Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Tài liệu Thủ tục Giải ngân thanh toán hợp đồng xây dựng docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (84.13 KB, 3 trang )

Thủ tục Giải ngân thanh toán hợp đồng xây dựng.
Nơi tiếp nhận hồ sơ:
Tên đơn vị:
Trực tiếp tại trụ sở làm việc của các Sở Giao dịch, Chi
nhánh NHPT.
Địa chỉ:
Thời gian tiếp nhận: Từ thứ 2 đến thứ 7 (Sáng: từ 7h30 đến 11h00, Chiều:
từ 14h đến 16h30) Trình tự thực hiện:
Sau khi Chi nhánh và Chủ đầu tư ký kết Hợp đồng tín dụng (HĐTD),Hợp đồng
bảo đảm tiền vay (HĐBĐTV), Chi nhánh tiến hành giải ngân theo trình tự sau:
1. Khách hàng gửi hồ sơ đề nghị giải ngân tới chi nhánh NHPT.
2. Chi nhánh NHPT tiếp nhận hồ sơ kiểm tra nội dung hồ sơ giải ngân và lập
Bảng kê các tài liệu giao nhận hồ sơ giải ngân.
3) Nếu không đồng ý cấp một phần hoặc toàn bộ khoản vay, Chi nhánh NHPT có
văn bản thông báo cho Chủ đầu tư(nêu rõ lý do).
4. Chủ đầu tư hoàn chứng từ giải ngân đối với những khoản giải ngân chưa đủ
giấy tờ chứng minh mục đích sử dụng tiền vay.
5. Chi nhánh NHPT chấp thuận giải ngân hoặc từ chối giải ngân (nếu có).
Sau khi nhận đủ tài liệu thanh toán, Chi nhánh NHPT kiểm tra tính hợp pháp,
hợp lệ của tài liệu đề nghị thanh toán và thực hiện giải ngân thanh toán. theo
nguyên tắc: Số vốn giải ngân thanh toán không được vượt giá trị đề nghị thanh
toán của Chủ đầu tư.
Đối với một số chi phí khác (như chi phí Ban quản lý dự án, chi phí đền bù giải
phóng mặt bằng....), việc giải ngân thực hiện trên cơ sở dự toán được cấp có
thẩm quyền phê duyệt và các tài liệu xác nhận khối lượng công việc đã thực
hiện.
Cách thức thực hiện:
Trực tiếp tại trụ sở làm việc của các Sở Giao dịch, Chi nhánh NHPT.
Thành phần hồ sơ:
1. Hợp đồng xây dựng bao gồm: hợp đồng tư vấn; hợp đồng cung ứng
vật tư, thiết bị; hợp đồng thi công xây dựng; hợp đồng thiết kế – cung


ứng vật tư, thiết bị – thi công xây dựng (hợp đồng EPC); hợp đồng
chìa khoá trao tay; và các loại hợp đồng xây dựng khác. (Theo mẫu)

2. Dự toán công trình, hạng mục công trình, công việc được cấp có
thẩm quyền phê duyệt. (Theo mẫu)

3. Thông báo trúng thầu kèm dự toán trúng thầu hoặc văn bản chỉ
định thầu được duyệt (Theo mẫu)
4. Điều kiện hợp đồng (điều kiện riêng và điều kiện chung của hợp
đồng). (Theo mẫu)

5. Đề xuất của nhà thầu. (Bản sao)
6. Các sửa đổi, bổ sung bằng văn bản. (Bản sao)
7. Bảo đảm thực hiện hợp đồng, bảo lãnh khoản tiền tạm ứng và các
loại bảo lãnh khác, nếu có. (Bản sao)

8. Quy định về thứ tự ưu tiên khi áp dụng các tài liệu hợp đồng nếu
giữa các tài liệu này có các quy định mâu thuẫn, khác nhau. (Theo
mẫu)

9. Các tài liệu khác có liên quan (nếu có). (Theo mẫu)
10. Biên bản nghiệm thu khối lượng thực hiện trong giai đoạn thanh
toán có xác nhận của đại diện nhà thầu, chủ đầu tư và tư vấn giám sát
(nếu có); (Theo mẫu)

11. Bản xác nhận khối lượng điều chỉnh tăng hoặc giảm so với hợp
đồng có xác nhận của đại diện nhà thầu, bên giao thầu và tư vấn giám
sát (nếu có); (Theo mẫu)

12. Bảng tính giá trị đề nghị thanh toán trên cơ sở khối lượng công

việc hoàn thành đã được xác nhận và đơn giá ghi trong hợp đồng;
(Theo mẫu)

13. Đề nghị thanh toán của bên nhận thầu; (Bản sao)
14. Đề nghị rút vốn vay tín dụng đầu tư của nhà nước của chủ đầu tư
(theo mẫu quy định của NHPT); (Bản sao)

15. chứng từ rút vốn (uỷ nhiệm chi…..). (Bản sao)
Số lượng bộ hồ sơ: 01 bộ Thời hạn giải quyết: Tối đa 5 ngày làm việc kể
từ ngày nhận đầy đủ tài liệu giải ngân theo quy định. ngày () Phí, lệ phí:
không Yêu cầu điều kiện:
1. Vốn vay tín dụng đầu tư của Nhà nước được giải ngân theo đúng công trình,
hạng mục công trình, công việc của dự án thoả thuận trong Hợp đồng tín dụng
(hoặc phụ lục hợp đồng tín dụng) đã ký giữa Chi nhánh NHPT với các chủ đầu
tư dự án.
2. Việc giải ngân vốn TDĐT được thực hiện phù hợp với các điều kiện thanh
toán vốn của hợp đồng xây dựng và các phụ lục bổ sung hợp đồng (nếu có) ký
giữa Chủ đầu tư và nhà thầu. Không giải ngân đối với Chủ đầu tư có nợ quá hạn
(gốc và lãi) vốn vay TDĐT hoặc/và tín dụng XK của Nhà nước (trừ trường hợp
được Tổng giám đốc NHPT cho phép bằng văn bản).
3. Tổng số vốn giải ngân cho cả dự án không vượt tổng số vốn vay theo Hợp
đồng tín dụng đã ký.
4. Tiền vay được chuyển thẳng cho đơn vị thụ hưởng. Trường hợp đơn vị thụ
hưởng là nhà thầu nước ngoài, việc chuyển tiền vay thực hiện theo hợp đồng đã
ký giữa Chủ đầu tư với nhà thầu nước ngoài và các quy định hiện hành về thanh
toán quốc tế.
Căn cứ pháp lý:
1. Luật xây dựng năm 2003.
2. Luật đầu tư năm 2005.
3. Luật đấu thầu năm 2005.

4. Nghị định số 151/2006/NĐ-CP ngày 20/12/2006 của Chính phủ về tín
dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước.
5. Nghị định số 106/2008/NĐ-CP về sửa đổi Nghị định 151/2006/NĐ-CP ngày
20/12/2006 của Chính phủ.
6. Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản
lý dự án đầu tư xây dựng công trình (trước đây là Nghị định số 16/2005/NĐ-CP
ngày 7/2/2005 của Chính Phủ và Nghị định số 112/2006/NĐ-CP ngày
29/9/2006).
7. Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13/06/2007 về Quản lý chi phí đầu
tư xây dựng công trình.
8. Thông tư số 69/2007/TT-BTC ngày 25/6/2007 của Bộ Tài chính hướng
dẫn thực hiện một số điều của NĐ NĐ 151/NĐ-CP ngày 20/12/2006 của Chính
phủ về TDĐT và TDXK của NN.
9. Thông tư số 16/2009/TT-BTC ngày 22/01/2009 hướng dẫn sửa đổi
Thông tư số 69/2007/TT-BTC ngày 25/6/2007 hướng dẫn một số điều của Nghị
định số 151/2006/NĐ-CP hiệu lực ngày 24/02/2009
10. Quyết định số 41/QĐ-HĐQL ngày 14/9/2007 của HĐQL NHPT kèm
theo Quy chế cho vay tín dụng đầu tư.
11. Quyết định số 653/QĐ-NHPT ngày 22/9/2008 của Tổng Giám đốc
NHPT về việc ban hành Sổ tay nghiệp vụ cho vay đầu tư
CV số 4334/NHPT-TDTW ngày 27/12/2007 NHPT về hướng dẫn một số nội
dung của quy chế cho vay TDĐT của Nhà nước

×