Tải bản đầy đủ (.pdf) (135 trang)

Đánh giá tình hình thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 thành phố điện biên phủ tỉnh điện biên luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.54 MB, 135 trang )

HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN HỒNG ĐỨC

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN PHƯƠNG ÁN
QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2020
THÀNH PHỐ ĐIỆN BIÊN PHỦ - TỈNH ĐIỆN BIÊN

Chuyên ngành:

Quản lý đất đai

Mã số:

60.85.01.03

Người hướng dẫn khoa học:

PGS. TS. Nguyễn Quang Học

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là kết quả nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong
luận văn này là trung thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ trong quá trình thực hiện luận văn đã được
cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc./.
Hà Nội, ngày

tháng



năm 2016

Tác giả luận văn

Nguyễn Hoàng Đức

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt q trình làm luận văn tơi đã nhận được sự chỉ bảo, giúp đỡ rất tận tình
của PGS.TS. Nguyễn Quang Học – Giảng viên Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Nhân
dịp này cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới PGS.TS.
Nguyễn Quang Học trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
Tơi xin trân trọng cảm ơn sự góp ý chân thành của các Thầy, Cô giáo Khoa Quản
lý đất đai, Ban quản lý đào tạo - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tạo điều kiện thuận
lợi cho tôi thực hiện và hồn thành đề tài.
Tơi xin trân trọng cảm ơn Ủy ban nhân dân thành phố Điện Biên Phủ, phịng Tài
Ngun và Mơi trường thành phố Điện Biên Phủ.
Tơi xin cảm ơn đến gia đình, người thân, các cán bộ đồng nghiệp và bạn bè đã động
viên, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong qua trình thực hiện đề tài này.
Một lần nữa tơi xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2016

Tác giả luận văn


Nguyễn Hoàng Đức

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan .................................................................................................................i
Lời cảm ơn ................................................................................................................... ii
Mục lục ...................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt................................................................................................... vi
Danh mục bảng ...........................................................................................................vii
Danh mục hình ...........................................................................................................viii
Trích yếu luận văn ........................................................................................................ ix
Thesis abstract .............................................................................................................. xi
Phần 1. Mở đầu ........................................................................................................... 1
1.1.

Tinh cấp thiết của đề tài ................................................................................... 1

1.2.

Mục đích nghiên cứu ....................................................................................... 2

1.3.

Yêu cầu của đề tài ............................................................................................ 2

1.4.


Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn........................................ 2

Phần 2. Tổng quan nghiên cứu ................................................................................... 3
2.1.

Cơ sở lý luận về quy hoạch sử dụng đất và thực hiện quy hoạch sử dụng đất .........3

2.1.1.

Khái niệm và đặc điểm quy hoạch sử dụng đất ................................................. 3

2.1.2.

Phân loại quy hoạch sử dụng đất ...................................................................... 6

2.1.3.

Nội dung của quy hoạch sử dụng đất................................................................ 8

2.2.

Lý luận về tính khả thi và hiệu quả của quy hoạch sử dụng đất ........................ 8

2.2.1.

Khái niệm tiêu chí đánh giá tính khả thi và hiệu quả của phương án quy
hoạch sử dụng đất ............................................................................................ 8

2.2.2.


Bản chất và phân loại tính khả thi của quy hoạch sử dụng đất .......................... 9

2.2.3.

Bản chất và phân loại hiệu quả của quy hoạch sử dụng đất............................. 12

2.3.

Tình hình thực hiện quy hoạch sử dụng đất trong và ngồi nước .................... 14

2.3.1.

Tình hình thực hiện quy hoạch sử dụng đất ở một số nước ............................. 14

2.3.2.

Tình hình thực hiện quy hoạch sử dụng đất ở Việt nam .................................. 16

2.3.3.

Tình hình thực hiện quy hoạch sử dụng đất của Tỉnh Điện Biên ..................... 27

Phần 3. Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu ..................................... 29
3.1.

Phạm vi và đối tượng nghiên cứu ................................................................... 29

3.1.1.

Đối tượng nghiên cứu .................................................................................... 29


iii


3.1.2.

Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 29

3.2.

Nội dung nghiên cứu...................................................................................... 29

3.2.1.

Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội thành phố Điện Biên Phủ ........................ 29

3.2.2.

Tình hình quản lý và sử dụng đất đai thành phố Điện Biên Phủ ...................... 29

3.2.3.

Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch sử dụng đất thành phố Điện Biên Phủ ...... 29

3.2.4.

Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất ...... 30

3.3.


Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 30

3.3.1.

Phương pháp điều tra, thu thập số liệu, tài liệu ............................................... 30

3.3.2.

Phương pháp xử lý số liệu.............................................................................. 30

3.3.3.

Phương pháp phân tích tổng hợp .................................................................... 31

3.3.4.

Phương pháp so sánh, đánh giá ...................................................................... 31

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................. 32
4.1.

Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội thành phố Điện Biên Phủ........................... 32

4.1.1.

Điều kiện tự nhiên, tài nguyên và cảnh quan môi trường ................................ 32

4.1.2.

Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế xã hội gây áp lực đối với đất đai .......... 37


4.1.3.

Đánh giá chung điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội Thành phố Điện Biên Phủ .......42

4.2.

Tình hình quản lý sử dụng đất thành phố Điện Biên Phủ ................................ 43

4.2.1.

Hiện trạng sử dụng đất đai thành phố Điện Biên Phủ năm 2015 ..................... 43

4.2.2.

Tình hình biến động đất đai trên địa bàn thành phố Điện Biên Phủ giai
đoạn 2010 – 2015 .......................................................................................... 51

4.3.

Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch sử dụng đất thành phố Điện Biên Phủ ...... 56

4.3.1.

Phương án quy hoạch sử dụng đất 2011 – 2020 thành phố Điện Biên Phủ ...... 56

4.3.2.

Kết quả thực hiện các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất thành phố Điện
Biên Phủ đến năm 2015 ................................................................................. 57


4.3.3.

Kết quả thực hiện dự án, cơng trình theo phương án quy hoạch sử dụng
đất đến năm 2015........................................................................................... 66

4.3.4.

Đánh giá việc chuyển mục đích sử dụng đất theo kỳ kế hoạch sử dụng đất
từ năm 2010 đến năm 2015 theo quy hoạch sử dụng đất được duyệt .............. 70

4.3.5.

Đánh giá chung .............................................................................................. 72

4.4.

Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện phương án quy hoạch
sử dụng đất .................................................................................................... 75

4.4.1.

Giải pháp nâng cao chất lượng phương án quy hoạch sử dụng đất .................. 75

iv


4.4.2.

Giải pháp quản lý thực hiện quy hoạch .......................................................... 77


4.4.3.

Giải pháp cơ chế chính sách ........................................................................... 77

4.4.4.

Giải pháp bố trí nguồn vốn đầu tư .................................................................. 78

4.4.5.

Giải pháp chất lượng phương án quy hoạch sử dụng đất................................. 78

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ................................................................................... 79
5.1.

Kết luận ......................................................................................................... 79

5.2.

Kiến nghị ....................................................................................................... 80

Tài liệu tham khảo ....................................................................................................... 81
Phụ lục ...................................................................................................................... 83

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt


Nghĩa tiếng Việt

BTNMT

: Bộ Tài ngun và Mơi trường

CNH

: Cơng nghiệp hóa

CN - TTCN

: Cơng nghiệp – Tiểu thủ cơng nghiệp

CP

: Chính phủ

CSDL

: Cơ sở dữ liệu

CT

: Chỉ thị

HĐH

: Hiện đại hóa




: Nghị định

NQ

: Nghị quyết



: Quyết định

QH

: Quốc hội

QHSDĐ

: Quy hoạch sử dụng đất

SDĐ

: Sử dụng đất

TT

: Thông tư

UBND


: Ủy ban nhân dân

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1. Cơ cấu tổng giá trị sản xuất theo ngành kinh tế .......................................... 38
Bảng 4.2. Hiện trạng sử dụng đất năm 2015 thành phố Điện Biên Phủ ...................... 49
Bảng 4.3. Biến động sử dụng đất nông nghiệp thành phố Điện Biên Phủ giai
đoạn 2010-2015 ......................................................................................... 52
Bảng 4.4. Biến động sử dụng đất phi nông nghiệp thành phố Điện Biên Phủ giai
đoạn 2010-2015 ......................................................................................... 54
Bảng 4.5. Biến động sử dụng đất chưa sử dụng thành phố Điện Biên Phủ giai
đoạn 2010-2015 ......................................................................................... 56
Bảng 4.6. Chỉ tiêu các phương án quy hoạch sử dụng đất thành phố Điện Biên
Phủ đến năm 2015 ..................................................................................... 57
Bảng 4.7. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu sử dụng đất nông nghiệp giai đoạn 2011
– 2015 thành phố Điện Biên Phủ ............................................................... 59
Bảng 4.8. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu sử dụng đất phi nông nghiệp giai đoạn
2011 - 2015 thành phố Điện Biên Phủ ....................................................... 62
Bảng 4.9. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu sử dụng đất chưa sử dụng giai đoạn
2011 – 2015 thành phố Điện Biên Phủ ....................................................... 65
Bảng 4.10. Tổng hợp tóm tắt số lượng cơng trình theo các nhóm đất chính thực
hiện năm 2011 – 2015 ............................................................................... 67
Bảng 4.11. Những cơng trình thực hiện chậm hơn hoặc chưa thực hiện so với kế
hoạch được duyệt ...................................................................................... 69
Bảng 4.12. Kết quả thực hiện việc chuyển mục đích sử dụng đất giai đoạn 20112015 thành phố Điện Biên Phủ .................................................................. 71

vii



DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1. Cơ cấu sử dụng đất thành phố Điện Biên Phủ năm 2015 ........................................... 44
Hình 4.2. Kết quả thực hiện các tiêu chí đến năm 2015 thành phố Điện Biên Phủ.................... 57

viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Hồng Đức
Tên luận văn: “Đánh giá tình hình thực hiện phương án Quy hoạch sử dụng
đất dến năm 2020 thành phố Điện Biên Phủ - Tỉnh Điện Biên”
Ngành: Quản lý đất đai

Mã số: 60 85 01 03

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nơng nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu của đề tài
Đánh giá việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất của Thành phố Điện Biên Phủ Tỉnh Điện Biên giai đoạn 2011 – 2020; tìm ra những yếu tố tích cực, những bất cập hạn
chế trong quá tình tổ chức thực hiện phương án quy hoạch.
Đề xuất các giải pháp nhằm tổ chức thực hiện có hiệu quả phương án quy hoạch
sử dụng đất, đảm bảo hài hòa giữa các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn, phù hợp với chiến
lược phát triển kinh tế của thành phố.
Phương pháp nghiên cứu của đề tài
Luận văn đã sử dụng các phương pháp:
- Phương pháp điều tra, thu thập số liệu, tư liệu;
- Phương pháp xử lý số liệu;
- Phương pháp phân tích tổng hợp;
- Phương pháp so sánh, đánh giá.

Kết quả chính và kết luận
- Thành phố Điện Biên Phủ là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế - văn hóa
của tỉnh Điện Biên, có toạ độ địa lý từ 21024' 52” vĩ độ trung tâm vùng hành chính và
103002' 31'' kinh độ trung tâm vùng hành chính. Thành phố Điện Biên Phủ nằm trong
vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh, có nhiều ưu thế để có thể liên kết, trao đổi và thu hút
đầu tư vào phát triển kinh tế - xã hội. Thành phố có diện tích là 6.444,10 ha, trong đó
đất nơng nghiệp chiếm 79,29%; đất phi nơng nghiệp chiếm 19,92%; đất chưa sử dụng
chỉ còn 0,79%.
- Quy hoạch sử dụng đất cơ bản đã bám theo mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội,
trên cơ sở thực trạng và tiềm năng đất đai, đã khoanh định và xác lập được các chỉ tiêu
sử dụng đất. Kết quả thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất thành phố Điện Biên
Phủ giai đoạn 2010 - 2020 nhận thấy: việc thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất
đã xác lập được sự ổn định về mặt pháp lý trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai,
là căn cứ để tiến hành giao cấp đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất theo đúng pháp

ix


luật hiện hành, giúp các ngành có cơ sở pháp lý đầu tư phát triển trên địa bàn quận,
phân bố hợp lý dân cư, lao động, phát triển hệ thống giao thơng, thuỷ lợi, khai thác có
hiệu quả nguồn tài nguyên đất đai, tạo điều kiện thuận lợi đảm bảo giữ vững an ninh
quốc phịng, trật tự an tồn xã hội và phát triển đồng bộ các ngành kinh tế, hiệu quả sử
dụng đất được nâng cao, bền vững, cơ cấu kinh tế của quận có sự chuyển biến mạnh, tỉ
trọng công nghiệp xây dựng trong cơ cấu kinh tế tăng nhanh, hệ thống cơ sở hạ tầng
được trú trọng đầu tư, nâng cấp và dần hoàn thiện tạo điều kiện cho kinh tế phát triển.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được trên cơ sở thực hiện phương án quy
hoạch sử dụng đất, đã phát hiện một số bất cập, tồn tại trong lập và thực hiện quy hoạch,
dẫn đến một số chỉ tiêu thực hiện trong kỳ quy hoạch vừa qua không đạt đặc biệt đối với
nhóm đất nơng nghiệp.


x


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Nguyen Hoang Duc
Thesis title: “Evaluation of the implementation plan for land use planning
until 2020 the city of Dien Bien Phu, Dien Bien province”
Major: Land management

Code: 60 85 01 03

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives
- Review the implementation of the approved norms for land use scheme in Dien
Bien Phu City, Dien Bien province in 2010-2020 found the positive side, the existence
and causes of existence.
- Propose solutions to improve the efficiency of the implementation of land use
plans.
Materials and Methods
Basis of an office used methods:
- Survey methods, data collection, data;
- Methods of data processing;
- Synthetic analysis method;
- Method comparison, reviews.
Main findings and conlusions
Dien Bien Phu city is the center of political, administrative, economic - Dien
Bien province's cultural, geographical coordinates of 21024'52”

latitude and


administrative center of the region 103 02'31” longitude medium administrative
0

regional center. Dien Bien Phu city located in key economic regions of the province,
there are many advantages to be able to link and exchange and attracting investments in
economic development - social. The city has an area of 6.444,10 hectares, which
accounts for 79,29% of agricultural land; non-agricultural land accounted for 19,92%;
unused land is only 0,79%.
- Land use planning has basically followed the economic development goals social, on the basis of the status and potential of the land, have been delineated and
established land use norms. Results of the implementation plan for the land use
planning stage Dien Bien Phu City 2010 - 2020 found that: the implementation of
plans for land use planning has been the stability established legally in the State
administration on land, as a basis for allocation of land for transfer, conversion of land
xi


use purpose in accordance with current legislation, to help industries legal basis for
development investment in the district, a reasonable distribution of population
migration, labor, transportation system development, irrigation, effective exploitation
of land resources, create favorable conditions to maintain security and ensure national
defense and social order and safety and development co the economic sectors, land
use efficiency is improved, sustainable, economic structure of the county has a strong
shift, the share of industrial construction in the increase in economic structure,
infrastructure systems residential investment is important, upgrading and perfecting
gradually create conditions for economic development. However, besides the results
achieved on the basis of the implementation plan for land use planning, has found
some shortcomings exist in the establishment and implementation of planning, leading
to some performance criteria in the last planning period did not reach particularly for
agricultural soils.


xii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành
phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân
cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh và quốc phịng. Đất đai
có những tính chất đặc trưng khiến nó khơng giống bất kỳ tư liệu sản xuất nào,
nó vừa cung cấp nguồn nước, dự trữ nguyên vật liệu khoáng sản, là không gian
của sự sống, bảo tồn sự sống.
Đất đai giữ vai trò hết sức quan trọng trong đời sống và trong sản xuất, nó
là nền tảng cho mọi hoạt động sản xuất của con người. Vì vậy việc thực hiện quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất là rất cần thiết. Quy hoạch sử đụng đất có ý nghĩa đặc
biệt quan trọng khơng chỉ cho hiện tại mà cịn cả tương lai, việc thực hiện đúng
phương án quy hoạch đóng vai trị quyết định tính khả thi và hiệu quả của phương
án thực hiện quy hoạch sử dụng đất. Thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
đai phải phù hợp với yêu cầu thực tế phát triển kinh tế xã hội của từng địa phương.
Việc sử dụng đất phải tiết kiệm, tránh lãng phí, phân bổ hợp lý quỹ đất cho nhu
cầu sử dụng khác nhau của nền kinh tế.
Tuy nhiên, quá trình triển khai lập và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất còn nhiều hạn chế bất cập. Việc tổ chức thực hiện phương án
quy hoạch sử dụng đất được phê duyệt còn thiếu đồng bộ, thiếu cơ chế kiểm tra,
giám sát dẫn đến tình trạng “Quy hoạch treo”. Việc bố trí quỹ đất cho các thành
phần kinh tế nhiều khi không sát với nhu cầu thực tế, dẫn đến quá trình thực hiện
các phương án quy hoạch phải điều chỉnh bổ sung nhiều lần.
Thành phố Điện Biên Phủ là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế - văn
hóa của tỉnh Điện Biên đồng thời là trung tâm phát triển thương mại - dịch vụ, là
mũi nhọn của tỉnh Điện Biên về mọi mặt xã hội. Thành phố miền núi có mạng
lưới giao thơng thuận lợi là các tuyến Quốc lộ 12 và Quốc lộ 279 chạy qua thông

suốt với tỉnh Sơn La và tỉnh Lai Châu. Cùng với hệ thống đường liên huyện, liên
xã, liên thôn và nhiều tuyến đường từ trong nội thành phố, đường khu phố, các
khu dân cư đã được nhựa hố, bê tơng hố để tạo thành mạng lưới giao thơng của
thành phố khá hồn chỉnh. Điện Biên Phủ nằm trên lưu vực sông Mệ Kông chảy
qua và vô số các nhánh sông nhỏ khác, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển
sản xuất kinh tế nông nghiệp.

1


Thành phố Điện Biên Phủ có vị trí chiến lược vơ cùng quan trọng cả về
kinh tế, chính trị và Quốc phòng - An ninh cùng cơ sở hạ tầng khá đồng bộ là
điều kiện để thu hút các nguồn lực cho sự phát triển kinh tế xã hội nhằm khai
thác có hiệu quả tiềm năng về đất đai, tài nguyên và trí lực trong chiến lược phát
triển kinh tế - xã hội theo hướng cơng nghiệp hố và hiện đại hố, hồ nhập với xu
thế chung của tỉnh và khu vực. Với mục tiêu nhìn nhận đánh giá kết quả thực
hiện phương án quy hoạch sử đụng dất giai đoạn 2011 – 2020, phân tích, đánh
giá những kết quả đạt được và những tồn tại bất cập trong quá trình thực hiện
phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2015; đề xuất những giải pháp nhằm
nâng cao tính khả thi của phương án quy hoạch sử dụng đất; khắc phục những
nội dung sử dụng đất chưa hợp lý, khơng cịn phù hợp. Vì vậy , Tơi lựa chọn đề
tài nghiên cứu là “Đánh giá tình hình thực hiện phương án Quy hoạch sử
dụng đất dến năm 2020 thành phố Điện Biên Phủ - Tỉnh Điện Biên”.
1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Đánh giá việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất của Thành phố Điện Biên
Phủ - Tỉnh Điện Biên giai đoạn 2011 – 2020; tìm ra những yếu tố tích cực, những
bất cập hạn chế trong q trình tổ chức thực hiện phương án quy hoạch.
Đề xuất các giải pháp nhằm tổ chức thực hiện có hiệu quả phương án quy
hoạch sử dụng đất, đảm bảo hài hòa giữa các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn, phù
hợp với chiến lược phát triển kinh tế của thành phố.

1.3. YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI
- Tìm hiểu chỉ tiêu sử dụng đất theo nhóm đất đã đựơc thực hiện của
phương án quy hoạch sử dụng đất và một số cơng trình dự án nằm trong phương
án quy hoạch sử dụng đất.
- Tổng hợp, phân tích, đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch sử dụng đất
theo các số liệu đã điều tra và từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao tính khả
thi của quy hoạch sử dụng đất thành phố Điện Biên Phủ.
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện
phương án quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn thành phố Điện Biên Phủ trong
những năm tiếp theo.

2


PHẦN 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT VÀ THỰC HIỆN
QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT
2.1.1. Khái niệm và đặc điểm quy hoạch sử dụng đất
2.1.1.1. Khái niệm quy hoạch sử dụng đất
“Đất đai” là một phần lãnh thổ nhất định (vùng đất, khoanh đất, vạt đất,
mảnh đất, miếng đất...) có vị trí, hình thể, diện tích với những tính chất tự nhiên
hoặc mới tạo thành (đặc tính thổ nhưỡng, điều kiện địa hình, địa chất, thuỷ văn,
chế độ nước, nhiệt độ, ánh sáng, thảm thực vật, các tính chất lý hố tính... ), tạo
ra những điều kiện nhất định cho việc sử dụng theo các mục đích khác nhau. Như
vậy, để sử dụng đất cần phải làm quy hoạch - đây là quá trình nghiên cứu, lao
động sáng tạo nhằm xác định ý nghĩa mục đích của từng phần lãnh thổ và đề xuất
một trật tự sử dụng đất nhất định.
Về mặt bản chất: đất đai là đối tượng của các mối quan hệ sản xuất trong
lĩnh vực sử dụng đất (gọi là các mối quan hệ đất đai) và việc tổ chức sử dụng đất

như “tư liệu sản xuất đặc biệt” gắn chặt với phát triển kinh tế - xã hội. Như vậy,
quy hoạch sử dụng đất sẽ là một hiện tượng KTXH thể hiện đồng thời 3 tính
chất: kinh tế, kỹ thuật và pháp chế (Đồn Cơng Quỳ, Vũ Thị Bình, Nguyễn Thị
Vịng, Nguyễn Quang Học và Đỗ Thị Tám, 2006). Trong đó:
- Tính kinh tế: thể hiện bằng hiệu quả sử dụng đất đai.
- Tính kỹ thuật: bao gồm các tác nghiệp chuyên môn kỹ thuật như điều tra,
khảo sát, xây dựng bản đồ, khoanh định, xử lý số liệu...
- Tính pháp chế: xác nhận tính pháp lý về mục đích và quyền sử dụng đất
theo quy hoạch nhằm đảm bảo sử dụng và quản lý đất đai đúng pháp luật.
Từ đó, có thể đưa ra định nghĩa: “Quy hoạch sử dụng đất là hệ thống các
biện pháp kinh tế, kỹ thuật và pháp chế của Nhà nước về tổ chức, sử dụng và
quản lý đất đai đầy đủ, hợp lý, khoa học và có hiệu quả cao nhất thông qua việc
phân bổ quỹ đất đai (khoanh định cho các mục đích và các ngành) và tổ chức sử
dụng đất như tư liệu sản xuất (các giải pháp sử dụng đất cụ thể), nhằm nâng cao
hiệu quả sản xuất của xã hội, tạo điều kiện bảo vệ đất đai và mơi trường” (Đồn
Cơng Quỳ, Vũ Thị Bình, Nguyễn Thị Vòng, Nguyễn Quang Học và Đỗ Thị
Tám, 2006).
3


Tính đầy đủ: mọi loại đất đều được đưa vào sử dụng theo các mục đích
nhất định.
Tính hợp lý: đặc điểm tính chất tự nhiên, vị trí, diện tích phù hợp với yêu
cầu và mục đích sử dụng.
Tính khoa học: áp dụng thành tựu khoa học - kỹ thuật và các biện pháp
tiên tiến.
Tính hiệu quả: đáp ứng đồng bộ lợi ích kinh tế - xã hội - mơi trường.
Như vậy, về thực chất quy hoạch sử dụng đất là quá trình hình thành các
quyết định nhằm tạo điều kiện đưa đất đai vào sử dụng bền vững để mang lại lợi
ích cao nhất, thực hiện đồng thời hai chức năng: điều chỉnh các mối quan hệ đất

đai và tổ chức sử dụng đất như tư liệu sản xuất đặc biệt với mục đích nâng cao
hiệu quả sản xuất của xã hội kết hợp bảo vệ đất và môi trường.
Căn cứ vào đặc điểm điều kiện tự nhiên, phương hướng, nhiệm vụ và mục
tiêu phát triển KTXH của mỗi vùng lãnh thổ, quy hoạch sử dụng đất được tiến
hành nhằm định hướng cho các cấp, các ngành trên địa bàn lập quy hoạch và kế
hoạch sử dụng đất chi tiết của mình; xác lập sự ổn định về mặt pháp lý cho công
tác quản lý Nhà nước về đất đai; làm cơ sở để tiến hành giao cấp đất và đầu tư để
phát triển sản xuất, đảm bảo an ninh lương thực, phục vụ các nhu cầu dân sinh,
văn hoá - xã hội.
Mặt khác, quy hoạch sử dụng đất còn là biện pháp hữu hiệu của Nhà nước
nhằm tổ chức lại việc sử dụng đất theo đúng mục đích, hạn chế sự chồng chéo
gây lãng phí đất đai, tránh tình trạng chuyển mục đích tuỳ tiện, làm giảm sút
nghiêm trọng quỹ đất nơng, lâm nghiệp (đặc biệt là diện tích trồng lúa và đất lâm
nghiệp có rừng); ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực, tranh chấp, lấn chiếm huỷ
hoại đất, phá vỡ cân bằng sinh thái, gây ô nhiễm môi trường dẫn đến những tổn
thất hoặc kìm hãm sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội và các hậu quả khó lường
về những tình hình bất ổn định chính trị, an ninh quốc phòng ở từng địa phương.
2.1.1.2. Đặc điểm của quy hoạch sử dụng đất
Quy hoạch sử dụng đất thuộc loại quy hoạch có tính lịch sử - xã hội, tính
khống chế vĩ mơ, tính chỉ đạo, tính tổng hợp trung và dài hạn, là bộ phận hợp
thành quan trọng của hệ thống kế hoạch phát triển xã hội và kinh tế quốc dân.
Các đặc điểm của quy hoạch sử dụng đất được thể hiện cụ thể như sau (Đồn
Cơng Quỳ, Vũ Thị Bình, Nguyễn Thị Vịng, Nguyễn Quang Học và Đỗ Thị Tám, 2006):
4


- Tính lịch sử xã hội
Trong quy hoạch sử dụng đất luôn nảy sinh quan hệ giữa người với đất đai
cũng như quan hệ giữa người với người và nó thể hiện đồng thời hai yếu tố: thúc
đẩy lực lượng sản xuất phát triển và thúc đẩy sự phát triển của các mối quan hệ

sản xuất. Do vậy, quy hoạch sử dụng đất luôn là một bộ phận của phương thức
sản xuất xã hội và lịch sử phát triển của xã hội chính là lịch sử phát của quy
hoạch sử dụng đất. Nói cách khác quy hoạch sử dụng đất có tính lịch sử xã hội.
Tính chất lịch sử của quy hoạch sử dụng đất xác nhận vai trò lịch sử của nó trong
từng thời kỳ xây dựng và hồn thiện phương thức sản xuất xã hội, thể hiện ở mục
đích, u cầu, nội dung và sự hồn thiện của phương án quy hoạch sử dụng đất.
- Tính tổng hợp.
Tính tổng hợp của quy hoạch sử dụng đất biểu hiện chủ yếu ở hai mặt:
+ Mặt thứ nhất: Đối với của quy hoạch sử dụng đất là khai thác, sử dụng,
cải tạo, bảo vệ...tài nguyên đất đai cho nhu cầu toàn bộ nền kinh tế quốc dân
(trong quy hoạch sử dụng đất thường đụng chạm đến việc sử dụng của tất cả các
loại đất chính).
+ Mặt thứ hai: Quy hoạch sử dụng đất đề cập đến nhiều lĩnh vực về khoa
học, kinh tế và xã hội như: khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, dân số đất đai,
sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, môi trường và sinh thái...
Với đặc điểm này quy hoạch sử dụng đất lãnh trách nhiệm tổng hợp tồn bộ
nhu cầu sử dụng đất, điều hịa các mâu thuẫn về đất đai của các ngành, lĩnh vực;
xác định và điều phối phương hướng, phương thức phân phối sử dụng đất phù
hợp với mục tiêu kinh tế xã hội, đảm bảo cho nền kinh tế quốc dân luôn phát
triển bền vững, đạt tốc độ và ổn định.
- Tính dài hạn
Tính dài hạn của quy hoạch sử dụng đất thể hiện ở chỗ thời hạn của quy
hoạch sử dụng đất là 10 năm hoặc lâu hơn. Tính dài hạn của quy hoạch sử dụng
đất phụ thuộc vào dự báo xu thế biến động dài hạn của các yếu tố kinh tế xã hội
quan trọng như sự thay đổi về nhân khẩu, tiến bộ khoa học kỹ thuật, quá trình đơ
thị hóa, cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp nông thôn... Quy hoạch dài
hạn nhằm đáp ứng nhu cầu đất để phát triển lâu dài kinh tế xã hội. Cơ cấu và
phương thức sử dụng đất được điều chỉnh từng bước trong thời gian dài (cùng
với quá trình phát triển kinh tế xã hội) cho đến khi đạt được mục tiêu dự kiến.
5



- Tính chiến lược và chỉ đạo vĩ mơ
Với đặc tính dài hạn quy hoạch sử dụng đất chỉ dự kiến được các xu thế thay
đổi phương hướng, mục tiêu, cơ cấu và phân bố sử dụng đất với tính đại thể chứ
khơng dự kiến được các hình thức và nội dung cụ thể, chi tiết của sự thay đổi.
Do khoảng thời gian dự báo là tương đối dài nhưng lại phải chịu ảnh hưởng
của nhiều nhân tố kinh tế xã hội khó xác định, nên chỉ tiêu quy hoạch thường là
không cụ thể và chi tiết như trong kế hoạch ngắn và trung hạn do vậy nó chỉ có
thể là một quy hoạch mang tính chiến lước chỉ đạo vĩ mơ. Các chỉ tiêu quy hoạch
càng khái lược hóa quy hoạch càng ổn định.
- Tính chính sách
Quy hoạch sử dụng đất thể hiện rất rõ đặc tính chính trị và chính sách xã
hội. Khi xây dựng phương án phải qn triệt các chính sách và quy định có liên
quan đến đất đai của Đảng và Nhà nước, đảm bảo thực hiện cụ thể trên mặt bằng
đất đai các mục tiêu phát triển nền kinh tế quốc dân, phát triển ổn định kế hoạch
kinh tế xã hội, tuân thủ các quy định, các chỉ tiêu khống chế về dân số, đất đai và
mơi trường sinh thái.
- Tính khả biến
Dưới sự tác động của nhiều nhân tố khó dự đốn trước, theo nhiều phương
diện khác nhau, quy hoạch sử dụng đất đai chỉ là một trong những giải pháp biến
đổi hiện trạng sử dụng đất sang trạng thái mới thích hợp hơn cho việc phát triển
kinh tế xã hội trong một thời kỳ nhất định. Khi xã hội phát triển, khoa học kỹ
thuật ngày càng tiến bộ, chính sách và tình hình kinh tế thay đổi, các dự kiến của
của quy hoạch sử dụng đất khơng cịn phù hợp thì việc chỉnh sửa, bổ sung hoàn
thiện quy hoạch và điều chỉnh biện pháp thực hiện là cần thiết. Điều này thể hiện
tính khả biến của quy hoạch.
2.1.2. Phân loại quy hoạch sử dụng đất
Có nhiều quan điểm khác nhau về cách phân loại quy hoạch sử dụng đất.
Tuy nhiên, mọi quan điểm đều dựa trên những căn cứ hoặc cơ sở chung như sau:

nhiệm vụ đặt ra đối với quy hoạch; số lượng và thành phần đối tượng nằm trong
quy hoạch; phạm vi lãnh thổ quy hoạch (cấp vị lãnh thổ hành chính) cũng như
nội dung và phương pháp quy hoạch. Thông thường hệ thống quy hoạch sử dụng
đất được phân loại theo nhiều cấp vị khác nhau (như loại hình, dạng, hình thức
quy hoạch...) nhằm giải quyết các nhiệm vụ cụ thể về sử dụng đất đai (như điều
6


chỉnh quan hệ đất đai hay tổ chức sử dụng đất như tư liệu sản xuất) từ tổng thể
đến thiết kế chi tiết.
Đối tượng của quy hoạch sử dụng đất theo lãnh thổ là tồn bộ diện tích tự
nhiên của lãnh thổ. Tùy thuộc vào cấp vị lãnh thổ hành chính, quy hoạch sử dụng
đất theo lãnh thổ sẽ có nội dung cụ thể, chi tiết khác nhau và được thực hiện theo
nguyên tắc: từ trên xuống, từ dưới lên, từ toàn cục đến bộ phận, từ cái chung đến
cái riêng, từ vĩ mô đến vi mô và bước sau chỉnh lý bước trước.
Mục đích chung của quy hoạch sử dụng đất theo lãnh thổ hành chính bao
gồm: đáp ứng nhu cầu đất đai (tiết kiệm, khoa học, hợp lý và có hiệu quả) cho
hiện tại và tương lai để phát triển các ngành kinh tế quốc dân: cụ thể hoá một
bước quy hoạch sử dụng đất của các ngành và đơn vị hành chính cấp cao hơn;
làm căn cứ, cơ sở để các đơn vị hành chính cấp dưới triển khai quy hoạch sử
dụng đất của địa phương mình và để lập kế hoạch sử dụng đất 5 năm làm căn cứ
để giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất phục vụ cho công tác quản lý Nhà nước về
đất đai.
Bên cạnh đó, quy hoạch sử dụng đất theo lãnh thổ và quy hoạch sử dụng đất
theo ngành có mối quan hệ tương đối chặt chẽ. Trước tiên, nhà nước căn cứ vào
chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của cả nước và hệ thống thông tin tư liệu về
điều kiện đất đai hiện có để xây dựng quy hoạch tổng thể sử dụng các loại đất. Các
ngành chức năng căn cứ vào quy hoạch tổng thể sử dụng đất đai để xây dựng quy
hoạch sử dụng đất cụ thể cho từng ngành phù hợp với yêu cầu và nội dung sử dụng
đất của ngành. Như vậy, quy hoạch tổng thể đất đai phải đi trước và có tính định

hướng cho quy hoạch sử dụng đất theo ngành. Nói khác đi, quy hoạch ngành là
một bộ phận cấu thành trong quy hoạch sử dụng đất theo lãnh thổ.
Trong nông nghiệp, quy hoạch sử dụng đất theo ngành bao gồm quy
hoạch sử dụng đất các vùng sản xuất chun mơn hố và quy hoạch sử dụng đất
các xí nghiệp. Quy hoạch sử dụng đất cho các vùng chuyên mơn hố - sản xuất
hàng hố có thể nằm gọn trong cấp vị lãnh thổ hoặc không trọn vẹn ở một đơn vị
hành chính. Do tính đặc thù của sản xuất nơng nghiệp, ngồi sản phẩm chun
mơn hóa phải kết hợp phát triển tổng hợp để sử dụng đầy đủ và hợp lý đất đai.
Quy hoạch sử dụng đất của xí nghiệp là hệ thống biện pháp về tổ chức, kinh tế và
kỹ thuật nhằm bố trí, sắp xếp, sử dụng các loại đất như tư liệu sản xuất một cách
hợp lý để tạo ra nhiều nơng sản hàng hố, đem lại nguồn thu nhập lớn. Nội dung

7


quy hoạch đất đai của xí nghiệp rất đa dạng và phong phú, bao gồm: quy hoạch
ranh giới địa lý; quy hoạch khu trung tâm; quy hoạch đất trồng trọt; quy hoạch
thuỷ lợi; quy hoạch giao thông; quy hoạch rừng phịng hộ... Quy hoạch sử dụng
đất của xí nghiệp có thể tiến hành trong các vùng sản xuất chuyên môn hóa hoặc
có thể độc lập ở ngồi vùng.
2.1.3. Nội dung của quy hoạch sử dụng đất
Với mỗi quốc gia khác nhau cũng như từng vùng trong một nước ở những
giai đoạn lịch sử khác nhau tùy thuộc vào yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội sẽ có
những nội dung cụ thể về quy hoạch sử dụng đất khác nhau. Hiện nay, nội dung
cụ thể của quy hoạch sử dụng đất đai theo lãnh thổ hành chính bao gồm:
- Nghiên cứu, phân tích và tổng hợp điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ,
hiện trạng sử dụng đất; đánh giá tiềm năng đất đai đặc biệt là đất chưa sử dụng.
- Đề xuất phương hướng, mục tiêu, trọng điểm và các nhiệm vụ cơ bản về
sử dụng đất trong thời hạn lập quy hoạch.
- Xử lý, điều hòa nhu cầu sử dụng đất giữa các ngành, xác định diện tích

các loại đất phân bổ cho nhu cầu phát triển kinh tế xã hội và an ninh.
- Xác định diện tích đất phải thu hồi để thực hiện các cơng trình dự án.
- Xác định các biện pháp sử dụng, cải tạo và bảo vệ đất, bảo vệ môi trường.
- Xác định các giải pháp tổ chức thực hiện quy hoạch sử dụng đất.
Quy hoạch sử dụng đất có giá trị pháp lý sẽ là cơ sở để xây dựng và phê
duyệt quy hoạch sử dụng đất đai các chuyên ngành hoặc các khu vực dựa trên
bảng cân đối nhu cầu sử dụng của các ngành và ranh giới hoạch định cho từng
khu vực.
2.2. LÝ LUẬN VỀ TÍNH KHẢ THI VÀ HIỆU QUẢ CỦA QUY HOẠCH
SỬ DỤNG ĐẤT
2.2.1. Khái niệm tiêu chí đánh giá tính khả thi và hiệu quả của phương án
quy hoạch sử dụng đất
Trước hết, cần giới hạn về khái niệm của “tiêu chí” (hay tiêu chuẩn) đánh
giá trong phạm vi nghiên cứu (đây là vấn đề khó, cịn nhiều tranh luận và chưa có
một định nghĩa chính thống nào). Theo từ điển tiếng Việt: “tiêu chí là tính chất,
dấu hiệu làm căn cứ để nhận biết, xếp loại sự vật, một khái niệm...”.

8


Như vậy, từ khái niệm nêu trên đối với tiêu chí đánh giá tính khả thi và
hiệu quả của phương án quy hoạch sử dụng đất có thể nhìn nhận như sau:
- Đề nhận biết, cần có một hệ thống các chỉ tiêu: có thể là chỉ tiêu tổng
hợp hay theo từng yếu tố, chỉ tiêu định tính hoặc định lượng;
- Còn để xếp loại (phân mức đánh giá) cần có chuẩn để so sánh: có thể là
một chuẩn mực hay ngưỡng để đánh giá dựa trên các định mức, chỉ số cho phép,
đơn giá hoặc quy ước nào đó được chấp nhận...
2.2.2. Bản chất và phân loại tính khả thi của quy hoạch sử dụng đất
Về mặt bản chất, tính khả thi biểu thị khả năng thực hiện của phương án
quy hoạch sử dụng đất khi hội tụ đủ một số điều kiện hoặc yếu tố nhất định cả về

phương diện tính tốn, cũng như trong thực tiễn.
Như vậy, để nhìn nhận một cách đầy đủ về góc độ lý luận, tính khả thi của
phương án quy hoạch sử dụng đất sẽ bao hàm “tính khả thi lý thuyết” được xác
định và tính tốn thơng qua các tiêu chí với những chỉ tiêu thích hợp ngay trong
q trình xây dựng và thẩm định phương án quy hoạch sử dụng đất; “tính khả thi
thực tế” chỉ có thể xác định dựa trên việc điều tra, đánh giá kết quả thực tế đã đạt
được khi triển khai thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất trong thực tiễn.
Khi triển khai thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất trong điều kiện
bình thường, sự khác biệt giữa “tính khả thi lý thuyết’ và “tính khả thi thực tế”
thường khơng đáng kể. Tuy nhiên, khơng ít trường hợp ln có những vấn đề
phát sinh trong quá trình triển khai thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất
do tác động của nhiều yếu tố khó đốn trước được như: tính kịp thời về hiệu lực
thực thi của phương án quy hoạch; nhận thức và tính nghiêm minh trong thực thi
quy hoạch của các nhà chức trách và người sử dụng đất; các sự cố về khí hậu và
thiên tai; những đột biến về mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội; khả năng về các
nguồn lực; áp lực mới về các vấn đề xã hội, thị trường, an ninh quốc phịng; tác
động của nền kinh tế quốc tế...
Tính khả thi của phương án quy hoạch có thể được đánh giá và luận chứng
thơng qua 5 nhóm tiêu chí sau (Võ Tử Can, 2006):
(1). Khả thi về mặt pháp lý, có thể bao gồm các tiêu chí đánh giá về: căn
cứ và cơ sở pháp lý để lập quy hoạch sử dụng đất gồm các chỉ tiêu: các quy định
trong văn bản quy phạm pháp luật; các quyết định, văn bản liên quan đến triển

9


khai thực hiện dự án...; việc thực hiện các quy định thẩm định, phê duyệt phương
án quy hoạch sử dụng đất: thành phần hồ sơ và sản phẩm; trình tự pháp lý...
(2). Khả thi về phương diện khoa học - cơng nghệ, bao gồm:
- Cơ sở tính tốn và xác định các chỉ tiêu sử dụng đất: tính khách quan của

các yếu tố tác động đến việc sử dụng đất: điều kiện tự nhiên, định hướng phát
triển kinh tế - xã hội; sử dụng các định mức, tiêu chuẩn; xây dựng các dự báo
theo quy luật phát triển khách quan; căn cứ theo mơ hình mẫu...
- Phương pháp cơng nghệ được áp dụng để xử lý tài liệu, số liệu và xây
dựng tài liệu bản đồ...
(3). Khả thi về yêu cầu chun mơn - kỹ thuật, gồm các tiêu chí đánh giá về:
- Mức độ đầy đủ các nội dung chuyên môn theo các bước thực hiện quy
hoạch và các nội dung cụ thể của phương án quy hoạch sử dụng đất...
- Nguồn tư liệu và độ tin cậy của các thông tin phụ thuộc vào cách thức
thu thập, điều tra, xử lý và đánh giá.
- Tính phù hợp, liên kết (từ trên xuống dưới) của các chỉ tiêu sử dụng đất
theo quy định trong hệ thống quy hoạch sử dụng đất các cấp.
(4). Khả thi về các biện pháp cần thiết để phương án quy hoạch thực hiện
được. Theo kinh nghiệm, tiêu chí này có thể được đánh giá căn cứ theo đặc điểm
hoặc tính chất đầu tư của nhóm các biện pháp sau đây:
- Nhóm 1: là các biện pháp về tổ chức lãnh thổ (cần đầu tư kinh phí) nhằm
tạo điều kiện khơng gian phù hợp với cơ cấu tổ chức sản xuất kinh doanh và mục
đích sử dụng đất của doanh nghiệp và người sử dụng đất). Cụ thể bao gồm: các
biện pháp cần thiết khi thực hiện việc chu chuyển đất đai và chuyển đổi mục đích
sử dụng (khai hoang, phục hố, lấn biển, khơi phục mặt bằng sử dụng đất, cải tạo
cơ bản nhằm đưa diện tích đất trống, đồi núi trọc, đất có mặt nước hoang hoá vào
sử dụng...); xác định ranh giới và cơ cấu diện tích đất của các chủ sử dụng, cơ
cấu diện tích cây trồng; xác lập các chế độ sử dụng đất đặc biệt (sử dụng đất tiết
kiệm diện tích bề mặt, khai thác triệt để khơng gian và chiều sâu)...
- Nhóm 2: bao gồm các biện pháp về xây dựng các hạng mục và thiết bị
cơng trình trên lãnh thổ (xác định theo đặc điểm của khu vực và định hướng phát
triển của doanh nghiệp và người sử dụng đất), cần lượng vốn đầu tư cơ bản khá
lớn (gồm cả chi phí điều tra khảo sát, thiết kế cũng như vốn đầu tư để thực hiện

10



cơng trình) và thực hiện theo dự án đầu tư hoặc thiết kế kỹ thuật chi tiết, như các
cơng trình cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội; hệ thống ruộng bậc thang
trên đất dốc và các thiết bị cơng trình bảo vệ đất (chống rửa trơi, xói mịn, sạt lở
đất); hệ thống cơng trình thuỷ lợi, ao hồ chứa nước (tưới tiêu, chống xâm nhập
mặn, thau chua, rửa mặn, rửa phèn).
- Nhóm 3: bao gồm các biện pháp bảo vệ đất và môi trường sinh thái để
phát triển bền vững (trồng rừng và khoanh nuôi tái sinh rừng để phủ xanh đất
trống, đồi núi trọc, tăng độ che phủ của rừng, chắn sóng, chắn cát; bảo vệ nghiêm
ngặt diện tích rừng phịng hộ đầu nguồn, rừng đặc dụng)... Các biện pháp thuộc
nhóm này được đề xuất trong phương án quy hoạch sử dụng đất tuỳ theo đặc
điểm của lãnh thổ, phải đầu tư vốn cơ bản và cũng được triển khai thực hiện theo
dự án đầu tư hoặc luận chứng kinh tế - kỹ thuật.
- Nhóm 4: Bao gồm các biện pháp khơng địi hỏi vốn đầu tư cơ bản,
nhưng được thực hiện bằng dự toán chi phí sản xuất bổ sung hàng năm của doanh
nghiệp hoặc người sử dụng đất như nâng cao độ phì và tính chất sản xuất của đất,
áp dụng các quy trình cơng nghệ gieo trồng tiên tiến, thực hiện các biện pháp kỹ
thuật canh tác chống xói mịn, sử dụng các chế phẩm hố học, bón phân, bón
vơi... Để triển khai thực hiện các biện pháp thuộc nhóm này, trong phương án
quy hoạch sử dụng đất cần xác định rõ các thơng số cần thiết về đặc điểm mang
tính cơng nghệ của từng khu đất (như kích thước chiều dài - chiều rộng của khu
đất, hiện trạng sử dụng, loại thổ nhưỡng, thành phần cơ giới, mức độ xói mịn,
điều kiện địa hình, địa chất...), cũng như những kiến nghị về hướng cải tạo việc
sử dụng đất.
(5). Khả thi về các giải pháp tổ chức thực hiện và quản lý quy hoạch, được
đánh giá theo nhóm các giải pháp gồm:
- Các giải pháp về nguồn lực và kinh tế: huy động các nguồn lực về vốn
và lao động để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các cơng trình, dự án; giải quyết tốt
việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện các

công trình, dự án...
- Các giải pháp về quản lý và hành chính: xác định rõ trách nhiệm của các
ngành, các cấp trong việc thực hiện và quản lý quy hoạch; tăng cường thanh tra,
kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất đã được quyết định, xét
duyệt; kiểm sốt chặt chẽ tình trạng tự phát chuyển đổi đất trồng lúa sang đất

11


trồng cây lâu năm, nuôi trồng thuỷ sản hoặc chuyển sang sử dụng vào các mục
đích khác khơng theo quy hoạch; thực hiện tốt việc đào tạo nghề, chuyển đổi cơ
cấu ngành nghề đối với lao động có đất bị thu hồi...
- Các giải pháp về cơ chế chính sách: tạo điều kiện để nông dân dễ dàng
chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất nông nghiệp nhằm tăng hiệu quả
sử dụng đất, phù hợp với nhu cầu thị trường; Bảo đảm cho đồng bào dân tộc
miền núi có đất canh tác và đất ở; Tổ chức tốt việc định canh, định cư; Ổn định
đời sống cho người dân được giao rừng, khốn rừng; khuyến khích ứng dụng tiến
bộ khoa học, cơng nghệ có liên quan đến sử dụng đất nhằm tăng hiệu quả sử
dụng đất.
2.2.3. Bản chất và phân loại hiệu quả của quy hoạch sử dụng đất
Hiệu quả là tổng hồ các lợi ích về kinh tế, xã hội và môi trường mà quy
hoạch sử dụng đất sẽ đem lại khi có thể triển khai thực hiện phương án trong
thực tiễn (với phương án đã được đảm bảo bởi các yếu tố khả thi). Quy hoạch sử
dụng đất là một bộ phận hợp thành trong hệ thống kinh tế của xã hội. Quá trình
lập phương án quy hoạch sử dụng đất khá phức tạp, liên quan đến nhiều vấn đề
và chịu tác động của nhiều yếu tố khác nhau như các mối quan hệ sản xuất; hình
thức sở hữu đất đai và các tư liệu sản xuất khác. Với cách tiếp cận như trên, cần
phải lưu ý một số vấn đề khi xem xét hiệu quả quy hoạch sử dụng đất như sau
(Võ Tử Can, 2006):
(1). Hiệu quả của quy hoạch sử dụng đất phải được đánh giá trên cơ sở

hệ thống các mối quan hệ về kinh tế cùng với việc sử dụng các chỉ tiêu đánh
giá phù hợp;
(2). Khi xác định hiệu quả của quy hoạch sử dụng đất cần xem đồng thời
giữa lợi ích của những người sử dụng đất với lợi ích của toàn xã hội;
(3). Đất đai là yếu tố của mơi trường tự nhiên, vì vậy cần phải chú ý đến
các yêu cầu bảo vệ và nâng cao độ phì nhiêu của đất, cũng như giữ gìn các đặc
điểm sinh thái của đất đai;
(4). Khi tính tốn các chỉ tiêu hiệu quả cần tách bạch rõ phần hiệu quả
đem lại của quy hoạch sử dụng đất thông qua các chỉ tiêu đồng nhất về chất
lượng và có thể so sánh được về mặt số lượng (cần xác định hiệu quả theo từng
nội dung của phương án quy hoạch sử dụng đất và từng đối tượng sử dụng đất);

12


×