên Tây
Bắc” (Tố Hữu), “Đồng chí” (Chính
Hữu), “Nhớ” (Hồng Nguyên)… và
“Tây Tiến” của Quang Dũng.
Quang Dũng viết “Tây
Tiến” và năm 1948, tại Phù Lưu
Chanh, một làng ven con sơng Đáy
hiền hịa. Cảm hứng chủ đạo của
bài thơ là nỗi nhớ : nhớ đồng đội
thân yêu, nhớ đoàn binh Tây
Tiến, nhớ bản mường và núi

rừng miền Tây, nhớ kỉ niệm đẹp
một thời trận mạc… Nói về nỗi
nhớ ấy, bài thơ đã ghi lại hào khí
lãng mạn của tuổi trẻ Việt Nam,
của “bao chiến sĩ anh hùng” trong
buổi đầu kháng chiến chống Pháp
vô cùng gian khổ mà vinh quang.
“Tây Tiến” là phiên hiệu
của một đơn vị bộ đội hoạt động
tại biên giới Việt – Lào, miền tây
tỉnh Thanh Hóa và Hịa Bình.
Quang Dũng là một cán bộ đại đội
của “đồn binh khơng mọc tóc” ấy,
đã từng vào sinh ra tử với đồng đội
thân yêu,
Hai câu thơ đầu nói lên
nổi nhớ, nhớ miền Tây, nhớ núi
rừng, nhớ dịng sông Mã thương
yêu :
“Sông Mã xa rồi Tây Tiến
ơi !
Nhớ về rừng núi, nhớ chơi
vơi”.
Đã “xa rồi” nên nỗi nhớ
không thể nào ngi được, nhớ da
diết đến quặn lịng, đó là nỗi nhớ
“chơi vơi”. Tiếng gọi “Tây Tiến
ơi !” vang lên tha thiết như tiếng
gọi người thân yêu. Từ cảm “ơi!”
bắt vần với từ láy “chơi vơi” tạo

nên âm hưởng câu thơ sâu lắng,
bồi hồi, ngân dài, từ lòng người
vọng vào thời gian năm tháng, lan
rộng lan xa trong không gian. Hai
chữ “xa rồi” như một tiếng thở dài

đầy thương nhớ, hô ứng với điệp
từ “nhớ” trong câu thơ thứ hai thể
hiện một tâm tình đẹp của người
chiến binh Tây Tiến đối với dịng
sơng Mã và núi rừng miền Tây.
Sau tiếng gọi ấy, biết bao hoài
niệm về một thời gian khổ hiện về
trong tâm tưởng.
Những câu thơ tiếp theo
nói về chặng đường hành quân đầy
thử thách gian nan mà đoàn binh
Tây Tiến từng nếm trải. Các tên
bản, tên mường : Sài Khao,
Mường Lát, Pha Luông, Mường
hịch, Mai Châu… được nhắc đến,
khơng chỉ gợi lên bao thương nhớ
vơi đầy mà cịn để lại nhiều ấn
tượng về sự xa xôi, heo hút, hoang
dã, thâm sơn cùng cốc,… Nó gợi
trí tị mị và háo hức của những
chàng trai “Từ thuở mang gươm đi
giữa nước – Nghìn năm thương
nhớ đất Thăng Long”. Đồn binh
hành quân trong sương mù giữa

núi rừng trùng điệp :
“Sài Khao sương lấp đoàn
quân mỏi,
Mường Lát hoa về trong
đêm hơi”.
Bao núi ca, đèo cao, dốc
thẳm dựng thành phía trước mà các
chiến sĩ Tây Tiến phải vượt qua.
Dốc lên thì “khúc khuỷu” gập
ghềnh, dốc xuống thì “thăm thẳm”
như dẫn đến vực sâu. Các từ láy :
“khúc khuỷu”, “thăm thẳm”, “heo
hút” đặc tả gian khổ, giang truân
của nẻo đường hành quân chiến
đấu : “Dốc lên khúc khuỷu, dốc
thăm thẳm – Heo hút cồn mây
súng ngửi trời”. Đỉnh núi mù
sương cao vút. Mũi súng của người
chiến binh được nhân hóa tạo nên
một hình ảnh : “súng ngửi trời”
giàu chất thơ, mang vẻ đẹp cảm
hứng lãng mạn cho nhiều thi vị.
Nó khẳng định chí khí và quyết
tâm của người chiến sĩ chiếm lĩnh
mọi tầm cao mà đi tới “Khó khăn
nào cũng vượt qua – Kẻ thù nào
cũng đánh thắng !”. Thiên nhiên
núi đèo xuất hiện như để thử thách

11



lòng người : “ngàn thước lên cao,
ngàn thước xuống”. Hết lên lại
xuống, xuống thấp lại lên cao, đèo
nối đèo, dốc tiếp dốc, không dứt.
Câu thơ được tạo thành hai vế tiểu
đối : “Ngàn thước lên cao // ngàn
thước xuống”, hình tượng thơ cân
xứng hai hòa, cảnh tượng núi rừng
hùng vĩ được đặc tả, thể hiện một
ngòi bút đầy chất hào khí của nhà
thơ chiến sĩ.
Có cảnh đồn qn đi
trong mưa : “Nhà ai Pha Luông
mưa xa khơi”. Câu thơ được dệt
bằng những thanh bằng liên tiếp,
gợi tả sự êm dịu, tươi mát của tâm
hồn những người lính trẻ, trong
gian khổ vẫn lạc quan yêu đời.
Trong màn mưa rừng, tầm nhìn
của người chiến binh Tây Tiến vẫn
hướng về những bản mường,
những mái nhà dân hiền lành và
yêu thương, nơi mà các anh sẽ đến,
đem xương máu và lòng dũng cảm
để bảo vệ và giữ gìn.
Trước đây Đặng Trần Cơn,
trong “Chinh phụ ngâm” cũng đã
viết về cảnh tượng chiến trường :

“Nay Hán xuống Bạch
Thành đóng lại,
Mai Hồ vào Thanh Hải
dịm qua,
Hình khe thế núi gần xa
Đứt thôi lại nối, thấp đà
cao.
Sương đầu núi buổi chiều
như dội
Nước lòng khe nẻo suối
còn sâu.
Não người áo giáp bấy
lâu,
Lịng q qua đó mặt sầu
chẳng khy…”
(Đồn Thị Điểm dịch)
Thật là hãi hùng khủng
khiếp ! những đó chỉ là những ước
lệ tượng trưng, những tưởng tượng
của nàng chinh phụ. Chàng chinh
phu mới ngày nào đó cịn “Thét
roi, Cầu Vị ào ào gió thu”, thì nay
đã mệt mỏ, nỗi nhớ quê, nhớ nhà,
nhớ vợcon héo hon cả ruột. Có đặt

2 đoạn thơ canh nhau, ta mới cảm
nhận được vẻ đẹp tráng chí của
anh bộ đội Cụ Hồ, cảm nhận được
cảm hứng lãng mạn trong thơ
Quang Dũng.

Ta trở lại đoạn thơ trên,
gian khổ không chỉ là núi cao dốc
thẳm, không chỉ là mưa lũ thác
ngàn mà cịn có tiếng gầm của cọp
beo nơi rừng thiêng nước, nơi đại
ngàn hoang vu :
“Chiếu chiều oai lĩnh thác
gầm thét
Đêm đêm Mường hịch cọp
trêu người”.
“Chiều chiều…” rồi “đêm
đêm” những âm thanh ấy, “thác
gầm thét”, “cọp trêu người”, ln
khẳng định cái bí mật, cái uy lực
khủng khiếp ngàn đời của chốn
rừng thiêng. Chất hào sảng trong
thơ Quang Dũng là lấy ngoại cảnh
núi rừng miền Tây hiểm nguy để tơ
đậm và khắc họa chí khí anh hùng
của đoàn quân Tây Tiến. Mỗi vần
thơ đã để lại trong tâm trí người
đọc một ấn tượng : gian nan tột
bậc mà cũng can trường tột bậc !
Đoàn quân vẫn tiến bước, người
nối người, băng lên phía trước. Uy
lực thiên nhiên như bị giảm xuống
và giá trị con người như được nâng
cao hẳn lên một tầm vóc mới.
Quang Dũng cũng nói đến sự hy
sinh của đồng đội trên những

chặng đường hành quân vô cùng
gian khổ :
“Anh bạn dãi dầu không
bước nữa
Gục lên súng mũ bỏ quên
đời…”
Hiện thực chiến tranh xưa
nay vốn như thế ! Sự hy sinh của
người chiến sĩ là tất yếu. Xương
máu đổ xuống để đài tự do. Vần
thơ nói đến cái mất mát, hy sinh
nhưng khơng chút bi lụy, thảm
thương.
Hai câu cuối đoạn thơ,
cảm xúc bồi hồi tha thiết. Như lời
nhắn gửi của một khúc tâm tình.
Như tiếng hát của một bài ca hoài

niệm vừa bâng khuâng, vừa tự
hào :
“Nhớ ơi Tây Tiến cơm lên
khói
Mai Châu mùa em thơm
nếp xơi”
“Nhớ ơi !” tình cảm dạt
dào, đó là tiếng lịng của các chiến
sĩ Tây Tiến “đồn binh khơng mọc
tóc”. Câu thơ đậm đà tình qn
dân. Hương vị bản mường với
“cơm lên khói”, với “mùa em thơm

nếp xơi” có bao giờ quên ? Hai
tiếng “mùa em” là một sáng tạo
độc đáo về ngơn ngữ thi ca, nó
hàm chưa bao tình thương nỗi nhớ,
điệu thơ trở nên uyển chuyển,
mềm mại, tình thơ trở nên ấm áp.
Cũng nói về hương nếp, hương
xơi, về “mùa em” và tình qn
dân, sau này Chế Lan Viên viết
trong bài “Tiếng hát con tàu” :
“Anh nắm tay em cuối
mùa chiến dịch
Vắt xôi nuôi quân em giấu
giữa rừng
Đất Tây Bắc tháng ngày
khơng có lịch
Bữa xơi đầu con tỏa nhớ
mùi hương”
“Nhớ mùi hương”, nhớ
“cơm lên khói”, nhớ “thơm nếp
xơi” là nhớ hương vị núi từng Tây
Bắc, nhớ tình nghĩa, nhớ tấm lòng
cao cả của đồng bào Tây Bắc thân
yêu.
Mười bốn câu thơ trên đây
là phần đầu bài “Tây Tiến”, một
trong những bài thơ hay nhất viết
về người lính trong 9 năm kháng
chiến chống Pháp. Bức tranh thiên
nhiên hoành tráng, trên đó nổi bật

lên hình ảnh người chiến sĩ can
trường và lạc quan, đang dấn thân
vào máu lửa với niềm kiêu hãnh
“Chiến trường đi chẳng tiếc đời
xanh…” Đoạn thơ để lại một dấu
ấn đẹp đẽ về thơ ca kháng chiến
mà sự thành cơng, là kết hợp hài
hịa giữa khuynh hướng sử thi và
cảm hứng lãng mạn. Nửa thế kỉ đã
trôi qua, bài thơ “Tây Tiến” của

12


Quang Dũng, ngày một thêm sáng
giá.
Bài 17
Bình giảng đoạn thơ sau
trong bài “Tây Tiến” của Quang
Dũng :
“… Doanh trại bừng lên
hội đuốc hoa,
Kìa em xiêm áo tự bao giờ
Khèn lên man điệu nàng e
ấp
Nhạc về Viên Chăn xây
hồn thơ
Người đi Châu Mộc chiều
sương ấy
Có thấy hồn lau nẻo bến

bờ
Có nhớ dáng người trên
độc mộc
Trơi dịng nước lũ hoa
đong đưa.
*
**
Tây Tiến đồn bình khơng
mọc tóc
Qn xanh màu lá dữ oai
hùm
Mắt trừng gửi một qua
biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều
thơm
Rải rác biên cương mồ
viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc
đời xanh
Aùo bào thay chiếu anh về
đất
Sông Mã gầm lên khúc
độc hành”.
BÀI LÀM
“Tây Tiến” là bài hát của
tình thương mến, là khúc ca chiến
trận của anh Vệ quốc quân năm
xưa, những anh hùng buổi đầu
kháng chiến “áo vải chân không đi
lùng giặc đánh” (“Nhớ” – Hồng

Nguyên), những tráng sĩ ra trận nói
với lời thề “Chiến trường đi chẳng
tiếc đời xanh”.
Quang Dũng viết bài thơ
“Tây Tiến” vào năm 1948, tại Phù
Lưu Chanh bên bờ dịng sơng Đáy

thương u : “Sơng Đáy chạm
nguồn qua Phủ Quốc – Sáo diều
khuya khoắt thổi đêm trăng” (Mắt
người Sơn Tây – 1949). Tây Tiến
là một đơn vị quân đội thành lập
vào năm 1947, hoạt động và chiến
đấu ở thượng nguồn sơng Mã,
miền Tây Hịa Bình, Thanh Hóa
sang Sầm Nứa, trên dải biên cương
Việt – Lào. Quang Dũng là một đại
đội trưởng trong đoàn binh Tây
Tiến, đồng đội anh nhiều người là
những chành trai Hà Nội yêu nước,
dũng cảm, hào hoa. Bài thơ “Tây
Tiến” nói lên nỗi nhớ của tác giả
sau một thời gian xa rời đơn vị :
“Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi ! –
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi…”
Bài thơ gồm có 4 phần.
Phần đầu nói về nỗi nhớ, nhớ sông
Mã, nhớ núi rừng miền Tây, nhớ
đoàn binh Tây Tiến với những nẻo
đường hành quân chiến đấu vô

cùng gian khổ… Đoạn thơ trên đây
gồm 16 câu thơ, là phần 2 và phần
3 của bài thơ ghi lại những kỉ
niệm đẹp một thời gian khổ,
những hình ảnh đầy tự hào về
đồng đội thân yêu.
Ở phầu đầu, sau hình ảnh
“Anh bạn dãi dầu khơng bước nữa
– Gục lên súng mũ bỏ quên đời”,
người đọc ngạc nhiên, xúc động
trước vần thơ ấm áp, man mác,
tình tứ, tài hoa :
“Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên
khói
Mai Châu mùa em thơm
nếp xôi”
Bài cơm tỏa khói nặng tình
qn dân, tỏa hương của “thơm
nếp xôi”, hương của núi rừng, của
Mai Châu,… và hương của tình
thương mến.
Mở đầu phần hai là sự
nối tiếp cái hương vị “thơm nếp
xôi” ấy. “Hội đuốc hoa” đã trở
thành kỉ niệm đẹp trong lòng nhà
thơ, và đã trở thành trang trong
tâm hồn các chiến binh Tây Tiến:
“Doanh trại bừng lên hội
đuốc hoa,


Kìa em xiêm áo tự bao giờ
Khèn lên man điệu nàng e
ấp
Nhạc về Viên Chăn xây
hồn thơ”.
“Đuốc hao” là cây nến đốt
lên trong phịng cưới, đêm tân hơn,
từ ngữ được dùng văn học cũ:
“Đuốc hoa chẳng thẹn với chàng
mai xưa” (Truyện Kiều – 3096).
Quang Dũng đã có mộg sự nhào
nặn lại : hội đuốc hoa – đêm lửa
trại, đêm liên hoan trong doanh trại
đoàn binh Tây Tiến. “Bừng” chỉ
ánh sáng của đuốc hoa, của lửa trại
sáng bừng lên ; cũng cịn có nghĩa
là tiếng khèn, tiếng hát, tiếng cười
tưng bừng rộn rã. Sự xuất hiện của
“em”, của “nàng” làm cho hội
đuốc hoa mãi mãi là kỉ niệm đẹp
một thời chinh chiến. Những thiếu
nữ Mường, những thiếu nữ Thái,
những cô phù xao Lào xinh đẹp,
duyên dáng “e ấp”, xuất hiện trong
bộ xiêm áo rực rỡ, cùng với tiếng
khèn “man điệu” đã “xây hồn thơ”
trong lịng các chành lính trẻ. Chữ
“kìa” là đại từ để trỏ, đứng đầu câu
“Kìa em xiêm áo tự bao giờ” như
một tiếng trầm trồ, ngạc nhiên, tình

tứ. Mọi gian khổ, mọi thử thách,…
như đã bị đẩy lùi và tiêu tan.
Xa Tây Tiến mới có bao
ngày thế mà nhà thơ “nhớ chơi
vơi”, nhớ “hội đuốc hoa”, nhớ
“chiều sương Châu Mộc ấy”. Hỏi
“người đi” hay tự hỏi mình “có
thấy” và “có nhớ”. Bao kỉ niệm
sâu sắc và thơ mộng lại hiện lên và
ùa về :
“Người đi Châu Mộc
chiều sương ấy
Có thấy hồn lau nẻo bến
bờ
Có nhớ dáng người trên
độc mộc
Trơi dịng nước lũ hoa
đong đưa”
Chứ “ấy” bắt vần với chữ
“thấy”, một vần lưng thần tình, âm
điệu câu thơ trĩu xuống như một
nốt nhấn, một sự nhắc nhở trong

13


hoài niệm nhiều bâng khuâng. Nữ
sĩ xưa nhớ kinh thành Thăng Long
là nhớ “hồn thu thảo”, nay Quang
Dũng nhớ là nhớ “hồn lau”, nhớ

cái xào xạc của gió, nhớ những cờ
lau trắng trời. Có “nhớ về rừng
núi, nhớ chơi vơi” thì mới có nhớ
và “có thấy hồn lau” trong kỉ niệm.
“Có thấy”… rồi lại “có nhớ”, một
lối viết uyển chuyển tài hoa, đúng
là “câu thơ trước gọi câu thơ sau”
như những kỉ niệm trở về… Nhớ
cảnh (hồn lau) rồi nhớ người (nhớ
dáng người) cùng con thuyền độc
mộc “trơi dịng nước lũ hoa đong
đưa”. Hình ảnh “hoa đong đưa” là
một nét vẽ lãng mạn gợi tả cái
“dáng người trên độc mộc” trơi
theo thời gian và dịng hồi niệm.
Đoạn thơ gợi lên một vẻ đẹp mơ
hồ, thấp thoáng, gần xa, hư ảo trên
cái nền “chiều sương ấy”. Cảnh và
người được thấy và nhớ mang
nhiều man mác bâng khuâng. Bút
pháp, thi pháp của chủ nghĩa lãng
mạn để lại dấu ấn tài hoa qua đoạn
thơ này. Giữa những “bến bờ”,
“độc mộc”, “dòng nước lũ” là “hồn
lau”, là “dáng người”, là “hoa
đong đưa” tất cả được phủ mờ bởi
màn trắng mỏng của một “chiều
sương” hoài niệm. Tưởng là siêu
thực mà lãng mạn, tài hoa.
Phần ba bài thơ nó về

đn binh Tây Tiến, Quang Dũng
sử dụng bút pháp hiện thực để tạo
nên bức chân dung những đồng đội
thân u của mình. Ở phần một nói
về con đường hành qn vơ cùng
gian khổ để khắc họa chí khí anh
hùng các chiến sĩ Tây Tiến ; phần
hai, đi sâu miêu tả vẻ đẹp lãng mạn
của những chiến binh hào hoa, yêu
đời. Phần ba này, người đọc cảm
thấy nhà thơ đang nhơ, đang ngắm
nhìn, đang hồi tưởng, đang nghĩ
về từng gương mặt thân yêu, đã
cùng mình vào sinh ra tử, nếm trải
nhiều gian khổ một thời trận mạc.
Như một đoạn phim cận cảnh gợi
tả cái dữ dội, cái khốc liệt một thời
máu lửa oai hùng. Chủ nghĩa yêu

nước của dân tộc hu đúc qua 4000
năm lịch sử được nâng lên tầm vóc
mới của chủ nghĩa anh hùng cách
mạng trong thi i H Chớ Minh :
Tõy Tin on binh
khụng
mc
túc
Âờĩ@ĩé@ờ@ỉ@ẫớ
ờ@ị@éởố@ốồớĩ@ẽớ
@òẩĩ@õờ@ậĩ@ộ

Âậ@ố@@òẩ@ẩĩ
@ậờ@ốố(\ớờĩ@ỡ
ĩ@ốố@ĩòĩ@ĩòẩĩ@é
ố@éậẩĩ@ốớịX@íớ@
ốéậ@@ờ@@ĩẽớộ
Aõòị@ỡĩ@@ốé@ố
ọịĩ@éò@ớX@ốọịĩ
@@ỡĩ@ở@ốậĩ
@ởĩX@ĩớờĩ@ẽớốĩ@
ố@ậờ@éởĩ@ởAõ
ịĩ@ẩởờĩ@ỗ@ă@ăậ
ĩ\A'Âịĩ@ĩé@éòĩ
@òị@ốòầ(XA&õờĩ@
ĩé@@ỉ(@ộớốĩ@é
ĩ@ớộA&ẫớờ@ị@éở(\@
@@ĩậố@ỡậờAõậờ@
X@ò@ịĩé\@ỉĩé@
ĩé@ĩớờĩA&ơậẩ@ốở$XA
&ơậẩ@ốọòịầ(@òẩố@ốộ@
ĩ@éòấAõc núi đến một
cách hồn nhiên. Quân rét rừng, thế
mà quắc thước hiêng ngang, xung
trận đánh giáp lá cà “dữ oai hùm”
làm cho giặc Pháp kinh hồn bạt
vía. “Tam quan tì hổ khí thơn
Ngưu” là hình ảnh các tráng sĩ
“Sát Thát” đời Trần ; “Tướng sĩ
kén tay tì hổ – Bề tơi chọn kẻ vuốt
nanh” là tầm vóc của các nghĩa sĩ
Lam Sơn. “Quân xanh màu lá dữ

oai hùm” là chí khí lẫm liệt hiên
ngang của anh bộ đội Cụ Hồ trong
9 năm kháng chiến chống Pháp.
Gian khổ và ác liệt thế, nhưng họ
vẫn mộng vẫn mơ. “Mẵt trừng gửi
mộng qua biên giới” ; mộng giết
giặc, đánh tan lũ xâm lăng “xác thù
chất đống xây thành chiến công”.
Trên chiến trường, trong lửa đạn
thì “mắt trừng”, giữa đêm khuya
trong doanh trại lạ có những cơn
mơ đẹp : “Đêm mơ Hà Nội dáng
kiều thơm” Ba chư “dáng kiều

thơm” từng in dấu vết trong thơ
văn lãng mạn thời tiền chiến, được
Quang Dũng đưa vào vần thơ mình
diễn tả thật “đắt” cái phong độ hào
hoa, đa tình của những chiến binh
Tây Tiến, những chàng trai của đất
nghìn năm văn vật, giữa khói lửa
chiến trường vẫn mơ, vẫn nhớ về
một mái trường xưa, một góc phố
cũ, một tà áo trắng, một “dáng kiều
thơm”. Ngòi bút của Quang Dũng
biến hóa, lúc thì bình dị mộc mạc,
lúc thì một ảo nên thơ, và đó chính
là vẻ đẹp hào hùng, tài hoa của
một hồn thơ chiến sĩ.
Bốn câu thơ tiếp theo ở

cuối phần 3, một lần nữa nhà thơ
nói về sự hy sinh tráng liệt của
những anh hùng vô danh trong
đoàn Tây Tiến. Câu thơ “Chiến
trường đi chẳng tiếc đời xanh”
vang lên như một lời thề “Quyết
tử cho Tổ quốc quyết sinh”. Có
biết bao chiến sĩ đã ngả xuống nơi
góc rừng, bên bờ suối, vì độc lập,
tự do của Tổ quốc. Một trời thương
nhớ mênh mang : “Rải rác biên
cương mồ viễn xứ…”. Các anh đã
“về đất” một cách thanh thản, bình
dị ; u nghỉ trong lịng Mẹ, giấc
ngủ nghìn thu. Chẳng có “da ngựa
bọc thây” như các tráng sĩ ngày
xưa, chỉ có “áo bào thay chiếu anh
về đất”, nhưng Tổ quốc và nhân
dân đời đời ghi nhớ công ơn các
anh. Tiếng thác sông Mã “gầm
lên” như một loạt đại bác nổ xé
trời, “khúc độc hành” ấy đã tạo
nên không khí thiêng liêng, bi
tráng và cao cả :
“Rải rác biên cương mồ
viễn xứ,
Chiến trường đi chẳng tiếc
đời xanh
Aùo bào thay chiếu anh về
đất

Sông Mã gầm lên khúc
độc hành”.
Các từ Hán Việt xuất hiện
bất ngờ trong đoạn thơ (biên cương
viễn xứ, chiến trường, áo bào,
khúc độc hành) gợi lên màu sắc cổ

14


kính, tráng liệt và uy nghiêm. Có
mất mát hy sinh. Có xót xa thương
tiếc. Khơng bi lụy yếu mềm, bởi lẽ
sự hy sinh đã được khẳng định
bằng một lời thề: “Chiến trường
đi chẳng tiếc đời xanh”. Biết bao
xót thương và tự hào ẩn chứa trong
vần thơ. Quang Dũng là một trong
những nhà thơ đầu tiên của nền thơ
ca kháng chiến nói rất cảm động
về sự hy sinh anh dũng của các
chiến sĩ vô danh. Hơn 20 năm sau,
những thi sĩ thời chống Mĩ mới
viết được những vần thơ cảm động
như thế :
“Họ đã sống và chết
Giản dị và bình tâm
Khơng ai nhớ mặt đặt tên
Nhưng họ đã làm ra Đất
Nước”

(“Đất nước” – Nguyễn
Khoa Điềm)
Những tháng năm chiến
tranh đã di qua. Đồn binh Tây
Tiến những ai cịn ai mất, những ai
đã “lấy đá ven rừng chép chiến
công” ? “Cổ lai chinh chiến kỉ
nhân hồi ?” – xưa nay, buổi chiều
chiến tranh, mấy ai đi chinh chiếm
còn trở về ?
Đoạn thơ trên cho thấy cái
tâm đẹp và cái tài hoa của Quãng
Dũng. Nếu Chính Hưũ, qua bài
“Đồng chí” đã nói rất hay về người
nơng dân mặc áo lính, thì Quang
Dũng, với bài thơ “Tây Tiến” đã
dựng lên một tượng đài hùng vĩ uy
nghiêm về những chàng trai Hà
Nội “mang gươm đi giữ nước”
dũng cảm, cạn trường, trong gian
khổ chiến đấu hy sinh vẫn lạc quan
yêu đời. Anh hùng, hào hoa là hình
ảnh đoàn binh Tây Tiến.
Hai đoạn thơ trên đây thể
hiện cốt cách và bút pháp lãng
mạn, hồn thơ tài hoa của Quang
Dũng. Nếu “thơ là sự thể hiện con
người và thời đại một cách cao
đẹp” thì “Tây Tiến” đã cho ta cảm
nhận và ấn tượng ấy. “Tây Tiến”

đã mang vẻ đẹp độc đáo của một
bài thơ viết về người lính – anh bộ

độ Cụ Hồ những năm đầu kháng
chiến chống Pháp. Bài thơ hội tụ
mọi vẻ đẹp và bản sắc của thơ ca
kháng chiến ca ngợi chủ nghĩa yêu
nước và chủ nghĩa anh hùng cách
mạng Việt Nam.
Bài 18
Phân tích bài thơ “Bên
kia sơng Đuống” của Hồng
Cầm.
BÀI LÀM
Hồng Cầm, nhà thơ của
miền quê Kinh Bắc.
Oâng sinh năm 1922.
Oâng nói về quê Mẹ đất Cha :
“Tôi người Quan Họ
Quê mẹ bên này sông
Cách q cha một dịng
sơng
Nước trắng…”
Dịng sơng “nước trắng”
ấy chính là dong sơng Đuống
thương u.
Hồng Cầm là một trong
những thi sĩ đương đại cực kì tài
hoa. Tâm hồn ơng đã chơi vơi với
những mối tình thơ mộng như đi

tìm “Lá Diêu bơng” một chiều thu
tím nào. Cuộc đời ơng đã từng
nếm nhiều nỗi đau. ng khóc
mình… rồi khóc con gái “mệnh
yểu” :
“Sực nhớ cha vị võ tuyết
sương
Con khóc thành tia sao
Thương cắt ngang đường sao
băng”
(Men đá vàng)
Nếu tính từ năm 1937 khi
viết “Hận Nam Quan” đến năm
1995, tập thơ “Men Đá Vàng” xuất
bản, Hồng Cầm đã có ngót 60
năm làm thơ. “Bên kia sông
Đuống”, “Lá Diêu Bông”, “Mưa
Thuận Thành”, kịch thơ “trương
Chi”,… là những tiếng thơ, tiếng
hát để thương, để nhớ cho đời.
Hồng Cầm viết bài thơ
“Bên kia sơng Đuống” vào một
đêm tháng 4 năm 1948 tại chiến
khu Việt Bắc. Xúc động trào dâng
sau khi được nghe những tin tức

quê nhà bị giặc chiếm đóng, tàn
phá, dưới ngọn đèn dầu sở, trong
tiếng vọng của tiếng súng, ông viết
thâu canh, cho đến lúc gà gáy sáng

thì xong bài thơ. “Bên kia sơng
Đuống” là một trong những bài
thơ hay nhất viết về đề tài quê
hương của thơ ca kháng chiến
chống Pháp ; thi phẩm này đã làm
vẻ vang cho nhà thơ Hoàng Cầm.
Tràn ngập bài thơ là cái tình quê,
hồn quê dào dạt. Nỗi thương nhớ,
tự hào quê Mẹ đất Cha, nỗi xót xa,
căm giận, nuối tiếc… quê hương
đang bị quân thù giày xéo, là cảm
xúc chủ đạo của áng thơ này. Với
134 dòng thơ sâu lắng, thiết tha,
bồn chồn… hòa quyện vào nhau,
cứ ngân nga rung động hồi trong
tâm trí người đọc. Hồng Cầm đã
có lần tâm sự về “Bên kia sơng
Đuống” : “Hương vị dân tộc,
chất tình tứ, hư ảo của những
câu ca Quan Họ đã thấm đẫm
trong hồn tôi từ những ngày nhỏ
dại”. Chính hương vị ấy, chất tình
tứ, hư ảo ấy đã dệt nên sắc điệu trữ
tình của bài ca quê hương này.
1 – Mở đầu bài thơ là
một tiếng gọi mơ hồ, xa xăm
vọng lên từ tâm tưởng, trong
hoài niệm, nhiều bồi hồi, xa
xuyến. Như an ủi, như vỗ về, như
như thương nhớ, tủi sầu :

“Em ơi buồn lm chi
Anh
a
em@ỡậ@òĩA
Âờòĩ@ỡ@ố@ốọ
ĩ@éĩ@(ịĩ@òĩ
@ốờòấ@ốốA&ố@ốọĩ
@éĩ@(@ỉ@òẩ
@ĩờòĩ@ở@ĩò@ờò
ĩX@ĩò@ĩộ@ở@ĩé
@ỡ@ấX@ở@ĩ@ỡ
X@ở@ĩ@ốéĩ\@
@ỉ@ỗớị@éĩ@ốé
ĩ@ở@ĩé@ĩốX@éA
&ĩẽớộ@ộỉĩé@éờĩẽ(Aõậấ@
ốớốĩXAõậấ@ĩộXAõậấ@
ờ@éị@
(\@AõậĩAõậấ@ố@ộỉ
ĩéXAõậấ@ốéòấ@ỉòẫ@ỡ@é

15


ậịĩ@ấ@ốọịĩA&ĩ@é
òẩ@ĩịĩ@òí(@tA&@
@ậ@ốéA,@@ố
éố@ỉởị@éòĩA,@A
õ@ốọấ@éòẩ@ĩịĩ@òĩ
A,@ớộ@ậ@ĩé@ĩ
@ờòĩ@ỉòĩ@ờĩ@

ĩ(\A&(AõậĩAõởĩ@ỉ
ởầ anh giói by, khi gi
ngun th. ú là chất tình tứ, hư
ảo trong thơ Hồng Cầm mà ta
cảm nhận được.
Cùng với em là hình ảnh
con sơng Đuống thương u xuất
hiện. Dịng sơng thơ ấu từ hồi
niệm “Ngày xưa cát trăng phẳng
lì” trơi theo dịng lịch sử mà hiện
về trong thương nhớ, với màu sắc,
với dáng hình thân thuộc :
“Sơng Đuống trơi đi
Một dịng lấp lánh
Nằm nghiêng nghiêng
trong kháng chiến trường kì”
Hai tiếng “trơi đi…” gợi
lên cái êm đềm, cái man mác
“nước chảy lơ lửng”. “Một dịng
sơng lấp lánh” vì cát trắng, vì
gương sơng chở ánh hồng bình
minh, chở trăng sao những đêm
thu đẹp. Đó là dịng sơng thơ
mộng. Dáng sơng trong hiện tại
chẳng uốn lượn như hình con long
của con sông “làng ta” (ca dao) mà
đã “Nằm nghiên nghiêng trong
kháng chiến trường kì”. Một câu
thơ hay để ta cảm xúc, đọc lên
nhận vào hồn mình với bao nhiêu

nhã thú, thi vị. Tưởng như tác giả
viết bằng bút pháp siêu thực ?
Tưởng như câu thơ được cấu tạo
nên bằng kĩ thuật điện ảnh tân kì ?
Đó là một sáng tạo thi ca độc đáo
của thi sĩ tài hoa Hồng Cầm.
Sơng Đuống là sơng của
tuổi thơ, sơng của hồi niệm. Màu
“xanh xanh” của bãi mía bờ dâu,
màu “biêng biếc” của ngô khoai là
màu xanh của miền thơ ấu, là hình
bóng q hương. Bức tranh q
tươi tắn, đầy sức sống… Nhớ q
hương nơi chơn rau cắt rốn của
mình, đứa con ly hương “đứng bên

này sơng” nhìn về “bên kia sơng
Đuống”, từ vùng tự do tả ngạn
nhìn về hữu ngạn, nơi “tâm hồn ta
thấm đất”, nỗi nhớ, nỗi đau không
thể nào kể xiết :
“Đứng bên này sơng sao
nhớ tiếc
Sao xót xa như rụng bày
tay”
“Sao nhớ tiếc… sao xót
xa…” vì q hương đang chìm
trong máu lửa. Nỗi nhở, nỗi đau
đến cực độ, làm tê tái cả hồn
người, làm “chết đi” từng phần cơ

thể. Câu thơ “Sao xót xa như rụng
bàn tay” đã cụ thể hóa nỗi đau đớn
xót xa cả về thể xác lẫn tinh thần.
Đầu thế kỷ 20, Nguyễn Khuyến
đau đớn khi “chợt nghe” tin bạn
chí thân qua đời : “Làm sao bác
vội về ngay – chợt nghe tôi bỗng
chân tay rụng rời”. Một đằng khóc
bạn, một đằng khóc quê. Hai nhà
thơ đều mượn cách nói dân gian để
diển ta một tâm trạng, một nỗi lịng
tan nát. Có u q hương tha
thiết, có gắn bó thủy chung với quê
Mẹ đất Cha thì Hồng Cầm mới có
nỗi đau “nhớ tiếc” và “xót xa như
rụng bàn tay” ấy.
Có thể nó, 10 dịng thơ
trong phần tiền tấu của khúc ca
quê hương “Bên kia sông Đuống”
là một cái nhìn đăm đắm “nhớ
tiếc’, là nỗi đau tê tái “xót xa”, là
nỗi nhớ thương khơn ngi… của
đứa con ly hương. Vần thơ như
những tiếng khóc thầm, rồi bật lên
như một tiếng nghẹn nấc: “biêng
biếc… nhớ tiếc… như rụng bàn
tay”.
2 – Phần thứ hai gồm có
118, dịng thơ, chia làm hai đoạn.
Đoạn thứ nhất dài 69 dịng thơ

nói lên nỗi đau, nỗi nhớ tiếc xót xa
về quê hương tươi đẹp, yên vui,
trong thanh bình. . . bỗng bị quân
thù kéo tới chiếm đóng, tàn phá.
Đoạn thứ hai là 49 dịng nói về
q hương chiến đấu, xóm thơn
vùng lên khi bộ đội “bên sông trở
về”.

Đoạn thứ nhất cấu trúc
tương phản giữa xa xưa thanh bình
với hiện tại tang tóc, điêu tàn. Các
câu thơ “Bên kia sông Đuống” và
“Ai về bên kia sông Đuống” nối
tiếp nhau xuất hiện, diễn tả hình
bóng q hương hiện lên như
những đợt sóng vỗ vào lòng đứa
con xa quê bao nỗi nhớ thương và
căm giận. Một tình q với đầy
trong nỗi nhớ ;
“Bên kia sơng Đuống
Quê hương ta lúa nếp
thơm nồng
Tranh Đông Hồ gà lợn
nét tươi trong
Mùa dân tộc sáng bừng
trên giấy điệp”.
“Bên kia sông Đuống” là
huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc
Ninh, một miền quê trù phú và có

nền văn hóa, văn hiến ngàn năm
thuộfc vùng Kinh Bắc. Chỉ bằn hai
nét vẽ mà nhà thơ đã gợi lên
hương sắc quê nhà. Ba tiếng “quê
hương ta” vang lên tự hào, lay
động thiết tha. Hương lúa nếp
thơm nồng của cốm mới, của cánh
đồng màu xanh lúa trỗ, hương xôi,
hương bánh… trên mâm cỗ tết,
trong ngày giỗ trên bàn thờ gia
tiên. Hương lúa nếp thơm nồng đã
quyện lấy tâm hồn “anh” và “em”
tự thuở nào. Nhớ “quê hương ta” là
nhớ mùi “thơm nồng” của lúa nếp,
là nhớ tranh làng Hồ, tranh gà lợn,
nhớ nét vẽ tài hoa xinh đẹp “sáng
bừng trên giấy điệp” óng ánh,
mượt mà, Tính u q được gởi
gắm, được thể hiện qua các thanh
âm (nồng, trong, bừng, điệp…),
qua các tính từ phẩm chất đã làm
dậy sắc hương của lúa nếp, của
tranh gà lợn : thơm nồng, tươi
trong, sáng bừng, điệp. Đặc biệt
là hai chữ “sáng bừng” đã thể hiện
cái hồn quê nồng này say đắm, đã
làm sáng lên cả vần thơ và hoài
niệm, đã thổi vào bức tranh quê cả
sức sống và tình yêu mặn nồng.
Cũng như dân ca Quan Họ, mảng

tranh dân gian Đông Hồ được tác

16


giả nói đến với biết bao yêu mến
tự hào, từ đề tài đến chất liệu, từ tư
tưởng đến phong cách nghệ thuật
đều mang vẻ đẹp bình dị, dân dã,
mến yêu “sáng bừng” màu sắc dân
tộc.
Nhưng giờ đây còn đâu
nữa ? _ “Quê hương ta từ ngày
khủng khiếp – Giặc kéo lên ngùn
nụt lửa hung tàn”. “Ngày khủng
khiếp” kể từ 19 – 12 – 1946, ngày
toàn quốc kháng chiến, những
miền quê rộng lớn bình yên đã bị
giặc Pháp biến thành đống tro tàn.
“Những cánh đồng quê chảy máu”,
những đường olàng “xương máu
tơi bời”. . . cả một khơng gian bao
la chìm trong máu lửa, chết chóc.
Quân cướp nước kéo tới quê
hương ta “Chó ngộ một đàn – Lưỡi
dài lê sắc máu”. Chúng điên cuồng
đột phá, bắn giết : ruộng khô, nhà
cháy, ngõ thẳm bờ hoang kiệt
cùng. Sự sống bị tiêu diệt, cả một
miền quê tan tác, đau thương ;

Mẹ con đàn lợn âm
dương,
Chia lìa đơi ngả
Đám cưới chuột đang tưng
bừng rộn rã
Bây giờ tan tác về đâu.
Ước mơ ấm no, yên vui,
hạnh phúc của “quê hương ta” bao
đời nay bị quân xâm lược làm cho
tan nát, chia lìa. Từ nỗi đau vật
chất đến nỗi đau tinh thần là vô
cùng ghê sợ ! Lấy hình ảnh trong
hai bức tranh làng Hồ, bức tranh
lợn và bức tranh đám cưới chuột
để cực tả cảnh đau thương chia lìa,
tan tác trên quê hương. Nhà thơ đã
lay động hồn quê, tình quê ứa máu,
thấm lệ trong lịng người bấy nay.
Vẻ đẹp văn hóa trong lịng người,
trong nếp sống, trong cảnh vật đã
bị “ngọn lửa hung tàn” hủy diệt !
Những câu thơ ngắn đan xen với
những câu thơ dài đã góp phần tơ
đậm nỗi căm uất, nghẹn ngào chứa
chất trong lòng người đang bùng
lên dữ dội.

Nhớ da diết bồi hồi quê
hương, Hoàng Cầm lại tha thiết
nhắn gọi : “Ai về bên kia sông

Đuống – Cho ta gửi tấm the đen…
- Gửi về may áo cho ai…” – Vẫn
là phiếm chỉ : “ai về…” “cho
ai…”, gợi lên một nỗi nhớ bồi hồi
là nhớ chùa xưa tháp cũ, nhớ hội
hè, nhớ nuí Thiên Thai, nhớ chùa
Bút Tháp, nhớ Lang Tài, nhớ tiếng
chuông chùa ngân buông. Nhớ
cuộc sống yên vui thanh bình, nhớ
những địa danh, những thắng cảnh,
… đã in dấu đậm đà, đã gắn bón
với tâm hồn đứa con ly hương :
“Mấy trăm năm thấp
thống mộng bình n
Những hội hè đình đám
(…) Chng chùa văng
vảng nay người ở đâu”.
Tiếng chng chùa Dâu ,
chùa Bút Tháp, chùa Bách Mơn…
chỉ cịn vng vng t my trm
nm thp thoỏng mng bỡnh yờn
vng
v
troĩ@éòĩ@ĩẽớộAõờ@ỉ
@éị@ĩò@ĩộX@ĩò
Aõờ@ốéậ@ĩớ@ĩéò
X@ẽộị@ỉậĩ@ỗớị@éịĩ
@ỡĩXAõậờ@ốĩ@ở
@õờậ@ớốĩ@v@ĩò@ỉậ
ĩ@ốAớộ@ĩĩAóộAóớộị

@òĩ@@ĩịX@ậĩ
@ỡờ@ốọịĩ@ốéĩé@ỉĩé\
ộ@ĩé@ọò@ĩộ@ĩẽ
ớộ\@ò@ĩộ@ốọĩ@ĩ
ẩX@ĩộ@ộớĩ@ẩĩ@
ỉĩéX@ĩộ@ộớĩ@ĩậố
@ốX@ĩộ@ỉĩ@ò
X@ĩộ@@ốòX@ĩộ
@õờĩ@ĩờX@ĩộ@ởị
@ốéậấX@ĩộ@ĩéậở@ớ
ờA&ĩớờĩẽ(Aõậẩ@ỉị@ĩ
éậờ@ỉĩ@ẩậĩ@ố@
ĩòấ@ĩộ@ậĩé@ĩ
X@ị@ờậĩX@ò@éò
@t&ớờĩ@ĩĩ@ò
@ĩ@è@õờậố@ốọờX
hng cụ già phơ phơ tóc trắng
Những em sột soạt quần
nâu
Bây giờ đi đâu về đâu”

“Ai về… có nhớ” – về bên
kia sông Đuống, quê hương ta, của
anh và của em. Ai có nhớ, riêng ta
nhớ lắm. Nhớ “từng khn mặt
búp sen”, nhớ nụ cười ấm áp, tươi
vui, rạng rỡ cũa những cơ gái xinh
đẹp, tình tứ, dịu dàng. Nhó người
dăng tơ, nhớ nằng dệt sợi, nhớ
người thợ nhuộm,… những con

ngưòi cần mẫn, siêng năng, khéo
tay hay làm, rất đáng yêu, đáng tự
hào. Cuộc sống và con người quê
hương hiện hình qua nỗi nhớ lần
lượt nối tiếp xuất hiện trong kí ức
đầy ám ảnh, khơn khy :
“Ai về bên kia sơng
Đuống
Có nhớ từng khuôn mặt
búp sen
Những cô hàng xén răng
đen,
Cươi như mùa thu tỏa
nắng
Chợ Hồ, chợ Sủi người
đua chen,
Bãi Trầm chỉ người dăng
tơ nghẽn lối
Những nàng dệt sợi
Đi bán lụa màu
Những người thợ nhuộm
Đồng tỉnh, Huê Cầu
Bây giờ đi đâu về đâu”.
Nỗi nhớ ấy vừa thực, vừa
mộng ảo, gắn bó nhịp sống đời
thường nhộn nhịp với cái vẻ tình tứ
đáng yêu gợi ra trong lòng chúng
ta một trời bâng khuâng thương
nhớ : “Ai lên Đồng Tỉnh, Huê Cầu
– Đồng Tỉnh bán thuốc, Huê Cầu

nhuộm thâm – Dù ai đi chợ Thanh
Lâm Mua anh một áo vải thâm hạt
đền”. Qua đó, ta cảm nhận hương
vị dân tộc, chất tính tứ, hư ảo đã
làm nên vẻ đẹp trữ tình trong thơ
Hồng Cầm.
Sau hình ảnh những cơ gái
xinh đẹp, tình tứ, … Hồng Cầm
nói về bà mẹ và đàn con thơ với
nhiều thương nhớ, đau xót. “Mẹ
già nua cịm cõi gánh hàng rong”
xuất hiện giữa phiên chợ nghèo,
khi “lũ quỷ mắt xanh” kéo đến

17


cướp bóc : “Lá đa lá đác trước lều
– vài ba vết máu loang chiều mùa
đơng”. Bờ tre thì “hun hút”, trời thì
“mưa lạnh”, con đường thì “trơn”,
… cả một không gian tăm tối, lạnh
lão, hãi hùng… Trên trời, cánh cò
xao xác “bay vùn vụt”,… “về
đâu…”.Trên con đường trơn, mẹ
già mái tóc bạc phơ lầm lũi “bước
cao bước thấp” với bao nỗi kinh
hồng. Hình tượng thơ đầy ám
ảnh, nhức nhối đau thương:
“Có cánh cị trắng bay

vùn vụt,
Lướt ngang dịng sơng
Đuống về đâu
Mẹ ta lịng đói dạ sầu
Đường trơn mưa lạnh mái
đầu bạc phơ.”
Đàn con thơ đang sống
trong cảnh đói rét và sợ hãi. Chỉ có
bát cháo ngơ cầm hơi, chỉ biết
“chui gầm giường tránh đạn”, đêm
đêm sống trong nỗi kinh hoàng
giữa tiếng súng giặc : “Uùc ớ cơn
mê – Thon thót giật mình”… Hình
ảnh bà mẹ và em thơ trong đoạn
thơ này tiêu biểu cho nỗi đau
thương của những bà mẹ, những
em bé, những nạn nhân trong chiến
tranh. Câu thơ khép lại phần hai
này là tiếng thét căm hờn. Hoàng
Cầm diễn tả lòng căm thù giặc
bằng một cách mới độc đáo, mạnh
mẽ :
“Đã có đất này chép tội,
Chúng ta khơng biết ngi
hờn”
Ngồi biện pháp tương
phản đối lập giữa “mấy trăm năm
thấp thống mộng bình u” với
“Q hương ta từ ngày khủng
khiếp”, Hoàng Cầm lạp đi lặp lại

các câu thơ : “Bây giờ tan tác về
đâu… Chuông chùa văng vẳng nay
người ở đâu… bây giờ đi đâu về
đâu…” – điệp cú, điệp khúc ấy
không chỉ gợi tả bao nỗi ngơ ngác,
kinh hồng về nỗi đau thương,
tang tóc trong lửa đạn qn thù,
mà cịn tạo ra ám ảnh khơn ngi
về sự tiếc nuối những năm tháng

thanh bình êm đẹp và thơ mộng
của quê hương.
Giọng thơ thay đổi ở
đoạn hai 49 câu này. Có niềm vui
gặp gỡ thắm tình qn dân khi “bộ
đội bên sơng đã trở về”. Hình ảnh
bà mệ q hương tượng trưng cho
niềm vui hồi sinh “bừng lên” sau
lũy tre điêu tàn một thời “khủng
khiếp” :
“Lửa đèn leo lét soi tình
mẹ
Khn mặt bừng lên như
dựng trăng”.
Có biến động “Trại giặc
bắt đầu ru trong sương”. Cả một
vùng quê bao la vùng lên đánh
giặc, đem lại màu xanh cho ruộng
đồng :
“Gió đưa tiếng hát về gần,

Thợ cấy đánh giặc, dân
quân cày bừa”.
Có niềm vui “mở hội…”
và niềm vui chiến thắng. Câu thơ
ngắn, nhịp thơ hối hả, rộn ràng.
Sông Đuống hiện ra giữa một rạng
đơng tuyệt đẹp :
“Vì nắng sắp lên rồi
Chân trời đã tỏ
Sơng Đuống cuồn cuộn
trơi…
Đoạn hai tuy có một số
câu thơ cảm động, một số hình ảnh
gợi cảm nhưng ngơn ngữ thơ dàn
trải, yếu tố “kể” lấn át yếu tố trữ
tình. Bài thơ được tác giả viết vào
mùa xuân 1948, phải 6 năm sau
mới có cảnh tượng “bao nhiêu đồn
giặc tơi bời” và mới có “chim múa
hoa cười” trong lịng đứa con xa
quê thời khói lửa. Do đó , cảm
hứng lãng mạn khi nói về quê
hương chiến đấu và chiến thắng ít
nhiều dễ dãi, sơ lược.
3 – Phần thứ ba với 6
dịng nói lên niềm mơ ước “bao
giờ về ben kiai sông Đuống”
trong ngày hội non sông, trong
niềm vui tái hợp. Một lần nữa,
hình ảnh cơ gái Kinh Bắc hiện lên

trong vẻ đẹp diệu kỳ và tình tứ :
“Anh lại tìm em

Em mặc yếm thắm
Em thắt lụa hồng
Em đi trẩy hội non sơng
Cười mê ánh sáng mn
lịng xn xanh”.
Sau một chuỗi câu thơ
ngắn 4 tiếng, kết thúc bài thơ là hai
câu lục bát có giá trị gợi tả niềm
vui ngân nga mãi trong lịng người.
“Q hương nghĩa nặng
tình sâu…”, có ai đó đã nói như
vậy ? Tình u q hương là một
trong những tình cảm sâu sắc nhất,
mãnh liệt nhất của con người Việt
Nam chúng ta. Tình q hương với
Hồng Cầm là nỗi nhớ và niềm tự
hào ; nhớ cảnh vật, nhớ con người,
nhớ dịng sơng Đuống “trơi đi một
dịng lấp lánh”, nhớ núi Thiên thai,
nhớ chùa Bút Tháp, nhớ khuôn mặt
búp sen thiếu nữ, nhớ mùa xuân
tưng bừng lễ hội, nhớ mẹ, nhớ đàn
con thơ,… Nhớ và tự hào về một
miền q giàu đẹp, có màu xanh
lúa ngơ khoai, nương dâu bãi mía,
có tranh Đơng Hồ “gà lợn nét tươi
trong – màu dân tộc sáng bừng

trong giấy điệp”. Tự hào về quê
hương bất khuất hiên ngang. Tin
tưởng về ngày hội non sơng, và
ngày vui tái hợp. Bài thơ cịn chất
chứa bao nỗi căm hờn đối với quân
xâm lược.
Thơ của Hồng Cầm giàu
nhạc điệu, âm điệu lơi cuốn. Có
vang vọng của ca dao, dân ca. Bài
thơ thấm một tình yêu và hồn quê
lai láng. Con sông Đuống cô gái
“cười như mùa thu tỏa nắng”… là
của riêng Hoàng Cầm.
Nhưng lạ thay, kỳ diệu
thay người đọc gần xa trong nửa
thế kỷ nay đã tìm thấy một phần
bóng hình q hương mình và nỗi
lịng, tình thương, nỗi nhớ của
mình trong bài thơ tuyệt tác “Bên
kia sông Đuống”. Thơ hay mới
cho ta “sự đồng cảm nhiệm màu”
ấy.
Bài 19

18


Bình giảng đoạn thơ sau
trong bài “Bên kia bờ sơng
Đuống” của Hồng Cầm :

…”Bên kia sơng Đuống
Q hương ta lúa nếp
thơm nồng,
Tranh Đông Hồ gà lợn nét
tươi trong
Màu dân tộc sáng bừng
trên giấy điệp
Quê hương ta từ ngày
khủng khiếp
Giặc kéo lên ngùn ngụt
lửa hung tàn
Ruộng ta khơ
Nhà ta cháy
Chó ngộ một đàn
Lưỡi dài lê sắc máu
Kiệt cùng ngõ thẳm bờ
hoang
Mẹ con n
lịĩ@@ẫớốĩé@ỉ
Aõò@ĩ
Â@ầớộ@éờòẩốAõĩ@ộỡ
ĩ@ớĩ@ọòẩĩ@ọờ@
ộ@ốĩ@ố@ỡậAõở)
@ậờ@ốố@@ỉ
@ốậĩ@ỡòịĩ@ở@ỉò
ĩ@ĩẽớộ@ỡị@ĩ@ốé
ĩ@ốộ@ĩXAõậấ@ố
ớốĩAõậấ@ĩộ@ỉị@éị
Aóộ@ốỉ@A&ậĩ@
@òĩA

Âờòĩẽ(@ở@ốé@ỗ@ị
ĩ@@ỉ@òẩố@
@ốố@ĩ@ộĩé@éố
@@ẩậẩờ@ĩỡ@ỡẩ\@òẩ
ốAõậ@ốéĩ@h@ĩ
@brhpXAõĩ@òĩ@ỡ@
éậĩAõờ@ớờ@ĩở@ồ
ớĩ@ơậẩố@X@ốé@ỗ@
ỡò@ởĩ@ởAõòẩĩ@ĩ
éấ@ốĩ@õờậ@ớốĩ@ọ@
@ é@éậAõòĩ
X@ốĩ@é, thc thõu canh
ụng sỏng tỏc bi th này. “Bên kia
sông Đuống” xuất hiện lần đầu
tiên trên báo “Cứu quốc” tháng 6 –
1948, nó được nhanh chóng phổ
biến từ chiến khu Việt Bắc tới khu
Ba, khu Bốn, vào miền Nam và tận
nhà tù Cơn Đảo. Nó là một trong

những bài thơ hay nhất viết về quê
hương đất nước trong thơ ca Việt
Nam thời kháng chiến chống Pháp.
Trong phần “Vỹ thanh”
của tập thơ “Về Kinh Bắc” in năm
1994, thi sĩ Hồng Cầm có viết
một đơi dịng về bối cảnh và cảm
hứng của mình khi sáng tác bài thơ
“Bên kia sông đuống” :
…”tôi đang ở trong trạng

thái bồn chồn, thao thức, tâm tư rối
bời sau khi nghe báo cáo về quê
hương mình bị giặc xâm lược kéo
lên tàn phá, giết chóc, tơi chưa
định viết gì, lúc q nửa đêm vắng
lặng, bỗng văng vẳng bên tai ba
câu :
“Em ơi buồn làm chi
Anh đưa em về bên kia
sôn Đuống
Ngày xưa.. cát trắng
phẳng lỳ…”
Tôi chộp lấy, ghi ngay và
cứ thế cảm xúc trào ra một mạch
dài, viết rất nhanh, sợ không theo
kịp những thanh âm làn điệu đang
cuồn cuộn dâng lên trong lịng
mình. Cho đến gần sáng thì xong
bài thơ, một trong những bài được
các bạn già, trẻ, nam, nữ yêu mến
đã gần nửa thế kỷ…” (trang 159)
Mười câu đầu của bài thơ,
thi sĩ nói lên nỗi nhớ thương da
diết quê hương gắn liền với con
sông Đuống thân yêu. Nỗi nhớ
thương đau buồn ấy gắn liền với
nỗi “xót xa như rụng bày tay” !
Tiếp đó là phần chính của bài thơ
diễn tả cảnh tan tác, điêu tàn của
quê hương yêu dấu :

“Bên kia sông Đuống
.........
Bây giờ tan tác về đâu ?
Đoạn thơ dài 15 câu là sự
trải rộng tấm lòng tha thiết và bồi
hồi, của đứa con đi xa đối với nơi
chôn ra cắt rốn của mình. Một tình
quê đằm thắm dào dạt. “Bên kia
sông Đuống” – “Bên này” là đất
tự do, nhà thơ hướng lịng mình về
“Bên kia” là vùng bị giặc chiếm

đóng và giày xéo. Đó là vùng
Thuận Thành quê Mẹ đất Cha.
“Quê hương ta” đẹp lắm,
đáng tự hào biết bao. Sơng Đuống
trơi đi êm đềm “một dịng sơng lấp
lánh” nên thơ. Một màu xanh bạt
ngàn như dẫn hồn nhà thơ đi về cõi
mộng. Bức tranh quê “Xanh xanh
bãi mía bờ dâu – Ngơ khoai biêng
biếc” đã có thể thương để nhớ da
diết cho đứa con tha hương.
“Quê hương ta” đẹp lắm.
Một miền quê trù phú đáng yêu.
“Hương lúa nếp thơm nồng” từ
những cánh đồng quê tươi tốt đã
tỏa rộng trong không gian và thời
gian, đã thấm sâu vào hồn người
không thể nào phai nhạt được.

Hương vị đậm đà của quê nhà
chẳng phải là “canh rau muống”
với “cà dầm tương” mà là “hương
lúa nếp thơm nồng” – thơm ngào
ngạt dâng lên trong những ngày
mùa, trong hương cốm mới, trên
mâm cỗ ngày giỗ ngày tết… đã
thấm đượm một mối tình quê vơi
đầy. Trong khói lửa chiến tranh,
đứa con ly hương quên sao được
“hương lúa nếp thơm nồng” của
quê Cha đất Mẹ ?
Kinh Bắc – quê hương yêu
dấu của Hoàng Cầm là một miền
đất cổ kính có bề dày văn hóa qua
các triều đại phong kiến Lý, Trần,
Lê. Là quê hương của những
vương phi, hoàng hậu, những cành
vàng lá ngọc… Là nơi sinh sản ra
nhiều trạng nguyên, tiến sĩ của đất
nước ta mà câu đồng dao đã khắc
vào năm tháng:
“Một bồ ông cống – Một
đống ông nghè – Một bè tiến sĩ –
Một bị trạng nguyên – Một thuyền
bảng nhỡn…” Là một vùng quê có
bao danh lam thắng cảnh, những
non tiên, núi gấm, những chùa
chiền… đã đi vào huyền thoại cổ
tích. Là quê hương của những hội

hè đình đám : “Mồng bẩy hội
Khám, mồng tám hội Dâu – Mồng
chín đâu đâu cũng về hội Gióng”
(tục ngữ). Thương nhớ “quê hương

19


ta” tiếng thơ của Hoàng Cầm cất
lên tha thiết tự hào :
“Tranh Đông Hồ gà lợn
nét tươi trong,
Màu dân tộc sáng bừng
trên giấy điệp.”
Các từ ngữ : “tươi trong”,
“sáng bừng” gợi tả nét, gam màu
trong sáng, thanh nhẹ, đẹp tươi…
làm hiện lên trong tâm hồn chúng
ta những bức tranh dân gian với đề
tài bình dị, thân thuộc được treo
trong ngày tết đón xuân sang với
nhiều mơ ước. Tranh gà lợn, tranh
đánh đu, đấu vật, tranh Tố Nữ,
thầy đồ Cóc, đám cưới chuột, tranh
hứng dừa, tranh đánh ghen, tranh
Bà Trưng cưỡi voi ra trận, tranh
Phù Đổng Thiên Vương… Tất cả
đều diễn tả khát vọng, ước mơ
ngàn đời của nhân dân ta. Cảnh sắc
đồng quê, sinh hoạt làng xã “mấy

trăm năm thấp thống mộng bình
n…” như “sáng bừng” trong tâm
hồn mỗi chúng ta, “sáng bừng trên
giấy điệp”. Tranh Đông hồ thể hiện
bản sắc nền văn hóa Việt Nam.
Trên nền giấy dó láng một lớp điệp
mỏng óng ánh làm nền ; chất điệp
ấy được chắt luyện và tinh chế từ
vỏ sò đầy sáng tạo. Màu sắc tranh
Đơng Hồ : màu son, màu tím sim,
mà cánh sen, màu vàng nghệ, màu
xanh rỉ đồng, màu lá chuối tơ…
đúng là “màu dân tộc” đã làm
“sáng bừng” một tình q đậm đà
đáng u.
“Mấy trăm năm thấp
thống mộng bình n”,… cịn đâu
nữa ? Từ bồi hồi hồi niệm, giọng
thơ trở nên đau xót, căm giận,
nghẹn ngào. Cảnh thanh bình trên
q hương Kinh Bắc vụt tan vỡ.
Xóm làng q hương chìm trong
bóng giặc. Giặc tràn tới xéo, đốt
phá và chém giết. Bao trùm lên
xóm làng quê hương là ngọn “lửa
hung tàn” chết chóc :
“Quê hương ta từ ngày
khủng khiếp
Giặc kéo lên ngùn ngụt
lửa hung tàn”


Vần thơ như tiếng nấc
nghẹn ngào và căm giận. Câu thơ
bỗn rút ngắn lại, 3,4. Hình ảnh
tang thương và điêu tàn nối tiếp
xuất hiện như một cuốn phim,
đoạn phim cận cảnh làm nhức nhối
tim gan :
“Ruộng ta khơ
Nhà ta cháy
Chó ngộ một dàn
Lưỡi dài lê sắc máu
Kiệt cùng ngõ thẳm bờ
hoang”.
Một không gian bao la bị
đốt phá, bị giầy xéo, Sự sống bi
hủy diệt đến “kiệu cùng”. Ruộng
vườn, nhà cửa của nhân dân ta từ
bao đời nay bỗng chốc bị “lửa
hung tàn” làm cho “khô”, làm cho
“cháy”. Màu xanh biêng biếc của
lúa ngô khoai bị tàn lụi kiệt cùng.
Xóm làng tan hoang. “Ngõ thẳm
bờ hoang” vốn là nơi hẻo lánh,
khuất nẻo hoan vu, thế mà tư ngày
“khủng khiếp” cũng bị lũ giặc tàn
phá đến “kiệt cùng”, điêu linh. Nếu
như trong “Bình Ngơ đại cáo”,
Nguyễn Trãi căm giận lên án quân
“cuồng Minh” là “hung tàn”, là

“quân cường bạo”, cực kỳ ghê tởm
: “Thằng há miệng, đứa nhe răng,
máu mỡ bấy no nê chưa chán” thì
ở đây Hoàng Cầm khinh bỉ căm
thù gọi giặc Pháp là bầy “chó ngộ”
– chó điên – “lưỡi dài lê sắc máu”.
Hình ảnh thơ nói về lũ
giặc là một hình ảnh sáng tạo, đã
khơi dậy bao căm giận đối với
quân xâm lược trong nửa thế kỷ
nay.
Giặc kéo tới chiếm đóng
và tàn phá quê hương. Nỗi đau về
vật chất cùng với nỗi đau về tinh
thần như được nhân lên nhiều lần.
Đình đền, chùa chiền bị đập phá.
Cịn đâu nữa những bức tranh
Đơng Hồ ?. “Đàn lợn âm dương”,
“Đám cưới chuột”,… là hai bức
tranh nổi tiếng nói lên ước mơ no
ấm, hạnh phúc và cách ứng xử của
nhân dân, chẳng có tội tình gì cũng

bị quân thù hủy diệt đến “kiệt
cùng” đau đớn !
“Mẹ con đàn lợn âm
dương
Chia lìa đơi ngả
Đám cưới chuột đang tưng
bừng rộn rã

Bây giờ tan tác về đâu?”
Cácn nói của Hồng Cầm
vơ cùng sâu sắc và thấm thía. Nỗi
căm giận khơn ngi trong lịng
người ! Thực tại và mộng ảo như
trộn lẫn vào nhau, hình ảnh “tan
tác” trong tranh trở thành sự thật
“khủng khiếp” ngoài đời. Trong
những câu thơ trên, nỗi đau xót,
căm thù được khắc sâu bằng sự đối
lập giữa hai cảnh trước và sau,
thanh bình và chiến tranh, tương
phản giữa ngơn từ – Xưa kia,
những năm tháng bình yên thì
“tưng bừng rộn rã”, “bây giờ”, khi
giặc tràn tới thì “chia lìa đơi ngã”,
“tan tác về đâu?”.
Câu thơ “Bây giờ tan tác
về đâu ?” và “Bây giờ đi đâu v
õu l nhng cõu
ốố@éX@AõòẩĩXAóớ
ộị@ĩé@ỉị@ĩéậờ@
ỉĩ@ĩỡ@òẩốAõậẩ@
éở\@òAõờ@ĩỡ@ậ@ỉ
òĩ\@
Âờậ@ớốĩ@ọố@ở@éò
@ớ\@òAõờAóộĩ@ò
ố@@ộớộĩ@ĩỡ@éòĩ
@òĩ@ộ@éịĩ@ĩị\
ơậố@ỡậ@ốòẩ@@õờ

ĩ@@ớộịX@éờ@ĩ
ỡ@ĩé@ốố@ĩị@ởờĩ
Aõậấ@ỉị@ĩớờĩ@ờ
@ốố@ố@éờậố@ỉ
@ởAõòẩĩ@ỉòĩ@ĩẽớộ\
A
Âò@ỉA&ĩớờĩ@ỡĩ@ố
ố@òẩố@ốộ@ỡ@ờ
@ờ(@t&òĩ@ờò@ở
@éậ@õờĩ@@ộộ
òờ@éở@éAõò@ĩ
ớờĩ@ốéĩ@ở(Q&ởA
Âò(A,@ơởờ@ịR&@ỡ
ậ@@éậĩAõu xng
mỏu

20


Đau cả lịng sơng, đau cỏ
cây”
(“Q mẹ” – Tố Hữu)
“Làng ta mấy lần bom
giội nát
Dừa ngã ngỗn ngang, xơ
xác bờ tr”
(“Trở về quê nội” – Lê Anh
Xuân)
v.v…
“Thơ hay là thơ có hồn.”

Đoạn thơ trên đầy từ âm điệu đến
hình tượngđã để lại trong lịng
người đọc những tình cảm sâu sắc,
những ấn tượng mạnh mẽ về tình
người, tình quê hương. Cấu trúc
đoạn thơ thành hai mảnh đối lập :
quá khứ thanh bình, n vui, tươi
đẹp với hiện tại đau thương, xót xa
có tác dụng như một lời kết tội
đanh thép quân xâm lược. Hoài
niệm đẹp gắn liền với hiện tại điêu
tàn, tình yêu quê hương càng trở
nên thiết tha cảm động được thể
hiện qua bút phát tài hoa và độc
đáo của thi sĩ Hoàng Cầm. Chất
Kinh Bắc làm nên vẻ đẹp thẩm mĩ
bài thơ “Bên kia sông Đuống” để
ta yêu quý và trân trọng.
Bài 20
Phân tích bài thơ “Đồng
chí” của Chính Hữu
BÀI LÀM
“Đồng chí” là bài thơ hay
nhất của Chính Hữu viết về người
nơng dân mặc áo lính trong những
năm đầu cuộc kháng chiến chống
thực dân Pháp xâm lược. Bài thơ
được viết vào đầu xuân 1948, sau
chiến thắng Việt Bắc thu đơng
1947, nó đã đi qua một hành trình

nửa thế kỷ, làm sang trọng một
hồn thơ chiến sĩ.
Hai mươi dòng thơ, với
ngơn ngữ bình dị, giọng điệu thủ
thỉ tâm tình, cảm xúc dồn nén,
hình tượng thơ phát sáng, có một
vài câu thơ để lại nhiều ngỡ ngàng
cho bạn đọc trẻ ngày nay.
Bài thơ “Đồng chí” ca
ngợi tìnhy đồng đội gian khổ có
nhau, vào sinh ra tử có nhau của

các anh bộ đội Cụ Hồ, những
người nông dân yêu nước đi bộ đội
đánh giặc trong những năm đầu
gian khổ thời 9 năm kháng chiến
chống Pháp (1946 – 1954).
1 – Hai câu thơ đầu cấu
trúc song hành, đối xứng làm hiện
lên hai “gương mặt” người chiến sĩ
rất trẻ, như đang tâm sự cùng nhau.
Đây là giọng điệu tâm tình thấm
thía của một đơi bạn vô cùng tha
thiết :
“Quê hương anh nước
mặn đồng chua,
Làng tôi nghèo đất cày sỏi
đá”
Quê hương anh và làng tôi
đều nghèo khổ, là nơi “nước mặn

đồng chua”, làng xứ sở “đất cày
lên sỏi đá”. Mượn tục ngữ, thành
ngữ để nói về làng quê, nơi chôn
rau cắt rốn thân yêu của mình làm
cho lời thơ bình dị, chất thơ mộc
mạc, đáng yêu như tâm hồn người
trai cày ra trận đánh giặc. Đồng
cảm là cơ sở, là cái gốc làm nên
tình bạn, tình đồng chí sau này.
2- Năm câu thơ tiếp theo
nói lên một q trình thương
mến : từ “đơi người xa lạ” rồi
“thành đơi tri kỷ”, về sau kết thành
“đồng chí”. Câu thơ biến hóa, cảm
xúc như dồn tụ lại, nén chặt lại.
Những ngày đầu đứng dưới lá
quân kì : “Anh với tôi đôi người xa
lạ – Tự phương trời chẳng hẹn
quen nhau”. Năm tháng chiến
tranh trôi qua, đôi bạn gắn bó với
nhau bằng bao kỉ niệm đẹp :
“Súng bên súng, đầu sát
bên đầu,
Đêm rét chung chăn thành
đơi tri kỉ”
Đồng chí !”
“Súng bên súng” là cách
nói hàm súc, hình tượng : cùng
chung lí tưởng chiến đấu ; “anh
với tơi” cùng ra trận đánh giặc để

bảo vệ đất nước quê hương, vì độc
lập, tự do và sự sống còn của dân
tộc. “Đầu sát đầu” là hình ảnh
diễn tả ý hợp tâm đầu của đôi bạn

tâm giao. Câu thơ “Đêm rét chung
chăn thành đôi tri kỉ” là một câu
thơ hay và cảm động, đầy ắp kỉ
niệm một thời gian khổ. Chia ngọ
tsẻ bùi mới “thành đôi tri kỉ”. Đôi
tri kỉ là đôi bạn rất thân, biết bạn
như biết mình. Bạn chiến đấu
thành tri kỉ, về sau trở thành đồng
chí. Câu thơ 7,8 từ đột ngột rút
ngắn lại hai từ “đồng chí!” diễn tả
niềm tự hào, nỗi xúc động cứ ngân
nga mãi trong lòng. Xúc động khi
nghĩ về một tình bạn đẹp. Tự hào
về mối tình đồng chí cao cả thiêng
liêng, cùng chung lí tưởng chiến
đấu của những người binh nhì vốn
là những trai cày giàu lòng yêu
nước ra nhận đánh giặc. Các từ
ngữ được sử dụng làm vị ngữ trong
vần thơ : bên, sát, chung, thành –
đã diễn tả sự gắn bó thiết tha của
tình tri kỉ, tình đồng chí. Cái tấm
chăn mỏng mà ấm áp tình tri kỉ ;
tình đồng chí ấy mãi mãi là kỷ
niệm đẹp của người lính một thời

chinh chiến khơng bao giờ có thể
qn :
“i núi thẳm rừng sâu
Trung đội cũ về đâu
Biết chăng chiều mưa mau
Nơi đây chăn giá ngắt
Nhớ cái rét ban đầu
Thấm mối tình Việt
Bắc…”
(“Chiều mưa đường sô 5”
– Thâm Tâm)
3 – Ba câu thơ tiếp theo
nói lên hai người đồng chí cùng
chung một nỗi nhớ : nhớ ruộng
nương, nhớ bạn thân cày, nhớ gian
nhà, nhớ giếng nước, gốc đa. Hình
ảnh nào cũng thắm thiết một tình
quê vơi đầy :
“Ruộng nương anh gửi
bạn thân cày
Gian nhà khơng mặc kệ
gió lung lay
Giếng nước, gốc đa nhớ
người ra lính”
Giếng nước, gốc đa là hình
ảnh thân thương của làng quê được
nói nhiều trong ca dao xưa : “Cây

21



đa cũ, bến đị xưa… Gốc đa, giếng
nước, sân đình…”, được Chính
Hưũ vận dụng đưa vào thơ rất đậm
đà, nói ít mà gợi nhiều, thắm thía.
Gian nhà, giếng nước, gốc đa được
nhân hóa, đang đêm ngày dõi theo
bóng hình anh trai cày ra trận ?
Hay “người ra lính” vẫn đêm ngày
ơm ấp hình q hương ? Có cả 2
nỗi nhớ ở cả 2 phía chân trời. Tình
u q hương đã góp phần hình
thành tình đồng chí, làm nền sức
mạnh tinh thần để người lính vượt
qua mọi thử thách gian lao, ác liệt
thời máu lửa. Cũng nói về nỗi nhớ
ấy, trong bài thơ “Bao giờ trở lại”,
Hồng Trung Thơng viết :
“Bấm tay tính buổi anh đi
Mẹ thường vẫn nhắc : biết
khi nào về ?
Lúa xanh ngắt chân đê
Anh đi là để giữ quê quán
mình.
Cây đa, bến nước, sân
đình
Lời thề nhớ buổi mít tinh
lên đường
Hoa cau thơm ngát đầu
nương

Anh đi là giữ tình thương
dạt dào
(…) Anh đi chín đợi mười
chờ
Tin thường thắng trận,
bao giờ về anh ?”
4 – Bảy câu thơ tiếp theo
ngộn những chi tiết rất thực phản
ánh hiện thực kháng chiến buổi
đầu. Sau 80 mươi năm bị thực dân
Pháp thống trị, nhân dân ta đã quật
khởi đứng lên giành lại non sông.
Rồi với gậy tầm vông, với giáo
mác,… nhân dân phải chống lại xe
tăng, đại bác của giặc Pháp xâm
lược. Những ngày đầu kháng
chiến, quân và dân ta trải qua
muôn vàn khó khăn : thiếu vũ khí,
thiếu qn trang, thiếu lương thực,
thuốc men,… Người lính ra trận
“áo vải chân khơng đi lùng giặc
đánh”, áo quần rách tả tơi, ốm đau

bệnh tật, sốt rét rừng “sốt run
người vừng trán ướt mồ hôi” :
“Anh với tôi biết từng cơn
ớn lạnh,
Sốt run người vừng trán
ướt mồ hơi.
o anh rách vai

Quần tơi có vài mảnhvá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày…”
Chữ “biết” trong đoạn thơ
này nghĩa là nếm trải, cùng chung
chịu gian nan thử thách. Các chữ :
“anh với tôi”, “áo anh… quần tôi”
xuất hiện trong đoạn thơ như một
sự kết dính, gắn bó keo sơn tình
đồng chí thắm thiết cao đẹp. Câu
thơ 4 tiếng cấu trúc tương phản :
“Miệng cười >sâu sắc tinh thần lạc quan của hai
chiến sĩ, hai đồng chí. Đoạn thơ
được viết dưới hình thức liệt kê,
cảm xúc từ dồn nén bỗng ào lên :
“Thương nhau tay nắm lấy bàn
tay”. Tình thương đồng đội, đồng
chí được biểu hiện bằng cử chỉ
thân thiết, yêu thương : “tay nắm
lấy bàn tay”. Anh nắm lấy tay tôi,
tôi nắm lây bàn tay anh, để động
viên nhau, truyền cho nhau tình
thương và sức mạnh, để vượt qua
mọi thử thách, “đi tới và làm nên
thắng trận”.
5 – Phần cuối bài thơ ghi
lại cảnh hai người chiến sĩ – hai
đồng chí trong chiến đấu. Họ cùng
“đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới”

.Cảnh tượng chiến trường là “rừng
cạnh bên nhau chờ giặc tới”. Cảnh
tượng chiến trường là “rừng hoang
sương muối”, một đêm đông vô
cùng lạnh lẽo hoang vu giữa núi
rừng chiến khu. Trong gian khổ ác
liệt, trong cng thng ch i
ộộ(X@é@éậĩ@ỗ@ỡ
ĩA'óớĩ@ịĩé@ậĩ@ĩé
ở(X@ỡị@ĩé@ọ@ộớ@
ò@ĩéờ\A
Âò@ỉ@òẩốAõậ@ốọ
ĩ@ốọậĩ@éậĩ@éờ\@
òẩố@ộớ@ốốAõậị@ố@ĩ
ẽộ@ờố@éậẩĩ@t'Âờ@

ởĩ@ốọĩ@ốọấò(\ẽớộ@
éậĩ@ỗ@ốọậĩAóớộĩ@ọ
@ốọẩĩ@ốỉ@òA&ĩé
@ịAõờ@ởĩ@ịĩ@
ởĩ@ởờ@ĩí(\@ẽớộ@
ĩéAõ@éởị@ìé@
@ớờ@òẩốAõậAõòĩ
A&ồớĩ@éịĩ@ỗớốĩ@ờ
ò(@ốỉ@òA'õờ@ởĩ
@ốọĩ@ốọấò(\@ĩé@ớớ
@ốớị@ớớ@òẩĩ\@ơậ
@éờ@ốọĩ@ốX@ố
ọĩ@ố@ớĩ@ốọậĩ@
éòĩ@ĩỡAõĩ@ốọấị

@ỡịAõờ@ởĩ\@ơĩ
@trng l biu tng cho v đẹp
đất nước thanh bình. Súng mang ý
nghĩa cuộc chiến đấu gian khổ hay
sinh. “Đầu súng trăng treo” là
một hình ảnh thơ mộng, nói lên
trong chiến đấu gian khổ, anh bộ
đội vẫn u đời, tình đồng chí
thêm keo sơn gắn bó, họ cùng mơ
ước về một ngày mai đất nước
thanh bình. Hình ảnh “Đầu súng
trăng treo” là một sáng tạo mang
vẻ đẹp lãng mạn của thơ ca kháng
chiến ; đã được Chính Hữu lấy nó
đặt tên cho tập thơ viết trong máu
lửa của mình. Trăng Việt Bắc,
trăng núi ngàn chiến khu, trăng
trên bầu trời, trăng tỏa trong màn
sương muối huyền ảo. Mượn trăng
để tả cái vắng lặng của chiến
trường, để tô đậm cái tư thế trầm
tĩnh “chờ giặc tới”. Mọi gian lao
căng thẳng của trận đánh (sẽ diễn
ra ?) đang nhường chỗ cho vẻ đẹp
huyền diệu, thơ mộng củ vầng
trăng, và chính đó cũng là vẻ đẹp
cả thiêng liêng của tình đồng chí,
tình chiến đấu.
Bài thơ “Đồng chí” vừa
mang vẻ đẹp giản dị, hình dị khi

nói về đời sống vật chất của người
chiến sĩ, lại vừa mang vẻ đẹp cao
cả, thiêng liêng, thơ mộng khi nói
về đời sống tâm hồn, về tình đồng
chí của các anh – người lính binh
nhì buổi đầu kháng chiến.
Ngôn ngữ thơ hàm súc,
mộc mạc như tiếng nói của người

22


lính trong lúc tâm sự, tâm tình. Tục
ngũ, ca dao được Chính Hữu vận
dụng rất linh hoạt, tạo nên chất thơ
dung dị, hồn nhiên, đậm đà. Sự kết
hợp giữa bút phát hiện thực và
màu sắc lãng mạn chung đúc nên
hồn thơ chiến sĩ.
“Đồng chí” là bài thơ độc
đáo viết về anh bộ đội Cụ Hồ –
người nông dân mặc áo lính,
những anh hùng áo vải trong thời
đại Hồ Chí Minh. Bài thơ là một
tượng đài chiến sĩ tráng lệ cao cả
và thiêng liêng.
Bài 21
Bình giảng đoạn thơ sau
trong bài “Đất nước” của
Nguyễn Đình Thi :

…”Mùa thu nay khác rồi
Tơi đứng vui nghe giữa
núi đồi
Gió thổi rừng tre phấp
phới
Trời thu thay áo mới
Trong biếc nói cười thiết
tha
Trời xanh đây là của
chúng ta
Núi rừng đây là của chúng
ta
Những cách đồng thơm
mát
Những ngả đường bát
ngát
Những dịng sơng đỏ nặng
phù sa
Nước chúng ta
Nước những người chưa
bao giờ khuất
Đêm đêm rì rầm trong
tiếng đất
Những buổi ngày xưa
vọng nói về…”
BÀI LÀM
Nguyễn Đình Thi là một
nghệ sĩ đích thực tài hoa và gu
sáng tạo. Trên các lĩnh vực văn
xuôi, thơ, nhạc, kịch bản văn học,

lý luận phê bình,… ơng đều có
thành tựu đáng tự hào. Đóng góp
nổi bật của Nguyễn Đình Thi trong
sáng tác là thơ. Thơ Nguyễn Đình

Thi có bản sắc riêng, có những
tìm tịi về hình ảnh và ngơn ngữ.
Thơ ơng giàu cảm xúc khi viết về
đất nước trong chiến tranh.
Bài thơ “Đất nước” trích
trong tập thơ. “Người chiến sĩ”, nó
được thai nghén và hình thành
trong một thời gian khá dài từ năm
1948 – 1955. Từ thực tiễn lịch sử
và sự sống còn của dân tộc, nhà
thơ suy ngẫm về đất nước. Đây là
một trong những bài thơ hay nhất
viết về đề tài đất nước của nền thơ
ca Việt Nam hiện đại.
Biểu lộ niềm vu9i phơi
phới của người chiến sĩ cầm súng
đánh giặc bảo vệ quê hương, lòng
yêu thương tự hào đất nước về
cảnh sắc thiên nhiên, về truyền
thống anh hùng của dân tộc,
Nguyên Đình Thi đã viết :
…”Mùa thu nay khác rồi
(…)…
Những buổi ngày xưa
vọng nói về”…

Cảm hứng yêu nước, tự
hào dâng lên dào dạt trong tâm hồn
nhà thơ, trong tâm hồn những
người chiến sĩ “đã đứng lên thành
những ah hùng”. Người chiến sĩ đã
ra đi từ mùa thu ấy, khi “Cả đô
thành nghi ngút cháy sau lưng”
(Chính Hữu), giã từ phố cũ thân
yêu, dấn thân vào lửa máu.
Đối lập với, “những ngày
thu đã xa” đẹp mà buồn, là “Mùa
thu nay khác rồi”. Nhà thơ reo lên
xung sướng tự hào, một niềm vui
phơi phơi dâng lên. Đứng giữa núi
đồi chiến khu, say mê ngắm nhìn
đất trời, sơng núi. Thiên nhiên bao
la tươi đẹp như xôn xao niềm vui
với con người. Bốn chữ “tôi đứng
vui nghe” thể hiện một tư thế, một
dáng đứng kiêu hãnh tuyệt đẹp.
Con người chan hòa cùng cây cỏ
và say đắm trong màu sắc quê
hương. Ngọn gió mát lành mùa thu
quyện “hương cốm mới” như hát
ca cùng đất nước. Hình ảnh “rừng
tre phấp phới diễn tả thật hay ngọn

gió thời đại và sức sống mãnh liệt
của đất nước quê hương :
“Mùa thu nay khác rồi

Tơi đứng vui nghe giữa
núi dồi
Gió thổi rừng tre phấp
phới…”
Mùa thu lại về với đất
nước trong sắc màu tươi sáng :
“Mùa thu thay áo mới – Trong biếc
nói cười thiết tha”. Bao trùm đất
nước là cả một khơng gian bao la,
một thiên nhiên đẹp hữu tình được
nhân hóa, gắn bó hịa hợp với con
người. Con người kháng chiến với
khát vọng tự do, nên tầm nhìn
cũng cao xa, mênh mơng. Có lẽ vì
thế, nhà thơ đặc biệt chú ý đến bầu
trời. Năm lần nhà thơ nói đến bầu
trời, mỗi lần có một cách nói, cách
cảm nhận đầy khám phá :
Trời thu thay áo mới,
Trời xanh đây là của
chúng ta
Trời đầy chim và đất đầy
hoa
Dây thép gai đâm nát trời
chiều
Trán cháy rực nghĩ trời
đất mới.
Cái khác của mùa thu nay
được diễn tả qua vần điệu náo nức,
xôn xao, được đặc tả qua hình ảnh

sống động, tươi mát : “Gió thổi
rừng tre phấp phới” ; được thể hiện
ở ánh mắt, nụ cười : “trong biếc
nói cười thêít tha”. “Biếc” ở trờ
xanh, “biếc” ở con mắt những
chàng trai, cô gái đang say mê
ngắm trời thu bao la mênh mông.
Nguyên nhân của niềm vui
ấy thật sâu xda, to lớn. Cách mạng
thành công, nhân dân được sống
trong tự do đã và đang đem tài
năng và xương máu để giữa gìn và
dựng xây đất nước. Đất nước là
của nhân dân. Nguyễn Đình Thi
reo lên, hát lên niềm hạnh phúc tột
cùng của những con người đang
làm chủ đất nước :
“Trời xanh đây là của
chúng ta,

23


Núi rừng đây là của
chúng ta,
Những cánh đồng thơm
mát,
Những ngả đường bát
ngát
Những dịng sơng đỏ

nặng phù sa”
Một lối khẳng định : “của
chúng ta” vang lên đĩnh đạc, tự
hào. Một dân tộc đã gan góc đứng
lên đánh Pháp mới có tiếng nói hào
hùng ấy. Tất cả những gì cao q,
thiêng liêng trên đất nước thân yêu
này là “của chúng ta”, của nhân
dân chúng ta. Sau những đêm dài
nô lệ, nước nhà được độc lập, nhân
dân ta mới có niềm vui tự hào
mênh mông ấy. Khát vọng làm chủ
đất nước với tất cả niềm tự hào là
của bao thế hệ con người Việt Nam
trong suốt bốn nghìn năm lịch sử :
“Của ta, trời đất, đêm ngày – Núi
kia đồi nọ, sông này của ta!”
(“Hoan hô chiến sĩ Điện Biên” –
Tố Hữu). Với nghệ thuật diễn tả
trùng điệp, với cáhc liệt kê, điệp từ
điệp ngữ (của chúng ta,… đây là,
… những) giọng thơ lơi cuốn, hấp
dẫn mang âm điệu anh hùng ca.
Dáng hình đất nước trong
thơ Nguyễn Đình Thi hiện lên sống
động qua những vần thơ tráng lệ.
Nhà thơ như đang ngước mắt và
chỉ tay về “trời xanh” và “núi
rừng”,… mà reo lên sung sướng.
Có tình u nào lớn hơn tình u

nước ? Đất nước bao la, hùng vĩ
với trời cao, biển rộng, sông dài…
trở nên thân thiết, thiêng liêng. Đất
nước với những cánh đồng q
mênh mơng thẳng cánh cị bay,
“thơm ngát” hương lúa bốn mùa.
Đất nước với những con đường
xuôi ngược, vào ra bỏt ngỏt,
ang
ờm
ờm@ọ@ọẩ@ĩỡ@ỉ
Aõố@ọờĩẽ(@Q&ơậẩố@
ầ(R\A
Âố@íớộ@ớộ@ĩớờĩ@ẩ
òĩ@òĩA,@òĩ@ò
ĩX@òĩA

ÂX@òĩ@òX@òĩ
@ờX@ớờ@ịĩ@ĩẽA'
õò@ĩĩ@éở@(X@
òAõ@ĩậĩ@ĩớờĩ@
ĩéAõòĩ@ờ@ộờX@
ĩờò@òĩ@ĩéĩ@ẩ
ĩ@ố@ộớị@ịAóộ@ĩ\
@@ộĩé@ộớ@tA&ĩ(
XA&ốố@ộ(XA&ố@ĩ
ộ(XA'õò@ĩĩẽ(Y@ầớị
@ố@ỡậAõậị@ỡ@ỗớị@ớớ
ờĩ@ậĩAõố@íớộXAõò
ĩ@ốộ@éị@ốé@ĩ

ò@ởố@ốố@ố@éịX
Aõậờ@ỉờậẩĩ@ở@ờ
ậĩAÊỉĩé@ăé@ốọịĩ@ớị
@éòịĩ@ĩòĩ@ộớAõậấ
@ỉĩé@ộớộịĩ@éò@ỡ
ĩ@ốốX@ốùị@ĩậĩ@A
õậẩờ@ốồớờ@ộỉĩéAõé@ốé
\'Âậị@ỡò@ởĩ@ăòấ@õ
ờò@ốAố@C(@Păò@ớờờR\
@@ở@ẩị@ẩịố@
@ỡậAõố@íớộ@ầớ@ĩ
ĩ@ĩ@ờ@ốọịĩ@ỉ
òĩ@éởĩ@ố@é@ốậ
@ẩĩ@ỡ@@ốéởị@
ĩớờĩ@ỡĩ@ốố@ở@ố
@A&ẽớộ@éậĩ@
ỗỗ(@ĩò@ỡậ@ẩĩ@ỉĩ
éAõố@íỡò\Ưị@ớộ@ộ@
ĩé@ốốAóớốĩ@ốộX@
ờậĩAÊỉĩé@ăé@ỉ@ĩ
ộ@ốố@ò@@ĩỉĩ@
ộ@ậX@ờ@@ỡậ
Aõố@íớộ\@@ớĩ
@ọé@ỗớ@ỡ@ốọờậĩ@ố
éòĩAóớộị@ậố@ộị@
ĩéờĩ@ĩéờậĩ@ớộ@
@ớĩ@ốộAõị\@
@@õờẩố@ầớộng ca t
tiờn t nghỡn xa nh em đến cho
nhân dân ta trong thời đại Hồ Chí

Minh một sức mạnh vô biên mà
không một thế lực thù địch baọ tàn
nào có thể khuất phục được :
“Nước chúng ta
Nước những người chưa
bao giờ khuất
Đêm đêm rỉ rầm trong
tiếng đất

Những buổi ngày xưa
vọng nói về”
Ba chữ “nước chúng ta” là
sự khẳng định ý chí tự cường,
niềm tự tơn dân tộc. Đất nước và
dân tộc với lưỡi cày và thanh
gươm cùng chiếc gộc tre “chưa
bao giờ chịu khuất”. “Những buổi
ngày xưa” mà nhà thơ nhắc đến là
những năm tháng đau thương và
vinh quang của giống nòi. Quên
sao được ngày Bà Trưng, Bà Triệu
xuất quân, khi Lý Thường Kiệt
viết “Nam quốc sơn hà” trên chiến
tuyến Sông Cầu – Như Nguyệt, khi
Trần Quốc Tuấn bắt sống Ô Mã
Nhi trên Bặch Đằng Giang, khi
Liễu Thăng bị quân ta chém đầu tại
Chi Lăng, khi Tôn Sĩ Nghị quăng
cả ấn tín, triều phục chạy tháo thân
qua biên giới,… Nhân dân ta mãi

mãi tự hào về “những buổi ngày
xưa” ấy :
“… Khi Nguyễn Trãi làm
thơ và đánh giặc,
Nguyễn Du viết Kiều đất
nước hóa thành văn.
Khi Nguyễn Huệ cưỡi voi
và Cử Bắc.
Hưng Đạo diệt quân
Nguyên trên sông Bặch Đằng”.
(“Tổ quốc bao giờ đẹp thế này
chăng” – Chế Lan Viên).
Hai chữ “đêm đêm nói lên
tính liên tục của lịch sử bốn nghìn
năm dựng nước và giữa nước của
dân tộc. Từ láy “rì rầm” như một
nốt nhạc trần hùng vang xa trong
bài ca Tổ quốc, nó gợi tả cái mạng
ngầm cua giang sơn giống nịi,
“nguồn thiêng ơng cha” đó là
truyền thống anh hùng bất khuất
chống xâm lăng. Biên độ câu thơ,
dịng thơ, mẩ, khép tài tình, lúc rút
ngắn lại 3 từ, lúc chuỗi dài ra 6,7
từ, các câu lục ngôn, thất ngôn đan
chéo vào nhau, cài chặt vào nhau
làm nên tính nhạc phong phú của
đoạn thơ. Cảm xúc dào dạt, âm
hưởng hào hùng, ngôn ngữ đẹp và
tinh tế. Song song với chuỗi hình

ảnh về dáng hình đất nước là sự

24


phát triển của chuỗi liên tưởng về
quá khứ hào hùng, về sức mạnh
Việt Nam.
Đoạn thơ trên đây tiêu
biểu cho vẻ đẹp và cốt càch thơ
Nguyễn Đình Thi. Một hồn thơ tài
hoa, bay bổng. Một tình yêu nước
sâu nặng và thiết tha. Một đất nước
đẹp tươi, hùng vĩ, giàu tiềm năng
và tiề lực, một dân tộc anh hùng
được nhà thơ nói đến và ca ngợi.
Chiều dài của lịch sử, tầm cao của
dân tộc, thế đứng bất khuất của
con người Việt Nam là những điều
tốt đẹp nhất được thể hiện qua
đoạn thơ này mà ta đã cảm nhận
được một cách sâu sắc. “Đất
nước”, bài thơ làm rung động tâm
hồn chúng ta…, như “lắng hồn núi
sơng ngàn năm…”.
Bài 22
Bình giảing đoạn thơ sau
trong bài “Đất Nước” của
Nguyễn Đình Thi :
“Oâi những cánh đồng

quê chảy máu,
Dây thépgai đâm nát trời
chiều
Những đêm dài hành quân
nung nấu
Bỗng bồn chồn nhớ mắt
người yêu”.
BÀI LÀM
Có những vần thờ xao
xuyến bồi hồi. Có những vần thơ
ngọt ngào say đắm. Lại có những
vần thơ đĩnh đạc, hào hùng. Cịn
có lúc, ta bị ám ảnh khôn nguôi
trước những vần thơ yêu thương và
căm giận :
“Oâi những cánh đồng
quê chảy máu,
Dây thép gai đâm nát trời
chiều
Những đêm dài hành quân
nung nấu
Bỗng bồn chồn nhớ mắt
người yêu…”
(“Đất Nước” – Nguyễn Đình Thi)
“Đất nước” là bài thơ
sáng giá nhất của Nguyễn Đình
Thi viết trong kháng chiến chống

Pháp, cũng là bai thơ kiệt tác viết
về đề tài quê hươn đất nước của

nền thơ ca Việt Nam hiện đại. Nó
đã được tác giả thai nghén và hình
thành trong một quá trình lịch sử
khá dài (1948 – 1955). Các áng thơ
: “Đêm mít tinh”, “Sáng mát trong
như sáng năm xưa” – đã khơi
nguồn cảm hứng để Nguyễn Đình
Thi khám phá và thể hiện tuyệt đẹp
tìn yêu nước một cách nồng nàn,
say đắm.
“Đất nước” như một phức
điệu đa thanh nói về cảm xúc mùa
thu quê hương xưa và nay. Là
tiếng nói say mê về cảnh giác thiên
nhiên tươi đẹp, hùng vĩ, là niềm tự
hào về truyền thống bất khuất của
dân tộc anh hùng. Nó là tiếng nói
xót xa, căm giận quân xâm lược
đang giày xéo đất nước thân yêu.
Phần cuối bài thơ biểu lộ niềm
kiêu hãnh của người chiến sĩ trước
tư thế chiến đấu và chiến thắng
lẫm liệt hiêng ngang “rũ bùn đứng
dậy sáng lòa !” của đất nước. Đoạn
thơ 4 cây trên đây trích trong phần
thứ 3 của bài “Đất nước”.
Nhà thơ – người chiến sĩ –
như đang nắm chắc tay súng “lắng
hồn núi sông ngàn năm”, lắng
nghe những âm vang của lịch sử,

giống nịi “rì rầm trong tiếng đất”
tự nghìn xưa, “vọng về nói” “
những Bặc Đằng, Chi Lăng, Đống
Đa.. bất tử ! Từ quá khứ nghìn xưa
trở về hiện tại, câu thơ vút lên
nghẹn ngào, đau đơn :
“Oâi những cách đồng
quê chảy máu”
Cảnh tưởng đau thương
mà nhà thơ nói đến là mùa thu
1948, khi cuộc kháng chiến chống
giặc Pháp xâm lược của nhân dân
ta đang diễn ra vô cùng ác liệt !
Nhiều đô thị, nhiều vùng nông
thôn rộng lớn của đất nước ta đang
bị giặc Pháp chiếm đóng và giày
xéo “đường làng bao xương máu
tơi bời – vườn không nhà trống tàn
hoang” (“Làng tôi” – Văn Cao).
“Những cánh đồng q chảy máu”

– hình ảnh hốn dụ tượng trưng
cho đất nước thân yêu, những làng
xóm thân thuộc đang bị quân thù
càn quét, bắn giết dã man. Máu
những người nông dân hiền lành
đã chảy ngập đường thôn, luống
cày… dưới làn bom đạn của lũ
cướp nước. Xưa kia thuở thanh
bình, đất nước là “những cánh

đồng thơm mát…”, “xanh xanh bãi
mía bờ dâu…”, thì kể từ khi “súng
giặc đất rền”, đã trở nên tang
thương, điêu tàn, “những cánh
đồng quê chảy máu”. Nhân dân ta
bị giặc Pháp tàn sát dã man. Hai
chữ “chảy máu” lên án tội ác và
chính sách tam quan của quân
cướp nước : giết sạch, cướp sạch,
đốt sạch ! Từ “ơi” cảm thán diễn tả
nỗi lịng đau đơn, xót xa khơng thể
nào kể xiết !
Từ cái nhìn tồn thể về
khơng gian đau thương, về “những
cánh đồng q chảy máu”, nhà thơ
đứng lặng nhìn về các phía chân
trời. Một nét vẽ thậm xưng, độc
đáo, rất sáng tạo :
“Dây thép gai đâm nát
trời chiều”.
Quân giặc tàn bạo ra sức
bắn giết, càn quét, chiếm đất, dồn
dân. Đồn giặc như nấm độc mọc
lên khắp mọi nơi “Dây thép gai”
cũng là một hỡnh nh hoỏn d n1o
v
bt
n
gic,
s@éậAõòĩ@ẩờ@

ĩ@ở@õờĩ@ầớộ@íớộ\
@ớờĩ@ĩở@ốéậ@X
@ĩớờĩ@éĩ@ọị@ẩ
@ốéậ@@ốờ@ốở
@ĩéòịĩ@éịố@ị@òị
@ờĩ@õờĩéAõòĩ@
@éòĩ@è@ĩéé@
éòĩAóộờ@ĩớờĩ@ốọẩĩ
@ốĩ@òĩ@ĩỡ@ỡởờ@
ờị@ở@õờĩ@ốX@
@òĩA'õ@ĩố@ốồộ
@éậở(\@òẩố@é@ĩò
@ốéẩ@ỡĩAõ@ĩ
@ộớộịĩ@ỡậ@ốòẩ@@ỡ
@@ỡờ@ầớộ@íớộ@ở
@@ é\A&@ốọ

25


×