Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Thuat ngu kham thai ba bau can biet

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (94.68 KB, 3 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

Thuật ngữ khám thai bà bầu cần biết


<b>Tìm hiểu những thuật ngữ trong kết quả khám thai là điều cần thiết với những người </b>
<b>lần đầu làm mẹ. </b>


Trong quá trình mang thai thì việc hết sức quan trọng mà các bà mẹ cần làm đó là thăm khám
thai định kỳ nhằm theo dõi sức khỏe của bà mẹ và sự phát triển của thai nhi. Và việc tìm hiểu
những thuật ngữ trong kết quả khám thai là điều cần thiết với những người lần đầu làm mẹ.
<b>Tuổi thai</b>


Số tuần mang thai của bạn, tính từ ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng.
<b>Xét nghiệm nước tiểu</b>


Mẫu nước tiểu được đem đi xét nghiệm tại mỗi lần khám thai theo định kỳ, cho biết những
điều sau:


- Có đường: đây có thể là một dấu hiệu của tiểu đường thai kỳ (chứng tiểu đường trong thời
kỳ mang thai). Nếu đường xuất hiện lặp lại, xét nghiệm máu là cần thiết.


- Albumin (Alb): protein này có thể là dấu hiệu của tiền sản giật (triệu chứng nặng của thai
kỳ ảnh hưởng đến nhau thai). Nhiều phụ nữ được phát hiện có protein trong nước tiểu ở một
vài thời điểm trong thai kỳ. Dù protein trong nước tiểu là khá phổ biến nhưng nó vẫn cần
được xem xét cẩn thận.


- Ketones: hóa chất này được sản xuất khi cơ chế đốt cháy chất béo của cơ thể hoạt động
không đúng. Có thể xảy ra khi bạn mắc tiểu đường thai kỳ, ăn uống không đủ hoặc khi bạn bị
ốm.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<i>Tuổi thai là số tuần mang thai của bạn, tính từ ngày đầu tiên</i>
<i>của kỳ kinh cuối cùng. (ảnh minh họa)</i>



<b>Áp suất máu (huyết áp)</b>


Áp suất máu được viết bởi hai số, chẳng hạn 120/70. Trong thai kỳ, huyết áp bình thường ở
mức giữa 95/60 và 135/85.


<b>Ngơi thai</b>


Ngơi thai liên quan đến vị trí đỉnh đầu bé ở trong xương chậu của mẹ.
<b>Tim thai</b>


Khoảng tuần thứ 12, bác sĩ có thể nghe rõ ràng nhịp tim của bé.
FHH hay H: nghe được tim thai.


FHNH: chưa nghe được tim thai nhưng không cần lo lắng.
FMF: cảm nhận được thai di chuyển.


<b>Phù</b>


Thuật ngữ y tế chỉ sự sưng lên và trữ nước, phổ biến ở chân, mắt cá chân, tay khi có thai do
cơ thể giữ lại nhiều chất lỏng hơn. Nó cũng có thể là dấu hiệu của tiền sản giật, cần được
kiểm tra bởi bác sĩ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3></div>

<!--links-->

×