Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Luận văn Thạc sĩ Khoa học lịch sử: Chính sách kinh tế của Mỹ ở Philippines từ năm 1898 đến năm 1946

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 106 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
––––––––––––––––––––––––––––––

NGUYỄN THỊ PHƢƠNG THẢO

CHÍNH SÁCH KINH TẾ CỦA MỸ Ở
PHILIPPINES
TỪ NĂM 1898 ĐẾN NĂM 1946

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ

HÀ NỘI – 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN THỊ PHƢƠNG THẢO

CHÍNH SÁCH KINH TẾ CỦA MỸ Ở PHILIPPINES
TỪ NĂM 1898 ĐẾN NĂM 1946
Chuyên ngành: Lịch sử Thế giới
Mã số : 60 22 03 11

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:

Chủ tịch Hội đồng


PGS.TS TRẦN THIỆN THANH

GS.TS. NGUYỄN VĂN KIM

HÀ NỘI – 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của
riêng tôi dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Trần Thiện Thanh.
Các tài liệu, số liệu trích dẫn trong luận văn là trung thực, có
nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Thị Phƣơng Thảo


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài .................................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề: .................................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................5
4. Mục tiêu và nhiệm vụ của luận văn ....................................................................6
5. Hướng tiếp cận và phương pháp nghiên cứu ......................................................6
6. Nguồn tài liệu......................................................................................................6
7. Ý nghĩa khoa học của luận văn ...........................................................................7
8. Đóng góp của luận văn .......................................................................................7
9. Bố cục của luận văn ............................................................................................7
Chương 1: CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CHÍNH SÁCH KINH TẾ
CỦA MỸ Ở PHILIPPINES THỜI KỲ 1898 - 1946 ...............................................9

1.1. Bối cảnh quốc tế và khu vực..............................................................................9
1.1.1. Bối cảnh quốc tế ...........................................................................................9
1.1.2. Bối cảnh khu vực.........................................................................................12
1.2. Tình hình nƣớc Mỹ ..........................................................................................14
1.3. Tình hình Philippines và chính sách cai trị của Mỹ ở Philippines ..............18
1.3.1. Tình hình Philippines trước khi Mỹ xâm nhập ...........................................18
1.3.2. Sự xâm nhập và chính sách cai trị của Mỹ ở Philippines ..........................21
Tiểu kết chƣơng 1 ....................................................................................................29
Chương 2: KINH TẾ PHILIPPINES DƢỚI SỰ CAI TRỊ CỦA MỸ TỪ
NĂM 1898 ĐẾN NĂM 1946 ...................................................................................30
2.1. Chính sách nơng nghiệp...................................................................................30
2.1.1. Chính sách ruộng đất ..................................................................................31
2.1.2. Chính sách nơng nghiệp thương phẩm .......................................................37
2.2. Chính sách cơng nghiệp ...................................................................................40
2.3. Chính sách thủ cơng nghiệp ...........................................................................44
2.4. Chính sách thƣơng mại ....................................................................................46


2.5. Chính sách đầu tƣ ............................................................................................50
Tiểu kết chƣơng 2 ....................................................................................................53
Chương 3: MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ CHÍNH SÁCH KINH TẾ CỦA MỸ Ở
PHILIPPINES THỜI KỲ 1898 - 1946.............................................................................. 54
3.1. Đặc điểm của chính sách kinh tế của Mỹ ở Philippines ...............................54
3.2. Tác động đối với Philippines và Mỹ ...............................................................56
3.2.1. Tác động đối với Philippines ......................................................................56
3.2.2.Tác động đối với Mỹ ....................................................................................61
3.2.3. Tác động đối với quan hệ Mỹ - Philippines ................................................65
3.3. So sánh chế độ cai trị của Mỹ với Tây Ban Nha và các nước thực
dân khác ..................................................................................................................67
Tiểu kết chƣơng 3 ....................................................................................................71

KẾT LUẬN ..............................................................................................................72
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................74
PHỤ LỤC


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Philippines một quốc gia hải đảo với 7.107 hòn đảo lớn nhỏ, gồm ba vùng
địa lý: Luzon, Visayas và Mindanao. Nằm ở phía Đơng Nam của Châu Á,
Philippines có vị trí thuận lợi nằm ở ngã ba đường, nơi tiếp giáp giữa châu Á và
châu Úc, án ngữ con đường thương mại biển. Do vậy, từ lâu Philippines đã trở
thành mục tiêu xâm nhập của các nước tư bản phương Tây. Trước khi chịu sự thống
trị của thực dân phương Tây, Philippines còn ở giai đoạn kinh tế - xã hội lạc hậu,
với nền kinh tế tự nhiên, tự cấp, tự túc, chưa có một chính quyền trung ương thống
nhất nên hầu như khơng có khả năng chống cự lại sự xâm lược từ bên ngồi. Vì
những lí do đó mà 400 năm Philippines bị ngoại bang đô hộ, lúc đầu là Tây Ban
Nha, tiếp đó là Mỹ, và trong chiến tranh thế giới thứ hai thì bị Nhật chiếm đóng.
Đến nửa cuối thế kỷ XIX, khi chủ nghĩa tư bản phát triển lên đến đỉnh cao là
chủ nghĩa đế quốc, bên cạnh những thành tựu rực rỡ, sự phát triển không đều về
kinh tế dẫn đến mâu thuẫn khơng thể điều hịa được giữa các nước tư bản về địa vị
phát triển kinh tế và nhu cầu thị trường, thuộc địa. Mỹ là một ―tư bản trẻ‖, có nền
kinh tế phát triển vươn lên đứng đầu thế giới tư bản. Trong bối cảnh thị trường trên
thế giới hầu như đã được các nước ―tư bản già‖ phân chia xong, để giải quyết nhu
cầu thuộc địa, thị trường, Mỹ đã áp dụng quan điểm ―thực lực‖ nhằm chia lại thị
trường thế giới.
Năm 1898, vịnh Manila là nơi diễn ra trận chiến trong cuộc chiến tranh đế
quốc đầu tiên, cuộc chiến tranh giữa Mỹ và Tây Ban Nha ở mặt trận châu Á - Thái
Bình Dương. Sau thất bại của Tây Ban Nha, Philippines trở thành ―thuộc địa kiểu
mới” đầu tiên của Mỹ tại Đông Nam Á. Đây là lần đầu tiên Mỹ thực hiện ―chủ
nghĩa thực dân mới” ở một quốc gia ngoài châu Mỹ. Cho dù phương thức cai trị

của Mỹ ở Philippines thuộc địa có nhiều điểm khác so với các nước thực dân khác
nhưng mục đích thì giống nhau, cuối cùng vẫn là bóc lột, tìm lợi nhuận về kinh tế.
Kinh tế Philippines chịu ảnh hưởng hoàn toàn vào Mỹ, phát triển thiếu cân đối.
Song, không thể phủ nhận là sự thống trị của Mỹ ở Philippines đã ảnh hưởng mạnh

1


mẽ và lâu dài đến định hướng, con đường phát triển cũng như tạo cơ sở để
Philippines hội nhập với thế giới.
Với mục đích tìm câu trả lời cho các câu hỏi: Một là, Mỹ đã thực hiện chính
sách kinh tế như thế nào ở Philippines giai đoạn từ 1898 – 1946? Hai là, việc thực
hiện các chính sách đó có đặc điểm gì và có tác động như thế nào đối với bản thân
hai nước Mỹ và Philippines? Ba là, những chính sách đó có điểm tương đồng và
khác biệt ra sao đối với chính sách của Tây Ban Nha trước đó cũng như đối với
chính sách của một số nước thực dân khác? Cùng với sự yêu thích của bản thân, tơi
quyết định chọn vấn đề: “Chính sách kinh tế của Mỹ ở Philippines từ năm 1898 đến
năm 1946” làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp cao học của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề:
Trong phạm vi những cơng trình nghiên cứu tơi có cơ hội tiếp cận, tôi xin
nêu một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu sau:
Tài liệu nghiên cứu tiếng Việt
Tác giả A.A.Gube với tác phẩm ― Nước cộng hòa Philippines năm 1898 và
đế quốc Mỹ‖ (1933), với nguồn tài liệu phong phú, tin cậy, tác giả đã nêu bật những
toan tính của Mỹ đối với cuộc cách mạng Philippines. Tuy nhiên, tác giả chưa đi
sâu phân tích chính sách cai trị của Mỹ ở quần đảo này.
Nghiên cứu về Philippines thời kỳ này còn phải kể đến G.I.Lêvinsơn với tác
phẩm ―Philippines giữa hai cuộc chiến tranh thế giới”, (1958). Tác phẩm viết về
những phương pháp bóc lột của tư bản Mỹ, qua đó, cho người đọc thấy được âm
mưu của đế quốc Mỹ ở thuộc địa. Tuy nhiên, về phần kinh tế thì chưa được tác giả

đề cập nhiều.
Cuốn ―Philippines dưới ách thống trị của đô la Mỹ‖ (1961) của E.S.Tơrôtski,
nêu bật chính sách của Mỹ và những thay đổi kinh tế của Philippines kể từ khi Mỹ
cai trị Philippines. Với những số liệu đa dạng, chính xác, đáng tin cậy, tác giả đã
đem đến cho người đọc một cái nhìn tổng quát, xuyên suốt trong thời kỳ lịch sử từ
đầu thế kỷ XX cho đến những năm 1950.
Tác phẩm ―Nền nông nghiệp Philippines” (1975) của tác giả Ơ.G.Barưshicơva

2


nói về nền nơng nghiệp Philippines dưới thời thống trị của thực dân Tây Ban Nha để
từ đó người đọc có sự so sánh với chính sách cai trị của Mỹ sau này. Tuy nhiên, tác
giả mới chỉ tập trung đi sâu vào thành phần kinh tế nông nghiệp thời kỳ Philippines
là thuộc địa của Tây Ban Nha chứ không phải tồn bộ nền kinh tế nên chưa phân
tích được những thay đổi của toàn bộ nền kinh tế Philippines thời thuộc Mỹ một
cách toàn diện và sâu sắc.
D.E.G.Hall với cơng trình ―Lịch sử Đơng Nam Á” bản dịch sang tiếng Việt
được NXB CTQG ấn hành vào năm 1997, đã giúp cho người đọc có cái nhìn bao
qt về Đơng Nam Á từ thời cổ đại đến thời hiện đại. Về lịch sử Philippines thời
cận đại, tác giả nêu một cách khái quát quá trình từ xâm nhập đến xâm lược của
Mỹ vào quần đảo này với những chính sách cai trị rất tự do, hoàn toàn trái ngược
với Tây Ban Nha trước đó. Đây là một cơng trình nghiên cứu tổng thể về Đơng
Nam Á nên chính sách về kinh tế của Mỹ ở Philippines chưa được đề cập đến
một cách sâu sắc.
Những nghiên cứu của Viện nghiên cứu Đơng Nam Á (Viện Hàn lâm KHXH
Việt Nam) cũng góp phần quan trọng vào việc tìm hiểu lịch sử, văn hố của các
nước Đơng Nam Á nói chung và lịch sử của từng quốc gia nói riêng. Bộ sách “ Tìm
hiểu lịch sử - văn hóa Philippines” xuất bản tập I năm 1996 và tập II năm 2001. Tác
phẩm không chỉ đề cập đến đất nước, con người, phong tục, tập qn, ngơn ngữ,

văn học, tơn giáo mà cịn trình bày về lịch sử, kinh tế Philippines. Trong đó có việc
thành lập chính phủ Cộng hịa Philippines với vấn đề cụ thể như ―Cộng hòa
Philippines: Lịch sử lập hiến và cơ quan lập pháp‖, những chính sách đối ngoại của
chính phủ Cộng hòa…Song, đây là tác phẩm của nhiều tác giả nên tính hệ thống
chưa được thể hiện rõ nét.
Ngồi ra, vấn đề này còn được đề cập sơ lược trong các cơng trình nghiên
cứu của các học giả trong và ngồi nước: Flield (1963), ―Đơng Nam Á trong chính
sách của Hoa Kỳ‖; G.Ruđencô (1963), ―Chủ nghĩa thực dân cũ và mới‖; Nguyễn
Tấn Chấn (1973), ―Âm mưu và thủ đoạn của đế quốc Mỹ đối với cuộc cách mạng
giải phóng dân tộc ở philippines năm 1898‖; Minh Đức (1999), ―Cuộc cách mạng

3


Philippines (1896 – 1898), ý nghĩa và bài học‖; Cao Minh Chơng (1990), ―Cộng
hòa Philippin‖, (1995), Cuộc chiến tranh Philippines – Mỹ (1899 – 1903), Nghiên
cứu Đông Nam Á số 3/1998, ―Một số nét về Philippines”, (2007), ―Lịch sử
Philippines‖; Quang Thị Ngọc Huyền (2004), Quan hệ Mỹ - Philippines; Viện
nghiên cứu Đông Nam Á, ―25 năm nghiên cứu các nước Đông Nam Á‖; Trần
Khánh (2011), ―So sánh chế độ cai trị của Mỹ và Tây Ban Nha ở Philippines dưới
thời thuộc địa”; Trần Thiện Thanh (2011), Chính sách đối ngoại của Mỹ đối với
Philippines; Dương Quang Hiệp, Vị trí chiến lược của Philippines trong chính sách
đối ngoại của Mỹ giai đoạn 1898 – 1991, Nghiên cứu Ấn Độ và châu Á, số
10/2014. Tuy nhiên, về kinh tế của Philippines thời kỳ thuộc địa của Mỹ không
được đề cập nhiều, nếu có thì cũng hết sức khái lược, các chính sách cai trị về kinh
tế chưa được phân tích một cách hệ thống, đặc biệt là dưới góc độ so sánh với chính
sách kinh tế của Tây Ban Nha ở Philippines và một số nước thực dân khác.
Tài liệu nghiên cứu tiếng nước ngồi
Những nghiên cứu nước ngồi có thể kể đến các tác phẩm như: Theodore
Frech (1965), Between two Empire, The Ordeal of the Philippines 1929 – 1946;

Golay, Frank (1966), The United States and the Philippines 1929 – 1946;
Salamanca (1968), The Filipino Reaction to American Rule; Teodoro A.Agoncilino
(1970), History of the Filipino people; Valdepenas Viecente B.Bautista Geemloon
(1977), The Emmergence of the Philippines Economy; Glenn Anthony May (1980),
Social Engineering in the Philippines; Timber David,G.Changeless Land
(1991),Community and change in Philippines politics; William (1992), The
Philippines: Colonialism, Collaboration and Resistance; Hotl, Elizabeth Kary
(2002), Coloniziny Filipinas Niniteenth – Century Representations of the
Philippines in the Western Historiography; Yoshihiro Chiba (2005), Cigar – Maker
in American Colonial: Survial During Structural Depressions in the 1920s;
Pomeroy; Katheleen Nadeau (2008), The history of the Philippines... Các tác phẩm
trên có đề cập đến kinh tế Phipippines thời thuộc địa, các thành phần kinh tế của
Philippines thuộc địa, sự thay đổi trong chính sách của Mỹ đối với thuộc địa

4


Philippines. Nhưng hầu hết các tác phẩm trên đều đề cập sơ lược hoặc đi sâu phân
tích một thành phần kinh tế nhất định chưa làm nổi bật được chính sách kinh tế của
Mỹ đối với Philippines nói chung trong toàn bộ nền kinh tế của Philippines.
Tựu chung lại, trong phạm vi những cơng trình nghiên cứu tơi tiếp cận được về
lịch sử Philippines giai đoạn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, hầu hết đều tập trung
nghiên cứu về chính sách thống trị của Mỹ nói chung và văn hố của Philippines ở thế
kỷ này chứ chưa có nhiều nghiên cứu mang tính chuyên khảo về vấn đề kinh tế
Philippines, đặc biệt là nghiên cứu so sánh với chính sách kinh tế của Tây Ban Nha ở
Philippines trước đó và một số nước thực dân khác. Tuy nhiên, đây là nguồn tài liệu
tham khảo quý giá để tôi hoàn thành bản luận văn này.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Luận văn tập trung nghiên cứu về chính sách kinh tế của Mỹ đối với

Philippines từ năm 1898 đến năm 1946.
- Luận văn tập trung vào các vấn đề sau:
+ Những yếu tố tác động đến chính sách kinh tế của Mỹ ở Philippines;
+ Những nội dung cụ thể trong chính sách cai trị về kinh tế của Mỹ ở
Philippines thời kỳ 1898 đến 1946;
+ Những tác động của chính sách kinh tế của Mỹ ở Philippines đối với nền
kinh tế của hai nước.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: nghiên cứu về những sự kiện diễn ra trên quần đảo
Philippines là chủ yếu, nhưng không tách biệt mà gắn với bối cảnh quốc tế và khu
vực tại Đông Nam Á, Châu Á Thái Bình Dương và Châu Mỹ.
- Về thời gian: mở đầu bằng sự thất bại của thực dân Tây Ban Nha, Mỹ thế
chân Tây Ban Nha thực hiện chính sách thực dân kiểu mới ở Philippines. Và kết
thúc bằng sự kiện Mỹ trao trả độc lập cho Philippines vào năm 1946.
- Về nội dung nghiên cứu: luận văn phân tích chính sách cai trị về kinh tế của
Mỹ ở Philippines để từ đó thấy được những thay đổi trong nền kinh tế Philippines

5


và tác động của việc thực hiện chính sách này đối với Mỹ, Philippines và một số
chủ thể khác có liên quan.
4. Mục tiêu và nhiệm vụ của luận văn
4.1. Mục tiêu
- Làm rõ chính sách kinh tế của Mỹ ở Philippines và những tác động của việc
thực hiện chính sách này đối với các chủ thể có liên quan từ năm 1898 đến năm 1946.
4.2. Nhiệm vụ
- Làm nổi bật những yếu tố tác động đến chính sách kinh tế của Mỹ ở
Philippines từ cuối thế kỷ XIX đến giữa thế kỷ XX.
- Đi sâu phân tích chính sách về kinh tế Mỹ thực hiện ở Philippines giai đoạn

1898 – 1946.
- Phân tích, đánh giá những tác động của chính sách kinh tế của Mỹ ở
Philippines. So sánh với chính sách cai trị của một số nước thực dân khác, đặc biệt
là Tây Ban Nha.
5. Hƣớng tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Hướng tiếp cận
Luận văn giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu trên cơ sở hướng tiếp cận lịch
sử và logic.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
- Luận văn chủ yếu sử dụng hai phương pháp chính là phương pháp lịch sử
và phương pháp logic nhằm khôi phục lại lịch sử một cách rõ nét nhất.
- Bên cạnh đó luận văn cũng áp dụng một số phương pháp khác như: phân
tích, so sánh, thống kê, phương pháp nghiên cứu quan hệ quốc tế…nhằm đạt hiệu
quả tối ưu nhất.
6. Nguồn tài liệu
Để hoàn thành luận văn tác giả đã sử dụng các nguồn tài liệu sau:
- Tư liệu gốc: Các văn bản, các điều luật của Mỹ ban hành ở Philippines
trong thời kỳ 1898 – 1946.
- Tư liệu nghiên cứu: Các sách đã xuất bản, các bài tạp chí nghiên cứu có
liên quan đến đề tài.

6


- Tư liệu khác: Một số website trên mạng internet như:
www.statistic, ,
, ...
7. Ý nghĩa khoa học của luận văn
Đây khơng phải vấn đề nghiên cứu hồn tồn mới ở Việt Nam, nhưng nghiên
cứu này góp phần làm rõ thêm về những chính sách cai trị của Mỹ ở Philippines

thời thuộc địa, đặc biệt đi sâu vào nội dung chính sách về kinh tế, những hệ quả và
ảnh hưởng đến giai đoạn sau này khi Philippines giành được độc lập và xây dựng
phát triển đất nước. Bên cạnh đó, góp phần lý giải mối ―quan hệ đặc biệt‖ giữa hai
nước về mọi mặt sau khi Philippines được trao trả độc lập.
8. Đóng góp của luận văn
- Luận văn cung cấp tư liệu cho việc nghiên cứu và học tập lịch sử Philippines,
về chủ nghĩa thực dân thời cận, hiện đại.
9. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo, bố cục của đề
tài gồm ba chương như sau:
Chương 1: Các yếu tố tác động đến chính sách kinh tế của Mỹ ở Philippines
thời kỳ 1898 – 1946
Sự phát triển mạnh mẽ của chủ nghĩa tư bản khiến nhu cầu tìm kiếm thị
trường thuộc địa trở nên bức thiết. Sự phát triển của nền kinh tế Mỹ cùng với vị trí
chiến lược của Philippines thơi thúc Mỹ giành quyền kiểm sốt Philippines từ Tây
Ban Nha. Bối cảnh quốc tế và khu vực đem lại những thời cơ và thách thức buộc
Mỹ phải điều chỉnh chính sách đối với thuộc địa cho phù hợp với hoàn cảnh.
Chƣơng 2: Kinh tế Philippines dƣới sự cai trị của Mỹ từ năm 1898 đến
năm 1946
Chương này đề cập đến những nội dung cơ bản trong chính sách kinh tế của
Mỹ đối với Philippines và hệ quả của việc thực hiện chính sách đó đối với
Philippines. Đó là sự phát triển mất cân đối của nền kinh tế, sự du nhập mạnh mẽ
quan hệ sản xuất mới tư bản chủ nghĩa, sự xuất hiện và phát triển của các giai tầng
mới trong xã hội…

7


Chƣơng 3: Một số nhận xét về chính sách kinh tế của Mỹ ở Philippines
thời kỳ 1898 - 1946

Từ việc phân tích chính sách kinh tế của Mỹ ở Philippines giai đoạn 1898 –
1946, chương này rút ra một số nhận xét về đặc điểm và tác động của chính sách
kinh tế của Mỹ ở Philippines. Cùng với đó, có sự so sánh với chính sách của Tây
Ban Nha trước đó ở Philippines và chính sách của một số nước thực dân khác cùng
thời, để thấy được điểm giống và khác giữa chủ nghĩa thực dân cũ và mới.

8


Chương 1
CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CHÍNH SÁCH KINH TẾ
CỦA MỸ Ở PHILIPPINES THỜI KỲ 1898 - 1946
1.1. Bối cảnh quốc tế và khu vực
1.1.1. Bối cảnh quốc tế
Thế kỷ XIX, khi chủ nghĩa tư bản phát triển đến giai đoạn chủ nghĩa đế quốc
thì các nước thực dân đã có mặt ở khắp các khu vực và việc phân chia ảnh hưởng về
cơ bản đã hoàn thành. Theo đó, thực dân Anh đứng đầu thế giới tư bản về hệ thống
thuộc địa, thuộc địa của Anh trải dài khắp các châu lục trên thế giới. Ở châu Á, Anh
chiếm được Ấn Độ - một vùng đất rộng lớn, giàu có, chiếm Miến Điện, Mã Lai, can
thiệp vào Trung Quốc, chia Afghanistan, Iran với Nga. Ở châu Phi, Anh chiếm Nam
Phi, Nigeria, Ai Cập, Sudan…Sau Anh là Pháp, với việc chiếm được các vùng đất
giàu có và rộng lớn, ở châu Á, Pháp chiếm được ba nước Đông Dương, can thiệp
vào Trung Quốc. Ở châu Phi, Pháp cũng chiếm được Angieri, Maroc, Tuynidi,
Ghine… Có thể nói, cho đến thời điểm này các quốc gia ở châu Á, châu Phi và Mỹ
La tinh về cơ bản đã trở thành thuộc địa của Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha
và Hà Lan, thế giới khơng cịn một vùng ―đất trống‖.
Trong bối cảnh đó, nhu cầu tìm kiếm thuộc địa và thị trường lại càng trở nên
bức thiết hơn bao giờ hết. Các nước tư bản trẻ như Mỹ, Đức, Nhật Bản ra đời muộn
hơn nhưng có nền kinh tế phát triển vượt bậc, còn các nước thực dân như Anh,
Pháp, Hà Lan, Tây Ban Nha…từng một thời phát triển rực rỡ về mọi mặt thì ngày

càng phát triển chậm chạp, trở nên lạc hậu, lỗi thời. Vị trí số một và hai trong thế
giới tư bản khơng cịn là Anh, Pháp mà được thay thế bằng Mỹ và Đức. Một thực tế
rằng, những nước thực dân ―già‖ lại nắm giữ quá nhiều thị trường, thuộc địa còn
các nước đế quốc mới nổi có nền kinh tế, chính trị, qn sự phát triển mạnh mẽ thì
khơng có hoặc có q ít thuộc địa. Điều đó khiến những nước này quyết tâm phân
chia lại thị trường thế giới cho phù hợp với tương quan lực lượng mới trong thế giới
tư bản. Những cuộc chiến tranh đế quốc đầu tiên bắt đầu nổ ra, tiêu biểu là chiến
tranh Mỹ - Tây Ban Nha năm 1898. Và sau đó là hàng loạt các cuộc chiến tranh

9


khác như: Chiến tranh Anh – Boer (1899 – 1902), Anh chiếm Nam Phi; chiến tranh
Nga – Nhật (1904 – 1905) giành ảnh hưởng ở Triều Tiên và Mãn Châu…
Chiến tranh thế giới thứ nhất nổ ra năm 1914, với thắng lợi thuộc về phe
Hiệp ước. Trật tự thế giới mới được hình thành – Trật tự Versailles – Washington,
việc phân chia ảnh hưởng và thị trường, thuộc địa có lợi cho các nước thắng trận.
Các nước bại trận phải bồi thường chiến phí hết sức nặng nề, phải cắt phần thuộc
địa của mình cho các nước thắng trận. Điều này làm gia tăng mâu thuẫn trong lòng
chủ nghĩa tư bản.
Giữa hai cuộc chiến tranh thế giới, chủ nghĩa tư bản phát triển vượt bậc cùng
với đó là những mâu thuẫn khơng thể dung hịa trong nội bộ các nước tư bản. Sự
phát triển không đều và khủng hoảng là những căn bệnh kinh niên của chủ nghĩa tư
bản. Khủng hoảng thừa 1929 – 1933 bùng nổ ở Mỹ sau đó lan ra tồn bộ hệ thống
tư bản đã chấm dứt thời kỳ ổn định tạm thời của chủ nghĩa tư bản. Những hậu quả
nặng nề về mọi mặt từ cuộc khủng hoảng khiến cho những mâu thuẫn vốn có trong
lòng xã hội tư bản ngày càng gay gắt. Để giải quyết hậu quả của cuộc khủng hoảng
thừa, trên thế giới xuất hiện hai con đường: cải cách kinh tế, xã hội đối với các nước
có nhiều thị trường thuộc địa tiêu biểu như Anh, Pháp, Mỹ. Phát xít hóa bộ máy
chính quyền là cách mà các nước khơng có hoặc có q ít thị trường thuộc địa chọn.

Tiêu biểu cho con đường thứ hai là Đức, Ý, Nhật, các nước này ln tìm cách phá
vỡ trật tự Versailles – Washington nhằm thiết lập một trật tự thế giới mới có lợi cho
mình. Có thể nói “Quan hệ giữa các cường quốc tư bản trong thập niên 30 của thế
kỷ XX chuyển biến ngày càng phức tạp. Sự hình thành hai khối đế quốc đối lập
nhau giữa một bên là Anh, Pháp, Mỹ với một bên là Đức, Italia, Nhật Bản và cuộc
chạy đua vũ trang giữa hai khối đã phá vỡ hệ thống thỏa hiệp tạm thời Versailles –
Washington , dẫn đến sự hình thành các lị lửa chiến tranh báo hiệu một cuộc chiến
tranh thế giới mới nhằm chia lại thị trường thế giới đang đến gần” [ 59; tr.32].
Cuối những năm 30 của thế kỷ XX, thế giới hình thành hai trục đối lập nhau,
một do phe phát xít Đức, Ý, Nhật cầm đầu, một phe tư bản dân chủ do Anh, Pháp,
Mỹ cầm đầu. Hai phe này mâu thuẫn với nhau về thị trường thuộc địa và cùng mâu

10


thuẫn với Liên Xô xã hội chủ nghĩa. Quan hệ quốc tế vô cùng căng thẳng, nguy cơ
chiến tranh là không thể tránh khỏi. Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945) là
kết cục của những mẫu thuẫn không thể dung hòa được của chủ nghĩa tư bản. Kết
thúc chiến tranh, thắng lợi thuộc về phe Đồng Minh dân chủ và các lực lượng tiến
bộ chống phát xít. Một trật tự thế giới mới được hình thành thay thế cho trât tự
Versailles – Washington đó là Trật tự hai cực Yalta.
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, thế giới phân chia thành hai cực, một bên là
các nước xã hội chủ nghĩa do Liên Xô đứng đầu, một bên là các nước tư bản chủ
nghĩa do Mỹ đứng đầu, cuộc Chiến tranh Lạnh được phát động. Cùng với đó, phong
trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa bùng lên mạnh mẽ, đe dọa đến sự sụp
đổ của hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân. Tất cả các sự kiện trên tác động
mạnh mẽ đến các nước ở khu vực Đơng Nam Á. Để duy trì sự ảnh hưởng, chính
sách cai trị của chủ nghĩa thực dân ở khu vực này cũng có những thay đổi cho phù
hợp với quan hệ quốc tế.
Bối cảnh thế giới đã tác động đến tham vọng bành trướng ra bên ngoài của

giai cấp tư sản Mỹ. Ngay từ đầu thế kỷ XIX, giới cầm quyền Mỹ đã bắt tay vào
công cuộc hoạch định chính sách thuộc địa. Mở đầu bằng việc mua lại vùng đất
Louisiana năm 1803, tiếp đến chiếm vùng Florida thuộc Tây Ban Nha vào năm
1819. Những năm 1846 – 1848, Mỹ gây chiến tranh với Mexico mà kết quả là Mỹ
sở hữu một vùng đất rộng lớn sau này là các bang Texas, California, Nevada,
Arizona, Iowa. Năm 1867, mua vùng Alasca của Nga. Năm 1892, chia đảo Samoa
với Đức. Năm 1898, thơn tính quần đảo Hawaii. Để mở đường sang châu Á,
Philippines trở thành mục tiêu hàng đầu của Mỹ. Việc giành thắng lợi trong cuộc
chiến tranh với Tây Ban Nha năm 1898, giúp Mỹ có được Phililippines. Với Mỹ,
tầm quan trọng của thuộc địa Philippines ngoài vị trí chiến lược thì việc khai thác
nguồn lợi về kinh tế cũng là mục tiêu quan trọng.
Chính sách kinh tế của Mỹ ở Philippines luôn thay đổi theo từng thời kỳ và
chịu tác động của bối cảnh quốc tế. Việc sử dụng hình thức cai trị ―thực dân mới‖
để cai trị thuộc địa Philippines thể hiện tính linh hoạt của Mỹ trước những biến đổi

11


của tình hình thế giới. Mỹ duy trì sự bóc lột ở Philippines về tài nguyên thiên nhiên,
nguồn nhân công giá rẻ, biến Philippines thành nơi đầu tư và tiêu thụ nguồn hàng
dư thừa từ nền công nghiệp Mỹ, khiến kinh tế Philippines hòa nhập vào hệ thống
kinh tế tư bản chủ nghĩa. Khi Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ, chính sách kinh
tế của Mỹ ở Philippines theo hướng ưu tiên trồng các loại cây công nghiệp phục vụ
chiến tranh như đay và gai dầu…tư bản Mỹ cũng tăng cường đâu tư xây dựng các
nhà máy sơ chế các mặt hàng phục vụ xuất khẩu.
Sau cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933, Philippines cũng giống như hầu
hết các nước thuộc địa, phụ thuộc khác, trở thành nơi trút gánh nặng của tư bản Mỹ.
Chính sách cai trị của Mỹ đối với Philippines tập trung vào việc tăng cường bóc lột
tơ thuế, giảm lương cơng nhân và kéo dài thời gian làm việc của họ để giảm bớt
gánh nặng khủng hoảng.

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mỹ một mặt trao trả độc lập cho Philippines
vào năm 1946, một mặt biến Philippines trở thành ―đồng minh truyền thống‖ – mối
quan hệ đặc biệt kéo dài trong suốt thời kỳ Chiến tranh Lạnh đến nay. Mỹ tăng
cường đầu tư về kinh tế xây dựng các căn cứ quân sự lớn ở Philippines, Philippines
là nơi cung cấp nhu yếu phẩm, lực lượng lính đánh thuê cho Mỹ trong các trận đánh
lớn. Điều này đươc thể hiện rõ nét trong cuộc chiến tranh Triều Tiên (1953), và
chiến tranh Việt Nam (1954 – 1975).
1.1.2. Bối cảnh khu vực
Cho đến cuối thế kỷ XIX, hầu hết các nước trong khu vực Đông Nam Á đã
bị biến thành thuộc địa, phụ thuộc của chủ nghĩa thực dân phương Tây (trừ Siem
vẫn giữ được nền độc lập trên danh nghĩa). Số phận của các nước này đã thay đổi,
từ những quốc gia phong kiến độc lập trở thành các nước thuộc địa, phụ thuộc tư
bản phương Tây.
Bồ Đào Nha là nước thực dân đầu tiên đến khu vực Đông Nam Á, việc
chiếm Malacca năm 1511 mở đầu cho công cuộc xâm lược của chủ nghĩa thực dân
vào khu vực này. Tiếp đến là Hà Lan chiếm Indonesia, Tây Ban Nha chiếm
Philippines, Pháp chiếm ba nước Đông Dương, Miến Điện và Mã Lai cũng chịu
chung số phận thuộc địa.

12


Có thể nói, khu vực Đơng Nam Á thu hút sự chú ý của chủ nghĩa thực dân
nhất. Bởi, nơi đây có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, dân số đơng đúc, và
một điểm quan trọng là vị trí thuận lợi của khu vực này có thể làm bàn đạp tấn công
sang thị trường Trung Hoa rộng lớn.
Sự phát triển không đều của chủ nghĩa tư bản dẫn đến mâu thuẫn giữa các
nước tư bản mới nổi có nền kinh tế phát triển năng động nhưng có q ít hoặc
khơng có thị trường thuộc địa với các nước thực dân ―già‖ kinh tế trì trệ, lạc hậu
nhưng lại nắm giữ quá nhiều thuộc địa. Các nước thực dân ―già‖ khơng cịn đủ sức

để duy trì sự thống trị thuộc địa như trước nữa, đành phải ―nhượng lại‖ cho các
nước thực dân mới có năng lực hơn. Điển hình là trường hợp của Tây Ban Nha
―nhượng‖ cho Mỹ quần đảo Philippines với giá 20 triệu đô la (USD).
Sự xâm nhập và cai trị của chủ nghĩa thực dân ở Đông Nam Á, về mặt khách
quan đã tạo nên những thay đổi lớn về kinh tế xã hội của khu vực này. Sự du nhập
của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa cùng với sự xuất hiện của các giai tầng mới ngày
càng trưởng thành về ý thức hệ, đảm nhiệm sứ mệnh lịch sử quan trọng là thức tỉnh
và lãnh đạo dân tộc giành lại độc lập tự do. Phong trào giải phóng dân tộc của tầng
lớp trí thức tiểu tư sản bùng nổ mạnh mẽ nhưng thất bại. Trong lúc con đường giải
phóng dân tộc của các nước thuộc địa đang khủng hoảng về đường lối lãnh đạo thì
Cách mạng tháng Mười dưới sự lãnh đạo của giai cấp vô sản đã thành công ở Nga (
tháng 10/1917) mở ra con đường cứu nước mới cho các dân tộc thuộc địa, phụ
thuộc. Thắng lợi của cuộc cách mạng ảnh hưởng sâu sắc đến phong trào giải phóng
dân tộc tại các nước thuộc địa ở Đông Nam Á.
Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918), các nước thắng trận cũng
như bại trận đều trút gánh nặng lên thuộc địa, làm cho mâu thuẫn dân tộc càng thêm
gay gắt. Phong trào đấu tranh của nhân dân thuộc địa chống thực dân, đế quốc diễn
ra trên quy mô rộng lớn.
Từ sau cách mạng Tháng Mười ở Nga thành công phong trào đấu tranh của
nhân dân các nước thuộc địa, phụ thuộc bùng nổ mạnh mẽ khiến các nước đế quốc
không thể cai trị thuộc địa như cũ được nữa. Mỹ buộc phải nới lỏng sự kiểm soát và

13


áp dụng quyền tự trị rộng rãi hơn cho Philippines. Cho phép thành lập Liên bang
Philippines. Năm 1935, Hiến pháp Philippines tự trị được Tổng thống Mỹ phê
chuẩn, Philippines có được địa vị Thịnh vượng chung dưới thời Tổng thống Manuel
Quezon. Các chính sách về kinh tế thời kỳ này có phần bớt khắt khe hơn. Chính phủ
tự trị tiến hành cải cách đất đai và chuẩn bị các kế hoạch để tiến tới độc lập, nhưng

sau đó bị gián đoạn bởi Chiến tranh thế giới thứ hai.
Thời điểm gần kết thúc cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai là thời cơ để các
nước thuộc địa đứng dậy đấu tranh địi lại độc lập. Cách mạng giải phóng dân tộc
thành công ở một số nước, tiêu biểu là Cách mạng tháng Tám (tháng 8/1945) ở Việt
Nam và sau đó lan rộng ra tồn bộ khu vực Đơng Nam Á. Tình hình đó đe dọa đến
sự tồn vong của hệ thống thuộc địa của thực dân phương Tây tại khu vực này. Điều
này đòi hỏi các nước thực dân phải đưa ra các chính sách cai trị phù hợp để tiếp tục
duy trì ảnh hưởng của mình tại thuộc địa. Trước cơn bão đấu tranh giành độc lập
của các nước trong khu vực, ngày 4/7/1946, Mỹ chính thức cơng nhận nền độc lập
của Philippines trong nhiệm kỳ Tổng thống Manuel Roxas.
1.2. Tình hình nƣớc Mỹ
Thế kỷ XIX, nền kinh tế Mỹ phát triển mạnh mẽ ―là nước đi đầu trong cuộc
cách mạng khoa học kỹ thuật cuối thế kỷ XIX, nền kinh tế Mỹ có những bước phát
triển vượt bậc, nhanh chóng vượt qua nước Anh tư sản” [7; tr.96]. Khơng có nước
nào có nền kinh tế phát triển nhanh chóng như Mỹ ―Khoảng 30 năm sau cuộc nội
chiến (1861 – 1865), từ một nước nơng nghiệp có nền kinh tế phụ thuộc hoàn toàn
vào châu Âu, chỉ trong một thời gian ngắn, Mỹ đã vươn lên trở thành một cường
quốc công – nông nghiệp hàng đầu thế giới. Sản lượng công nghiệp Mỹ năm 1894
bằng 50% sản lượng công nghiệp các nước Tây Âu gộp lại, gấp hai lần Anh. Cuối
thế kỷ XIX, sản xuất gang thép, máy móc của Mỹ đã chiếm hàng đầu thế giới‖ [35;
tr.256]. Mỹ vươn lên vị trí đứng đầu trong thế giới tư bản.Với những thành tựu vượt
bậc về kinh tế, giai cấp tư sản Mỹ đặt mục tiêu mở rộng ảnh hưởng ra bên ngoài để
đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế đang phát triển nhanh chóng.
Để giải quyết nhu cầu đó, giới cầm quyền Mỹ đã sớm đưa ra những quan

14


điểm mới về vấn đề mở rộng, bành trướng lãnh thổ ―Mỹ ngay từ những thập niên
cuối của thế kỷ XIX đã đưa ra thuyết “định mệnh lịch sử” hay “số mệnh hiển

nhiên”, trong đó cho rằng, người Mỹ phải chiếm lấy các vùng đất châu Á cả biển
và đất liền nếu như muốn tồn tại lâu dài và tiếp tục phát triển. Muốn thực hiện được
điều đó, Mỹ phải có lực lượng hải quân mạnh. Đây thực ra là sự nối dài của học
thuyết Monroe 1 đưa ra từ 1823‖ [54; tr.47]. Nội dung học thuyết này cũng được thể
hiện trong quan điểm của giới chính trị, quân sự, một số thương gia và một bộ phận
công chức Mỹ những giai đoạn sau đó. Thượng nghị sĩ Platt cho rằng ―Bất cứ sự
bành trướng nào của chúng tôi về mặt lãnh thổ đều hoàn toàn phù hợp với những
quy luật phát triển là những quy luật không thể khắc phục được‖ [37; tr.14]. Từ vị
thế hiện tại của Anh, Đô đốc hải quân Mahan cho rằng sức mạnh hải quân chính là
vấn đề mấu chốt đối với Mỹ. Mahan viết bài đăng trên các tạp chí kêu gọi nước Mỹ
chú ý tới các đặc điểm chiến lược của vùng biển Caribean. Mahan cũng xếp Cuba,
Eo Panama và Hawaii là một hệ thống và cho rằng hệ thống đó có ý nghĩa sống còn
đối với nền an ninh Mỹ [62; tr.83]. Xuất phát từ tư tưởng của Mahan, một quan
điểm mới được hình thành là quan điểm ―thực lực‖. Mỹ áp dụng thuyết ―định
mệnh‖ kết hợp với quan điểm ―thực lực‖ ở khu vực Mỹ Latinh và sau đó mở rộng ra
thế giới mà trước hết là ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương, trong đó có
Philippines [54; tr.48].
Có thể nói học thuyết Monroe là mốc đánh dấu sự chuyển hướng trong chính
sách đối ngoại của Mỹ, chuyển từ chủ nghĩa ―_trung lập_‖ sang ―_chủ nghĩa bành
trướng_‖ mà mục tiêu trước hết là khu vực Mỹ Latinh.“ Có thể xem đây là mốc khởi
đầu cho những tham vọng toàn cầu của Mỹ” [24; tr.28]. Học thuyết Monroe là nền
tảng cho việc hoạch định chính sách đối ngoại của Mỹ trong những giai đoạn sau.
Mặc dầu, Mỹ giành được ảnh hưởng ở khu vực Mỹ Latinh nhưng hệ thống
1

Nội dung của học thuyết Monroe năm 1823 được đưa ra trên các phương diện sau:
+Mỹ phải quan tâm đến các tranh chấp ở khu vực Mỹ Latinh.
+Vì lí do an ninh của mình, Mỹ sẽ có hành động can thiệp vào các cuộc xung đột hoặc chiến tranh giữa các
nước Mỹ Latinh với nhau hoặc giữa các nước này với các nước ngoài châu Mỹ. Mỹ cũng sẽ tham gia vào các
cuộc tranh chấp chính trị, kinh tế ở châu Mỹ.

+Mỹ tự cho rằng phải có trách nhiệm bảo vệ an ninh của cả châu lục khỏi sự nhịm ngó từ bên ngoài.
Tuyên bố khẩu hiệu nổi tiếng ―châu Mỹ là của châu Mỹ‖ nhưng thực chất là ―Châu Mỹ của người Mỹ‖.

15


thuộc địa của Mỹ vẫn kém xa hệ thống thuộc địa mà Anh, Pháp đang nắm giữ và
điều này không xứng tầm với sự phát triển kinh tế của Mỹ. Mâu thuẫn giữa khả
năng kinh tế và địa vị trên trường quốc tế đã thơi thúc Mỹ phải nhanh chóng chiếm
được nhiều thuộc địa, để giành được vị trí tương xứng với sự phát triển kinh tế của
mình. Cùng với đó, chính sách thuế quan ngặt nghèo của các nước châu Âu khiến
thương mại Mỹ luôn thường trực mối lo ngại về nguy cơ thị trường thuộc địa bị thu
hẹp. Nhưng vào thời điểm cuối thế kỷ XIX, các nước tư bản gần như đã chia xong
hệ thống thuộc địa trên thế giới, chỉ còn ―chiếc bánh ngọt Trung Quốc‖ là đang bị
các nước đế quốc xâu xé, và hiện chưa thuộc quyền sở hữu của bất cứ nước nào.
Mục tiêu của Mỹ đối với Trung Quốc thể hiện qua công hàm của Ngoại trưởng Jonh
Hay đề ra năm 1899 gửi cho các nước lớn, yêu cầu họ bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của
Trung Quốc và mở rộng cửa cho hàng hố nước ngồi vào bn bán. Thực chất của
công hàm này là muốn ngăn chặn khả năng Trung Quốc bị biến thành thị trường,
thuộc địa độc quyền của những nước đế quốc khác, qua đó tạo cơ hội để hàng hố
Mỹ có thể xâm nhập thị trường rộng lớn này. Ngồi ra, Mỹ cịn đặt mục tiêu chiếm
các nước xung quanh để làm bàn đạp xâm nhập sâu hơn vào Trung Quốc.
Philippines trở thành mục tiêu đầu tiên mà Mỹ chọn để thực hiện mục tiêu này.
Bước sang thế kỷ XX, kinh tế Mỹ có cơ hội phát triển mạnh mẽ. Trong
Chiến tranh thế giới thứ nhất, Mỹ là nước tham chiến muộn, nhưng đóng vai trị
quan trọng, nhờ bn bán vũ khí, Mỹ trở thành chủ nợ của các nước châu Âu. Kinh
tế Mỹ tăng trưởng nhanh chóng, trở thành trung tâm tài chính - thương mại quốc tế.
Tuy nhiên vào cuối những năm 1920, ở Mỹ nổ ra cuộc khủng hoảng thừa làm cho
tình hình chính trị xã hội bất ổn định. Phong trào đấu tranh của công nhân và nhân
dân lao động tăng cao. Bối cảnh đó khiến giới cầm quyền Mỹ phải đưa ra những

chính sách đối nội, đối ngoại phù hợp.
Đối với Mỹ, chính sách đối ngoại đóng vai trị quan trọng trong tiến trình
phát triển của đất nước, góp phần đưa Mỹ trở thành một cường quốc số một trên thế
giới. Xuyên suốt q trình phát triển của nước Mỹ chính sách đối ngoại được quyết
định và đuợc đưa ra bởi các Tổng thống Mỹ – người đứng đầu Nhà Trắng.
Dưới thời Tổng thống Wilson, Mỹ tập trung phát triển công nghiệp chế tạo

16


vũ khí, tăng cường bóc lột cơng nhân, thực hiện chính sách phân biệt chủng tộc làm
cho tình hình chính trị Mỹ thời kỳ này bất ổn. Mỹ thực hiện chính sách đối ngoại
với Chương trình 14 điểm của Tổng thống Wilson - muốn thiết lập một trật tự thế
giới sau Chiến tranh thế giới thứ nhất có lợi cho Mỹ. Áp đặt đối với cả các nước
thắng trận và bại trận, Mỹ tìm mọi cách để Chương trình 14 điểm 2 được thực hiện.
Chính sách đối ngoại của Mỹ dưới thời Warren G. Harding, chủ trương đưa
Mỹ trở lại với chủ nghĩa trung lập truyền thống. Mỹ rút khỏi Hội Quốc Liên để
không bị ảnh hưởng bởi những điều khoản và chủ trương của Hội và có thời cơ thực
hiện tham vọng toàn cầu. Tổng thống kế nhiệm là H.Hoover, khi Mỹ bước vào giai
đoạn khó khăn, cuộc đại khủng hoảng kinh tế thế giới bùng nổ mà Mỹ là nơi khởi
nguồn. Kinh tế khủng hoảng, chính trị bất ổn, đời sống nhân dân gặp nhiều khó
khăn, mâu thuẫn xã hội tăng lên. Cuộc khủng hoảng để lại hậu quả nặng nề đối với
nền kinh tế, xã hội Mỹ. u cầu đặt ra là Mỹ phải có chính sách mới nhằm ổn định
tình hình trong nước, cũng như chính sách mới đối với hệ thống thuộc địa của Mỹ
trong đó có Philippines.
Người kế nhiệm Hoover - Tổng thống F. Roosevelt với Chính sách mới
(New Deal), kéo dài trong 8 năm (1933 – 1941), nhằm đưa nước Mỹ thoát khỏi
2

Chương trình 14 điểm là bài diễn văn mà Tổng thống Mỹ Woodrow Wilson trình bày trong phiên họp

Quốc hội Mỹ ngày 8/1/1918. Chương trình 14 điểm bao gồm nội dung vắn tắt như sau:
1. Hủy bỏ các thương lượng bí mật;
2. Đảm bảo tự do đi lại trên biển trong thời bình cũng như trong chiến tranh;
3. Gỡ bỏ các hàng rào kinh tế giữa các nước;
4. Đảm bảo giảm thiểu trang bị quân sự đủ đáp ứng nhu cầu an ninh nội địa;
5. Điều chỉnh một cách tự do, công bằng quyền yêu sách của các thuộc địa, đặt mối quan tâm tới quyền
lợi của những người dân bị tác động ngang hàng với lợi ích của các chính phủ liên quan tới yêu sách;
6. Các đạo quân ngoại quốc rút ra khỏi đất Nga và phục hồi các miền đất bị người Nga chinh phục;
7. Phục hồi nền độc lập cho nước Bỉ;
8. Trao trả 2 miền Alsace và Lorraine về cho nước Pháp;
9. Điều chỉnh lại biên giới của nước Ý;
10. Phát triển quyền tự trị cho các dân tộc Áo - Hung;
11. Phục hồi các xứ Rumani, Serbia và Montenegro, Serbia được tự do đảm bảo an ninh các con đường
thông ra biển; đảm bảo về độc lập chính trị; kinh tế và tồn vẹn lãnh thổ cho một số quốc gia vùng
Balkans;
12. Phát triển quyền tự trị dân tộc cho Thổ Nhĩ Kỳ, đảm bảo eo biển Dardanelles từ Biển Đen dẫn tới Địa
Trung Hải phải được mở thường xuyên cho tàu thuyền qua lại;
13. Đảm bảo một xứ Ba Lan độc lập cho dân tộc Ba Lan cư ngụ và có đường tiếp cận ra biển;
14. Thành lập một tổ chức của các quốc gia trên thế giới nhằm bảo vệ độc lập chính trị và toàn vẹn lãnh
thổ của các nước thành viên. Nguồn: />Truy cập ngày 3/10/2015.

17


khủng hoảng, ổn định chính trị, xã hội, phát triển kinh tế và tiếp tục thực hiện tham
vọng toàn cầu. Nền kinh tế Mỹ đã có bước phát triển mới cả về mơ hình và cơ cấu.
Chính sách mới đưa Mỹ thoát khỏi khủng hoảng kinh tế, tinh thần dân tộc được
củng cố, nhân dân Mỹ tin tưởng vào sự lãnh đạo của nhà cầm quyền. Trong bối
cảnh các nước Mĩ Latinh ngày càng đấu tranh quyết liệt nhằm chống lại ảnh hưởng
của Mỹ và sự xâm nhập của các cường quốc châu Âu vào khu vực này, chính sách

đối ngoại của Mỹ được Tổng thống Roosevelt thể hiện trong bản diễn văn nhậm
chức ngày 4/3/1933 ―chính sách láng giềng thân thiện‖ được thay thế cho ―chính
sách cây gậy lớn‖. Xóa bỏ ―Điều khoản bổ sung Platt 1901‖ đối với Cu Ba, rút
quân đội khỏi Nicaragoa, ký các hiệp ước thương mại đối với các nước Mĩ Latinh,
tuyên bố không can thiệp vào công việc nội bộ và hợp tác giúp đỡ các nước Mĩ
Latinh như một ―Láng giềng thân thiện‖. Đây là một biểu hiện của chủ nghĩa thực
dân kiểu mới và được Mỹ áp dụng trong thập kỷ tiếp theo.
Năm 1939, Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, hầu hết các nước tư bản bị
kéo vào cuộc chiến, nhưng Mỹ không bị ảnh hưởng nhiều. Mỹ thực hiện “chính
sách ngắm súng từ xa”, khơng tham gia vào bất cứ sự kiện nào ngay từ đầu. Chính
bởi vậy mà Mỹ không tham gia Chiến tranh thế giới thứ hai ngay từ những ngày
đầu của cuộc chiến. Có ý kiến cho rằng “nếu khơng có sự kiện Nhật đánh chiếm
Trân Châu Cảng thì có lẽ Mỹ đã khơng tham gia vào cuộc chiến này” [41; tr.345].
Mỹ có cơ hội bán vũ khí cho cả hai phe tham chiến, thu được nhiều lợi nhuận. Sự
kiện Trân Châu Cảng (17/12/1941) đã đưa nước Mỹ tham chiến với tư cách là phe
Đồng minh chống phát xít. Philippines được Mỹ sử dụng như căn cứ địa trong mục
tiêu đánh bại Nhật Bản.
1.3. Tình hình Philippines và chính sách cai trị của Mỹ ở Philippines
1.3.1. Tình hình Philippines trước khi Mỹ xâm nhập
Philippines nằm ở phía Đơng Nam của Thái Bình Dương với diện tích
300.400km2, gồm hơn 7000 đảo lớn nhỏ, trong đó có các đảo chính là Luzon,
Mindanao, Negrox, Xama…Quần đảo được chia làm 3 miền theo tên của các đảo
lớn là Luzon ở Miền Bắc, Visayas ở Miền Trung và Mindanao ở Miền Nam.

18


Philippines nằm ở vị trí 116040’ đến 126034’ Đơng và 4040’ đến 21010’ Bắc. Phía
đơng là biển Philippines, phía Tây giáp Biển Đơng và phía Nam giáp biển Celebes.
Tồn bộ quần đảo được bao phủ bởi lớp rừng nhiệt đới rậm rạp, xanh tốt

quanh năm, đất đai màu mỡ, khí hậu thuận lợi. Philippines là quê hương của các
loại cây ăn quả, cây công nghiệp, hương liệu quý…là các mặt hàng được các
thương nhân ngoại quốc ưa chuộng. Cùng với đó, nguồn tài nguyên thiên nhiên
phong phú, đa dạng như sắt, đồng, vàng, bạc…của Philippines là những nguồn
nguyên liệu quan trọng và cần thiết cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản phương
Tây. Vị trí chiến lược của quần đảo này cũng là điều mà bất cứ quốc gia tư bản nào
muốn bành trướng thế lực sang phương Đông rộng lớn đều muốn có được.
Cuối thế kỷ XV đầu thế kỷ XVI, sau các cuộc phát kiến địa lý của người
Châu Âu, Philippines đã rơi vào tầm ngắm của Tây Ban Nha. Trước khi là thuộc địa
của Tây Ban Nha, ở Philippines vẫn tồn tại chế độ chính trị, kinh tế lạc hậu, đó là
điều kiện thuận lợi để Tây Ban Nha đặt ách thống trị lên đất nước nhỏ bé này.
Tây Ban Nha là nước đi đầu trong phong trào phát kiến địa lý ở thế kỷ XVI,
đã chinh phục được nhiều vùng đất ngoài châu Âu, giàu có về hương liệu và thị
trường thuộc địa. Nhưng, bước sang thế kỷ XIX, trong khi các nước tư bản như:
Anh, Pháp, Mỹ, Đức… có nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh, thì kinh tế
Tây Ban Nha ngày càng lạc hậu, quan hệ sản xuất phong kiến cịn nặng nề. Bởi vậy,
chính sách khai thác thuộc địa ở Philippines vì thế cũng khơng thốt khỏi phương
thức sản xuất phong kiến.
Dưới thời cai trị của Tây Ban Nha, nền kinh tế, xã hội Philippines có nhiều
thay đổi. Mọi giai tầng lao động trong xã hội Philippines bị áp bức nặng nề. Nông
dân là giai cấp chiếm đa số trong xã hội, phải chịu nhiều tầng áp bức của triều đình
Tây Ban Nha, của nhà thờ, giáo hội và của tầng lớp tay sai địa phương ―…người
nông dân phải làm việc đến hơi thở cuối cùng được hưởng 7 đến 8 rêan3 …chết đói
mỗi tháng. Đói khát và lao động quá sức gây ra chết chóc hàng loạt‖ [43; tr.30]. Sự
cai trị nặng nề khiến cho mâu thuẫn giữa nơng dân Philippines với triều đình Tây
3

Re’al: Tiền Tây Ban Nha. 1 real = 100 centavo = 1peso.

19



Ban Nha và tay sai ngày càng gay gắt.
Trong suốt thế kỷ XVII, XVIII, Tây Ban Nha thực hiện chính sách đóng cửa,
độc quyền về ngoại thương để bóc lột nhân dân thuộc địa làm cho nền kinh tế
Philippines không phát triển được. Nhưng chính sách này của Tây Ban Nha đã tránh
cho Philippines khỏi hai cuộc xâm nhập của Hà Lan (1640 – 1648), và của người
Anh (1762 – 1764). Sang thế kỷ XIX, trước sự trỗi dậy của Mỹ, Anh, Tây Ban Nha
khơng đủ sức thực hiện chính sách đóng cửa Philippines nữa và buộc phải mở cửa
cho các nước này vào tự do buôn bán. Các nước tư bản châu Âu đã đặt các văn
phòng thương mại của mình tại Manila. Đến thập kỷ 60 của thế kỷ XIX, tất cả các
cảng ở Philippines đều được tự do hóa thương mại. Mỹ là nước đầu tiên được tự do
buôn bán trong các hải cảng của Philippines.
Trong suốt gần bốn thập kỷ đơ hộ Philippines, tính đến thế kỷ XIX do áp
dụng phương thức bóc lột phong kiến là chủ yếu nên những lợi nhuận thu được từ
thuộc địa giảm dần. Chính sách kinh tế Tây Ban Nha thực hiện ở Philippines đã
khiến cho nền kinh tế nước này phát triển phiến diện, đời sống của mọi tầng lớp
nhân dân khổ cực, mâu thuẫn dân tộc trở lên gay gắt. Các mâu thuẫn trên khơi dậy
lòng yêu nước trong quần chúng nhân dân, phong trào đấu tranh của nhân dân
Philippines chống lại ách thống trị của Tây Ban Nha nổ ra mạnh mẽ.
Thế kỷ XIX, Philippines cũng như hầu hết các quốc gia thuộc địa, phụ thuộc
khác đều nằm trong xu thế chung của thế giới đó là sự phát triển mạnh mẽ như vũ
bão của chủ nghĩa tư bản. Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, q trình đơ thị hố
và trào lưu lan toả của văn minh phương Tây cũng ảnh hưởng mạnh tới sự hình
thành các tầng lớp mới ở quốc gia hải đảo này. Tầng lớp trí thức tiên tiến đã được
hình thành trong q trình đó. Họ là kết quả của q trình đơ thị hố, là thế hệ lai
giữa người bản xứ với những người Hoa kiều đang buôn bán và sinh sống trên quần
đảo hoặc lai giữa người Philippines với người Tây Ban Nha. Những người thuộc
tầng lớp cấp tiến này được đào tạo trong các trường đại học ở Manila và cả ở Tây
Ban Nha nên họ đã sớm tiếp thu được tư tưởng dân chủ tiến bộ từ châu Âu. Họ

chính là những người có đóng góp quan trọng trong sự nghiệp cách mạng dân tộc,

20


×