Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

Tăng cường quản lý nhà nước về nhà ở thuộc sở hữu nhà nước trên địa bàn quận ba đình thành phố hà nội luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.29 MB, 111 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN ĐỖ CHIẾN

TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ NHÀ Ở THUỘC
SỞ HỮU NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN BA ĐÌNH,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Ngành:

Quản lý kinh tế

Mã số:

8340410

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Nguyễn Hữu Ngoan

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày....… tháng….. năm 2018
Tác giả luận văn



Nguyễn Đỗ Chiến

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của gia đình,
bạn bè và đồng nghiệp.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc PGS.TS. Nguyễn Hữu Ngoan đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức,
thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo,
Bộ môn Kế hoạch và Đầu tư - Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn - Học viện
Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề
tài và hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Công ty TNHH MTV Quản lý và Phát triển
nhà Hà Nội, Lãnh đạo và cán bộ cơng nhân viên Xí nghiệp Quản lý và Phát triển nhà
Ba Đình đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi và giúp đỡ tơi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành luận văn./.
Hà Nội, ngày....… tháng….. năm 2018
Tác giả luận văn

Nguyễn Đỗ Chiến

ii



MỤC LỤC
Lời cam đoan .................................................................................................................i
Lời cảm ơn ................................................................................................................... ii
Mục lục ...................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt..................................................................................................vii
Danh mục bảng ...........................................................................................................vii
Danh mục sơ đồ ........................................................................................................... ix
Danh mục hình ............................................................................................................. ix
Danh mục hộp .............................................................................................................. ix
Trích yếu luận văn ........................................................................................................ xi
Thesis abstract ............................................................................................................xiii
Phần 1. Mở đầu ........................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................ 3

1.2.1.

Mục tiêu chung ................................................................................................ 3

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể ................................................................................................ 3

1.3.


Câu hỏi nghiên cứu .......................................................................................... 3

1.4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................... 3

1.4.1.

Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................... 3

1.4.2.

Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 4

1.5.

Những đóng góp mới của luận văn về lý luận và thực tiễn ............................... 4

1.5.1.

Về lý luận ........................................................................................................ 4

1.5.2.

Về thực tiễn ..................................................................................................... 4

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước về nhà ở thuộc sở
hữu nhà nước ................................................................................................. 6
2.1.


Cơ sở lý luận ................................................................................................... 6

2.1.1.

Các khái niệm cơ bản....................................................................................... 6

2.1.2.

Trách nhiệm quản lý nhà nước về nhà ở thuộc sở hữu nhà nước .................... 11

2.1.3.

Nguyên tắc quản lý nhà nước về nhà ở thuộc sở hữu nhà nước....................... 11

2.1.4.

Nội dung quản lý Nhà nước về nhà ở thuộc sở hữu nhà nước ......................... 12

iii


2.1.5.

Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý Nhà nước về nhà ở thuộc sở hữu nhà
nước .............................................................................................................. 18

2.2.

Cơ sở thực tiễn .............................................................................................. 22


2.2.1.

Kinh nghiệm về quản lý nhà nước đối với nhà ở thuộc sở hữu nhà nước
tại một số nước trên thế giới........................................................................... 22

2.2.2.

Kinh nghiệm trong quản lý nhà nước đối với nhà ở thuộc sở hữu nhà
nước tại một số địa phương trong nước .......................................................... 25

2.2.3.

Bài học kinh nghiệm ...................................................................................... 31

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu............................................................................. 33
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ......................................................................... 33

3.1.1.

Điều kiện tự nhiên của quận Ba Đình, thành phố Hà Nội ............................... 33

3.1.2.

Điều kiện kinh tế - xã hội ............................................................................... 35

3.2.

Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 38


3.2.1.

Phương pháp chọn điểm nghiên cứu .............................................................. 38

3.2.2.

Phương pháp thu thập số liệu ......................................................................... 39

3.2.3.

Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu .......................................................... 40

3.2.4.

Phương pháp phân tích số liệu ....................................................................... 41

3.2.5.

Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ......................................................................... 42

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................ 43
4.1.

Thực trạng quản lý nhà ở thuộc sở hữu nhà nước trên địa bàn quận
Ba Đình ................................................................................................. 43

4.1.1.

Tình hình quản lý nhà ở thuộc sở hữu nhà nước trên địa bàn quận Ba

Đình ...................................................................................................... 43

4.1.2.

Xây dựng kế hoạch thực hiện quản lý nhà ở thuộc sở hữu nhà nước ............... 45

4.1.3.

Tổ chức nguồn lực quản lý nhà ở thuộc sở hữu nhà nước tại quận Ba
Đình .............................................................................................................. 57

4.1.4.

Thực hiện quản lý nhà ở thuộc sở hữu nhà nước tại quận Ba Đình ............. 63

4.1.5.

Thanh tra, kiểm tra nhà ở thuộc sở hữu nhà nước tại quận Ba Đình ............ 71

4.2.

Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về nhà ở thuộc sở hữu
nhà nước trên địa bàn quận Ba Đình........................................................ 73

4.2.1.

Hệ thống văn bản, cơ chế chính sách trong quản lý Nhà nước về nhà
ở thuộc sở hữu nhà nước......................................................................... 73

iv



4.2.2.

Trình độ của cán bộ quản lý .................................................................... 77

4.2.3.

Nhận thức của hộ dân sở hữu nhà ở thuộc sở hữu nhà nước ........................... 79

4.2.4.

Trang thiết bị phục vụ cho quản lý nhà nước về nhà ở thuộc sở hữu
nhà nước ....................................................................................................... 80

4.3.

Các giải pháp trong quản lý nhà nước về nhà ở thuộc sở hữu nhà
nước trên địa bàn quận Ba Đình ................................................................... 81

4.3.1.

Đẩy mạnh cơng tác xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện quản lý nhà
ở thuộc sở hữu nhà nước ................................................................................ 81

4.3.2.

Tăng cường huy động nguồn lực trong tổ chức thực hiện quản lý nhà ở
thuộc sở hữu nhà nước ................................................................................... 83


4.3.3.

Tăng cường phối hợp giữa các bên trong thực hiện công tác quản lý nhà
ở thuộc sở hữu nhà nước ................................................................................ 84

4.3.4.

Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát........................................................ 85

4.3.5.

Tăng cường tuyên truyền về cơ chế chính sách quản lý nhà ở thuộc
sở hữu nhà nước ........................................................................................... 86

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ................................................................................... 88
5.1.

Kết luận ......................................................................................................... 88

5.2.

Kiến nghị ....................................................................................................... 89

Tài liệu tham khảo ....................................................................................................... 91
Phụ lục ...................................................................................................................... 93

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

CC

Cơ cấu

GCN

Giấy chứng nhận

HĐTN

Hợp đồng thuê nhà

MTV

Một thành viên



Nghị định

NƠXH

Nhà ở xã hội

NSNN


Ngân sách nhà nước

SHNN

Sở hữu nhà nước

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TP

Thành phố

UBND

Ủy ban nhân dân

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1.

Tình hình sử dụng đất qua 3 năm của quận Ba Đình (2015 - 2017) ........ 35

Bảng 3.2.

Tình hình dân số và lao động năm 2017 ................................................. 36


Bảng 3.3.

Số lượng mẫu điều tra ............................................................................ 40

Bảng 4.1.

Danh sách số hộ ký HĐTN trên địa bàn quận Ba Đình qua 3 năm .......... 43

Bảng 4.2.

Quỹ nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước trên địa bàn quận Ba Đình............ 44

Bảng 4.3.

Kế hoạch thu tiền thuê nhà năm 2017..................................................... 48

Bảng 4.4.

Thời gian thu tiền thuê nhà ở thuộc sở hữu nhà nước trên địa
bàn quận Ba Đình ................................................................................. 49

Bảng 4.5.

Đơn giá cho thuê nhà ở thuộc sở hữu nhà nước trên địa bàn
quận Ba Đình ........................................................................................ 50

Bảng 4.6.

Ý kiến của các hộ về đơn giá cho thuê nhà ở thuộc sở hữu nhà nước trên
địa bàn quận Ba Đình............................................................................. 51


Bảng 4.7.

Ý kiến của hộ về thời gian nộp tiền thuê nhà ....................................... 52

Bảng 4.8.

Mức độ hoàn thành kế hoạch bán nhà trên địa bàn quận Ba Đình
giai đọan 2012 - 2017 ........................................................................... 53

Bảng 4.9.

Tổ chức thực hiện công tác bảo trì, cải tạo sữa chữa nhà ở cũ thuộc
sở hữu nhà nước giai đoạn 2015 - 2017.................................................. 55

Bảng 4.10.

Ý kiến của các hộ dân về cơng tác bảo trì của cán bộ quản lý Xí
nghiệp Quản lý và Phát triển nhà Ba Đình ........................................... 57

Bảng 4.11.

Tổng hợp số lượng cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về
nhà ở thuộc sở hữu nhà nước................................................................ 60

Bảng 4.12.

Tổng hợp nguồn kinh phí cấp cho cơng tác quản lý nhà ở thuộc
sở hữu nhà nước trong 3 năm qua ........................................................ 62


Bảng 4.13.

Kết quả thực hiện quản lý nhà ở thuộc sở hữu nhà nước tại quận
Ba Đình................................................................................................. 66

Bảng 4.14.

Ý kiến đánh giá của các hộ dân về thủ tục ký hợp đồng thuê nhà ...... 67

Bảng 4.15.

Mức độ hiểu biết của hộ dân về quy trình ký hợp đồng thuê nhà ....... 68

Bảng 4.16.

Phương thức phổ biến, tuyên truyền về nhà ở thuộc sở hữu nhà
nước tại quận Ba Đình .................................................................... 69

vii


Bảng 4.17.

Các nội dung thông tin, tuyên truyền quản lý nhà ở thuộc sở hữu
nhà nước................................................................................................ 70

Bảng 4.18.

Tần suất phối hợp giữa các đơn vị trong quá trình thanh tra ................... 71


Bảng 4.19.

Ý kiến đánh giá của các hộ dân về tần suất thanh tra, kiểm tra của cán bộ Xí
nghiệp Quản lý và Phát triển nhà Ba Đình.............................................. 73

Bảng 4.20.

Tổng hợp các chính sách về quản lý nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước trên
địa bàn quận Ba Đình............................................................................. 75

Bảng 4.21.

Ý kiến đánh giá của cán bộ quản lý về các chính sách quản lý và
phát triển nhà ở ...................................................................................... 76

Bảng 4.22.

Năng lực, chuyên môn của cán bộ làm công tác quản lý nhà ở
thuộc sở hữu nhà nước trên địa bàn quận Ba Đình ................................. 78

Bảng 4.23.

Trình độ chuyên môn của cán bộ làm công tác quản lý nhà ở thuộc
sở hữu nhà nước trên địa bàn quận Ba Đình ........................................... 79

Bảng 4.24.

Mức độ hiểu biết của hộ dân về công tác thuê nhà ở thuộc sở hữu
nhà nước trên địa bàn quận Ba Đình ...................................................... 80


Bảng 4.25.

Ý kiến đánh giá của cán bộ về cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ
công tác quản lý nhà ở thuộc SHNN ...................................................... 81

viii


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 4.1.

Đối tượng thuê nhà ở thuộc sở hữu nhà nước....................................... 46

Sơ đồ 4.2.

Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về nhà ở thuộc sở hữu nhà nước ....... 58

Sơ đồ 4.3.

Quy trình lập kế hoạch quản lý nhà chuyên dùng thuộc sở hữu nhà nước
trên địa bàn quận Ba Đình ...................................................................... 63

DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1.

Bản đồ hành chính quận Ba Đình ........................................................... 33

DANH MỤC HỘP
Hộp 4.1.


Ý kiến của hộ về các đối tượng thuê nhà ở .............................................. 47

Hộp 4.2.

Tồn tại chung trong quy trình bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước............. 54

Hộp 4.3.

Ý nghĩ của người dân về bất cập trong công tác bán nhà ở thuộc sở
hữu nhà nước ............................................................................................. 54

Hộp 4.4.

Ý kiến về vai trò giám sát của Sở Xây dựng trong thực hiện công tác
quản lý nhà ở cũ thuộc SHNN ................................................................... 72

ix


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Đỗ Chiến
Tên luận văn: “Tăng cường quản lý nhà nước về nhà ở thuộc sở hữu nhà nước trên địa
bàn quận Ba Đình, thành phố Hà Nội”
Ngành: Quản lý kinh tế

Mã số: 8340410

Cơ sở đào tạo: Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
Mục tiêu nghiên cứu:
Trên cơ sở đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về nhà ở thuộc sở hữu nhà

nước trên địa bàn quận Ba Đình, thành phố Hà Nội từ đó đề xuất các giải pháp nhằm
tăng cường quản lý nhà nước về nhà ở thuộc sở hữu nhà nước trên địa bàn quận Ba
Đình, thành phố Hà Nội.
(1) Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý nhà nước về nhà ở
thuộc sở hữu nhà nước;
(2) Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về nhà ở thuộc sở hữu nhà nước trên
địa bàn quận Ba Đình, thành phố Hà Nội;
(3) Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về nhà ở thuộc sở
hữu nhà nước trên địa bàn quận Ba Đình, thành phố Hà Nội;
(4) Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý nhà nước về nhà ở thuộc sở
hữu nhà nước trên địa bàn quận Ba Đình, thành phố Hà Nội trong những năm tiếp theo.
Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp thu thập thông tin
Thông tin thứ cấp: Từ các báo cáo tổng kết năm, các tài liệu của các cơ quan
chức năng liên quan đến quản lý nhà ở thuộc sở hữu nhà nước trên địa bàn quận Ba
Đình từ năm 2015-2017.
Thơng tin sơ cấp: Thu thập qua các điều tra bằng bộ câu hỏi (phỏng vấn 110 người).
Phương pháp xử lý: Toàn bộ số liệu thu thập được xử lý bằng chương trình
Excel và được trình bày trên các sơ đồ, bảng số liệu, đồ thị.
Phương pháp phân tích thơng tin: Dùng phương pháp thống kê mô tả, phương
pháp so sánh.
Kết quả nghiên cứu chính và kết luận:
Nghiên cứu thực trạng quản lý nhà nước về nhà ở thuộc sở hữu nhà nước trên
địa bàn quận Ba Đình, bao gồm: cho thuê, thuê, cải tạo bảo trì, thanh tra kiểm tra…
trong cơng tác quản lý nhà ở thuộc sở hữu nhà nước.

x


Để tăng cường các giải pháp về công tác quản lý nhà ở thuộc sở hữu nhà nước,

Công ty TNHH MTV Quản lý và Phát triển nhà Hà Nội đã phối hợp với các ban ngành
có liên quan như: Sở Xây dựng, UBND Thành Phố, UBND quận Ba Đình, Xí nghiệp
Quản lý và Phát triển nhà Ba Đình làm tốt các cơng tác bảo trì, xây dựng, quản lý và
thanh tra kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm. Ngồi ra cịn tổ chức các buổi tun
truyền tập huấn cho chủ sở hữu nhà ở với các hình thức đa dạng, phong phú hướng tới
nhiều vấn đề cần thiết trong quá trình quản lý nhà ở.
Tăng cường giải pháp quản lý nhà ở thuộc sở hữu nhà nước của quận Ba Đình
khơng thể thiếu được cơng tác đào tạo, tuyên truyền, được coi là nhiệm vụ trọng tâm và
xuyên suốt trong quản lý nhà ở.
Đã xác định rõ các yếu tố ảnh hưởng đến việc quản lý nhà nước về nhà ở thuộc
sở hữu nhà nước trên địa bàn quận Ba Đình: (1) Hệ thống văn bản về quản lý nhà ở
thuộc sở hữu nhà nước; (2) Cơ chế, chính sách trong quản lý Nhà nước về nhà ở thuộc
sở hữu nhà nước; (3) Trình độ của cán bộ quản lý; (4) Nhận thức của hộ dân sở hữu nhà
ở thuộc sở hữu nhà nước; (5) Trang thiết bị phục vụ cho quản lý nhà nước về nhà ở
thuộc sở hữu nhà nước.
Đề xuất ra các giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý nhà ở thuộc sở hữu
nhà nước: (1) Đẩy mạnh công tác xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện quản lý nhà ở
thuộc sở hữu nhà nước; (2) Tăng cường huy động nguồn lực trong tổ chức thực hiện
quản lý nhà ở thuộc sở hữu nhà nước; (3) Tăng cường phối hợp giữa các bên trong thực
hiện công tác quản lý nhà ở thuộc sở hữu nhà nước; (4) Tăng cường thanh tra, kiểm tra,
giám sát; (5) Tăng cường tuyên truyền về cơ chế chính sách quản lý nhà ở thuộc sở hữu
nhà nước.

xi


THESIS ABSTRACT
Author: Nguyen Do Chien
Thesis title: “Strengthening state management of state-owned houses in Ba Dinh
district, Hanoi”.

Major: Economic management

Code: 8340410

Education institution: Vietnam National University of Agriculture
Objective
Base on evaluating the state management of state-owned houses in Ba Dinh
district, Hanoi, from then on, solutions to strengthen the state management of houses
under the ownership of the state in Ba Dinh district, Hanoi. (1) Contribute to the
systematization of theoretical foundations and state management practices of stateowned houses; (2) Assessment of state management of state-owned houses in Ba Dinh
district, Hanoi; (3) Analyzing the factors affecting state management of state-owned
houses in Ba Dinh district, Hanoi; (4) Proposing some measures to strengthen state
management of state-owned houses in Ba Dinh district, Hanoi in the coming years.
Methodology
Method of data collection
Secondary data: From the annual review reports, the documents of the
authorities related to the management of state-owned houses in Ba Dinh district from
2015 to 2017.
Primary data: Collected through questionnaires (110 interviewees).
Data processing method: All collected data is processed by Excel and presented
on diagrams, tables, graphs.
Data analysis method: Use descriptive statistics, comparative method.
Result:
The study about the state management of state-owned houses in Ba Dinh district,
including: renting, renovating, inspecting ... in the management of dwelling houses.
State owned.
In order to strengthen the solutions for the management of state-owned houses,
Hanoi Property Management and Development Limited Company has cooperated with
related departments such as Department of Construction, City People's Committee,
People's Committee of Ba Dinh District, Ba Dinh Housing Management and

Development Company do well maintenance, construction, management and inspection,

xii


inspection and handling violations. In addition, there are training sessions for
homeowners in a variety of ways to address the many issues that need to be addressed
in the management of housing.
Strengthening the management solution of state-owned houses in Ba Dinh
district can not be lack of training, propaganda, is considered the central and thorough
tasks in the management of housing.
The factors influencing the state management of state-owned houses in Ba Dinh
District are clearly defined: (1) The system of documents on the management of stateowned houses; (2) Mechanisms and policies on state management of state-owned
houses; (3) Qualifications of managers; (4) perceptions of households owning stateowned houses; (5) Equipment for state management of state-owned houses.
Suggest solutions to strengthen the management of state-owned houses: (1)
Promote the planning and implementation of management of state-owned houses; (2)
Strengthening the mobilization of resources in the management of state-owned housing;
(3) Strengthening coordination among the parties in the management of state owned
houses; (4) Strengthening inspection, inspection and supervision; (5) Strengthening
propaganda on mechanisms and policies for management of state-owned houses.

xiii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1 . TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong những năm gần đây, cùng với quá trình phát triển kinh tế, đô thị
Việt Nam đã đạt được những thành tựu rất quan trong, q trình đơ thị hóa mạnh
mẽ, số lượng đô thị được nâng lên, quy mô mở rộng, chất lượng nâng cao. Để có
được những kết quả trên có sự đóng góp khơng hề nhỏ trong lĩnh vực quản lý nhà

nước về xây dựng.
Để có thể quản lý quỹ nhà ở thuộc sở hữu nhà nước, Chính phủ, UBND
thành phố Hà Nội đã ban hành rất nhiều các chính sách như Nghị định 61-CP
ngày 5/7/1994 của Chính phủ, Nghị định 34/2013/NĐ-CP ngày 22/4/2013 của
Chính phủ và nay là Nghị định 99/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015; Quyết định
118-TTg ngày 27/11/1992, Quyết định 33-TTg ngày 5/4/1993; Quyết định
17/2008/QĐ-TTg ngày 28/01/2008 của Thủ tướng Chính phủ; Quyết định số
62/2000/QĐ-UB ngày 23/6/2000, Quyết định 35/2008/QĐ-UBND ngày
14/10/2008 của UBND thành phố Hà Nội ... Hệ thống hành lang pháp lý này
đã tạo môi trường thuận lợi thúc đẩy sự phát triển ổn định thị trường nhà ở,
đồng thời vai trò quản lý nhà nước đối với quỹ nhà ở thuộc sở hữu nhà nước
ngày càng được củng cố và nâng cao, với một số kết quả đạt được: Tổng diện
tích quản lý 321.141 m2 với 13.815 địa điểm (trong đó 159.443,29 m2 với
6.869 địa điểm là nhà tự quản của các cơ quan Trung ương và Hà Nội chuyển
giao cho Thành phố quản lý theo quy định); Tổng số tiền cho thuê nhà cũ năm
216 là hơn 12,2 tỷ đồng (Công ty TNHH Một thành viên Quản lý và Phát triển
Hà Nội, 2017).
Bên cạnh những mặt tích cực, hoạt động quản lý nhà nước đối với nhà ở
thuộc sở hữu nhà nước còn bộc lộ những mặt hạnh chế cả về hình thức sở hữu,
đặc điểm kỹ thuật và tính chất quản lý. Tình trạng xen kẽ sở hữu đang tồn tại
trong từng số nhà, từng ngôi nhà, tầng nhà. Một số hộ chưa có hợp đồng thuê
nhà, nhiều trường hợp chưa được đăng ký, cấp Giấy chứng nhận, dẫn đến khó
khăn, phức tạp trong quản lý sử dụng; quyền hạn trách nhiệm của chủ sở hữu và
người sử dụng đều không được tôn trọng. Nhà ở thuộc sở hữu nhà nước tại Hà
Nội có nhiều hình thức quản lý như nhà do cơ quan nhà đất (nay là Sở Xây
dựng), nhà do các cơ quan Trung ương và cơ quan địa phương hoặc các tổ chức,
tập thể tự quản, nhà tư … nên đã dẫn đến tình trạng phân tán, thậm chí nhiều nhà

1



ở đến nay khơng có cơ quan nào quản lý. Quỹ nhà ở thuộc sở hữu nhà nước tại
thành phố Hà Nội được xây dựng từ nhiều thời kỳ khác nhau, có nhiều nhà ở cũ
nát, lạc hậu. Nhiều năm thực hiện chế độ cho thuê theo giá bao cấp nên tiền thuê
nhà thu được không đủ duy tu, sửa chữa nên quỹ nhà ở hiện có tiếp tục xuống
cấp. Bên cạnh những khu nhà cũ nát, xây dựng từ nhiều năm trước đây không
đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật, nhiều nhà mới mọc lên từ những năm gần đây
phần lớn khơng tn thủ quy hoạch, tình trạng xây dựng tự phát, cơi nới nhà ở
trái phép diễn ra phổ biến. Tình hình trên làm cho mạng lưới hạ tầng kỹ thuật vốn
đã thấp kém càng trở nên quá tải, bộ mặt kiến trúc đô thị bị ảnh hưởng nghiêm
trọng. Tình trạng căng thẳng về nhà ở vẫn là một trong những vấn đề bức bách
nhất của đời sống đơ thị (Bảo Chương, 2018).
Ba Đình là một Quận trung tâm thành phố tập trung rất nhiều cơ quan
hành chính sự nghiệp của trung ương và địa phương nên quỹ nhà thuộc sở hữu
nhà nước rất lớn và không nằm tập trung mà dàn trải hoặc đan xen sở hữu nhà
nước với sở hữu tư nhân trên toàn quận. Việc quản lý nhà nước về nhà ở thuộc sở
hữu nhà nước đã đạt được nhiều kết quả. Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đã
đạt được, công tác quản lý còn một số tồn tại, còn hạn chế, bất cập, nhất là công
tác ký hợp đồng thuê nhà, thu tiền cho thuê nhà. Việc ký Hợp đồng và thu tiền
trước đây thực hiện theo Quyết định 118-TTg ngày 27/11/1992, Quyết định
17/2008/QĐ-TTg ngày 28/01/2008 của Thủ tướng Chính phủ và theo Quyết định
số 35/QĐ-UBND ngày 14/10/2008 của UBND thành phố Hà Nội về việc ban
hành bảng giá cho thuê nhà ở thuộc sở hữu nhà nước chưa được xây dựng cải tạo
lại trên địa bàn Thành phố Hà Nội. Khi Hợp đồng hết hạn nhưng các hộ dân chưa
ký lại và khơng đóng tiền th nhà, đẫn đến nợ đọng tiền th nhà trong nhiều
năm mà khơng có biện pháp xử lý triệt để. Ngồi ra, cơng tác bán nhà và cấp giấy
chứng nhận gặp nhiều khó khăn do xác định thời điểm được xác nhận phân phối
nhà, đơn giá bán từng thời điểm khác nhau, công tác tu sửa bảo dưỡng cũng đang
gặp nhiều hạn chế. Có thể nói việc quản lý nhà nước về nhà ở thuộc sở hữu nhà
nước trên địa bàn quận Ba Đình có thể đại diện cho các thực trạng trong lĩnh vực

quản lý quỹ nhà này trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn đề tài “Tăng cường quản lý nhà
nước về nhà ở thuộc sở hữu nhà nước trên địa bàn quận Ba Đình, thành phố
Hà Nội” làm đề tài nghiên cứu của mình.

2


1.2 . MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 . Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về nhà ở thuộc sở hữu
nhà nước trên địa bàn quận Ba Đình, thành phố Hà Nội từ đó đề xuất các giải
pháp nhằm tăng cường quản lý nhà nước về nhà ở thuộc sở hữu nhà nước trên địa
bàn quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.
1.2.2 . Mục tiêu cụ thể
(1) Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý nhà nước về nhà
ở thuộc sở hữu nhà nước;
(2) Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về nhà ở thuộc sở hữu nhà nước
trên địa bàn quận Ba Đình, thành phố Hà Nội;
(3) Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về nhà ở thuộc
sở hữu nhà nước trên địa bàn quận Ba Đình, thành phố Hà Nội;
(4) Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý nhà nước về nhà ở
thuộc sở hữu nhà nước trên địa bàn quận Ba Đình, thành phố Hà Nội
trong những năm tiếp theo.
1.3 . CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
(1) Thực trạng công tác quản lý nhà nước về nhà ở thuộc sở hữu nhà nước
trên địa bàn quận Ba Đình, thành phố Hà Nội hiện diễn ra như thế nào?
(2) Những yếu tố nào ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước về nhà ở
thuộc sở hữu nhà nước trên địa bàn quận Ba Đình, thành phố Hà Nội?
(3) Để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về nhà ở thuộc sở hữu nhà nước

trên địa bàn quận Ba Đình, thành phố Hà Nội cần những giải pháp gì?
1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: Những vấn đề lý luận và thực tiễn
quản lý nhà nước về nhà ở thuộc sở hữu của nhà nước.
Đối tượng điều tra khảo sát đề tài: Các văn bản quy phạm pháp luật về
nhà ở thuộc sở hữu nhà nước; các hộ thuê nhà, cán bộ thuộc Sở Xây dựng Hà
Nội, UBND quận Ba Đình, các UBND phường thuộc quận Ba Đình, Cơng ty
TNHH MTV Quản lý và Phát triển nhà Hà Nội, Xí nghiệp Quản lý và Phát

3


triển nhà Ba Đình và các cơng tác hoạt động của công tác quản lý nhà ở thuộc
sở hữu nhà nước.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nội dung: Nghiên cứu và đánh giá quá trình thực hiện, những kết
quả đạt được trong việc quản lý nhà nước về nhà ở thuộc sở hữu nhà nước. Từ
đó, đưa ra một số giải pháp chủ yếu tăng cường quản lý nhà nước về nhà ở thuộc
sở hữu nhà nước tại địa bàn nghiên cứu trong thời gian tới.
Phạm vi không gian: Đề tài nghiên cứu trong phạm vi địa giới hành chính
quận Ba Đình, tập trung nghiên cứu tại 3 phường trọng điểm (phường Quán
Thánh, phường Giảng Võ, phường Thành Công).
Phạm vi thời gian: Nghiên cứu thực trạng quản lý nhà nước về nhà ở
thuộc sở hữu nhà nước giai đoạn 2015-2017; Đề xuất giải pháp thực hiện đến
năm 2025.
1.5. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN VỀ LÝ LUẬN VÀ
THỰC TIỄN
1.5.1. Về lý luận
Luận văn đã tập hợp, hệ thống và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận quản

lý nhà nước về nhà ở thuộc sở hữu nhà nước trên các khía cạnh: Khái niệm quản
lý nhà nước, vai trị của quản lý nhà nước về nhà ở thuộc sở hữu nhà nước, trách
nhiệm của quản lý nhà nước. Nguyên tắc của quản lý nhà nước về nhà ở thuộc sở
hữu nhà nước, nội dung quản lý nhà nước về nhà ở và các yếu tố ảnh hưởng đến
quản lý nhà nước về nhà ở thuộc sở hữu nhà nước. Từ đó phát triển vận dụng vào
nghiên cứu nhà nước về nhà ở thuộc sở hữu nhà nước trên địa bàn quận Ba Đình,
thành phố Hà Nội.
1.5.2. Về thực tiễn
Luận văn đã trình bày với nhiều dẫn liệu và minh chứng về các nội dung
quản lý Nhà nước về nhà ở thuộc sở hữu nhà nước và cơ sở thực tiễn về quản lý
Nhà nước về nhà ở thuộc sở hữu nhà nước, định hướng và chiến lược quản lý về
nhà ở thuộc sở hữu nhà nước ở Việt Nam, cũng như thực tiễn quản lý nhà ở
thuộc sở hữu nhà nước ở một số địa phương ở Việt Nam và những bài học kinh
nghiệm rút ra từ thực tiễn quản lý Nhà nước về nhà ở thuộc sở hữu nhà nước trên

4


địa bàn quận Ba Đình. Từ những nội dung đó luận văn phân tích những thực
trạng quản lý nhà ở thuộc sở hữu nhà nước trên địa bàn quận Ba Đình, thành phố
Hà Nội theo các mặt tồn tại hạn chế và nguyên nhân của quản lý về nhà ở thuộc
sở hữu nhà nước trên địa bàn nghiên cứu; và phân tích các yếu tố ảnh hưởng
quản lý nhà ở thuộc sở hữu nhà nước trên địa bàn quận. Từ đó đề xuất các giải
pháp nhằm quản lý nhà ở thuộc sở hữu nhà nước trên địa bàn phù hợp với thực
tiễn và có tính khả thi.

5


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ

NHÀ NƯỚC VỀ NHÀ Ở THUỘC SỞ HỮU NHÀ NƯỚC
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Các khái niệm cơ bản
2.1.1.1. Quản lý
Là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học trong đó có cả khoa
học tự nhiên lẫn khoa học xã hội. Mỗi ngành khoa học nghiên cứu về quản lý từ
góc độ riêng của mình và đưa ra ra định nghĩa riêng về quản lý.
Với khái niệm trên, quản lý bao gồm: Chủ thể quản lý, đối tượng quản lý
và khách thể quản lý.
Chủ thể quản lý: là tác nhân tạo ra các tác động quản lý. Chủ thể luôn là
con người hoặc tổ chức. Chủ thể quản lý tác động lên đối tượng quản lý bằng các
công cụ với những phương pháp thích hợp theo những nguyên tắc nhất định.
Đối tượng quản lý: tiếp nhận trực tiếp sự tác động của chủ thể quản lý.
Tuỳ theo từng loại đối tượng khác nhau mà người ta chia thành các dạng quản lý
khác nhau.
Khách thể quản lý là sự tác động hay sự điều chỉnh của chủ thể quản lý,
đó là các hành vi của con người các quá trình xã hội.
Quản lý ra đời nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả trong công việc.
Thực chất của quản lý con người, quản lý xã hội để phát huy cao nhất khả năng
của con người, ổn định và phát triển xã hội theo định hướng đã đề ra. Mục đích
quản lý ở đây là cái đích do chủ thể quản lý đã định trước, đây là căn cứ để chủ
thể quản lý lựa chọn các phương pháp và thực hiện các biện pháp tác động quản
lý khoa học phù hợp quy luật phát triển khách quan của xã hội (Nguyễn Thị Kim
Uyên, 2011).
Như vậy quản lý là hành động đưa các cá nhân trong tổ chức làm việc
cùng nhau để thực hiện, hoàn thành mục tiêu chung.
2.1.1.2. Quản lý nhà nước
Là hoạt động của Nhà nước trên các lĩnh vực lập pháp, hành pháp và tư
pháp nhằm thực hiện các nhiệm vụ, chức năng của Nhà nước.


6


Nói cách khác, quản lý nhà nước là sự tác động bằng pháp luật của các
chủ thể quản lý mang quyền lực nhà nước tới các đối tượng quản lý nhằm thực
hiện các chức năng đối nội và đối ngoại của Nhà nước. Như vậy tất cả các cơ
quan nhà nước đều làm chức năng quản lý nhà nước.
Theo quan điểm của G.V.Atamantrruc (2004) “Quản lý nhà nước là sự tác
động thực tế mang tính tổ chức và điều chỉnh của nhà nước (thông qua hệ thống
các cơ cấu của nhà nước) lên sinh hoạt xã hội, cá nhân, tổ chức của con người
nhằm mục đích chấn chỉnh trật tự, duy trì hoặc cải tạo nó, dựa trên cơ sở quyền
lực của nhà nước".
Theo tác giả Phạm Đức Hòa (2012): Trong số các loại hình quản lý (Quản
lý nhà nước, tự quản địa phương, quản trị, quản lý của các tổ chức xã hội, tự điều
chỉnh nhóm (tập thể), hành vi ứng xử hoặc hành động hợp lý của một cá nhân)
thì quản lý nhà nước có vị trí đặc biệt bởi các thuộc tính của nó:
“Trước hết, sự ảnh hưởng quyết định lên đặc điểm của các tác động định
hướng mục tiêu, tổ chức và điều chỉnh, vốn được thực hiện bởi loại hình quản lý
này, là do chủ thể của nó - nhà nước gây nên. Với tất cả những sự khác biệt trong
việc luận giải về nhà nước và tính đa dạng của những biểu hiện của nó, hầu như
tất cả mọi người đều nhất trí nêu bật sức mạnh quyền lực mạnh mẽ được đặt
trong nó...”.
Thực tế, nhà nước vì thế mới là nhà nước và bởi vậy khác với các cơ cấu
xã hội khác ở chỗ là trong nó quyền lực nhà nước được tập trung và do nó thực
hiện trong xã hội - theo quan hệ đối với con người. Còn quyền lực là mối tương
giao, mà trong quá trình của mối tương giao đó, vì những ngun nhân khác nhau
- vật chất, xã hội, trí tuệ, thơng tin... - con người tự nguyện (có ý thức) hoặc bị
cưỡng bức thừa nhận sự tối thượng của ý chí của những người khác, cũng như
của những quy định có tính quy phạm về mục tiêu, về những giá trị khác, và thực
hiện các hành vi hoặc hành động này khác, xây dựng cuộc sống của mình phù

hợp với những địi hỏi của chúng. Một quyền lực nào đó tồn tại trong gia đình,
trong nhóm người, trong tập thể, nó được gìn giữ trong các truyền thống, tập
quán, dư luận xã hội, đạo đức v.v.v. Nhưng tất cả điều đó đều khơng thể so sánh
với quyền lực nhà nước, mà trong nguồn gốc nó có tính chế định pháp luật (tính
chính thống), cịn trong việc thực hiện - nó có sức mạnh của bộ máy nhà nước
nắm trong tay các phương tiện cưỡng chế...

7


Tính chất đặc thù của quản lý nhà nước là sự phổ biến tồn cộng đồng xã
hội, thậm chí vượt ra ngồi giới hạn của nó, lên các cộng đồng xã hội khác của
con người trong khn khổ chính sách quốc tế do nhà nước thực hiện.
Nhà nước vốn là hiện tượng xã hội phức tạp (theo thành phần các yếu tố)
và đa diện (theo các chức năng), và với tư cách là chủ thể quản lý, nó cũng tạo
cho quản lý nhà nước tính hệ thống.
Đối với quản lý nhà nước, tính chất hệ thống có ý nghĩa ngun tắc. Chỉ có
sự hiện hữu của tính chất này mới tạo cho quản lý nhà nước sự hòa hợp, sự phối
hợp, sự trực thuộc cần thiết, tính mục tiêu, tính hợp lý và tính hiệu quả nhất định.
Trong xã hội tồn tại nhiều chủ thể tham gia quản lý xã hội như: Đảng, Nhà
nước, tổ chức chính trị xã hội, các đoàn thể nhân dân...Trong quản lý xã hội,
quản lý nhà nước có những đặc điểm khác biệt sau:
Chủ thể quản lý nhà nước là các cơ quan trong bộ máy nhà nước thực hiện
chức năng lập pháp, hành pháp, tư pháp.
Đối tượng của quản lý nhà nước là toàn thể nhân dân (dân cư) sống và làm
việc trong phạm vi lãnh thổ quốc gia.
Quản lý nhà nước diễn ra trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội;
chính trị, kinh tế, văn hố, xã hội, an ninh quốc phòng, ngoại giao nhằm thoả
mãn nhu cầu hợp pháp của nhân dân.
Quản lý nhà nước mang tính quyền lực Nhà nước, pháp luật là phương

tiện, công cụ chủ yếu để quản lý nhà nước nhằm duy trì sự ổn định và phát triển
của xã hội”.
Như vậy quản lý nhà nước là một dạng quản lý xã hội đặc biệt, mang tính
quyền lực nhà nước, sử dụng pháp luật để điều chỉnh hành vi của con người trên
tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội do các cơ quan trong bộ máy nhà nước
thực hiện, nhằm thoả mãn nhu cầu hợp pháp của con người, duy trì sự ổn định và
phát triển của xã hội.
Quản lý nhà nước do bộ máy hành chính nhà nước thực hiện rất đa dạng:
quản lý nhà nước trên các lĩnh vực, nông nghiệp và phát triển nông thôn, công
nghiệp, giao thông vận tải, xây dựng, y tế, giáo dục, an ninh quốc phịng và v.v.
Vì vậy, quản lý nhà nước trong lĩnh vực xây dựng chỉ là một bộ phận của quản lý
nhà nước, do đó quản lý nhà nước về xây dựng có đầy đủ các đặc điểm của hoạt
động quản lý.

8


2.1.1.3. Nhà ở
Theo Minh Khuê (2017): Hiện nay có rất nhiều khái niệm về nhà ở tùy
theo góc độ nghiên cứu.
- Trên góc độ xây dựng: Nhà ở là hoạt động của xây dựng và khơng gian
bên trong có tổ chức được ngăn cách với mơi trường bên ngồi dùng để ở.
- Trên góc độ quản lý kinh tế: Nhà ở là tài sản có giá trị đặc biệt với đời sống
con người, là bộ phận quan trọng bảo vệ con người trước hiện tượng tự nhiên.
Nhà ở là tài sản khơng thể di dời được, nó gắn liền với đất, được xây dựng
trên đất. Sự gắn liền với đất này chỉ vị trí của nó được phân bố ở đâu. Mà hiện
nay các giao dịch trên thị trường nhà đất đô thị người ta quan tâm nhiều đến vị trí
nhà đất vì vị trí nhà đất có ảnh hưởng rất lớn đến giá trị tài sản nhà đất.
Nhà ở là một bất động sản có tính bền vững, thời gian sử dụng dài, hao
mịn chậm. Đặc điểm này có thuận lợi cho người sử dụng nhất là đối với người

có thu nhập thấp, vì họ có khả năng nâng cấp xây dựng mới nhà ở là rất kém. Họ
có thể xây dựng ngơi nhà có chất lượng trung bình và sử dụng nó trong khoảng
thời gian 20 năm mà không phải sữa chữa lớn, trừ những duy tu bão dưỡng.
Nhà ở là tài sản có giá trị lớn. So với các hàng hóa khác khi mua sắm thì
việc xây dựng nhà ở địi hỏi phải có một khoản vốn đầu tư lớn.
Nhà ở rất đa dạng và phong phú về cả số lượng và chất lượng. Đặc điểm
này một mặt là do sự đa dạng của các tầng lớp dân cư đô thị. Mặt khác là thu
nhập của dân cư đô thị đã tăng lên, phong tục tập quán truyền thống từng nơi
khác nhau.
2.1.1.4 . Nhà ở thuộc sở hữu nhà nước
Theo quy định hiện nay có bốn loại nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước:
- Nhà ở công vụ là nhà ở do Nhà nước đầu tư xây dựng hoặc mua bằng
nguồn vốn ngân sách nhà nước hoặc được xác lập thuộc sở hữu nhà nước theo
quy định của pháp luật. Nhà ở công vụ được Nhà nước giao cho các cán bộ theo
tiêu chuẩn sử dụng trong thời gian, nhiệm kỳ thực hiện các nhiệm vụ công vụ.
Với loại nhà ở này thì các cán bộ được giao sau khi hết nhiệm kỳ công vụ phải
bàn giao trả lại cho cơ quan quản lý nhà nước.
- Nhà ở để phục vụ tái định cư là nhà ở do Nhà nước đầu tư bằng vốn
ngân sách Nhà nước, công trái quốc gia, trái phiếu, vốn hỗ trợ phát triển chính

9


thức, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà
nước hoặc đầu tư xây dựng theo hình thức hợp đồng xây dựng - chuyển giao trên
diện tích đất được xác định để xây dựng nhà ở phục vụ tái định cư theo quy
hoạch được phê duyệt để cho thuê, cho thuê mua, bán cho người được tái định
cư. Loại nhà này được phép chuyển nhượng khi đủ các điều kiện chuyển nhượng
theo quy định của Luật nhà ở (Quốc hội, 2014).
- Nhà ở xã hội là nhà ở do Nhà nước đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà

nước, công trái quốc gia, trái phiếu, vốn hỗ trợ phát triển chính thức, vốn vay
ưu đãi của các nhà tài trợ, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước hoặc
đầu tư xây dựng theo hình thức hợp đồng xây dựng - chuyển giao trên diện
tích đất được xác định để xây dựng nhà ở xã hội theo quy định để cho thuê,
cho thuê mua. Với các nhà ở xã hội muốn chuyển nhượng thì phải sau thời
gian sử dụng tối thiểu là 5 năm (tính từ thời điểm thanh tốn hết tiền mua với
cơ quan quản lý nhà ở xã hội) hoặc nếu chưa đủ 5 năm nhưng đã thanh tốn
hết tiền mua với cơ quan quản lý thì cũng được phép chuyển nhượng nhưng
chỉ được chuyển nhượng cho các đối tượng thuộc diện được thuê, thuê mua
nhà ở xã hội và người bán phải thực hiện nghĩa vụ tài chính với nhà nước theo
quy định hiện hành (Quốc hội, 2014).
- Nhà ở cũ được đầu tư xây dựng bằng vốn ngân sách nhà nước hoặc có
nguồn gốc từ vốn ngân sách nhà nước hoặc được xác lập thuộc sở hữu nhà nước
và đang cho hộ gia đình, cá nhân thuê theo quy định của pháp luật về nhà ở. Và
đây chính là loại nhà đang được thực hiện thủ tục bán theo Nghị định
99/2015/NĐ-CP. Hiện nay quỹ nhà ở cũ trên địa bàn thành phố Hà Nội còn rất
nhiều và phần lớn trong số đó là các nhà ở cấp bốn riêng lẻ (Quốc hội, 2014).
Nhà ở thuộc sở hữu của nhà nước là bao gồm 4 loại nhà: nhà ở công vụ, nhà
ở để phục vụ tái định cư, nhà ở xã hội, nhà ở cũ được đầu tư xây dựng bằng vốn
ngân sách nhà nước và dưới sự quản lý của nhà nước.
2.1.1.6 Quản lý nhà nước về nhà ở thuộc sở hữu nhà nước
Là tổng hợp các hoạt động của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để
thực hiện và bảo vệ quyền sở hữu của nhà nước đối với nhà ở thuộc sở hữu nhà
nước; đó là các hoạt động nắm bắt tình hình quản lý, sử dụng nhà ở, phân phối
theo quy định của pháp luật, kế hoạch kiểm tra, giám sát quá trình quản lý, sử
dụng nhà ở thuộc sở hữu nhà nước.

10



2.1.2. Trách nhiệm quản lý nhà nước về nhà ở thuộc sở hữu nhà nước
Cơ quan sau đây là đại diện chủ sở hữu và có trách nhiệm quản lý nhà ở
thuộc sở hữu nhà nước:
Bộ Xây dựng quản lý nhà ở công vụ, nhà ở xã hội được đầu tư bằng
nguồn vốn trung ương; Bộ Quốc phịng, Bộ Cơng an quản lý nhà ở do Bộ Quốc
phịng, Bộ Cơng an đầu tư.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà ở được đầu tư bằng nguồn vốn của
địa phương và nhà ở được giao quản lý trên địa bàn.
Hoạt động quản lý vận hành nhà ở thuộc sở hữu nhà nước do doanh
nghiệp hoặc hợp tác xã có chức năng quản lý vận hành nhà ở thực hiện và được
hưởng các cơ chế ưu đãi như đối với dịch vụ cơng ích. Việc lựa chọn đơn vị quản
lý vận hành nhà ở thuộc sở hữu nhà nước do cơ quan có thẩm quyền quy định tại
khoản 2 Điều này quyết định (Quốc hội, 2014).
Đối với nhà ở công vụ thì chỉ được sử dụng để cho thuê, đối với nhà ở xã hội
thì được xây dựng để cho thuê, cho th mua; trường hợp khơng cịn nhu cầu sử
dụng hoặc phải di dời đến địa điểm khác mà không thuộc diện phải phá dỡ hoặc cần
tái đầu tư xây dựng nhà ở xã hội khác thì Bộ Xây dựng chịu trách nhiệm thẩm định
để báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định việc chuyển đổi công năng sử dụng và
thực hiện quản lý cho thuê hoặc bán theo quy định tại Luật này (Quốc hội, 2014).
Người thuê nhà ở cơng vụ khi khơng cịn đủ điều kiện được th nhà ở
hoặc chuyển đi nơi khác hoặc có hành vi vi phạm các quy định về quản lý, sử
dụng nhà ở mà thuộc diện bị thu hồi thì phải trả lại nhà ở công vụ cho Nhà nước.
Người trả lại nhà ở công vụ nếu không thuộc diện bị thu hồi nhà ở do có
hành vi vi phạm quy định tại các điểm a, e và h khoản 1 Điều 84 của Luật này và
chưa có nhà ở tại nơi sinh sống sau khi trả lại nhà cơng vụ thì cơ quan, tổ chức
đang trực tiếp quản lý, sử dụng người này có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh nơi người đó sinh sống căn cứ vào tình hình cụ thể để giải
quyết cho thuê, cho thuê mua, mua nhà ở xã hội hoặc giao đất ở để họ xây dựng
nhà ở (Quốc hội, 2014).
Chính phủ quy định chi tiết việc cho thuê, cho thuê mua, bán nhà ở, việc

miễn, giảm tiền thuê nhà ở và việc quản lý, sử dụng nhà ở thuộc sở hữu nhà nước
(Quốc hội, 2014).
2.1.3. Nguyên tắc quản lý nhà nước về nhà ở thuộc sở hữu nhà nước
Theo quy định của Luật về quản lý sử dụng nhà ở thuộc sở hữu nhà

11


×