Tải bản đầy đủ (.pdf) (48 trang)

Tìm hiểu các hoạt động khuyến nông của cán bộ khuyến xã bàn đạt huyện phú bình tỉnh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.33 MB, 48 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM

HỒNG CƠNG CHỨC

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Tên đề tài:

TÌM HIỂU HOẠT ĐỘNG CỦA CÁN BỘ KHUYẾN NƠNG
XÃ BÀN ĐẠT, HUYỆN PHÚ BÌNH, TỈNH THÁI NGUYÊN

Hệ đào tạo

: Chính quy

Định hướng đề tài

: Hướng ứng dụng

Chun ngành

: Khuyến nơng

Khoa

: Kinh tế & PTNT

Khóa học

: 2013 - 2017


Thái Nguyên, năm 2017


ĐẠI HỌC THÁI NGUN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM

HỒNG CƠNG CHỨC

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Tên đề tài:

TÌM HIỂU HOẠT ĐỘNG CỦA CÁN BỘ KHUYẾN NƠNG
XÃ BÀN ĐẠT, HUYỆN PHÚ BÌNH, TỈNH THÁI NGUYÊN

Hệ đào tạo
Định hướng đề tài

: Chính quy
: Hướng ứng dụng

Chuyên ngành
Khoa
Lớp

: Khuyến nông
: Kinh tế & PTNT
: K45 - KN

Khóa học
Giáo viên hướng dẫn


: 2013 - 2017
: Th.S Dương Xuân Lâm

Cán bộ cơ sở hướng dẫn : Đặng Thị Thu Trang

Thái Nguyên, năm 2017


i

LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành khóa luận này, em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy
Th.S Dương Xuân Lâm đã tận tình hướng dẫn trong suốt quá trình viết Báo
cáo tốt nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trong khoa KT & PTNT trường
Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên đã tận tình truyền đạt kiến thức trong những
năm em học tập. Với vốn kiến thức được tiếp thu trong q trình học tập
khơng chỉ là nền tảng cho q trình nghiên cứu khóa luận mà cịn là hành
trang quý báu để em bước vào đời một cách vững chắc và tự tin.
Em xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo cùng tồn thể nhân viên cơng
chức UBND xã Bàn Đạt huyện Phú Bình tỉnh Thái Nguyên đã cho phép và
tạo điều kiện thuận lợi, để em thực tập tại xã và đặc biệt chị Đặng Thị Thu
Trang CBKN và chú Lưu Thanh Vân cán bộ thú y xã đã tận tình hướng dẫn
em thực tại địa phương.
Cuối cùng em xin kính chúc q thầy cơ dồi dào sức khỏe và thành
công trong sự nghiệp cao quý. Đồng kính chúc các bác,các cơ,chú,anh chị làm
việc tại UBND xã Bàn Đạt luôn dồi dào sức khỏe, đạt được nhiều thành công
tốt đẹp trong công việc.
Xin chân thành cảm ơn !

Thái Ngun, tháng 6 năm 2017
Sinh viên

Hồng Cơng Chức


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Diện tích sử dụng đất tự nhiên của xã Bàn Đạt ............................. 15
Bảng 3.2. Tình hình sản xuất Nơng nghiệp xã Bàn đạt 2014-2016 ............... 17
Bảng 3.3. Tình hình chăn ni của xã Bàn đạt giai đoạn 2014 - 2016. ......... 19
Bảng 3.4 Các buổi tập huấn chuyển giao KHKT đầu năm 2017 ................... 29
Bảng 3.5. Cung ứng giống lúa vụ xuân năm 2017 ........................................ 30
Bảng 3.6. Số buổi CBKN tiếp xúc trực tiếp với dân đầu năm 2017 .............. 31
Bảng 3.7. Phân tích SWOT .......................................................................... 33


iii

DANH MỤC BẢNG HÌNH
Hình 3.1: Ảnh CBKN xã kiểm tra mơ hình lúa và kiểm tra tình hình sâu
bệnh ............................................................................................. 24
Hình 3.2. Ảnh đại diện bên cơng ty phân NPK lâm thao giới thiệu một số
loại phân bón. .............................................................................. 25
Hình 3.3. Sơ đồ mạng lưới KN xã Bàn Đạt .................................................. 26
Hình 3.4. Sơ đồ cầu nối giữa nơng dân và các nhà nghiên cứu ..................... 32


iv


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT

Viết tắt

Nguyên nghĩa

1

CBKN

Cán bộ khuyến nông

2

CBKNV

Cán bộ khuyến nông viên

4

KN

Khuyến nông

5

KNV


Khuyến nông viên

6

KHKT

Khoa học kỹ thuật

7

SX

Sản xuất

8

HTX

Hợp tác xã

9

NN

Nông nghiệp

10

PTNT


Phát triển nông thôn

13

UBND

Ủy ban nhân dân

14

HĐND

Hội đồng nhân dân

15

ND

Nông dân

16

XD

Xây dựng

17

BVTV


Bảo về thực vật


v

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................. i
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................. ii
DANH MỤC BẢNG HÌNH .......................................................................... iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................ iv
MỤC LỤC ..................................................................................................... v
Phần 1. MỞ ĐẦU ......................................................................................... 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................ 2
1.2.1. Mục tiêu chung .................................................................................. 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể .................................................................................. 3
1.3. Yêu cầu ................................................................................................... 3
1.3.1. Về chuyên môn nghiệp vụ ................................................................. 3
1.3.2. Về thái độ ý thức và trách nhiệm ....................................................... 3
1.3.3. Yêu cầu về kỷ luật ............................................................................. 3
1.3.4. Về tác phong, ứng xử ........................................................................ 4
1.3.5. Yêu cầu kết quả đạt được .................................................................. 4
1.4. Nội dung thực tập .................................................................................... 4
1.5. Phương pháp thực hiện ............................................................................ 4
1.6. Thời gian và địa điểm thực tập ................................................................ 5
1.6.1. Thời gian ........................................................................................... 5
1.6.2. Địa điểm ............................................................................................ 5
Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................... 6
2.1. Các khái niệm cơ bản .............................................................................. 6
2.1.1. Khái niệm khuyến nông ..................................................................... 6

2.1.2. Khuyến nông viên cơ sở .................................................................... 7


vi

2.2. Vai trị của cơng tác khuyến nơng............................................................ 8
2.2.1. Vai trị trong sự nghiệp phát triển nơng thơn...................................... 8
2.2.2. Vai trị trong chuyển giao khoa học và cơng nghệ ............................. 8
2.2.3. Vai trò đối với nhà nước .................................................................... 8
2.3. Vai trị của cán bộ khuyến nơng .............................................................. 8
2.4. Cơ sở thực tiễn ...................................................................................... 10
2.4.1. Sự hình thành và phát triển của khuyến nông .................................. 10
Phần 3. KẾT QUẢ THỰC TẬP ................................................................ 14
3.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội........................................... 14
3.1.1. Điều kiện tự nhiên ........................................................................... 14
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ................................................................ 16
3.1.3 Những thành tựu đạt được ................................................................ 22
3.1.4. Những thuận lợi và khó khăn liên quan đến nội dung thực tập........ 23
3.2. Kết quả thực tập .................................................................................... 24
3.2.1 Mô tả nội dung thực tập và những công việc cụ thể tại cơ sở thực tập ........24
3.2.2. Thực trạng CBKN xã Bàn Đạt......................................................... 26
3.2.3. Tổ chức mạng lưới và chức năng nhiệm vụ ..................................... 26
3.2.4. Những hoạt động KN của CBKN xã Bàn Đạt .................................. 29
3.3. Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của CBKN xã Bàn Đạt ..... 32
3.4. Thuận lợi và khó khăn của CBKN ......................................................... 34
3.5. Tóm tắt kết quả thực tập ........................................................................ 34
3.6. Bài học rút ra từ thực tế ......................................................................... 35
3.7. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác khuyến nông ..................... 36
Phần 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................... 38
4.1. Kết luận ................................................................................................. 38

4.2. Kiến nghị ............................................................................................... 39
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 40


1

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Sau hơn 30 năm thực hiện đường lối đổi mới, dưới sự lãnh đạo của
Đảng và Nhà nước, nền nông nghiệp nước ta đã có những bước phát triển
nhanh, đạt nhiều thành tựu đáng ghi nhận. Từ một nước có nền nơng nghiệp
lạc hậu, tự cung, tự cấp, quy mô nhỏ, Việt Nam đã vươn lên thành một nước
có nền nơng nghiệp hàng hóa, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và có tỷ
suất hàng hóa ngày càng lớn, có vị thế đáng kể trong khu vực và thế giới.
Đồng hành cùng người nông dân để chia sẻ những thuận lợi khó khăn
trên con đường hướng tới sự phát triển một nền nông nghiệp hiệu quả và bên
vững là những cán bộ, nhân viên, của hệ thống Khuyến nông Việt Nam. Trải
qua trên 24 năm hoạt động, từ ngày 02/03/1993, hệ thống khuyến nơng Việt
Nam được hình thành, củng cố và ngày càng phát triển tồn diện. Khuyến
nơng khuyến ngư đã tích cực chuyển giao những tiến bộ khoa học kỹ thuật và
công nghệ mới, đào tao, tập huấn nâng cao trình độ kỹ thuật, canh tác cho
người dân, truyền tải kịp thời những chủ trương đường lối, những chính sách
phát triển nông lâm ngư nghiệp của Đảng và Nhà nước. Khuyến nơng Việt
Nam thực sự đã góp phần tạo nên sự tăng trưởng mạnh mẽ về năng suất, chất
lượng sản phẩm nông - lâm - ngư nghiệp, đảm bảo an ninh lương thực, đóng
vai trị quan trọng trong xóa đói giảm nghèo và sự nghiệp phát triển nông
nghiệp, nông thôn và nông dân.
Tuy vậy sau 22 năm thực hiện nghị định 13/CP, cơng tác khuyến nơng
đã gặp khơng ít khó khăn, chưa đáp ứng được hết nhu cầu ngày càng cao của

sản xuất, xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế. Ngày 26/04/2005, Chính phủ
chính thức ban hành Nghị định 56/2005/NĐ-CP về khuyến nông khuyến ngư.


2

Nghị định 56/2005/NĐ-CP ra đời đã quy định rõ hơn về hệ thống tổ chức
khuyến nông, mục tiêu, nguyên tắc, nội dung hoạt động khuyến nông. Mở
rộng đối tượng tham gia đóng góp và hưởng thụ khuyến nơng nhằm thực hiện
mục tiêu xã hội hóa cơng tác khuyến nơng.
Sau 5 năm thực hiện nghị định 56/NĐ-CP vẫn còn nhiều bất cập. Do
vậy ngày 08/01/2010, Chính phủ ban hành Nghị định số 02/NĐ- CP về
khuyến nông để sửa đổi, bổ sung một số nội dung. Trong nghị định này quy
định cụ thể hơn về hoạt động khuyến nông bao gồm: Bồi dưỡng, tập huấn và
đào tạo cho người sản xuất và người hoạt động KN, thơng tin tun truyền,
trình diễn và nhân rộng mơ hình, tư vấn và dịch vụ KN, hợp tác quốc tế về
KN. Tổ chức KN từ Trung ương đến địa phương cũng được quy định rõ hơn
về chức năng, nhiệm vụ, cơ chế quản lý. Các chính sách KN cũng được điều
chỉnh trong quy định này. Đặc biệt bổ sung các chính sách đối với đội ngũ
CBKN cơ sở.
Xã Bàn Đạt là một xã miền núi trung du, người dân chủ yếu sản xuất
nông nghiệp và việc nghiên cứu về các hoạt động của cán bộ KN nhằm tìm
hiểu các cơng việc chun mơn và phát huy mọi tiềm năng về trí tuệ, nâng
cao trình độ và nhiệt huyết nghề nghiệp của đội ngũ cán bộ KN để phát triển
Nơng nghiệp, nơng thơn ở cơ sở nói riêng và cả nước nói chung là việc làm
cần thiết. Từ các đặc điểm thực tế trên em tiến hành nghiên cứu đề tài: “Tìm
hiểu các hoạt động khuyến nơng của cán bộ khuyến xã Bàn Đạt huyện Phú
Bình tỉnh Thái Nguyên”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung

Tìm hiểu được các hoạt động KN của CBKN xã Bàn Đạt huyện Phú
Bình tỉnh Thái Ngun từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
công tác của đội ngũ CBKN xã.


3

1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá điều kiện KTXH của xã Bàn Đạt.
- Đánh giá về chuyên môn:
+ Mô tả các công việc tham gia của tác giả trong thời gian thực tập tại xã.
+ Đánh giá thuận lợi và khó khăn của CNKN xã.
+ Đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội thách thức của CBKN
xã và đề xuất các giải pháp
+ Bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tế.
1.3. Yêu cầu
1.3.1. Về chuyên môn nghiệp vụ
- Biết xác định những thông tin cần cho bài khóa luận, từ đó giới hạn
được phạm vi tìm kiếm, giúp cho việc tìm kiếm thơng tin đúng hướng và
chính xác.
- Các kỹ năng nghiên cứu và đánh giá thông tin, biết xử lý, đánh giá,
tổng hợp và phân tích kết quả thơng tin tìm kiếm được.
- Biết kỹ năng diễn đạt và trình bày thơng tin tìm được phục vụ cho công
tác học tập và nghiên cứu.
- Khả năng xử lý số liệu, tổng quan, tổng hợp các nguồn lực thơng tin
tìm kiếm được. Sử dụng thơng tin có hiệu quả, biết cách vận dụng những
thơng tin tìm được vào giải quyết hiệu quả vấn đề đặt ra.
1.3.2. Về thái độ ý thức và trách nhiệm
- Hoàn thành tốt công việc được giao.
- Chấp hành nghiêm chỉnh nội quy, quy định của UBND xã.

1.3.3. Yêu cầu về kỷ luật
- Chấp hành phân công của khoa, quy chế thực tập của nhà trường và
các quy định của nơi thực tập.
- Đảm bảo kỷ luật lao động, có trách nhiệm trong công việc.


4

- Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của người hướng dẫn tại nơi thực tập.
- Luôn trung thực trong lời nói và hành động.
1.3.4. Về tác phong, ứng xử
- Yêu cầu về tác phong, ứng xử:
+ Luôn giữ thái độ khiêm nhường, cầu thị.
+ Thực tập ngồi trường khơng chỉ là để học tập chun mơn mà cịn là
một dịp tốt để tập làm việc trong tập thể, đặc biệt trong lĩnh vực giao tiếp và
xử thế.
+ Tạo mối quan hệ thân thiện với mọi người trong cơ quan nhưng
không can thiệp vào những việc nội bộ của cơ quan thực tập.
+ Hòa nhã với các nhân viên tại nơi thực tập.
+ Phong cách, trang phục luôn chỉnh tề, phù hợp, lịch sự.
1.3.5. Yêu cầu kết quả đạt được
- Tạo mối quan hệ tốt với mọi người tại cơ quan thực tập.
- Thực hiện công việc với tinh thần trách nhiệm cao góp phần giữ vững
chất lượng đào tạo và uy tín của trường.
- Đạt được các mục tiêu do bản thân đề ra và tích lũy được kinh nghiệm.
1.4. Nội dung thực tập
- Tìm hiểu điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội của xã Bàn Đạt
- Thực trạng sản xuất nơng nghiệp của xã Bàn Đạt
- Tìm hiểu các hoạt động của cán bộ KN của xã Bàn Đạt.
- Thực trạng CBKN xã bàn Đạt.

- Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội thách thức của CBKN xã Bàn Đạt.
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động KN của
CBKN xã
1.5. Phương pháp thực hiện
- Tiếp cận có sự tham gia hướng dẫn của cán bộ khuyến nông xã


5

- Thảo luận, tham vấn cùng cán bộ khuyến nông xã
- Thu thập thông tin thứ cấp: Số liệu trong báo cáo tổng kết tình hình
kinh tế xã hội, Tham khảo các tài liệu liên quan đến tình hình kinh tế, xã hội
của xã nhằm khái quát sự phát triển của cơ sở, những thuận lợi, khó khăn, hạn
chế của cán bộ khuyến nơng. Để từ đó thấy được vai trị, chức năng, nhiệm vụ
của cán khuyến nơng xã
- Thu thập thông tin sơ cấp: Thông qua phỏng vấn cán bộ, tiếp xúc tìm
hiểu trực tiếp CBKN
- Quan sát: Quan sát thực tế tác phong làm việc, cách làm việc và xử lí
cơng việc của CBKN xã
- Sử dụng cơng cụ SWOT để phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, cơ
hội, thách thức của CBKN xã Bàn Đạt
1.6. Thời gian và địa điểm thực tập
1.6.1. Thời gian
Bắt đầu từ ngày 27/02/2017 - Đến ngày 30/05/2017.
1.6.2. Địa điểm
Xã Bàn Đạt - huyện Phú Bình - tỉnh Thái Nguyên


6


Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Các khái niệm cơ bản
2.1.1. Khái niệm khuyến nông
Khuyến nông được tổ chức nhiều cách khác nhau và phục vụ mục đích có
quy mơ khác nhau, vì vậy khuyến nơng là một thuật ngữ khó định nghĩa được một
cách chính xác. Sau đây là một số khá niệm, quan niện về khuyến nông.
Theo nghĩa Hán - Văn: “khuyến” có nghĩa là khuyến khích - khun
bảo - triển khai, “nông” là nông - lâm - ngư nghiệp, nơng dân, nơng
thơn.”Khuyến nơng” nghĩa là khuyến khích mở mang phát triển nông nghiệp.
Khuyến nông được tổ chức nhiều cách khác nhau và phục vụ mục đích
có quy mơ khác nhau, vì vậy khuyến nơng là một thuật ngữ khó định nghĩa
dược một cách chính xác.
“Khuyến nơng khuyến lâm được xem như một tiến trình của việc hịa
nhập các kiến thức khoa học kỹ thuật hiện đại. Các quan điểm kỹ năng để
quyết định cái gi cần làm, cách thức làm trên cơ sở cộng đồng địa phương sử
dụng các nguồn tài nguyên tại chỗ với sự trợ giúp từ bên ngồi để có khả
năng vượt qua trở ngại khó khăn gặp phải”.
“Khuyến nơng khuyến lâm là làm việc với nơng dân, lắng nghe những
khó khăn, nhu cầu và giúp họ tự giải quyết vấn đề của chính họ”.
“Khuyến nông là chỉ tất cả các hoạt động liên quan đến sự nghiệp phát
triển nơng thơn,đó là hệ thống giáo dục khơng chính thức, ngồi nhà trường
trong đó có người già người trẻ học bằng cách thực hành”.
Qua rất nhiều các khái niệm trên ta có thể hiểu khuyến nơng theo hai nghĩa:


7

Theo nghĩa rộng:
Khuyến nông là khái niệm chung chỉ tất cả những hoạt đọng hỗ trợ sự

nghiệp xây dựng và phát triển nơng thơn. Khuyến nơng ngồi việc hướng dẫn
cho nơng dân tiến bộ KHKT mới, cịn giúp họ biết liên kết lại với nhau, tiêu
thụ sản phẩm, hiểu biết các chính sách pháp luật, đường lói của Đảng và Nhà
nước, giúp nông dân phát triển khả năng tự quản lý, điều hành tổ chức các
hoạt đọng xã hội như thế nào cho ngày càng tốt hơn.
Theo nghĩa hẹp:
Khuyến nông là một tiến trình giáo dục khơng chính thức mà đối tượng
của nó là nơng dân. Tiến trình này đem lại cho nông dân những thông tin và
lời khuyên giúp họ giải quyết những vấn đề hoặc khó khăn trong cuộc sống.
Khuyến nông hỗ trợ phát triển các hoạt động, nâng cao hiệu quả canh tác để
không ngừng cải thiện chất lượng cuộc sống của nơng dân và gia đình họ.
2.1.2. Khuyến nông viên cơ sở
Trong hệ thống khuyến nông Việt Nam (KNV) cơ sở là lực lượng làm
công tác KN trực tiếp ở xã, thôn, bản. Đây là tuyến đầu của công tác khuyến
nông đối với phát triển sản xuất và kinh doanh ở nơng thơn. Ngồi ra cịn có
các thành viên ban quản lý HTX dịch vụ nơng nghiệp, thành viên các hội phụ
nữ, hội nông dân, hội cựu chiến binh, đồn thanh niên, trưởng xóm.
Về tính chun trách có thể chia làm hai loại: Khuyến nơng chun
trách và khuyến nông bán chuyên trách:
Khuyến nông chuyên trách là CBKN công tác KN do Nhà nước tuyển
dụng và trả lương. Đây là lực lượng nòng cốt trong chuyển giao TBKHKT về
sản xuất nông nghiệp ở nông thôn thông qua các hình thức tập huấn, xây dụng
mơ hình trình diễn, tổ chức hội nghị, tham quan và thông tin khuyến nông.
Khuyến nông bán chuyên trách là các thành viên trong hội phụ nữ,
đồn thanh niên, hội nơng dân, hội làm vườn, các nhà doanh nghiệp. Những


8

thành viên này ngồi chức năng chun mơn của mình cũng gián tiếp hoặc

trực tiếp làm công tác khuyến nông nhưng ở mức đọ và phạm vi nhất định
2.2. Vai trị của cơng tác khuyến nơng
2.2.1. Vai trị trong sự nghiệp phát triển nông thôn
Trong điều kiện nước ta hiện nay, khoảng 70% dân số sống ở các vùng
nông thôn với khoảng 60% lao động xã hội để sản xuất ra nơng sản thiết yếu
để cung cấp cho tồn bộ xã hội như lương thực, thực phẩm, nguyên liệu cho
công nghiệp chế biến.Khuyến nơng đã góp phần vào sự tăng trưởng mạnh mẽ
về năng suất, chất lượng nông,lâm, ngư nghiệp. Đảm bảo an ninh lương thực,
đóng vai trị quan trọng trong cơng tác xóa đói giảm nghèo và sự nghiệp phát
triển nơng nghiệp, nơng thơn và nơng dân. Do đó, KN có vai trị quan trọng
trong sự nghiệp phát triển nơng thơn.
2.2.2. Vai trị trong chuyển giao khoa học và công nghệ
Khuyến nông là cầu nối quan trọng giữa nông dân với các Viện nghiên
cứu, các trường Đại học, các nhà khoa học.Nhờ vậy các KHKT nhanh chóng
được triển khai và áp dụng trong thực tiễn.
2.2.3. Vai trò đối với nhà nước
Khuyến nông khuyến lâm là một trong những tổ chức giúp nhà nước
thực hiện các chính sách, chiến lược và phát triển nông lâm nghiệp, nông thôn
và nông dân.
Là cầu nối để cung cấp những thông tin về những nhu cầu nguyện vọng
của nông dân đến các cơ quan nhà nước, nhờ đó nhà nước sẽ đưa ra các chính
sách và giải pháp phù hợp.
2.3. Vai trị của cán bộ khuyến nơng
Cơng tác khuyến nơng có đạt hiệu quả cao hay không là phụ thuộc rất
lớn vào người CBKN. Vì người CBKN chịu trách nhiệm cung cấp thơng tin,
giúp nông dân hiểu được và đưa ra những quyết định cụ thể như trồng một


9


loại cây giống mới, nuôi một loại vật nuôi mới, áp dụng những KHKT mới…
Khi người nông dân quyết định thì người CBKN cần chuyển giao kiến thức
để nơng dân áp dụng thành cơng kĩ thuật đó. Người CBKN được đào tạo để
thực hiện nhiệm vụ, được trang bị đầy đủ các kiến thức và kỹ năng để giúp đỡ
người nông dân. Tuy nhiên, khi làm nhiệm vụ khuyến nông, người CBKN cần
phải dựa vào đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước.
Theo quan điểm khuyến nơng mới thì người CBKN ít bị ràng buộc hơn
về những chỉ tiêu kế hoạch cụ thể của từng chương trình khuyến nơng. Điều
quan trọng hơn là từ các mục tiêu, nhiệm vụ của chương trình khuyến nơng
thì người CBKN phải chủ động,nỗ lực cố gắng động viên,tổ chức người nông
dân tham gia vào các hoạt động khuyến nông. Muốn vậy người CBKN cần
thường xuyên hỗ trợ lắng nghe giúp đỡ người nông dân để phát triển tiềm
năng và sáng kiến của họ giúp họ giải quyết những vấn đè khó khăn trong
cuộc sống.
Mỗi người CBKN sẽ có những vai trị sau:
1. Người đào tạo

5. Người cố vấn

9. Người cung cấp

2. Người tổ chức

6. Người bạn

10. Người thông ti

3. Người lãnh đạo

7. người tạo điều kiện


11. Người hành động

4. Người quản lý

8. Người mơi giới

12. Người trọng tài

Trong các buổi tập huấn thì người CBKN sẽ đóng vai trị là người đào
tạo, người tổ chức, người trọng tài, người lãnh đạo, người bạn, người tạo điều
kiện cho các học viên trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau. Trong các chương trình
nghiên cứu chuyển giao cơng nghệ thì người CBKN là người mơi giới giữa
các trung tâm nghiên cứu và nông dân để đưa ra các TBKT áp dụng vào thực
tiễn sản xuất.Bên cạnh đó người CBKN cũng là người cung cấp thông tin hai
chiều người cố vấn cho nông dân về thông tin thị trường tiêu thụ sản phẩm
nơng nghiệp. Người CBKN cịn là người hành động cùng nơng dân trong các
mơ hình có như vậy thì mới tạo được lịng tin của người nông dân.


10

Từ những điều trên cho chúng ta thấy vai trò rất quan trọng của người
CBKN trong sự nghiệp PTNT. Vì thế người CBKN cần hiểu rõ tầm quan
trọng của mình và ln chấp nhận những khó khăn và thách thức để hồn
thành tốt vai trị của mình.
2.4. Cơ sở thực tiễn
2.4.1. Sự hình thành và phát triển của khuyến nơng
2.4.1.1. Trên thế giới
Tại Mỹ

Năm 1845 tại Ohio, N.S Townshned chủ nhiệm khoa Nông Học đề
xuất việc tổ chức những câu lạc bộ nông dân tại các quận, huyện và sinh hoạt
định kỳ. Đây là tiền thân của khuyến nông tại Mỹ. Năm 1907, 42 trường đại
học trong 39 bang đã thực hiện công tác khuyến nông. Năm 1910, 35 trường
Đại học đã có bộ mơn khuyến nơng.
Năm 1914 tổ chức khuyến nơng được thành lập chính thức tại Mỹ, có
1861 hội nông dân với 3050150 hội viên. (Lành Ngọc Tú, bài giảng Phương
pháp khuyến nông, 2015)
Tại Anh
Thuật ngữ University Extension hay Extension of University lần đầu
tiên được sử dụng ở Anh vào những năm 1840.
Những năm 1866 thuật ngữ “Extension” và “Agricultural Extension”
được sử dụng ở Anh. Jemes Stuart thành viên trường Đại học Cambridge
giảng bài cho Hiệp hội phụ nữ và những người làm việc ở miền Bắc nước
Anh. Jemes Stuart thường được coi là “người cha đẻ của phổ cập Đại
học”.Năm 1876, trường Đại học Luân Đôn và năm 1878 trường Đại học
Oxford cũng dạy theo chương trình đào tạo này, và từ năm 1880 hoạt động
này trở thành một phong trào.
Tại Ấn Độ
Tổ chức khuyến nông ra đời từ năm 1950 tổ chức đào tạo theo 5 cấp:
Quốc gia, cấp vùng, cấp bang, cấp huyện và cấp xã. Do làm tốt công tác


11

khuyến nơng nên Ấn Độ có một nền nơng nghiệp phát triển mạnh mẽ. Mở đầu
là công cuộc “cách mạng xanh” đã giải quyết cơ bản về lương thực. Sau đó
“cách mạng trắng” với phong trào sản xuất sữa và Ấn Độ tiếp tục phát triển
cuộc “cách mạng nâu” phát triển chăn ni bị.
Tại Trung Quốc

Trung Quốc là một nước đông dân nhất thế giới, nhưng nền nông nghiệp
Trung Quốc không những đủ cung cấp nhu cầu trong nước mà cịn là một
trong những nước xuất khẩu nơng sản lớn nhất Thế giới. Theo Jinguguan:
‘Hiện nay và trong tương lai, KN vẫn đóng vai trị quan trọng đối với nền
nơng nghiệp Trung Quốc”.
Qua nhiều năn vận dụng những chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế,
nông nghiệp Trung Quốc trải qua rất nhiều bước thăng trầm. Trước những
năm 90 của thế kỉ XX , nông nghiệp Trung Quốc chỉ bằng mục tiêu tăng sản
lượng và số lượng, các loại vật tư phục vụ sản xuất nơng nghiệp như phân bón
thuốc trừ sâu ồ ạt tung ra thị trường. Thanh niên nơng thơn ra thành phố kiếm
việc làm vì thu nhập từ nông nghiệp quá thấp.
Từ năm 1995 trở đi, Trung Quốc áp dụng chính sách hỗ trợ nơng nghiệp
sản xuất sản phẩm chất lượng cao. Các chương trình khuyến nơng chuyển
giao giống cây trồng, lúa lai chất lượng cao, sản xuất đỗ tương xuất khẩu kết
hợp cải tạo đất. Dự án sản xuất giống vật nuôi, nâng cao sản lượng sữa được
tập trung góp phần nâng cao thu nhập và chất lượng cuộc sống cho nông dân.
Cơ sở hạ tầng nơng thơn được đầu tư xây dựng góp phần đẩy mạnh tiêu thụ
sản phẩm thơng qua chương trình khuyến nơng quốc gia, giống mới được
cung cấp cho người dân gần như cho không, hàng loạt các hoạt động tập huấn
được tổ chức, các mơ hình trình diễn giúp người nơng dân nắm bắt những kỹ
thuật mới. Nhờ những chính sáh đúng đắn của nhà nước và hoạt động hiệu
quả của khuyến nông, nông nghiệp Trung Quốc đã đạt được kết quả bất ngờ
trong vài năm thực hiện.


12

20 năm gần đây Nhà nước Trung Quốc đã đầu tư đồng bộ cả về hệ
thống tổ chức, cơ sở thiết bị nghiên cứu cho khuyến nông, nhờ vậy đời sống
của khuyến nông viên được nâng cao.

Cuối năm 1997, trên tồn đất nước Trung Quốc đã có hơn 48.500 tổ chức
khuyến nông với hơn 317.00 khuyến nông viên từ trung ương tới địa phương. Hiện
nay khuyến nôngTrung Quốc là một hệ thống hồn thiện trên quy mơ cả nước sau
nhiều năm không ngừng củng cố (Phạm Kiều Oanh, 2006).
Tại Thái Lan
Ngày 20/10/1967 Chính phủ Thái Lan mới có quyết định thành lập tổ
chức khuyến nông. Tuy ra đời hơi muộn so với một số nước khác nhưng
Chính phủ Thái Lan đặc biệt quan tâm tới hoạt động này. Hàng năm Chính
phủ Thái Lan chi từ 120-150 triệu USD thậm chí 200 triệu USD đầu tư cho
hoạt động khuyến nông. Thái Lan cho đến nay có một hệ thống khuyến nơng
khá mạnh. Ở Bộ nơng nghiệp thủy sản có cục khuyến nơng, ở cấp tỉnh có
Trung tâm khuyến nơng, ở cấp huyện có Trạm khuyến nơng.
2.4.1.2. Lịch sử khuyến nơng Việt Nam
Cùng với sự PT của KN thế giới, KN Việt Nam cũng được hình thành
và phát triển từ rất sớm.
Cách đây hơn 2000 năm, các vua Hùng đã trực tiếp dạy dân làm NN:
gieo hạt, cấy lúa, mở cuộc thi để các hồng tử, cơng chúa có cơ hội trổ tài, chế
biến các món ăn độc đáo bằng nơng sản tại chỗ. Công chúa Thiều Hoa là
người đầu tiên dạy dân chăm tằm dệt lụa.
Vua Lê Đại Hành, là ông vua đầu tiên đích thân đi cày ruộng tịnh điền
ở Duy Tiên, Hà Nam ngày nay.
Ở thời nhà Lê, đã có những chính sánh PT NN để động viên ND tích
cực tham gia SX. Triều vua Lê Thái Tơng 1492, mỗi xã có 1 xã trưởng phụ
trách NN và đê điều. Triều đình ban bố chiếu KN, chiếu lập đồn điền và đầu
tiên sử dụng cụm từ “ KHUYẾN NÔNG” trong bộ luận Hồng Đức.


13

Dưới chế độ Sài Gòn cũ (1960), thành lập nha KN chuyên lo PTNN, PTNT.

Từ sau cách mạng tháng 8/1945 - 1958. Chủ Tịch Hồ Chí Minh đặc biệt
quan tâm tới NN, người kêu gọi quốc dân “tăng gia sản xuất! Tăng gia sản xuất
ngay! Tăng gia sản xuất nữa! Đó là những việc cấp bách của chúng ta lúc này”.
Từ năm 1958 - 1975 NN miền Bắc Việt Nam phát triển trong sự tác động
tực tiếp của mơ hình hợp tác xã NN. Từ tổ đổi công (1956), đến hợp tác xa bậc
thấp ( 1960), đến hợp tác xã bậc cao (1968), đến hợp tác xã toàn xã (1974).
Từ 1976 - 1988, NN Việt Nam thống nhất thành một mối, tiềm năng và
thế mạnh của 2 miền Bắc - Nam được bổ sung cho nhau và cùng nhau phát
triển theo một đường lối chung là hợp tác hóa NN. Ngày 13/1/1981, chỉ thị
100 CT/TW của ban bí thư TW đảng về “cải tiến cơng tác khốn, mở rộng
khốn sản phẩm đến nhóm và người lao động trong hợp tác xã NN”( gọi tắt là
khoán 100). Tháng 12/1986, đại hội VI, đảng cộng sản Việt Nam đã đề ra
đường lối mới trong lãnh đạo và quản lý kinh tế. Và nghị quyết 10 của bộ
chính trị TW Đảng Cộng Sản Việt Nam khóa VI( 5/4/1988) về quản lý đổi
mới trong NN nhằm giải phóng SX trong NT đến từng hộ ND, khẳng định hộ
xã viên là đơn vị kinh tế tự chủ ở NT.
Năm 1993, cục khuyến lâm được thành lập vừa quản lý nhà nước vừa
làm KN.
Ngày 2/3/1993, chính phủ ra nghị định 13/CP về công tác KN.
Năm 2001 trung tâm KN TW ra đời, trực thuộc cục KN.
Năm 2003 trung tâm KN quốc gia được thành lập.
Ngày 26/4/2005 nghị định số 56/2005NĐ-CP được ban hành về khuyến
nông - khuyến ngư.
Ngày 8/1/2010 chính phủ ban hành nghị định 02/2010/NĐ-CP thay thế
cho nghị định 56 nhằm đỏi mới công tác KN phù hợp với thực tiễn SX.


14

Phần 3

KẾT QUẢ THỰC TẬP
3.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lí
Xã Bàn Đạt là 1 xã trung du miền núi bắc bộ thuộc huyện Phú Bình
có vị trí theo tọa độ 21°33’55” độ vị Bắc đến 105°56’13” độ kinh Đơng.
Xã Bàn Đạt cách thị trấn huyện Phú Bình 18 km, Địa giới hành chính xã tiếp
giáp với các đơn vị hành chính như sau:
- Phía Ðơng giáp xã Tân Lợi huyện Đồng Hỷ.
- Phía Tây giáp xã Đồng Liên.
- Phía Nam giáp xã Đào xá.
- Phía Bắc giáp xã Nam Hịa huyện Đồng hỷ.
3.1.1.2. Thuận lợi và khó khăn của xã Bàn Đạt.
- Thuận lợi:
Được sự quan tâm chỉ đạo của Huyện uỷ - HĐND - UBND huyện và
các phịng, ban chun mơn của huyện Phú Bình và sự giám sát trực tiếp của
HĐND xã, cùng với sự đoàn kết, thống nhất của cán bộ và nhân dân các dân
tộc trên địa bàn xã trong thực hiện các nhiệm vụ chính trị ở địa phương, đồng
thời đã cố gắng khắc phục những khó khăn, hạn chế thực hiện các mục tiêu
phát triển kinh tế - xã hội
- Khó khăn:
Là xã miền núi, kinh tế chủ yếu sản xuất nơng nghiệp, mang tính chất
manh mún, nhỏ lẻ, trình độ thâm canh, canh tác còn nhiều hạn chế, phần lớn
diện tích đất canh tác cịn phụ thuộc vào tự nhiên, thời tiết diễn biến phức tạp, rét
đậm, rét hại đầu năm, sâu bệnh hại trên cây trồng, giá cả thị trường thường


15

xuyên có biến động bất lợi đã tác động trực tiếp vào các mặt hàng nông nghiệp

của địa phương, bên cạnh đó hệ thống giao thơng cị nhiều khó khăn, chưa đồng
bộ, lầy lội vào vào mưa, đã gây ảnh hưởng trực tiếp đến q trình lưu thơng hàng
hóa ra, vào địa bàn, giá một số số mặt hàng nông nghiệp xuống thấp, làm ảnh
hưởng đến phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội ở địa phương.
3.1.1.3. Hiện trạng sử dụng đất của xã Bàn đạt.
Bảng 3.1: Diện tích sử dụng đất tự nhiên của xã Bàn Đạt
STT

Mục đích sử dụng



Tổng diện tích đất
1

Đất Nơng Nghiệp

1714,51
NNP

Đất trồng lúa
Đất trồng cây hàng năm khác

BHK

129,80

Đất trồng cây lâu năm khác

LNK


234,63
7

Đất lâm nghiệp

3

1519,41
463,98

Đất trồng rau

2

Diện tích (ha)

676,40

Đất phi nơng nghiệp

PNN

161,30

Đất ở Nơng thơn

ONT

33,30


Đất chun dùng

CDG

116,50

Đất tơn giáo tín ngưỡng

TTN

3,90

Đất nghĩa trang, nghĩa địa

NTD

3,80

Đất sông suối

SON

10,30

Đất chưa sử dụng

0,50

(Nguồn: UBND xã Bàn Đạt, năm 2016)

Từ bảng 3.1 trên ta thấy tổng diện tích đất tự nhiên là 1714,51 ha, diện
tích đất Nơng nghiệp chiếm tới 1519,41 ha, trong đó diện tích đất Lâm nghiệp
chiếm tới 676,40 ha đây là điều kiện thuận lợi cho phát triển nông lâm nghiệp.


16

3.1.1.4. Khí hậu
Điệu kiện khí hậu tương đối thuận lợi, xã có thời tiết mang tính chất
nhiệt đới gió mùa. Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa có 4 mùa rõ rệt:
Xn, Hạ, Thu, Đơng. Mùa hè thì nắng nóng cịn vào mùa đơng, chịu ảnh
hưởng của gió mùa đơng bắc lạnh và ẩm ướt. Do đó, ít nhiều ảnh hưởng tới
đời sống của ND trong vùng.
Độ ẩm chiếm 85% đây là điều kiện thích hợp cho cây trồng sinh
trưởng và phát triển.
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
3.1.2.1 Về nông nghiệp
Lĩnh vực sản xuất nông nghiệp gặp khơng ít những khó khăn về thời
tiết, lũ lụt, rét đậm, rét hại kéo dài, giá cả vật tư, phân bón, thuốc trừ sâu tăng
cao, giá bán các mặt hàng nông nghiệp không ổn định, sâu bệnh hại lúa tác
động trực tiếp đến năng suất, sản lượng cây trồng. Nhưng với sự chỉ đạo của
Đảng và tích cực của đội ngũ cán bộ và nhân dân đã từng bước khắc phục.
Trong những năm qua tình hình sản xuất nơng nghiệp tại xã Bàn Đạt
có những chuyển biến tốt. Người dân nắm bắt và áp dụng được những
chuyển giao KHKT từ CBKN xã và áp dụng vào thực tế từ đó đạt được
những thành quả cao.


17


Bảng 3.2. Tình hình sản xuất Nơng nghiệp xã Bàn đạt 2014-2016
Năm 2014
Cây
trồng
Lúa
(2 vụ)

Năm 2015

Diện

Năng

Sản

tích

suất

lượng

(ha) (tạ/ha) (tấn)
710,36

Diện

Năng

Sản


suất lượng tích

suất

lượng

Diện Năng
tích

Năm 2016
Sản

(ha) (tạ/ha) ( tấn ) (ha) (tạ/ha) (tấn)

49,3 3509,03 710,9

50

3565,4 724,4

50,1 3630,5

Ngô

141,32 41,06 580,38 171,75 41,4

709,5 159,8 41,02 655,53

Lạc


109,6

88,4

11,3 123,86

68

13

63,7

14

89,8

(Nguồn: UBND xã Bàn Đạt, năm 2016)
Qua bảng 3.2 ta thấy:
Diện tích gieo cấy lúa của xã Bàn đạt từ 2014 đến 2016 có sự thay
đổi nhẹ về tăng diện tích gieo trồng từ 710,36 ha tăng lên 724,4 ha, năng
suất tăng từ 49,3 lên 50,1tạ/ha từ đó cho thấy sự ổn định qua các năm.
Diện tích trồng ngơ có biến động qua các năm, năm 2014 - 2015
diện tích từ 141,32 tăng lên 171,75 ha, năm 2015 - 2016 diện tích giảm từ
171,75 xuống cịn 159,8 ha. Nhìn chung năng suất trung bình giảm qua
các năng nhưng khơng đáng kể.
Diện tích trồng lạc từ 2014 đến 2016 giảm mạnh, năm 2014 diện
tích đất trồng lạc là 109,6 ha, đến năm 2016 giảm xuống cịn 63,7 ha,
nhưng năng suất trung bình lại tăng, năm 2014 là 11,3 tạ/ha đến năm 2016
đã tăng lên đến 14 tạ/ha.
3.1.2.2 Về lâm nghiệp

Trong những năm gần đây xã Bàn đạt đã thực hiện trồng rừng theo dự
án 447, tiến hành trồng chuyển đổi diện tích rừng đã đến tuổi thu hoạch vào
trồng mới các loại cây từ cây bạch đàn kém phát triển sang cây keo và được
thực hiện nghiêm túc, đúng quy trình, tuy nhiên có một số diện tích rừng


×