Tải bản đầy đủ (.pdf) (123 trang)

Giải pháp giảm nghèo cho các hộ dân trên địa bàn huyện tân lạc tỉnh hòa bình luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.1 MB, 123 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

BÙI THỊ THANH HIỀN

GIẢI PHÁP GIẢM NGHÈO CHO CÁC HỘ DÂN
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TÂN LẠC, TỈNH HỊA BÌNH

Ngành:

Mã số:

Người hướng dẫn khoa học:

Quản lý kinh tế

8340410

TS. Hồ Ngọc Ninh

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nghiên
cứu trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo vệ lấy bất kỳ
học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rơ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày tháng

năm 2018



Tác giả luận văn

Bùi Thị Thanh Hiền

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc đến TS. Hồ Ngọc Ninh, Giảng viên - Bộ môn Kế hoạch và Đầu tư đã tận tình
hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình
học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
môn Kế hoạch và Đầu tư, Khoa kinh tế và PTNT - Học viện Nơng nghiệp Việt Nam đã
tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức Huyện ủy, UBND
huyện, các phòng ban chức năng huyện Tân Lạc; Đảng ủy, UBND các xã của huyện
Tân Lạc đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành
luận văn./.
Hà Nội, ngày tháng

năm 2018

Tác giả luận văn


Bùi Thị Thanh Hiền

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ........................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt ...................................................................................................... vi
Danh mục bảng ............................................................................................................... vii
Danh mục biểu đồ ............................................................................................................ ix
Danh mục hộp ................................................................................................................... x
Thesis abstract................................................................................................................ xiii
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 2

1.2.1.

Mục tiêu chung ................................................................................................... 2

1.2.2.


Mục tiêu cụ thể ................................................................................................... 2

1.3.

Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................. 2

1.4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 2

1.4.1.

Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 2

1.4.2.

Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 3

1.5.

Ý nghĩa khoa học và đóng góp mới của luận văn............................................... 3

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về giải pháp giảm nghèo cho các hộ dân ............ 4
2.1.

Cơ sở lý luận về giải pháp giảm nghèo cho các hộ dân...................................... 4

2.1.1.

Một số khái niệm cơ bản .................................................................................... 4


2.1.2.

Nguyên nhân và các giải pháp giảm nghèo ...................................................... 12

2.1.3.

Nội dung nghiên cứu các giải pháp giảm nghèo cho các hộ dân ...................... 15

2.1.4.

Những yếu tố ảnh hưởng tới thực hiện các giải pháp giảm nghèo cho các
hộ dân ............................................................................................................... 20

2.2.

Cơ sở thực tiễn .................................................................................................. 23

2.2.1.

Kinh nghiệm thực hiện các biện pháp giảm nghèo cho hộ dân một số
nước trên thế giới .............................................................................................. 23

2.2.2.

Kinh nghiệm thực hiện các giải pháp giảm nghèo cho hộ dân một số địa
phương ở Việt Nam .......................................................................................... 28

iii



2.2.3.

Bài học kinh nghiệm rút ra cho huyện Tân Lạc trong thực hiện các giải
pháp giảm nghèo cho hộ dân ............................................................................ 35

2.2.4.

Các cơng trình nghiên cứu có liên quan ........................................................... 36

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 37
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ........................................................................... 37

3.1.1.

Điều kiện tự nhiên ............................................................................................ 37

3.1.2.

Điều kiện kinh tế - xã hội ................................................................................. 39

3.2.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 46

3.2.1.

Phương pháp chọn điểm nghiên cứu ................................................................ 46


3.2.2.

Phương pháp thu thập số liệu ........................................................................... 47

3.2.3.

Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu ............................................................ 48

3.2.4.

Phương pháp phân tích số liệu.......................................................................... 48

3.2.5.

Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu sử dụng trong đề tài ........................................... 49

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận .................................................................. 50
4.1.

Thực trạng thực hiện các giải pháp giảm nghèo cho các hộ dân trên địa
bàn huyện Tân Lạc, tỉnh Hịa Bình ................................................................... 50

4.1.1.

Thực trạng thực hiện các giải pháp giảm nghèo cho các hộ dân trên địa
bàn huyện Tân Lạc, Tỉnh Hịa Bình ................................................................. 50

4.1.2.


Thực trạng nghèo và giảm nghèo trên địa bàn huyện Tân Lạc ........................ 67

4.2.

Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện các giải pháp giảm nghèo cho hộ
dân tại huyện Tân Lạc ...................................................................................... 76

4.2.1.

Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện ................................................. 76

4.2.2.

Thể chế chính sách hỗ trợ giảm nghèo ............................................................ 77

4.2.3.

Năng lực của cán bộ thực hiện giảm nghèo ...................................................... 79

4.2.4.

Cơng tác giám sát và thực thi chính sách ......................................................... 82

4.2.5.

Người hưởng lợi .............................................................................................. 85

4.3.

Đề xuất định hướng và hoàn thiện hệ thống giải pháp giảm nghèo cho các

hộ dân trên địa bàn huyện Tân Lạc................................................................... 87

4.3.1.

Các quan điểm và phương hướng giảm nghèo ................................................. 87

4.3.2.

Giải pháp hoàn thiện công tác tổ chức thực hiện hỗ trợ giảm nghèo cho
các hộ dân trên địa bàn huyện Tân Lạc ............................................................ 89

Phần 5. Kết luận và khuyến nghị ................................................................................ 95

iv


5.1.

Kết luận............................................................................................................. 95

5.2.

Kiến nghị .......................................................................................................... 96

5.2.1.

Đối với Nhà nước ............................................................................................. 96

5.2.2.


Đối với tỉnh Hịa Bình ...................................................................................... 96

Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 97
Phụ lục ........................................................................................................................ 100

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BHYT

Bảo hiểm y tế

BQ

Bình qn

CC

Cơ cấu

DA

Dự án

DV


Dịch vụ

ĐVT

Đơn vị tính

GN

Giảm nghèo



Lao động

NN

Nơng nghiệp

SX

Sản xuất

TB

Trung bình

THCS

Trung học cơ sở


THPT

Trung học phổ thơng

TM – DV

Thương mại- dịch vụ

Tr.đ

Triệu đồng

TW

Trung ương

UBND

Ủy ban nhân dân

XDCB

Xây dựng cơ bản

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1.


Tình hình sử dụng đất đai của huyện Tân Lạc giai đoạn 2015-2017 ......... 40

Bảng 3.2.

Tình hình dân số và lao động của huyện giai đoạn 2015-2017 ................. 42

Bảng 3.3.

Hệ thống giao thông của huyện năm 2017 ................................................ 43

Bảng 3.4.

Hệ thống thủy lợi của huyện Tân Lạc năm 2017 ....................................... 44

Bảng 3.5.

Kết quả sản xuất trên địa bàn huyện Tân Lạc giai đoạn 2015-2017 .......... 45

Bảng 3.6.

Số lượng mẫu điều tra ................................................................................ 47

Bảng 3.7.

Thu thập số liệu sơ cấp .............................................................................. 48

Bảng 4.1.

Kết quả thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi hộ nghèo, cận nghèo và

hộ mới thốt nghèo .................................................................................... 52

Bảng 4.2.

Các loại hình hỗ trợ tín dụng đối với người nghèo .................................... 53

Bảng 4.3.

Cơ sở hạ tầng về giáo dục của huyện Tân Lạc năm 2017 ......................... 55

Bảng 4.4.

Số trạm y tế tại huyện Tân Lạc tính đến hết năm 2017 ............................ 55

Bảng 4.5.

Kinh phí đầu tư cho cơ sở hạ tầng huyện Tân Lạc .................................... 56

Bảng 4.6.

Ý kiến đánh giá của người dân về chất lượng lớp tập huấn chuyển
giao tiến bộ kỹ thuật................................................................................... 57

Bảng 4.7.

Kết quả thực hiện cho vay giải quyết việc làm ở huyện Tân Lạc .............. 59

Bảng 4.8.

Chính sách hỗ trợ giáo dục, đào tạo cho hộ nghèo .................................... 60


Bảng 4.9.

Ý kiến đánh giá của người dân về chất lượng khám chữa bệnh tại các
trạm y tế xã ................................................................................................ 63

Bảng 4.10.

Kết quả thực hiện chính sách về nhà ở cho hộ nghèo ............................... 64

Bảng 4.11.

Tình hình sử dụng nước sạch trên địa bàn huyện Tân Lạc ....................... 65

Bảng 4.12. Chính sách trợ giúp pháp lý hỗ trợ cho hộ nghèo ...................................... 66
Bảng 4.13. Kết quả thực hiện giảm nghèo trên địa bàn huyện Tân Lạc ...................... 68
Bảng 4.14. Thực trạng hộ nghèo người dân tộc thiểu số năm 2017............................. 70
Bảng 4.15. Phân tích hộ nghèo thu nhập và hộ nghèo đa chiều giai đoạn 2015-2017 ....... 71
Bảng 4.16. Một số chỉ tiêu KT-XH của 3 xã điều tra năm 2017.................................. 75
Bảng 4.17. Đánh giá của cán bộ và người dân về hiệu quả hoạt động tuyên
truyền, vận động tham gia giảm nghèo ...................................................... 80
Bảng 4.18. Đánh giá của cán bộ và người dân về hiệu quả hoạt động huy động
vốn, tư vấn khoa học kỹ thuật, công nghệ ................................................. 81

vii


Bảng 4.19. Tổng hợp ý kiến của người dân về những điều kiện thực hiện nhiệm
vụ của cán bộ xã......................................................................................... 81
Bảng 4.20. Ý kiến của người dân về thực hiện nhiệm vụ giám sát của cán bộ

giám sát ...................................................................................................... 83
Bảng 4.21. Đánh giá hiệu quả hoạt động giám sát của người dân và cán bộ đối
với công tác giảm nghèo ............................................................................ 84
Bảng 4.22. Một số thông tin về hộ điều tra .................................................................. 86
Bảng 4.23. Một số trang thiết bị phục vụ cuộc sống tại các hộ điều tra ...................... 86

viii


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1.

Kết quả thực hiện giải pháp đào tạo nghề cho lao động ......................... 58

Biểu đồ 4.2.

Kết quả hỗ trợ y tế trên địa bàn huyện Tân Lạc ...................................... 62

Biểu đồ 4.3.

Tỷ lệ hộ nghèo về thu nhập và nghèo đa chiều trên địa bàn xã
Quyết Chiến năm 2017............................................................................ 73

Biểu đồ 4.4.

Tỷ lệ hộ nghèo về thu nhập và nghèo đa chiều trên địa bàn xã
Thanh Hối năm 2017 ............................................................................... 74

ix



DANH MỤC HỘP
Hộp 4.1. Ý kiến của Giám đốc chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội huyện ........... 54
Hộp 4.2. Chính sách hỗ trợ chưa hợp lý và thiếu tính kịp thời ..................................... 78
Hộp 4.3. Chính sách hỗ trợ hộ nghèo vùng khó khăn cịn nhiều bất cập ...................... 78
Hộp 4.4. Cơng tác giám sát của cán bộ cịn lỏng lẻo, kém hiệu quả ............................. 84

x


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Bùi Thị Thanh Hiền
Tên luận văn: Giải pháp giảm nghèo cho các hộ dân trên địa bàn huyện Tân Lạc, tỉnh
Hịa Bình.
Mã số: 8340410

Ngành: Quản lý kinh tế
Tên cơ sở đào tạo: Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam

Mục tiêu nghiên cứu: Trên cơ sở đánh giá thực trạng thực hiện các giải pháp
giảm nghèo cho các hộ dân huyện Tân Lạc, từ đó đề xuất hoàn thiện các giải pháp giảm
nghèo cho các hộ dân huyện Tân Lạc, tỉnh Hịa Bình trong thời gian tới.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu sử dụng các số liệu thứ cấp được thu thập
từ các báo cáo về công tác thực hiện các giải pháp giảm nghèo cho các hộ dân ở huyện
Tân Lạc, tỉnh Hịa Bình; các văn bản chính sách của nhà nước, các báo cáo nghiên cứu
khoa học …Số liệu so cấp đực thu thập từ phỏng vấn trực tiếp 90 hộ nghèo thuộc 3 xã
đại diện gồm: xã Thanh Hối, xã Quyết Chiến, xã Do Nhân và 31 cán bộ cấp huyện, xã,
thôn. Nghiên cứu sử dụng các phương pháp phân tích số liệu như phương pháp thống kê
mô tả, phương pháp so sánh nhằm phân tích thực trạng thực hiện các giải pháp giảm
nghèo cho các hộ dân ở huyện Tân Lạc, tỉnh Hịa Bình, từ đó đề xuất hồn thiện các giải

pháp giảm nghèo cho hộ dân huyện Tân Lạc trong thời gian tới.
Kết quả nghiên cứu chính và kết luận:
Nghiên cứu đã góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận về công tác giảm nghèo cho
các hộ dân. Đồng thời đã làm rơ được các nội dung, các bước trong đánh giá, phân tích
cơng tác giảm nghèo cho hộ dân. Bên cạnh đó đề tài cũng đã tổng kết được các kinh
nghiệm trong cơng tác giảm nghèo trong và ngồi nước, từ đó rút ra một số bài học kinh
nghiệm cho huyện Tân Lạc trong thực hiện các giải pháp giảm nghèo.
Thời gian qua huyện Tân Lạc đã triển khai nhiều giải pháp giảm nghèo cho các
hộ dân trong đó tập trung vào 2 nhóm giải pháp gồm: Nhóm giải pháp tác động chung
như: phát triển cơ sở hạ tầng; dạy nghề giải quyết việc làm, phát triển sản xuất... và
nhóm giải pháp hỗ trợ trực tiếp cho hộ (thẻ BHYT, tiền tiện, tiền ăn tết, chi phí học tập,
tiền mặt hoặc giống cây trồng vật nuôi, nhà ở...). Thông qua các giải pháp trên huyện đã
tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả nguồn hỗ trợ của nhà nước cho giảm nghèo
góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo tồn huyện cịn 24,30% cuối năm 2017, tỷ lệ hộ cận
nghèo là 18,71 %. Tỷ lệ hộ nghèo năm 2017 giảm 3,16% so với năm 2016, đạt 105% kế
hoạch giao.
Bên cạnh đó cơng tác triển khai thực hiện các giải pháp giảm nghèo cho hộ dân
cịn có hạn chế như: Giải pháp đưa ra còn chưa phù hợp, năng lực cán bộ làm công tác

xi


giảm nghèo cịn hạn chế, cơng tác lập kế hoạch triển khai thực hiện cịn yếu, cơng tác
kiểm tra, giám sát đánh giá chưa thực sự được quan tâm, một bộ phận người nghèo cịn
tâm lý trơng chờ ỷ lại, đây là những nguyên nhân chủ yếu đã tác động trực tiếp tới các
giải pháp giảm nghèo đã và đang triển khai thực hiện trên địa bàn huyện Tân Lạc.
Kết quả phân tich cho thấy, các yếu tổ ảnh hưởng đến thực hiện các giải pháp
giảm nghèo trên địa bàn huyện như: điều kiện kinh tế xã hội của huyện; thể chế chính
sách của Đảng, nhà nước và địa phương; Năng lực của cán bộ thực hiện công tác giảm
nghèo; công tác giám sát đánh giá và bản thân người hưởng lợi.

Để đẩy mạnh hơn nữa quá trình triển khai chương trình hỗ trợ giảm nghèo trên
địa bàn huyện Tân Lạc trong thời gian tới, cần phải tập trung thực hiện các giải pháp
sau: Hoàn thiện bộ máy chỉ đạo thực hiện chương trình; Đổi mới cơng tác lập kế hoạch
triển khai thực hiện chương trình giảm nghèo; Đẩy mạnh việc phân cấp và hồn thiện
q trình thẩm định và phê duyệt các dự án, chương trình giảm nghèo; Hồn thiện cơ
chế tài chính cho triển khai thực hiện chương trình giảm nghèo; Tăng cường năng lực
cho cán bộ triển khai các chương trình giảm nghèo; Tăng cường khả năng tiếp cập các
dịch vụ cho các hộ nghèo trên địa bàn huyện; Hồn thiện cơng tác giám sát, kiểm tra,
đánh giá thực hiện; Tăng cường hỗ trợ sản xuất, đào tạo nghề và giải quyết việc làm.

xii


THESIS ABSTRACT
Author: Bui Thi Thanh Hien
Thesis Title: Solutions for reducing poverty for households in Tan Lac District, Hoa
Binh Province
Major: Economic management

Code: 8340410

Educational Organization: Vietnam National University of Agriculture
Research Objective: This study aims to assess the actual implementation of
poverty reduction solutions for households in Tan Lac district and propose solutions and
policy recommendations about poverty reduction for households in the district in future.
Research Methods: The study uses secondary data collected from reports on
implementation of poverty reduction measures for households in Tan Lac district, Hoa
Binh province; State policy documents, scientific research reports. Primary data is
collected from interviews with 90 poor households in Thanh Hoi commune, Quyet
Chien commune, Do Nhan commune, and 31 district, commune and village officials.

The data analysis methods used in this research are descriptive statistical method and
comparative method, to analyze actual implementation of poverty reduction solutions
for households in Tan Lac district, Hoa Binh province. The results are used to propose
solutions to reduce poverty for households in Tan Lac District.
Main findings and Conclusions:
The study has contributed to the systematization of the theoretical basis of
poverty reduction for households. At the same time, the content and steps of the
assessment and analysis of poverty alleviation have been clarified. In addition, the study
reviewed experiences in poverty alleviation of other localities in Vietnam and other
countries, and draw some lessons learned for Tan Lac district in the implementation of
poverty reduction solutions.
In previous, Tan Lac district has implemented many measures to reduce poverty
for households, focusing on 2 groups of solutions including: general impact solutions
(infrastructure development; vocational training for job creation, production
development), and groups of solutions to directly support the poor households (health
insurance card, electricity fee, money supports for Tet holiday, education expenses, cash
or seeds, livestock and house...). Through the above solutions, the district has
effectively implemented the source of government support for poverty reduction,
leading to ra poverty rate in district of 24.30% in the end of 2017, the rate of poverty
threshold households is 18.71%. The rate of poor households in 2017 decreased by

xiii


3.16% compared to 2016, reaching 105% of the plan.
However, the implementation of poverty reduction solutions for households has
limitation such as: the solution is not suitable; the capacity of staff working on poverty
reduction is limited; the planning process is still weak; monitoring and evaluation has
not really paid much attention. Some of the poor people are still waiting for their trust.
These are the main reasons that directly affect to the implementation of poverty

reduction solutions in Tan Lac district.
The results show that factors affecting the implementation of poverty reduction
measures for households in Tan Lac district are such as: socio-economic conditions of
the district; Institutions and policies of the Party, State and localities; Capacity of staff
working on poverty reduction programs; Monitoring and evaluation of beneficiaries.
To promote the implementation of the poverty alleviation program in Tan Lac
district in future, it is necessary to focus on implementing the following solutions: (i)
Completing the steering apparatus for implementation of poverty alleviation program;
(ii) Renovation of planning in implementing poverty alleviation programs; (iii)
Promoting decentralization and improving the appraisal and approval process of poverty
reduction projects and programs; (iv) Improving the financial mechanism for the
implementation of the programs; (v) Improving the quality of staff working on poverty
reduction programs through short-term and long-term training programs; (vi) Enhancing
access to services for poor households in the district; (vii) Improving the monitoring,
inspection and evaluation in implementing poverty reduction supports/programs; and
(viii) Strengthening supports for production, vocational training and job creation.

xiv


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Giảm nghèo là một mục tiêu chiến lược phát triển của các quốc gia, trong đó
có Việt Nam. Ở nước ta giảm nghèo luôn là một mục tiêu chiến lược và nhiệm vụ
quan trọng hàng đầu trong các quyết sách phát triển theo hướng bền vững của Đảng
và nhà nước. Trong những năm qua nhà nước đã ban hành và tổ chức triển khai thực
hiện nhiều chính sách giảm nghèo nhằm cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của
người nghèo, góp phần thu hẹp khoảng cách chênh lệch về mức sống giữa nông
thôn và thành thị, giữa các vùng, các dân tộc và các nhóm dân cư; đồng thời thể hiện
quyết tâm trong việc thực hiện Mục tiêu thiên niên kỷ của Liên hợp quốc mà Việt

Nam đã cam kết.
Huyện Tân Lạc là một huyện tập trung nhiều người dân tộc thiểu số, điều
kiện kinh tế cịn nhiều khó khăn. Kinh tế huyện cũng chủ yếu dựa vào là sản
xuất nơng nghiệp. Vì vậy, các hộ dân cũng bị ảnh hưởng bởi giá cả bấp bênh
của thị trường. Mặc dù công tác giảm nghèo giảm nghèo được sự quan tâm
đặc biệt của các cấp ủy, đảng, chính quyền địa phương. Đã có nhiều giải pháp
giảm nghèo được xây dựng, triển khai thực hiện trên địa bàn và công tác giảm
nghèo đã đạt được một số kết quả nhất định đó là cuối năm 2015, tỷ lệ hộ
nghèo theo chuẩn giai đoạn 2011-2015 của tồn huyện cịn 11,82 % giảm
28,13% so với năm 2011 (UBND tỉnh Hịa Bình, 2016a).
Tại huyện Tân Lạc, các giải pháp đã được triển khai thực hiện, công tác
giảm nghèo đã đạt được một số kết quả tuy nhiên các kết quả này chưa thực
sự bền vững, thể hiện ở chỗ khi ta thay đổi mức chuẩn nghèo thì tỷ lệ hộ
nghèo theo chuẩn mới lại tăng lên mức rất cao. Kết quả điều tra hộ nghèo, hộ
cận nghèo cuối năm 2015 theo phương pháp đo lường nghèo đa chiều trên địa
bàn huyện Tân Lạc tỷ lệ hộ nghèo là 31,54% trong đó hộ cận nghèo của chuẩn
cũ rơi xuống nghèo và hộ nghèo phát sinh theo chuẩn mới chiếm tới 50,39%
tổng số hộ nghèo (UBND tỉnh Hịa Bình, 2016).
Để tiếp tục cải thiện và nâng cao đời sống vật chất tinh thần của người dân,
đồng thời tiếp tục phát huy kết quả giảm nghèo giai đoạn 2011 – 2015 huyện Tân
Lạc đã quan tâm xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình giảm nghèo trong đó
đưa ra các giải pháp giảm nghèo cho giai đoạn 2016-2020, Đến thời điểm hiện tại

1


mặc dù đã đạt được một số kết quả nhưng vẫn cịn nhiều khó khăn trong q trình
triển khai thực hiện kế hoạch. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến thực trạng đó và giải
pháp nào để giảm nghèo nhanh và bền vững cho các hộ dân trên địa bàn huyện Tân
Lạc, tỉnh Hịa Bình. Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu

đề tài: “Giải pháp giảm nghèo cho các hộ dân trên địa bàn huyện Tân Lạc, tỉnh
Hịa Bình”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng thực hiện các giải pháp giảm nghèo cho
các hộ dân huyện Tân Lạc, từ đó đề xuất hồn thiện các giải pháp giảm nghèo
cho các hộ dân huyện Tân Lạc, tỉnh Hịa Bình trong thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về giải pháp giảm nghèo cho
các hộ dân;
- Đánh giá thực trạng thực hiện các giải pháp giảm nghèo cho các hộ dân ở
huyện Tân Lạc, tỉnh Hịa Bình;
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện các giải pháp giảm nghèo
cho các hộ dân ở huyện Tân Lạc, tỉnh Hịa Bình;
- Đề xuất hồn thiện các giải pháp giảm nghèo cho hộ dân huyện Tân Lạc
trong thời gian tới.
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
- Thực trạng triển khai các giải pháp giảm nghèo trên địa bàn huyện Tân
Lạc trong thời gian qua như thế nào?
- Yếu tố nào ảnh hưởng đến thực hiện các giải pháp giảm nghèo trên địa
bàn huyện Tân Lạc?
- Cần làm gì để hồn thiện các giải pháp giảm nghèo trên địa bàn huyện
Tân Lạc nhằm góp phần giảm nghèo bền vững cho các hộ dân trong những
năm tiếp theo?
1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề lý
luận và thực tiễn về giải pháp giảm nghèo cho hộ dân;

2



- Đối tượng khảo sát: (i) Hộ dân bao gồm hộ nghèo, hộ cận nghèo; (ii) Các
tổ chức, cá nhân làm công tác giảm nghèo; (iii) Cơ quan quản lý nhà nước về
công tác giảm nghèo cấp huyện.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: đề tài tiến hành nghiên cứu trên địa bàn huyện Tân
Lạc, tỉnh Hịa Bình.
- Phạm vi thời gian: Đánh giá thực trạng giai đoạn 2014 đến 2016; Định
hướng giải pháp đến đến năm 2025.
Đề tài được thực hiện từ tháng 5 năm 2017 đến tháng 5 năm 2018.
- Phạm vi nội dung: Nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn về các giải pháp
giảm nghèo, phân tích thực thực hiện giải pháp giảm nghèo, các yếu tố ảnh hưởng và đề
xuất hoàn thiện các giải pháp để giảm nghèo cho hộ dân trên địa bàn huyện Tân Lạc.
1.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN
- Về lý thuyết: Nghiên cứu đã góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận về
công tác giảm nghèo cho các hộ dân. Đồng thời đã làm rơ được các nội dung, các
bước trong đánh giá, phân tích cơng tác giảm nghèo cho hộ dân. Bên cạnh đó đề
tài cũng đã tổng kết được các kinh nghiệm trong cơng tác xóa đói giảm nghèo
trong và ngồi nước, từ đó rút ra một số bài học kinh nghiệm chong huyện Tân
Lạc trong thực hiện các giải pháp giảm nghèo.
- Về thực tiễn: Nghiên cứu đã đánh giá thực trạng thực hiện các giải pháp
giảm nghèo cho các hộ dân huyện Tân Lạc, phân tích được các yếu tố ảnh hưởng,
và từ đó đề xuất hoàn thiện các giải pháp giảm nghèo cho các hộ dân huyện Tân
Lạc, tỉnh Hịa Bình trong thời gian tới. Kết quả nghiên cứu của luận văn là nguồn
tài liệu tham khảo quý cho các nhà hoạch định và thực thi chính sách nhằm thực
hiện tốt các giải pháp giảm nghèo cho các hộ dân trên địa bàn Tân Lạc nói riêng,
và tỉnh Hịa Bình nói chung. Kết quả nghiên cứu còn là tài liệu tham khảo quý
cho các nhà nghiên cứu giảm nghèo, các cơ sở giáo dục đại học phục vụ cho sự
nghiệp đào tạo.


3


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ GIẢI PHÁP
GIẢM NGHÈO CHO CÁC HỘ DÂN
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIẢI PHÁP GIẢM NGHÈO CHO CÁC
HỘ DÂN
2.1.1. Một số khái niệm cơ bản
2.1.1.1. Khái niệm về nghèo đói
Đói (hunger), nghèo (poverty) là một hiện tượng kinh tế xã hội mang tính
chất tồn cầu. Nó khơng chỉ tồn tại ở các quốc gia có nền kinh tế kém phát triển,
mà nó cịn tồn tại ngay tại các quốc gia có nền kinh tế phát triển. Nghèo là một
khái niệm khơng phải bất biến mà có tính động, khái niệm về nghèo phụ thuộc
vào thời gian và tùy thuộc mỗi quốc gia khác nhau. Tuy nhiên tuỳ thuộc vào điều
kiện tự nhiên, thể chế chính trị xã hội và điều kiện kinh tế của mỗi quốc gia mà
tính chất, mức độ nghèo đói của từng quốc gia có khác nhau. Có rất nhiều khái
niệm hay quan điểm về nghèo trên thế giới, các quan điểm này không áp dụng
cho tất cả các nước nhưng những quan điểm đó có nhiều điểm chung.
Theo Chambers R “Hộ gia đình nghèo là những hộ có ít tài sản, túp lều,
ngơi nhà hoặc mái nương thân của gia đình đó làm bằng gỗ, tre, bùn cỏ, lá hoặc
bẹ cọ và chỉ có ít đồ đạc bên trong: chiếu hoặc ổ lá làm chỗ ngủ. Gia đình khơng
có đất hoặc có mảnh đất khơng đảm bảo cuộc sống mong manh hoặc đất thuê
mướn, hoặc cấy rẽ. Gia đình đó chỉ có ít vốn và nguồn lương thực ít ỏi, khơng
chắc chắn và lệ thuộc vào thời vụ. Thu nhập của gia đình thường rất thấp trong
những mùa làm ăn ế ẩm là những khi may có việc mà làm” (Chambers R, 1983).
Robert, Chủ tịch WB định nghĩa về nghèo như sau “Nghèo khổ cùng cực là
một điều kiện sống bị hạn chế bởi suy dinh dưỡng, mù chữ, bệnh tật, môi trường,
ô nhiễm, tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh cao và tuổi thọ thấp, còn tệ hại hơn so với bất
cứ định nghĩa nào khả dĩ chấp nhận được về một cuộc Sống bình dị nhất của con

người” (Nguyễn Bách Nguyệt, 2003).
Hội nghị bàn về giảm nghèo đói ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương do
ESCAP tổ chức tại Băng Cốc tháng 9/1993 đã đưa ra khái niệm và định nghĩa về
nghèo đói: “Nghèo đói là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và
thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của con người đã được xã hội thừa nhận tùy theo

4


trình độ phát triển kinh tế- xã hội và phong tục tập quán của các địa phương” (Bộ
Lao động – Thương binh và xã hội, 1993). Có thể xem đây là định nghĩa chung
nhất về nghèo đói, trong đó các tiêu chí và chuẩn mực đánh giá về nghèo đói cịn
để ngỏ về mặt lượng hóa, bởi nó chưa tính đến những khác biệt và độ chênh lệch
giữa các vùng, các điều kiện lịch sử cụ thể quy định trình độ phát triển ở mỗi nơi.
Hội nghị thượng đỉnh thế giới về phát triển xã hội tổ chức tại
Copenhagen ở Đan Mạch năm 1995 đã đưa ra một số định nghĩa cụ thể hơn về
nghèo đói như sau: “Người nghèo là tất cả những ai mà thu nhập thấp hơn dưới
1 USD mỗi ngày cho mỗi người, số tiền được coi như đủ để mua những sản
phẩm thiết yếu để tồn tại”. Tuy vậy, cũng có quan niệm khác về nghèo đói
mang tính kinh điển hơn, triết lý hơn của chuyên gia hàng đầu của Tổ chức Lao
động Quốc tế (ILO) - ông AbapiSen, người được giải thưởng Nobel về kinh tế
năm 1998 cho rằng: “Nghèo đói là sự thiếu cơ hội lựa chọn tham gia vào quá
trình phát triển của cộng đồng” (Bộ Lao động – TB&XH, 1993).
Nghèo được hiểu theo hai phương diện là nghèo tuyệt đối và nghèo tương
đối. Theo Ngân hàng phát triển Châu Á thì:
Nghèo tuyệt đối “là tình trạng một bộ phận dân cư khơng có khả năng thoả
mãn những nhu cầu tối thiểu nhằm duy trì cuộc sống” (Nguyễn Cơng Đồn,
1999). Như vậy nghèo tuyệt đối là tình trạng con người khơng có ăn, không đủ
lượng dinh dưỡng tối thiểu, cần thiết. Theo quy định của Ngân hàng Thế giới,
nhu cầu dinh dưỡng đối với các nước Đông nam Á phải đạt số lượng calo đầu

người là 2100 calo/ngày.
Nghèo tương đối “là tình trạng một hộ phận dân cư có mức sống dưới
mức trung bình của cộng đồng địa phương đang xét” (Nguyễn Cơng Đồn, 1999).
Như vậy, nghèo tương đối là tình trạng của một bộ phận dân cư có mức sống
dưới mức trung bình của cộng đồng tại địa phương xem xét Khái niệm này
thường được các nhà xã hội học ưa dùng vì nghèo tương đối liên quan đến sự
chênh lệch về những nguồn lực vật chất, nghĩa là về bất bình đẳng phân phối
trong xã hội .
Giống như quá trình phát triển, nghèo đói là một khái niệm đa chiều.
Trong cùng một thời điểm, người nghèo có thể phải đối mặt với nhiều bất lợi
khác nhau, có thể là những khó khăn trong khám chữa bệnh, học hành, nhà ở, đất
đai, nước sạch hoặc điện thắp sáng. Sử dụng một tiêu chí thu nhập (hay chỉ tiêu)
khơng đủ để nắm bắt được tình trạng nghèo thực tế của người dân. Đánh giá

5


nghèo cần được tiếp cận rộng hơn từ nhiều khía cạnh phát triển toàn diện con
người. Sau 30 năm đổi mới, phát triển và hội nhập, Việt Nam đã chuyển từ một
quốc gia thu nhập thấp sang nhóm nước có thu nhập trung bình nên cách tiếp
cận đánh giá nghèo đơn chiều theo thu nhập đã bộc lộ những hạn chế. Đã
đến lúc xem xét, đánh giá nghèo từ góc độ đa chiều từ góc độ nghèo vật chất,
nghèo về con người và nghèo về xã hội (UN, 2012).
Vấn đề nghèo đa chiều có thể đo bằng tiêu chí thu nhập và các tiêu chí phi
thu nhập. Sự thiếu hụt cơ hội, đi kèm với tình trạng suy dinh dưỡng, thất học,
bệnh tật, bất hạnh và tuyệt vọng là những nội dung được quan tâm trong khái
niệm nghèo đa chiều. Thiếu đi sự tham gia và tiếng nói về kinh tế, xã hội hay
chính trị sẽ đẩy các cá nhân đến tình trạng bị loại trừ, khơng được thụ hưởng các
lợi ích phát triển kinh tế - xã hội và do vậy bị tước đi các quyền con người cơ bản
(UN, 2012).

Tuy nhiên, chuẩn nghèo đa chiều có thể là một chỉ số không liên quan đến
mức thu nhập mà bao gồm các khía cạnh khác liên quan đến sự thiếu hụt các dịch
vụ xã hội cơ bản (Oxfam và ActionAid, 2010). Chỉ số nghèo đa chiều
(Multidimensional Poverty Index) của quốc tế, với ba chiều cạnh chính là: y tế,
giáo dục và điều kiện sống, hiện là một thước đo quan trọng nhằm bổ sung cho
phương pháp đo lường nghèo truyền thống dựa trên thu nhập.
Các khái niệm trên cho thấy sự thống nhất cao của các quốc gia, các nhà
chính trị và các học giả với quan điểm nghèo là một hiện tượng đa chiều, cần
được chú ý nhìn nhận là sự thiếu hụt hoặc không được thỏa mãn các nhu cầu cơ
bản của con người. Nghèo đa chiều là tình trạng con người khơng được đáp ứng
ở mức tối thiểu các nhu cầu cơ bản trong cuộc sống.
Trong cuốn khảo cứu dài 17 tập nhan đề The Life and Labour of the
People in London, Charles Booth sử dụng thu nhập như một thước đo nghèo
đói. Khi đưa ra khái niệm mức nghèo, một mức mà dưới ngưỡng đó gia đình
khơng thể có được những nhu cầu tối thiếu để tồn tại. Ơng cũng đưa ra tính
tốn thu nhập để đáp ứng mức lương thiết yếu của họ, cộng thêm khoản chi
quần áo và nhà ở (Charles Booth, 1903).
Nghèo đói diễn tả mức độ thiếu thốn trong tất cả các nguồn lực cho cuộc
sống so với các tiêu chuẩn tối thiểu nhất định. Thước đo những tiêu chuẩn này
cũng như các nguyên nhân dẫn tới nghèo tùy thuộc vào từng quốc gia và từng

6


giai đoạn cụ thể, mức giới hạn chuẩn để phân biệt giữa nghèo với không nghèo
được gọi là chuẩn nghèo. Tổ chức Y tế thế giới định nghĩa người nghèo theo thu
nhập là người có thu nhập hàng năm ít hơn một nửa thu nhập bình quân trên đầu
người hàng năm của quốc gia. Như vậy, nghèo đói là tình trạng một bộ phận dân
cư thiếu hoặc khơng có những điều kiện về cuộc sống như ăn, mặc, ở, đi lại,
chăm sóc y tế và quyền được tham gia vào các quyết định của cộng đồng (Chu

Quang Tiến, 2011).
Khái niệm nghèo đa chiều được đề cập ở Việt Nam từ năm 2013. Đo
lường nghèo đa chiều cần được áp dụng để dựng nên một bức tranh đầy đủ và
toàn diện hơn về thực trạng nghèo ở nước ta. Hiện nay Bộ LĐ-TB&XH đã xây
dựng và ban hành bộ tiêu chí nghèo đa chiều, đồng thời rà sốt cơ chế, chính
sách nhằm thực hiện giảm nghèo theo hướng đa chiều ở Việt Nam.
- Tiêu chí nghèo đa chiều giai đoạn 2016-2020
Trước giai đoạn 2016-2020 ở nước ta, trong các chính sách về giảm nghèo
có những khái niệm sau:
- Người nghèo: Những người có mức thu nhập hay mức chi tiêu dưới mức
tối thiểu là những người nghèo trong xã hội.
- Hộ đói: Hộ đói là một bộ phận dân cư có mức sống dưới mức tối thiểu
không đủ đảm bảo nhu cầu về vật chất để duy trì cuộc sống hay nói cách khác đó
là một bộ phận dân cư hàng năm thiếu ăn, đứt bữa, thường xuyên phải vay nợ và
thiếu khả năng trả nợ.
- Hộ nghèo: Hộ nghèo là tình trạng của một số hộ gia đình chỉ thoả mãn
một phần nhu cầu tối thiểu của cuộc sống và có mức sống thấp hơn mức sống
trung bình của cộng đồng xét trên mọi phương diện.
Tuy nhiên đến giai đoạn 2016-2020 để bắt kịp với xu hướng phát triển của
thế giới nước ta đã xây dựng và ban hành bộ tiêu chí nghèo đa chiều. Theo đó hộ
nghèo được xác định dựa trên các tiêu chí đo lường nghèo đa chiều đó là các tiêu
chí về thu nhập và các tiêu chí mức độ thiếu hụt tiếp cận 5 dịch vụ xã hội cơ bản
cụ thể như sau: Trên cơ sở 5 chiều cạnh nghèo, Bộ Lao động, Thương binh và Xã
hội đã xây dựng và đề xuất 10 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt trong nghèo đa
chiều tương ứng là: giáo dục người lớn, giáo dục trẻ em, khám chữa bệnh, bảo
hiểm y tế, nhà ở, nước sạch, hố xí, dịch vụ viễn thơng, tài sản phục vụ tiếp cận
thông tin. Các chỉ số đo lường này được trình bày trong bảng dưới đây:

7



Bảng 2.1. Tiêu chí xác định nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều ở Việt Nam
Chiều
nghèo
1) Giáo dục

Chỉ số đo lường

Mức độ thiếu hụt

1.1 Trình độ giáo
dục của người lớn

8

Hộ gia đình có ít nhất 1 thành viên đủ
15 tuổi sinh từ nãm 1986 trở lại không
tốt nghiệp trung học cơ sở và hiện
khơng đi học
1.2 Tình trạng đi Hộ gia đình có ít nhất 1 trẻ em trong độ
học của trẻ em
tuổi đi học (5 - 14 tuổi) hiện không đi
học

2) Y tế

Cơ sở pháp lý
Hiến pháp 2013
NQ 15/NQ-TW
Một số vấn đề chính sách xã hội giai đoạn

2012-2020.
Nghị quyết số 41/2000/QH (bổ sung bởi Nghị
định số 88/2001/NĐ-CP)
Hiến pháp 2013.
Luật Giáo dục 2005.
Luật bảo vệ, chãm sóc và giáo dục trẻ em.
NQ 15/NQ-TW Một số vấn đề chính sách xã
hội giai đoạn 2012-2020.
Hiến pháp 2013.
Luật Khám chữa bệnh 2011.

2.1 Tiếp cận các Hộ gia đình có người bị ốm đau nhưng
dịch vụ y tế
không đi khám chữa bệnh (ốm đau được
xác định là bị bệnh/ chấn thương nặng đến
mức phải nằm một chỗ và phải có người
chăm sóc tại gườnng hoặc nghỉ việc/học
khơng tham gia được các hoạt động bình
thường)
2.2 Bảo hiểm y tế
Hộ gia đình có ít nhất 1 thành viên từ 6 Hiến pháp 2013.
tuổi trở lên hiện tại khơng có bảo hiểm Luật bảo hiểm y tế 2014.
y tế
NQ 15/NQ-TW Một số vấn đề chính sách xã


3) Nhà ở

3.1. Chất
nhà ở


lượng

3.2 Diện tích nhà ở
bình qn đầu
người

9

4) Điều kiện 4.1 Nguồn nước
sống
sinh hoạt
4.2. Hố xí/nhà vệ
sinh
5) Tiếp cận 5.1 Sử dụng dịch
thông tin
vụ viễn thông
5.2 Tài sản phục vụ
tiếp cận thông tin

hội giai đoạn 2012-2020.
Hộ gia đình đang ở trong nhà thiếu kiên Luật Nhà ở 2014.
cố hoặc nhà đơn sơ
(Nhà ở chia thành 4 cấp độ: nhà kiên NQ 15/NQ-TW Một số vấn đề chính sách xã
cố, bán kiên cố, nhà thiếu kiên cố, nhà hội giai đoạn 2012-2020.
đơn sơ)
Diện tích nhà ở bình qn đầu người Luật Nhà ở 2014.
của hộ gia đình nhỏ hơn 8m2
Quyết định 2127/QĐ-Ttg của Thủ tướng
Chính phủ Phê duyệt Chiến lược phát triển

nhà ở quốc gia đến nãm 2020 và tầm nhìn đến
năm 2030
Hộ gia đình khơng được tiếp cận nguồn NQ 15/NQ-TW Một số vấn đề chính sách xã
nước hợp vệ sinh
hội giai đoạn 2012-2020.
Hộ gia đình khơng sử dụng hố xí/nhà NQ 15/NQ-TW Một số vấn đề chính sách xã
tiêu hợp vệ sinh
hội giai đoạn 2012-2020.
Hộ gia đình khơng có thành viên nào sử Luật Viễn thơng 2009.
dụng thuê bao điện thoại và internet
NQ 15/NQ-TW Một số vấn đề chính sách xã
hội giai đoạn 2012-2020.
Hộ gia đình khơng có tài sản nào trong Luật Thơng tin Truyền thơng 2015.
số các tài sản: Tivi, đài, máy vi tính; và NQ 15/NQ-TW Một số vấn đề chính sách xã
khơng nghe được hệ thống loa đài hội giai đoạn 2012-2020.
truyền thanh xã/thôn
Nguồn: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2015).

9


2.1.1.2. Khái niệm giảm nghèo, giải pháp giảm nghèo cho hộ dân
a. Khái niệm giảm nghèo
Giảm nghèo là làm cho bộ phận dân cư nghèo nâng cao mức sống, từng
bước thốt khỏi tình trạng nghèo. Biểu hiện ở tỷ lệ phần trăm và số lượng người
nghèo giảm. Nói một cách khác, giảm nghèo là quá trình chuyển bộ phận dân cư
nghèo lên một mức sống cao hơn. Ở khía cạnh khác, giảm nghèo là chuyển từ
tình trạng có ít điều kiện lựa chọn sang tình trạng có đầy đủ điều kiện lựa chọn
hơn để cải thiện đời sống mọi mặt của mỗi người (Chu Quang Tiến, 2011).
Ở góc độ người nghèo: giảm nghèo là quá trình tạo điều kiện giúp đỡ

người nghèo có khả năng tiếp cận các nguồn lực của sự phát triển một cách
nhanh nhất, trên cơ sở đó có nhiều lựa chọn hơn, giúp họ từng bước thốt khỏi
tình trạng nghèo.
Như vậy giảm nghèo thực chất là đời sống người nghèo được nâng lên sau
khi có tác động hỗ trợ, khoảng cách thu nhập với các nhóm dân cư khác được rút
ngắn, khi gặp rủi ro hay bất trắc sẽ khơng bị rơi lại vào tình trạng nghèo đói.
b. Khái niệm giải pháp
Giải pháp có nghĩa là chỉ, vạch ra con đường để đi tới được cái "đích"
mình cần đến hay mục tiêu mong đợi.
c. Giải pháp giảm nghèo cho hộ dân
Giảm nghèo là cuộc đấu tranh rất cam go, chỉ có thể thành cơng nếu được
thực hiện theo hướng bền vững. Từ những kiến thức về nghèo và giảm nghèo, tác
giả cho rằng: Giải pháp giảm nghèo cho hộ dân là những cách thức và hành động
thực tế để hỗ trợ cộng đồng và hộ dân nghèo từng bước thoát nghèo, giảm tỷ lệ
hộ nghèo, xây dựng các địa phương trở nên no ấm và hạnh phúc. Giảm nghèo
bền vững là một trọng tâm của Chiến lược phát triển kinh tế xã hội của nước ta
giai đoạn 2011-2020 nhằm cải thiện và từng bước nâng cao điều kiện sống của
người nghèo, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện ở các vùng nghèo; thu hẹp
khoảng cách chênh lệch giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng, các dân tộc
và các nhóm dân cư. Để thực hiện giảm nghèo bền vững cho các hộ dân cần tập
trung thực hiện một số giải pháp sau: (Trần Thị Hằng, 2001).
Tạo điều kiện thuận lợi để hộ nghèo phát triển sản xuất, tăng thu nhập:
Tăng thu nhập cho đối tượng hộ dân nghèo là nội dung cần được quan tâm nhất
đối với công tác giảm nghèo. Để tăng thu nhập cho hộ dân nghèo phải có chính
sách hỗ trợ sản xuất, dạy nghề, tạo việc làm, tạo điều kiện cho hộ nghèo tiếp cận

10



×