Tải bản đầy đủ (.pdf) (141 trang)

Vai trò của hội nông dân tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở tỉnh hải dương luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.69 MB, 141 trang )

HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM

ĐẶNG QUANG HƯNG

VAI TRỊ CỦA HỘI NÔNG DÂN THAM GIA
ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN
Ở TỈNH HẢI DƯƠNG

Ngành:

Quản lý kinh tế

Mã ngành:

60.34.04.10

Người hướng dẫn khoa học:

GS.TS. Đỗ Kim Chung

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày


tháng

năm 2017

Tác giả luận văn

Đặng Quang Hưng

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc GS.TS. Đỗ Kim Chung đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời
gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
môn Kinh tế nơng nghiệp và Chính sách, Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn - Học
viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề
tài và hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức Hội Nông dân tỉnh
Hải Dương, Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ nông dân tỉnh, Hội Nông dân các huyện
(thành phố, thị xã), Hội Nông dân các cơ sở, các cơ quan có liên quan đã giúp đỡ và tạo
điều kiện cho tơi trong suốt q trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành
luận văn./.
Hà Nội, ngày


tháng

năm 2017

Tác giả luận văn

Đặng Quang Hưng

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục

........................................................................................................................ iii

Danh mục chữ viết tắt ...................................................................................................... vi
Danh mục bảng ............................................................................................................... vii
Danh mục hình .................................................................................................................. x
Trích yếu luận văn ........................................................................................................... xi
Theses Absrtract ............................................................................................................ xiii
Phần 1.Mở đầu ................................................................................................................ 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1

1.2.


Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 2

1.2.1.

Mục tiêu chung ................................................................................................... 2

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể ................................................................................................... 2

1.3.

Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 2

1.4.

Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 2

1.4.1.

Phạm vi về nội dung ........................................................................................... 2

1.4.2.

Phạm vi về không gian ....................................................................................... 2

1.4.3.

Phạm vi về thời gian ........................................................................................... 3


1.5.

Những đóng góp mới của đề tài.......................................................................... 3

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về vai trị của Hội Nơng dân tham gia đào
tạo nghề cho lao động nông thôn ..................................................................... 4
2.1.

Cơ sở lý luận ....................................................................................................... 4

2.1.1.

Một số khái niệm cơ bản .................................................................................... 4

2.1.2.

Đặc điểm của Hội Nông dân tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn ......... 7

2.1.3.

Nội dung nghiên cứu .......................................................................................... 9

2.1.4.

Các yếu tố ảnh hưởng đến vai trị của Hội Nơng dân tham gia đào tao
nghề cho lao động nông thôn ............................................................................ 15

2.2.


Cơ sở thực tiễn .................................................................................................. 17

2.2.1.

Kinh nghiệm thực tiễn về đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên thế
giới .................................................................................................................... 17

iii


2.2.2.

Cơ sở thực tiễn về vai trị của Hội Nơng dân tham gia đào tạo nghề cho
lao động nông thôn ở một số địa phương ......................................................... 21

2.2.3.

Bài học kinh nghiệm từ việc nghiên cứu kinh nghiệm đào tạo nghề cho
lao động nơng thơn trên thế giới và vai trị của Hội Nông dân tham gia
đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại một số địa phương ........................... 23

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 25
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ........................................................................... 25

3.1.1.

Vị trí địa lý........................................................................................................ 25


3.1.2.

Tình hình Kinh tế - xã hội ................................................................................ 25

3.1.3.

Dân số, lao động, việc làm ............................................................................... 29

3.1.4.

Đánh giá chung về địa bàn nghiên cứu ............................................................. 31

3.2.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 32

3.2.1

Phương pháp chọn điểm nghiên cứu ................................................................ 32

3.2.2.

Phương pháp thu thập số liệu............................................................................ 33

3.2.3.

Phương pháp xử lý, phân tích thơng tin ............................................................ 34

3.2.3.1. Phương pháp xử lý thông tin............................................................................. 34
3.2.4.


Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ............................................................................ 35

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................... 37
4.1.

Thực trạng vai trị của Hội Nơng dân tham gia đào tạo nghề cho lao động
nông thôn ở tỉnh Hải Dương ............................................................................. 37

4.1.1.

Hội Nông dân tham gia xác định nhu cầu đào tạo nghề cho lao động nông
thôn ................................................................................................................... 37

4.1.2.

Tham gia xây dựng kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn................ 43

4.1.3.

Tham gia tuyên truyền, vận động nông dân học nghề, tuyên truyền hiệu
quả đào tạo nghề ............................................................................................... 44

4.1.4.

Huy động các nguồn lực tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn ........ 49

4.1.5.

Tham gia tổ chức các hoạt động đào tạo .......................................................... 55


4.1.6.

Tham gia giám sát công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại địa
phương .............................................................................................................. 62

4.1.7.

Kết quả các lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn do Hội Nông dân
tham gia tổ chức................................................................................................ 65

iv


4.2.

Ảnh hưởng của các yếu tố đến vai trò của Hội Nông dân tham gia đào tạo
nghề cho lao động nông thôn ở tỉnh Hải Dương .............................................. 71

4.2.1.

Năng lực của Hội Nông dân tham gia đào tạo nghề cho lao động nông
thôn ở tỉnh Hải Dương ...................................................................................... 71

4.2.2.

Công tác phối hợp giữa Hội Nông dân với các cơ quan khác trong đào
tạo nghề cho lao động nông thôn ở tỉnh Hải Dương......................................... 85

4.2.3.


Đặc điểm lao động nông thôn được đào tạo nghề do Hội Nông dân tỉnh
Hải Dương tổ chức ........................................................................................... 87

4.2.4. Các quy định của tỉnh Hải Dương về đào tạo nghề cho lao động nông thôn .... 88
4.3.

Đề xuất một số giải pháp để nâng cao vai trò của Hội Nông dân tham gia
đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở tỉnh Hải Dương .................................. 91

4.3.1. Giải pháp nâng cao hiệu quả tham gia của Hội Nông dân trong xác định
nhu cầu đào tạo nghề của lao động nông thôn ............................................... 91
4.3.2.

Giải pháp về xây dựng kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn........... 91

4.3.3.

Giải pháp tuyên truyền, vận động nông dân tham gia đào tạo nghề, tuyên
truyền hiệu quả công tác đào tạo nghề ............................................................. 92

4.3.4.

Giải pháp huy động các nguồn lực tham gia đào tạo nghề cho lao động
nông thôn .......................................................................................................... 92

4.3.4.

Giải pháp tham gia các hoạt động đào tạo ........................................................ 93


4.3.5.

Giải pháp về giám sát công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại
địa phương ........................................................................................................ 94

4.3.6.

Giải pháp nâng cao hiệu quả các lớp đào tạo nghề........................................... 94

4.3.7.

Giải pháp nâng cao năng lực của Hội Nông dân tỉnh Hải Dương .................... 95

Phần 5. Kết luận và Kiến nghị ..................................................................................... 96
5.1.

Kết luận............................................................................................................. 96

5.2.

Kiến nghị .......................................................................................................... 97

Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 99
Phụ lục

.................................................................................................................. 103

v



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng việt

CNH-HĐH

Công nghiệp hố, hiện đại hố

ĐTN

Đào tạo nghề

HND

Hội Nơng dân

HTND

Hỗ trợ nơng dân

KT-XH

Kinh tế xã hội

LĐNT

Lao động nông thôn

LĐTBXH


Lao động Thương binh Xã hội

PTNT

Phát triển nông thôn

THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông

TP,TX

Thành phố, thị xã

UBND

Ủy ban nhân dân

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Cơ cấu kinh tế tỉnh Hải Dương giai đoạn 2013 - 2015 ................................ 26
Bảng 3.2. Giá trị sản xuất nông nghiệp tỉnh Hải Dương giai đoạn 2013 -2015 ........... 26
Bảng 3.3. Diện tích, sản lượng, năng suất cây lương thực có hạt và lúa ...................... 27

Bảng 3.4. Giá trị sản phẩm thu được trên 1 ha đất canh tác ......................................... 28
Bảng 3.5. Số lượng, sản lượng một số loại gia súc, gia cầm chủ yếu........................... 28
Bảng 3.6. Tình hình dân số tỉnh Hải Dương ................................................................. 30
Bảng 3.7. Tình hình lao động tỉnh Hải Dương ............................................................. 30
Bảng 3.8. Đối tượng, số lượng và phương pháp thu thập số liệu thứ cấp .................... 34
Bảng 4. 1. Hiệu quả cách đánh giá nhu cầu đào tạo nghề cho lao động nông thôn
của Hội Nông dân ........................................................................................ 38
Bảng 4. 2. Nhu cầu đào tạo nghề cho lao động nông thôn do Hội Nông dân tỉnh
Hải Dương xác định ..................................................................................... 40
Bảng 4.3. Nhu cầu đào tạo nghề cho lao động nông thôn do Hội Nông dân các
điểm nghiên cứu xác định ............................................................................ 41
Bảng 4.4. Kết quả khảo sát nhu cầu đào tạo nghề của lao động nông thôn .................. 42
Bảng 4.5. Kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn của Hội Nông dân tỉnh
Hải Dương.................................................................................................... 43
Bảng 4.6.

Kết quả tuyên truyền đào tạo nghề cho lao động nông thôn của Hội
Nông dân tỉnh Hải Dương ............................................................................ 45

Bảng 4.7. Mức độ hiệu quả của các cách thức tuyên truyền, vận động nông dân
tham gia đào tạo nghề của Hội Nông dân .................................................... 47
Bảng 4.8. Các phương thức tiếp cận thông tin về đào tạo nghề của lao động nông
thôn .............................................................................................................. 48
Bảng 4.9. Nguồn kinh phí đào tạo nghề của Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ nông
dân tỉnh Hải Dương...................................................................................... 50
Bảng 4.10. Kết quả huy động sự hỗ trợ của các doanh nghiệp tham gia ĐTN............... 52
Bảng 4.11. Địa điểm tổ chức lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn ........................ 53
Bảng 4.12. Mức độ tham gia đóng góp của lao động nông thôn khi tham gia các
lớp đào tạo nghề ........................................................................................... 54


vii


Bảng 4.13.Cán bộ HND cơ sở tham gia quản lý lớp đào tạo nghề tại địa
phương ........................................................................................................ 56
Bảng 4. 14. Đánh giá mức độ tham gia các hoạt động đào tạo của cán bộ Hội
Nông dân ...................................................................................................... 57
Bảng 4.15. Khung chương trình đào tạo nghề cho lao động nơng thơn của Trung
tâm Dạy nghề và Hỗ trợ nông dân tỉnh Hải Dương ..................................... 61
Bảng 4.16. Mức độ thực hiện giám sát các lớp đào tạo nghề cho lao động nông
thôn tổ chức tại địa phương ......................................................................... 63
Bảng 4.17. Mức độ tham gia giám sát các nội dung đào tạo nghề cho lao động
nông thôn ..................................................................................................... 64
Bảng 4.18. Kết quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn của Hội Nông dân tỉnh
Hải Dương.................................................................................................... 66
Bảng 4. 19. Kết quả tổ chức đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại các điểm
nghiên cứu .................................................................................................... 67
Bảng 4.20. Kết quả thành lập câu lạc bộ, tổ nhóm liên kết, có việc làm sau khi
tham gia ĐTN do Trung tâm Dạy nghề & HTND tổ chức .......................... 69
Bảng 4.21. Tác động của việc học nghề và áp dụng vào sản xuất đến hoạt động
sản xuất, kinh doanh .................................................................................... 70
Bảng 4.22. Cơ cấu độ tuổi, trình độ cán bộ Hội Nơng dân tỉnh Hải Dương .................. 73
Bảng 4.23. Đánh giá mức độ hiểu biết, kỹ năng, trình độ tổ chức của cán bộ Hội
Nơng dân ...................................................................................................... 75
Bảng 4.24. Cơ cấu độ tuổi, trình độ cán bộ, giáo viên Trung tâm Dạy nghề và Hỗ
trợ nông dân tỉnh Hải Dương ....................................................................... 77
Bảng 4.25. Mức độ đáp ứng của cán bộ, giáo viên Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ
nông dân tỉnh Hải Dương............................................................................. 78
Bảng 4.26. Đánh giá của lao động nông thôn về mức độ đáp ứng của cán bộ, giáo
viên Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ nông dân tỉnh Hải Dương .................. 79

Bảng 4.27. Quy mô đào tạo của Trung tâm Dạy nghề & Hỗ trợ nông dân tỉnh Hải
Dương .......................................................................................................... 80
Bảng 4.28. Định mức chi 1 lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn của Trung
tâm Dạy nghề & HTND tỉnh Hải Dương ..................................................... 81

viii


Bảng 4.29. Đánh giá mức độ đảm bảo của nguồn ngân sách đào tạo nghề cho lao
động nông thôn ............................................................................................ 82
Bảng 4.30. Mức độ đáp ứng của cơ sở vật chất của Hội Nông dân tham gia đào
tạo nghề cho lao động nông thôn ................................................................. 84
Bảng 4.31. Mức độ phối hợp với các cơ quan, đơn vị trong tham gia đào tạo nghề
cho lao động nông thôn của Hội Nông dân tỉnh Hải Dương ....................... 86
Bảng 4.32. Đặc điểm lao động nông thôn tham gia các lớp đào tạo nghề do Hội
Nông dân tỉnh Hải Dương tổ chức ............................................................... 87
Bảng 4.33. Định mức hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn của một số địa
phương ......................................................................................................... 90

ix


DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1. Ảnh hội nghị triển khai cơng tác Dạy nghề và Hỗ trợ nông dân năm
2015 của Trung tâm Dạy nghề & HTND tỉnh ..............................................46
Hình 4.2. Ảnh Hội Nông dân xã Hồng Lạc - huyện Thanh Hà tổ chức khai giảng
lớp đào tạo nghề Ni và phịng trị bệnh cho lợn .........................................58
Hình 4.3. Ảnh Hội Nơng dân xã Tân Dân thị xã Chí Linh phối hợp tổ chức bế
giảng lớp đào tạo nghề Nuôi thủy sản nước ngọt năm 2014.........................58
Hình 4.4. Ảnh hướng dẫn thực hành tại lớp đào tạo nghề trồng lúa năng suất cao

tại xã Đơng Xun huyện Ninh Giang ..........................................................59
Hình 4.5. Ảnh hướng dẫn thực hành tại lớp đào tạo nghề Chăn nuôi phường
Cộng Hịa - thị xã Chí Linh...........................................................................59

x


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
1. Tên tác giả: Đặng Quang Hưng
2. Tên luận văn: Vai trị của Hội Nơng dân tham gia đào tạo nghề cho lao động nông
thôn ở tỉnh Hải Dương
3. Ngành: Quản lý kinh tế

Mã số: 60.34.04.10

4. Cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Luận văn đã góp phần hồn thiện một số lý luận cơ bản về vai trị của Hội Nơng
dân tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn thông qua việc nghiên cứu một số
khái niệm như Hội Nông dân, vai trị của Hội Nơng dân,…Hội Nơng dân tham gia đào
tạo nghề cho lao động nông thôn thông qua việc tham gia xác định nhu cầu đào tạo nghề
của lao động nông thôn, xây dựng kế hoạch đào tạo nghề, tham gia tuyên truyền vận
động lao động nông thôn tham gia đào tạo nghề, tun truyền những gương, mơ hình
hiệu quả từ đào tạo nghề, tham gia huy động các nguồn lực cho đào tạo nghề, tham gia
tổ chức các hoạt động đào tạo, tham gia giám sát công tác đào tạo nghề cho lao động
nông thôn tại địa phương, kết quả các lớp đào tạo nghề do Hội Nông dân tham gia tổ
chức. Đồng thời luận văn cũng đưa ra một số yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của Hội
Nông dân tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn.
Luận văn đã nghiên cứu đánh giá một số đặc điểm cơ bản của tỉnh Hải Dương về
vị trí địa lý, tình hình kinh tế xã hội, dân số, lao động việc làm. Luận văn cũng lựa chọn
điểm nghiên cứu, thu thập tài liệu thứ cấp thông qua các báo cáo, tài liệu đã công bố của

các cơ quan như Hội Nông dân tỉnh Hải Dương, Sở Lao động Thương binh và Xã hội,
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ nông dân tỉnh,
Cục thống kê tỉnh Hải Dương….Đồng thời tiến hành thu thập tài liệu sơ cấp thông qua
phiếu phỏng vấn điều tra 212 người thuộc các nhóm đối tượng như cán bộ Hội Nông
dân tỉnh Hải Dương từ tỉnh đến chi, tổ Hội, Lãnh đạo, cán bộ ngành Lao động Thương
binh và Xã hội, ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn từ tỉnh đến xã, cán bộ, giáo
viên cơ sở dạy nghề; lao động nông thôn đã hoặc đang tham gia đào tạo nghề và lao
động nông thôn chưa tham gia đào tạo nghề.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, Hội Nông dân tỉnh Hải Dương đã thể hiện được vai
trị của mình tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn thông qua việc tổng hợp
nhu cầu đào tạo nghề hàng năm của các cơ sở Hội trong toàn tỉnh để làm căn cứ xây
dựng kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Kế hoạch đào tạo nghề cho lao
động nông thôn của Hội Nông dân tỉnh Hải Dương bao gồm kế hoạch trực tiếp đào tạo
cấp chứng chỉ thông qua Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ nông dân tỉnh và kế hoạch phối
hợp với các cơ sở dạy nghề khác để đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Để thu hút

xi


lao động nông thôn tham gia đào tạo nghề, HND cấp cơ sở đã làm tốt công tác tuyên
truyền, vận động nông dân thông qua việc phối hợp với đài truyền thanh cơ sở viêt bài
tuyên truyền, thông báo tuyển sinh đào tạo nghề, tuyên truyền qua sinh hoạt chi, tổ Hội.
Để tổ chức được các lớp ĐTN, HND tỉnh Hải Dương đã chỉ đạo Trung tâm Dạy nghề &
HTND tỉnh liên hệ ký hợp đồng với Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn để khai thác nguồn ngân sách tỉnh, ký hợp đồng với
Trung ương Hội Nông dân Việt Nam để khai thác nguồn ngân sách trung ương Hội cho
đào tạo nghề. Bên cạnh đó HND cịn khai thác nguồn lực hỗ trợ từ các doanh nghiệp sản
xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp, sự ủng hộ tạo điều kiện về cơ cở vật chất của
chính quyền địa phương, sự tham gia của học viên các lớp nghề. Trong quá trình tổ
chức các lớp ĐTN, cán bộ HND cơ sở, đặc biệt là cán bộ chi, tổ Hội đã rất tích cực

tham gia phối hợp tuyển sinh, hoàn thiện hồ sơ học viên, quản lý lớp, đơn đốc học viên,
bố trí địa điểm học lý thuyết và thực hành…Việc tham gia các hoạt động đào tạo còn
được thể hiện trực tiếp thơng qua việc xây dựng chương trình, bài giảng, tổ chức lớp,
dạy lý thuyết, dạy thực hành của Trung tâm Dạy nghề & HTND tỉnh. Đối với hoạt động
giám sát, đây được coi là hoạt động còn hạn chế của HND tỉnh Hải Dương khi nội dung
giám sát cịn ít, đối tượng giám sát chưa nhiều. Các lớp đào tạo nghề do HND tham gia
tổ chức đã trang bị những kiến thức cơ bản cho LĐNT để áp dụng vào sản xuất, giúp
nâng cao nhận thức của LĐNT, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Điểm mới
trong hiệu quả các lớp ĐTN của HND là sau lớp học đã thành lập được một số tổ nhóm
liên kết, câu lạc bộ để hỗ trợ nhau phát triển, đồng thời tổ chức các hoạt động dịch vụ hỗ
trợ nông dân về vật tư, giống, vốn, kỹ thuật…giúp giảm chi phí, nâng cao hiệu quả kinh
tế. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra ảnh hưởng của một số yếu tố đến vai trị của Hội
Nơng dân tham gia đào tạo nghề cho lao động nơng thơn ở tỉnh Hải Dương trong đó có
trình độ, năng lực, kỹ năng tun truyền, vận động của đội ngũ cán bộ HND cơ sở, đặc
biệt là cán bộ khơng chun trách, bên cạnh đó là cơng tác phối hợp giữa HND với các
ngành, đoàn thể khác cịn hạn chế, lao động nơng thơn tham gia đào tạo nghề có độ tuổi,
trình độ, kỹ năng khơng đồng đều; nguồn kinh phí của tỉnh Hải Dương dành cho đào tạo
nghề còn thấp.
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, Luận văn đã đưa ra một số giải pháp để nâng cao
vai trị của Hội Nơng dân trong việc tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn,
đồng thời có một số đề xuất khuyến nghị với Đảng, Nhà nước, Trung ương Hội Nông
dân Việt Nam và UBND tỉnh Hải Dương.

xii


THESIS ABSTRACT
1. Author: Dang Quang Hung
2. Thesis title: The role of the Farmer Association in vocational training for rural
workers in Hai Duong province

3. Major: Economic Management

Code: 60.34.04.10

4. Institution: Vietnam National University of Agriculture
The thesis contributes to the completion of some basic theories about the role of
the Farmer Association in vocational training for rural workers through the study of
some concepts such as the Farmers 'Association, the role of Farmers' Association , The
concept of vocational training for rural workers, forms of vocational training for rural
workers, etc. Farmer Association participates in vocational training for rural labor
through participation in determining training needs, setting training plan, participating
in propaganda and mobilization of rural labor to participate in vocational training,
propaganda the effective models, successful examples. On the orther hand, Farmers’
Asociation participates to many activities including: mobilization the resources for
vocational training, participation in organizing training activities and supervision and
the results of vocational training for rural workers. At the same time, the thesis also
outlines some factors which are affected on the role of Farmer Association in vocational
training for rural workers.
The thesis studied some basic characteristics of Hai Duong province on
geographical location, socio-economic situation, population, employment. The thesis
also selects research sites, secondary data method through published reports and
documents from some agencies such as Hai Duong Province Farmer Association,
Department of Labor, Invalids and Social Affairs, Department of Agriculture And Rural
Development, Provincial Vocational Training and Support Center, Hai Duong
Statistical Office, etc .. At the same time, the primary data collection was conducted
through questionnaires surveyed by 212 people in the target groups including: Officials
of the Farmers' Association of Hai Duong Province from the provinces to the branches,
groups, leaders, officers of the Labor, War Invalids and Social Affairs, officers of
agriculture and rural development field from the province to the commune, staffs and
teachers in vocational training facilities; Rural workers have been or are participating in

vocational training and rural workers have not participated in this action.
The results show that Hai Duong Farmers' Association has shown its role in
vocational training for rural workers by combining the annual vocational training
demand of the associations in the whole, which is the basis information for developing
training plan. Training plan for rural workers includes a plan for direct training to giving

xiii


certification through the Provincial Vocational Training and Farmer Support Center and
a collaborative plan with another facility. In oder to attract rural workers, Hai Duong
Farmers' Association at grassroots level has done a good job of propagandizing and
mobilizing farmers by cooperating with local radio station to write the article,
informational announcement, propageting through group meeting. In order to organize
the training classes, Hai Duong Farmers' Association has instructed the procincial
Vocational Training Center to sign a contract with the Department of Labor, Invalids
and Social Affairs and the Department of Agriculture and Rural Development to exploit
the provincial funding budget, a contract with the Central Vietnam Farmers Association
to exploit the central budget of the Association for vocational training. In addition,
HDFA also exploits support resources from agricultural production and trading
enterprises, supports the local government's material facilities, the participation of
students in the classes. During the organization of training classes, grassroots Farmers’
Asociation staff, especially the staff members, were very active in coordinating
enrollment, completing student profiles, management, and supervising trainees,
organizing the learning theory sites and practicing fields,... Participation in training
activities is also expressed directly through the development of developing training
programs, lectures, class organization, teaching theory, practicing in the field of all
staffs from the Provincial Vocational Training and Farmer Support Center. Howerver,
monitoring activities are limited activities of HDFA because the content of monitoring
is little, the object of supervision is not much. The effectiveness of the vocational

training courses has provided the basic knowledge for the rural workers to apply in
production, helping raise the awareness of them, improve productivity and product
quality. A new point in the effectiveness of the training classes is that after the class,
several linked groups and clubs have been established to support each other and
organize peer support services such as breed, capital, technology ... This can help
farmers to reduce costs, improve economic efficiency. The research results also show
some factors affecting the role of the Farmer Association in vocational training for rural
workers in Hai Duong province, including qualifications, skills of the grassroots HDFA
staffs, especially part-time staff. Besides that, they are the coordination between HDFA
and other sectors and mass organizations is limited, rural workers participate in
vocational training has a degree age, level, skills uneven; the budget for vocational
training is low.
Based on the results, the thesis proposes a number of measures to enhance the role
of the Farmers' Association in vocational training for rural workers and gives some
recommendations to the Party, State, Central Vietnam Farmers Association and Hai
Duong People's Committee.

xiv


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của nước ta đến năm 2020
được Đại hội Đảng lần thứ XI thơng qua, một trong những giải pháp có tính đột
phá thực hiện được mục tiêu đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp theo
hướng hiện đại vào năm 2020 là phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực,
trong đó có nhân lực qua đào tạo nghề và chính sách bảo đảm việc làm cho nơng
dân. Hội nghị lần thứ bảy, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khoá X, đã ban
hành Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/8/2008, Nghị quyết nêu rõ: “Không
ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của dân cư nơng thơn, hài hồ giữa

các vùng, tạo sự chuyển biến nhanh hơn ở các vùng cịn nhiều khó khăn; nơng
dân được đào tạo có trình độ sản xuất ngang bằng với các nước tiên tiến trong
khu vực và đủ bản lĩnh chính trị, đóng vai trị làm chủ nơng thơn mới... Phấn đấu
đến năm 2020 lao động nơng nghiệp cịn khoảng 30% lao động xã hội, tỉ lệ lao
động nông thôn qua đào tạo đạt trên 50%”.
Sau 30 năm đổi mới, đất nước ta đã đạt được những thành tựu quan trọng
về kinh tế, văn hoá, xã hội. Tuy nhiên với xuất phát điểm là một nước nơng
nghiệp do đó lao động nơng thơn vẫn chiếm một tỷ lệ lớn (68,8%) trong cơ cấu
lao động cả nước. Lao động trong khu vực nông thôn chủ yếu là lao động chưa
qua đào tạo, trình độ chuyên mơn kỹ thuật hạn chế vì vậy năng suất lao động
thấp nên thu nhập thấp và bấp bênh. Hiện nay chúng ta đang đẩy mạnh cơng
nghiệp hố, hiện đại hố, hội nhập kinh tế quốc tế, tốc độ đô thị hố diễn ra
nhanh chóng, vì vậy lao động trong khu vực nơng thơn sẽ chịu nhiều ảnh hưởng.
Do đó việc nâng cao năng lực cho lao động nông thôn sẽ giúp họ có cơ hội tạo
việc làm, áp dụng các khoa học kỹ thuật vào sản xuất từ đó nâng cao thu nhập,
cải thiện đời sống gia đình và bộ mặt khu vực nông thôn.
Hội Nông dân Việt Nam là một tổ chức chính trị xã hội, đại diện cho giai
cấp nông dân. Bên cạnh việc tuyên truyền, vận động nơng dân thực hiện các
chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, tập hợp vận động
nông dân vào tổ chức Hội, tham gia xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch
vững mạnh, trong giai đoạn hiện nay, Hội Nơng dân cịn là nịng cốt tổ chức các
phong trào nơng dân phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, xây dựng nông thôn

1


mới, trực tiếp thực hiện và phối hợp thực hiện một số chương trình, đề án phát
triển kinh tế, văn hóa, tổ chức các hoạt động dịch vụ, tư vấn, hỗ trợ, dạy nghề,
khoa học công nghệ giúp nông dân phát triển sản xuất, nâng cao đời sống, bảo
vệ môi trường. Để giúp làm rõ lý luận về vai trò của Hội Nông dân tham gia

đào tạo nghề cho lao động nơng thơn và đánh giá vai trị của Hội Nông dân
tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thơn ở tỉnh Hải Dương, từ đó đưa ra
một số giải pháp nhằm nâng cao vai trị của Hội Nơng dân trong tham gia đào
tạo nghề cho lao động nông thôn trong điều kiện cụ thể tại Hải Dương, tôi tiến
hành nghiên cứu đề tài “Vai trị của Hội Nơng dân tham gia đào tạo nghề cho
lao động nông thôn ở tỉnh Hải Dương”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở kết quả đánh giá vai trò của Hội Nông dân tham gia đào tạo nghề
cho lao động nông thôn ở tỉnh Hải Dương đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao
vai trị của Hội Nơng dân tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hố cơ sở lý luận và thực tiễn về vai trò của Hội Nông
dân tham gia đào tạo nghề cho lao động nơng thơn;
- Đánh giá thực trạng vai trị của Hội Nông dân tham gia đào tạo nghề cho
lao động nông thôn ở tỉnh Hải Dương;
- Đề xuất được một số giải pháp để nâng cao vai trị của Hội Nơng dân
tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở tỉnh Hải Dương.
1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu là vai trị của Hội Nơng dân tham gia đào tạo nghề
cho lao động nông thôn ở tỉnh Hải Dương.
1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Phạm vi về nội dung
Luận văn tập trung vào nghiên cứu các vấn đề liên quan đến vai trị của Hội
Nơng dân tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở tỉnh Hải Dương. Các
yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của Hội Nông dân tham gia đào tạo nghề cho lao
động nông thôn ở tỉnh Hải Dương.
1.4.2. Phạm vi về không gian
Trên địa bàn tỉnh Hải Dương.


2


1.4.3. Phạm vi về thời gian
- Số liệu thứ cấp được thu thập trong 3 năm (2014, 2015, 2016).
- Số liệu sơ cấp được khảo sát trong khoảng thời gian từ tháng 9 năm 2016
đến tháng 1 năm 2017.
1.5. NHỮNG ĐĨNG GĨP MỚI CỦA ĐỀ TÀI
Luận văn đã góp phần hệ thống hóa một số lý luận cơ bản về vai trị của
Hội Nơng dân tham gia đào tạo nghề cho lao động nơng thơn. Với vai trị là tổ
chức chính trị, xã hội bảo vệ quyền lợi của hội viên nông dân, được giao nhiệm
vụ tham gia hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn, tuy nhiên trong
quá trình thực hiện, bên cạnh những kết quả đạt được, luận văn đã chỉ ra những
tồn tại, hạn chế trong quá trình tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn
của Hội Nông dân tỉnh Hải Dương. Từ đó đề xuất được một số giải pháp để
nâng cao hiệu quả vai trị của Hội Nơng dân tham gia đào tạo nghề cho lao
động nông thôn.

3


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VAI TRỊ
CỦA HỘI NƠNG DÂN THAM GIA ĐÀO TẠO NGHỀ CHO
LAO ĐỘNG NÔNG THÔN
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Một số khái niệm cơ bản
2.1.1.1. Hội Nông dân
Hội Nông dân Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội được thành lập trên cơ
sở tự nguyện, đại diện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của thành
viên, hội viên tổ chức mình; cùng các tổ chức thành viên khác của Mặt trận phối

hợp và thống nhất hành động trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (Quốc hội, 2013).
Hội Nơng dân là đồn thể chính trị - xã hội của giai cấp nông dân do Đảng
Cộng sản Việt Nam lãnh đạo; cơ sở chính trị của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam và là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Hội Nông dân
Việt Nam có chức năng tập hợp, vận động, giáo dục hội viên, nơng dân phát huy
quyền làm chủ, tích cực học tập nâng cao trình độ, năng lực về mọi mặt; đại diện
giai cấp nông dân tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước và khối đại đoàn kết toàn
dân tộc; chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của nông dân; tổ
chức các hoạt động dịch vụ, tư vấn, hỗ trợ nông dân trong sản xuất, kinh doanh
và đời sống (Ban Chấp hành Trung ương Hội Nơng dân Việt Nam, 2013).
2.1.1.2. Vai trị của Hội Nông dân
Một là, tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên, nơng dân hiểu và tích cực
thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước;
nghị quyết, chỉ thị của Hội. Khơi dậy và phát huy truyền thống yêu nước, ý chí
cách mạng, tinh thần tự lực, tự cường, lao động sáng tạo của nông dân.
Hai là, vận động, tập hợp, làm nòng cốt tổ chức các phong trào nông dân
phát triển kinh tế, văn hố, xã hội, quốc phịng, an ninh; xây dựng nơng thôn mới.
Ba là, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của hội viên, nông dân. Trực
tiếp thực hiện và phối hợp thực hiện một số chương trình, đề án phát triển kinh
tế, văn hố, xã hội nơng thơn; hướng dẫn phát triển các hình thức kinh tế tập thể
trong nông nghiệp, nông thôn. Tổ chức các hoạt động dịch vụ, tư vấn, hỗ trợ, dạy
nghề, khoa học công nghệ giúp nông dân phát triển sản xuất, nâng cao đời sống,
bảo vệ môi trường.

4


Bốn là, đồn kết, tập hợp đơng đảo nơng dân vào tổ chức Hội, phát triển và
nâng cao chất lượng hội viên. Xây dựng tổ chức Hội vững mạnh về mọi mặt; đào
tạo, bồi dưỡng cán bộ Hội đáp ứng u cầu, nhiệm vụ thời kỳ cơng nghiệp hố,

hiện đại hố đất nước.
Năm là, tham gia xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh.
Tham gia giám sát và phản biện xã hội theo quy chế; tham gia xây dựng cơ chế,
chính sách phát triển nơng nghiệp, nơng dân, nơng thôn. Kịp thời phản ánh tâm
tư nguyện vọng của nông dân với Đảng và Nhà nước; bảo vệ các quyền và lợi ích
chính đáng, hợp pháp của hội viên, nơng dân. Thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ
sở, giữ gìn đồn kết trong nội bộ nơng dân; góp phần xây dựng khối đại đoàn kết
toàn dân, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội; chống quan liêu, tham
nhũng, lãng phí và các tệ nạn xã hội.
Sáu là, mở rộng hoạt động đối ngoại theo quan điểm, đường lối của Đảng,
tăng cường hợp tác, trao đổi, học tập kinh nghiệm, tiến bộ khoa học kỹ thuật,
quảng bá hàng hố nơng sản, văn hố Việt Nam với tổ chức nông dân, tổ chức
quốc tế, các tổ chức chính phủ, phi chính phủ trong khu vực và trên thế giới.
(Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, 2013).
2.1.1.3. Sự tham gia của Hội Nông dân
Hội Nông dân là một tổ chức chính trị xã hội đại diện cho giai cấp nông
dân. Sự tham gia của Hội Nơng dân chính là q trình tổ chức Hội thực hiện
chức năng nhiệm vụ đại diện cho giai cấp nông dân tham gia vào quá trình xây
dựng kế hoạch, huy động nguồn lực, tổ chức thực hiện và kiểm tra giám sát một
vấn đề nào đó.
2.1.1.4. Đào tạo nghề cho lao động nông thôn
Luật Giáo dục nghề nghiệp số 74/2014/QH 13 ban hành ngày 27/11/2014
định nghĩa Đào tạo nghề nghiệp là hoạt động dạy và học nhằm trang bị kiến thức,
kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cần thiết cho người học để có thể tìm được việc
làm hoặc tự tạo việc làm sau khi hồn thành khố học hoặc để nâng cao trình độ
nghề nghiệp.
Như vậy, nội dung đào tạo nghề bao gồm trang bị các kiến thức lý thuyết
cho học viên một cách có hệ thống và rèn các kỹ năng thực hành, tác phong, thái
độ làm việc cho học viên trong phạm vi ngành nghề họ theo học nhằm giúp họ có
thể làm một nghề nhất định.


5


Đào tạo nghề là bao gồm hai quá trình dạy và học nghề có quan hệ hữu cơ
với nhau. Vì vậy, trong nhiều trường hợp dạy nghề và đào tạo nghề được đồng
nhất với nhau trong diễn đạt của các văn bản.
+ Dạy nghề: Là quá trình giảng viên truyền bá những kiến thức về lý thuyết
và thực hành để các học viên có được một trình độ, kỹ năng, kỹ xảo, sự khéo léo,
thành thục nhất định về nghề nghiệp.
+ Học nghề: Là quá trình tiếp thu những kiến thức về lý thuyết và thực hành
của người lao động để đạt được một trình độ nghề nghiệp nhất định. Đào tạo
nghề cho người lao động là giáo dục kỹ thuật sản xuất cho người lao động để họ
nắm vững nghề nghiệp, chuyên môn.
Nguồn lao động nông thôn là một bộ phận dân số sinh sống và làm việc ở
nông thôn trong độ tuổi lao động theo quy định của pháp luật (nam từ 15 đến 60
tuổi, nữ từ 15 đến 55 tuổi) có khả năng lao động. Lực lượng lao động ở nông
thôn là bộ phận của nguồn lao động ở nông thôn bao gồm những người trong độ
tuổi lao động có khả năng lao động, đang có việc làm và những người thất nghiệp
nhưng có nhu cầu tìm việc làm.
Tuy nhiên do đặc điểm, tính chất, mùa vụ của công việc ở nông thôn mà lực
lượng tham gia sản xuất nơng nghiệp khơng chỉ có những người trong độ tuổi lao
động mà cịn có những người trên hoặc dưới độ tuổi lao động tham gia sản xuất
với những cơng việc phù hợp với mình.
Đào tạo nghề cho lao động nông thôn là hoạt động trang bị kiến thức khoa
học kỹ thuật, kỹ năng nghề để nâng cao chất lượng lao động nông thôn, đáp ứng
yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn. Nhà nước tăng
cường đầu tư để phát triển đào tạo nghề cho lao động nơng thơn, có chính sách
bảo đảm thực hiện công bằng xã hội về cơ hội học nghề đối với mọi lao động
nơng thơn, khuyến khích, huy động và tạo điều kiện để toàn xã hội tham gia đào

tạo nghề cho lao động nông thôn (Nguyễn Ngọc Tuyến, 2015).
2.1.1.5. Các hình thức đào tạo nghề cho lao động nơng thôn
Đào tạo nghề cho lao động nông thôn với đối tượng đa dạng, có những đặc
điểm đặc thù. Vì vậy, đây là hoạt động phong phú và phức tạp, có thể phân thành
các hoạt động khác nhau, tùy theo tiêu chí phân loại có thể phân thành các hình
thức đào tạo nghề như sau:
- Theo mức độ truyền bá kiến thức có đào tạo nghề mới, đào tạo lại và bồi
dưỡng nâng cao tay nghề.

6


Đào tạo nghề mới: Là đào tạo những người chưa có nghề, gồm những
người đến tuổi lao động chưa học nghề, hoặc những người trong độ tuổi lao động
nhưng trước đó chưa được học nghề. Đào tạo mới nhằm đáp ứng nhu cầu tăng
thêm lao động có trình độ tay nghề cao cho xã hội.
Đào tao lại nghề: Là đào tạo đối với những người đã có nghề, có chun
mơn nhưng do yêu cầu mới của sản xuất và tiến bộ kỹ thuật dẫn đến việc thay đổi
cơ cấu ngành nghề, trình độ chun mơn, do đó cần phải đào tạo lại cho phù hợp.
Bồi dưỡng nâng cao tay nghề: Là q trình đào tạo cập nhật kiến thức cịn
thiếu, đã lạc hậu, bổ túc nghề, đào tạo thêm hoặc củng cố các kỹ năng nghề theo
từng nhóm chun mơn.
- Theo thời gian của đào tạo nghề và các kết quả người học đạt được có đào
tạo trình độ cao đẳng, trung cấp, sơ cấp và đào tạo thường xuyên (Nguyễn Ngọc
Tuyến, 2015).
Do đặc điểm, tính chất, đối tượng đặc thù nên đào tạo nghề cho lao động
nông thôn hiện nay đang áp dụng hai trình độ đào tạo là đào tạo trình độ sơ cấp
và đào tạo thường xuyên.
Thời gian đào tạo trình độ sơ cấp được thực hiện từ 03 tháng đến dưới 01
năm học nhưng phải bảo đảm thời gian thực học tối thiểu là là 300 giờ học đối

với người có trình độ học vấn phù hợp với nghề cần học (Bộ Lao động - Thương
binh và Xã hội, 2015a).
Đào tạo thường xuyên bao gồm: Chương trình đào tạo thường xuyên theo
yêu cầu của người học, chương trình bồi dưỡng, cập nhật, nâng cao kiến thức, kỹ
năng nghề nghiệp; Chương trình đào tạo theo hình thức cặp nghề, truyền nghề,
tập nghề; Chương trình chuyển giao cơng nghệ; Chương trình đào tạo khác có
thời gian đào tạo dưới 03 tháng có thời gian thực học từ 100 giờ đến dưới 300
giờ và thời gian khóa học (từ khi khai giảng đến khi bế giảng) dưới 3 tháng (Bộ
Lao động - Thương binh và Xã hội, 2015b).
2.1.2. Đặc điểm của Hội Nông dân tham gia đào tạo nghề cho lao động
nông thôn
2.1.2.1. Tổ chức Hội Nông dân Việt Nam
Hội Nông dân Việt Nam tiền thân là Nông hội đỏ được thành lập năm 1930.
Tại Hội nghị lần thứ Nhất, Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp tháng 10 năm
1930 tại Hương Cảng đã thông qua Nghị quyết về thành lập Tổng Nông hội

7


Đông Dương và thông qua Điều lệ Tổng Nông Hội Đơng Dương gồm 8 điều trong
đó nêu rõ mục đích nhằm ''Thống nhất hết thảy Tổng Nông Hội Đông Dương để
tranh đấu bênh vực quyền lợi hàng ngày của nông dân và để thực hiện cách mạng
thổ địa''. Tổ chức Nông hội phải theo hệ thống dọc: từ tổng Tổng Nông hội, huyện
Tổng Nông hội, tỉnh Tổng Nông hội, xứ Tổng Nông hội, Đông Dương Tổng Nông
hội. Cũng tại hội nghị này Điều lệ Nông hội làng được thông qua. Mục đích của
Nơng hội làng là đồn kết hết thảy bần và trung nông trong làng, liên hiệp với
nông dân và công nhân các nơi trong nước để đấu tranh chống áp bức, bóc lột,
bênh vực quyền lợi của nơng dân và thực hiện cách mạng ruộng đất.
Trải qua nhiều giai đoạn lịch sử, Hội Nông dân Việt Nam với nhiều tên gọi
khác nhau như: Nông hội, Nông dân cứu quốc hội, Hội Nông dân cứu quốc

Trung ương, Hội Liên hiệp Nông dân tập thể Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam.
Ngày 01/3/1988, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ra Quyết định số 42 – QĐ/TƯ
về việc đổi tên Hội Liên hiệp Nông dân tập thể Việt Nam thành Hội Nông dân
Việt Nam. Tại phiên họp ngày 17/01/1991, Bộ Chính trị đã đồng ý lấy ngày 14
tháng 10 năm 1930 làm ngày kỷ niệm thành lập Hội Nông dân Việt Nam.
Từ khi thành lập đến nay, Hội Nông dân luôn trung thành với Đảng và dân
tộc. Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa,
thực hiện đường lối đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam, Hội Nông dân Việt
Nam là trung tâm, nịng cốt cho phong trào nơng dân và cơng cuộc xây dựng
nông thôn mới.
Hội Nông dân Việt Nam được tổ chức rộng khắp trong cả nước từ Trung ương
tới cơ sở với trên 10,3 triệu hội viên. Cơ cấu tổ chức của Hội Nông dân gồm 4 cấp:
Trung ương; Cấp tỉnh (tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương); Cấp huyện (huyện,
quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh); Cấp cơ sở (xã, phường, thị trấn và tương
đương) (Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, 2015).

2.1.2.2. Đặc điểm của Hội Nông dân tham gia đào tạo nghề cho lao động
nông thôn
Điều lệ Hội Nông dân Việt Nam ghi rõ tổ chức Hội Nơng dân Việt Nam có
nhiệm vụ tổ chức các hoạt động dịch vụ, tư vấn, hỗ trợ, dạy nghề, khoa học công
nghệ giúp nông dân phát triển sản xuất, nâng cao đời sống, bảo vệ môi trường.
Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thơn đến năm 2020” được Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009, được
sửa đổi bổ sung theo Quyết định 971/QĐ-TTg ngày 01/7/2015 của Thủ tướng

8


Chính phủ giao nhiệm vụ cho tổ chức Hội Nơng dân xây dựng, biên soạn tài liệu
và tổ chức bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng tuyên truyền, vận động đối với đội ngũ

tuyên truyền viên là cán bộ của Hội Nơng dân. Hội Nơng dân Việt Nam chủ trì tổ
chức thực hiện công tác tuyên truyền, vận động nông dân tham gia học nghề; tư
vấn miễn phí về dạy nghề, việc làm, thành lập doanh nghiệp, trang trại và cơ sở
sản xuất, kinh doanh; làm đầu mối tham gia tổ chức đào tạo nghề cho lao động
nông thôn gắn với các mơ hình nơng dân sản xuất, kinh doanh giỏi, thực hiện giám
sát việc tổ chức đào tạo nghề cho lao động nơng thơn.
Ngày 10/5/2011, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 673/QĐ-TTg
quy định về việc Hội Nông dân Việt Nam trực tiếp thực hiện và phối hợp thực hiện
một số chương trình, đề án phát triển kinh tế, văn hố, xã hội nơng thơn giai đoạn
2011 - 2020, trong đó nêu rõ nhiệm vụ của Hội Nơng dân Việt nam “tổ chức các
lớp bồi dưỡng, đào tạo nghề nông (trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản …) theo tiêu
chuẩn học nghề ngắn hạn (trình độ sơ cấp, dạy nghề dưới 3 tháng hoặc dạy nghề
tại chỗ theo hình thức “cầm tay chỉ việc”) cho các đối tượng là hội viên, nông dân
trực tiếp làm nông nghiệp. Tham gia dạy nghề, liên kết dạy nghề và phối hợp đào
tạo liên thơng giữa các trình độ nghề cho lao động nơng thơn, góp phần đáp ứng
nhu cầu thị trường lao động.”
Tổ chức Hội Nông dân tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn thông
qua việc tham gia điều tra, khảo sát, nắm bắt nhu cầu học nghề của lao động
nông thôn, tuyên tuyền, tư vấn, vận động nông dân tham gia học nghề và trực
tiếp tổ chức hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn thông qua hệ thống
Trường Trung cấp nghề Hội Nông dân và các Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ
nông dân các tỉnh, thành phố; Phối hợp với các ngành chức năng, các trường, các
cơ sở dạy nghề khác để đào tạo nghề cho lao động nơng thơn. Bên cạnh đó Hội
Nơng dân Việt Nam còn được giao nhiệm vụ tham gia giám sát việc tổ chức đào
tạo nghề cho lao động nông thơn tại địa phương (Chính phủ, 2015).
2.1.3. Nội dung nghiên cứu
2.1.3.1. Hội Nông dân tham gia xác định nhu cầu đào tạo nghề của lao động
nơng thơn
Hội Nơng dân có hệ thống tổ chức từ Trung ương đến cơ sở xã, phường, thị
trấn. Tại các cơ sở, tổ chức Hội có các chi, tổ Hội gắn với các địa bàn dân cư. Là

tổ chức trực tiếp gắn hoạt động với hội viên, nông dân tại địa phương, Hội Nông
dân cơ sở có điều kiện nắm nhu cầu đào tạo nghề, tập huấn chuyển giao khoa học
kỹ thuật của lao động nông thôn tại địa phương.

9


Đề án 01-ĐA/ĐĐHND ngày 13/11/2009 về “Nâng cao vai trò, trách nhiệm
của Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam trong phát triển nông
nghiệp, xây dựng nông thôn mới và xây dựng giai cấp nông dân Việt Nam giai
đoạn 2010 - 2020” (sau đây gọi là Đề án 01) nêu rõ: “Hội Nông dân tham gia
điều tra, khảo sát nắm bắt nhu cầu học nghề của lao động nông thôn theo từng
nghề, từng khu vực và từng cấp trình độ đào tạo; xác định nhu cầu sử dụng lao
động nông thôn qua đào tạo nghề (số lượng, chất lượng, cơ cấu của các ngành
kinh tế, của các doanh nghiệp và thị trường lao động)…”.
Hàng năm, dưới sự chỉ đạo của UBND cấp xã, Hội Nông dân cấp trên, Hội
Nông dân cơ sở phối hợp với các tổ chức đoàn thể tại địa phương, cán bộ lao
động thương binh xã hội xã khảo sát, nắm nhu cầu đào tạo nghề của lao động
nông thôn tại địa phương. Việc đánh giá nhu cầu đào tạo nghề cho lao động nông
thôn tại địa phương được chi tiết theo từng nghề, trình độ đào tạo. Đây là cơ sở
quan trọng để Hội Nông dân tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại
địa phương.
2.1.3.2. Xây dựng kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn
Trên cơ sở khảo sát, nắm bắt nhu cầu đào tạo nghề của lao động nông thôn
tại địa phương, Hội Nông dân tỉnh tổng hợp nhu cầu trong toàn tỉnh, xây dựng kế
hoạch đào tạo nghề cho lao động nơng thơn tỉnh mình gửi Trung ương Hội Nông
dân Việt Nam, Sở Lao động thương binh và Xã hội, Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn. Hội Nông dân tỉnh giao Trung tâm Dạy nghề hoặc Ban Kinh tế Xã hội trực thuộc Hội Nông dân tỉnh làm đầu mối liên hệ với các sở, ngành,
trung ương xây dựng kế hoạch kinh phí, huy động các nguồn lực để tổ chức đào
tạo nghề cho lao động nông thôn.

Đối với cấp Trung ương, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam giao Trường
Trung cấp nghề Hội Nông dân, Văn phòng Trung ương Hội làm cơ quan tổng
hợp nhu cầu đào tạo nghề cho lao động nông thôn trong tồn quốc, xây dựng kế
hoạch kinh phí để tổ chức đào tạo nghề cho lao động nông thôn.
Căn cứ trên kế hoạch của Hội Nông dân tỉnh, nhu cầu của HND cơ sở,
HND các huyện (TP,TX) xây dựng kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nơng
thơn của huyện mình. Kế hoạch ĐTN của HND huyện bao gồm kế hoạch phối
hợp với Trung tâm Dạy nghề thuộc HND tỉnh để tổ chức các lớp ĐTN theo hệ
thống ngành dọc và kế hoạch phối hợp với các đơn vị dạy nghề khác để tổ chức
các lớp ĐTN cho LĐNT trên địa bàn.

10


×