Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Việc làm và đời sống của người lao động khu công nghiệp khai sơn thuận thành 3 tỉnh bắc ninh luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.79 MB, 107 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN THỊ DIỄM

VIỆC LÀM VÀ ĐỜI SỐNG CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG
KHU CÔNG NGHIỆP KHAI SƠN - THUẬN THÀNH 3,
TỈNH BẮC NINH
Chuyên ngành:

Quản lý kinh tế

Mã số:

60.34.04.10

Người hướng dẫn khoa học: TS. Mai Lan Phương

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2016



Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Diễm

ii


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc TS. Mai Lan Phương đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian
và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
môn Phát triển nông thôn, Khoa Kinh tế và Phát triển nông thơn - Học viện Nơng
nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và hồn
thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn sự tạo điều kiện về mọi mặt của lãnh đạo các ban
ngành và nhân dân và người lao động tại khu công nghiệp Khai Sơn – Thuận Thành 3
đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành
luận văn.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2016


Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Diễm

iii


MỤC LỤC
Lời cam đoan .................................................................................................................... ii
Lời cảm ơn ....................................................................................................................... iii
Mục lục ........................................................................................................................... iv
Danh mục viết tắt ............................................................................................................ vii
Danh mục bảng .............................................................................................................. viii
Danh mục hình .................................................................................................................. x
Trích yếu luận văn .......................................................................................................... xi
Thesis abstract ............................................................................................................... xiii
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 2

1.2.1.

Mục tiêu chung ................................................................................................... 2


1.2.2.

Mục tiêu cụ thể ................................................................................................... 2

1.3.

Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................. 3

1.4.

Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 3

1.4.1.

Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 3

1.4.2.

Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 3

1.5.

Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn......................................... 3

Phần 2. Tổng quan tài liệu ............................................................................................. 5
2.1.

Cơ sở lý luận ....................................................................................................... 5

2.1.1.


Một số khái niệm cơ bản .................................................................................... 5

2.1.2.

Nội dung đánh giá việc làm và đời sống của người lao động khu công nghiệp ........... 12

2.1.3.

Các yếu tố ảnh hưởng đến việc làm và đời sống của người lao độngkhu
cơng nghiệp....................................................................................................... 19

2.2.

Cơ sở thực tiễn .................................................................................................. 23

2.2.1.

Tình hình việc làm và đời sống của người lao động tại một số khu công
nghiệp trong nước. ............................................................................................ 23

2.2.2.

Một số nghiên cứu liên quan ............................................................................ 30

iv


Phần 3. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 32
3.1.


Đặc điểm nghiên cứu ........................................................................................ 32

3.1.1.

Đặc điểm tự nhiên – kinh tế – xã hội của khu công nghiệp Khai Sơn Thuận Thành 3 .................................................................................................. 32

3.2.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 34

3.2.1.

Phương pháp chọn điểm nghiên cứu ................................................................ 34

3.2.2.

Phương pháp thu thập thông tin ........................................................................ 34

3.2.3.

Phương pháp xử lí thơng tin ............................................................................. 37

3.2.4.

Phương pháp phân tích thơng tin ...................................................................... 37

3.2.5.

Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ............................................................................ 37


Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận .................................................................. 39
4.1.

Thực trạng việc làm và đời sống của người lao động khu công nghiệp
Khai Sơn – Thuận Thành 3 ............................................................................... 39

4.1.1.

Thực trạng chung về người lao động khu công nghiệp Khai Sơn - Thuận
Thành 3 ............................................................................................................. 39

4.1.2.

Thực trạng việc làm của người lao động ở khu công nghiệp Khai Sơn Thuận Thành 3 .................................................................................................. 42

4.1.3.

Thực trạng đời sống của người lao động ở khu công nghiệp Khai Sơn Thuận Thành 3 .................................................................................................. 60

4.2.

Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến việc làm và đời sống của người
lao động ở khu công nghiệp Khai Sơn – Thuận Thành 3 ................................. 72

4.2.1.

Các yếu tố ảnh hưởng đến việc làm của người lao động khu công nghiệp
Khai Sơn – Thuận Thành 3 ............................................................................... 72


4.2.2.

Các yếu tố ảnh hưởng đến đời sống của người lao động tại khu công
nghiệp Khai Sơn – Thuận Thành 3 ................................................................... 77

4.3.

Giải pháp pháp giải quyết vấn đề việc làm và nâng cao đời sống cho
người lao động ở khu công nghiệp Khai Sơn – Thuận Thành 3 ....................... 80

4.3.1.

Nhóm giải pháp liên quan đến chính sách ........................................................ 80

4.3.2.

Nhóm giải pháp liên quan đến doanh nghiệp ................................................... 83

4.3.3.

Nhóm giải pháp khác ........................................................................................ 83

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ...................................................................................... 84
5.1.

Kết luận............................................................................................................. 84

v



5.2.

Kiến nghị .......................................................................................................... 85

5.2.1.

Kiến nghị với nhà nước .................................................................................... 85

5.2.2.

Kiến nghị với địa phương ................................................................................. 85

Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 86

vi


DANH MỤC VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BH

Bảo hiểm

BHXH

Bảo hiểm xã hội


BHYT

Bảo hiểm y tế

CC

Cơ cấu

CP

Chính phủ

DN

Doanh nghiệp

GDP

Tổng sản phẩm trong nước

KCN

Khu công nghiệp

KCX

Khu chế xuất

KKT


Khu kinh tế



Lao động

PTNT

Phát triển nông thôn

SL

Số lượng

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

UBND

Ủy ban nhân dân

VN

Việt Nam

vii


DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1.

Số lượng các loại hình DN tại KCN Khai Sơn - Thuận Thành 3 .............. 33

Bảng 3.2.

Tình hình lao động tại KCN Khai Sơn – Thuận Thành 3.......................... 34

Bảng 3.3.

Các doanh nghiệp được điều tra ................................................................ 36

Bảng 4.1.

Thông tin chung của người lao động KCN Khai Sơn – Thuận Thành 3 ......39

Bảng 4.2.

Tình hình lao động của người lao động tại KCN Khai Sơn Thuận Thành 3 ........................................................................................... 41

Bảng 4.3.

Việc làm của người lao động tại KCN Khai Sơn - Thuận Thành 3 .......... 43

Bảng 4.4.

Công việc hiện tại của người lao động ...................................................... 45

Bảng 4.5.


Đánh giá sự phù hợp với vị trí cơng việc của người lao động................... 46

Bảng 4.6.

Tiền lương, thu nhập của người lao động KCN Khai Sơn –
Thuận Thành 3 ........................................................................................... 49

Bảng 4.7.

Đánh giá của người lao động về tiền lương ở KCN Khai Sơn Thuận Thành 3 ........................................................................................... 51

Bảng 4.8.

Mô tả một số vấn đề về phụ cấp cho người lao động KCN Khai Sơn
- Thuận Thành 3 ........................................................................................ 52

Bảng 4.9.

Tiền thưởng và phụ cấp của người lao động KCN Khai Sơn Thuận Thành 3 ........................................................................................... 53

Bảng 4.10. Thời gian làm việc trong ngày của người lao động KCN Khai Sơn Thuận Thành 3 ........................................................................................... 54
Bảng 4.11. Thời gian làm việc của người lao động KCN Khai Sơn –
Thuận Thành 3 ........................................................................................... 55
Bảng 4.12. Những quy định khi đi làm muộn.............................................................. 56
Bảng 4.13. Đánh giá về thời gian làm việc của người lao động KCN ......................... 56
Bảng 4.14. Tình hình tham gia bảo hiểm của người lao động KCN Khai Sơn Thuận Thành 3 ........................................................................................... 57
Bảng 4.15. Hình thức đào tạo lao động KCN Khai Sơn - Thuận Thành 3 .................. 58
Bảng 4.16. Đánh giá công tác đào tạo của DN KCN Khai Sơn – Thuận Thành 3 ...... 59
Bảng 4.17. Mức chi tiêu hàng tháng của người lao động tại KCN Khai Sơn Thuận Thành 3 ........................................................................................... 60
Bảng 4.18.


Tình hình chỗ ở của người lao động KCN Khai Sơn – Thuận Thành 3 .......61

viii


Bảng 4.19. Nơi sống hiện nay của người lao động KCN Khai Sơn –
Thuận Thành 3 ........................................................................................... 62
Bảng 4.20. Những thông tin mô tả nhà ở của người lao động KCN Khai Sơn Thuận Thành 3 ........................................................................................... 63
Bảng 4.21. Đánh giá của người lao động về nhà ở của họ........................................... 64
Bảng 4.22. Điều kiện sinh hoạt của người lao động KCN Khai Sơn –
Thuận Thành 3 ........................................................................................... 65
Bảng 4.23. Tiện nghi trong sinh hoạt của lao động KCN ............................................ 65
Bảng 4.24. Tiền ăn của người lao động tại các DN ..................................................... 66
Bảng 4.25. Thơng tin về vị trí nơi ở của người lao động ............................................. 67
Bảng 4.26. Đời sống tinh thần của lao động KCN Khai Sơn - Thuận Thành 3........... 68
Bảng 4.27. Sự khác nhau trong đời sống tinh thần của lao động nam và lao
động nữ ...................................................................................................... 69
Bảng 4.28. Đánh giá về đời sống tinh thần của người lao động KCN Khai Sơn Thuận Thành 3 ........................................................................................... 69
Bảng 4.29. Quan hệ của người lao động nơi khác với địa phương .............................. 70
Bảng 4.30. Ảnh hưởng của độ tuổi tới việc làm của người lao động trong KCN........ 72
Bàng 4.31. Ảnh hưởng của trình độ học vấn tới việc làm của người lao động
trong KCN ................................................................................................. 75
Bảng 4.32. Thông tin về điều kiện làm việc của người lao động ................................ 76
Bảng 4.33. Ảnh hưởng của thu nhập đến đời sống của người lao động ...................... 77
Bảng 4.34. Thời gian làm việc trung bình của người lao động trong KCN ................. 78
Bảng 4.35. Sự giúp đỡ của địa phương với người lao động tại KCN .......................... 79

ix



DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1. Tỷ lệ lao động được điều tra........................................................................... 44
Hình 4.2. Đánh giá vị trí cơng việc phù hợp với trình độ .............................................. 47
Hình 4.3. Đánh giá vị trí cơng việc phù hợp với sức khỏe ............................................. 48
Hình 4.4. Đánh giá vị trí cơng việc phù hợp với nhu cầu .............................................. 48
Hình 4.5. Tỷ lệ lao động quản lý theo giới tính ............................................................. 73
Hình 4.6. Tỷ lệ nhân viên văn phịng theo giới tính ....................................................... 74
Hình 4.7. Tỷ lệ lao động cơng nhân theo giới tính ......................................................... 74

x


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
1. Tên tác giả: Nguyễn Thị Diễm
2. Tên luận văn: “Việc làm và đời sống của người lao động khu công nghiệp Khai Sơn
- Thuận Thành 3, tỉnh Bắc Ninh”.
3. Ngành: Quản lý kinh tế

Mã số:

60.34.04.10

4. Cơ sở đào tạo: Học Viện Nông nghiệp Việt Nam
Trong quá trình đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thì các khu
cơng nghiệp, cụm cơng nghiệp phát triển rất nhanh. Bên cạnh những kết quả đạt được
sự phát triển về kinh tế thì cịn tồn tại một số vấn đề đáng chú ý: điều kiện làm việc, tiền
lương, nhà ở, tay nghề kỹ thuật, sinh hoạt, hưởng thụ văn hóa, văn nghệ...cho người lao
động tại các khu cơng nghiệp. Khu công nghiệp Khai Sơn – Thuận Thành 3, tỉnh Bắc
Ninh cũng khơng ngoại lệ. Vì điều kiện về thời gian không cho phép, trong nghiên cứu

này chúng tôi tập trung phân tích, đánh giá thực trạng tình hình việc làm và đời sống
của người lao động khu công nghiệp Khai Sơn – Thuận Thành 3, Tỉnh Bắc Ninh từ đó
đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện điều kiện việc làm và đời sống cho người lao
động ở khu công nghiệp Khai Sơn – Thuận Thành 3, Tỉnh Bắc Ninh trong thời gian tới.
Tương ứng với đó là mục tiêu cụ thể bao gồm: (1) Hệ thống hóa cơ sở lí luận và thực
tiễn về vấn đề lao động, việc làm, đời sống của người lao động tại khu công nghiệp; (2)
Đánh giá thực trạng việc làm và đời sống của người lao động tại khu công nghiệp Khai
Sơn - Thuận Thành 3; (3) Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến việc làm và đời sống
của người lao động ở khu công nghiệp Khai Sơn - Thuận Thành 3; (4) Đề xuất một số
giải pháp chủ yếu nhằm cải thiện điều kiện việc làm và đời sống cho người lao động ở
khu công nghiệp Khai Sơn - Thuận Thành 3.
Trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng linh hoạt giữa số liệu thứ cấp và sơ cấp
để đưa ra các phân tích nhận định. Trong đó số liệu thứ cấp thu thập từ nguồn báo cáo
văn bản liên quan đến tình hình lao động tại khu công nghiệp Khai Sơn – Thuận Thành
3. Số liệu sơ cấp được thu thập bằng các phiếu điều tra người lao động tại một số công
ty lớn thuộc các loại hình doanh nghiệp khác nhau trong khu cơng nghiệp Khai Sơn –
Thuận Thành 3. Chúng tôi sử dụng các phương pháp chọn điểm nghiên cứu, xử lý thơng
tin, phân tích thông tin và hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu để đánh giá thực trạng việc

xi


làm và đời sống cho người lao động ở khu công nghiệp Khai Sơn - Thuận Thành 3 cũng
như phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc làm và đời sống cho người lao động ở khu
công nghiệp Khai Sơn - Thuận Thành 3.
Qua đánh giá thực trạng việc làm và đời sống cho người lao động ở khu công
nghiệp Khai Sơn - Thuận Thành 3 cho thấy người lao động đang sống và làm việc trong
những điều kiện chưa được tốt. Tại các doanh nghiệp có 100% vốn nước ngồi thì điều
kiện làm việc của người lao động tốt hơn, tuy nhiên thì áp lực cơng việc của họ rất lớn.
Cịn các doanh nghiệp trong nước thì điều kiện làm việc không tốt tuy nhiên áp lực công

việc không lớn. Đa số người lao động sống tại khu công nghiệp đều sống tại các khu nhà
trọ không đầy đủ tiện nghi, an ninh khơng tốt, ít được tham gia các hoạt động giải trí sau
giờ làm. Các yếu tố chính ảnh hưởng đến việc làm và đời sống cho người lao động ở khu
công nghiệp Khai Sơn - Thuận Thành 3 bao gồm: (1) Độ tuổi; (2) Giới tính; (3) Trình độ
học; (4) Mơi trường và điều kiện làm việc; (5) Mối quan hệ nơi làm việc; (6) Thu nhập;
(7) Thời gian làm việc; (8) Địa phương nơi cư trú; (9) Điều kiện chăm sóc sức khỏe.
Trong các yêu tố này chúng tôi thấy thu nhập là yếu tố có ảnh hưởng lớn nhất.
Thơng qua nghiên cứu chúng tôi đưa ra những giải pháp cải thiện điều kiện việc
làm và đời sống cho người lao động ở khu công nghiệp Khai Sơn – Thuận Thành 3 như
sau: (1) Hồn thiện chính sách tiền lương phù hợp với thị trường lao động; (2) Tăng
cường kiểm tra giám sát vấn đề trả lương cho người lao động của doanh nghiệp; (3) Tổ
chức phổ biến, tuyên truyền rộng rãi chủ trương, những ưu đãi của Nhà nước để tạo bước
đột phá vào lĩnh vực xây dựng nhà ở công nhân, khuyến khích xã hội hóa đầu tư; (4) Hỗ
trợ và tìm kiếm thêm nhà đầu tư, thống nhất quản lý, cải cách thủ tục hành chính, đẩy
nhanh tiến độ đầu tư đối với các dự án phục vụ khu công nghiệp; (5) Ưu tiên nguồn vốn
ngân sách cho xây dựng hạ tầng công cộng; (6) Phát triển Tổ chức Đảng cơ sở và tổ chức
cơng đồn trong doanh nghiệp; (7) Một số giải pháp khác liên quan đến doanh nghiệp.

xii


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Nguyen Thi Diem
Thesis title: “Jobs and life of laborers in industrial zone Khai Son - Thuan Thanh 3,
Bac Ninh province”.
Major: Economic Management

Code: 60.34.04.10

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture


Research Objectives:
In process of promoting Vietnam industrialization mordernization, industrial
zones have developed significantly. Beside achievements of economic development,
there were remarkable limitations: working condition, salary, housing, professional
skill, daily life, cultural, musical enjoyment...of laborer in industrial zones including
Khai Son - Thuan Thanh 3 industrial zone. Because of time limit, in this research, I
focused mainly on analyzing, evaluating situation of current job and life of laborer in
industrial zone Khai son - Thuan Thanh 3, Bac Ninh province, from that proposed
solutions in order to improve working condition and daily life of laborers in this
industrial zone. Accordingly, specific objectives included (1) systemize rational and
practical background about labor, job, life of laborer in industrial zone; (2) evaluated
situation of job and life of laborer in industrial zone Khai Son - Thuan Thanh; (4)
proposed key solutions to improve working condition and daily life for laborer in Khai
Son - Thuan Thanh 3 industial zone.
Materials and Methods
In this research, we applied flexibly primary and secondary data to come up with
analysis comments. Secondary data collected from reports, static reports, doucuments
related to situation of working labor in industrial zone Khai Son - Thuan Thanh 3.
Primary data were collected by taking questionare to laborers at some big companies in
various fields of business operation. We applied methods of choosing research location,
analyzing information and system of research indicators to evaluate situation of working
job and daily life of laborer in Khai Son - Thuan Thanh 3 industrial zone. We analyze
data by using SPSS 20.0 and excel software and then using analysis methods
Descriptive statistic, comparable methods evaluate situation as well as influencing
factors of awareness and behavior vegetable producers in employing herbicides in Yen
Khanh district.

xiii



Main Findings and Conclusions
According to situation evaluation of job and life of laborer in Khai Son - Thuan
Thanh 3 industrial zone, laborer has not been working and living in good condition.
Laborers working in companies with 100% foreign capital had good working condition
and high working pressure. Conversely, laborers working in Vietnamese companies had
low working condition and low working pressure. Laborers working in industrial zone
lived mostly inconvenient condition, low security, low entertained activities after
working time. Main factors influencing to job and life of laborer in Khai Son - Thuan
Thanh 3 industrial zone included: (1) age; (2) Gender; (3) education level; (4) working
environment and condition; (5) working relationship; (6) income; (7) working time; (8)
present living place; (9) health care condition. Among these factors, income is the most
influencing factor.
After research, I proposed solutions to improve job and life condition of laborer
in Khai Son - Thuan Thanh 3 such as: (1) Accomplishing resonable salary policy with
labor market; (2) Enhancing inspection on employee's salary payment of companies; (3)
Organizing widely porpaganda activities about orientaion, priorities, subsidies of
government to make a breakthrough into field of constructing employee's housing,
encouraging to socialize investment; (4) Supporting and finding investors, consisting
management system, improve administrative procedures, motivating progress of
investment on sub projects serving industrial zone; (5) Making priority national budget
to constructing public infrastructure; (6) Developing Social Party unit and labor union
inside enterprise; (7) Other solutions related to enterprise.

xiv


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong q trình đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, với

mục tiêu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng
hiện đại. Thực hiện mục tiêu đó, việc phát triển các khu cơng nghiệp, cụm cơng
nghiệp là tất yếu và đó là xu thế tích cực tạo nên động lực mới cho nền kinh tế.
Việc phát triển này kéo theo cấu trúc kinh tế, đất đai, lao động thay đổi, tác động
mạnh mẽ đến đời sống của người dân.
Sự phát triển của các khu công nghiệp tỷ lệ thuận với sự gia tăng số lượng
của các lao động. Trong thời gian qua việc xây dựng các khu công nghiệp ở nước
ta đã đạt được những thành cơng bước đầu như: góp phần nâng cao thu nhập
quốc dân, ổn định đời sống kinh tế - xã hội; tạo điều kiện để phát triển các ngành
kinh tế công nghệ cao…; tạo ra một lượng công ăn việc làm lớn, góp phần giải
quyết có hiệu quả cơng tác xóa đói giảm nghèo, giảm nạn thất nghiệp; góp phần
đào tạo đội ngũ cơng nhân mới, có trình độ kỹ thuật, kỷ luật cao.
Cùng với việc đẩy mạnh hình thành các khu, cụm cơng nghiệp thì số lao
động nơng nghiệp khơng cịn đất sản xuất ngày càng tăng lên, kéo theo đó là
nhiều vấn đề có liên quan đến đời sống, việc làm và thu nhập của người dân ven
các khu, cụm công nghiệp. Bên cạnh những kết quả đạt được sự phát triển của
các khu công nghiệp vẫn còn tồn tại một số vấn đề đáng chú ý như: điều kiện làm
việc, tiền lương, nhà ở, tay nghề kỹ thuật, sinh hoạt, hưởng thụ văn hóa, văn nghệ
cho công nhân và người lao động tại các doanh nghiệp. Vấn đề này phổ biến ở
hầu hết các địa phương trong cả nước, vì vậy việc nghiên cứu vấn đề việc làm và
đời sống của người lao động tại các khu cơng nghiệp là rất cần thiết.
Đã có một số nghiên cứu liên quan tới vấn đề việc làm và đời sống của
người lao động trong các khu công nghiệp. Theo Lê Trọng và Nguyễn Minh
Ngọc (2001) đã khảo sát đời sống và điều kiện làm việc của lao động nữ ngành
dệt may, qua nghiên cứu cho thấy công nhân nữ ngành dệt may đang phải làm
việc trong điều kiện hết sức khó khăn, nóng bức, bụi, chật hẹp và thiếu ánh
sáng…trong khi đó họ thường xuyên phải tăng ca; đồng lương nhận được hàng
tháng không đảm bảo cho cuộc sống hàng ngày. Nghiên cứu của Nguyễn Thị
Nhiệm (1998) cũng chỉ ra rằng công nhân nữ luôn phải làm việc trong những


1


điều kiện không đảm bảo, luôn phải chịu áp lực nặng từ công việc. Các nghiên
cứu đã phần nào chỉ ra được thực trạng việc làm và đời sống của người lao động
tại các doanh nghiệp, tuy nhiên lao động tại các khu cơng nghiệp có những đặc
thù riêng có nhiều doanh nghiệp gần nhau nên số lượng lao động tập trung làm
việc ở đây rất lớn gây nên áp lực về vấn đề việc làm và đời sống của họ. Vậy việc
làm và đời sống của người lao động tại các khu công nghiệp như thế nào? Để trả
lời câu hỏi trên, thay vì nghiên cứu tại các khu công nghiệp trên cả nước, nghiên
cứu này chỉ tập trung nghiên cứu vào một khu công nghiệp cụ thể là khu công
nghiệp Khai Sơn – Thuận Thành 3.
Khu công nghiệp Khai Sơn - Thuận Thành 3 thuộc địa phận xã Thanh
Khương, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Khu công nghiệp nằm ở vị trí chiến
lược hết sức quan trọng trong vùng tam giác kinh tế trọng điểm phía Bắc Hà Nội
– Hải Phòng – Quảng Ninh, nằm trong vành đai 4 của Hà Nội, cách trung tâm
thành phố Hà Nội 20 km về phía Đơng Bắc. Những năm qua, khu công nghiệp
Khai Sơn không ngừng phát triển và thu hút được một số lao động lớn trong và
ngoài tỉnh về làm việc. Vấn đề môi trường việc làm, chế độ đãi ngộ…cho người
lao động có nhiều bất cập. Vấn đề xây dựng nhà ở, nơi sinh hoạt, chợ, trường
học, y tế…cho người lao động gần như chưa được đặt ra trong quy hoạch xây
dựng, các doanh nghiệp xây dựng nhà máy cũng không xây các ký túc xá cho
người lao động. Người lao động phải tự bươn trải mà sống.
Xuất phát từ những lý do trên, đề tài: “Việc làm và đời sống của người
lao động khu công nghiệp Khai Sơn - Thuận Thành 3, tỉnh Bắc Ninh” được
lựa chọn làm luận văn thạc sỹ chuyên ngành quản lý kinh tế là có ý nghĩa cả về
mặt lý luận và thực tiễn.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá về thực trạng việc làm và đời sống của người lao động khu công

nghiệp Khai Sơn - Thuận Thành 3 để từ đó đưa ra những giải pháp cải thiện việc
làm và đời sống của người lao động.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lí luận và thực tiễn về vấn đề lao động, việc
làm, đời sống của người lao động tại khu công nghiệp;

2


- Đánh giá thực trạng việc làm và đời sống của người lao động tại khu công
nghiệp Khai Sơn - Thuận Thành 3;
- Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến việc làm và đời sống của người lao
động ở khu công nghiệp Khai Sơn - Thuận Thành 3;
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm cải thiện điều kiện việc làm và đời
sống cho người lao động ở khu công nghiệp Khai Sơn - Thuận Thành 3.
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
- Thực trạng điều kiện việc làm và đời sống của người lao động ở khu
công nghiệp Khai Sơn - Thuận Thành 3 như thế nào?
- Những yếu tố nào ảnh hưởng đến việc làm và đời sống của người lao
động ở khu công nghiệp Khai Sơn - Thuận Thành 3?
- Một số vấn đề nảy sinh khi người lao động sống và làm việc tại địa
phương là gì?
- Để giải quyết tốt những vấn đề trong việc làm và đời sống người lao
động thì cần phải làm gì?
1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu các vấn đề về đời sống và việc làm của người lao động làm
việc tại các doanh nghiệp trong khu công nghiệp Khai Sơn - Thuận Thành 3.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về không gian: Đề tài được thực hiện trên địa bàn khu công

nghiệp Khai Sơn - Thuận Thành 3.
- Phạm vi về thời gian:
+ Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 11/2015 – 10/2016
+ Các số liệu điều tra và phân tích được lấy từ năm 2011 đến 2014
1.5. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
Đề tài đã hệ thống hóa được cơ sở lý luận và thực tiễn về vấn đề lao động,
việc làm và đời sống của người lao động khu công nghiệp. Đề tài này nghiên cứu
người lao động thuộc ba loại hình doanh nghiệp khác nhau: (1) Doanh nghiệp
Việt Nam, (2) Doanh nghiệp liên doanh, (3) Doanh nghiệp 100% vốn nước
ngồi, từ đó có thể thấy được sự khác nhau về điều kiện làm việc cũng như điều

3


kiện sống của người lao động khi làm việc tại các doanh nghiệp khác nhau. Đề
tài cũng tập trung đánh giá thực trạng việc làm và đời sống của người lao động
tại khu công nghiệp Khai Sơn – Thuận Thành 3. Từ việc phân tích các yếu tố ảnh
hưởng đến việc làm và đời sống của người lao động ở khu công nghiệp Khai Sơn
– Thuận Thành 3, đề tài đã đưa ra được một số giải pháp nhằm cải thiện điều
kiện việc làm và đời sống cho người lao động tại khu công nghiệp Khai Sơn –
Thuận Thành 3.

4


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Một số khái niệm cơ bản
2.1.1.1. Khái niệm về việc làm
Việc làm là một phạm trù tổng hợp liên kết các q trình kinh tế, xã hội và

nhân khẩu, nó thuộc các vấn đề chủ yếu của toàn bộ đời sống xã hội. Tùy theo
những cách tiếp cận mà người ta có những khái niệm khác nhau về việc làm:
Điều 13 Chương II Bộ luật lao động quan niệm rằng: “Mọi hoạt động lao
động tạo ra nguồn thu nhập không bị pháp luật ngăn cấm đều được thừa nhận là
việc làm”. (Luật lao động, 1994)
Việc làm là q trình khơng thể thiếu khi nói đến q trình lao động,
khơng có việc làm thì khơng thể có sự làm việc. Đối với người lao động, việc
làm là điều được quan tâm đầu tiên và đồng thời là điều quan tâm suốt cả cuộc
đời. (Diệp Thành Nguyên, 2010)
Từ các khái niệm trên, có thể hiểu việc làm là tác động qua lại giữa hoạt
động của con người với những điều kiện vật chất kỹ thuật và môi trường tự
nhiên, tạo ra giá trị vật chất và tinh thần mới cho bản thân và xã hội, đồng thời
những hoạt động lao động phải trong khn khổ pháp luật cho phép. Nói cách
khác, việc làm là tổng thể các hoạt động kinh tế có liên quan đến thu nhập và đời
sống dân cư. Trong điều kiện hiện nay thì việc làm là hoạt động lao động có ích,
khơng bị pháp luật ngăn cấm, tạo thu nhập hoặc lợi ích cho bản thân, gia đình
người lao động hoặc cho cộng đồng nào đó.
Ở đây, khái niệm việc làm được mở rộng và tạo ra khả năng to lớn giải
phóng sức lao động, giải quyết việc làm cho nhiều người đồng thời quan niệm
trên cịn thích ứng với nền kinh tế thị trường, mặt khác nó giới hạn hoạt động lao
động theo những chế định của pháp luật, ngăn chặn những hoạt động có hại cho
cộng đồng và xã hơi.
Vai trị của giải quyết việc làm
Việc làm và giải quyết việc làm có một ý nghĩa vô cùng to lớn đối với sự
phát triển của một nền kinh tế, bởi vì sự phát triển kinh tế phụ thuộc vào vấn đề
sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên, nguồn nhân lực và nguồn vốn,

5



trong đó việc sử dụng nguồn nhân lực có vai trị quan trọng và quyết định sự phát
triển đó.
Lịch sử phát triển của xã hội loài người cho thấy, bất cứ một quốc gia nào
đều có nhu cầu sử dụng hợp lý nguồn lao động của mình, để khai thác tài nguyên
thiên nhiên, phát triển kinh tế của đất nước. Người lao động là một nguồn lực
quan trọng, là một trong những yếu tố cơ bản để phát triển. Mọi chủ trương
đường lối, chính sách và biên pháp nếu có sự sai phạm thì người lao động rất có
thể trở thành gánh nặng, thậm chí gây trở ngại tổn thất cho nền kinh tế.
Nếu chúng ta sử dụng hợp lý nguồn lao động, tức là tạo công ăn việc làm
đầy đủ cho người lao động thì sẽ làm cho người lao động có thu nhập tăng lên.
Bên cạnh đó thì sức mua cũng tăng lên, thúc đẩy sản xuất phát triển. Trong tổng
thể nền kinh tế, sản lượng ngày càng tăng thúc đẩy tốc độ và quy mô tăng trưởng
kinh tế.
Việc làm là vấn đề mang tính chất xã hội, mỗi con người khi trưởng thành
đều có nhu cầu và mong muốn làm việc. Việc làm có ý nghĩa rất quan trọng, đem
đến thu nhập cho mỗi cá nhân, hạn chế sự phân hóa giàu nghèo giữa các vùng,
giữa thành thị và nông thôn và giữa các tầng lớp nhân dân. Mặt khác, có việc làm
đầy đủ thì các tệ nạn xã hội có thể giảm bớt đồng thời cịn xóa đói giảm nghèo.
Vì vậy, việc làm là một trong những vấn đề nổi cộm, thiết thực nhất mà hiện nay
cần được quan tâm giải quyết nhất là ở khu vực nông thôn.
2.1.1.2. Khái niệm về đời sống
Đời sống xã hội là tổng thể các hiện tượng phát sinh do sự tác động lẫn
nhau của các chủ thể xã hội và cộng đồng tồn tại trong những không gian và thời
gian nhất định, là tổng thể hoạt động của xã hội nhằm đáp ứng các nhu cầu của
con người. Thông qua các hoạt động của các bộ phận cấu trúc xã hội, mỗi các
nhân bằng nỗ lực của mình tạo dựng cuộc sống riêng cho mình. Cuộc sống của
cá nhân trước hết phụ thuộc vào bản thân họ như: sức khỏe, trí thơng minh, nhân
cách, sự cần cù, bền bỉ trong học tập và lao động, các đặc tính tâm lý cá nhân.
Tiếp đó, phụ thuộc vào mơi trường và hồn cảnh xã hội như: gia đình, xóm làng,
nhà trường, các tổ chức xã hội và các điều kiện sống và làm việc. Đời sống của

xã hội là tổng hòa đời sống của cá nhân, đồng thời là hệ thống các quan hệ tương
tác phức tạp của cá nhân, gia đình, các nhóm xã hội trong q trình phát triển xã
hội. Trong xã hội hiện đại, mức chun mơn hóa xã hội rất cao, mỗi cá nhân chỉ

6


thực hiện một dạng lao động nhất định để có thu nhập đảm bảo đời sống của
mình. Do vậy, xã hội tạo thành hệ thống phân công lao động mạnh và trao đổi
thương mại phát triển rộng khắp (Nguyễn Thị Lan Anh, 2011).
2.1.1.3. Khái niệm về lao động
Lao động là hoạt động có mục đích của con người nhằm tạo ra những sản
phẩm vật chất và tinh thần cho xã hội (Hoàng Phê, 2002).
Khái niệm này nhấn mạnh nhiều vào hoạt động sản xuất vật chất tạo của
cải vật chất cho sự phát triển của xã hội. Thực tế, hoạt động lao động của con
người được thực hiện trên nhiều lĩnh vực hết sức phong phú và đa dạng, như
nghiên cứu khoa học, hoạt động văn hố nghệ thuật... Vì vậy, khái niệm này chưa
thể hiện rõ được hết các hoạt động lao động của con người.
Lao động là hoạt động quan trọng nhất của con người, tạo ra của cải vật
chất và các giá trị tinh thần của xã hội. Lao động có năng suất, chất lượng và hiệu
quả cao là yếu tố quyết định sự phát triển của đất nước. Lao động là hoạt động có
ý thức, có mục đích của con người nhằm tạo ra một giá trị sử dụng nhất định.
Nhờ có lao động mà con người tách mình ra khỏi thế giới động vật, đồng thời
biết vận dụng quy luật của thiên nhiên để chinh phục lại thiên nhiên (Diệp Thành
Nguyên, 2010).
Hoạt động lao động của con người có vai trị hết sức quan trọng. Trong
lao động sản xuất ra của cải vật chất, con người luôn tác động vào các vật chất
của tự nhiên, biến đổi nó cho phù hợp với nhu cầu của con người. Trong q
trình đó, con người ngày càng phát hiện được những đặc tính, những quy luật của
thế giới tự nhiên, từ đó họ cũng khơng ngừng thay đổi phương thức tác động vào

thế giới tự nhiên, cải tiến các thao tác và công cụ lao động sao cho hoạt động của
họ ngày càng hiệu quả hơn. Như vậy, con người và tự nhiên có mối quan hệ biện
chứng hữu cơ với nhau trong quá trình con người phát triển hướng tới một xã hội
văn minh và hiện đại. Trong lao động con người không chỉ nâng cao được trình
độ hiểu biết về thế giới tự nhiên mà cịn cả những kiến thức về xã hội và nhân
cách đạo đức. Lao động là điều kiện tiên quyết cho sự tồn tại và phát triển xã hội.
2.1.1.4. Sức lao động
Sức lao động là tồn bộ thể lực, trí lực và tâm lực tồn tại trong con người.
Thể lực, trí lực và tâm lực đó đem ra vận dụng trong quá trình lao động để tạo ra
của cải vật chất và những giá trị tinh thần của xã hội.

7


Sức lao động là năng lực tiềm ẩn trong mỗi người lao động, đánh giá năng
lực đó là hết sức phức tạp. Tuy nhiên, người ta thường dùng ba tiêu chí cơ bản
sau để đánh giá:
Một là thể lực, con người có sức khoẻ tốt thì mới có khả năng lao động
với năng suất cao và học tập đạt kết quả tốt. Ở các nước đang phát triển nói
chung, đặc biệt là ở các vùng nông thôn, người lao động thường có thể lực hạn
chế do mức sống thấp. Sức khoẻ kém dẫn đến năng suất lao động thấp, năng suất
lao động thấp lại dẫn đến mức sống thấp, mức sống thấp ảnh hưởng đến thể lực
và khả năng học tập, điều đó lại làm cho năng suất lao động thấp...đó là cái vịng
luẩn quẩn cần phải phá bỏ. Muốn phá bỏ cái vịng luẩn quẩn đó thì điều mấu chốt
là phải tạo việc làm và tăng thu nhập cho lao động nông thôn, đảm bảo cho người
dân được tiếp cận với một nền giáo dục ngày càng cao và sự chăm sóc y tế ngày
càng đầy đủ, thực hiện cơng nghiệp hố và hiện đại hố nơng nghiệp, nơng thôn,
xây dựng nông thôn mới văn minh hiện đại.
Hai là tâm lực, tâm lực là nhân cách, là đạo đức và lối sống của con người,
là phương thức cư sử của con người với cộng đồng và xã hội. Hiện nay, tâm lực

là yếu tố được coi trọng hàng đầu vì đạo đức và lối sống là cái gốc của con
người. Con người có đạo đức tốt, lối sống lành mạnh, có trách nhiệm với cộng
đồng thì thơng qua rèn luyện có thể nâng cao được thể lực và trí lực của mình.
Người có tâm lực kém thì chỉ có ảnh hưởng xấu đối với xã hội. Thể lực càng tốt,
trí lực càng cao mà tâm lực khơng có thì tác hại gây ra cho xã hội càng lớn. Như
Bác Hồ đã nói, người có tài mà khơng có đức thì chỉ phá hoại. Vì vậy, để nâng
cao chất lượng nguồn lao động thì phải ln quan tâm đến việc rèn luyện đạo đức
và lối sống, tác phong và nhân cách cho người lao động. Tạo cho người lao động
phong cách lao động cần cù sáng tạo, biết trân trọng những giá trị của lao động
chân chính, biết thương yêu giúp đỡ nhau trong lao động, có trách nhiệm với
cộng đồng và xã hội. Đó là điều kiện quan trọng nhất để phát triển nhanh chóng
và tồn diện nền kinh tế - xã hội nói chung và phát triển nơng thơn nói riêng.
Ba là trí lực, trí lực là trình độ văn hố và chun mơn của người lao
động, là trình độ hiểu biết của con người được áp dụng trong quá trình lao động
nhằm đạt năng suất lao động cao. Ngày nay, khi khoa học kỹ thuật trở thành lực
lượng lao động trực tiếp, khi hàm lượng chất xám ngày càng cao trong giá trị của
sản phẩm thì trình độ văn hố và chun mơn của người lao đơng có vai trị hết
sức quan trọng. Người lao động có trình độ văn hố và chun mơn cao mới có
thể tiếp cận và áp dụng có hiệu quả những tiến bộ của khoa học và công nghệ, từ

8


đó sẽ tạo được hiệu quả cao trong lĩnh vực hoạt động của mình. Như vậy, để có
nguồn lao động có chất lượng cao cần phải bồi dưỡng người lao động một cách
toàn diện cả về thể lực, tâm lực và trí lực. Về cơ bản và lâu dài là phải xây dựng
và phát triển một nền giáo dục có chất lượng cao và đảm bảo cho toàn dân đều có
khả năng được cung cấp dịch vụ giáo dục tiên tiến.
2.1.1.5. Khái niệm về người lao động khu công nghiệp
- Khái niệm về người lao động:

Người lao động là người ít nhất đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động,
làm việc theo hợp đồng lao động, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành
của người sử dụng lao động (Luật lao động, 2012).
- Khái niệm về người lao động trong khu công nghiệp:
Người lao động trong KCN là những người ít nhất đủ 15 tuổi trở lên, có
khả năng lao động, làm việc theo hợp đồng lao động, được trả lương và chịu sự
quản lý, điều hành của người sử dụng lao động; là những người làm việc cho các
cơng ty, xí nghiệp trong KCN.
2.1.1.6. Khái niệm về khu công nghiệp
a. Khái niệm khu công nghiệp
Vào những năm cuối thế kỉ XIX, KCN đã được hình thành ở một số nước
tư bản phát triển. Năm 1896, xuất hiện KCN đầu tiên ở Traffort Park thành phố
Manchester nước Anh. Sau đó KCN lần lượt được thành lập ở các nước khác như
Mỹ năm 1899, Italia năm 1904 và kể từ những năm 50 thế kỷ XX thì KCN thực
sự được bùng nổ, trở thành phổ biến ở các nước.
Ngày nay, khu công nghiệp xuất hiện ở hầu hết các quốc gia trên thế giới.
Mặc dù thuật ngữ khu công nghiệp được sử dụng khá phổ biến nhưng bản thân
nó lại bao hàm nhiều hình thức tổ chức và tính chất hoạt động khác nhau. Khái
niệm về khu cơng nghiệp chưa thực sự có sự thống nhất và cịn có nhiều quan
niệm khác nhau:
Theo quan niệm của các nhà quản lý Thái Lan và một số nhà kinh tế học
các nước công nghiệp thế hệ thứ hai Đông Nam Á như Malaysia, Philippines cho
rằng khu công nghiệp là thành phố cơng nghiệp, một cộng đồng hồn chỉnh,
được quy hoạch đầy đủ các tiện nghi đa dạng, có hệ thống cơ sở hạ tầng hoàn
hảo, hệ thống xử lý nước thải, hệ thống thương mại, hệ thống thông tin liên lạc,
bệnh viện, trường học và khu chung cư, … (Đặng Văn Thắng, 2006).

9



Theo quan điểm của Tổ chức phát triển công nghiệp Liên hợp quốc
(UNIDO) trong tài liệu KCX ở các nước đang phát triển cơng bố năm 1990, thì
khu cơng nghiệp là khu vực tương đối nhỏ, phân cách về mặt địa lý trong một
quốc gia nhằm mục tiêu thu hút đầu tư vào các ngành công nghiệp hướng về xuất
khẩu bằng cách cung cấp cho các ngành công nghiệp này những điều kiện về đầu
tư mậu dịch thuận lợi đặc biệt so với phần lãnh thổ còn lại của nước chủ nhà.
Trong đó đặc biệt là KCX cho phép nhập khẩu hàng hóa dung cho sản xuất để
xuất khẩu miễn thuế.
Theo Nghị định của Chính phủ số 29/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 03 năm
2008 quy định về KCN, KCX và KKT thì khái niệm về KCN được hiểu như sau:
Khu cơng nghiệp là khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện
dịch vụ cho sản xuất cơng nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập
theo điều kiện, trình tự và thủ tục quy định của Chính phủ.
Khu chế xuất là khu công nghiệp chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, thực
hiện dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu, có ranh giới
địa lý xác định, được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục áp dụng đối với
khu công nghiệp theo quy định của Chính phủ.
Khu cơng nghiệp và khu chế xuất được gọi chung là khu công nghiệp, trừ
trường hợp quy định cụ thể.
b. Đặc điểm của khu công nghiệp
Việc thành lập các KCN có tác động nhiều mặt đối với sự phát triển kinh
tế - xã hội của đất nước như tổ chức cơ cấu lại kinh tế của vùng lãnh thổ, bố trí
dân cư, bảo vệ mơi trường, nâng cao mức sống nhân dân, phát triển cơ sở hạ
tầng kỹ thuật và xã hội cho khu vực. Khu cơng nghiệp có những đặc điểm cơ
bản sau đây:
Là khu vực tập trung nhiều doanh nghiệp, xí nghiệp cơng nghiệp trong
một khu vực có ranh giới rõ ràng, sử dụng chung kết cấu hạ tầng như hệ thống
cung cấp điện, nước; chung hệ thống xử lý nước thải, khí thải và các loại chất
thải khác; chung giá thành sử dụng cơ sở hạ tầng và các dịch vụ liên quan. Đầu ra
của các doanh nghiệp cịn có thể gắn bó với nhau như sản phẩm của nhà máy này

còn là linh kiện phụ tùng cho sản phẩm của nhà máy kia, hoặc là nguyên liệu cho
nhà máy kia… Vì vậy, các xí nghiệp này tiết kiệm được tối đa chi phí sản xuất,
hạ giá thành sản phẩm, cũng chính là tiết kiệm được chi phí cho xã hội.

10


Các doanh nghiệp trong KCN được hưởng quy chế riêng và ưu đãi riêng
theo quy định của Chính phủ và cơ quan địa phương sở tại, có chính sách kinh tế
đặc thù, ưu đãi nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngồi, tạo mơi trường đầu tư thuận
lợi hấp dẫn cho phép các nhà đầu tư nước ngoài sử dụng những phạm vi đất đai
nhất định trong khu công nghiệp để thành lập các nhà máy, xí nghiệp, các cơ sở
kịn tế, dịch vụ với những ưu đãi về thủ tục xin phép và thuê đất, miến thuế hoặc
giảm thuế.
Nguồn vốn xây dựng cơ sở hạ tầng chủ yếu là thu hút từ nước ngoài hay
các tổ chức, cá nhân trong nước. Ở các nước khác, Chính phủ thường bỏ vốn đầu
tư xây dựng cơ sở hạ tầng KCN được kêu gọi đầu tư từ vốn trong và ngoài nước.
Việc hình thành các KCN tạo nên sự liên kết với các cơ sở kinh tế trong
nước, có tác dụng lan tỏa trước hết là khu vực xung quanh KCN.
KCN là mơ hình tổng hợp phát triển kinh tế với nhiều thành phần và nhiều
hình thức sở hữu khác nhau cùng tồn tại: doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi
dưới hình thức 100% vốn đầu tư nước ngồi, hợp đồng, hợp tác kinh doanh,
doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn trong nước.
c. Vai trị của khu cơng nghiệp
Trong thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước việc xây dựng các
KCN là cần thiết và được Nhà nước khuyến khích. Các KCN ra đời đã tạo nên
một mảnh đất thuận lợi cho các doanh nghiệp công nghiệp trong và ngồi nước
có điều kiện đầu tư sản xuất kinh doanh, nó thúc đẩy việc ra đời đã tạo nên một
mảnh đất thuận lợi cho các doanh nghiệp công nghiệp trong và ngồi nước có
điều kiện đầu tư sản xuất kinh doanh, nó thúc đẩy việc ra đời của các khu đô thị

mới, phát triển dịch vụ và các ngành phụ trợ, tạo điều kiện chuyển dịch cơ cấu
kinh tế xã hội. Theo Vũ Anh Tuấn (2004) thì vai trò của KCN ngày càng trở nên
quan trọng trong tiến trình phát triển, hội nhập kinh tế của đất nước và nó thể
hiện rõ ở một số khía cạnh:
- Việc ra đời các KCN thu hút vốn đầu tư trong nước và ngoài nước:
Với những ưu điểm tất yếu của KCN như cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh, đồng
bộ và hiện đại, thuận tiện trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất, giảm chi phí sản
xuất và xử lý chất thải tốt đã là một nhân tố để thu hút các nhà đầu tư. Hơn nữa
với quy chế quản lý và hệ thống chính sách ưu đãi, các KCN tạo ra được một môi
trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, có sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước

11


×