Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp sau dồn điền đổi thửa trên địa bàn huyện yên phong tỉnh bắc ninh luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.76 MB, 109 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN VĂN ĐẠT

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP
SAU DỒN ĐIỀN ĐỔI THỬA TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN YÊN PHONG - TỈNH BẮC NINH

Ngành:

Quản lý đất đai

Mã ngành:

60.85.01.03

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Cao Việt Hà

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày


tháng

năm 2017

Tác giả luận văn

Nguyễn Văn Đạt

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc tới cơ giáo PGS.TS Cao Việt Hà đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức,
thời gian và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
môn Hệ thông tin đất đai , Khoa Quản lý đất đai - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã
tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ công chức, viên chức trên địa
bàn huyện Yên Phong đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện
đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành
luận văn./.
Hà Nội, ngày

tháng


năm 2017

Tác giả luận văn

Nguyễn Văn Đạt

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ........................................................................................................................... iii
Danh mục viết tắt ............................................................................................................. vi
Danh mục bảng ............................................................................................................... vii
Danh mục hình ............................................................................................................... viii
Trích yếu .......................................................................................................................... ix
Thesis abstract................................................................................................................ xiii
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1

1.2.

Mục đích nghiên cứu .......................................................................................... 2

1.3.


Yêu cầu của đề tài ............................................................................................... 2

Phần 2. Tổng quan tài liệu ............................................................................................. 3
2.1.

Các nghiên cứu về hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ....................................... 3

2.1.1.

Chính sách quản lý và sử dụng đất nông nghiệp của Việt Nam ......................... 3

2.1.2.

Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ..................................................................... 8

2.2.

Tổng quan về dồn điền đổi thửa ....................................................................... 18

2.2.1.

Cơ sở lý luận của dồn điền đổi thửa đất nơng nghiệp ...................................... 18

2.2.2.

Tình hình dồn điền đổi thửa, tích tụ ruộng đất trên thế giới ............................. 20

2.2.3.

Tình hình dồn điền đổi thửa, tích tụ ruộng đất ở Việt Nam ............................. 23


2.3.

Thực tiễn dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp ở Việt Nam .......................... 24

2.3.1.

Thực tiễn của dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp ............................................ 24

2.3.2.

Các yếu tố ảnh hưởng đến dồn điền đổi thửa ................................................... 26

Phần 3. Đối tượng, phạm vi, nôi dung và phương pháp nghiên cứu....................... 28
3.1.

Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................... 28

3.2.

Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................... 28

3.3.

Nội dung nghiên cứu ........................................................................................ 28

3.3.1.

Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Yên Phong .............. 28


3.3.2.

Biến động sử dụng đất nông nghiệp ở huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh
giai đoạn 2012; 2016 ....................................................................................... 28

iii


3.3.3.

Thực trạng của công tác dồn điền đổi thửa ở huyện Yên Phong, tỉnh Bắc
Ninh .................................................................................................................. 28

3.3.4.

Đánh giá hiệu quả của sử dụng đất nông nghiệp sau dồn điền đổi thửa ở
huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh ..................................................................... 29

3.3.5.

Tác động của dồn điền đổi thửa đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp .......... 29

3.3.6.

Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp sau
dồn điền đổi thửa trên địa bàn huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh .................... 29

3.4.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 29


3.4.1.

Phương pháp điều tra số liệu thứ cấp ............................................................... 29

3.4.2.

Phương pháp chọn điểm nghiên cứu ................................................................ 29

3.4.3.

Phương pháp điều tra phỏng vấn nông hộ ........................................................ 29

3.4.4.

Phương pháp đánh g á h ệu quả các loạ hình sử dụng đất ............................... 29

3.4.5.

Phương pháp tổng hợp, phân tích và xử lý số l ệu ........................................... 32

3.4.6.

Phương pháp so sánh. ....................................................................................... 33

Phần 4. Kết quả nghiên cứu ......................................................................................... 33
4.1.

Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Yên Phong, tỉnh Bắc
Ninh .................................................................................................................. 33


4.1.1.

Điều kiện tự nhiên huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh ...................................... 33

4.1.2.

Điều kiện kinh tế - xã hội ................................................................................. 38

4.2.

Biến động sử dụng đất ở huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh giai đoạn
2012-2016 ......................................................................................................... 47

4.3.

Thực trạng của công tác dồn điền đổi thửa ở huyện Yên Phong, tỉnh Bắc
Ninh .................................................................................................................. 50

4.3.1.

Kết quả thực hiện dồn điền đổi thửa ở huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh .............. 50

4.3.2

Đánh giá kết quả dồn điền đổi thửa một số điểm điển hình trong cơng tác
dồn điền đổi thửa tại huyện Yên Phong............................................................ 52

4.3.3.


Đánh giá ảnh hưởng dồn điền đổi thửa tới quy hoạch nông thôn mới ............. 56

4.4.

Đánh giá hiệu quả của sử dụng đất nông nghiệp sau dồn điền đổi thửa ở
huyện Yên Phong.............................................................................................. 57

4.4.1.

Đặc điểm các loại hình sử dụng đất của huyện Yên Phong.............................. 58

4.4.2.

Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp của các cây trồng chính tại huyện Yên
Phong ................................................................................................................ 59

iv


4.5

Tác động của công tác dồn điền đổi thửa đến hiệu quả sử dụng đất nông
nghiệp ............................................................................................................... 79

4.5.1

Tác động đến giá trị sản xuất ............................................................................ 79

4.5.2.


Thay đổi phương thức sản xuất, giảm chi phí sản xuất, chủ động tưới tiêu.......... 80

4.6.

Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất sau công
tác dồn điền đổi thửa......................................................................................... 81

4.6.1.

Những khó khăn cịn gặp phải trong cơng tác dồn điền đổi thửa. .................... 81

4.6.2.

Giải pháp về thị trường ..................................................................................... 82

4.6.3.

Giải pháp về vốn đầu tư .................................................................................... 83

4.6.4.

Giải pháp về khoa học công nghệ ..................................................................... 83

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ...................................................................................... 85
5.1.

Kết luận............................................................................................................. 85

5.2.


Kiến nghị .......................................................................................................... 86

Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 87
Phụ lục .......................................................................................................................... 90

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TĂT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng việt

BVTV

Bảo vệ thực vật

CLĐ

Cơng lao động

CNXH

Chủ nghĩa xã hội

CPTG

Chi phí trung gian

CNH-HĐH


Cơng nghiệp hóa hiện đại hóa

CN-TTCN

Cơng nghiệp – tiểu thủ cơng nghiệp

ĐHNN I

Đại học nơng nghiệp I

ĐVT

Đơn vị tính

FAO

Tổ chức nơng lương thế giới

GTSX

Giá trị sản xuất

GTNCLĐ

Giá trị ngày công lao động

HQĐV

Hiệu quả đồng vốn


HQKT

Hiệu quả kinh tế

HTX

Hợp tác xã

KC

Khuyến cáo

LUT

Loại hình sử dụng đất

LX

Lúa xn

LM

Lúa mùa

MĐCN

Mức độ chấp nhận

NTTS


Ni trồng thủy sản

TNHH

Thu nhập hỗn hợp

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1.

Mức độ manh mún ruộng đất ở các vùng trong cả nước ............................ 24

Bảng 3.1.

Phân cấp hiệu quả kinh tế của các kiểu sử dụng đất ................................... 30

Bảng 3.2.

Phân cấp các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội (tính cho 1 ha) .................. 31

Bảng 3.3.

Phân cấp các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả môi trường................................... 32

Bảng 4.1.

Một số yếu tố khí hậu huyện Yên Phong .................................................... 34


Bảng 4.2.

Diện tích các loại đất của huyện Yên Phong .............................................. 36

Bảng 4.3.

Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội giai đoạn 2012 – 2016............................... 38

Bảng 4.4.

Kết quả sản xuất ngành nông nghiệp qua một số năm ................................ 40

Bảng 4.5.

Kết quả sản xuất ngành nông nghiệp qua một số năm ................................ 41

Bảng 4.6.

Quy mơ đường giao thơng chính của huyện n Phong ............................ 42

Bảng 4.7.

Các hạng mục cơng trình chính của huyện Yên Phong .............................. 43

Bảng 4.8.

Dân số và lao động Yên Phong 2012-2016................................................. 44

Bảng 4.9.


Biến động sử dụng đất của huyện Yên Phong giai đoạn 2012-2016 .......... 49

Bảng 4.10. Kết quả dồn điền đổi thửa của huyện tính đến tháng 12 / 2016 .................. 51
Bảng 4.11. Tình hình dồn điền đổi thửa ........................................................................ 53
Bảng 4.12. Một số kết quả đạt được của công tác dồn điền đổi thửa các xã điều
tra tính đến 12/2016 .................................................................................... 54
Bảng 4.13. Một số loại hình sử dụng đất chính trên 8 xã sau DDĐT của huyện
Yên Phong ................................................................................................... 58
Bảng 4.14. Hiệu quả kinh tế các cây trồng tại Yên Phong sau DĐ ĐT ....................... 60
Bảng 4.15. Hiệu quả kinh tế của các LUT sau dồn điền đổi thửa ................................. 61
Bảng:4.16. Phân hạng HQKT của các LUT chính huyện Yên Phong........................... 62
Bảng 4.17. Hiệu quả xã hội các kiểu sử dụng đất ......................................................... 56
Bảng 4.18. So sánh mức đầu tư phân bón với tiêu chuẩn phân bón cân đối và
hợp lý. ......................................................................................................... 67
Bảng 4.19. Tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật cho các cây trồng huyện
Yên Phong. .................................................................................................. 71
Bảng 4.20. Đánh giá hiệu quả môi trường của LUT NTTS .......................................... 74
Bảng 4.21. Đánh giá tổng hợp hiệu quả môi trường của các LUT................................ 75
Bảng 4.22. Đánh giá hiệu quả chung của các LUT ....................................................... 76

vii


Bảng 4.23. Đề xuất các kiểu sử dụng đất có hiệu quả cao hơn đến năm 2020 ............. 78
Bảng 4.24. Chi phí sản xuất 1 số khâu trong sản xuất nông nghiệp.............................. 80

viii



DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1. Sơ đồ huyện n Phong............................................................................... 34
Hình 4.2. Biểu đồ cơ cấu sử dụng đất huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh năm
2012 - 2016 .................................................................................................. 48
Hình 4.3. kênh mương đươc cứng hóa tại xã Dũng Liệt.............................................. 57
Hình 4.4. Đường giao thơng nội đồng tại xã Thụy Hịa .............................................. 57
Hình 4.5. Biểu đồ so sánh giá trị sản xuất nông nghiệp/1Ha ....................................... 79

ix


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Văn Đạt
Tên luận văn: “Đánh hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp sau dồn điền đổi thửa trên
địa bàn huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh”.
Ngành: Quản lý đất đai

Mã số: 60.85.01.03

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nơng nghiệp Việt Nam.
Mục đích nghiên cứu của đề tài
Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sau dồn điền đổi thửa trên địa bàn huyện Yên
Phong tỉnh Bắc Ninh.
Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp sau
dồn điền đổi thửa trên địa bàn huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh trong những năm tới.
Phương pháp nghiên cứu của đề tài
Luận văn đã sử dụng các phương pháp:
- Phương pháp điều tra số liệu thứ cấp;
- Phương pháp chọn điểm nghiên cứu;
- Phương pháp điều tra phỏng vấn nông hộ;

- Phương pháp đánh giá hiệu quả các loại hình sử dụng đất;
- Phương pháp tổng hợp, phân tích và xử lý số liệu.
Kết quả chính và kết luận
- Huyện Yên Phong có vị trí địa lý thuận lợi trong phát triển kinh tế xã hội của
tỉnh Bắc Ninh. Tăng trưởng kinh tế bình quân đạt trên 19,9% , dân số 129.959 người với
một nguồn lao động dồi dào, có trình độ chun mơn cao. Tính đến năm 2016, diện tích
tự nhiên của huyện là 9693.1ha. Trong đó: đất nơng nghiệp có 3076,98 ha chiếm
62,69%; đất phi nơng nghiệp có 3574,58 ha chiếm 36,88%; đất chưa sử dụng có 41,55
ha chiếm 0,43% tổng diện tích tự nhiên. Huyện n Phong có nhiều lợi thế để khai thác
những điều kiện tự nhiên hiện có để phục vụ cho sản xuất và đời sống. Đất đai phì
nhiêu, thích hợp với nhiều loại cây trồng có giá trị cao, khí hậu, thuỷ văn điều hồ đảm
bảo cho một nền sản xuất nơng nghiệp phát triển tương đối ổn định và bền vững. Yên
Phong có một diện tích mặt nước ao hồ rộng lớn có thể khai thác nuôi trồng thuỷ sản
phù hợp với mô hình hộ gia đình cũng như phát triển trang trại. Cùng với mạng lưới
giao thông thuận tiện cho việc lưu thơng hàng hố, kêu gọi đầu tư, thúc đẩy một nền
kinh tế phát triển toàn diện.

x


Hiện trạng sử dụng đất năm 2016 và biến động đất đai giai đoạn 2012 - 2016:
Năm 2016 tổng diện tích của tồn huyện là 9693,10 ha. Trong đó, đất nơng nghiệp
chiếm 62,69% tổng diện tích tự nhiên; đất phi nơng nghiệp chiếm 36,88% tổng diện
tích tự nhiên; đất chưa sử dụng chiếm 0,43% tổng diện tích đất tự nhiên. Xu hướng biến
động đất đai giai đoạn này là giảm diện tích đất nơng nghiệp và đất chưa sử dụng, tăng
diện tích phi nơng nghiệp.
Thực trạng dồn điền đổi thửa trên địa bàn huyện: Tính đến hết tháng 12/2016
huyện đã thực hiện dồn điền đổi thửa được 8/14 xã, số xã không tiến hành dồn điền đổi
thửa là 6 xã chiếm 43% số xã trong huyện. . Sau dồn điền đổi thửa, diện tích đất bình
qn 1 thửa ruộng là 466,18 m²/thửa, bình quân số thửa 5,42 thửa/hộ. Kênh mương và

giao thơng nội đồng được chỉnh trang, cứng hóa.
Kết quả nghiên cứu hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp sau DĐĐT cho thấy: Sau
dồn điền đổi thửa huyện có 4 loại hình loại hình sử dụng đất chính với nhiều kiểu sử
dụng đất đa dạng. Các LUT được sử dụng phổ biến như LUT chuyên lúa, LUT 2 lúa1màu, LUT chuyên rau, màu và LUT nuôi trồng thuỷ sản. Sau khi thực hiện dồn điền
đổi thửa hiệu quả sử dụng đất của các loại hình đều tăng.
- Về hiệu quả kinh tế: Kiểu sử dụng đất cho GTSX cao nhất là kiểu sử dụng đất .
Lạc xuân – cà chua - Su hào với 518.52trđ/ha, gấp 6.17 lần sơ với kiểu sử dụng đất
chuyên lúa, các kiểu sử dụng đất được đánh giá ở mức có hiệu quả kinh tế cao như: LXLM- Cà chua, LX - LM - Bắp Cải, Lạc xuân- cà chua - su hào, Bí xanh - Khoai Tây,
Lạc xuân - dưa chuột - bắp cải. Kiểu sử dụng đất được đánh giá đem lại hiệu quả kinh tế
thấp là LX- LM.
- Về hiệu quả xã hội: Sau dồn điền đổi thửa kiểu sử dụng đất Lạc xuân – cà chua
- Su hào thu hút được nhiều công lao động nhất(1227 công/ha), giá trị ngày công 267.6
nghìn đồng/cơng. Đa phần các kiểu hình sử dụng đất đều đem lại hiệu quả xã hội ở mức
cao và TB.
- Về mơi trường: Việc sử dụng phân bón nhất là phân bón hóa học chưa hợp lý,
mất cân đối so với tiêu chuẩn cho phép, việc sử dụng thuốc BVTV chưa khoa học và
chưa có sự kiểm sốt chặt chẽ đã dẫn đến gây hệ quả xấu cho môi trường như gây ô
nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Do vậy sản xuất nông nghiệp
cần gắn với bảo vệ môi trường sinh thái và sức khỏe cộng đồng.
- Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, chúng tôi đề xuất sử dụng đất tại huyện Yên
Phong đến năm 2020 như sau: Đa dạng hóa cây trồng vật ni, hình thành những vùng
sản xuất tập trung, đưa các giống mới có giá trị kinh tế, duy trì ổn định diện tích cây
lương thực. Đối với LUT chuyên lúa dù hiệu quả chung ở mức TB nhưng vẫn phải duy
trì để đảm bảo an ninh lương thực cho địa phương. LUT 2 lúa 1 màu, Duy trì và phát

xi


triển các kiểu sử dụng đất cho hiệu quả cao, giảm bớt diện tích của các kiểu hình sử
dụng đất cho hiệu quá TB. LUT chuyên màu là loại hình được để xuất nên mở rộng diện

tích trong tương lai vì cho hiệu quả chung cao nhưng cần chú ý về vến đề mơi trường và
an tồn thực phẩm. LUT NTSS duy trì và khắc phục những khuyết điểm để đạt hiệu quả
cao nhất có thể.
Dồn điền đổi thửa có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sử dụng đất nơng nghiệp, do
diện tích các thửa đất lớn, giao thơng nội đồng thuận tiện, dẫn đến tiết kiệm chi phí sản
xuất tăng thu nhập cho người dân, hệ thống thủy lợi được cứng hóa, kiên cố đảm bảo
nước tưới cho sản xuất.
Tuy cơng tác dồn điền đổi thửa có tác động tích cực đến hiệu quả sử dụng đất
nơng nghiệp nhưng khơng thể tránh những khó khăn gặp phải khi thực hiện dồn điền
đổi thửa. Cụ thể cịn khó khăn trong công tác cấp giấy chứng nhận, Khi mới triển khai
thì cịn nhiều ý kiến trái chiều chưa đồng tình do đó sảy ra bất đồng , tranh luận. Kinh
phí để thực hiện kiên cố hóa các hạng mục, cơng trình.
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nơng nghiệp tại huyện Yên Phong gồm:
Khắc phục các hạn chế của các LUT, KSD đất sản xuất nơng nghiệp có hiệu quả cao;
Tăng cường áp dụng Kỹ thuật trồng trọt tiên tiến trong sản xuất ; Hỗ trợ tài chính, cơ sở
hạ tầng và tiêu thụ sản phẩm cho sản xuất nông nghiệp; Áp dụng định hướng sử dụng
đất sản xuất nông nghiệp huyện Yên Phong.

xii


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Nguyen Van Dat
Thesis title: Assess the agricultural land use efficiency after land consolidation in Yen
Phong district, Bac Ninh province.
Major: Land Management

Code:60.85.01.03

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture.

Research objectives
- Assess the agricultural land use efficiency after land consolidation in Yen Phong
district, Bac Ninh province.
- Propose some solutions to improve the efficiency of agricultural land use after
land consolidation in Yen Phong district, Bac Ninh province in the coming years.
Materials and Methods
The following methods were used:
- Method of secondary data investigation.
- Method of study site selection.
- Method of household interview survey.
- Methods of assessment the efficiency of land use types.
- Methods of data aggregation, analysis and processing.
Main findings and conclusions
- Yen Phong district has a favorable geographic position in socio-economic
development of Bac Ninh province. The average economic growth rate reached over
19.9% with a population of 129,959 with a strong labor force with high professional
qualifications. By 2016, the natural area of the district was 9693.1ha. Of which:
agricultural land had 3076.98 hectares accounting for 62.69%; Non-agricultural land
had 3574.58 ha, accounting for 36.88%; Unused land had 41.55 ha, accounting for
0.43% of total natural area. Yen Phong district had many advantages to exploit the
existing natural conditions for production and life. Fertile land, suitable for a variety of
high value crops, moderate climate and hydrological regime ensure a sustainable
agricultural production. Yen Phong has a large area of ponds and lakes that can be used
for aquaculture in line with household models as well as farm development. Besides, the
district has a convenient transportation network for the circulation of goods, calling for
investment, promoting a comprehensive economic development.
- Current land use in 2016 and land changes in the period 2012 - 2016: In 2016,
the total area of the district was 9693.10 ha. Of which, agricultural land accounted for
62.69% of the total area; Non-agricultural land occupied36.88% of the total natural


xiii


area; Unused land accounted for 0.43% of the total natural land area. The trend of land
conversion during this period was to reduce the area of agricultural land and unused
land, increase the non-agricultural area.
The status of land consolidation in the district: As of the end of December 2016,
the district has made land conversion for 8/14 communes, the number of communes
without land consolidation is 6 communes, accounting for 43% of the commune number
in the district. After land consolidation, the average area of a plot was 466.18 m²,
average number of plots per household was 5.42.Channels and in-field roads were
improved and hardened.
The result of the study on the effectiveness of agricultural land use after land
consolidation showed that after the land consolidation, there were four main land use
types with different land use patterns in the district. The LUTsare commonly used as:
LUT rice, LUT 2 rice- 1 cash crop, LUT vegetables- cash crop, LUT aquaculture. After
land consolidation, the land use efficiency of all LUT increased.
- On economic efficiency: Land use pattern returned highest production value is
spring groundnut - tomato –kohlrabi with 518.52tr VND/ ha, 6.17 times higher than the
land use pattern of rice.The land use patterns are evaluated at high economic efficiency
such as: spring rice – summer rice–tomato,spring rice – summer rice - cabbage, spring
groundnut - tomato - kohlrabi, zucchini - potato, spring groundnut - cucumber cabbage. The land use pattern evaluated for low economic efficiency is spring rice –
summer rice.
- In terms of social efficiency: After the land consolidation, land use pattern of
spring groundnut - tomato –kohlrabi is the most labor attractive (1227 workers / ha), the
value of working dayis 267.6 thousand VND /day. Most land use patterns have high to
medium social efficiency.
- Environment: The use of fertilizers, especially chemical fertilizers, is
unreasonable and unbalanced compared to the permitted standards. The use of
pesticides improperly and uncontrolled has led to negative effects on the environment

such as environment pollution and affecting human health. Therefore, agricultural
production should be associated with protection of the ecological environment and
public health.
- Based on the research results, we propose land use in Yen Phong district to 2020
as follows: Diversification of plants and animals, formation of concentrated production
areas, introduction of new varieties of high value, maintaining a stable area of food
crops. For LUT rice, although effective at medium level, still have to be maintained to
ensure food security for the local. LUT 2 rice – 1 cash crop should bemaintained and

xiv


develop land use patterns of high efficiency, reduce the area of the land use patterns of
medium efficiency. LUT cash cropwill be proposed to expand the area in the future
because of high general efficiency but should pay attention to environment and food
safety. LUT aquaculture should be maintained and overcome the shortcomings to
achieve the highest possible efficiency.
The land consolidation has a great impact on the efficiency of agricultural land
use, due to the large area of land plot, the convenient in-field transport, resulting in
savings in production costs, increased income for the people, the irrigation system is
hardened, solidly ensuring water for irrigation.
Although land consolidation has a positive impact on the efficiency of agricultural
land use, it is impossible to avoid the difficulties encountered in land consolidation. In
particular, it is difficult to issue certificates, at the initial of deployment, there are many
dissenting opinions, therefore, there is disagreement and debate. Funding for
solidification of items and works is also a matter.
Solutions to improve the agricultural land use efficiency in Yen Phong district
include: overcome the limitations of the LUTs, land use patterns of agricultural land
with high efficiency; Strengthen application of advanced cultivation techniques in
production; Financial support, infrastructure and product sales for agricultural

production; Application of agricultural land use orientation in Yen Phong district.

xv


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là điều kiện, phương tiện
duy trì và phát triển sự sống, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng
hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các
công trình kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phịng,… là nguồn vốn, nguồn
nội lực trong giai đoạn cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay. Nhưng
đất đai là nguồn tài nguyên có hạn, việc sử dụng nguồn tài nguyên này vào việc
phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương và cả nước một cách khoa học và
đạt hiệu quả cao là vô cùng quan trọng và có ý nghĩa to lớn đối với quốc gia cũng
như toàn nhân loại.
Việt Nam là nước với hơn 70% dân số hoạt động trong lĩnh vực nông
nghiệp, diện tích đất nơng nghiệp trên cả nước là 10.231,7 nghìn ha (Tổng cục
thống kê 2014) , diện tích đất nơng nghiệp bình qn đầu người ở Việt Nam là
1560,4 m2, chưa bằng 1/3 so với Thái Lan và Campuchia (khảo sát của World
Bank, 2009). Theo kết quả Khảo sát mức sống cư dân Việt Nam (vietnam
household living standard survery 2010), 70% hộ gia đình ở nơng thơn có diện
tích đất nơng nghiệp dưới 0,5 ha. Số hộ có diện tích trên 3 ha chiếm một tỷ trọng
rất nhỏ.. Để nâng cao hiệu quả sử dụng đất trong sản xuất nơng nghiệp và đảm
bảo tính bền vững cửa nguồn tài nguyên này đang là vấn đề hết sức cấp thiết, là
điều kiện để phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thơn theo hướng cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa.
Thực hiện nghị quyết 10 NQ/TW ngày 28/03/1988 của Bộ Chính Trị
(khóa VI), về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp, luật đất đai năm 1993 và nghị
định 64/ NĐ-CP ngày 27/09/1993 của chính phủ, về giao đất nơng nghiệp, cấp

giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu
dài. Đã tạo điều kiện và động lực mới thúc đấy phát triển sản xuất nông nghiệp,
người dân đã mạnh dạn đầu tư thâm canh và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật
trên mảnh đất được giao, bộ mặt nơng thơn có nhiều khởi sắc, nước ta đã trở
thành nước xuất khảu gạo đứng thứ hai trên thế giới.
Bên cạnh những mặt tích cực, thì chính sách giao ruộng lâu dài ổn định
cũng nẩy sinh mâu thuẫn, đó là : Ruộng đất chia quá manh mún, phân tán, làm

1


hạn chế trong sử dụng nguồn lực, gây cản trở cho q trình ứng dụng cơ giới hóa
vào sản xuất, cũng như đầu tư thâm canh. Ngồi ra tình trạng manh mún ruộng
đất cịn gây nên những khó khăn cho quy hoạch, quản lý và sử dụng hiệu quả
nguồn tài nguyên đất. Nhân thức được những ảnh hưởng bất lợi trên nhiều hộ đã
tự đổi ruộng đất cho nhau, có hộ đã đi mua, đi thuê và đấu thầu của hộ khác để
ruộng đất được rộng hơn thuận lợi cho sản xuất. Thấy được những hạn chế đó,
chính phủ đã ban hành một số văn bản, chỉ thị nhằm khuyến khích nơng dân và địa
phương các cấp thực hiện chuyển đổi ruộng đất từ ô thửa nhỏ thành ô thửa lớn, tạo
điều kiện thuận lợi cho q trình sản xuất.
Tính đến năm 2013 trên địa bàn huyện Yên Phong đã có 8/14 xã cơ bản
hồn thành cơng tác dồn điển đổi thửa đất canh tác. Đây là việc làm rất cần thiết
và cấp bách trong q trình phát triển nơng nghiệp, nơng thơn theo hướng cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa. Để chứng minh ưu thế của công tác dồn điền đổi thửa
với sản xuất, để chứng minh cho sự cần thiết tiến hành dồn điền đổi thửa trên
diện tích của 6 xã cịn lại, tơi nghiên cứu đề tài: “Đánh hiệu quả sử dụng đất
nông nghiệp sau dồn điền đổi thửa trên địa bàn huyện Yên Phong, tỉnh Bắc
Ninh”, đặt ra với mong muốn làm rõ hơn tác động của công tác "Dồn điền, đổi
thửa" tới hiệu quả sử dụng đất nơng nghiệp, thực hiện mục tiêu cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn.

1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sau dồn điền đổi thửa trên địa bàn huyện
Yên Phong tỉnh Bắc Ninh.
Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông
nghiệp sau dồn điền đổi thửa trên địa bàn huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh
trong những năm tới.
1.3. YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI
Đánh giá các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội liên quan đến công tác
quản lý đất Nông nghiệp.
Đánh giá hiệu quả công tác dồn điền đổi thửa và ảnh hưởng đến điều kiện tự
nhiên, kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện Yên Phong.
Đề xuất được các giải pháp hợp lý và có tính khả thi nhằm hiệu quả sử
dụng đất sau dồn điền đổi thửa trên địa bàn huyện Yên Phong.

2


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. CÁC NGHIÊN CỨU VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NƠNG NGHIỆP
2.1.1. Chính sách quản lý và sử dụng đất nơng nghiệp của Việt Nam
Chính sách đất nông nghiệp hiện nay ở nước ta là kết quả của quá trình xây
dựng trên quan điểm đổi mới trong một thời gian dài. Khởi điểm của quá trình
đổi mới đó là Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị năm 1988 về giao quyền tự chủ
cho hộ nông dân, Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương
(khóa VI) tháng 11-1988 về giao đất cho hộ nơng dân.
Cụ thể hóa các chủ trương của Đảng, Nhà nước đã xây dựng và ban hành
nhiều văn bản pháp lý xác định chế độ, chính sách đối với đất nơng nghiệp, trong
đó nổi bật là Luật Đất đai ban hành năm 1993 (được liên tục sửa đổi vào các năm
sau này, nhất là Luật Đất đai sửa đổi năm 2003), Luật Thuế chuyển quyền sử
dụng đất (năm 1999), Luật Thuế sử dụng đất nông nghiệp (năm 2000, thay cho

thuế nơng nghiệp). Nội dung cơ bản của chính sách đất nông nghiệp của Nhà
nước Việt Nam hiện nay thể hiện qua chế độ sở hữu đất nơng nghiệp, chính sách
giá đất của Nhà nước, chính sách tích tụ và tập trung đất nơng nghiệp, chính sách
thuế đất nơng nghiệp và chính sách bồi thường khi thu hồi đất nơng nghiệp.
a. Chế độ sở hữu đất nông nghiệp
Sở hữu đất nông nghiệp ở Việt Nam theo hiến pháp thuộc về nhà nước (đại
diện cho chủ sở hữu toàn dân) nhưng quyền sử dụng đất được giao cho các chủ
thể khác nhau, chủ yếu là nông dân.
Chế độ sở hữu đất đai đặc biệt của Việt Nam đã đưa đến một số hệ quả:
- Ở Việt Nam đã hình thành hai thị trường đất đai: thị trường cấp I là thị
trường giao dịch giữa Nhà nước và người sử dụng đất (với nhiều chế độ khác
nhau, như giao đất có thu tiền, khơng thu tiền; giao đất có thời hạn khác nhau;
cho thuê đất…); thị trường cấp II là thị trường giao dịch giữa những người sử
dụng đất nông nghiệp với nhau. Thị trường cấp I được Nhà nước kiểm soát chặt
chẽ về đối tượng được giao đất, giá giao đất, thời hạn giao đất và mục đích sử
dụng đất. Thị trường cấp II là thị trường chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo
mục đích đã được Nhà nước quy định, hoạt động tự phát, Nhà nước chỉ đứng ra
cung cấp các dịch vụ pháp lý cần thiết cho giao dịch và thu thuế. Trong thực tế,
thị trường cấp II chưa được tổ chức quy củ và chưa có dịch vụ thích ứng nên hạn
chế khả năng chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp của nông dân.

3


- Nhà nước vừa đóng vai trị cơ quan quản lý hành chính cơng đối với đất
đai, vừa đóng vai trị chủ sở hữu đất, có quyền quyết định thu hồi quyền sử dụng
đất của nơng dân, chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp và giao đất nông
nghiệp đã được chuyển mục đích sử dụng cho tổ chức và cá nhân không phải là
nông dân, quy định giá thu hồi đất nông nghiệp.
- Người nông dân ở vào vị thế yếu trong giao dịch đất nông nghiệp, thể hiện

qua các khía cạnh:
Thứ nhất, người nơng dân chỉ được sử dụng đất nơng nghiệp vào mục đích
sản xuất nơng nghiệp. Do mức sinh lợi của ngành nông nghiệp thấp nên giá trị
chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp thành tiền khơng lớn, khơng khuyến
khích người nơng dân chuyển quyền sử dụng này cho người khác.
Thứ hai, Nhà nước toàn quyền quy hoạch và thu hồi đất nông nghiệp để
chuyển thành đất đô thị hoặc đất kinh doanh mà nông dân khơng có quyền thỏa
thuận giá đất bị thu hồi, cũng như khơng có quyền phản đối hoặc địi hỏi đền bù
thỏa đáng quyền lợi của mình. Trường hợp đất thu hồi để làm các cơng trình
cơng cộng như đường sá, cơng trình thủy lợi… thì khơng có mặt bằng giá mới
nên người nơng dân khơng cảm nhận được thiệt thịi của họ. Trường hợp Nhà
nước thu hồi đất để chuyển thành khu đô thị theo cách giao cho các doanh
nghiệp đầu tư kết cấu hạ tầng rồi bán nền, bán nhà… sẽ làm xuất hiện mặt bằng
giá quyền sử dụng đất phi nông nghiệp, thường cao hơn giá đất nông nghiệp
nhiều lần.
Thứ ba, thời hạn giao đất nông nghiệp cho nông dân theo quy định của pháp
luật hiện hành là quá ngắn (50 năm với đất trồng cây lâu năm, 20 năm với đất còn
lại) so với thời hạn giao đất phi nơng nghiệp. Hạn mức diện tích đất giao khá thấp.
b. Chính sách giá đất nơng nghiệp
Chính sách giá đất nông nghiệp được quy định tại Điều 12 Luật Đất đai
năm 1993, năm 2003 và mới nhất là Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16-112004 của Chính phủ. Theo đó, có hai phương pháp xác định giá đất: theo giá thị
trường và theo thu nhập từ đất. Quyền xác định giá đất được phân cấp rộng rãi
cho chính quyền cấp tỉnh. Chế độ điều chỉnh giá cũng linh hoạt hơn trước và bám
sát giá thị trường.(1).
Với việc chính thức cơng nhận giá đất thị trường và điều chỉnh giá nhà
nước theo giá thị trường, Nhà nước Việt Nam đã gián tiếp thừa nhận quyền sử

4



dụng đất có giá cả, tồn tại thị trường quyền sử dụng đất và là một trong những cơ
sở để Nhà nước xác định giá giao dịch đất giữa Nhà nước và người dân.
Tuy nhiên, việc thực hiện những quy định này trong thực tế rất khó
khăn. Thứ nhất. Do khơng có thơng tin giá thị trường thuyết phục nên các tổ
chức định giá đất thường lấy giá quy định từ đầu năm của chính quyền cấp tỉnh.
Đến lượt mình, giá đất này cũng được xác định một cách chủ quan nên chưa
được người dân tin cậy. Trên thực tế, nhiều địa phương phải thỏa thuận với nông
dân, nhưng người nơng dân cũng khơng có thơng tin, họ thường so bì với những
người chây ì, nhận tiền sau (những người này thường nhận được giá cao hơn)
hoặc so với giá đất đô thị chuyển nhượng tại các dự án khác ở địa phương để đòi
giá cao. Cách làm này dẫn đến hai hệ lụy: một là, vơ hình trung khuyến khích
nơng dân chây ì; hai là, người nơng dân ln ở trạng thái bất bình do nhận thức
mình bị thiệt thịi.
Thứ hai, do Nhà nước khơng ngăn chặn được đầu cơ trên thị trường đất đô
thị, nên giá đất đô thị tăng lên quá cao khiến thông tin về giá này cũng khơng
đáng tin cậy.
Để khắc phục khó khăn, nhiều địa phương đã tiến hành các biện pháp nửa
vời, dự án thuận lợi thì đền bù theo giá nhà nước, dự án khó khăn thì để nhà đầu
tư phụ thêm tiền đền bù theo giá thỏa thuận với nông dân. Thậm chí, để giải
phóng mặt bằng nhanh, nhiều nhà đầu tư chấp nhận trả thêm tiền cho các hộ chây
ì. Cách làm như vậy đã gây tác động không tốt cho các hộ đã di dời.
c. Chính sách khuyến khích tích tụ và tập trung đất
Khi tiến hành giao đất lần đầu cho hộ nông dân vào những năm đầu thập
niên 90, thế kỷ XX, để giảm xung đột, Nhà nước đã giao đất cho hộ theo chế độ
bình quân cả về diện tích lẫn hạng đất. Hệ quả là đất nơng nghiệp được giao cho
hộ gia đình nơng dân rất manh mún.
Để khuyến khích nơng dân tập trung đất nông nghiệp phục vụ sản xuất
quy mô lớn, Nhà nước sau đó có chính sách khuyến khích nơng dân “dồn điền,
đổi thửa”, chuyển đổi, chuyển nhượng đất cho nhau. Phong trào “dồn điền, đổi
thửa” được chính quyền các tỉnh đồng bằng sông Hồng hưởng ứng, nhưng kết

quả đạt được không mấy khả quan. Số thửa ruộng của một hộ có giảm đi,
nhưng quy mô đất canh tác của một hộ nông dân tăng không đáng kể do các hộ
nông dân không muốn nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp cho người khác

5


vì nhiều lý do: chế độ canh tác của các thửa khác nhau, khoảng cách tới nhà,
hạng đất...
Ở các vùng chun canh phía Nam tình hình chuyển nhượng quyền sử dụng
đất nơng nghiệp đạt kết quả khá hơn ở phía Bắc, nhưng cũng chưa tạo đủ tiền đề
để hình thành các trang trại lớn.
Các chính sách khuyến khích sử dụng đất tập trung ở quy mơ lớn, như hình
thành các nông, lâm trường, các hợp tác xã sản xuất nông nghiệp cũng tỏ ra
khơng hiệu quả. Thậm chí các nơng, lâm trường buộc phải giao đất cho hộ công
nhân nông, lâm trường để họ canh tác theo phương thức gia đình. Mặc dù q
trình giao đất nơng, lâm trường cho hộ nơng, lâm trường viên có tạo được động
lực sử dụng đất hiệu quả hơn, sản xuất phát triển hơn, nhưng gây khó khăn cho
việc quản lý đất cơng thuộc quyền sử dụng của nông, lâm trường, trong một số
trường hợp cịn gây ra sự bất bình đẳng về quy mơ đất được giao giữa gia đình
nơng, lâm trường viên và gia đình nơng dân canh tác ở cùng một khu vực. Một số
hộ nơng dân thậm chí lấn chiếm đất nông, lâm trường để sử dụng một cách bất
hợp pháp.
Nghị định 64 – CP/ 1993 và luật đất đai 2003 quy định hạn mức giao đất
trồng cây hàng năm không quá 2 hécta.
Theo điều 129 Luật Đất đai năm 2013, hạn mức giao đất trồng cây hằng
năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối cho hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản
xuất nông nghiệp không quá 3 hécta. Luật này cũng cho phép các hộ gia đình
được tích tụ đất đai khơng q 10 lần hạn mức, tức khơng q 30 hécta. ( Luật
đất đai, 2013).

d. Chính sách thu hồi và đền bù đất nông nghiệp
Từ thập niên 90 của thế kỷ thứ XX đến nay, Nhà nước tiến hành thu hồi
nhiều diện tích đất nơng nghiệp để xây dựng các khu công nghiệp, đô thị tập
trung(2). Chính vì thế, chính sách thu hồi, đền bù đất nông nghiệp tác động lớn
đến nông dân.
Luật Đất đai của Việt Nam 2013 quy định: Nhà nước có quyền thu hồi
quyền sử dụng đất nông nghiệp, đất ở của nông dân để sử dụng cho các mục đích
cơng cộng hoặc phục vụ các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội. Khi thu hồi đất
nông nghiệp, đất ở của nông dân, Nhà nước phải đền bù cho nông dân đất mới
theo diện tích và hạng đất tương đương. Nếu khơng có đất đền bù hoặc đất đền

6


bù ít hơn đất bị thu hồi, Nhà nước đền tiền cho nông dân theo giá đất do Nhà
nước quy định tại từng thời điểm. Với quyền hạn như vậy, chính quyền một số
địa phương đã thu hồi đất nơng nghiệp một cách thiếu thận trọng và ở quy mô
lớn, khiến diện tích đất của nơng dân nhiều vùng giảm nhanh.
e. Chính sách thuế đất nơng nghiệp
Nhà nước thu từ nông dân sử dụng đất nông nghiệp các khoản: tiền thuê
đất, thuế sử dụng đất và một số lệ phí quản lý đất đai. Nhìn chung, tổng thuế sử
dụng đất nông nghiệp không lớn. Căn cứ nghị quyết về miễn, giảm thuế sử dụng
đất nông nghiệp số 55/2010/QH12 đã quyết định, miễn hồn tồn thuế sử dụng
đất cho hộ nơng dân nghèo và miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp trong hạn điền
cho tất cả hộ nông dân đối với các đối tượng sau đây:
- Hộ gia đình, cá nhân nông dân được Nhà nước giao đất để sản xuất nông
nghiệp, bao gồm cả đất được thừa kế, cho tặng, nhận chuyển quyền sử dụng đất;
- Hộ gia đình, cá nhân là xã viên hợp tác xã sản xuất nông nghiệp đã nhận
đất giao khoán ổn định của hợp tác xã, nông trường quốc doanh, lâm trường quốc
doanh để sản xuất nông nghiệp theo quy định của pháp luật;

- Hộ gia đình, cá nhân là nơng trường viên, lâm trường viên đã nhận đất
giao khốn ổn định của nơng trường quốc doanh, lâm trường quốc doanh để sản
xuất nông nghiệp theo quy định của pháp luật;
- Hộ gia đình, cá nhân sản xuất nơng nghiệp có quyền sử dụng đất nơng
nghiệp góp đất của mình để thành lập hợp tác xã sản xuất nông nghiệp theo quy
định của Luật hợp tác xã.
Giảm 50% cho diện tích vượt hạn điền nhưng không quá hạn mức nhận
chuyển quyển sử dụng đất nông nghiệp đối với hộ gia đình, cá nhân.
Tiền thuê đất chỉ áp dụng đối với diện tích đất vượt hạn điền hoặc đất đấu
thầu. Các khoản lệ phí về đất khơng lớn, thường là phí cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất, phí trích lục bản đồ, phí đăng ký đất…
Xét tổng thể, chính sách thuế đất nơng nghiệp của Việt Nam được giảm nhẹ
ở nhiều khâu, kể cả việc Nhà nước không thu thuế chuyển nhượng đất nông
nghiệp giữa những người nơng dân với nhau nhằm khuyến khích tập trung đất và
chưa thu thuế giá trị gia tăng từ đất.

7


2.1.2. Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
2.1.2.1. Khái quát về hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
Sử dụng các nguồn tài nguyên có hiệu quả cao trong sản xuất để phát triển
một nền nông nghiệp bền vững là xu thế tất yếu đối với các nước trên thế giới.
Nói một cách chung nhất thì hiệu quả chính là kết quả như yêu cầu của việc làm
mang lại.
Việc sử dụng đất sản xuất nơng nghiệp có hiệu quả cao thơng qua việc bố
trí cơ cấu cây trồng là một trong những vấn đề bức xúc hiện nay của hầu hết các
nước trên thế giới, nó khơng chỉ thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học, các
nhà hoạch định chính sách, các nhà kinh doanh nơng nghiệp mà cịn là sự mong
muốn của nông dân, những người trực tiếp tham gia vào q trình sản xuất

nơng nghiệp.
Sử dụng đất đai có hiệu quả là các hệ thống, các biện pháp nhằm điều hòa mối
quan hệ người - đất trong tổ hợp với các nguồn tài nguyên khác và môi trường.
Căn cứ vào nhu cầu của thị trường, thực hiện đa dạng hóa cây trồng trên cơ
sở lựa chọn các sản phẩm có ưu thế ở từng địa phương, từ đó nghiên cứu áp dụng
cơng nghệ mới nhằm làm cho sản phẩm có tính cạnh tranh cao, đó là một trong
những điều kiện tiên quyết để phát triển được nền nơng nghiệp có tính ổn định,
bền vững đồng thời phát huy tối đa công dụng của đất nhằm đạt tới hiệu quả kinh
tế, xã hội, môi trường cao nhất.
Khi đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp người ta thường
đánh giá trên ba khía cạnh: hiệu quả về mặt kinh tế sử dụng đất, hiệu quả về mặt
xã hội và hiệu quả về mặt môi trường.
2.1.2.2. Phương Pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
a. Đặc điểm đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
Do dân số tăng nhanh đã thúc đẩy nhu cầu con người về những sản phẩm
lấy từ đất ngày càng tăng, trong khi diện tích đất có hạn, vì thế nâng cao hiệu quả
sử dụng đất nông nghiệp là rất cần thiết, có thể xem xét ở các khía cạnh sau:
- Q trình sản xuất trên đất nơng nghiệp phải sử dụng nhiều yếu tố đầu vào
kinh tế và không kinh tế (ánh sáng, nhiệt độ, khơng khí…). Vì thế, khi đánh giá
giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trước tiên phải được xác định bằng kết quả
thu được trên một đơn vị diện tích cụ thể là 1 ha, tính trên 1 đồng chi phí, 1 lao
động đầu tư.

8


- Trên đất nơng nghiệp có thể bố trí các cây trồng, các hệ thống luân canh,
do đó cần phải đánh giá hiệu quả của từng cây trồng, từng hệ thống luân canh
trên mỗi vùng đất.
- Thâm canh là một biện pháp sử dụng đất nông nghiệp theo chiều sâu, tác

động đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trước mắt và lâu dài. Vì thế cần phải
nghiên cứu hiệu quả của việc sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu, nghiên cứu ảnh
hưởng của việc tăng đầu tư thâm canh đến q trình sử dụng đất.
- Phát triển nơng nghiệp chỉ có thể thích hợp được khi con người biết cách
làm cho môi trường không bị phá hủy gây tác hại đến đời sống xã hội.
Đồng thời, cần tạo ra môi trường thiên nhiên và xã hội thuận lợi cho sự phát triến
nông nghiệp ở giai đoạn hiện tại và mở ra những điều kiện phát triển trong tương
lai. Do đó, cần đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp đến môi trường xung
quanh, phải đánh giá khả năng thích hợp của các loại hình sử dụng đất nơng
nghiệp có phù hợp với đất đai hay khơng, việc sử dụng hóa chất trong nơng
nghiệp có để lại tồn dư hay không.
Lịch sử nông nghiệp là một quãng đường dài thể hiện sự phát triển mối
quan hệ giữa con người với thiên nhiên. Hoạt động sản xuất nông nghiệp mang
tính xã hội sâu sắc. Nói đến nơng nghiệp khơng thể khơng nói đến nơng dân, đến
các quan hệ sản xuất trong nơng thơn. Vì vậy, khi đánh giá hiệu quả sử dụng đất
nông nghiệp cần quan tâm đến những tác động của sản xuất nông nghiệp đến các
vấn đề xã hội như: giải quyết việc làm, tăng thu nhập, nâng cao trình độ dân trí
trong nơng thơn.
b. Phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
1. Đánh giá đất theo FAO
Năm 1992, Hội nghị thượng đỉnh về môi trường và phát triển đã họp tại Rio
De Janerio - Braxin, đã định hướng cho các quốc gia, các tổ chức quốc tế chiến
lược về môi trường và phát triển bền vững để bước vào thế kỷ 21. UNDP đã đưa
ra cách thức sử dụng đất bền vững được xác định theo 5 nguyên tắc:
- Duy trì hoặc nâng cao các hoạt động sản xuất (năng suất);
- Giảm mức rủi ro đối với sản xuất (an toàn);
- Bảo vệ tiềm năng các nguồn tài nguyên tự nhiên chống lại được sự thoái
hoá đối với chất lượng đất và nước (bảo vệ);

9



×