Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

phuong phap giai hoa hay cho bai tap kho

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (109.68 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>ĐINH CÔNG PHO – BK44 – THPT NHO QUAN B-TỈNH NINH BÌNH. PHƯƠNG PHÁP CHỌN MỐC SO SÁNH ĐINH CÔNG PHO THPT NHO QUAN B TỈNH NINH BÌNH Chúng ta đã biết rất nhiều phương pháp để giải nhanh một bài tập hóa học như các phương pháp bảo toàn ( bảo toàn electron, bảo toàn khối lượng,bảo toàn điện tích,bảo toàn nguyên tố , bảo toàn số khối…..).Ngoài ra còn có tăng giảm khối lượng,đường chéo, trung bình, tự chọn lương chất…Tất cả các phương pháp đều nhằm mục đích là giúp mọi người có thể giải nhanh một bài tập trắc nghiệm.Nhưng có một phương pháp mà ít ai để ý tới, dù đã có từ rất lâu , đó là chon mốc so sánh.Bài tập dạng này thường phức tạp , dài dòng ,khó xử lý, chia nhiều trường hợp , để làm đủ hết thì mất 5-10 phút là còn ít.Vậy nên khi gặp bài tập trắc nghiệm dạng này thì mọi người sẽ thấy nản,có lẽ đến 80% sẽ RANDOM…Chính vì vậy , tôi mong bài viết này có thể giúp mọi người có thêm kinh nghiệm để giải nhanh bài tập dạng này, không thấy nản khi quá phức tạp… Bài viết dựa trên những kinh nghiệm học tập được tứ năm lớp 10 dưới sự chỉ bảo của thày giáo Vũ Việt Hùng ..Do kiến thức còn hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu sót , mong mọi người thông cảm….. Bây giờ, chúng ta sẽ bắt đầu vào ‘chọn mốc so sánh ’ …. VD1.Cho 1,7g hỗn hợp Fe,Mg tác dụng với 500 ml dung dịch CuSO4 nồng độ a M.Để phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 2,3g kim loại và dung dịch X.Cho X tác dụng với NaOH dư thu được kết tủa Y.Nung Y ngoài không khí tới khối lượng không đổi thu được 1,5g chất rắn.Tìm a. A.0,0125 B.0,025 C.0.05 D.0,1 Giải Nhận xét : từ 1,7g kim loại cuối cùng tạo ra 1,5g rắn là hỗn hợp oxit  kim loại dư. Đề bài thường cho dư chỉ một chất(rất hiếm khi cho dư cả ) nên ta chon chất dư là Fe vì Mg có tính khử mạnh hơn Fe,theo thứ tự thì Mg phản ứng hết thì Fe mới phản ứng. Đặt số mol lần lượt là Mg Fe phản ứng Fe dư a b c Phương trình khối lượng 24a + 56b+ 56c = 1,7 Do Mg và Fe đều phản ứng với Cu theo tỉ lệ 1:1 nên ta có phương trình theo khối lượng thứ hai là 64a + 64b + 56c = 2,3 Hỗn hợp Y gồm Fe2O3 và MgO theo giả thiết ta có phương trình theo khối lượng thứ ba là 40a + 80b = 1,5 Tài liệu viết dưới sự hướng dẫn Th.s Vũ Việt Hùng và kinh nghiệm học được.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> ĐINH CÔNG PHO – BK44 – THPT NHO QUAN B-TỈNH NINH BÌNH. Giải hệ ta được a = b = c = 0,0125 mol Số mol Cu = a + b = 0,025 mol  a = 0,05 M .đáp án C Trường hợp trên là khối lượng oxit nhỏ hơn khối lượng kim loại.Còn trường hợp ngược lại thì sao ? Chúng ta sẽ xét tiếp ví dụ sau. VD2.Cho 10,72g Fe,Cu tác dụng với 500 ml dung dịch AgNO3 a M.Phản ứng xong thu được 35,84g kim loại và dung dịch X.Cho X tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được chất rắn.Nung chất rắn tới khối lượng không đổi ngoài không khí thu được 12,8g chất rắn.Tìm a. A.0,06 B.0,1 C.0,32 D.0,64 Giải Không thể lập luận như trước mà chúng ta dựa vào ….. Giả sử Fe và Cu phản ứng hết với số mol Fe là a,Cu là b thì ta có 56a + 64 b = 10,72 và 216a + 216b = 35,84 có nghiệm âm. Giả sử là sai.vậy thì như trước,đặt số mol lần lượt là Fe Cu phản ứng Cu dư a b c Ta có : 56a + 64b +64c = 10,72 216a + 216b + 64c = 35,84 80a + 80b = 12,8 a = 0,1 b =0,06 c = 0,02 Số mol Ag = 0,1*2 +0,06*2 = 0,32mol Nồng độ a = 0,64 M Đáp án D. VD3.Cho 1,58 hỗn hợp Fe, Mg tác dụng với 125 ml dung dịch CuCl2 chua rõ nồng độ thu được 1,92g kim loại và dung dịch X.Cho X tác dụng với NaOH thu được kết tủa.Nung kết tủa đến khối lượng không đổi thu được 0,7g chất rắn.Tìn nồng độ dung dịch CuCl2 Đáp án 0,1 M VD4.Bài toán mốc so sánh về cho CO2 tác dụng với dung dịch NaOH tạo ra chất tan. Cho V lit CO2 hấp thụ hết vào 500 ml dung dịch NaOH 0,5 M thu được 17,9g chất tan.Hỏi giá trị của V. Giải Số mol NaOH là 0,25 mol Ta có các mốc sau để so sánh : Tạo ra NaHCO3 Na2CO3 NaOH (không có CO2 ) Số gam 21 13,25 10 Do số gam chất tan la 17,9g nên tạo ra hai muối đặt số mol của NaHCO3 và Na2CO3 lần lượt là x và y ta có: Bảo toàn Na x + 2y = 0,25 Tài liệu viết dưới sự hướng dẫn Th.s Vũ Việt Hùng và kinh nghiệm học được.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> ĐINH CÔNG PHO – BK44 – THPT NHO QUAN B-TỈNH NINH BÌNH. Khối lượng 84x + 106y = 17,9 Ta được x = 0,15 y = 0,05  số mol CO2 là 0,02  V = 4,48 lit MỘT SỐ DẠNG KHÓ THƯỜNG GẶP VD5 Hòa tan m (g) ZnSO4 vào nước thu được dung dịch X.Cho dung dịch X tác dụng với 110 ml dung dịch NaOH 2M thu được 3a mol kết tủa.Nếu cho dung dịch X tác dung với 140 ml NaOH 2M thu được 2a mol kết tủa.Tìm m. Giải .Ta có 0,22 mol NaOH  3a mol kết tủa 0,28 mol NaOH  2a mol kết tủa Chọn mốc kết tủa lớn nhất là 3a  a = 0,03666 mol Số mol OH- gia tăng = 0,06  a = 0,03 mol (2 mol OH hòa tan 1 mol kết tủa) Loại phương án này. Kết tủa đã tan ra . Từ a =0,03 ta được 3a = 0,09 và 2a = 0,06 Áp dụng công thức tính nhanh đối với Zn trong trường hợp này (công thức chứng minh rất dễ, bạn có thể tự chứng minh được) : nOH = 4nZn – 2nkết tủa Thay vào ta được số mol ZnSO4 = 0,1 mol  m = 16,1 g VD6. Hòa tan m (g) AlCl3 vào nước thu được dung dịch X.Cho X tác dụng với 620ml dung dịch NạOH 0,5M thu được 3a mol kết tủa.Nếu cho X tác dụng với 680 ml dung dịch NaOH 0,5M thì thu được 2a mol kết tủa.Hỏi m ? Giải Tương tự như trên ta có a = 0,03 (do 1 mol OH hòa tan 1 mol kết tủa) Áp dụng công thức tính nhanh với Al trong trường hợp này là nOH = 4nAl – nkết tủa  nAl = 0,1 mol  m = 7,8 g VD7.Cho 500 ml dunh dịch H3PO4 0,1M tác dụng với 200 ml dung dịch K3PO4 0,05M và KỌH xM thu được dung dịch Y chứa 11,58 g 2 chất tan.Hỏi giá trị của x. Giải Số mol H3PO4 = 0,05 mol Số gam K3PO4 ban đầu là 2,12g  số gam chất tan còn lại là 9,46g Chọn mốc so sánh.Có 0,05 mol H3PO4 thi có thể có các mốc sau K3PO4 K2HPO4 KH2PO4 10,6g. 8,7g. 6,8g. Tài liệu viết dưới sự hướng dẫn Th.s Vũ Việt Hùng và kinh nghiệm học được.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> ĐINH CÔNG PHO – BK44 – THPT NHO QUAN B-TỈNH NINH BÌNH. Kết luận tạo ra 2 muối K3PO4 và K2HPO4 với số mol lần lượt là x và y ta có. 212x + 174y = 11,58 (gộp cả ban đầu vào tính cho dễ ) và. 0,06 (bảo toàn P ). x+y=.  x = y = 0,03 .. Bảo toàn K ta đươc số mol KOH = 0,12 mol  x = 0,6M VD8.Cho 1,27 g FeCl2 tác dụng với 100 ml dung dịch AgNO3 xM.Phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 3,41g chất rắn.Hỏi giá trị của x. Giải Số mol FeCl2 = 0,01mol Ta cũng không biết là phản ứng hết hay còn dư. Giả sử tạo hết AgCl có số gam = 2,87 còn 1,08 g kim loại Ag có số mol = 0,01 mol. Bảo toàn nguyên tố ta đươc số mol AgNO3 = 0,03 mol  x = 0,3M Còn nữa , nhiều lắm, dịp nào nói tiếp… XONG LÚC 23h 05’32’’ ngày 17 tháng 5 năm 2012 (đúng sn bạn gái thằng bạn) Một vài dòng sau khi nhắn tin và chém gió với em Lòng xuyến xao biết bao tâm sự Dù hóa dù tình nhưng anh vẫn giữ Giữ trong tim cả hóa với bóng hình Đó là bóng hình em………. hihi. Tài liệu viết dưới sự hướng dẫn Th.s Vũ Việt Hùng và kinh nghiệm học được.

<span class='text_page_counter'>(5)</span>

×