Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học Giáo dục: Giáo dục kĩ năng hợp tác cho trẻ 4-5 tuổi ở trường mầm non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (527.26 KB, 27 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI

LƢU THỊ THU HẰNG

GIÁO DỤC KĨ NĂNG HỢP TÁC
CHO TRẺ 4-5 TUỔI Ở TRƢỜNG MẦM NON

Chuyên ngành : Giáo dục Mầm non
Mã số

: 9.14.01.01

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

HÀ NỘI 2020


1

Cơng trình đƣợc hồn thành tại:
TRƢỜNG ĐẠI HOC SƢ PHẠM HÀ NỘI

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1. PGS.TS Hoàng Thị Phƣơng
2. TS Hoàng Thị Oanh

Phản biện 1: GS.TS Phan Văn Kha
Viện KHGD - VN
Phản biện 2: PGS.TS Nguyễn Thị Hƣờng
Trường ĐH Vinh
Phản biện 3: TS. Đặng Lan Phƣơng


Trường ĐH Thủ Đô Hà Nội

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường
Họp tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Vào hồi …......giờ …..., ngày .....… tháng….... năm 2020

Có thể tìm đọc luận án tại:
-

Trung tâm thơng tin thƣ viện Quốc gia

-

Thƣ viện Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
1.1. Hợp tác là một trong những giá trị sống cần thiết của con người trong thời
đại tri thức và hội nhập ngày nay. Chính vì vậy, giáo dục của thế kỉ XXI đã được
UNESO hướng đến mục tiêu: “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để
tự khẳng định mình”. Con người cần biết giải quyết các vấn đề mâu thuẫn một cách
hịa bình, biết tơn trọng sự khác biệt…để có thể cùng chung sống.Vì thế, Đảng và
Nhà nước đặc biệt coi trọng việc giáo dục thế hệ trẻ đáp ứng yêu cầu xã hội trong
điều kiện mới. Ngoài việc chú trọng kiến thức, phẩm chất đạo đức thì cần quan tâm
đến giáo dục ý thức hợp tác, cùng nhau tạo nên những giá trị đóng góp cho cộng
đồng, xã hội.
1.2. Mục tiêu của giáo dục mầm non không những hướng đến giáo dục toàn diện

các lĩnh vực, khơi dậy những chức năng tâm sinh lý mang tính nền tảng mà còn chú
trọng đến những kĩ năng xã hội phù hợp với lứa tuổi. Vì thế, ngồi những kiến thức
được cung cấp mỗi ngày thì trẻ cần có sự chủ động, độc lập, đặc biệt là khả năng phối
hợp, liên kết với người khác để tăng hiệu quả hoạt động. Hình thành và phát triển kĩ
năng hợp tác sẽ giúp trẻ dần tự tin hơn, biết giao tiếp và phối hợp với mọi người tốt
hơn. Trẻ sẽ nhận ra những giá trị của “Hợp tác”; sự nỗ lực, trách nhiệm cùng nhau, sự
ràng buộc về tính kỉ luật hay những cảm xúc khi hưởng thụ kết quả... khiến hoạt động
hợp tác luôn là những trải nghiệm hấp dẫn.
1.3. Thực tiễn, các trường mầm non đã quan tâm đến việc giáo dục kĩ năng xã hội
nói chung, kĩ năng hợp tác (KNHT) nói riêng cho trẻ. Tuy nhiên, hiệu quả hoạt động
nhóm của trẻ cịn thấp, nhất là trẻ 4-5 tuổi do trẻ chưa nắm được cách thức hợp tác,
chưa biết phối hợp với nhau để thực hiện nhiệm vụ chung...Một trong nguyên nhân
dẫn đến thực trạng đó là do giáo viên chưa nắm được cách thức hướng dẫn, tổ chức
giáo dục KNHT cho trẻ, chưa tạo nhiều cơ hội cho trẻ trải nghiệm luyện tập KNHT
với các nhiệm vụ cụ thể, phù hợp với khả năng của trẻ 4-5 tuổi trong các hoạt động
hấp dẫn, đa dạng ở trường mầm non.
1.4. Kĩ năng hợp tác là một chuỗi hoạt động tâm lý tương đối phức tạp và cần
thiết tạo dựng cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ. Đến 4 tuổi, trẻ có nhiều biểu hiện cơ bản,
cần thiết để giáo dục KNHT cho trẻ, đó là: Sự trưởng thành nhanh chóng của não bộ,
hệ thần kinh, hệ thống thứ bậc hành vi phát triển... giúp trẻ có thể lập kế hoạch hoạt
động; trẻ có ý thức, trách nhiệm với nhiệm vụ được giao, nhu cầu chơi với nhóm bạn
trở thành bức thiết và thúc đẩy sự hình thành “Xã hội trẻ em”.
Xuất phát từ những lí do trên, đề tài : “Giáo dục KNHT cho tr 4-5 tu i tr n
mầm non” được lựa chọn và nghiên cứu.


2

2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lý luận, thực tiễn và xây dựng các biện pháp giáo dục KNHT

cho trẻ 4-5 tuổi thông qua các hoạt động ở trường mầm non, giúp trẻ tham gia vào
các hoạt động cùng nhau một cách có hiệu quả và dễ thích ứng với cuộc sống xã hội.
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu: Quá trình giáo dục KNHT cho trẻ 4-5 tuổi ở trường
mầm non.
3.2. Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp giáo dục KNHT cho trẻ 4-5 tuổi ở
trường mầm non.
4. Giả thuyết khoa học
Trẻ 4-5 tuổi có nhu cầu và khả năng tham gia các hoạt động cùng nhau với bạn,
nhưng trong thực tế việc giáo dục KNHT cho trẻ còn nhiều hạn chế dẫn đến hiệu quả
các hoạt động của trẻ chưa cao.
Nếu xây dựng và thực hiện các biện pháp giáo dục KNHT cho trẻ mẫu giáo 4-5
tuổi theo hướng tạo môi trường kích thích nhu cầu hợp tác, khai thác các hoạt động
đa dạng ở trường mầm non để giúp trẻ rèn luyện, tích cực sử dụng KNHT vào các
hoạt động thì KNHT của trẻ sẽ tốt hơn.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Xây dựng cơ sở lý luận của việc giáo dục KNHT cho trẻ 4-5 tuổi ở trường
mầm non.
5.2. Nghiên cứu cơ sở thực tiễn của việc giáo dục KNHT cho trẻ 4-5 tuổi ở
trường mầm non.
5.3. Xây dựng các biện pháp giáo dục KNHT cho trẻ 4-5 tuổi.
5.4. Thực nghiệm các biện pháp giáo dục KNHT cho trẻ 4-5 tuổi nh m kiểm
chứng tính khả thi và hiệu quả của các biện pháp đã xây dựng.
6. Phạm vi nghiên cứu
6.1. Nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu biện pháp giáo dục KNHT cho trẻ 4-5 tuổi với bạn thông qua hoạt
động chơi, hoạt động lao động ở trường mầm non.
6.2. Khách thể nghiên cứu
- GVMN: 250 GVMN tại 7 trường mầm non ở nội thành và ngoại thành TP Hà Tĩnh
- Trẻ mầm non: 120 trẻ 4-5 tuổi tại hai Trường mầm non trên địa bàn TP Hà Tĩnh.

6.3. Địa điểm, thời gian nghiên cứu thực nghiệm
- Địa điểm: Thực nghiệm sư phạm được tiến hành ở nội, ngoại TP Hà Tĩnh tại
hai trường mầm non (Trường MN Bắc Hà; Trường MN Cẩm Bình).
- Thời gian: Thực nghiệm từ tháng 11/2016 đến tháng 6/2017.
7. Cách tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu
7.1. Cách tiếp cận: Tiếp cận hoạt động, tiếp cận hệ thống và tiếp cận phát triển
7.2. Phương pháp nghiên cứu: Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận, nhóm
phương pháp nghiên cứu thực tiễn, nhóm phương pháp nghiên cứu bổ trợ.


3

8. Những luận điểm bảo vệ
8.1. Trẻ 4-5 tuổi đã bộc lộ các yếu tố cơ bản của sự hợp tác như muốn chơi với
bạn, hiểu được mục tiêu chung, biết trao đổi, phân công công việc, cố gắng phối hợp
với nhau để hoàn thành nhiệm vụ chung…
8.2. Các hoạt động có sự tương tác giữa các trẻ với nhau như chơi, lao động là
những hình thức có ưu thế để giáo dục KNHT cho trẻ 4-5 tuổi ở trường MN. Thơng
qua sự tham gia tích cực vào những hoạt động đòi hỏi sự phối hợp, tác động qua lại
lẫn nhau thì KNHT của trẻ mới được hình thành và phát triển.
8.3. Quá trình hình thành KNHT của trẻ 4-5 tuổi bắt đầu từ nhu cầu muốn chơi
cùng nhau với bạn đến lĩnh hội các cách thức tương tác với nhau và sau đó là sự phát
triển khả năng tự ý thức giúp trẻ dần dần có thể tự điều chỉnh hành động, kiểm soát
cảm xúc để thỏa mãn khao khát được hợp tác với bạn nhiều hơn.
9. Những đóng góp mới của luận án
9.1. Hệ thống hóa và làm phong phú hơn về mặt lí luận các vấn đề giáo dục
KNHT cho trẻ 4-5 tuổi ở trường mầm non
9.2. Phân tích, làm rõ thực trạng giáo dục KNHT cho trẻ 4-5 tuổi ở trường MN
hiện nay làm cơ sở định hướng quá trình giáo dục KNHT cho trẻ 4-5 tuổi tại các
trường mầm non.

9.3. Cung cấp tài liệu về biện pháp giáo dục KNHT cho trẻ 4-5 tuổi ở trường
mầm non. Đặc biệt, trong đó đã xây dựng được hệ thống các hoạt động rèn luyện
KNHT cho trẻ, giúp giáo viên mầm non, các nhà quản lý GDMN có thể sử dụng
và vận dụng sáng tạo, phù hợp với điều kiện thực tiễn, góp phần nâng cao hiệu quả
giáo dục trẻ.
10. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận án gồm 4 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận của việc giáo dục KNHT cho trẻ 4-5 tuổi ở trường
mầm non
Chương 2: Cơ sở thực tiễn GDKNHT cho trẻ 4-5 tuổi ở trường mầm non
Chương 3: Các biện pháp GDKNHT cho trẻ 4-5 tuổi ở trường mầm non
Chương 4: Thực nghiệm biện pháp giáo dục KNHT cho trẻ 4- 5 tuổi ở trường
mầm non


4

CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC GIÁO DỤC KNHT
CHO TRẺ 4-5 TUỔI Ở TRƢỜNG MẦM NON
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nghiên cứu về “Hợp tác”
Các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước như Slavin (1987,1996), Johnson và
Johnson (1975, 1990…), Samanskaja (2001)… Lê Xuân Hồng (1996, 2000), Nguyễn
Hữu Châu (2015), Nguyễn Thanh Bình (2011)… đều nhận định: hợp tác là hoạt động
phối hợp tích cực giữa các thành viên với nhau để cùng đạt đến mục tiêu chung của
cả nhóm. Tác giả Thái Duy Tuyên (2013), Đặng Thành Hưng (2004, 2012)… đánh
giá cao hình thức dạy học hợp tác, cho r ng đó là một trong những tiêu chí giáo dục
trong nhà trường Việt Nam, nh m tích cực hóa q trình giáo dục, phù hợp với xu thế
dạy học hiện đại.
1.1.2. Nghiên cứu về kĩ năng hợp tác

Về cơ chế tâm lý của KNHT, tư tưởng một số tác giả ở Liên Xô như
Samanskaija (2001), Kozlenkova [90], Rimashevskaya (2001) có cùng quan điểm với
Vygotski (1997), cho r ng: Hợp tác là một chức năng tâm lý cao cấp có nguồn gốc xã
hội và đó là một hoạt động liên cá nhân rồi dần dần sẽ được chuyển vào bên trong,
tồn tại ở cấp độ nội cá nhân.
Về đặc trưng, nguyên tắc của sự hợp tác trong giáo dục: John (1938), Arthur
Dobrin (2001) cho r ng: sự hợp tác của người học cần phải dựa trên 2 nguyên tắc cơ
bản, đó là đảm bảo tính liên tục và tác động qua lại. Johnson và Johnson (1999) đưa
ra 5 nguyên tắc của sự hợp tác: Hoạt động liên cá nhân tích cực, tương tác trực tiếp,
sự phân cơng rõ ràng - tinh thần trách nhiệm, kĩ năng làm việc nhóm nhỏ, tiến hành
thường xun và ln nâng cao hiệu quả của nhóm….
Theo Johnson, Johnson (1999), Slavin (1996),…những nội dung để giáo dục
học sinh kĩ năng hoạt động nhóm, đó là: sự phụ thuộc lẫn nhau một cách tích cực,
tương tác trực diện năng động, trách nhiệm và công việc cá nhân, những kĩ năng
quan hệ người - người và kĩ năng nhóm nhỏ, cách xử lý cơng việc.
Cấu trúc của KNHT đã được một số tác giả như Johnson – Johnson (1999),
Thousand và cộng sự (2015)...nêu ra các yếu tố: Nhận thức, kĩ năng, thái độ. Theo
họ, để hoạt động nhóm đạt hiệu quả thì các thành viên phải tin tưởng, chấp nhận và
hỗ trợ lẫn nhau, có một số hiểu biết nhất định về sự hợp tác cũng như ý nghĩa của nó,
các bước phối hợp…
Như vậy, các cơng trình trong và ngồi nước đã nghiên cứu nhiều khía cạnh của
việc phát triển KNHT. Tuy nhiên, cơ chế tâm lý hình thành KNHT cịn ít được đề
cập, quy trình để giáo dục KNHT cho người học vẫn chưa rõ và ít nhấn mạnh đến sự
chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức, tình cảm của mỗi cá nhân sau những hoạt
động hợp tác.


5

1.1.3. Nghiên cứu về giáo dục KNHT cho trẻ mầm non

Về tầm quan trọn của việc iáo dục KNHT cho trẻ, các tác giả Lafreniere và
cộng sự (2012), Ramani (2005), Karen Kearns (2010), Nguyễn Thị Ánh Tuyết (1987),
Hoàng Thị Phương (2012, 2018…), Lê Xuân Hồng (1996), … đều coi việc giáo dục
KNHT có ý nghĩa quan trọng với sự phát triển tồn diện của trẻ đó là: mở rộng hiểu
biết, tích lũy vốn sống, phát triển các kĩ năng xã hội, phẩm chất đạo đức và các mối
quan hệ…“Hợp tác là giai đoạn phát triển cao nhất của sự tương tác xã hội”.
Về việc iáo dục KNHT của tr , nhiều tác giả cho r ng: trẻ 4-6 tuổi là giai
đoạn thuận lợi nhất để giáo dục KNHT vì đứa trẻ có thể độc lập, tự kiểm sốt, chủ
động, thích được chơi đồng đội theo các nhóm nhỏ, biết bắt chước bạn chơi cùng,
có thể lập kế hoạch và hình dung được một chuỗi thao tác của hoạt động…
Về các biểu hiện của KNHT, Perret - Clermont (1979), Doise - Mugny
(1981), Parker Gottman (1989)… cho r ng: Trẻ nắm rõ và cùng hướng đến mục
tiêu chung của nhóm, có khả năng phối hợp, chia sẻ, biết kiểm soát xung đột, chấp
nhận, thương lượng với nhau. Một số nghiên cứu của tác giả Hoàng Thị Phương
(2012), Lê Xuân Hồng (1996), …đề cập đến các biểu hiện như chú ý đến xung
quanh; phối hợp với bạn và thường xuyên trao đổi với nhau…, biểu lộ mong muốn
cảm xúc một cách thích hợp, suy nghĩ và hành động một cách có ý thức trong
những tình huống khác nhau.
Về nội dun iáo dục hợp tác cho tr , Samanskaja (2001), Kristna và cộng sự
(2007), Karen Keans (2010) …nhấn mạnh cần dạy cho trẻ sự tự tin thân thiện, khả
năng tập trung, tham gia vào các nhiệm vụ có tính thử thách, khả năng giao tiếp,
biểu lộ cảm xúc, biết thực hiện theo hướng dẫn. Tác giả Lê Bích Ngọc (2007), Vũ
Thị Nhân (2011)… nêu ra các nội dung giáo dục KNHT cho trẻ là: Thỏa thuận
mục đích, phân cơng vai trị, có trách nhiệm đối với cơng việc chung, tìm kiếm sự
giúp đỡ của người khác…
Về ph ơn pháp iáo dục KNHT cho tr , các tác giả Gardner (2006),
BronfenBrenner (1998),…cho r ng: cần cho trẻ tương tác thường xuyên với môi
trường, bạn bè, đưa trẻ vào các hoạt động khám phá và thí nghiệm, tổ chức trò chơi.
N.V.Samanskaja (2001), Kozlenkova [90], đã đưa ra một số phương pháp như: Tạo
tình huống; tăng cường các nhiệm vụ…

Về các yếu tố ảnh h n đến KN hợp tác, Gardner (2006), BronfenBrenner
(1998) đã nhấn mạnh yếu tố “Tình bạn” hay cảm xúc, tình cảm của trẻ sẽ thúc đẩy
quá trình hợp tác giữa chúng với nhau. Piaget (1996), Perret – Clermont (1979) và
Doise - Mugny (1981) coi trọng yếu tố sự đồng đều về mức độ nhận thức của trẻ sẽ
ảnh hưởng lớn đến việc hợp tác.
Tóm lại: Các cơng trình nghiên cứu trong và ngồi nước đã giải quyết được một
số vấn đề về cơ sở lí luận và thực tiễn của giáo dục hợp tác. Bản chất, cơ chế tâm lý,


6

các phương pháp cụ thể để giáo dục kĩ năng này cho trẻ vẫn cịn mờ nhạt và chưa có
cơng trình nào nghiên cứu giáo dục KNHT của trẻ 4-5 tuổi.
1.2. Lí luận về hợp tác và giáo dục kĩ năng hợp tác của trẻ 4-5 tuổi
1.2.1 Khái niệm kĩ năng hợp tác và giáo dục kĩ năng hợp tác của trẻ 4-5 tuổi
1.2.1.1. Khái niệm“Kĩ năn ”
Kĩ năng là biểu hiện năng lực cá nhân con người, thực hiện có kết quả một hành
động hay một hoạt động nào đó b ng cách lựa chọn và vận dụng tri thức, kinh
nghiệm đã có để hành động phù hợp với những điều kiện thực tế.
1.2.1.2. Khái niệm “Kĩ năn hợp tác” của tr 4-5 tu i
- Hợp tác là hoạt động phối hợp của các cá nhân dựa trên tác động qua lại một
cách tích cực nh m đạt được mục đích chung của nhóm.
- Kĩ năng hợp tác của trẻ 4-5 tuổi biểu hiện năng lực phối hợp hoạt động có kết quả
của các thành viên trong nhóm dựa trên sự tác động qua lại tích cực nh m đạt được mục
đích chung b ng cách lựa chọn và vận dụng tri thức, kinh nghiệm đã có để thực hiện
hành động phù hợp với điều kiện thực tế.
1.2.1.3. Khái niệm “Giáo dục kĩ năn hợp tác của tr 4-5 tu i”
Giáo dục KNHT cho trẻ 4-5 tuổi là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch
của nhà giáo dục đến trẻ nh m hình thành ở trẻ năng lực phối hợp hoạt động có kết
quả của các thành viên trong nhóm trẻ dựa trên sự tác động qua lại tích cực với nhau

nh m đạt được mục đích chung b ng cách lựa chọn và vận dụng tri thức, kinh nghiệm đã
có để thực hiện hành động phù hợp với điều kiện thực tế.
1.2.2. Cấu trúc của kĩ năng hợp tác
Dựa vào tiến trình làm việc nhóm của trẻ, luận án xác định cấu trúc của KNHT bao
gồm các KN thành phần: KN tiếp nhận nhiệm vụ; KN phối hợp, hỗ trợ; KN kiểm soát
cảm xúc; KN đánh giá. Các kĩ năng thành phần có mối quan hệ mật thiết, hỗ trợ lẫn
nhau. Tuy nhiên, việc phân loại các kĩ năng theo tiến trình hoạt động hợp tác chỉ có tính
chất tương đối vì thực tế KN kiểm soát cảm xúc được biểu hiện từ khi trẻ hình thành
nhóm chơi, tổ chức hoạt động và đánh giá sau khi kết thúc nhiệm vụ.
1.2.3. Sự hình thành kĩ năng hợp tác của trẻ mầm non
- Nhu cầu muốn chơi cùng nhau với bạn là dấu hiệu đầu tiên của sự hình thành
KNHT ở trẻ.
- Lĩnh hội cách thức tương tác với bạn trong các hoạt động cùng nhau là bước
phát triển tiếp theo của kĩ năng hợp tác của trẻ 4-5 tuổi.
- Sự phát triển khả năng tự ý thức giúp trẻ thỏa mãn khao khát được hợp tác với
bạn nhiều hơn, lâu dài hơn trong các hoạt động cùng nhau
1.2.4. Đặc điểm tâm sinh lí và biểu hiện kĩ năng hợp tác của trẻ 4-5 tuổi
1.2.4.1. Đặc điểm tâm sinh lí của tr 4-5 tu i
Đến 4-5 tuổi tâm sinh lý của trẻ đã chuyển sang một cấp độ mới về chất. Não
bộ, hệ thần kinh có sự hoàn thiện hơn, cho phép phát triển những chức năng tâm lý


7

cấp cao, tạo điều kiện hình thành ở trẻ các KNXH. Tư duy hình tượng phát triển,
lượng bộ nhớ tăng lên, chú ý đã mang tính chủ định hơn. Đặc biệt, trẻ đã biết lập kế
hoạch cho một chuỗi các hành động để thực hiện nhiệm vụ. Phát âm của trẻ được cải
thiện, vốn từ tăng lên (1500-2000 từ) thuận lợi cho sự giao tiếp.Trẻ 4 tuổi thích
những trị chơi mang tính xã hội, trẻ nhập vai tích cực; hoạt động đã có mục đích, ý
đồ rõ ràng, nhất qn hơn, lĩnh hội được các phương thức, trình tự hoạt động, tạo ra

những rung cảm thẩm mỹ, năng lực sáng tạo cũng như nhiều phẩm chất khác. Giai
đoạn này, hệ thống thứ bậc động cơ hành vi phát triển, trẻ ý thức nghĩa vụ, tình cảm
trách nhiệm hơn…
Với những đặc điểm trên, có thể nói, việc giáo dục kỹ năng hợp tác cho trẻ 4-5
tuổi là phù hợp và cần thiết.
1.2.4.2. Biểu hiện kĩ năn hợp tác của tr 4-5 tu i
- Về tiếp nhận nhiệm vụ: Trẻ 4-5 tuổi đã biết tập trung chú ý và lắng nghe khi cô
giáo giao nhiệm vụ. Trẻ nhớ, hiểu được mục tiêu nhưng trong q trình thực hiện đơi
khi trẻ vẫn khơng nhắc lại được đầy đủ, chính xác về cơng việc của nhóm mình. Trẻ
biết lắng nghe ý kiến của bạn, biết cùng nhau thảo luận, thương lượng và nhường
nhịn khi phân công nhưng nhiều trẻ vẫn chưa mạnh dạn để chia sẻ ý kiến. Đa số trẻ tỏ
ra hào hứng, vui vẻ, sẵn sàng thực hiện với những hoạt động cùng bạn.
- Về phối hợp và hỗ trợ khi thực hiện nhiệm vụ: Đến 4 tuổi, trẻ có thể thực hiện
được nhiệm vụ của mình phù hợp với mục tiêu chung, biết nhìn bạn để đối chiếu so
sánh và điều chỉnh hành động. Trẻ đã biết nhắc nhở khi thấy bạn làm sai, biết hỗ trợ
bạn qua những lời chỉ dẫn và hành động. Trẻ không chỉ thực hiện khá tốt những
nhiệm vụ độc lập mà có thể tham gia nhóm với những hoạt động cần các thao tác
theo trình tự, nối tiếp nhau.
- Về kiểm soát cảm xúc: Trẻ nhận biết được các mối quan hệ xã hội và quan hệ
giữa mình với người khác (quan hệ thứ bậc) nên trẻ 4-5 tuổi có những biểu hiện về cử
chỉ, lời nói, hành vi phù hợp với hồn cảnh. Trẻ thích làm vui lịng người khác qua
những lời khen, rủ bạn cùng chơi, quan tâm hỏi han bạn trong quá trình hoạt động.
Tuy nhiên, cũng có những trẻ cịn thực hiện hành động một cách hời hợt, không
quan tâm đến sự nỗ lực của cả nhóm; bực bội, tranh giành đồ dùng với bạn, dễ nản
chí, bỏ cuộc khi khơng thực hiện được nhiệm vụ của mình.
- Về khả năn đánh iá: Trẻ biết đánh giá cá nhân mình và người khác tuy nhiên
nhận xét nhiều khi vẫn thiếu sự chính xác vì dễ bị chi phối tình cảm. Trẻ cịn lúng
túng khi đánh giá về mức độ hồn thành cơng việc của các thành viên... Có thể
nói, việc nhận xét những biểu hiện cụ thể trong quá trình hợp tác nhóm ở trẻ giai
đoạn 4-5 tuổi vẫn cịn hạn chế.

Những biểu hiện trên là căn cứ để nhà giáo dục xây dựng nội dung, phương pháp,
hình thức phù hợp để giáo dục KNHT cho trẻ.


8

1.3. Lí luận về giáo dục kĩ năng hợp tác cho trẻ 4-5 tuổi ở trƣờng mầm non
1.3.1. Khái niệm “Giáo dục KNHT cho trẻ 4-5 tuổi”: là quá trình tác động có
mục đích, có kế hoạch của nhà giáo dục đến trẻ nh m hình thành ở trẻ năng lực phối hợp
hoạt động có kết quả của các thành viên trong nhóm trẻ dựa trên sự tác động qua lại tích
cực với nhau nh m đạt được mục đích chung b ng cách lựa chọn và vận dụng tri thức,
kinh nghiệm đã có để thực hiện hành động phù hợp với điều kiện thực tế.
1.3.2. Quá trình giáo dục KNHT cho trẻ 4-5 tuổi
1.3.2.1. Mục đích iáo dục kĩ năn hợp tác cho tr 4-5 tu i
Giúp trẻ 4-5 tuổi có một số KNHT phù hợp lứa tuổi; cảm nhận được ý nghĩa của
những hoạt động phối hợp với nhau; hình thành nhu cầu phối hợp tích cực với nhau
và biết vận dụng các KNHT vào hoạt động hợp tác; có thái độ, hành vi tích cực trong
các hoạt động nhóm.
1.3.2.2. Nội dun iáo dục kĩ năn hợp tác cho tr 4-5 tu i
Giáo dục KNHT cho trẻ gồm những nội dung: giáo dục nhận thức về hợp tác,
phát triển một số kĩ năng như KN phân công, KN phối hợp... ; giáo dục thái độ và
tình cảm trẻ đối với hoạt động hợp tác, phát triển ở trẻ sự tự tin, thân thiện, thích phối
hợp và tham gia các nhiệm vụ có tính thử thách...
1.3.2.3. Các hoạt độn iáo dục kĩ năn hợp tác cho tr 4-5 tu i tr n mầm non
- Hoạt động chơi;
- Hoạt động học;
- Hoạt động lao động;
1.3.2.4. Các yếu tố ảnh h n đến việc iáo dục KNHT cho tr 4-5 tu i
- Đặc điểm cá nhân của trẻ 4-5 tuổi;
- Môi trường giáo dục;

- Giáo viên.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
1. Hợp tác là một giá trị xã hội cần thiết trong cuộc sống của con người. KNHT
thúc đẩy quá trình nhận thức, kích thích sự khám phá, bồi đắp xúc cảm tình bạn, làm
phong phú các mối quan hệ xã hội và góp phần phát triển những phẩm chất đạo đức
tốt đẹp ở trẻ.
2. Kĩ năng hợp tác biểu hiện năng lực phối hợp hoạt động có kết quả của các thành
viên trong nhóm dựa trên sự tác động qua lại tích cực nh m đạt được mục đích chung
b ng cách lựa chọn và vận dụng tri thức, kinh nghiệm đã có để thực hiện hành động phù
hợp với điều kiện thực tế. KNHT bao gồm các KN thành phần: KN tiếp nhận nhiệm
vụ, KN phối hợp hỗ trợ, KN kiểm sốt cảm xúc, KN đánh giá.
3. Q trình hình thành KNHT của trẻ 4-5 tuổi được bắt đầu từ nhu cầu muốn
chơi với bạn để chia sẻ cảm xúc đến việc lĩnh hội cách thức tương tác với nhau và
càng ngày càng có ý thức hơn trong việc điều chỉnh cảm xúc để cùng hoàn thành


9

nhiệm vụ chung tốt hơn. Trẻ 4-5 tuổi đã có những đặc điểm tâm sinh lý, những khả
năng nhất định cần thiết để giáo dục KNHT cho trẻ. Việc giáo dục KNHTcho trẻ 4-5
tuổi cần đựa trên các đặc điểm của trẻ lứa tuổi này, nhất là nhu cầu và khả năng hợp
tác của trẻ, đồng thời, cũng cần chú ý đến các điều kiện về môi trường và các tác
động giáo dục từ phía giáo viên.
4. Có nhiều hoạt động ở trường Mầm non có ưu thế trong việc giáo dục KNHT
cho trẻ. Đối với trẻ 4-5 tuổi, giai đoạn đầu của quá trình hình thành KNHT, hoạt động
chơi và hoạt động lao động là các hình thức có những ưu thế nổi trội để khai thác các
cơ hội trải nghiệm cho trẻ.

CHƢƠNG 2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VIỆC GIÁO DỤC KNHT
CHO TRẺ 4-5 TUỔI Ở TRƢỜNG MN

2.1. Vấn đề giáo dục KNHT cho trẻ 4-5 tuổi trong chƣơng trình GDMN
2.1.1. Mục tiêu giáo dục kĩ năng hợp tác cho trẻ 4-5 tuổi
Với lứa tuổi mẫu giáo, KNHT được xác định trong mục tiêu giáo dục lĩnh vực
tình cảm và kĩ năng xã hội (chương trình GDMN ban hành) là: “Có một số kĩ năng
sống: tơn trọng, hợp tác, thân thiện, quan tâm, chia sẻ” và được đề cập trong phần kết
quả mong đợi là “Biết trao đổi, thỏa thuận với bạn để cùng thực hiện hoạt động
chung (chơi, trực nhật...)”
2.1.2. Nội dung, phương pháp giáo dục kĩ năng hợp tác cho trẻ 4-5 tuổi
- Nhận biết một số trạng thái cảm xúc, chờ đến lượt, hợp tác, quan tâm, giúp đỡ
bạn, phân biệt hành vi “đúng” - “sai”, “tốt” - “xấu” (Trong phần “lĩnh vực phát triển
tình cảm và kĩ năng xã hội’ của chương trình GDMN)
- Dạy trẻ cách đề nghị được tham gia nhóm chơi, cách giải quyết các xung đột
đơn giản trong nhóm chơi, xin lỗi khi làm tổn thương người khác, động viên hỏi han
bạn khi bạn buồn... (Trong phần “Hướng dẫn thực hiện” chương trình GDMN).
2.1.3. Đánh giá KNHT của trẻ 4-5 tuổi
KNHT là một trong những KN xã hội được chú trọng trong chương trình
GDMN. Vì đây là chương trình tổng thể nên không thể đi sâu vào từng kĩ năng riêng
lẻ mà chỉ đưa ra những định hướng chung về nội dung, phương pháp, hình thức. Hiệu
quả giáo dục KNHT sẽ phụ thuộc nhiều vào khả năng tổ chức, hướng dẫn của GV.
2.2. Thực trạng giáo dục KNHT cho trẻ 4-5 tuổi ở trƣờng mầm non
2.2.1. Tổ chức nghiên cứu thực trạng
* Mục tiêu: Tìm hiểu thực trạng nhận thức và việc giáo dục KNHT cho trẻ 4-5
tuổi của giáo viên ở một số trường mầm non.


10

* Đối tượng khảo sát: 250 Giáo viên dạy các lớp 4-5 tuổi ở một số trường mầm
non Tỉnh Hà Tĩnh
* Thời gian điều tra: Tháng 2/ 2016 - 5/2016.

* Phạm vi khảo sát: 07 trường mầm non thuộc nội thành và ngoại thành thành
phố Hà Tĩnh
* Nội dung khảo sát: Nhận thức của giáo viên; nội dung, phương pháp, cách
thức tổ chức giáo dục KNHT cho trẻ…
* Phương pháp khảo sát: Sử dụng phương pháp điều tra, phỏng vấn, quan
sát, dự giờ…
* Công cụ khảo sát: Phiếu hỏi dành cho giáo viên
2.2.2. Kết quả nghiên cứu thực trạng
2.2.2.1. Thực trạn GD KNHT cho tr 4-5 tu i tr n mầm non
a) Tình hình đội ngũ GV được khảo sát: đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn
b) Nhận thức của GV mầm non về giáo dục KNHT cho trẻ 4-5 tuổi ở trường MN
Đa số GV đã nhận thức được: Sự cần thiết của việc giáo dục KNHT ở trẻ 4-5
tuổi, một số KN thành phần, ý nghĩa, các biểu hiện, nội dung và thời điểm thuận lợi
để giáo dục KNHT cho trẻ là 4-5 tuổi… Tuy nhiên, nhiều GV chưa nhận thức đúng
về KNHT; chưa thấy được sự cần thiết của một số KN thành phần như: KN kiểm soát
cảm xúc, KN đánh giá; chưa chú ý vào những nội dung quan trọng và một số yếu tố
tác động đến giáo dục KNHT cho trẻ.
c) Tổ chức các hoạt động GD KNHT cho trẻ MG 4-5 tuổi của GVMN
- Về biện pháp giáo dục KNHT cho trẻ 4-5 tuổi:
Các biện pháp được GV nhận thức cần sử dụng thường xuyên (Trên 60%), đó là:
giao nhiệm vụ cho các nhóm quy mô lớn nhỏ khác nhau; rèn luyện các kĩ năng cho
trẻ, khuyến khích trẻ tích cực nhận xét kết quả hoạt động. Các biện pháp: Sử dụng đa
dạng các hoạt động có sự hợp tác và khuyến khích trẻ chủ động thực hiện các nhóm
theo ý thích chưa được chú trọng. Ngoài ra, GV cũng chưa quan tâm một số biện
pháp khác như tổ chức trị chơi kích thích nhu cầu hợp tác, tạo môi trường rèn luyện
KNHT…Thực tế, nhiều GV còn lúng túng vận dụng linh hoạt các biện pháp vào quá
trình giáo dục KNHT.
- Về các hình thức giáo dục KNHT cho trẻ 4-5 tuổi: Nhiều GV cho r ng, có thể
giáo dục KNHT cho trẻ trong nhiều hoạt động đa dạng ở trường mầm non và hoạt
động vui chơi được họ lựa chọn nhiều nhất.

- Về quy mơ nhóm: Quy mơ nhóm nhỏ (3-5 trẻ) là hình thức phù hợp với giai
đoạn trẻ 4-5 tuổi để có thể giáo dục KNHT nhưng nhiều GV khơng xác định được
nên họ đã lựa chọn quy mơ nhóm lớn (>5 trẻ) để tổ chức HĐ hợp tác.
- Tiêu chí để tạo nhóm nh m giáo dục KNHT cho trẻ: Đa số GV chưa nhận thấy
sự đa dạng trong việc sắp xếp nhóm. GV thường chọn những trẻ tự tin, linh hoạt làm


11

nhóm trưởng…, điều này ảnh hưởng đến sự phát huy tính tức cực chủ động cho các
thành viên khác của nhóm.
- Những khó khăn giáo dục KNHT của trẻ 4-5 tuổi được nhiều giáo viên xác
định như: Sự tự tin, chủ động của trẻ; nội dung hoạt động, kinh nghiệm của GV trong
tổ chức hoạt động nhóm….
2.2.2.2. Mức độ hình thành KNHT của tr 4-5 tu i tr n mầm non
Để làm rõ mức độ hình thành KNHT của trẻ 4-5 tuổi ở trường mầm non hiện
nay, chúng tôi tiến hành khảo sát 120 trẻ thuộc hai trường nội và ngoại thành Thành
phố Hà Tĩnh. Kết quả thu được như sau:
Bảng 2.1. Kĩ năng hợp tác của trẻ 4-5 tuổi ở trường mầm non (theo tiêu chí)
∑TC
Đối tƣợng KS
Số
Tiêu chí đánh giá
trẻ
TC 1
TC 2
TC 3
TC 4
MN Bắc Hà
60

1.58
1.20
1.31
1.25
5.34
MN Cẩm Bình
60
1.43
1.08
1.29
1.17
4.97
120
1.51
1.14
1.30
1.21
5.16
KNHT của trẻ 4-5 tuổi nhìn chung cịn hạn chế, thể hiện ở tổng điểm các tiêu
chí là (5.16 điểm), xếp vào mức độ “Chưa có KNHT”. Ở các tiêu chí cụ thể đồng thời
là các kĩ năng thành phần cần thiết cho quá trình hợp tác thì KN phối hợp, hỗ trợ có
điểm thấp nhất (1.14), tiếp theo là KN đánh giá (1.21); điểm số cao nhất là KN tiếp
nhận nhiệm vụ (1.51).
2.2.2.3. Đánh iá chun về thực trạn và nguyên nhân
* Đánh giá chung
Giáo viên biết được tầm quan trọng của việc giáo dục KNHT, chỉ ra được một
số KN thành phần và biểu hiện của nó. Tuy nhiên, GV chưa hiểu đúng và đầy đủ về
KNHT, nên việc rèn luyện KNHT cho trẻ chưa cụ thể, thường xuyên.
Kết quả khảo sát KNHT của trẻ 4-5 tuổi ở một số trường Mầm non Hà Tĩnh cho
thấy KNHT của trẻ cịn thấp. Trong các KN thành phần của KNHT thì KN phối hợp,

hỗ trợ và KN đánh giá ở trẻ cịn nhiều hạn chế. Hoạt động nhóm của trẻ chủ yếu
mang tính chất chơi/học cạnh nhau cịn các biểu hiện cơ bản của một quá trình làm
việc hợp tác như xác định mục tiêu chung, phân công nhiệm vụ, phối hợp hỗ trợ…thì
cịn mờ nhạt và khơng thường xun.
* Ngun nhân
- Nhiều giáo viên chưa hiểu đúng hoặc không đầy đủ về giáo dục KNHT nên các
hoạt động nhóm của trẻ 4-5 tuổi chủ yếu ở mức độ đơn giản là sự ghép nhóm, trẻ
chưa biết chơi/học theo cách hợp tác
- Việc tổ chức các hoạt động nhóm cho trẻ còn nhiều hạn chế: Nội dung hoạt
động chưa thực sự hấp dẫn, kích thích nhu cầu chơi cùng nhau của trẻ. GV chưa có
nhiều biện pháp tích cực trong việc khai thác các cơ hội để thúc đẩy giáo dục KNHT


12

cho trẻ. Đồ dùng, đồ chơi và cách bố trí, sắp xếp chưa tạo được tính mở, khơi gợi trẻ
tham gia chơi cùng nhau. Việc tổ chức HĐ nhóm chưa thường xuyên nên trẻ ít được
trải nghiệm cách thức phối hợp HĐ cùng nhau đa dạng, dẫn đến trẻ thiếu mạnh dạn,
tự tin, ngại chia sẻ…
- Tài liệu về giáo dục KNHT cho trẻ hầu như khơng có, địi hỏi giáo viên phải
linh hoạt xây dựng các kế hoạch cụ thể về giáo dục KNHT cho trẻ
- GV chưa chú trọng phối hợp với phụ huynh trong việc giáo dục KN nói chung
và KNHT nói riêng trong cuộc sống hàng ngày của trẻ.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2
1. Chương trình GDMN nói chung và giáo dục trẻ 4-5 tuổi nói riêng đã
quan tâm đến vấn đề hình thành và phát triển KNHT cho trẻ. Mục tiêu, nội dung
của chương trình 4-5 tuổi đã đề cập đến một số kĩ năng, thái độ cần dạy trẻ trong
quá trình hợp tác như KN phối hợp, đánh giá, sự thân thiện, quan tâ m bạn…Hình
thức, phương pháp tổ chức hoạt động cho trẻ được nêu ra đa dạng nhưng mang
tính chất khái quát chung cho việc giáo dục tất cả các lĩnh vực. Vì thế, việc vận

dụng như thế nào để rèn luyện, phát triển từng kĩ năng xã hội của trẻ trong đó có
KNHT là phụ thuộc vào vai trò của GV.
2. Qua khảo sát thực trạng nhận thức và việc giáo dục KNHT cho trẻ 4-5 tuổi,
cho thấy đa số GV xác định được tầm quan trọng của việc giáo dục KNHT cho trẻ 45 tuổi. Nhưng nhiều GV chưa hiểu đúng, đầy đủ về KNHT, chưa chú trọng các biện
pháp, hình thức tổ chức các hoạt động nhóm để giáo dục KNHT thông qua việc khai
thác các cơ hội trẻ phối hợp với bạn. Chủ yếu GV dừng lại ở việc ghép nhóm, phân
chia nhiệm vụ, khuyến khích trẻ thực hiện; việc nắm vững, chú ý rèn luyện các KN
thành phần cũng như các cách thức, quy trình để giáo dục KNHT cho trẻ 4-5 tuổi còn
hạn chế.
3. KNHT của trẻ MG 4-5 tuổi chưa tương xứng với nhu cầu và khả năng của trẻ,
nhiều trẻ ở mức độ chưa có KN hợp tác, các KN thành phần (KN tiếp nhận nhiệm vụ,
KN phối hợp hỗ trợ, KN kiểm soát cảm xúc, KN đánh giá ) còn nhiều hạn chế.
4. Một số nguyên nhân cơ bản dẫn đến kết quả thực trạng KNHT của trẻ cịn hạn
chế, đó là: mơi trường chưa thực sự kích thích trẻ hợp tác, chưa tận dụng ưu thế của
các hoạt động ở trường mầm non để tạo các cơ hội cho trẻ hoạt động cùng nhau, giáo
viên còn hạn chế trong vai trò là người khơi gợi, hỗ trợ những ý tưởng của trẻ…
Do vậy,cần có các biện pháp khai thác tối đa các cơ hội hợp tác của trẻ trong các
hoạt động có ưu thế, kết hợp với việc hướng dẫn trẻ biết cách giải quyết những nhiệm
vụ phối hợp với bạn một cách hiệu quả, tạo mơi trường hấp dẫn có tính “gọi mời”,
“lơi kéo” trẻ tham gia cùng bạn một cách tự nhiên, phù hợp với mong muốn của trẻ.


13

CHƢƠNG 3: BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KNHT CHO TRẺ
4-5 TUỔI Ở TRƢỜNG MẦM NON
3.1. Nguyên tắc xác định biện pháp giáo dục KNHT cho trẻ 4-5 tuổi ở trƣờng
mầm non
Đảm bảo thực hiện mục tiêu phát triển năng lực trẻ MN, khai thác ưu thế của
các hoạt động ở trường MN để kích thích nhu cầu hợp tác và rèn luyện KNHT cho

trẻ, đảm bảo phù hợp với quá trình giáo dục KNHT và đặc điểm của trẻ MG 4-5 tuổi.
3.2. Các biện pháp GD KNHT cho trẻ 4-5 tuổi ở trƣờng mầm non
3.2.1. Biện pháp 1: Xây dựng môi trƣờng giáo dục kích thích nhu cầu hoạt động
cùng nhau của trẻ MG 4-5 tuổi
3.2.1.1. Mục đích:Làm nảy sinh mong muốn được hợp tác với bạn; đảm bảo các
điều kiện để trẻ hoạt động nhóm thuận lợi; phát triển tình cảm, tạo khơng khí đồn kết,
tin tưởng lẫn nhau giữa trẻ.
3.2.1.2. Ý n hĩa: Xây dựng môi trường giáo dục phù hợp, tạo ra các yếu tố làm phát
sinh nhu cầu chơi cùng nhau, giúp trẻ thỏa mãn mong muốn được tham gia hoạt động
nhóm và dần nhận ra sự cần thiết của việc chia sẻ, hỗ trợ lẫn nhau trong nhiều tình
huống của cuộc sống
3.2.1.3. Nội dun và cách thực hiện
a) Bước 1: Xác định các khu vực hoạt động nhóm và tạo khơng gian phù hợp
với các hoạt động theo nhóm nhỏ
Xác định khu vực hoạt động và thiết kế không gian phù hợp, sáng tạo cho trẻ
nh m tạo cơ hội nhiều nhất cho trẻ hoạt động nhóm, thỏa mãn nhu cầu vui chơi cùng
nhau với bạn ở trẻ 4-5 tuổi, thiết lập các kĩ năng xã hội đặc biệt là kĩ năng hợp tác và
phát triển ở trẻ tính độc lập, chủ động, yêu thích những hoạt động trải nghiệm sáng
tạo cùng bạn bè.
b) Bước 2: Lựa chọn đồ dùng, đồ chơi và sắp xếp hợp lý, thuận tiện cho trẻ
hoạt động theo nhóm nhỏ (3-5 trẻ)
Đồ dùng, đồ chơi là những phương tiện hấp dẫn để kích thích trẻ tham gia các
hoạt động. Với hình thức chơi theo nhóm, khơng chỉ luật chơi, nội dung chơi thúc
đẩy sự tương tác giữa các thành viên mà yếu tố từ môi trường vật chất cụ thể là các
nguyên vật liệu, trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi cũng ảnh hưởng đến sự phối hợp, hỗ
trợ lẫn nhau trong nhóm.
c) Bước 3: Hướng dẫn trẻ xây dựng các quy định về hành vi hợp tác cho trẻ
trong các khu vực hoạt động
Để trẻ thoải mái, tự tin thể hiện nhu cầu, mong muốn của bản thân đặc biệt là sự
hứng thú với những hoạt động cùng nhau với bạn thì giáo viên cần coi trẻ là chủ thể

của quá trình giáo dục để tạo mọi cơ hội cho trẻ có sự chủ động, độc lập, tích cực.
Khi tin vào khả năng của bản thân thì đó là cơ sở giúp trẻ mạnh dạn đưa ra ý kiến,
thực hiện những hành động để thể hiện chính mình. Vì thế, cần khuyến khích trẻ cùng


14

bạn xây dựng quy định về thái độ, hành vi tại các góc chơi để trẻ ý thức tốt hơn về
những giới hạn cho phép hay điều không được làm.
3.2.2. Biện pháp 2: Sử dụng các hoạt động đa dạng ở trƣờng mầm non để rèn
luyện kĩ năng hợp tác cho trẻ 4-5 tuổi
Với tất cả các hoạt động ở trường mầm non, GV có thể khai thác nhiều cơ hội để
giáo dục KNHT cho trẻ. Hoạt động chơi và lao động là hai hoạt động có ưu thế trong
việc tạo ra hình thức tương tác nhóm và là mơi trường rất tự nhiên để trẻ dễ dàng bộc
lộ nhu cầu chơi và phối hợp cùng bạn từ đó hình thành và phát triển kĩ năng hợp tác.
3.2.2.1. Mục đích: Tạo cơ hội cho trẻ được trải nghiệm các hoạt động được tổ chức
theo hình thức nhóm từ dễ đến khó; giúp trẻ dễ dàng hình dung và có thể thực hiện
được các cách phối hợp; chuẩn bị các điều kiện cần thiết để trẻ chủ động tham gia
vào các hoạt động nhóm ở trường MN có hiệu quả.
3.2.2.2. Ý n hĩa: Trẻ 4-5 tuổi thích hoạt động cùng nhau nhưng chưa biết cách phối
hợp giữa các thành viên nên thường xuyên xảy ra xung đột và không thực hiện nhiệm
vụ đến cùng. Tình trạng này khơng chỉ ảnh hưởng đến kết quả hoạt động chung mà còn
làm cho mối quan hệ tình cảm của trẻ trong nhóm bạn bè xấu đi.
Việc khai thác tối đa các cơ hội tương tác theo nhóm của trẻ từ các hoạt động hấp
dẫn, phù hợp với khả năng của trẻ sẽ giúp trẻ hình dung rõ hơn về cách thức giải quyết
vấn đề khi nhóm đảm nhận một nhiệm vụ chung nào đó. Nhờ đó, trẻ chủ động hơn trong
cách lựa chọn nhiệm vụ, phân công và tiến hành thực hiện nhiệm vụ có hiệu quả.
3.2.2.3. Nội dun và cách thực hiện
- Xác định các hoạt động có ưu thế trong việc rèn luyện KNHT cho trẻ 4-5 tuổi.
- Tổ chức các hoạt động giúp trẻ lĩnh hội các cách hợp tác thông qua quá trình

trải nghiệm thực tế.
- Tạo các điều kiện đảm bảo tổ chức các hoạt động theo nhóm trẻ có hiệu quả.
a) Bước 1: Lựa chọn và thiết kế các hoạt động phù hợp với các cách thức hợp tác
của trẻ từ dễ đến khó
Các hoạt động ở trường Mầm non rất đa dạng, trong đó chơi và lao động mở ra
nhiều cơ hội cho trẻ dễ dàng tương tác với nhau. Giáo viên cần lựa chọn ra những
hoạt động phù hợp với trẻ 4-5 tuổi và có các cách thức phối hợp đa dạng như: Phối
hợp cá nhân trong nhóm, phối hợp luân phiên và phối hợp trực diện cả nhóm; nh m
giúp trẻ giải quyết nhiệm vụ một cách linh hoạt và có hiệu quả.
b) Bước 2: Tổ chức các hoạt động rèn luyện KNHT cho trẻ 4-5 tuổi
Với các hoạt động được lựa chọn và xây dựng, GV cần đưa ra sự hướng dẫn cụ thể
nh m giúp trẻ từng bước hình dung và thực hiện các cách phối hợp hoạt động cùng nhau.
Nhờ đó trẻ sẽ biết vận dụng linh hoạt vào thực tiễn cuộc sống hàng ngày và sẽ thúc đẩy trẻ
nhu cầu tham gia cùng bạn bè trong nhiều nhiệm vụ có tính thử thách hơn.


15

3.2.3. Biện pháp 3: Khuyến khích trẻ sử dụng kinh nghiệm hợp tác vào các hoạt
động hàng ngày ở trƣờng mầm non.
Thực tiễn cuộc sống có rất nhiều tình huống khác nhau mà trẻ tiếp xúc và cần phải
giải quyết. Vì thế, địi hỏi trẻ có khả năng quyết định cách thức hoạt động và tiến hành
có hiệu quả, do đó KNHT của trẻ được rèn luyện và phát triển.
3.2.3.1. Mục đích: Giúp trẻ chủ động thực hiện các hoạt động cùng nhau theo nhu
cầu, hứng thú của trẻ; tạo nhiều cơ hội để rèn luyện các KNHT đã lĩnh hội qua trải
nghiệm với các cách hợp tác khác nhau; xây dựng mối quan hệ gắn kết giữa trẻ với
nhau trong quá trình hoạt động; hình thành khả năng tự giải quyết các vấn đề nảy
sinh trong cuộc sống của trẻ.
3.2.3.2. Ý n hĩa: Trong sinh hoạt hàng ngày có rất nhiều vấn đề nảy sinh, trẻ cần chủ
động giải quyết các vấn đề mà chúng gặp phải. Trẻ 4-5 tuổi đã dần dần có ý thức hơn

trong hoạt động và chúng muốn khẳng định bản thân. Giáo viên cần tận dụng tối đa
các cơ hội để trẻ tham gia cùng nhau theo các nhóm nhỏ và giúp trẻ thấy được hiệu
quả công việc nếu như chúng hợp tác với nhau; khuyến khích trẻ chủ động tìm kiếm
các hoạt động nhóm, vận dụng các kinh nghiệm về các cách hợp tác, giúp phát triển
KNHT của trẻ tốt hơn.
3.2.3.3. Nội dun và cách thực hiện
- Giao nhiệm vụ và khuyến khích trẻ vận dụng linh hoạt cách hợp tác phù hợp
với nội dung hoạt động.
- Khuyến khích trẻ tự lựa chọn nhiệm vụ phù hợp với sở thích và năng lực của mình.
- Rèn luyện KNHT cho trẻ mọi lúc mọi nơi
* Bước 1: Giao nhiệm vụ và gợi ý trẻ lựa chọn, sử dụng linh hoạt các cách
hợp tác phù hợp với nhiệm vụ cần thực hiện
GV xây dựng những nhiệm vụ có thời gian thực hiện dài ngày hơn cho trẻ, theo
kiểu “Dự án nhóm”, mỗi nhóm có sự phối hợp với nhau và kết quả của những nhiệm
vụ đó sẽ phản ánh đầy đủ hơn về KNHT của mỗi cá nhân trẻ trong mối quan hệ với
bạn bè. Các hoạt động mà GV đưa ra phải có sự tăng dần về độ khó, địi hỏi trẻ khơng
chỉ áp dụng một cách hợp tác cụ thể mà có sự thay đổi linh hoạt phù hợp với yêu cầu
của hoạt động

* Bước 2: Khuyến khích trẻ tự chọn và thực hiện nhiệm vụ theo hứng thú của trẻ
GV đàm thoại với trẻ, khuyến khích trẻ đưa ra những ý tưởng, nhiệm vụ mà các
các con hứng thú và quan tâm trong cuộc sống hàng ngày.GV có thể gợi ý thêm cho
trẻ những hoạt động gần gũi mà nhóm có thể triển khai theo dự án, quan tâm đến vấn
đề: tổ chức ngày lễ, các hoạt động trực nhật, chăm sóc cây; các trị chơi đóng vai,
chơi sáng tạo…Cho trẻ học cách thức thực hiện nhiệm vụ và trình bày kế hoạch;
luyện tập kĩ năng đánh giá cho trẻ…


16


* Bước 3: Rèn luyện KNHT cho trẻ mọi lúc, mọi nơi
Các hoạt động trong sinh hoạt hàng ngày ở trường MN là những hoạt động gần
gũi, lặp đi lặp lại, GV có thể khai thác các nhiệm vụ mọi lúc mọi nơi, rất thuận lợi để
hình thành, rèn luyện KNHT cho trẻ. GV có thể tranh thủ những lúc đón, trả trẻ để trị
chuyện nhanh về những ấn tượng của trẻ liên quan đến sự hợp tác với bạn, mọi người
xung quanh để trẻ cảm nhận sự quan tâm của mọi người khi chúng có những hành vi
tích cực. Tăng cường những nhiệm vụ hàng ngày để tạo lập thói quen của trẻ và duy
trì thường xun những hoạt động nhóm; chú ý bố trí thời gian cho trẻ luyện tập
KNHT trong những hoạt động mà trẻ còn gặp lúng túng. Tăng cường các hoạt động
tổ chức đánh giá trẻ và dưới nhiều hình thức đa dạng khác nhau…
3.3.4. Mối quan hệ giữa các biện pháp
Các biện pháp giáo dục KNHT cho trẻ 4-5 tuổi: “Xây dựng môi trường giáo
dục kích thích nhu cầu hoạt động cùng nhau của trẻ”, “Sử dụng các hoạt động đa
dạng ở trường MN, “Khuyến khích trẻ sử dụng kinh nghiệm hợp tác vào các hoạt
động hàng ngày ở trường Mầm non” có mối quan hệ mật thiết, tác động qua lại với
nhau, theo một trình tự từ dễ đến khó và tăng dần q trình trải nghiệm cũng như sự
tích lũy về nhận thức, hành động, thái độ của trẻ.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3
1. Dựa trên kết quả nghiên cứu lí luận và thực tiễn, đề tài đã xác định các
nguyên tắc giáo dục KNHT cho trẻ 4-5 tuổi là: đảm bảo thực hiện mục tiêu phát
triển năng lực trẻ mầm non; khai thác ưu thế các hoạt động ở trường mầm non để
kích thức nhu cầu hợp tác của trẻ; đảm bảo phù hợp với quá trình phát triển KNHT
và đặc điểm trẻ 4-5 tuổi. Các nguyên tắc này sẽ định hướng việc đề xuất các biện
pháp giáo dục KNHT cho trẻ cũng như kiểm soát việc thực hiện các biện pháp trên
thực tiễn.
2. Đề tài đã xây dựng các biện pháp giáo dục KNHT cho trẻ 4-5 tuổi ở trường
mầm non, đó là: “Xây dựng mơi trường giáo dục kích thích nhu cầu hoạt động cùng
nhau của trẻ”, “Sử dụng các hoạt động đa dạng ở trường mầm non, “Khuyến khích trẻ
sử dụng kinh nghiệm hợp tác vào các hoạt động hàng ngày ở trường Mầm non” Việc
kích thích nhu cầu chơi cùng nhau sẽ giúp cho trẻ có tâm thế, mong muốn phối hợp

cùng các bạn, có tác dụng hạn chế các xung đột có thể xảy ra, tạo điều kiện cho trẻ tích
cực tham gia vào các hoạt động trải nghiệm các hình thức hợp tác khác nhau.
3. Các biện pháp giáo dục KNHT cho trẻ 4-5 tuổi đã đề xuất có mối quan hệ mật
thiết, hỗ trợ lẫn nhau đảm bảo hiệu quả sử dụng nó trong q trình giáo dục trẻ. Các
biện pháp này được thực hiện theo hướng tăng cường trải nghiệm cho trẻ, qua đó trẻ
được lĩnh hội cách phối hợp từ dễ đến khó phù hợp với khả năng của lứa tuổi, đảm
bảo cho trẻ dần dần có thể vận dụng vào thực tiễn cuộc sống, tạo điều kiện cho trẻ sẵn
sàng, tự tin tham gia vào các hoat động cùng nhau có hiệu quả.


17

CHƢƠNG 4. THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM
4.1. Khái quát về quá trình thực nghiệm
4.1.1. Mục đích thực nghiệm
Thực nghiệm (TN) nh m kiểm nghiệm tính hiệu quả và tính khả thi của các
biện pháp GD KNHT cho trẻ 4-5 tuổi ở trường MN.
4.1.2. Nội dung thực nghiệm
Thực nghiệm diễn ra theo trình tự bắt đầu b ng việc xây dựng mơi trường giáo
dục kích thích nhu cầu hoạt động cùng nhau của trẻ đến việc sử dụng các hoạt động
ưu thế ở trường MN để rèn luyện KNHT cho trẻ 4-5 tuổi và cuối cùng là khuyến
khích trẻ vận dụng linh hoạt KNHT vào sinh hoạt hàng ngày ở trường Mầm non. Các
hoạt động áp dụng theo các biện pháp đã đề xuất ở chương 3 được tổ chức linh hoạt
trên cơ sở tôn trọng kế hoạch dạy theo chủ đề của trường MN. Sau khi tập huấn, GV
đã thiết kế nội dung dạy theo cách tận dụng các cơ hội tối đa nh m giáo dục hiệu quả
KNHT cho trẻ.
4.1.3. Đối tượng, thời gian và địa điểm thực nghiệm
Thực nghiệm được tiến hành tại hai trường mầm non trên địa bàn thành phố Hà
Tĩnh (120 trẻ, trong đó có 60 trẻ MN nội thành và 60 trẻ MN ngoại thành). Nhóm TN
gồm 60 trẻ, mỗi trường 30 trẻ. Nhóm đối chứng (ĐC) gồm 60 trẻ, mỗi trường có 30

trẻ. Thực nghiệm được tiến hành từ tháng 11/2016 đến tháng 6/2017.
4.1.4. Tiến trình thực nghiệm
Chọn mẫu TN và ĐC tương đương nhau về số lượng và mức độ giáo dục KNHT
của trẻ ở hai trường, tập huấn cho GV về cơ sở lý luận cần thiết, các hoạt động và
cách tiến hành trong điều kiện của trường. Tiến hành đo đầu vào trước TN và đầu ra
sau TN về mức độ KNHT của trẻ 4-5 tuổi nhóm ĐC và TN b ng các bài tập đo. Tổ
chức triển khai các nội dung TN cho lớp TN. Lớp ĐC thực hiện hoạt động theo nội
dung chương trình hiện hành.
4.1.5. Phương pháp đánh giá kết quả thực nghiệm
Chúng tôi đã khảo sát trước, sau TN (120 trẻ 4-5 tuổi ở 2 trường mầm non (nội,
ngoại thành) với các các bài tập và sử dụng phiếu khảo sát trẻ, đánh giá thông qua các
tiêu chí, thang đo.
4.2. Kết quả thực nghiệm
4.2.1. KNHT của trẻ 4-5 tuổi trước thực nghiệm (theo tiêu chí)
Bảng 4.1. Kĩ năng hợp tác của trẻ lớp ĐC và TN trước thực nghiệm
(theo tiêu chí)
Lớp
Tiêu chí
∑TC
TC 1
TC2
TC3
TC4
1.53
1.29
1.22
1.11
Thực nghiệm
5.15
1.50

1.09
1.32
1.13
Đối chứng
5.04


18

Biểu đồ 4.1: KNHT của trẻ lớp ĐC và TN trƣớc thực nghiệm

Trước TN, các KN thành phần của KNHT của trẻ ở hai nhóm TN và ĐC có mức
độ tương đồng nhau và chủ yếu ở mức độ “Chưa có KNHT”. KN tiếp nhận nhiệm vụ
và KN kiểm sốt cảm xúc của trẻ tốt hơn so với KN phối hợp và KN đánh giá. GV đã
chú ý đến giáo dục KN cho trẻ nhưng với KNHT chủ yếu dừng lại ở việc tổ chức các
hoạt động nhóm theo cách là: ghép nhóm cho trẻ hoạt động mà ít chú ý đến các yếu
tố như: trẻ có biết cách thỏa thuận, trao đổi không? Trẻ phối hợp nhiệm vụ ra
sao?...Phương pháp, hình thức giáo dục chưa linh hoạt, chưa tận dụng nhiều cơ hội
cho trẻ tham gia nhóm,
4.2.2. KNHT của trẻ 4-5 tuổi ở lớp ĐC và lớp TN sau thực nghiệm
Bảng 4.2. Kĩ năng hợp tác của trẻ lớp ĐC và lớp TN sau TN (theo tiêu chí)
Lớp
Tiêu chí
∑TC
TC 1
TC2
TC3
TC4
2.28
1.98

1.79
1.56
Thực nghiệm
7.61
1.62
1.25
1.48
1.35
Đối chứng
5.70
0.66
0.73
0.31
0.21
1.91
Chênh lệch
Biểu đồ 4.2: Kĩ năng hợp tác của trẻ sau thực nghiệm


19

- Xét các tiêu chí, điểm đạt được của trẻ ở hai nhóm TN và ĐC có sự chênh lệch
rõ nét. Trong 4 kĩ năng thành phần của KNHT thì 2 kĩ năng có sự thay đổi nhiều nhất
là: KN phối hợp và KN tiếp nhận nhiệm KNHT của trẻ ở nhóm TN cao hẳn so với
nhóm ĐC. Như vậy, sau thực nghiệm, KNHT của trẻ đã có sự chuyển biến tích cực
thể hiện sự thay đổi ở mỗi kỹ năng thành phần
- Về KNHT của trẻ, trước thực nghiệm, lớp ĐC và TN có điểm chênh lệch thấp
(0.11), nghĩa là điểm trung bình hai nhóm tương đương nhau. Nhưng sau TN, lớp TN đã
có sự thay đổi rõ nét, điểm số cao hơn nhiều so với lớp ĐC (chênh lệch 1.91 điểm)
- Về các KN thành phần của KNHT, 4 kĩ năng của lớp ĐC đều có mức điểm

tương đương nhau trước, sau TN và tương đương với lớp TN trước TN. Sau TN, các
KN thành phần của lớp TN đều có chênh lệch nhiều so với lớp ĐC, biểu hiện: Thay đổi
nhiều nhất là kĩ năng tiếp nhận nhiệm vụ (điểm chênh lệch 0,66) vì trẻ 4-5 tuổi đã có
thể nắm bắt nhanh sự hướng dẫn của GV về cách thức phân công nhiệm vụ, thương
lượng với nhau cũng như chủ động nhận nhiệm vụ theo ý thích của mình. Sự khác biệt
rõ nét tiếp theo là KN phối hợp (điểm chênh lệch là 0,73 ). Trẻ đã hình dung được các
bước trong những cách thức hợp tác từ dễ đến khó và tuân thủ chặt chẽ hơn về nhiệm
vụ của từng cá nhân. KN kiểm soát cảm xúc (điểm chênh lệch 0,31), hoạt động nhóm
đã kích thích hứng thú trẻ khi được tương trợ lẫn nhau, vượt qua những thử thách trong
nhiệm vụ chơi, trẻ biết nhường nhịn nhau hơn, những xung đột được hạn chế…Sau
TN, kĩ năng đánh giá đã có sự chuyển biến nhưng chưa cao so với các kĩ năng khác
(Điểm chênh lệch 0,21 điểm). Đây là kĩ năng đòi hỏi thêm nhiều thời gian vì trẻ 4-5
tuổi vẫn bị chi phối bởi nhận thức cảm tính nên thường đánh giá bạn theo tình cảm
riêng của mình. Ngồi ra, trẻ cịn lúng túng khi đi vào những nhận xét chi tiết.
Như vậy, qua phân tích kết quả sau thực nghiệm, KNHT của trẻ ở nhóm TN cao
hơn rõ rệt so với nhóm ĐC về các kĩ năng thành phần và tổng các kĩ năng (KNHT).
Bảng 4.3. KNHT của trẻ lớp ĐC và lớp TN sau thực nghiệm (theo mức độ)
Mức độ
KNHT tốt
Có KNHT
Chưa có KNHT
Nhóm
Số
Số
Số
Tỉ lệ
Tỉ lệ
Tỉ lệ
lượng
lượng

lượng
Thực nghiệm
20
33.33%
29
48.33%
11
18.33%
Đối chứng

3

5%

19

31.67%

38

68.33%


20

Biểu đồ 4.3. Kĩ năng hợp tác của trẻ lớp ĐC và lớp TN sau thực nghiệm (theo mức độ)

Qua bảng 4.6 và biểu đồ 4.5 có thể thấy: Nhóm thực nghiệm có KNHT tốt hơn
hẳn so với nhóm đối chứng, thể hiện ở số lượng và tỉ lệ trẻ mức độ “Kỹ năng hợp tác
tốt” và “Có KNHT” chủ yếu ở nhóm thực nghiệm, trong khi đó số trẻ và tỉ lệ trẻ chưa

có KNHT chiếm phần lớn ở nhóm trẻ đối chứng, cụ thể: Trẻ mức độ KNHT tốt ở
nhóm thực nghiệm là 20 trẻ, chiếm tỉ lệ 33,33%, trong khi nhóm đối chứng là 3 trẻ,
chiếm 5%; trẻ mức độ Có KNHT nhóm thực nghiệm là 29 trẻ, chiếm 48,33%, trong
khi số lượng và tỉ lệ này ở nhóm đối chứng là 19 trẻ, chiếm 31,67%; Trẻ mức độ chưa
có KNHT ở nhóm thực nghiệm chỉ có 11 trẻ, chiếm 18.33%, trong khi đó ở nhóm đối
chứng là 38 trẻ và chiếm tới 68,33%.
Để thấy được sự khác biệt của nhóm ĐC trước và sau thực nghiệm, chúng tơi
tiến hành tính các giá trị để so sánh. Kết quả:
Bảng 4.4. So sánh KNHT của trẻ 4-5 tuổi ở lớp TN, trước và sau TN
Thời gian
Tiêu chí
∑TC
TC1
TC2
TC3
TC4
Trước TN
1.53
1.29
1.22
1.11
5.15
Sau TN
2.28
1.98
1.79
1.56
7.61
Chênh lệch
0.75

0.69
0.57
0.45
2.46
Bảng 4.4 cho thấy:
- KNHT của nhóm thực nghiệm đã có sự chuyển biến rõ nét giữa trước và sau
thực nghiệm: Tổng điểm các tiêu chí trước TN là 5.15, sau TN đã tăng lên 7.61
(chênh lệch 2.46). Điều này là do: sau thực nghiệm, tỉ lệ trẻ chủ yếu đạt được ở hai
mức độ là “có KNHT” và “KNHT tốt”.Có thể thấy, trẻ đã có những biểu hiện tích
cực hơn về mối quan hệ với bạn cũng như kĩ năng tương tác trong nhóm chơi: Trẻ
mạnh dạn trao đổi, thỏa thuận với bạn, biết đưa ra những ý kiến của mình, thực
hiện đúng nhiệm vụ được phân cơng và có sự phối hợp với bạn. Một số trẻ đã linh
hoạt vận dụng các cách thức hợp tác khác nhau tùy vào từng nhiệm vụ.


21

- Các kĩ năng thành phần của trẻ trong quá trình hợp tác cũng có sự chuyển
biến sau thực nghiệm. Thay đổi rõ nét nhất là kĩ năng tiếp nhận nhiệm vụ. Với trẻ
4-5 tuổi, đây không phải là kĩ năng khó, tuy nhiên trẻ chưa có nhiều cơ hội để rèn
luyện vì thế trước thực nghiệm nhiều trẻ cịn rụt rè, ngại thể hiện ý kiến nên ít có
sự phân cơng thỏa thuận trong nhóm trẻ trước khi tiến hành hoạt động. KN phối
hợp, hỗ trợ là kĩ năng đòi hỏi trẻ thực sự chủ động và linh hoạt trong việc tương
tác với bạn nhưng sau thực nghiệm đã có sự phát triển hơn. KN kiểm sốt cảm xúc
đã thể hiện khá tốt, trẻ biết duy trì thái độ vui vẻ, thiện chí với bạn hơn. KN đánh
giá đã có sự thay đổi nhưng chưa nhiều.
Như vậy, đã có sự khác biệt giữa 2 nhóm ĐC, TN trước và sau thực nghiệm, cho
thấy hiệu quả của những biện pháp tác động với trẻ 4-5 là phù hợp.
4.2.3. So sánh Kĩ năng hợp tác của trẻ lớp thực nghiệm trƣớc và sau thực
nghiệm theo khu vực và giới tính

Bảng 4.5. KNHT của trẻ MG 4-5 tuổi ở lớp TN theo khu vực
Khu vực
Thời gian
Tiêu chí
∑TC
TC1
TC2
TC3
TC4
1.65
1.32
1.30
1.15
Nội
TNN
5.42
thành

STN

2.55

2.07

1.85

1.68

8.15


Chênh lệch

0.9

0.75

0.55

0.53

2.73

Ngoại

TNN

1.42

1.07

1.27

1.42

5.18

thành

STN


2.02

1.68

1.73

1.63

7.06

Chênh lệch

0.6

0.61

0.46

0.21

1.88

- KNHT của trẻ ngoại thành và nội thành có sự chênh lệch nhau. Trước TN, trẻ nội
thành có điểm trung bình là 5.42 và trẻ ngoại thành 5.18 điểm. Sau thực nghiệm trẻ nội
thành vẫn đạt điểm cao hơn trẻ ngoại thành (8.15 - 7.06 điểm)
- Các KN thành phần của trẻ nội thành đều cao hơn ở trẻ ngoại thành trước và
sau thực nghiệm. Sau thực nghiệm, hai kĩ năng mà trẻ nội thành có điểm cao hơn rõ
nét so với trẻ ngoại thành là KN tiếp nhận nhiệm vụ và KN đánh. Trẻ nội thành có sự
mạnh dạn, chủ động hơn trong q trình hợp tác. Về mơi trường kinh tế xã hội của
Hà Tĩnh, có thể thấy được sự khác biệt về việc đầu tư chăm sóc con cái ở khu vực nội

thành và ngoại thành, trẻ nội thành được trải nghiệm nhiều hoạt động phong phú hơn.


22

Bảng 4.6. So sánh Kĩ năng hợp tác giữa trẻ gái và trẻ trai lớp thực nghiệm
trước và sau thực nghiệm
Giới tính
Thời
Tiêu chí
∑TC
gian TC1
TC2
TC3
TC4
Nam
TNN 1.46
1.14
1.17
1.17
4.94
STN 2.21
1.83
1.63
1.37
7.04
Nữ
TNN 1.64
1.26
1.44

1.44
5.78
STN 2.38
2.18
2.02
1.82
8.40
Chênh lệch STN Nam 0.18
0.12
0.27
0.27
0.84
với TTN
Nữ
0.17
0.35
0.39
0.45
1.36
- So sánh giữa trẻ nam và trẻ nữ của nhóm TN, trước và sau TN có thể thấy đều
có sự chênh lệch. Trẻ nữ có biểu hiện trội hơn trẻ nam ở 4 kĩ năng thành phần của
KNHT. Sau khi áp dụng các biện pháp, ở nhóm thực nghiệm, kĩ năng hợp tác của trẻ
nữ cao hơn so với trẻ nam (điểm trung bình của trẻ nam là 7.04, trẻ nữ là 8.40).
- Tóm lại, các kết quả của nhóm ĐC và TN trước và sau TN cho thấy KNHT của
trẻ nhóm TN được nâng lên rõ rệt và có sự chuyển biến tích cực ở các KN thành
phần; cịn KNHT của nhóm ĐC đã cao hơn trước TN nhưng không đáng kể. Điều này
cho thấy hiệu quả của những biện pháp tác động với trẻ 4-5 là phù hợp và GV cần
tiếp tục tạo ra những trải nghiệm đa dạng, mới mẻ, tăng hứng thú cho trẻ trong những
HĐ nhóm để rèn luyện KNHT một cách thường xuyên.
* Để kiểm nghiệm sự khác biệt của lớp ĐC, TN trước và sau TN, chúng tôi tiến

hành phân tích các giá trị cũng như kiểm định các kết quả.
- Khơng có sự khác biệt lớn của lớp ĐC trước và sau TN: Điểm TB (Mean) của
trẻ ở lớp ĐC trước TN là 5.04 và sau TN 5.77; Về yếu vị (Mode), Điểm xuất hiện
nhiều nhất của lớp ĐC trước TN và sau TN đều chủ yếu là điểm 1. Về hệ số biến
thiên, (CV) của lớp ĐC sau TN cao hơn trước TN.
- Có sự khác biệt lớn của lớp TN trước và sau TN: Điểm TB (Mean) của trẻ ở
lớp TN sau TN cao hơn trước TN (trước TN 5.15, sau TN 7.61). Yếu vị (Mode):
Điểm xuất hiện nhiều nhất của lớp TN trước TN chủ yếu là điểm 1 nhưng sau TN, ở
2 kĩ năng phối hợp và kiểm soát cảm xúc là điểm tăng lên 2. Hệ số biến thiên (CV)
của lớp TN sau TN thấp hơn trước TN. Điều đó thể hiện lớp TN sau TN có sự ổn
định hơn trước TN.
- Để kiểm định thực sự có sự khác nhau giữa nhóm TN và nhóm ĐC, chúng tơi
đã tiến hành kiểm định sự b ng nhau của hai phương sai và xem xét kết quả kiểm
định t. Trước TN, giá trị Sig trong kiểm định t=0.066 >0.05, thể hiện khơng có sự
khác biệt có ý nghĩa về trung bình của KNHT giữa lớp TN và ĐC. Sau thực nghiệm,
giá trị Sig trong kiểm định t=0.001<0.05, kết luận r ng: có sự khác biệt có ý nghĩa về
trung bình của KN giữa lớp TN và ĐC sau thực nghiệm (số điểm trung bình tổng các
KN của trẻ ở lớp TN và lớp ĐC sau thực nghiệm khác nhau nhiều).


23

KẾT LUẬN CHƢƠNG 4
Thực nghiệm được tiến hành nh m đánh giá hiệu quả các biện pháp giáo dục
KNHT cho trẻ 4-5 tuổi ở trường mầm non, qua đó chứng minh cho giả thuyết khoa
học của đề tài. Nội dung chương trình thực nghiệm được xây dựng dựa trên kết quả
NC lí luận và thực tiễn, bám sát chương trình giáo dục mầm non, đặc điểm của trẻ 45 tuổi và điều kiện giáo dục trẻ ở trường mầm non hiện nay.
Kết quả thực nghiệm cho thấy: Sau thực nghiệm, KNHT của trẻ MG 4-5 tuổi đã
phát triển tốt hơn so với trước TN và so với lớp ĐC. Các kết quả kiểm định độ tin cậy
về hiệu quả của TN của phương pháp thống kê toán học đều khẳng định điều này: các

KN thành phần có sự thay đổi rõ sau thực nghiệm; KNHT của trẻ nữ có sự chuyển
biến hơn trẻ nam; KNHT của trẻ khu vực nội thành cao hơn trẻ ngoại thành.
Kết quả thực nghiệm đã khẳng định hiệu quả các biện pháp giáo dục KNHT cho
trẻ 4-5 tuổi ở trường MN: Các biện pháp giáo dục đã tác động thực sự đến nhận thức,
hành động, thái độ của trẻ trong hoạt động cùng nhau với bạn và tạo ra sự chuyển
biến tốt hơn về KNHT của trẻ nói chung và các KN thành phần nói riêng.
Những tiến bộ của trẻ trong quá trình tham gia các hoạt động nhóm cùng với bạn
để giải quyết nhiệm vụ chung đã cho thấy sự nỗ lực đáng kể của trẻ như cố gắng nhớ
lại các cách thức hợp tác đã được hướng dẫn, kiềm chế cảm xúc khi có xung đột...để
tiếp tục hồn thành nhiệm vụ. Kết quả ban đầu về KNHT mà trẻ 4-5 tuổi đã đạt được
trong nghiên cứu này sẽ đặt nền tảng cho việc tiếp tục giáo dục KNHT cho trẻ lứa
tuổi sau ở trường mầm non có hiệu quả hơn.
KẾT LUẬN
1. Kết luận
- KNHT có vai trị quan trọng đối với cuộc sống trẻ và sự phát triển nhân
cách. Kĩ năng hợp tác của trẻ 4-5 tuổi biểu hiện năng lực phối hợp hoạt động có kết quả
của các thành viên trong nhóm dựa trên sự tác động qua lại tích cực nh m đạt được mục
đích chung b ng cách lựa chọn và vận dụng tri thức, kinh nghiệm đã có để thực hiện
hành động phù hợp với điều kiện thực tế. KNHT bao gồm các kĩ năng thành phần:
KN tiếp nhận nhiệm vụ, KN phối hợp hỗ trợ, KN kiểm soát cảm xúc, KN đánh giá.
- Giai đoạn 4-5 tuổi, trẻ đã có những dấu hiệu cơ bản và những điều kiện thuận
lợi cho việc giáo dục KNHT so với lứa tuổi trước và điều này sẽ tạo ra những yếu tố
tích cực cho việc giáo dục trẻ ở giai đoạn kế tiếp. Quá trình phát triển KNHT của trẻ
cần bắt đầu từ nhu cầu muốn được chơi/HĐ cùng bạn và những người gần gũi xung
quanh đến việc làm quen dần với các cách thức phối hợp làm việc từ dễ đến khó như:
phối hợp cá nhân; phối hợp luân phiên; phối hợp trực diện cả nhóm. Bên cạnh đó, sự
tự ý thức ngày càng phát triển, giúp trẻ dần dần kiểm sốt cảm xúc và hành vi để
nhóm hợp tác tốt hơn, từ đó KNHT trở nên linh hoạt, sáng tạo trong nhiều tình huống
đa dạng. Do vậy, việc cho trẻ được trải nghiệm các hoạt động hấp dẫn ở trường MN
(Chơi, lao động) với các yếu tố phối hợp cùng nhau sẽ giúp quá trình giáo dục KNHT

cho trẻ 4-5 tuổi đạt hiệu quả.
- Chương trình GDMN đã quan tâm đến vấn đề giáo dục KNHT của trẻ 4-5 tuổi.
Đa số GV xác định được tầm quan trọng của điều này, tuy nhiên vẫn nhiều GV chưa
hiểu đúng hoặc không đầy đủ về KNHT, chưa chú trọng các biện pháp, hình thức tổ
chức các hoạt động nhóm. Việc chú ý rèn luyện các KN thành phần cũng như các


×