Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (306.04 KB, 13 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>A/ ĐẶT VẤN ĐỀ: Năm học 2010-2011 là năm học với chủ đề đẩy mạnh ứng dụng Công nghệ thông tin (CNTT), đổi mới quản lý, nâng cao chất lượng. Để thực hiện được chủ đề đó của Ngành, nhiều trường học và nhiều cá nhân luôn tích cực, chủ động, sáng tạo, linh hoạt trong đổi mới phương pháp dạy học trong đó có việc thực hiện dạy trình chiếu giáo án điện tử qua máy chiếu projector. Việc dạy trình chiếu tuy là không mới đối với một số trường nhưng đối với trường THCS Nguyễn Công Trứ và bản thân tôi là mới được áp dụng trong năm học này. Thời gian đầu chập chững thực hiện, vẫn gặp rất nhiều khó khăn và nhiều điều còn đang trăn trở, nhưng trong quá trình giảng dạy đối với bộ môn Hóa học tôi thấy có một số tiết dạy rất cần đến việc sử dụng máy projector để dạy trình chiếu cho học sinh. Nếu giáo viên không sử dụng phương tiện này tôi nghĩ học sinh khó mà hiểu sâu được bản chất vấn đề trong khi những phương pháp khác như phương pháp thí nghiệm, phương pháp trực quan không có điều kiện để thực hiện, từ đó không thể nói nâng cao chất lượng được. Từ suy nghĩ đó mà năm học 2010 - 2011 tôi đã viết và thực hiện một Sáng kiến kinh nghiệm với đề tài: “Sử dụng máy projector để dạy trình chiếu một số tiết môn Hóa học THCS”, xin gửi đến Hội đồng khoa học của ngành xem xét và chấm chọn nhằm đưa chất lượng bộ môn ngày càng tốt hơn. B/ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: I/ CƠ SỞ LÝ LUẬN: Khoa học công nghệ của thế giới và của Việt Nam ngày càng nâng cao. Việc nắm bắt và sử dụng CNTT ngày càng có vai trò quan trọng. Đối với thầy cô giáo chúng ta hiện nay việc ứng dụng CNTT là hết sức cần thiết để thực hiện đổi mới phương pháp. Đối với bộ môn Hóa học có những thí nghiệm biểu diễn khó, tốn thời gian trên lớp, thí nghiệm độc hại, không có đầy đủ hóa chất, chưa có phòng thí nghiệm bộ môn ... ta có thể sử dụng những hình ảnh thí nghiệm trên màn hình để học sinh quan sát nhận xét và rút ra kết luận. Hoặc với những phản ứng cần thể hiện sơ đồ động để học sinh thấy rõ được sự liên kết giữa các nguyên tử trong thành phần cấu tạo của các chất. Bên cạnh đó một số tranh ảnh, sơ đồ, mô hình, băng đĩa... phục vụ cho tiết dạy vẫn còn thiếu. Hơn nữa sử dụng phương pháp trình chiếu giáo viên khỏi phải dùng bảng phụ và tiết kiệm được thời gian ghi bảng của giáo viên để có điều kiện thời gian rèn luyện thêm kĩ năng giải bài tập cho học sinh. II/ CƠ SỞ THỰC TIỄN: 1. Thuận lợi: - Sử dụng phương tiện trình chiếu giúp học sinh phát huy được tính tích cực hơn thông qua quan sát các mô hình nguyên tử, phân tử, các mẫu chất, các phản ứng hóa học, qui trình sản xuất .... một cách trực quan sinh động tạo điều kiện phát triển tư duy trừu tượng cho học sinh, hình thành khái niệm hóa học và vận dụng chúng một cách tích cực và chủ động.
<span class='text_page_counter'>(2)</span> - Hiện nay Internet đã hỗ trợ rất nhiều trong việc soạn giảng giáo án điện tử nên rất thuận lợi trong việc giảng dạy - Học sinh luôn háo hức và ham thích được học khi dạy trình chiếu - Khi lên lớp giáo viên cảm thấy nhẹ nhàng hơn, đỡ vất vả hơn. 2. Khó khăn: - Một số trường chưa có đầy đủ trang thiết bị để phục vụ cho việc giảng dạy trình chiếu như: máy chiếu projector, laptop, điều khiển từ xa... - Hiện nay việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy chỉ mới bước đầu và còn nhiều bất cập. Khi lên lớp, sự chuẩn bị cho 1 tiết dạy cũng còn mất khá nhiều thời gian từ lắp ráp đèn chiếu, màn hình, CPU...; sự cố kỹ thuật về điện... - Việc soạn thảo giáo án điện tử, thiết kế bài giảng thường làm cho giáo viên tốn rất nhiều thời gian, khả năng tin học của thầy cô giáo chúng ta còn hạn chế (đa số tự học, tự mày mò và tìm hiểu ở đồng nghiệp) III/ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU: 1. YÊU CẦU: Khi sử dụng dạy trình chiếu cần đảm bảo một số yêu cầu sau thì mới đạt được hiệu quả cao: a. Bảo đảm tính mục đích: Sử dụng máy chiếu như là phương tiện giúp giáo viên tổ chức và học sinh thực hiện các hoạt động học tập theo hướng chủ động xây dựng kiến thức và rèn luyện kỹ năng hoá học b. Bảo đảm tính hiệu quả: Không coi máy projector như là công cụ trưng bày hoặc phô trương những hiệu ứng đẹp mắt mà thực sự là nguồn để giúp học sinh tìm tòi thu thập kiến thức. c. Bảo đảm tính thiết thực và phù hợp: Chỉ sử dụng máy projector sao cho phù hợp với nội dung kiến thức và phương pháp cụ thể ở mỗi bài, chương. Không sử dụng tùy tiện dẫn đến thiếu hiệu quả. d. Bảo đảm tính liên kết: Kết hợp sử dụng máy projector với các phương pháp khác như: phương pháp thí nghiệm, nêu và giải quyết vấn đề, học theo nhóm.... để tăng tính đa dạng và hiệu quả Ví dụ: Trong 1 tiết học nếu có điều kiện thí nghiệm được thì không nên sử dụng hình ảnh thí nghiệm trên màn hình mà kết hợp phương pháp thí nghiệm với phương pháp trình chiếu và các phương pháp khác. 2. NHỮNG DẠNG BÀI SỬ DỤNG DẠY TRÌNH CHIẾU: a. Dạng bài nghiên cứu khái niệm: Ở lớp 8 có một số khái niệm trừu tượng như: nguyên tử, phân tử, nguyên tố hóa học, đơn chất, hợp chất, hóa trị....giáo viên thiết kế một số hình ảnh mô phỏng để giới thiệu cho các em qua phương pháp trực quan, từ đó giáo viên sẽ giải quyết vấn đề nhanh hơn khi để các em phải tư duy trừu tượng Ví dụ: Trong bài: “Hóa trị”. Để các em hiểu rõ hơn về khái niệm này, giáo viên trình chiếu mô hình các nguyên tử liên kết với nhau trong một phân tử, (Gv chỉ trên hình ảnh để phân tử HCl tồn tại thì 1 nguyên tử Hidro liên kết với 1 nguyên tử Clo (biểu thị bằng gạch nối) ta hiểu đó là hóa trị), sau đó học sinh sẽ xác định.
<span class='text_page_counter'>(3)</span> được hóa trị của một nguyên tố, Trên hình ảnh 1 nguyên tử Clo liên kết với 1 nguyên tử hidro Cl: I, Oxi liên kết 2 nguyên tử Hidro O: II; Nitơ liên kết 3 nguyên tử Hidro N: III . Cách thực hiện: Kết hợp phương pháp nêu vấn đề với phương pháp trực quan. b. Dạng bài nghiên cứu tính chất hóa học có chất độc hại : - Sản phẩm có khí SO2, NH3, NO2... - Làm thí nghiệm với Clo, Brom... như trong bài Clo, Metan, Etilen - Thí nghiệm với các chất dễ ăn da, làm bỏng như: axit đặc, kiềm đặc, brom,... - Các chất dễ bắt cháy như Kali, Bari,... trong nước. - Chất dễ nổ như: muối Clorat, Nitrat..., - Khi đốt những khí như: Hidro, metan, Etilen, axetilen...(dễ hợp với Oxi của không khí) tạo thành hỗn hợp nổ... Tất cả những tính chất trên ta cũng nên sử dụng phương tiện này để chiếu những hình ảnh thí nghiệm, thí nghiệm ảo ... Ví dụ: Bài Clo. Để thực hiện thí nghiệm điều chế Clo trong lúc ta chưa có phòng thí nghiệm, Giáo viên nên trình chiếu hình ảnh quá trình thí nghiệm vừa đỡ tốn thời gian, vừa an toàn hơn. Cách thực hiện: Phương pháp quan sát + pp hỏi đáp + Nhận xét hiện tượng để kết luận. c. Dạng bài nghiên cứu các hợp chất hữu cơ:.
<span class='text_page_counter'>(4)</span> - Trong các bài Metan, Etilen, Axetilen, Benzen, Rượu etilic, Axit axetic... ta trình chiếu cho học sinh thấy các mô hình cấu tạo phân tử dạng rỗng, dạng đặc để học sinh tự viết ra công thức phân tử, công thức cấu tạo của mỗi chất - Trong bài Etilen, axetilen cho học sinh thấy các liên kết đôi liên kết ba kém bền dễ bị bẻ gãy trong các phản ứng hóa học - Trình chiếu sơ đồ động giữa các nguyên tử trước trong và sau các phản ứng hóa học, từ đó học sinh sẽ hiểu sâu hơn về bản chất các loại phản ứng. Ví dụ: Trong bài Metan, Benzen cho học sinh thấy được 1 nguyên tử Hidro tách ra đến thế chỗ 1 nguyên tử Clo hay Brom Trong bài Etilen, axetilen cho học sinh thấy các liên kết đôi liên kết ba kém bền khi bị bẻ gãy sẽ liên kết với các nguyên tử Brom tạo nên phản ứng cộng. d. Dạng bài có nội dung điều chế, sản xuất, ứng dụng: Ta cần đưa lên hình ảnh hoặc đoạn phim về quá trình điều chế, sản xuất các công đoạn làm ra sản phẩm Ví dụ: Bài hợp kim sắt: gang thép. Giáo viên chiếu hình ảnh mô tả quá trình sản xuất gang và các phản ứng xảy ra trong lò cao thấy rất rõ làm cho các em nhanh hiểu bài và nhớ lâu hơn.. Trong phần ứng dụng của một số bài. Ví dụ: Bài Etilen... Cung cấp cho học sinh các kênh hình, sơ đồ để học sinh nhận xét, hoặc thảo luận nhóm để kết luận..
<span class='text_page_counter'>(5)</span> e. Dạng bài thực hành: Ta cứ nghĩ dạng bài này chủ yếu học sinh tự thực hành thí nghiệm sau khi đọc nội dung, cách tiến hành... , nhưng theo tôi cũng nên sử dụng trình chiếu một số nội dung sau: Mục tiêu, tên các thí nghiệm, số lượng dụng cụ hóa chất, nội dung thí nghiệm, kiến thức liên quan, những điểm cần lưu ý, Mô tả hình ảnh quá trình thí nghiệm khi cần thiết để hướng dẫn trước khi thí nghiệm hoặc kiểm tra sau khi thí nghiệm ..., mẫu bản tường trình. Ví dụ: Tiết 19 Thực hành tính chất hóa học của Bazơ và Axit. g. Dạng bài luyện tập cuối chương cuối học kỳ hoặc dạng bài hình thành kỹ năng giải bài tập cơ bản Ví dụ bài: Tính theo công thức hóa học, tính theo phương trình hóa học, thể tích mol chất khí, nồng độ phần trăm, nồng độ mol.... Giáo viên thiết kế sẵn trên giáo án điện tử hệ thống câu hỏi, tóm tắt kiến thức cần nhớ, đề bài tập, bài tập mẫu ...rồi trình chiếu rất tiện khỏi phải sử dụng bảng phụ, ít tốn thời gian dành thời gian để luyện tập cho học sinh h. Ngoài ra giáo viên còn thiết kế các dạng bài tập để lồng vào trong các tiết dạy trình chiếu - Bài tập trắc nghiệm nhằm củng cố kiến thức giữa bài, cuối bài, hoặc để kiểm tra bài cũ - Bài tập ô chữ nhằm tạo nên tính sinh động và phong phú hơn trong mỗi tiết học. - Bài tập kéo thả ô chữ nhằm củng cố và hệ thống lại kiến thức sau mỗi phần hoặc toàn bài. - Các dạng trò chơi ở cuối bài nhằm củng cố vừa thư giãn sau 1 tiết học 3. QUI TRÌNH THỰC HIỆN: a. Đối với giáo viên: Bước 1: Thiết kể giáo án điện tử:. Đây là bước mà giáo viên thường gặp khó khăn dẫn đến hay ngại và ít sử dụng dạy trình chiếu nhưng bước này rất quan trọng vì đối với giáo án vi tính ta có thể thay đổi thiết kế trong lúc thi công tùy theo tình hình thực tế của mỗi lớp, còn đối với giáo án điện tử thứ tự từng bước của mỗi slide hoặc từng hiệu ứng người đạo diễn phải tính đến từng chi tiết nhỏ thể hiện trên giáo án để khi trình chiếu.
<span class='text_page_counter'>(6)</span> có độ chính xác cao. Đối với tôi để khỏi tốn thời gian soạn thảo tôi sử dụng mạng internet, vào phần mềm violet để hổ trợ trong công tác soạn giảng Ví dụ: Từ địa chỉ violet.vn ta chọn trang: Thư viện giáo án điện tử hoặc thư viện bài giảng điện tử, tiếp tục chọn: Hóa 8, hoặc Hóa 9 để lục tìm bài ta cần dạy. Việc tải về máy cũng giống như việc tải giáo án vi tính nhưng khi chỉnh sửa lại thì phức tạp hơn. (Để hiểu kỹ và rõ hơn phần này ta có thể tìm hiểu thêm phần mềm: hướng dẫn trình chiếu và các mẫu giáo án điện tử) Chú ý: Ta không nên lạm dụng nhiều hiệu ứng gây sự chú ý của học sinh làm học sinh ít tập trung vào nội dung bài học Bước 2: Thi công trên lớp: Tùy theo tình hình CSVC hiện có của mỗi trường mà sự chuẩn bị trước mỗi tiết dạy cũng cần phải chú ý trước khi lên lớp: - Nếu trường có phòng tin học: Các thiết bị đã được lắp ráp sẵn như đèn chiếu, màn hình, CPU... , GV chỉ coppi bài giảng vào USB mang đến trường cắm vào cổng CPU. Tuy nhiên cần kiểm tra lại phông chữ (tránh trường hợp đảo lộn phông chữ) - Nếu giáo viên có laptop cá nhân và màn hình vải đem sẵn thì chỉ cần đặt đèn chiếu sao cho thích hợp vừa rõ đúng trọng tâm là tiến hành lên lớp. - Trường hợp GV tự ráp CPU, đèn chiếu... GV cùng học sinh nên lắp sớm nhanh kịp thời. Mỗi lớp nên hướng dẫn tập huấn cho 1 số em biết lắp ráp để tránh những rủi ro có thể xảy ra. - Khi trình chiếu phải cẩn thận lúc ấn phím hoặc kích chuột, tránh trường hợp đáp án hoặc nội dung chưa muốn cung cấp cho học sinh lại xuất hiện ra trước. b. Đối với học sinh: - Biết linh hoạt quan sát lắng nghe viết bài suy nghĩ và trả lời câu hỏi Ví dụ: Mắt quan sát, tay viết bài nhanh kịp thời, tai lắng nghe để trả lời câu hỏi - Hiểu những ký hiệu trên màn hình để ghi vào vở, học nhóm, trả lời câu hỏi... - Trước khi vào lớp hoặc sau khi học xong, tổ trực phải lắp ráp hoặc thu dọn sắp xếp gọn gàng IV/ KẾT QUẢ: 1. Ưu điểm khi sử dụng dạy trình chiếu so với không dạy trình chiếu: Nội dung Không sử dụng dạy trình Có sử dụng dạy trình chiếu chiếu 1. Những Giáo viên chỉ cung cấp 1 chiều Giáo viên mô tả quá trình thí thí nghiệm bằng phương pháp thuyết trình, nghiệm bằng những hình ảnh giáo viên không có điều kiện thực hiện ở lớp được 2. Các loại phản ứng. học sinh thụ động tiếp nhận mô phỏng hoặc bằng thí kiến thức nghiệm ảo từ video clip, học sinh sẽ thấy rõ hơn về hiện tượng xãy ra để các em nhận xét và rút ra kết luận Giáo viên cung cấp cho học Từ hình ảnh các nguyên tử và sinh từ các kí hiệu hóa học, học các liên kết giáo viên thiết kế di.
<span class='text_page_counter'>(7)</span> hóa học xãy sinh không hiểu sâu được bản chuyển trong quá trình phản ra chất của mỗi loại phản ứng vì ứng xãy ra để học sinh hiểu sâu không thấy được vấn đề hơn về bản chất của mỗi loại phản ứng 3. Các khái Giáo viên thuyết trình + Nêu Giáo viên thiết kế mô phỏng niệm cơ bản vấn đề, học sinh tư duy trừu các hình tượng, mô hình những tượng tiếp nhận kiến thức khái niệm để học sinh dễ hình dung hơn và nhớ lâu hơn. 4. Cấu tạo Lắp ghép mô hình và viết công GV kết hợp trình chiếu + lắp và công thức cấu tạo rất lâu vừa khó ghép mô hình, học sinh sẽ lắp thức cấu tạo hiểu lại tốn thời gian ghép dễ hơn rồi viết công thức các hợp chất cấu tạo nhanh hơn hữu cơ 5. Điều chế, Học sinh sẽ không thấy rõ Từ các kênh hình, sơ đồ, các sản xuất, video clip quá trình sản xuất ... ứng dụng, học sinh sẽ thấy rõ hơn, ấn tính chất vật tượng hơn. lí ... 6. Tiến hành thí nghiệm sẽ không Trình tự thí nghiệm sẽ như ý Thực hành như ý muốn, không đủ thời muốn, chất lượng của buổi thí gian để viết bản tường trình nghiệm sẽ cao hơn, có thời gian để rèn kĩ năng thực hành cho các em và viết tường trình 7. Thêm thời gian ghi bảng phụ, Hệ thống câu hỏi sẵn có trên Luyện tập Ít thời gian để hệ thống kiến màn hình + bảng tóm tắt kiến thức và rèn kĩ năng giải bài tập thức cần nhớ + đề bài luyện tập + bài giải mẫu.... chất lượng của tiết luyện tập sẽ cao hơn 8. Một số Không kết hợp với phương Có kết hợp trình chiếu, học nội dung pháp trình chiếu tiết dạy sẽ sinh có khí thế học hơn, yêu bộ dạy học không phong phú ít sinh động môn hơn giáo viên bớt làm việc khác hơn, nhưng tiết dạy vẫn hiệu quả cao. 9. Thời gian Không có thời gian giải các bài Mỗi tiết có thể giành thêm được từ 5 đến 10 phút để rèn thêm kĩ năng giải bài tập và dạy ở lớp tập sách giáo khoa bày vẽ thêm học sinh yếu . 10. Mục Mục tiêu kĩ năng và thái độ đạt Đạt được 3 mục tiêu cơ bản tiêu của tiết được còn ít trong một tiết học, trong đó học mục tiêu kĩ năng và thái độ thấy rất rõ 2. Thống kê chất lượng: Chất lượng bộ môn ngày càng nâng lên :.
<span class='text_page_counter'>(8)</span> Ví dụ: Lấy điểm kiểm tra định kì học kì I vừa qua về số học sinh đạt từ trung bình trở lên được thống kê như sau LỚP TSHS 9/1 9/2 9/3 8/1 8/2. 30 31 28 42 42. Khảo sát đầu năm SL TL 24 80% 24 80.5% 23 82.1%. KTra 1 tiết lần 1 SL TL 26 86% 27 87.1% 24 85.7% 35 83.3% 35 83.3%. KTra 1 tiết Thi lần 2 học kỳ I SL TL SL TL 28 93.3% 29 96.7% 29 93.5% 31 100% 26 92.9% 27 96.4% 37 88.1% 39 92.9% 38 90.5% 40 95.3%. C/ KẾT LUẬN, BÀI HỌC KINH NGHIỆM Xã hội ngày càng phát triển, khoa học ngày càng hiện đại nếu chúng ta không tiếp cận với những cái mới cái tiên tiến ắt hẵn chúng ta sẽ bị lạc hậu. Mặc dù, thầy cô giáo chúng ta đa số tuổi cao mắt kém việc tiếp cận với CNTT vô cùng khó khăn nhưng tôi nghĩ rằng với lòng yêu nghề, niềm đam mê việc sử dụng máy projector để dạy trình chiếu một số tiết dạy đối với bộ môn Hóa học THCS trong những năm tới là thiết thực đáp ứng được yêu cầu của xã hội, vừa là thực hiện đúng chủ đề của năm học. Tuy nhiên, trong gi¶ng d¹y cÇn vËn dông linh hoạt và sáng tạo các phơng pháp dạy học để phát huy tối đa tính tích cực sáng tạo và ý thức tự giác của HS, gây đợc hứng thú và phơng pháp tự nghiên cứu khoa häc cho HS. Việc sử dụng máy chiếu projector chỉ là phương tiện dạy học, tùy theo tiết dạy và nội dung bài học mà giáo viên linh động sử dụng sao cho hợp lý nhằm đạt hiệu quả cao nhất D/ KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT: - Đề nghị lãnh đạo ngành, mỗi trường cung cấp và lắp đặt sẵn đủ máy projector, máy tính để có thể phát huy tối đa và hiệu quả. - Đi đôi với việc đổi mới SGK, Bộ Giáo dục cần cung cấp ngân hàng tranh ảnh, phim, thí nghiệm mẫu, tư liệu, liên quan từng bài để sử dụng “Giáo án điện tử” - Cần có tài liệu hướng dẫn và những buổi tập huấn sử dụng “ Giáo án điện tử”, trình chiếu, sử dụng phần mềm Violet và các phần mềm khác. - Tổ chức những chuyên đề và tiết dạy có sử dụng “Giáo án điện tử”. Trên đây là một vài suy nghĩ nhỏ của cá nhân tôi trong quá trình dạy học. Vì nhiều lý do chủ quan và khách quan chắc chắn không tránh khỏi những sai sót nhất định. Với tinh thần trao đổi và học hỏi lẫn nhau, tôi rất mong nhận được sự đóng góp của các vị lãnh đạo, các thầy cô giáo trong ban giám khảo và các thầy cô đồng nghiệp để có được sáng kiến kinh nghiệm hoàn chỉnh hơn, giáo án giảng dạy phong phú, kích thích hứng thú học tập của học sinh, và không ngừng nâng cao chất lượng. Tôi xin chân thành cám ơn. Bình Chánh, ngày 24/02/2011 Người viết.
<span class='text_page_counter'>(9)</span> Phan Hữu Phúc. E/ GIÁO ÁN MINH HỌA: Tuần 24 NS: 20/02/2011 Tiết 46 : ETILEN NG :24/02/2011 I/ Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức - Hs nắm được CTCT, tính chất vật lí, tính chất hoá học của etilen. - Nắm được khái niệm liên kết đôi, phân biệt liên kết đôi và liên kết đơn. - Hiểu được pư cộng và phản ứng trùng hợp là pư đặc trưng của các hiđrôcacbon có liên kết đôi, nắm được ứng dụng quan trọng của etilen. 2.Kỹ năng -Rèn luyện kỹ năng tư duy lôgic, hoạt động nhóm, lắp ghép mô hình, quan sát . -Viết ptpư cộng, pư trùng hợp, phân biệt etilen với metan bằng pư với dd brôm. - Kỹ năng học trình chiếu. 3.Thái độ -Yêu khoa học , lòng yêu thích bộ môn. II. Phương tiện dạy học - Gv : Dụng cụ : 4 bộ lắp ghép mô hình phân tử etilen, Máy chiếu, CPU, màn hình, thước rút - Hs: Bảng học nhóm, bút dạ. III. Hoạt động dạy học 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ : (5 phút) - Viết công thức cấu tạo của metan ? Cho biết đặc điểm cấu tạo phân tử ? - Nêu tính chất hoá học của metan? Viết ptpư minh hoạ? 3. Bài mới : GV chiếu 2 hình ảnh : Sọt cam còn xanh có xen kẽ quả cam chín và sọt cam đã chín vàng để giới thiệu bài học. Hoạt động của thầy và trò Hoạt động 1 : Công thức phân tử - Phân tử khối -Tính chất vật lí :(4 phút) - GV chiếu mô hình phân tử etilen dạng rỗng và dạng đặc, HS cho biết số nguyên tử C,H công thức phân tử ? phân tử khối ? - Dựa vào thông tin SGK hãy nêu tính chất vật lí của etilen? - HS trả lời. Nội dung I. Tính chất vật lí -Etilen là chất khí không màu, không mùi, ít tan trong nước nhẹ hơn không khí. ( d = 28/29). ( d= 28/29 ). II. Cấu tạo phân tử H H.
<span class='text_page_counter'>(10)</span> Hoạt động 2 : Tìm hiểu cấu tạo phân tử etilen (10 phút) - Gv: Trình chiếu mô hình phân tử etilen Hướng dẫn học sinh lắp mô hình phân tử dạng rỗng Viết CTCT (H. động nhóm) - Hs : Lắp mô hình phân tử khí etilen Viết CTCT của etilen - Nhận xét số liên kết giữa hai nguyên tử C trong phân tử etilen? - Gv: bổ sung và giới thiệu cho học sinh khái niệm và đặc điểm của liên kết đôi - Gv chiếu btập1:So sánh CTCT của etilen với CTCT phân tử Metan Hoạt động 3 : Tìm hiểu tính chất hoá học của etilen (14 phút) - Gv trình chiếu hình ảnh TN phản ứng đốt cháy etilen - Hs : Quan sát diễn biến của phản ứng đốt cháy khí etilen - Gv : Thông báo sản phẩm phản ứng cháy của etilen - Viết PTHH của phản ứng ? - Hs: viết ptpư. - Gv trình chiếu tiếp hình ảnh TN dẫn etilen qua dd brôm, yêu cầu - Hs quan sát rút ra nhận xét. -Em có nhận xét gì về màu của dd brôm. C=C. hay CH2 = CH2. H H -Nhận xét: Giữa hai nguyên tử C có 2 liên kết đơn → gọi là liên kết đôi. III. Tính chất hoá học 1.Etylen có cháy không ? C2H4(k) + 3O2(k) → 2CO2(k) + 2H2O(h) 2.Etilen có làm mất màu dung dịch Brom không ? H H H H C = C + Br2 → Br – C – C – Br H H. H H. Viết gọn : CH2=CH2(k)+Br2(dd)→Br–CH2–CH2 – Br(dd) Nx: liên kết đôi kém bền dễ bị đứt ra và mỗi 1 phân tử etilen kết hợp với 1 phân tử brôm. Pư này gọi là pư cộng. khi cho etilen sục qua? - Hs: quan sát, rút ra nhận xét - Gv : Trình chiếu sơ đồ các nguyên tử liên kết với nhau trong quá trình xảy ra phản ứng Phản ứng cộng 3.Các phân tử etilen có kết hợp - Hs : Viết PTHH của phản ứng được với nhau không - Gv chiếu btập 2: Những chất nào làm +CH2=CH2+CH2=CH2+CH2=CH2+ mất màu dd Brom và tham gia pư cộng ? .... xúc tác,p,t0 CH4; CH3 – CH3; CH2 = CH2; ...-CH2-CH2-CH2-CH2-CH2-CH2-... CH2 = CH – CH3 Viết gọn: n(CH2=CH2) t0,pxt (-CH2- Gv: Giới thiệu pư trùng hợp là pư quan CH2-)n trọng của etilen Phản ứng trên gọi là pư trùng hợp - HS viết ptpư trùng hợp etilen. Thông báo cho học sinh đặc điểm của sản phẩm và IV.Ứng dụng ứng dụng của sản phẩm trùng hợp -Điều chế rượu etylic, polyetilen.
<span class='text_page_counter'>(11)</span> - Gv chiếu btập 3 (bt2 sgk) polyvinylclorua, axitaxetic Hoạt động 4 : Tìm hiểu ứng dụng của - Kích thích quả mau chín. etilen ( 3 phút) - Điều chế đicloetan. - Gv trình chiếu cho HS quan sát sơ đồ biểu diễn ứng dụng của etilen - Hs quan sát và nêu những ứng dụng của etilen. - Gv liên hệ thực tế cách bảo quản trái cây lâu chín để vận chuyển đi xa IV. Luyện tập , củng cố : (8 phút) - Gv hệ thống bài: Chiếu hệ thống câu hỏi - GV lần lượt trình chiếu 2 đề bài tập sau Bài tập 4: Trình bày phương pháp hóa học để phân biệt 3 chất khí đựng trong các bình riêng biệt không dán nhãn gồm: CH4 , C2H4 , CO2. Bài tập 5: Dẫn 3,36 lít hỗn hợp khí (đktc) gồm CH4 , C2H4 vào dung dịch Brom dư. Sau phản ứng thấy có 8 gam Brom đã phản ứng. Tính thể tích mỗi khí có trong hỗn hợp trên (giả thiết phản ứng xảy ra hoàn toàn) - GV lần lượt chiếu đáp án các bài tập trên V. Dặn dò : (1 phút)- Làm bài tập 1,3,4 trang 119 sgk - Đọc trước bài: Axetilen. G/ TÀI LIỆU THAM KHẢO: TÁC GIẢ. TÊN TÀI LIỆU. NHÀ XUẤT BẢN NĂM XUẤT BẢN Giáo dục 8/2008. Cao Thị Thặng Vũ Anh Tuấn. Một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học. Bộ Giáo dục. Chuẩn kiến thức kĩ năng. Giáo dục. Nguyễn Văn Anh. Phần mềm hướng dẫn trình chiếu và mẫu giáo án điện tử. Mạng Internet. 2010.
<span class='text_page_counter'>(12)</span> H/ MỤC LỤC: Thứ tự A/ B/ I/ II/ 1. 2. III/ 1. 2. a. b. c. d. e. g.. Nội dung Trang Đặt vấn đề .......................................................................... 1 Giải quyết vấn đề ................................................................ 1 Cơ sở lý luận ...................................................................... 1 Cơ sở thực tiễn ................................................................... 1 Thuận lợi ............................................................................ 1 Khó khăn ............................................................................. 2 Nội dung nghiên cứu .......................................................... 2 Yêu cầu ............................................................................. 2 Những dạng bài sử dụng dạy trình chiếu ........................... 2 Dạng bài nghiên cứu khái niệm ........................................ 2 Dạng bài nghiên cứu tính chất hóa học có chất độc hại, phản ứng xãy ra thiếu an toàn ............................................ 3 Dạng bài nghiên cứu các hợp chất hữu cơ ......................... 4 Dạng bài có nội dung điều chế, sản xuất, ứng dụng ........... 4 Dạng bài thực hành ............................................................ 5 Dạng bài luyện tập cuối chương cuối học kì, hoặc hình thành khả năng giải bài tập cơ bản ..................................... 5.
<span class='text_page_counter'>(13)</span> h.. Các dạng bài tập để lồng vào các tiết dạy ........................... 3. Qui trình thực hiện ............................................................. a. Đối với giáo viên ............................................................... Bước 1 Thiết kế giáo án điện tử ...................................................... Bước 2 Thi công trên lớp ................................................................ b. Đối với học sinh ................................................................. IV/ Kết quả ............................................................................... 1. Ưu điểm ............................................................................. 2. Thống kê chất lượng .......................................................... C/ Kết luận, bài học kinh nghiệm ........................................... D/ Kiến nghị, đề xuất ............................................................... E/ Giáo án minh họa ............................................................... G/ Tài liệu tham khảo ............................................................. H/ Mục lục ............................................................................... 5 5 5 5 6 6 6 6 8 8 8 9 12 13.
<span class='text_page_counter'>(14)</span>