Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

Đánh giá thực trạng và định hướng phát triển hệ thống điểm dân cư thành phố vĩnh yên tỉnh vĩnh phúc luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.86 MB, 114 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN VĂN HUY

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG
PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG ĐIỂM DÂN CƯ
THÀNH PHỐ VĨNH YÊN, TỈNH VĨNH PHÚC
Chuyên ngành:

Quản lý đất đai

Mã số:

60.85.01.03

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Vũ Thị Bình

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả
nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai cơng bố trong bất kỳ cơng trình
nào khác.
Tơi xin cam đoan rằng các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ
nguồn gốc.
Hà Nội, ngày

tháng



năm 2016

Tác giả luận văn

Nguyễn Văn Huy

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc tới PGS.TS. Vũ Thị Bình - Khoa Quản lý đất đai, Học viện Nơng nghiệp
Việt Nam đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian và tạo điều kiện cho tơi
trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
môn Quy hoạch đất đai, Khoa Quản lý đất đai - Học viện Nơng nghiệp Việt Nam đã tận
tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ, viên chức Ủy ban nhân dân
thành phố Vĩnh Yên, Phòng Tài nguyên và Mơi trường, Phịng Thống kê, Phịng Kinh
tế, Phịng Quản lý Đô thị, UBND các xã, phường và nhân dân trên địa bàn nơi tôi đến
điều tra đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình thực hiện đề tài./.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày

tháng


Tác giả luận văn

Nguyễn Văn Huy

ii

năm 2016


MỤC LỤC
Lời cam đoan ................................................................................................................ i
Lời cảm ơn ................................................................................................................... ii
Mục lục ....................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt.................................................................................................. vi
Danh mục bảng .......................................................................................................... vii
Danh mục hình .......................................................................................................... viii
Trích yếu luận văn ....................................................................................................... ix
Thesis abstract ............................................................................................................. xi
Phần 1. Mở đầu ...........................................................................................................1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................2

1.3.

Phạm vi nghiên cứu .........................................................................................2


1.4.

Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn........................................2

Phần 2. Tổng quan tài liệu ..........................................................................................3
2.1.

Cơ sở lý luận và pháp lý của phát triển hệ thống điểm dân cư ..........................3

2.1.1.

Những khái niệm về điểm dân cư......................................................................3

2.1.2.

Phân loại hệ thống điểm dân cư ........................................................................3

2.1.3.

Căn cứ pháp lý phát triển hệ thống điểm dân cư ................................................5

2.1.4.

Những nguyên tắc cơ bản phát triển hệ thống điểm dân cư................................6

2.1.5.

Những quy định về quản lý, quy hoạch xây dựng và phát triển khu dân cư........8


2.2.

Thực trạng và xu thế phát triển hệ thống điểm dân cư một số nước trên
thế giới ..........................................................................................................13

2.2.1.

Thái Lan .........................................................................................................13

2.2.2.

Trung Quốc ....................................................................................................13

2.2.3.

Hàn Quốc .......................................................................................................14

2.2.4.

Vương quốc Anh ............................................................................................15

2.2.5.

Nhận xét chung về thực trạng và xu thế phát triển hệ thống điểm dân cư
các nước trên thế giới......................................................................................16

2.3.

Tổng quan về phát triển khu dân cư ở việt nam ..............................................17


2.3.1.

Một số vấn đề cơ bản về khu dân cư và xu hướng phát triển............................17

2.3.2.

Thực trạng kiến trúc cảnh quan khu dân cư nông thôn ....................................21

iii


2.3.3.

Tác động của đơ thị hóa với phát triển khu dân cư nông thôn nước ta
trong giai đoạn hiện nay ..................................................................................23

2.3.4.

Một số định hướng phát triển điểm dân cư ......................................................24

2.3.5.

Một số quan điểm cho phát triển khu dân cư nông thơn tỉnh Vĩnh Phúc
đến năm 2020 .................................................................................................27

2.4.

Một số cơng trình nghiên cứu về phát triển hệ thống điểm dân cư ở
Việt Nam. ......................................................................................................28


Phần 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu ........................................................30
3.1.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................30

3.2.

Địa điểm nghiên cứu ......................................................................................30

3.3.

Thời gian nghiên cứu .....................................................................................30

3.4.

Nội dung nghiên cứu......................................................................................30

3.4.1.

Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc ..........30

3.4.2.

Đánh giá thực trạng phát triển hệ thống điểm dân cư thành phố Vĩnh Yên .............30

3.5.

Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................31

3.5.1.


Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu..............................................................31

3.5.2.

Phương pháp phân tích, xử lý số liệu và tổng hợp ...........................................32

3.5.3.

Phương pháp phân loại điểm dân cư................................................................32

3.5.4.

Phương pháp dự báo .......................................................................................36

3.5.5.

Phương pháp xây dựng bản đồ ........................................................................36

Phần 4. Kết quả và thảo luận ....................................................................................37
4.1.

Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội thành phố Vĩnh Yên – tỉnh Vĩnh Phúc .......37

4.1.1.

Lịch sử hình thành và phát triển của thành phố Vĩnh Yên ...............................37

4.1.2.


Điều kiện tự nhiên, tài nguyên và môi trường .................................................37

4.1.3.

Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội ..............................................................42

4.1.4.

Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tác động đến việc
hình thành và phát triển các điểm dân cư.........................................................48

4.2.

Đánh giá thực trạng phát triển hệ thống điểm dân cư thành phố Vĩnh Yên .....49

4.2.1.

Hiện trạng sử dụng đất khu dân cư thành phố Vĩnh Yên năm 2015 .................49

4.2.2.

Thực trạng phát triển và phân bố khu dân cư ...................................................52

4.2.3.

Phân loại hệ thống điểm dân cư của thành phố Vĩnh Yên ................................54

4.2.4.

Thực trạng kiến trúc, cảnh quan trong các điểm dân cư đô thị và nông thôn .............62


iv


4.3.

Định hướng phát triển hệ thống điểm dân cư thành phố Vĩnh Yên đến
năm 2020 .......................................................................................................74

4.3.1.

Các căn cứ pháp lý và cơ sở thực tiễn cho định hướng phát triển hệ thống
điểm dân cư ....................................................................................................74

4.3.2.

Các dự báo cho định hướng phát triển hệ thống điểm dân cư...........................75

4.3.3.

Định hướng phát triển hệ thống điểm dân cư ...................................................79

4.4.

Một số giải pháp thực hiện định hướng phát triển hệ thống điểm dân cư
thành phố Vĩnh Yên .......................................................................................85

4.4.1.

Giải pháp về nguồn vốn ..................................................................................85


4.4.2.

Giải pháp đầu tư cơ sở hạ tầng ........................................................................85

4.4.3.

Giải pháp quy hoạch .......................................................................................86

4.4.4.

Giải pháp khác ................................................................................................86

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ...................................................................................87
5.1.

Kết luận .........................................................................................................87

5.2.

Kiến nghị .......................................................................................................88

Tài liệu tham khảo .....................................................................................................89
Phụ lục. ......................................................................................................................91

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

CN

Nghĩa tiếng Việt
Công nghiệp

CNH - HĐH

Cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa

CN-TTCN

Cơng nghiệp – tiểu thủ cơng nghiệp

CTCC

Cơng trình cơng cộng

DCNT

Dân cư nơng thơn

GTGT

Giá trị gia tăng

HĐND

Hội đồng nhân dân

THCS


Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông

TNMT

Tài nguyên môi trường

TTCN

Tiểu thủ công nghiệp

UBND

Ủy ban nhân dân

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Định mức sử dụng đất trong khu dân cư ....................................................10
Bảng 2.2. Chỉ tiêu xây dựng khu dân cư nông thôn....................................................10
Bảng 3.1. Phân cấp một số tiêu chí đánh giá điểm dân cư đơ thị ................................33
Bảng 3.2. Phân cấp một số tiêu chí đánh giá điểm dân cư nông thôn .........................35
Bảng 4.1. Tổng giá trị gia tăng (giá so sánh 2010) giai đoạn 2011-2015 ....................43
Bảng 4.2. Cơ cấu giá trị gia tăng theo ngành kinh tế giai đoạn 2011-2015 .................43
Bảng 4.3. Hiện trạng dân số thành phố Vĩnh Yên năm 2015 ......................................47

Bảng 4.4. Hiện trạng sử dụng đất thành phố Vĩnh Yên năm 2015 ..............................50
Bảng 4.5. Hiện trạng sử dụng đất khu dân cư thành phố Vĩnh Yên năm 2015 ............51
Bảng 4.6. Thực trạng hệ thống điểm dân cư trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên
năm 2015 .................................................................................................52
Bảng 4.7. Kết quả phân loại hệ thống điểm dân cư đơ thị theo tiêu chí 1 ...................55
Bảng 4.8. Kết quả phân loại hệ thống điểm dân cư đô thị theo tiêu chí 2 ...................56
Bảng 4.9. Kết quả phân loại hệ thống điểm dân cư đơ thị theo tiêu chí 3 ...................56
Bảng 4.10. Kết quả phân loại hệ thống điểm dân cư đơ thị theo tiêu chí 4 ...................57
Bảng 4.11. Kết quả phân loại hệ thống điểm dân cư đô thị thành phố Vĩnh Yên
năm 2015 ..................................................................................................57
Bảng 4.12. Kết quả phân loại hệ thống điểm dân cư nông thôn theo tiêu chí 1 .............58
Bảng 4.13. Kết quả phân loại hệ thống điểm dân cư nơng thơn theo tiêu chí 2 .............59
Bảng 4.14. Kết quả phân loại hệ thống điểm dân cư nơng thơn theo tiêu chí 3 .............59
Bảng 4.15. Kết quả phân loại hệ thống điểm dân cư nông thôn theo tiêu chí 4 .............60
Bảng 4.16. Kết quả phân loại hệ thống điểm dân cư nơng thơn theo tiêu chí 5 .............60
Bảng 4.17. Kết quả phân loại hệ thống điểm dân cư nông thôn thành phố Vĩnh Yên
năm 2015 ..................................................................................................60
Bảng 4.18. Nhu cầu đất ở khu vực đô thị thành phố Vĩnh Yên đến năm 2020 ..............76
Bảng 4.19. Nhu cầu đất ở khu vực nông thôn thành phố Vĩnh Yên đến năm 2020 .............78

vii


DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1. Một số mẫu nhà khu vực đơ thị tại phường Liên Bảo..................................63
Hình 4.2. Một số mẫu nhà khu vực bán đô thị tại xã Định Trung, thành phố
Vĩnh Yên............................................................................................................ 64
Hình 4.3. Một số mẫu nhà khu vực nông thôn tại xã Thanh Trù, thành phố Vĩnh Yên .... 65
Hình 4.4. Trục đường Kim Ngọc ...............................................................................66
Hình 4.5. Trục đường Hai Bà Trưng ..........................................................................66

Hình 4.6. Trung tâm Y tế Thành phố Vĩnh Yên .........................................................67
Hình 4.7. Trung tâm Y tế Dự phịng ..........................................................................67
Hình 4.8. Trường THPT Trần Phú .............................................................................68
Hình 4.9. Trường Tiểu học Liên Minh .......................................................................68
Hình 4.10. Cơng trình Nhà hát Vĩnh Phúc ...................................................................70
Hình 4.11. Nhà văn hóa thiếu nhi thành phố Vĩnh Yên ................................................70
Hình 4.12. Trường THCS Định Trung .........................................................................72
Hình 4.13. Trường THCS Thanh Trù ...........................................................................72

viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Văn Huy
Tên Luận văn: “Đánh giá thực trạng và định hướng phát triển hệ thống điểm dân
cư thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc”.
Ngành: Quản lý đất đai

Mã số: 60.85.01.03

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nơng nghiệp Việt Nam
1.Mục đích nghiên cứu
- Đánh giá việc tổ chức sử dụng đất, xây dựng và phát triển hệ thống điểm dân cư
đô thị và nông thôn thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.
- Định hướng phát triển hệ thống điểm dân cư đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế- xã
hội bền vững trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên.
2. Phương pháp nghiên cứu
Thu thập số liệu, tư liệu có sẵn từ các cơ quan Nhà nước, các phòng ban trong
thành phố, các thư viện, trung tâm nghiên cứu.
Thu thập bằng phương pháp khảo sát thực địa, điều tra trực tiếp tại các khu phố, tổ

dân phố, các thơn, xóm thơng qua các cán bộ và người dân, bao gồm các số liệu sau:
- Thông tin chung về điểm dân cư: dân số, số hộ, số lao động, số nóc nhà.
- Thực trạng sử dụng các loại đất trong khu dân cư: tổng diện tích đất khu dân cư,
đất nơng nghiệp, đất phi nơng nghiệp: đất ở, đất phát triển hạ tầng,...
- Thực trạng cơ sở hạ tầng, cảnh quan môi trường của khu dân cư: giao thông, hạ
tầng nhà ở, hệ thống điện, thực trạng môi trường, hạ tầng xã hội,...
Sau khi thu thập đầy đủ các tài liệu, số liệu về đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế
- xã hội, tình hình quản lý và sử dụng đất khu dân cư của thành phố Vĩnh Yên, tiến hành
thống kê, phân loại tài liệu, số liệu theo từng nội dung. Sử dụng phần mềm Excel để xử
lý và tổng hợp dữ liệu phục vụ cho xây dựng báo cáo tổng hợp.
Phân loại điểm dân cư dựa trên đặc điểm, tính chất, quy mô của từng điểm dân cư.
Nhằm xác định được vai trị và vị trí của các điểm dân cư đó để phục vụ cho việc định
hướng phát triển của hệ thống điểm dân cư đô thị và nông thôn trên địa bàn.
3. Kết quả chính và kết luận
Kết quả nghiên cứu cho thấy thành phố Vĩnh Yên có dân số là 104.327người,
25.724 hộ, với tổng diện tích tự nhiên 5.039,20ha. Trong đó đất đơ thị là 3.595,56ha, đất
khu dân cư nông thôn là 265,94 ha.

ix


Kết quả phân loại 149 điểm dân cư có 122 điểm dân cư đô thị và 27 điểm dân cư
nông thơn. Trong 122 điểm dân cư đơ thị có 37 điểm dân cư loại I,66 điểm dân cư loại
II và 19 điểm dân cư loại III. Trong 27 điểm dân cư nơng thơn có 8 điểm dân cư loại I,
11 điểm dân cư loại II và 8 điểm dân cư loại III.
Đến năm 2020, định hướng phát triển hệ thốngđiểm dân cư đô thị với 3 tiểu vùng
theo đặc điểm phát triển của từng vùng.Hệ thống điểm dân cư nông thôn được đầu tư
xây dựng, nâng cấp thành các điểm dân cư đơ thị có quy mơ lớn với 7 Tiểu Khu.

x



THESIS ABSTRACT
Master candidate: Nguyen Van Huy
Thesis title: "Assessment of the status and development oriented residential
systems in Vinh Yen City, Vinh Phuc province".
Major:Land Management
Code: 60.85.01.03
Educational organization: Viet Nam National University of Agriculture (VNUA)
1. Research Objectives
Assessment of the organization to use land, construction and development of the
system of urban population and rural Vinh Yen City, Vinh Phuc Province.
Orientation develop residential systems meet the requirements of economic
development - sustainable society in the province of Vinh Yen city.
2.Methods
Data collection and data available from the State authorities, city departments,
libraries, research centers.
Collected by means of field surveys, investigations directly in the neighborhood
or population groups, the villages through the cadres and the people, including the
following data:
General information about population: population, number of households, number
of employees, number of rooftops.
Status of the use of land in residential areas: the total residential land, agricultural
land and non-agricultural land: residential land, infrastructure development,...
Status of infrastructure, landscape and environment of residential areas:
transportation, housing infrastructure, power systems, environmental situation, social
infrastructure,...
After collecting sufficient documentation, data on characteristics of natural
conditions, economic - social situation of land use management and residential areas of
the city of Vinh Yen, making statistics, classification documents and data for each

content. Use Excel to process and aggregate the data serves to build consolidated
reports.
Classification based on population characteristics, the nature and size of each
residential area. To determine the role and location of residential areas in order to serve
the development orientation of residential systems in rural and urban localities.
3. Main findings and conclusions
The study results showed Vinh Yen city has a population of 104,327 people,
25,724 households, with a total area of 5,039.20 ha natural. Among them is 3,595.56
hectares of urban land, rural residential land is 265.94 ha.

xi


Results 149 residential classification with 122 points of the urban population and
the rural population 27. In 122 urban residential population 37 type I, type II 66
residential and 19 residential type III. In 27 rural residential area with residential 8 Type
I, Type II population 11 and 8 type III population.
By 2020, oriented development system of urban residential area with 3 subregional will develope according to the characteristics of each region. The system of
rural residential will be invested to develope, upgrading of the urban population of large
scale with 7 Sector.

xii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Nước ta là một nước nơng nghiệp, sau khi thốt khỏi sự đô hộ của thực dân
Pháp lại phải trải qua hơn ba chục năm chiến đấu bảo vệ nền độc lập dân tộc. Hai
cuộc chiến tranh xâm lược do hai thế lực đế quốc Pháp và Mỹ gây ra đã để lại
một hậu quả to lớn cho đất nước cả về mặt kinh tế, xã hội và môi trường sinh thái

mà nhân dân ta đã và đang phải nỗ lực khắc phục. Chúng ta đã có nhiều cố gắng
và đã đạt được những thành công đáng kể trong công cuộc xây dựng lại đất nước.
Nhưng cho tới nay nước ta vẫn cịn là một nước nơng nghiệp với dân số nông
thôn chiếm khoảng 69,60%.Sức sản xuất nông nghiệp ở nước ta cịn tồn tại ở quy
mơ nhỏ, địi hỏi phải có những tác động mạnh mẽ hơn để thúc đẩy nền nông
nghiệp tiến lên sản xuất lớn và hiệu quả.
Sau khi có chính sách đổi mới, sự phát triển năng động của nền kinh tế
nước ta trong giai đoạn chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường theo định hướng
xã hội chủ nghĩa không chỉ dẫn đến sự bùng nổ về đơ thị hóa mà cịn tác động
mạnh mẽ đến các hoạt động kinh tế xã hội ở nông thôn. Đồng thời, hình thức tổ
chức các hoạt động sản xuất ở nông thôn hết sức đa dạng, yêu cầu tổ chức cuộc
sống trong xã hội nông thôn cũng xuất hiện nhiều yếu tố mới. Do đó, phương
thức quy hoạch xây dựng và phát triển các điểm dân cư nông thôn cần được
nghiên cứu sửa đổi bổ sung cho phù hợp với thực tế của xã hội nước ta trong giai
đoạn hiện nay cũng như xu thế phát triển trong tương lai. Có như thế, chúng ta
mới có thể đẩy nhanh sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước, góp phần giảm
dần sự khác biệt giữa đơ thị và nông thôn.
Tổ chức hợp lý mạng lưới khu dân cư sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho công tác
quản lý Nhà nước về đất đai, đáp ứng yêu cầu tổ chức và phát triển sản xuất của các
ngành kinh tế, thoả mãn tốt nhất nhu cầu của nhân dân về việc làm, nhà ở, giao tiếp
cũng như các nhu cầu về vật chất, văn hoá tinh thần và nghỉ ngơi, giải trí… tạo sự đa
dạng cảnh quan và bảo vệ mơi trường. Chính vì vậy việc quy hoạch hệ thống điểm
dân cư một cách khoa học, hợp lý là rất cần thiết.
Thực trạng phát triển các điểm dân cư thành phố Vĩnh Yên hiện tập trung ở
2 xã và 7 phường. Các điểm dân cư đang có sự chuyển hóa về cơ cấu kinh tế, cơ
cấu lao động, các hoạt động dịch vụ - thương mại - ngành nghề ngày càng phát

1



triển. Trong những năm tới cơ cấu nền kinh tế của thành phố sẽ chuyển dịch theo
hướng cơng nghiệp hố, hiện đại hố đơ thị, khai thác tiềm năng du lịch của
thành phố, nhiều dự án quan trọng của tỉnh được đầu tư trên địa bàn thành phố
nên công tác thu hồi đất thực hiện giải phóng mặt bằng xây dựng các khu tái định
cư cho nhân dân là hết sức quan trọng. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ kinh tế xã hội, thành phố cần có những quy hoạch phát triển đơ thị, đơ thị hóa và các
điểm dân cư nông thôn hợp lý với mục tiêu là nâng cao chất lượng cuộc sống của
người dân.
Xuất phát từ những thực trạng trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh
giá thực trạng và định hướng phát triển hệ thống điểm dân cư thành phố Vĩnh
Yên, tỉnh Vĩnh Phúc”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Đánh giá thực trạng việc tổ chức sử dụng đất, xây dựng và phát triển hệ
thống điểm dân cư đô thị và nông thôn thành phố Vĩnh Yên.
- Định hướng phát triển hệ thống điểm dân cư đáp ứng yêu cầu phát triển
kinh tế - xã hội bền vững trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đề tài: “Đánh giá thực trạng và định hướng phát triển hệ thống điểm dân cư
thành phố Vĩnh Yên - tỉnh Vĩnh Phúc” được tiến hành nghiên cứu trên địa bàn
thành phố Vĩnh Yên gồm 07 phường và 02 xã với tổng diện tích tự nhiên là
5.039,20 ha.
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
Việc phân loại điểm dân cư dựa trên đặc điểm, tính chất, quy mơ của từng
điểm dân cư. Từ đó xác định được vai trị và vị trí của các điểm dân cư đó trong
q trình phát triển đơ thị và nông thôn.
Kết quả nghiên cứu của Luận văn làm cơ sở nghiên cứu, đánh giá tổ chức
sử dụng đất và phát triển hệ thống điểm dân cư đô thị và nông thôn trên địa bàn
thành phố Vĩnh Yên.
Định hướng phát triển mạng lưới điểm dân cư theo hướng xây dựng đô thị
và nông thôn đồng thời sắp xếp tổ chức lại khơng gian các khu chức năng chính
nhằm cải tạo cảnh quan, mơi trường sống, góp phần thúc đẩy sự phát triển bền

vững, lâu dài cho toàn thành phố Vĩnh Yên.

2


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ CỦA PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG ĐIỂM
DÂN CƯ
2.1.1. Những khái niệm về điểm dân cư
- Điểm dân cư đô thị:
Điểm dân cư đô thị là điểm dân cư tập trung phần lớn những người dân phi
nông nghiệp,họ sống và làm việc theo kiểu thành thị.
Đô thị là khu vực tập trung dân cư sinh sống có mật độ cao và chủ yếu hoạt
động trong lĩnh vực kinh tế phi nông nghiệp, là nơi tập trung các hoạt động chính
trị, hành chính, kinh tế, văn hóa hoặc chun ngành, có vai trị thúc đẩy sự phát
triển kinh tế - xã hội của quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ, một địa phương. Đô
thị bao gồm nội thành, ngoại thành của thành phố; nội thị, ngoại thị của thị xã, thị
trấn. Dân số tồn đơ thị là dân số của khu vực nội thị và khu vực ngoại thị.
- Điểm dân cư nông thôn:
+ Theo quan điểm về xã hội học:
Điểm dân cư nông thôn là địa bàn cư trú có tính chất cha truyền con nối của
người dân nơng thơn (xóm, làng, thơn, bản, bn, ấp), đó là một tập hợp dân cư
sinh sống chủ yếu theo quan hệ láng giềng, nó được coi là những tế bào của xã
hội người Việt từ xa xưa đến nay (Vũ Thị Bình, 2007).
+ Tại khoản 16, Điều 3, Luật Xây dựng năm 2014 nêu rõ:
Điểm dân cư nông thôn là nơi cư trú tập trung của các hộ gia đình gắn kết
với nhau trong sản xuất, sinh hoạt và các hoạt động xã hội khác trong phạm vi
một khu vực nhất định, được hình thành do điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội, văn hóa và các yếu tố khác.
2.1.2. Phân loại hệ thống điểm dân cư
Ngày 16/04/2009 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số

491/QĐ-TTg về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nơng thơn mới. Đây là cơ
sở để Chính phủ chỉ đạo xây dựng mơ hình nơng thơn mới nhằm thực hiện các
mục tiêu quốc gia về nông thôn phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội của đất
nước và từng thời kỳ.

3


Ngoài ra khi phân loại điểm dân cư cần căn cứ vào những đặc điểm cơ bản
sau đây: điều kiện sống và lao động của dân cư; chức năng của điểm dân cư;
quy mô dân số, quy mô đất đai trong điểm dân cư; vị trí điểm dân cư trong cơ
cấu cư dân; cơ cấu lao động theo các ngành kinh tế...
Trên cơ sở các tiêu chí phân loại trên, hệ thống mạng lưới dân cư nước ta
được phân ra thành các loại sau:
1) Đô thị rất lớn: là thủ đô, thủ phủ của một miền lãnh thổ. Các đô thị này là
trung tâm chính trị, kinh tế, văn hố xã hội, khoa học kỹ thuật, dịch vụ du lịch,
giao thơng, giao dịch quốc tế... của quốc gia, có vai trị thúc đẩy sự phát triển của
cả nước.
2) Đơ thị lớn: là loại trung tâm chính trị, kinh tế, văn hố, xã hội, sản xuất
cơng nghiệp, dịch vụ, du lịch, giao thông, giao dịch quốc tế... của nhiều tỉnh hay
một vùng, có vai trị thúc đẩy sự phát triển của một vùng lãnh thổ.
3) Đơ thị trung bình: là các trung tâm chính trị, kinh tế, xã hội, văn hố, sản
xuất công nghiệp, dịch vụ, du lịch của một tỉnh hay nhiều huyện, có vai trị thúc
đẩy sự phát triển của tỉnh hay một vùng lãnh thổ của tỉnh.
4) Đô thị nhỏ: là các trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, sản xuất...
của một huyện hay liên xã, có vai trị thúc đẩy sự phát triển của một huyện hay
một vùng trong huyện.
5) Làng lớn: là trung tâm hành chính - chính trị, văn hố, xã hội, dịch vụ
kinh tế của một xã, có vai trị thúc đẩy sự phát triển của một xã hay nhiều điểm
dân cư.

6) Làng nhỏ: là nơi ở, nơi sản xuất tiểu thủ công nghiệp, nông lâm nghiệp...
của nhân dân trong một xã.
7) Các xóm, ấp, trại: là các điểm dân cư nhỏ lẻ, với các điều kiện sống rất
thấp kém. Trong tương lai các điểm dân cư này cần có quy hoạch phát triển hợp
lý trong vùng lãnh thổ (Vũ Thị Bình, 2008).
Trong Nghị định số 42/2009/NĐ-CP ngày 07 tháng 05 năm 2009 của Chính
phủ quy định cụ thể về việc phân loại đô thị. Đô thị được phân thành 6 loại:
- Đô thị loại đặc biệt là thành phố trực thuộc Trung ương có các quận nội
thành, huyện ngoại thành và các đô thị trực thuộc.
- Đô thị loại I, loại II là thành phố trực thuộc Trung ương có các quận nội
thành, huyện ngoại thành và có thể có các đô thị trực thuộc.

4


- Đô thị loại III là thành phố thuộc tỉnh có các phường nội thành, nội thị và
các xã ngoại thành, ngoại thị.
- Đô thị loại IV là thị xã thuộc tỉnh có các phường nội thị và các xã ngoại thị.
- Đô thị loại V là thị trấn thuộc huyện có các khu phố xây dựng tập trung và
có thể có các điểm dân cư nơng thơn.
2.1.3. Căn cứ pháp lý phát triển hệ thống điểm dân cư
Luật xây dựng năm 2014;
Quyết định số 682/BXD ngày 14/02/1996 của Bộ Xây dựng về việc ban
hành Quy chuẩn xây dựng (trong đó có Quy chuẩn quy hoạch xây dựng khu dân
cư nông thôn);
Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24/01/2005 về Quy hoạch xây dựng
(thay thế Nghị định 91/CP ngày 17/08/1994 của Chính phủ ban hành Điều lệ
quản lý quy hoạch đô thị);
Quyết định số 03/2008/QĐ-BXD ngày 31/03/2008 của Bộ Xây dựng về ban
hành quy định nội dung thể hiện bản vẽ, thuyết minh đối với nhiệm vụ và đồ án

quy hoạch xây dựng;
Thông tư số 07/BXD/TT-BXD ngày 07/04/2008 hướng dẫn lập, thẩm định,
phê duyệt và quản lý quy hoạch xây dựng;
Nghị quyết số 26–NQ/TW ngày 05/8/2008 của Ban chấp hành Trung ương
về nông nghiệp, nông dân, nông thôn;
Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 do Thủ tướng Chính phủ ban
hành, quy định Bộ tiêu chí quốc gia về nơng thơn mới;
Nghị định số 42/2009/NĐ-CP ngày 07/5/2009 của Chính phủ về việc phân
loại đơ thị;
Thông tư số 21/2009/TT-BXD ngày 30/6/2009 do Bộ xây dựng ban hành quy
định việc lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch xây dựng nông thôn;
Thông tư số 54/2009/TT-BNNPTNT ngày 21/8/2009 do Bộ Nông nghiệp
và phát triển nông thơn ban hành hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về
nông thôn mới;
Thông tư số 31/2009/TT-BXD ngày 10/9/2009 do Bộ Xây dựng ban hành
tiêu chuẩn quy hoạch xây dựng nông thôn;

5


Thông tư số 32/2009/TT-BXD ngày 10/9/2009 do Bộ Xây dựng ban hành
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng nông thôn;
Quyết định số 193/QĐ-TTg ngày 02/2/2010 do Thủ tướng Chính phủ ban
hành phê duyệt chương trình rà sốt quy hoạch xây dựng nơng thơn mới;
Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 do Thủ tướng Chính phủ ban
hành Phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai
đoạn 2010- 2020;
Quyết định số 1738/QĐ-TTg ngày 20/9/2010 của Thủ tướng chính phủ
thành lập Thường trực Ban chỉ đạo trung ương Chương trình mục tiêu quốc gia
xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020;

Thông tư liên tịch số 13/2011/TTLT-BXD-BNNPTNT-BTN&MT Quy
định việc lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới.
2.1.4. Những nguyên tắc cơ bản phát triển hệ thống điểm dân cư
2.1.4.1. Nguyên tắc phát triển không gian đô thị
Tuân thủ quy hoạch vùng lãnh thổ về địa lý và phát triển kinh tế:Mỗi đơ thị
đều phải gắn bó với sự phát triển của tồn vùng vì quy hoạch vùng đã cân đối sự
phát triển cho mỗi điểm dân cư trong vùng lãnh thổ.
Triệt để khai thác các lợi thế của điều kiện tự nhiên:Những đặc trưng của
cảnh quan thiên nhiên là cơ sở để hình thành cấu trức khơng gian đơ thị. Các giải
pháp quy hoạch, đặc biệt là trong cấu trúc chức năng cần phải tận dụng triệt để
các điều kiện tự nhiên, nhằm cải thiện nâng cao hiệu quả của cảnh quan mơi
trường đơ thị và hình thành cho đơ thị một đặc thù riêng hòa hợp với thiên nhiên
ở địa phương đó.
Phù hợp với tập quán sinh hoạt truyền thống của địa phương và dân tộc:Mỗi
địa phương, mỗi dân tộc có một phong tục tập quán khác nhau. Đó là vốn tri thức
bản địa quý giá cần được khai thác và kế thừa để tạo cho mỗi đô thị một hình ảnh
riền của dân tộc và địa phương mình.
Quy hoạch xây dựng và phát triển đơ thị cịn phải hết sức lưu ý đến vấn đề
cơ cấu tổ chức của các khu ở, khu trung tâm đô thị và các khu đặc trưng khác
như: khu vực danh lam thắng cảnh, khu vực lịch sử, khu vực tâm linh tôn giáo...
Kế thừa và phát huy thế mạnh của hiện trạng: Cần phải kết hợp và phát huy
mọi tiềm năng giữa cái cũ và cái mới trong đô thị, giữa truyền thống và hiện đại, đặc
biệt chú ý đến cơng trình kiến trúc có giá trị, các khu phố cổ truyền thống.

6


Phát huy vai trò của khoa học kỹ thuật tiên tiến:Thiết kế quy hoạch tổng thể
xây dựng đô thị phải đảm bảo phát huy tốt các mặt về kỹ thuật đô thị, trang thiết
bị khoa học kỹ thuật hiện đại, đặc biệt là giao thông đô thị. Cần đảm bảo thực

hiện các quy chế và chỉ tiêu về kinh tế kỹ thuật xây dựng. Phải tuân thủ các chủ
trương đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước và địa phương về xây dựng
phát triển đơ thị, hiện đại hóa các trang thiết bị kỹ thuật, phương tiện giao thông
vận tải, thơng tin liên lạc.
Tính cơ động và hiện thực của đồ án quy hoạch:Bất kỳ một đồ án nào khi
thiết kế cũng phải đề cập đến khả năng thực thi của nó và trong từng giai đoạn.
Muốn thực hiện được ý đồ phát triển tốt thì tính cơ động và linh hoạt của đề án
phải rất cao, có nghĩa là trước những hiện tượng đột biến về đầu tư xây dựng
hoặc những chủ trương mới của chính quyền về xây dựng đơ thị thì hướng phát
triển cơ bản và lâu dài của đô thị vẫn được đảm bảo (Nguyễn Thế Bá, 2004).
2.1.4.2. Nguyên tắc phát triển hệ thống điểm dân cư nông thôn
Dựa trên những cơ sở phương hướng, nhiệm vụ, phát triển sản xuất
(trồng trọt, chăn nuôi, các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ), đồng
thời phải phục vụ thiết thực cho các kế hoạch phát triển kinh tế, văn hóa, xã
hội của địa phương.
Phù hợp với quy hoạch bố trí lao động, dân cư trên địa bàn huyện và phải
xem xét đến quan hệ với các điểm dân cư lân cận, phải phối hợp chặt chẽ với các
quy hoạch chuyên ngành khác có liên quan như quy hoạch thủy lợi, quy hoạch
giao thông, quy hoạch đồng ruộng.
Phải xuất phát từ tình hình hiện trạng, khả năng về đất đai, nhân lực, vốn
đầu tư, theo phương châm: “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, đồng thời phải
phù hợp với điều kiện tự nhiên (địa hình, khí hậu, thủy văn…), phù hợp với các
truyền thống, tập quán tiến bộ về sản xuất và sinh hoạt chung của từng vùng,
từng dân tộc.
Đảm bảo yêu cầu về quốc phòng, chống bão lụt và bảo vệ môi trường.
Cần xét đến triển vọng phát triển trong tương lai, phải đáp ứng các yêu cầu
sản xuất và đời sống trong giai đoạn trước mắt, đồng thời phải có phương hướng
quy hoạch dài hạn từ 15 đến 20 năm.
Kết hợp chặt chẽ giữa cải tạo và xây dựng mới, triệt để tận dụng những cơ
sở cũ có thể sử dụng được vào mục đích sản xuất và phục vụ đời sống (Vũ Thị

Bình, 2008).
7


2.1.5. Những quy định về quản lý, quy hoạch xây dựng và phát triển khu
dân cư
Trong quá trình phát triển các điểm dân cư (đô thị và nông thôn) ở nước ta
phần lớn được hình thành và phát triển một cách tự phát gây tình trạng xây dựng
lộn xộn, manh mún, không thống nhất, không đồng bộ, sử dụng đất khơng hiệu
quả làm khó khăn cho cơng tác quản lý Nhà nước đối với đất khu dân cư đồng
thời cũng gây khó khăn cho việc tu sửa cải tạo và xây dựng mới. Chính vì vậy,
hiện nay Nhà nước ta đã ban hành một số văn bản về quy định và quản lý trong
quy hoạch và phát triển khu dân cư.
2.1.5.1. Những quy định về quản lý đất đai
Quản lý đất đai theo quy hoạch đã được ghi cụ thể trong Luật Đất đai hiện
hành. Trong phạm vi điểm dân cư nông thôn bao gồm các loại đất phân theo các
mục đích sử dụng như: đất ở; đất nơng nghiệp (đất vườn, ao thả cá trong khuôn
viên của hộ gia đình và có thể có một số đất nơng nghiệp khác nằm xen kẽ trong
dân cư, do UBND xã quản lý sử dụng); đất lâm nghiệp (nếu có); đất xây dựng
cơng trình cơng cộng phục vụ đời sống, sinh hoạt của người dân; đất phi nông
nghiệp; đất chưa sử dụng (nếu có).
Theo quy định của Luật Đất đai, Nhà nước thống nhất quản lý các loại đất
và giao cho hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức sử dụng theo đúng mục đích và
có hiệu quả.
Điều 146 Luật Đất đai năm 2013 “Đất sử dụng để chỉnh trang, phát triển đô
thị và khu dân cư nông thôn” đã quy định:
1. Đất sử dụng để chỉnh trang, phát triển đô thị gồm đất chỉnh trang khu vực
nội thành, nội thị hiện có; đất được quy hoạch để mở rộng đơ thị hoặc phát triển đô
thị mới.
Đất sử dụng để chỉnh trang, phát triển khu dân cư nông thôn gồm đất chỉnh

trang trong khu dân cư hiện có, đất thuộc quỹ đất nơng nghiệp sử dụng vào mục
đích cơng ích, đất được quy hoạch để mở rộng khu dân cư nông thôn.
2. Việc sử dụng đất để chỉnh trang, phát triển đô thị, khu dân cư nông thôn
phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đô thị,
quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thơn đã được cơ quan nhà nước có thẩm
quyền phê duyệt và các quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng do cơ quan nhà nước có
thẩm quyền ban hành.
8


Đất ở của mỗi hộ gia đình được quy định hạn mức cụ thể tuỳ theo từng địa
phương dựa trên căn cứ Điều 143 và Điều 144 của Luật Đất đai năm 2013.
Các loại đất chuyên dùng phục vụ yêu cầu xây dựng các cơng trình hạ tầng
cơ sở và phục vụ lợi ích cơng cộng phải được sử dụng theo đúng mục đích trên
cơ sở phương án quy hoạch thiết kế đã được phê duyệt.
* Quy định về định mức sử dụng đất:Định mức sử dụng đất là cơ sở quan
trọng để Nhà nước lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nói chung và quy hoạch
kế hoạch sử dụng đất khu dân cư nói riêng.
Theo Điều 10Quyết định số 42/2014/QĐ-UBNDthì hạn mức giao đất cho
hộ gia đình, cá nhân tại khu dân cư nông thôn do UBND cấp tỉnh quyết định theo
quy định sau:
Điều 10. Hạn mức giao đất ở cho hộ gia đình, cá nhân.
Hạn mức giao đất ở cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn tỉnh được thực
hiện như sau:
1. Đối với khu vực nông thôn:
a) Các xã khu vực đồng bằng tối đa không quá 200 m2;
b) Các xã khu vực trung du tối đa không quá 300 m2;
c) Các xã khu vực miền núi tối đa không quá 400 m2.
2. Đối với khu vực đô thị:
a) Đối với khu vực thuộc phường tối đa không quá 120 m2;

b) Đối với khu vực thị trấn đồng bằng tối đa không quá 150 m2;
c) Đối với khu vực thị trấn trung du, miền núi tối đa không quá 180 m2.
Theo công văn số 5763/BTNMT-ĐKTK ngày 25/12/2006 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn định mức sử dụng đất áp dụng trong
công tác lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã hướng dẫn áp dụng
định mức cho 10 loại đất: Đất y tế, đất văn hoá, đất giáo dục, đất thể thao, đất
thương nghiệp dịch vụ, đất giao thông vận tải, đất thuỷ lợi, đất công nghiệp, đất
đô thị, đất khu dân cư nông thôn, định mức sử dụng đất trong khu dân cư được
quy định tại bảng 2.1.

9


Bảng 2.1. Định mức sử dụng đất trong khu dân cư
Khu vực đồng bằng
ven biển
Loại đất

Khu vực miền núi
trung du

Diện tích
(m2/người)

Tỷ lệ
(%)

Diện tích
(m2/người)


Tỷ lệ
(%)

54 - 98

100,00

64 - 110

100,00

30 - 65

60 - 64

35 - 75

61 - 65

- Đất xây dựng các cơng trình cơng cộng

7-9

9 - 13

10 - 11

10 - 14

- Đất làm đường giao thông


6-9

8 - 12

9 - 10

9 - 13

- Tổng số
- Đất ở

- Đất cây xanh
- Đất tiểu thủ công nghiệp

3-4
3-7
2-3
1-5
8 -11
10 - 14
8- 11
9 - 13
Nguồn: Bộ Tài nguyên và Môi trường (2006)

Thông tư số 32/2009/TT-BXD ngày 10/09/2009 của Bộ Xây dựng về việc
Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng nông thơn, trong
đó quy định cụ thể về định mức sử dụng đất.
Chỉ tiêu sử dụng đất xây dựng cho các điểm dân cư nông thôn phải phù hợp
với điều kiện đất đai của từng địa phương nhưng không được nhỏ hơn các giá trị

quy định được thể hiện ở bảng 2.2.
Bảng 2.2. Chỉ tiêu xây dựng khu dân cư nông thôn
Chỉ tiêu sử dụng đất (m2/người)

Loại đất
Đất ở (các lô đất ở gia đình)

≥ 25

Đất xây dựng cơng trình dịch vụ công cộng

≥5

Đất cho giao thông và hạ tầng kỹ thuật

≥5

Đất cây xanh công cộng

≥2

Đất nông, lâm ngư nghiệp; đất công nghiệp, tiểu Tuỳ thuộc vào quy hoạch phát triển
thủ công nghiệp, phục vụ sản xuất
của từng địa phương
Nguồn: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia - Quy hoạch xây dựng nơng thơn (2009)

Ngồi ra quy định cụ thể đối với diện tích, định mức đất xây dựng tối thiểu
đối với: Trụ sở xã; Nhà trẻ, Trường mầm non; Trường tiểu học; Trường trung
học cơ sở; Trạm y tế xã; Trung tâm văn hóa- thể thao; Chợ, cửa hàng dịch vụ;
Điểm phục vụ bưu chính viễn thơng; Diện tích khu đất xây dựng cho một số cơng

trình phục vụ sản xuất...

10


2.1.5.2. Những quy định về quy hoạch xây dựng
Quy hoạch xây dựng cho khu vực nông thôn là công việc được triển khai
thực hiện đối với từng điểm dân cư nông thôn kể cả điểm dân cư nông thôn là
trung tâm xã, thị tứ, trung tâm cụm liên xã. Công tác quy hoạch xây dựng điểm
dân cư nông thôn bao gồm quy hoạch xây dựng các điểm dân cư nông thôn mới
và quy hoạch cải tạo xây dựng phát triển các điểm dân cư nơng thơn hiện có.
Phương án quy hoạch xây dựng và phát triển một điểm dân cư nông thôn
mới, hoặc quy hoạch cải tạo xây dựng một điểm dân cư nơng thơn hiện có, sau
khi đã được phê duyệt sẽ trở thành căn cứ để triển khai cơng tác xây dựng. Đồng
thời nó cũng là cơ sở pháp lý cùng với hệ thống pháp luật và chính sách của Nhà
nước làm căn cứ để quản lý công tác cải tạo, xây dựng và kiểm sốt q trình
thay đổi làm cho điểm dân cư được phát triển theo đúng ý đồ đã được xác định.
Việc quản lý quy hoạch trước hết là đối với việc sử dụng đất đai cho thiết
kế đường xá, hệ thống cấp thoát nước, mạng lưới các cơng trình hạ tầng kỹ thuật
và mơi trường nông thôn. Cần phải quản lý tốt và triển khai cải tạo hoặc xây
dựng từng bước các phần đất này theo đúng mục đích mới có thể thực hiện được
mục tiêu phát triển lâu dài các điểm dân cư.
Đối với đất ở của từng hộ gia đình trong điểm dân cư hiện có, khi tiến hành
quy hoạch cải tạo nếu có những kiến nghị về điều chỉnh đất đai cần có phương án
đền bù thoả đáng khi trưng dụng đất phục vụ lợi ích cơng cộng hoặc dồn đổi giữa
các chủ sử dụng đất với nhau. Để thực thi các giải pháp này cần có sự phân tích
vận động đối với chủ sử dụng đất thông qua hoạt động của cơ quan chính quyền
và các tổ chức xã hội khác.
2.1.5.3. Những quy định về định hướng phát triển hệ thống điểm dân cư
Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/08/2008 của Ban chấp hành Trung ương

về nông nghiệp, nông dân, nông thôn khẳng định quan điểm: “Các vấn đề nông
nghiệp, nông dân, nông thôn phải được giải quyết đồng bộ, gắn với q trình đẩy
mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước. Cơng nghiệp hố, hiện đại hố
nơng nghiệp, nơng thôn là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của q trình cơng
nghiệp hố, hiện đại hố đất nước. Trong mối quan hệ mật thiết giữa nông
nghiệp, nông dân và nơng thơn, nơng dân là chủ thể của q trình phát triển, xây
dựng nông thôn mới gắn với xây dựng các cơ sở công nghiệp, dịch vụ và phát
triển đô thị theo quy hoạch là căn bản; phát triển toàn diện, hiện đại hóa nơng
nghiệp là then chốt”.
11


Quyết định số 800/QĐ-TTg của thủ tướng chính phủ phê duyệt chương
trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nơng thơn mới giai đoan năm 2010-2020,
theo đó: Mục tiêu chung là xây dựng nơng thơn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp
lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển
nông thôn với đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản
sắc văn hóa dân tộc; mơi trường sinh thái được bảo vệ; an ninh trật tự được giữ
vững; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao;
theo định hướng xã hội chủ nghĩa; Mục tiêu cụ thể, đến năm 2015 20% số xã đạt
tiêu chuẩn nông thôn mới, đến năm 2020 số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới là
50% (theo Bộ tiêu chí quốc gia về nơng thơn mới).
Ngày 05/05/2004 Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 76/2004/QĐ-TTg
phê duyệt định hướng phát triển nhà ở đến năm 2020. Theo đó phấn đấu để từng
bước cải thiện và nâng cao chất lượng chỗ ở của các hộ dân cư nông thôn. Phát
triển nhà ở nông thôn gắn với việc phát triển và nâng cấp hệ thống cơng trình hạ
tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội.
Phát triển nhà ở nông thôn phải đảm bảo phù hợp với điều kiện sản xuất,
đặc điểm tự nhiên và tập quán sinh hoạt của từng vùng, sử dụng có hiệu quả quỹ
đất sẵn có và khuyến khích phát triển nhà nhiều tầng để tiết kiệm đất, hạn chế

việc chuyển đất nông nghiệp sang đất ở.
Khuyến khích huy động nội lực của hộ gia đình, cá nhân khu vực nông thôn
tự cải thiện chỗ ở kết hợp với sự giúp đỡ hỗ trợ của cộng đồng, dòng họ, các
thành phần kinh tế.
Phấn đấu đến năm 2020 hồn thành chương trình hỗ trợ cải thiện nhà ở đối
với các hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số và các hộ thuộc diện chính sách,
hồn thành việc xóa bỏ nhà ở tạm (tranh, tre, nứa, lá) tại các khu vực nơng thơn
vào năm 2020. Diện tích nhà ở bình qn tính theo đầu người đạt 14 m2 sàn/người,
nhà ở nơng thơn có cơng trình phục vụ sinh hoạt và sản xuất dịch vụ phù hợp với
điều kiện cụ thể của từng địa phương, đạt tiêu chuẩn vệ sinh mơi trường
Dự kiến đến năm 2020 diện tích nhà ở bình quân đạt 18m2/người, tất cả
các điểm dân cư nơng thơn đểu có hệ thống cấp, thốt nước đảm bảo tiêu chuẩn
quy định.

12


×