Tải bản đầy đủ (.pdf) (127 trang)

Hiệu quả kỹ thuật trong sản xuất cam trên địa bàn huyện hàm yên tỉnh tuyên quang luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.51 MB, 127 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGÔ DUY TÙNG

HIỆU QUẢ KỸ THUẬT TRONG SẢN XUẤT CAM
TRÊN

ĐỊA BÀN HUYỆN HÀM YÊN, TỈNH
TUYÊN QUANG

Ngành:

Kinh tế nông nghiệp

Mã số:

8620115

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Nguyễn Thị Dương Nga


NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2019

ii


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo


vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2018

Tác giả luận văn

Ngô Duy Tùng

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn
sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn Thị Dương Nga - Người đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều
cơng sức, thời gian và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề
tài, luận văn.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
mơn Phân tích định lượng, Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, Học viện Nông
nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và hồn
thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ UBND huyện Hàm Yên, cán
bộ các Phòng Kinh tế, Phịng Tài ngun Mơi trường, Chi cục Thống kê, huyện Hàm

Yên cán bộ và người dân, các cơ quan ban ngành có liên quan đã giúp đỡ và tạo điều
kiện cho tơi trong suốt q trình thực hiện đề tài, luận văn.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành
luận văn./.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2018

Tác giả luận văn

Ngô Duy Tùng

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ................................................................................................................ i
Lời cảm ơn ................................................................................................................... ii
Mục lục ....................................................................................................................... ii
Danh mục chữ viết tắt.................................................................................................. vi
Danh mục bảng .......................................................................................................... vii
Danh mục biểu đồ ..................................................................................................... viii
danh mục hộp ............................................................................................................ viii
Danh mục Hình ......................................................................................................... viii
Danh mục Sơ đồ ........................................................................................................ viii
Trích yếu luận văn ....................................................................................................... ix
Thesis abstract ...............................................................................................................x

Phần 1. Mở đầu ...........................................................................................................1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................2

1.2.1.

Mục tiêu chung ................................................................................................2

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể ................................................................................................2

1.3.

Câu hỏi nghiên cứu ..........................................................................................2

1.4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................3

1.4.1.

Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................3

1.4.2.


Phạm vi nghiên cứu .........................................................................................3

1.5.

Đóng góp mới của luận văn .............................................................................3

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế, hiệu quả kỹ thuật ...............4
2.1.

Cơ sở lý luận ...................................................................................................4

2.1.1.

Một số khái niệm chung ...................................................................................4

2.1.2.

Kỹ thuật và hiệu quả kỹ thuật.........................................................................10

2.1.3.

Các yếu tố ảnh hưởng đến HQKT sản xuất cam .............................................11

2.1.4.

Một số đặc điểm kỹ thuật sản xuất cam ..........................................................16

2.1.5.


Quy trình kỹ thuật và chăm sóc Cam..............................................................20

2.2.

Cơ sở thực tiễn ..............................................................................................24

2.2.1.

Tình hình sản xuất cây ăn quả có múi trên thế giới .........................................24

2.2.2.

Kinh nghiệm sản xuất cây có múi ở Việt Nam ...............................................25

iii


2.2.3.

Bài học kinh nghiệm ......................................................................................33

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................35
3.1.

Đặc điểm địa bàn ..........................................................................................35

3.1.1.

Điều kiện tự nhiên .........................................................................................35


3.1.2.

Tài nguyên thiên nhiên ..................................................................................38

3.1.3.

Điều kiện kinh tế - xã hội ...............................................................................43

3.1.4.

Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội. ..................................51

3.2.

Phương pháp nghiên cứu...............................................................................52

3.2.1.

Phương pháp chọn điểm nghiên cứu ..............................................................52

3.2.2.

Phương pháp thu thập số liệu .........................................................................52

3.2.3.

Phương pháp xử lý và tổng hợp số liệu ..........................................................53

3.3.


Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu ...................................................................55

3.3.1.

Chỉ tiêu thể hiện điều kiện sản xuất, kinh doanh.............................................55

3.3.2.

Nhóm chỉ tiêu thể hiện Hiệu quả kỹ thuật ......................................................55

3.3.3.

Nhóm chỉ tiêu thể hiện kết quả, hiệu quả sản xuất ..........................................56

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận .................................................................59
4.1.

Tổng quan tình hình sản xuất cam trên địa bàn huyện hàm yên ......................59

4.1.1.

Tình hình sản xuất cam trên địa bàn huyện Hàm Yên .....................................59

4.1.2.

Diện tích, cơ cấu các giống cam trên địa bàn huyện .......................................62

4.2

Phân tích hiệu quả kỹ thuật và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ

thuật ..............................................................................................................64

4.2.1.

Mối quan hệ giữa các yếu tố đầu vào và năng suất .........................................64

4.2.2.

Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật ..................................................66

4.2.3.

Phân phối của hiệu quả kỹ thuật .....................................................................68

4.3.

Phân tích hiệu quả kinh tế và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế
trong sản xuất cam .........................................................................................69

4.3.1.

Tình hình cơ bản của các hộ điều tra ..............................................................69

4.3.2.

Tình hình chi phí sản xuất cam ......................................................................71

4.3.3.

Kết quả và hiệu quả kinh tế các hộ sản xuất cam .........................................75


4.3.4.

Yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của các hộ sản xuất cam ....................78

4.4.

Các giải pháp nâng cao hiệu quả kỹ thuật trong sản xuất cam ........................89

4.4.1.

Giải pháp kỹ thuật.........................................................................................89

4.4.2.

Giải pháp về đất đai .......................................................................................90

iv


4.4.3.

Giải pháp về khuyến nông .............................................................................90

4.4.4.

Giải pháp về lao động ...................................................................................92

4.4.5.


Giải pháp phát triển hạ tầng phục vụ sản xuất cam .........................................92

4.4.7.

Giải pháp khác ...............................................................................................93

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ..................................................................................95
5.1.

Kết luận .........................................................................................................95

5.2.

Kiến nghị .......................................................................................................96

5.2.1.

Đối với hộ nông dân sản xuất cam .................................................................96

5.2.2.

Đối với chính quyền địa phương ....................................................................96

5.2.3.

Đối với Nhà nước ..........................................................................................97

Tài liệu tham khảo .......................................................................................................98
Phụ lục .................................................................................................................... 101


v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BQ

Bình quân

CC

Cơ cấu

CCM

Cây có múi

CN

Cơng nghiệp

ĐBSH

Đồng Bằng Sơng Hồng

ĐSCL


Đồng Bằng Sơng Cửu Long

DT

Diện tích

ĐVT

Đơn vị tính

HĐND

Hội đồng nhân dân

KD

Kinh doanh

KH

Kế hoạch

KTCB

Kiến thiết cơ bản



Lao động


NLN

Nơng lâm nghiệp

SL

Số lượng

TĐPTBQ

Tốc độ phát triển bình quân

TK

Thời kỳ

TL

Tỷ lệ

TMDV

Thương mại dịch vụ

Tr.đ

Triệu đồng

TTCN


Tiểu thủ công nghiệp

UBND

Ủy ban nhân dân

USD

Đô la Mỹ

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Diện tích đất trồng cam, quýt, năng suất, sản lượng ở Việt Nam giai
đoạn 2010-2015 ........................................................................................27
Bảng 2.2. Diện tích các loại cây có múi phân theo vùng năm 2015 (ha).....................32
Bảng 4.1. Hiện trạng đất trồng cam phân theo xã và toàn vùng năm 2017 .................59
Bảng 4.2. Diện tích, năng suất, sản lượng, giá trị cây cam năm 2008-2017 ................61
Bảng 4.3. Biến động DT, năng suất sản lượng cam Hàm Yên giai đoạn 2015-2017 .........62
Bảng 4.4. Diện tích các giống cam của huyện Hàm Yên năm 2010-2017...................62
Bảng 4.5. Kết quả ước lượng hàm sản xuất biên ........................................................65
Bảng 4.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật của các hộ trồng cam ............67
Bảng 4.7. Phân phối hiệu quả kỹ thuật của các hộ trồng cam được điều tra trên
địa bàn huyện Hàm Yên tỉnh Tuyên Quang ...............................................68
Bảng 4.8. Hiệu quả kỹ thuật phân theo nhóm hộ........................................................69
Bảng 4.9. Tình hình cơ bản của các hộ điều tra năm 2017 .........................................70
Bảng 4.10. Nhu cầu về tập huấn kỹ thuật trồng và chăm sóc cam ................................71
Bảng 4.11. Chi phí đầu tư bình qn tính cho 1ha cam giai đoạn KTCB......................71
Bảng 4.12. Chi phí đầu tư bình qn tính cho 1ha cam giai đoạn kiến thiết cơ

bản phân theo loại sử dụng đất ..................................................................72
Bảng 4.13. Bảng tổng hợp các yếu tố chi phí sản xuất cam giai đoạn kinh doanh
tính cho 1 ha..............................................................................................73
Bảng 4.14. Kết quả sản xuất và hiệu quả kinh tế của các hộ điều tra ............................75
Bảng 4.15. Kết quả kiểm định các chỉ tiêu theo nhóm hộ ............................................76
Bảng 4.16. Bảng tính NPV và IRR trong đầu tư sản xuất cam của các hộ điều tra .......77
Bảng 4.17. Thị trường tiêu thụ sản phẩm qua các năm.................................................78
Bảng 4.18. Giá bán bình quân một kg sản phẩm theo thời vụ thu hoạch giai đoạn
từ năm 2013-2017 .....................................................................................82
Bảng 4.19. Kết quả, hiệu quả kinh tế của hộ theo trình độ học vấn ..............................83
Bảng 4.20. Kết quả, hiệu quả kinh tế của hộ theo tuổi của chủ hộ................................84
Bảng 4.21. Các loại sâu, bệnh thường gặp ...................................................................85
Bảng 4.22. Hình thức vận chuyển, bảo quản và tỷ lệ hư hỏng trong quá trình thu
hoạch, vận chuyển .....................................................................................87

vii


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Cơ cấu dân tộc trên địa bàn huyện Hàm Yên tỉnh Tuyên Quang ...............43
Biểu đồ 4.1. Cơ cấu diện tích đất trồng cam .................................................................60
Biểu đồ 4.2. Cơ cấu diện tích các giống cam................................................................63
Biểu đồ 4.3. Thị trường tiêu thụ sản phẩm cam qua các năm 2014-2017 ......................79
Biểu đồ 4.4. Tình hình biến động giá bán cam từ năm 2013-2017 ................................81

DANH MỤC HỘP
Hộp 4.1. Diện tích cam trồng tự phát khơng theo quy hoạch ........................................62
Hộp 4.2. Phản ánh về tình trạng phân kém chất lượng .................................................74

DANH MỤC HÌNH


Hình 2.1. Bệnh lt cam do vi khuẩn Xanthomonas gây ra ..........................................17
Hình 2.2. Bệnh vàng lá greening trên cây có múi .........................................................17
Hình 3.1. Bản đồ hành chính huyện Hàm Yên – Tuyên Quang ....................................35

DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 4.1. Kênh tiêu thụ sản phẩm cam huyện Hàm Yên năm 2017 .............................80

viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Ngơ Duy Tùng
Tên luận văn: “Hiệu quả kỹ thuật trong sản xuất cam trên địa bàn huyện Hàm Yên,
tỉnh Tuyên Quang”
Ngành: Kinh tế nông nghiệp

Mã số: 8620115

Cơ sở đào tạo: Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
Đề tài được thực hiện nhằm đạt được các mục tiêu (1) Hệ thống hóa cơ sở lý luận và
thực tiễn về hiệu quả kỹ thuật trong sản xuất nơng nghiệp nói chung và sản xuất cam nói
riêng; (2) Phân tích thực trạng hiệu quả kỹ thuật và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ
thuật trong sản xuất cam tại huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang; (3) Đề xuất một số giải
pháp nâng cao hiệu quả kỹ thuật trong sản xuất cam tại huyện Hàm Yên tỉnh Tuyên Quang.
Số liệu thứ cấp được thu thập từ các niên giám thống kê của tỉnh, các báo cáo của
Ủy ban nhân dân huyện Hàm Yên. Số liệu sơ cấp được thu thập từ điều tra 90 hộ sản
xuất cam tại huyện Hàm Yên. Phương pháp phân tích số liệu chủ yếu là thống kê, mơ
hình hồi quy để phân tích hiệu quả kỹ thuật và các yếu tố ảnh hưởng đến HQKT bằng
phần mềm Frontiner 4.1.

Kết quả cho thấy năng suất cam của các hộ gia đình chịu ảnh hưởng của các yếu
tố đầu vào chủ yếu như công lao động, tuổi của cây cam, lượng phân đạm, lượng phân
chuồng, và quy mơ diện tích. Hiệu quả kỹ thuật trung bình của các hộ trồng cam trên
địa bàn điều tra ở mức 84,29%, cao nhất là 99,74% và thấp nhất là 64,35%. Các yếu tố
ảnh hưởng rõ rệt nhất đến hiệu quả kỹ thuật là: trình độ học vấn của chủ hộ; quy mô lao
động của hộ; hộ trồng cam có tham gia vào các lớp tập huấn kỹ thuật hay khơng; chủ hộ
có phải là người dân tộc khơng.
Trên cơ sở phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật của các hộ trồng
cam trên địa bàn huyện Hàm Yên, chúng tôi đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao
hiệu quả kỹ thuật của các hộ trồng cam như sau: (i) Nghiên cứu phát triển công nghệ
chế biến nước ép; (ii) Tăng quy mô diện tích trồng cam đối với những vùng đã được
nghiên cứu là đất thích hợp để trồng cam; (iii) Tăng cường công tác khuyến nông tập
huấn người dân về quy trình kỹ thuật trồng cam; (iv) Bón phân có hiệu quả, hiện nay
trên địa bàn điều tra đang có tình trạng bón dư thừa đạm và thiếu hụt lượng phân
chuồng; (v) Hồn thiện chính sách, cơ chế giúp thúc đẩy các doanh nghiệp tham gia đầu
tư nhà máy chế biến cam trên địa bàn.

ix


THESIS ABSTRACT
Name: Ngô Duy Tùng
Thesis title: “Technical efficiency in orange production in Ham Yen district, Tuyen
Quang province”
Field: Agricultural Economics

Code: 8620115

Institution: Vietnam National University of Agriculture
The study aimed to achieve the following objectives (i) Provide a theoretical and

practical review of technical efficiency in agricultural production generally and in orange
production specifically; (2) To analyze the current situation of technical efficiency and
factors affecting the technical efficiency in orange production in Ham Yen district, Tuyen
Quang province; and (3) To propose key recommendations to improve technical efficiency
in orange production in Ham Yen district, Tuyen Quang province in the coming time.
Secondary data is collected from various statistical year book of the province,
reports of the District People Committee. Primary data is collected from 90 orange
farmers. Analytical tools used is descriptive and comparative statistical analysis, and
regression. The regression model was used to identify technical efficiency and factors
affecting technical efficiency in orange production in Ham Yen, by Frontier version 4.1.
Results show that orange productivity of farm households are affected majorly by
input factors such as labor, tree age, urea, manure, and production scale (area). Mean
technical efficiency in orang production of farm household in Ham Yen province is
identified at 84,29%, of which the maximum reaches 99,74% and the minimum as low as
64,35%. Main factors affecting the technical efficiency in orange production in Ham Yen
district are: education level of farm household head, farm labor, the situation where main
labor in orange production participating in training class on orange production, and
ethnicity of household head.
Based on the analysis of the current situation of technical efficiency of orange
production at farm level and factors affecting the technical efficiency of orange production
in Ham Yen district, several key recommendations are proposed to improve the technical
efficiency of orange production in Ham Yen province in the comig time, including (i)
Research on new processed product from orange such as orange juice; (ii) Increase orange
production in areas where soil is recommended to be suitable for orange; (iii) Strengthening
the extension activities and training for orange farmers especially on the technical
procedures; (iv) More balanced fertiliser application as problem of excessive application of
urea and inefficient application of manure is observed; (v) More favourable policies to
attract companies to invest in orange industry in Ham Yen, especially in processing.

x



PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Việt Nam là một trong những nước có khí hậu đa dạng bao gồm cả khí hậu
nhiệt đới, á nhiệt đới nên thích hợp với phát triển cây ăn quả nói chung và cây
cam nói riêng. Do vậy sản xuất cam đã có những bước tiến rõ rệt, ngồi việc
cung cấp loại quả có giá trị dinh dưỡng cho nhu cầu tiêu dùng trong nước cịn
tham gia tích cực và có hiệu quả vào thị trường xuất khẩu, kim ngạch xuất khẩu
rau quả, trong đó quả là sản phẩm chủ yếu trong 3 năm gần đây đều đạt trên một
tỷ đô la Mỹ, riêng 6 tháng đầu năm 2016, giá trị xuất khẩu quả đạt mức kỷ lục,
trên dưới 1,2 tỷ đơ la, được liệt vào nhóm 10 loại sản phẩm nơng nghiệp có vị trí
xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam.
Theo thống kê năm 2015 diện tích trồng cam của cả nước có 67,9 nghìn ha,
năng suất trung bình đạt 12,52 tấn/ha và sản lượng đạt 579,5 nghìn tấn. Cùng với
nhiều loại nông sản khác, cam đã được trồng thành những vùng chun canh lớn,
tập trung mang tính hàng hố như vùng cam Hà Giang, Cao Phong, Hồ Bình,
cam Vinh tỉnh Nghệ An ở phía Bắc và tại phía Nam, cam được trồng nhiều ở
Vĩnh Long, Tiền giang, Bến Tre thuộc ĐBSCL (Tổng cục thống kê, 2015). Sự
phát triển của các vùng cam nói chung và cam sành nói riêng đã gắn liền với địa
danh của làng, bản hoặc huyện hay tỉnh. Chính những điều kiện địa lý đặc trưng
bao gồm cả thổ nhưỡng, khí hậu và tập quán canh tác tạo cho cam có đặc tính
chất lượng riêng biệt của vùng đất ấy, cho giá trị sản phẩm cao hơn so với cùng
loại nên đã góp phần vào việc phát triển kinh tế, xã hội của từng địa phương nói
riêng và cả nước nói chung.
Tun Quang có diện tích đất nơng nghiệp chiếm 90% diện tích đất tự
nhiên tồn tỉnh; điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển cây ăn quả đặc biệt là
cây cam, đây là loại cây bản địa đã được trồng từ nhiều đời nay tại Hàm n,
Chiêm Hố và là một trong những lồi cây trồng thế mạnh của tỉnh, có giá trị
kinh tế cao, mang lại nguồn thu nhập cao và ổn định cho người dân, giúp xố đói

giảm nghèo, giải quyết được nhiều việc làm cho lao động nơng thơn, góp phần
thúc đẩy phát triển nền kinh tế của tỉnh.
Hàm Yên là một huyện miền núi phía Bắc của tỉnh Tuyên Quang. Huyện
Hàm Yên có nguồn tài nguyên rất phong phú, điều kiện đất đai, khí hậu thuận lợi
cho việc phát triển sản xuất và công nghiệp chế biến Cam. Trong những năm

1


qua, diện tích cam ở Hàm Yên ngày càng được mở rộng, năng suất chất lượng
cũng tăng lên đáng kể. Trên phương diện lý thuyết, tăng trưởng năng suất cam
được đóng góp bởi nhiều yếu tố như: hiệu quả quy mô – hiệu quả do sử dụng
thêm các yếu tố đầu vào làm tăng năng suất, hiệu quả kỹ thuật – hiệu quả do sử
dụng hợp lý các nguồn lực hiện có để tăng năng suất và đóng góp bởi sự tiến bộ
khoa học kỹ thuật. Trong đó, hiệu quả kỹ thuật đóng vai trị quan trọng và sự cải
thiện của hiệu quả kỹ thuật sẽ góp phần làm tăng năng suất.
Nhằm mục tiêu ước lượng hiệu quả kỹ thuật, sự thay đổi của hiệu quả kỹ
thuật trong sản xuất cam trên địa bàn huyện Hàm Yên thời gian qua và xác định
các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật của hộ trồng cam để từ đó định
hướng giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kỹ thuật của hộ trồng cam dựa trên
những lý luận và thực tiễn nghiên cứu. Trước những vấn đề nêu trên, tôi xin lựa
chọn đề tài “Phân tích hiệu quả kỹ thuật trong sản xuất cam trên địa bàn
huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Mục tiêu chung của đề tài là nhằm nâng cao hiệu quả kỹ thuật trong sản
xuất cam trên địa bàn huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả kỹ thuật trong sản
xuất nơng nghiệp nói chung và sản xuất cam nói riêng.

- Phân tích thực trạng hiệu quả kỹ thuật và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu
quả kỹ thuật trong sản xuất cam tại huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang.
- Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả kỹ thuật trong sản xuất cam
tại huyện Hàm Yên tỉnh Tuyên Quang.
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
1. Cơ sở khoa học về hiệu quả kỹ thuật nói chung và hiệu quả kỹ thuật đối
với sản xuất cam nói riêng?
2. Thực trạng về sản xuất cam của các hộ nông dân trên địa bàn huyện Hàm
Yên tỉnh Tuyên Quang?
3. Những yếu tố nào ảnh hưởng tới hiệu quả kỹ thuật trong sản xuất cam tại
huyện Hàm Yên tỉnh Tuyên Quang?

2


4. Giải pháp nào là cần thiết để nâng cao hiệu quả kỹ thuật sản xuất cam
của hộ nông dân trên địa bàn huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang.
1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng hiệu quả kỹ thuật trong sản xuất cam và các yếu tố
ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật trong sản xuất cam trên địa bàn huyện Hàm
Yên, tỉnh Tuyên Quang.
Đối tượng nghiên cứu là các hộ, các trang trại trồng cam trên địa bàn huyện
Hàm Yên tỉnh Tuyên Quang.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
1.4.2.1. Phạm vi về không gian
Đề tài thực hiện trên phạm vi toàn huyện Hàm Yên tỉnh Tuyên Quang.
1.4.2.2. Phạm vi về thời gian
Đề tài tiến hành nghiên cứu theo số liệu điều tra thực tế năm 2017 và số liệu
liên quan trong thời gian 3 năm từ 2015 - 2017.

Thời gian thực hiện đề tài: Từ tháng 10/2017 đến tháng 10/2018.
1.4.2.3. Phạm vi về nội dung
Nghiên cứu tình hình sản xuất cam trên địa bàn huyện Hàm n tỉnh Tun
Quang từ đó phân tích hiệu quả kỹ thuật và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả
kỹ thuật.
1.5. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN
Về mặt lý luận: Đề tài đã luận giải và làm rõ lý luận về hiệu quả kinh tế
nói chung, hiệu quả kỹ thuật nói riêng. Trên cơ sở nghiên cứu các khái niệm về
hiệu quả và hiệu quả kỹ thuật trong sản xuất nơng nghiệp nói chung và trong sản
xuất cam nói riêng.
Về thực tiễn: Đề tài đã đánh giá được các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất
và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật của các hộ trồng cam trên địa bàn
huyện Hàm Yên và chỉ ra những tồn tại, bất cập trong việc quản lý diện tích đất
trồng cam trong thời gian qua.

3


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HIỆU QUẢ
KINH TẾ, HIỆU QUẢ KỸ THUẬT
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Một số khái niệm chung
2.1.1.1. Khái niệm về hiệu quả và hiệu quả kinh tế
Bao gồm cả hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội, có quan hệ mật thiết với
nhau như một thể thống nhất, không tách rời nhau. Chúng là tiền đề của nhau và
phạm trù thống nhất.
Hiệu quả là việc xem xét lựa chọn thứ tự ưu tiên các nguồn lực sao cho đạt
kết quả cao nhất. Hiệu quả bao gồm 3 yếu tố: (1) khơng sử dụng nguồn lực lãng
phí, (2) sản xuất với chi phí thấp nhất, (3) sản xuất để đáp ứng nhu cầu con người
(Phạm Vân Đình và Đỗ Kim Chung, 1997).

Hiệu quả sản xuất được đo lường bằng sự so sánh kết quả sản xuất kinh
doanh với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Hiệu quả sản xuất trong nơng
nghiệp được tính như sau: Hiệu quả sản xuất = Thu nhập trên một đơn vị diện
tích - Tổng chi phí sản xuất trên một đơn vị diện tích. Trong đó: Thu thập trên
một đơn vị diện tích = Giá bán x Sản lượng trên một đơn vị diện tích.
Tổng chi phi trên một đơn vị diện tích là tổng các chi phí phát sinh trong
q trình sản xuất trên một đơn vị diện tích, Mà chi phí trong sản xuất cam bao
gồm: Chi phí chuẩn bị đất, chi phí giống, chi phí phân bón, chi phí thuốc trừ sâu,
diệt cỏ, chi phí chăm sóc, chi phi nhiên liệu, năng lượng, chi phí vận chuyển
trong q trình sản xuất, chi phí lãi vay, thuê đất, thuế, phí, chi phí thu hoạch…
Hiệu quả kinh tế của một hiện tượng (hoặc quá trình) kinh tế là một phạm
trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (nhân lực, tài lực, vật lực,
tiền vốn) để đạt được mục tiêu xác định”. Từ khái niệm khái quát này, có thể
hình thành cơng thức biễu diễn khái qt phạm trù hiệu quả kinh tế như sau:
H = K/C
Với H là hiệu quả kinh tế của một hiện tượng (quá trình kinh tế nào đó); K
là kết quả thu được từ hiện tượng (q trình) kinh tế đó và C là chi phí tồn bộ để
đạt được kết quả đó. Và như thế cũng có thể khái niệm ngắn gọn: hiệu quả kinh
tế phản ánh chất lượng hoạt động kinh tế và được xác định bởi tỷ số giữa kết quả

4


đạt được với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó (Nguyễn Đức Dỵ, 2000).
Quan điểm này đã đánh giá được tốt nhất trình độ sử dụng các nguồn lực ở
mọi điều kiện “động” của hoạt động kinh tế. Theo quan niệm như thế hồn tồn
có thể tính toán được hiệu quả kinh tế trong sự vận động và biến đổi không
ngừng của các hoạt động kinh tế, không phụ thuộc vào quy mô và tốc độ biến
động khác nhau của chúng.
Từ định nghĩa về hiệu quả kinh tế như đã trình bày ở trên, chúng ta có thể

hiểu hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế
phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (lao động, máy móc, thiết bị, nguyên
vật liệu và tiền vốn) nhằm đạt được mục tiêu mà doanh nghiệp đã xác định.
Theo Nguyễn Đức Dỵ (2000), Hiệu quả kinh tế là mối tương quan giữa các
yếu tố đầu vào khan hiếm với đầu ra hàng hóa dịch vụ và khái niệm hiệu quả
kinh tế được dùng làm một tiêu chuẩn để xem xét các tài nguyên được các thị
trường phân phối tốt như thế nào? Như vây, có thể hiểu hiệu quả kinh tế là mức
độ thành công của các chủ thể sản xuất trong việc phân bổ các yếu tố nguồn lực
khan hiếm để sản xuất ra sản phẩm, nhằm đáp ứng một mục tiêu nào đó.
Theo Samullson and Nordhaus (2001), hiệu quả sản xuất diễn ra khi xã hội
không thể tăng sản lượng một cách hàng loạt của một loại hàng hóa mà khơng cắt
giảm sản lượng một loại hàng hóa khác. Thực chất quan điểm hiệu quả này là đề
cập đến khía cạnh phân bổ có hiệu quả các nguồn lực của nền sản xuất xã hội.
Việc phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực làm tăng hiệu quả.
Theo Phạm Ngọc Kiểm (2009), hiệu quả kinh tế phản ánh trình độ khai thác
và tiết kiệm chi phí các nguồn lực nhằm thực hiện các mục tiêu trong quá trình
sản xuất. Quan điểm hiệu quả này đã chú ý đến việc đánh giá hiệu quả kinh tế
theo chiều sâu, hiệu quả của việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất.
Theo Phạm Vân Đình và Đỗ Kim Chung (1997), hiệu quả kinh tế là phạm
trù kinh tế mà trong đó sản xuất đạt hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ.
Điều đó có nghĩa là cả hai yếu tố hiện vật và giá trị đều tính đến khi xem xét
việc sử dụng các nguồn lực trong nông nghiệp. Nếu đạt một trong hai yếu tố
trên mới là điều kiện cần chứ chưa phải là điều kiện đủ để đạt hiệu quả kinh tế.
Chỉ khi nào việc sử dụng nguồn lực đạt cả hai chỉ tiêu trên thì khi đó sản xuất
mới đạt hiệu quả kinh tế.
Tuy nhiên, để hiểu rõ thế nào là hiệu quả kinh tế, cần phải tránh những sai

5



lầm như đồng nhất giữa kết quả và hiệu quả kinh tế, đồng nhất giữa hiệu quả
kinh tế với các chỉ tiêu đo lường hiệu quả kinh tế, hoặc quan niệm cũ về hiệu quả
kinh tế đã lạc hậu không phù hợp hoạt động kinh tế theo cơ chế thị trường:
Thứ nhất, kết quả kinh tế và hiệu quả kinh tế là hai khái niệm hoàn toàn
khác nhau. Hiệu quả kinh tế là phạm trù so sánh thể hiện mối tương quan giữa
chi phí bỏ ra và kết quả thu được. Còn kết quả kinh tế chỉ là một yếu tố trong
việc xác định hiệu quả mà thôi. Hoạt động sản xuất kinh doanh của từng tổ chức
cũng như của nền kinh tế quốc dân mang lại kết quả là tạo ra khối lượng sản
phẩm hàng hoá, giá trị sản lượng hàng hoá, doanh thu bán hàng. Nhưng kết quả
này chưa nói lên được nó tạo ra bằng cách nào? bằng phương tiện gì? chi phí bao
nhiêu?, như vậy nó khơng phản ánh được trình độ sản xuất của tổ chức sản xuất
hoặc trình độ của nền kinh tế quốc dân. Kết quả của quá trình sản xuất phải đặt
trong mối quan hệ so sánh với chi phí và nguồn lực khác. Với nguồn lực có hạn,
phải tạo ra kết quả sản xuất cao và nhiều sản phẩm hàng hoá cho xã hội. Chính
điều này thể hiện trình độ sản xuất trong nền kinh tế quốc dân mà theo Mác thì
đây là cơ sở để phân biệt trình độ văn minh của nền sản xuất này so với nền sản
xuất khác (Phạm Ngọc Dũng, 2007).
Thứ hai, cần phân biệt giữa hiệu quả kinh tế với các chỉ tiêu đo lường hiệu
quả kinh tế. Hiệu quả kinh tế vừa là phạm trù trừu tượng vừa là phạm trù cụ thể.
Là phạm trù trừu tượng vì nó phản ánh trình độ năng lực sản xuất kinh
doanh của tổ chức sản xuất hoặc của nền kinh tế quốc dân. Các yếu tố cấu thành
của nó là kết quả sản xuất và nguồn lực cho sản xuất mang các đặc trưng gắn liền
với quan hệ sản xuất của xã hội. Hiệu quả kinh tế chịu ảnh hưởng của các quan
hệ kinh tế, quan hệ xã hội, quan hệ luật pháp từng quốc gia và các quan hệ khác
của hạ tầng cơ sở và thượng tầng kiến trúc. Với nghĩa này thì hiệu quả kinh tế
phản ánh toàn diện sự phát triển của tổ chức sản xuất, của nền sản xuất xã hội.
Tính trìu tượng của phạm trù hiệu quả kinh tế thể hiện trình độ sản xuất, trình độ
quản lý kinh doanh, trình độ sử dụng các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất để
đạt được kết quả cao ở đầu ra.
Là phạm trù cụ thể vì nó có thể đo lường được thông qua mối quan hệ bằng

lượng giữa kết quả sản xuất với chi phí bỏ ra. Đương nhiên, khơng thể có một chỉ
tiêu tổng hợp nào có thể phản ánh được đầy đủ các khía cạnh khác nhau của hiệu
quả kinh tế. Thông qua các chỉ tiêu thống kê, kế tốn có thể xác định được hệ
thống chỉ tiêu đo lường hiệu quả kinh tế. Mỗi chỉ tiêu phản ánh một khía cạnh

6


nào đó của hiệu quả kinh tế trên phạm vi mà nó được tính tốn. Hệ thống chỉ tiêu
này quan hệ với nhau theo thứ bậc từ chỉ tiêu tổng hợp, sau đó đến các chỉ tiêu
phản ánh các yếu tố riêng lẻ của quá trình sản xuất kinh doanh. Như vậy, hiệu
quả kinh tế là một phạm trù kinh tế phản ánh chất lượng tổng hợp của một quá
trình sản xuất kinh doanh, nó bao gồm hai mặt định tính và định lượng. Cịn các
chỉ tiêu hiệu quả chỉ phản ánh từng mặt các quan hệ định lượng của hiệu quả
kinh tế. Việc nâng cao hiệu quả kinh tế được hiểu là nâng cao các chỉ tiêu đo
lường và mức độ đạt được các mục tiêu định tính theo hướng tích cực (Phạm
Ngọc Dũng, 2007).
Tóm lại, khi xem xét hiệu quả kinh tế của việc thực hiện mỗi nhiệm vụ kinh
tế xã hội về lượng là biểu hiện kết quả thu được và chi phí bỏ ra, người ta chỉ thu
được hiệu quả kinh tế khi kết quả thu được lớn hơn chi phí bỏ ra, chênh lệch này
càng lớn thì hiệu quả kinh tế càng cao và ngược lại. Cịn về mặt định tính, mức
độ hiệu quả kinh tế cao là phản ánh nỗ lực của từng khâu, mỗi cấp trong hệ thống
sản xuất phản ánh trình độ năng lực quản lý sản xuất kinh doanh. Sự gắn bó của
việc giải quyết những yêu cầu và mục tiêu kinh tế với những yêu cầu và mục tiêu
chính trị xã hội. Hai mặt định tính và định lượng là cặp phạm trù của hiệu quả
kinh tế, nó có quan hệ mật thiết với nhau.
Thứ ba, phải có quan niệm về hiệu quả kinh tế phù hợp với hoạt động kinh
tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước xã hội chủ nghĩa. Trước đây khi nền
kinh tế tập trung quan liêu bao cấp thì hoạt động của các tổ chức sản xuất kinh
doanh được đánh giá bằng mức độ hoàn thành các chỉ tiêu pháp lệnh do nhà nước

giao như: giá trị sản lượng hàng hóa, khối lượng sản phẩm chủ yếu, doanh thu
bán hàng, nộp ngân sách. Thực chất đây là các chỉ tiêu kết quả không thể hiện
được mối quan hệ so sánh với chi phí bỏ ra. Mặt khác, giá cả trong giai đoạn này
mang tính bao cấp nặng nề do Nhà nước áp đặt nên việc tính tốn hệ thống các
chỉ tiêu kinh tế mang tính hình thức khơng phản ánh được trình độ thực về quản
lý sản xuất của tổ chức sản xuất kinh doanh nói riêng và của cả nền sản xuất xã
hội nói chung. Khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, Nhà nước thực hiện chức
năng quản lý bằng các chính sách vĩ mơ thơng qua cơng cụ là hệ thống luật pháp
hành chính, luật kinh tế, luật doanh nghiệp, nhằm đạt được mục tiêu chung của
toàn xã hội. Các chủ thể sản xuất kinh doanh hàng hoá dịch vụ đều là các đơn vị
pháp nhân kinh tế bình đẳng trước pháp luật. Mục tiêu của các doanh nghiệp, các
thành phần kinh tế không những nhằm thu được lợi nhuận tối đa mà còn phải phù
hợp với những yêu cầu của xã hội theo những chuẩn mực mà Đảng và Nhà nước

7


quy định gắn liền với lợi ích của người sản xuất, người tiêu dùng và lợi ích xã hội
(Phạm Ngọc Dũng, 2007).
Từ những phân tích trên, chúng tơi cho rằng hiệu quả kinh tế là phạm trù phản
ánh trình độ năng lực quản lý điều hành của các tổ chức sản xuất kinh doanh nhằm
đạt được kết quả cao những mục tiêu kinh tế xã hội với chi phí thấp nhất.
Khi nghiên cứu về hiệu quả kinh tế đã có rất nhiều các quan điểm khác
nhau về vấn đề này chúng ta có thể phân thành hai nhóm quan điểm là:
* Quan điểm truyền thống về hiệu quả kinh tế
Quan điểm truyền thống cho rằng, nói đến hiệu quả kinh tế là nói đến phần
cịn lại của kết quả sản xuất kinh doanh sau khi đã trừ chi phí. Nó được đo bằng
các chi phí và lời lãi. Nhiều tác giả cho rằng, hiệu quả kinh tế được xem như là tỷ
lệ giữa kết quả thu được với chi phí bỏ ra, hay ngược lại là chi phí trên một đơn
vị sản phẩm hay giá trị sản phẩm. Những chỉ tiêu hiệu quả này thường là giá

thành sản phẩm hay mức sinh lời của đồng vốn. Nó chỉ được tính tốn khi kết
thúc một q trình sản xuất kinh doanh (Hoàng Hùng, 2001).
Các quan điểm truyền thống trên chưa thật toàn diện khi xem xét đến hiệu
quả kinh tế. Thứ nhất, nó coi q trình sản xuất kinh doanh trong trạng thái tĩnh,
chỉ xem xét hiệu quả sau khi đã đầu tư. Trong khi đó hiệu quả là chỉ tiêu rất quan
trọng không những cho phép chúng ta biết được kết quả đầu tư mà còn giúp
chúng ta xem xét trước khi ra quyết định đầu tư tiếp và nên đầu tư bao nhiêu, đến
mức độ nào. Trên phương diện này, quan điểm truyền thống chưa đáp ứng được đầy
đủ. Thứ hai, nó khơng tính yếu tố thời gian khi tính tốn thu và chi cho một hoạt
động sản xuất kinh doanh. Do đó, thu và chi trong tính tốn hiệu quả kinh tế là chưa
đầy đủ và chính xác. Thứ ba, hiệu quả kinh tế chỉ bao gồm hai phạm trù cơ bản là
thu và chi. Hai phạm trù này chủ yếu liên quan đến yếu tố tài chính đơn thuần như
chi phí về vốn, lao động, thu về sản phẩm và giá cả. Trong khi đó, các hoạt động đầu
từ và phát triển lại có những tác động khơng chỉ đơn thuần về mặt kinh tế mà cịn cả
các yế tố khác nữa. Và có những phần thu lợi hoặc những khoản chi phí lúc đầu
khơng hoặc khó lượng hố được nhưng nó là những con số khơng phải là nhỏ thì lại
khơng được phản ánh ở cách tính này (Hồng Hùng, 2001).
* Quan điểm mới về hiệu quả kinh tế
Gần đây các nhà kinh tế đã đưa ra quan niệm mới về HQKT, nhằm khắc

8


phục những điểm thiếu của quan điểm truyền thống. Theo quan điểm mới khi
tính HQKT phải căn cứ vào tổ hợp các yếu tố: Trạng thái động của mối quan hệ
giữa đầu vào và đầu ra. Về mối quan hệ này, HQKT được thể hiện qua việc đo
lường hiệu quả kỹ thuật (Technical efficiency), hiệu quả phân bổ các nguồn lực
(Allocative efficiency) và HQKT của từng hoạt động sản xuất.
Yếu tố thời gian, các nhà kinh tế hiện nay đã coi thời gian là yếu tố trong
tính tốn hiệu quả. Cùng đầu tư một lượng vốn như nhau và cùng có tổng doanh

thu bằng nhau nhưng có thể có hiệu quả khác nhau. Hiệu quả tài chính, xã hội và
mơi trường: Hiệu quả về tài chính phải phù hợp với xu thế thời đại, phù hợp với
chiến lược tăng trưởng và phát triển bền vững của các quốc gia (Bùi Nữ Hoàng
Anh, 2013).
Bản chất của hiệu quả kinh tế là sản xuất ra một lượng của cải, vật chất nhiều
nhất với một lượng chi phí lao động xã hội nhỏ nhất nhằm đáp ứng nhu cầu ngày
càng tăng của xã hội. Bản chất của hiệu quả kinh tế xuất phát từ mục đích của sản
xuất và phát triển kinh tế xã hội là đáp ứng ngày càng cao nhu cầu về vật chất và
tinh thần của mọi thành viên trong xã hội (Viện kinh tế nông nghiệp, 1995).
Làm rõ bản chất của hiệu quả cần phân định sự khác nhau và mối liên hệ giữa
“kết quả” và “hiệu quả”. Kết quả mà là kết quả hữu ích là một đại lượng vật chất tạo
ra do mục đích của con người, được biểu hiện bằng nhiều chỉ tiêu, nhiều nội dung
tuỳ thuộc vào những trường hợp cụ thể xác định. Do tính mâu thuẫn giữa khả năng
hữu hạn về tài nguyên với nhu cầu tăng lên của con người mà người ta phải xem xét
kết quả đó được tạo ra như thế nào và chi phí bỏ ra là bao nhiêu, có đưa lại kết quả
hữu ích hay khơng? Chính vì vậy khi đánh giá kết quả hoạt động sản xuất không chỉ
dừng lại ở việc đánh giá kết quả mà cịn phải đánh giá chất lượng cơng tác hoạt động
sản xuất kinh doanh để tạo ra sản phẩm đó. Đánh giá chất lượng hoạt động sản xuất
kinh doanh là nội dung đánh giá của hiệu quả. Trên phạm vi xã hội, các chi phí bỏ ra
để thu được kết quả phải là chi phí lao động xã hội. Vì vậy, bản chất của hiệu quả
chính là hiệu quả của xã hội và được xác định bằng tương quan so sánh giữa lượng
kết quả hữu ích thu được với lượng hao phí lao động xã hội, cịn tiêu chuẩn của hiệu
quả là sự tối đa hoá kết quả và tối thiểu hố chi phí trong điều kiện nguồn tài ngun
hữu hạn (Viện kinh tế nơng nghiệp, 1995).
Từ việc phân tích khái niệm và các quan điểm về hiệu quả nói chung và
hiệu quả kinh tế nói riêng, khái niệm HQKT được hiểu như sau: “Hiệu quả kinh

9



tế là phạm trù phản ánh trình độ năng lực quản lý điều hành của các tổ chức sản
xuất nhằm đạt được kết quả đầu ra cao nhất với chi phí thấp nhất”.
2.1.2. Kỹ thuật và hiệu quả kỹ thuật
Kỹ thuật là sự ứng dụng của các nguyên tắc toán và khoa học khác vào thực
tế để thiết kế, chế tạo và vận hành các cấu trúc, máy móc, quá trình hệ thống một
cách kinh tế và hiệu quả (Từ điển American Heritage Dictionary of the Enghlish
Language, 1969).
Kỹ thuật là việc ứng dụng một cách sáng tạo những nguyên lý khoa học vào
việc thiết kế hay phát triển các cấu trúc, máy móc, cơng cụ, hay quy trình chế tạo,
hay những cơng trình sử dụng chúng một cách riêng lẻ hay kết hợp với nhau; hay
vào việc xây dựng hay vận hành những đối tượng vừa kể với sự ý thức đầy đủ về
thiết kế của chúng; hay để dự báo hoạt động của chúng dưới những điều kiện vận
hành nhất định; tất cả những việc vừa kể với sự chú ý đến chức năng đã định, đặc
điểm kinh tế của sự vận hành, hay sự an toàn đối với sinh mạng và của cải
(Engineers' Council for Professional Development, 1947).
Trong nông nghiệp hiệu quả kỹ thuật được thể hiện rõ nhất là giống cây
trồng năng xuất cao, giống gia súc đã được cải tạo,... nhưng công nghệ lại được
thể hiện ở khâu vốn đầu tư nghĩa là máy móc, hệ thống tưới tiêu.
Các nhà kinh tế cho rằng công nghệ là tập hợp những kỹ thuật sẵn có hoặc
trình độ kiến thức về mối quan hệ giữa các yếu tố đầu vào và sản lượng đầu ra
bằng vật chất nhất định. Đổi mới cơng nghệ là cải tiến trình độ kiến thức sao
cho nâng cao được năng lực sản xuất để có thể làm ra nhiều sản phẩm hơn với
số lượng đầu vào như cũ, với số lượng đầu vào ít hơn. Nhiều đổi mới cơng nghệ
trong nơng nghiệp cịn nhằm để tiết kiệm lao động (do sử dụng máy móc) hoặc
tiết kiệm đất đai.
Phần lớn những kỹ thuật tiến bộ áp dụng vào sản xuất đều tạo ra khả năng
đạt được mục tiêu kinh tế do xã hội đặt ra như năng suất cao hơn, chất lượng cao
hơn, giá thành hạ hơn và tăng thu nhập cho người sản xuất, đồng thời cũng tạo ra
hiệu quả xã hội khác như cải thiện điều kiện sống, cải tạo môi trường, môi sinh.
Các nguồn kỹ thuật tiến bộ và việc áp dụng nó: Đúc kết từ kinh nghiệm

thực tế; những kết quả nghiên cứu và phát triển qua khảo nghiệm được áp dụng
trong sản xuất; những kết quả nghiên cứu và phát triển bên ngoài đưa vào.
Trong kinh tế học sản xuất, hiệu quả sản xuất được cấu thành từ ba thành

10


phần (Farrell, 1957). Các thành phần đó bao gồm Hiệu quả kinh tế là tích của
hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ. Hiệu quả kinh tế được xác định như sau:
EEi = TEi x AEi
Trong đó:
EEi là hiệu quả kinh tế của nhà sản xuất thứ i
TEi là hiệu quả kỹ thuật của nhà sản xuất thứ i
AEi là hiệu quả phân bổ của nhà sản xuất thứ i.
Hiệu quả kỹ thuật là khả năng đạt được mức sản lượng đầu ra tối đa từ một
lượng đầu vào cho trước hoặc khả năng đạt được mức sản lượng cho trước từ một
lượng đầu vào nhỏ nhất, ứng với một trình độ cơng nghệ nhất định.
Nói cách khác, hiệu quả kỹ thuật là khả năng của con người sản xuất, có thể
sản xuất ở mức đầu ra tối đa với tập hợp các đầu vào và công nghệ cho trước.
Hay là việc tạo ra một số sản lượng, sản phẩm nhất định từ việc sử dụng nguồn
lực đầu vào ít nhất.
Hiệu quả kỹ thuật là số lượng sản phẩm có thể đạt được trên một đơn vị chi
phí đầu vào, hay nguồn lực sử dụng vào sản xuất nông nghiệp trong điều kiện cụ
thể về kỹ thuật hay công nghệ áp dụng vào sản xuất nông nghiệp.
2.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến HQKT sản xuất cam
2.1.3.1. Nhóm yếu tố về điều kiện tự nhiên
a. Nhiệt độ
Nhiệt độ phù hợp cho cam quýt phát triển là từ 27 – 32oC (Swingle W. T
and Reece P. C, 1967), tác giả Chapot H, 1975 lại cho rằng nhiệt độ thích hợp
nhất với cam quýt là từ 26 – 30oC. Nhiệt độ và biên độ nhiệt ngày đêm có ảnh

hưởng khá lớn đến phẩm chất cam quýt, thông thường cam quýt vùng á nhiệt đới
lạnh có chất lượng, mã quả tốt hơn so với cam quýt vùng nhiệt đới. Nhiệt độ cao
ở vùng xứ nóng thường làm vỏ cam quýt vẫn còn xanh khi quả đã chín. Biên độ
nhiệt độ ngày đêm cũng ảnh hưởng khá lớn đến phân hoá chồi hoa, khi nhiệt độ
ban ngày và đêm là 20 – 15oC thì tỷ lệ chồi hoa nhiều hơn so với nhiệt độ ngày
đêm là 20 – 18oC hoặc 21 – 17oC. Khi nhiệt độ xuống dưới – 3oC hoặc – 4oC thì
lá bắt đầu bị chết do rét, nếu xuống dưới - 70C thì cây bị chết hồn tồn. Tuy
nhiên, nhiệt độ cao lại thuận lợi cho việc ra lộc. Cam ngọt Valencia ở nhiệt độ
trung bình 30 – 32oC chỉ cần 20 - 30 ngày là ra xong một đợt lộc mới, trong khi

11


đó nếu ở nhiệt độ 20oC thì cần 40 - 50 ngày theo (Phí Văn Ba, 1976).
b. Đất đai
Cây cam sinh trưởng và phát triển tốt trên nhiều loại đất và tính thích ứng
được sắp xếp như sau: Đất phù sa được bồi và ít được bồi hàng năm là thích hợp
nhất, trên các loại đất phát triển trên các đá mẹ/mẫu chất như: phù sa cổ, bazan,
phiến thạch, dốc tụ cam vẫn phát triển tốt. Cam quýt trồng trên các loại đất nặng
(đất sét hoặc đất thịt pha sét) thì tỷ lệ đường/axít giảm, cây phát triển kém quả
thơ vỏ dày, hàm lượng vitamin C tăng, và chín muộn hơn. Trồng trên đất cát, khả
năng thoát nước nhanh, keo đất ít, khả năng giữ và hấp thu chất dinh dưỡng kém,
rễ sẽ phát triển mạnh, quả chín muộn hơn, nhiều nước, khơ hạn dễ bị xốp, tỷ lệ
đường/axít cao hơn và vỏ mỏng hơn (Trần Thế Tục, 1998).
Đất rất thích hợp trồng cam phải có tầng dày tổi thiểu 150 cm, đất thích hợp
từ 100-150 cm và ít thích hợp từ 75-100 cm và <75 cm thì khơng trồng được
cam trồng cam. Thành phần cơ giới thích hợp nhất từ thịt pha cát đến thịt pha
sét limon, đất có thành phần cơ giới sét chặt hoặc sét pha limon chặt khơng
thích hợp. Trong đất lẫn 15% mảnh đá vụn thơ là thích hợp nhất cịn nếu trên
55% thì khơng thích hợp (FAO, 1998).

Cây cam có thể trồng được trên đa số loại đất ở Việt Nam, tuy nhiên nếu
đất xấu thì phải đầu tư thâm canh cao. Loại đất thích hợp để trồng cam là loại
đất bằng phẳng có cấu tượng tốt, nhiều mùn thống khí, khi cần dễ tháo nước,
tầng đất dày tối thiểu là 80 cm. Không nên trồng cam ở đất thịt nặng, đất cát
già có lớp đất mặt nơng. Độ pH thích hợp cho cam là từ 5,5 - 6, nếu độ pH < 5
thì cần phải bón thêm vơi để nâng cao độ pH đúng với u cầu địi hỏi thích
hợp của cây cam. Ngồi ra, cam qt cịn cần được cung cấp các nguyên tố
dinh dưỡng N.P.K cũng như các nguyên tố vi lượng (Nguyễn Thị Châu, 2012)
c. Nước
Cam quýt là loại cây ưa ẩm nhưng không chịu được úng, nếu ngập nước đất
bị thiếu ôxy rễ sẽ hoạt động kém, ngập lâu sẽ bị thối chết làm rụng lá, quả non.
Điều này giải thích tại sao trồng cam quýt trên đất bằng cây có tuổi thọ khơng
cao bằng trồng trên đất dốc. Lượng mưa thích hợp cho trồng cam quýt từ 1000 2400 mm/năm, thích hợp nhất là 1200 mm (Reuther W, 1973). Cây có múi có thể
sinh trưởng được ở những vùng có tổng lượng mưa trên năm từ 800 mm đến
3000 mm, dưới 800 mm khơng thích hợp trồng cam. Đất rất thích hợp trồng cam

12


có lượng mưa từ 1200-1500 mm và ít thích hợp có lượng mưa từ 800-1000mm.
Theo tính tốn hàng năm mỗi ha cam cần 9.000 - 12.000 m3, tương đương lượng
mưa 900 - 1.200 mm/năm và phải phân bố đều nhưng trên thực tế lượng mưa
thường phân bố không đều nên cần được tưới bổ sung, đặc biệt là thời kỳ phân
hóa mầm hoa, ra hoa và phát triển quả (FAO, 1998).
d. Ánh sáng
Ánh sáng tự nhiên vùng nhiệt đới, á nhiệt đới đảm bảo nhu cầu về ánh sáng
của cam quít. Tuy nhiên độ sáng vào khoảng 1800 - 2000 lux là phù hợp nhất.
Ánh sáng cũng là nhân tố quan trọng quyết định phẩm chất quả, ở vùng nhiệt đới
cần che bóng cho cây khi cường độ ánh sáng quá mạnh nhằm giảm tác hại cho
cây và quả (Reuther. W, 1973).

2.1.3.2. Nhóm nhân tố nguồn lực sản xuất
a. Trình độ năng lực của người sản xuất
Năng lực của người sản xuất được thể hiện qua: trình độ tổ chức quản lý,
khả năng nắm bắt áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới. Khả
năng ứng xử trước các biến động của thị trường, môi trường sản xuất kinh doanh,
trình độ trang bị cơ sở vật chất. Nếu trình độ, năng lực của người sản xuất cao thì
sẽ có ảnh hưởng tích cực tới ngành sản xuất cam và ngược lại (Đỗ Kim Chung và
cs., 2008).
b. Quy mơ sản xuất
Các hộ nơng dân khác nhau có diện tích trồng cam khác nhau. Một số gia
đình ngồi phần diện tích của gia đình có sẵn thì cịn nhận khốn, đấu thầu thêm
diện tích để tăng diện tích sản xuất. Diện tích càng lớn thì khâu quản lý càng phải
chặt chẽ và các chi phí phải tiết kiệm. Do vậy quy mô sản xuất ảnh hưởng trực
tiếp đến sản xuất và tiêu thụ sản phẩm (Đỗ Kim Chung và cs., 2008).
c. Quy mô vốn
Vốn bằng tiền, vật tư kỹ thuật và lao động kỹ thuật là nhân tố quan trọng để
tăng trưởng kinh tế, phát triển sản xuất nông nghiệp. Vốn đầu tư là cơ sở để tạo
ra vốn sản xuất, tăng năng lực sản xuất của nền kinh tế, cịn là điều kiện để nâng
cao trình độ khoa học công nghệ, vật tư kỹ thuật và lao động, tạo thêm nhiều việc
làm, mở rộng quy mô (Đỗ Kim Chung và cs., 2008).
Đối với cây ăn quả nói chung và cây cam nói riêng thì u cầu vốn đầu tư

13


×