Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

Nghiên cứu bệnh loét cây thanh long neoscytalidium dimidiatum tại quảng ninh luận văn thạc sĩ nông nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.66 MB, 71 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN TRỌNG BA

NGHIÊN CỨU BỆNH LOÉT CÂY THANH LONG
(NEOSCYTALIDIUM DIMIDIATUM)
TẠI QUẢNG NINH

Chuyên ngành:

Bảo vệ thực vật

Mã số:

60.62.01.12

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Nguyễn Đức Huy

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày



tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Nguyễn Trọng Ba

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc TS. Nguyễn Đức Huy đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian
và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
môn Bệnh cây, Khoa Nông học - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ
tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ cơng chức phịng kinh tế, thị
xã Quảng n, tỉnh Quảng Ninh đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình
thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành
luận văn./.

Hà Nội, ngày...… tháng..….. năm 2016

Tác giả luận văn

Nguyễn Trọng Ba

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ........................................................................................................................... iii
Danh mục viết tắt ............................................................................................................. vi
Danh mục bảng ............................................................................................................... vii
Danh mục hình ............................................................................................................... viii
Trích yếu luận văn ........................................................................................................... ix
Thesis Abstract ................................................................................................................ xi
Phần 1. mở đầu................................................................................................................ 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1

1.2.

Mục đích và yêu cầu ........................................................................................... 2

1.2.1.

Mục tiêu chung ................................................................................................... 2

1.2.2.


Yêu cầu ............................................................................................................... 2

1.3.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ............................................................................ 2

1.3.1.

Ý nghĩa khoa học ................................................................................................ 2

1.3.2.

Ý nghĩa thực tiễn ................................................................................................ 2

Phần 2. Tổng quan tài liệu nghiên cứu ......................................................................... 3
2.1.

Tình hình về sản xuất thanh long........................................................................ 3

2.2.

Các phát hiện và nghiên cứu về bệnh hại thanh long ......................................... 4

2.2.1.

Bệnh mốc quả và thối cành (Bipolaris cactivora) .............................................. 4

2.2.2.


Bệnh thán thư (Colletotrichum sp.) .................................................................... 4

2.2.3.

Bệnh loét (Neoscytalidium dimidiatum) ............................................................. 5

2.2.4.

Bệnh thối thân (Enterobacter cloacae) .............................................................. 5

2.2.5.

Bệnh do virus (Cactus virus X)........................................................................... 6

2.3.

Các nghiên cứu về nấm bệnh loét cây thanh long .............................................. 6

2.4.

Các nghiên cứu về phòng trừ bệnh loét trên thanh long ................................... 10

Phần 3. Đối tượng, vật liệu và phương pháp nghiên cứu .......................................... 14
3.1.

Đối tương, vật liệu và dụng cụ nghiên cứu....................................................... 14

3.1.1.

Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................... 14


iii


3.1.2.

Vật liệu nghiên cứu........................................................................................... 14

3.1.3.

Dụng cụ và hóa chất nghiên cứu....................................................................... 14

3.2.

Địa điêm và thời gian nghiên cứu..................................................................... 15

3.2.1.

Địa điểm nghiên cứu......................................................................................... 15

3.2.2.

Thời gian nghiên cứu ........................................................................................ 15

3.3.

Nội dung nghiên cứu ........................................................................................ 15

3.4.


Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 15

3.4.1.

Phương pháp điều tra ngồi đồng ruộng........................................................... 15

3.4.2.

Phương pháp nghiên cứu trong phịng thí nghiệm ........................................... 17

3.4.3.

Khảo sát khả năng phịng trừ của thuốc trừ bệnh đối với bệnh loét hại
thanh long ngoài sản xuất ................................................................................. 23

3.4.4.

Phương pháp xử lý số liệu ................................................................................ 23

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................... 24
4.1.

Kết quả điều tra tình hình sản xuất thanh long tại Quảng Ninh ....................... 24

4.2.

Kết quả điều tra thành phần bệnh và diễn biến bệnh loét hại thanh long tại
Quảng Ninh....................................................................................................... 26

4.2.1


Kết quả điều tra thành phần bệnh hại thanh long tại Quảng Ninh.................... 26

4.2.2.

Kết quả điều tra diễn biễn bệnh loét thanh long tại Quảng Ninh ..................... 29

4.3.

Đặc điểm hình thái của nấm gây bệnh loét cây thanh long tại Quảng Ninh .... 33

4.3.1.

Phân lập nấm gây bệnh loét thanh long ............................................................ 33

4.3.2.

Đặc điểm hình thái của nấm gây bệnh loét thân thanh long ............................. 35

4.3.3.

Kết quả kiểm tra tác nhân gây bệnh loét trên thanh long theo qui tắc Koch .... 36

4.4.

Xác định nấm gây bệnh loét cây thanh long tại Quảng Ninh bằng giải trình
tự vùng rDNA-ITS............................................................................................ 37

4.4.1


Xác định các mẫu nấm gây bệnh loét thanh long tại Quảng Ninh bằng giải
trình tự vùng ITS .............................................................................................. 37

4.5.

Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ, ph và môi trường nuôi cấy đến sự phát
triển của nấm Neoscytalidium dimidiatum ........................................................... 41

4.5.1.

Ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự phát triển của nấm Neoscytalidium
dimidiatum trên môi trường PGA ..................................................................... 41

4.5.2.

Ảnh hưởng của pH môi trường nuôi cấy đến sự phát triển của nấm
Neoscytalidium dimidiatum trên môi trường PGA ........................................... 43

iv


4.5.3.

Ảnh hưởng của một số môi trường nuôi cấy đến sự phát triển của nấm
Neoscytalidium dimidiatum .............................................................................. 44

4.6.

Khảo sát khả năng ức chế của một số thuốc hóa học đến sự phát triển của
nấm Neoscytalidium dimidiatum ...................................................................... 45


4.7.

Kết quả thử nghiệm phòng trừ bệnh loét thân thanh long (Neoscytalidium
dimidiatum) bằng thuốc trừ nấm và chế phẩm sinh học ................................... 47

Phần 5. Kết luận và đề nghị ......................................................................................... 50
5.1.

Kết luận............................................................................................................. 50

5.2.

Kiến nghị .......................................................................................................... 51

Tài liệu tham khảo ........................................................................................................ 52

v


DANH MỤC VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

CSB

Chỉ số bệnh


CTAB

Cetyl Trimethyl Ammonium Bromide

DNA

Deoxyribonucleic acid

EDTA

Ethylene diamine tetra acetic acid

ITS

Internal transcribed spacer

N. dimidiatum

Neoscytalidium dimidiatum

Kb

Kilobase

NCBI

National Center for Biotechnology Information

NN – PTNT


Nông nghiệp – Phát triển nông thôn

PCR

Polymerase Chain Reaction

TAE

Tris – acetate – EDTA

rRNA

Ribosome Ribose nucleic acid

Taq

Thermus aquatic

TE

Tris EDTA

TLB

Tỷ lệ bệnh

vi


DANH MỤC BẢNG

Bảng 4.1.

Tình hình sản xuất thanh long tại tỉnh Quảng Ninh .................................... 25

Bảng 4.2.

Kết quả điều tra bệnh hại trên cây thanh long tại Quảng Ninh ................... 27

Bảng 4.3.

Kết quả thu thập mẫu bệnh loét thanh long tại Quảng Ninh ....................... 29

Bảng 4.4.

Diễn biễn bệnh loét thanh long tại Quảng Yên, Quảng Ninh .................... 30

Bảng 4.5.

Diễn biễn bệnh lt thanh long tại ng Bí, Quảng Ninh ......................... 31

Bảng 4.6.

Diễn biễn bệnh loét thanh long tại Đông Triều, Quảng Ninh ..................... 32

Bảng 4.7.

Đặc điểm tản của nấm và sợi nấm gây bệnh loét thanh long trên môi trường
PGA ........................................................................................................... 35

Bảng 4.8.


Kết quả lây bệnh nhân tạo bệnh loét thân thanh long ................................. 36

Bảng 4.9.

Kết quả giải trình tự và tìm kiếm các chuỗi gần gũi trên ngân hàng gene
(GenBank) ................................................................................................. 39

Bảng 4.10 Danh sách các mẫu nấm trên GenBank được dùng trong phân tích phả hệ 40
Bảng 4.11 Ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự phát triển của nấm .................................... 42
Bảng 4.12. Ảnh hưởng của pH đến sự phát triển của nấm Neoscytalidium dimidiatum
trên mơi trường PGA ................................................................................. 43
Hình 4.11. Sự phát triển của nấm Neoscytalidium dimidiatum ở các pH khác nhau sau
2 ngày nuôi cấy .......................................................................................... 44
Bảng 4.13. Ảnh hưởng của một số môi trường nuôi cấy đến sự phát triển của nấm
Neoscytalidium dimidiatum. ...................................................................... 44
Bảng 4.14. Kết quả thử nghiệm hiệu lực ức chế của một số thuốc trừ nấm đối với nấm
Neosytalidium dimidiatum trên môi trường PGA ...................................... 46
Bảng 4.15. Khả năng phòng trừ bệnh loét thanh long của một số thuốc hóa học và chế
phẩm sinh học tại Quảng Yên, Quảng Ninh .............................................. 48

vii


DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1.

Vườn thanh long ruột đỏ tại thành phố ng Bí và thị xã Quảng n ..... 25

Hình 4.2.


Triệu chứng bệnh trên cây thanh long tại Quảng Ninh.............................. 28

Hình 4.3.

Triệu chứng bệnh loét thân thanh long (vết loét to, trên bề mặt vết
bệnh xuất hiện rất nhiều quả cành nhỏ, màu đen) ..................................... 29

Hình 4.4.

Diễn biễn bệnh loét thanh long tại Quảng Yên, Quảng Ninh .................... 30

Hình 4.5.

Diễn biễn bệnh lt thanh long tại ng Bí, Quảng Ninh ......................... 32

Hình 4.6.

Diễn biễn bệnh lt thanh long tại Đơng Triều, Quảng Ninh .................... 33

Hình 4.7.

Triệu chứng loét trên thân cây thanh long. ................................................ 34

Hình 4.8.

Triệu chứng lây bệnh nhân tạo trên thân thanh long ................................. 37

Hình 4.9.


Phân tích phả hệ dựa trên trình tự vùng ITS của 02 mẫu nấm
Neoscytalidium dimidiatum tại Quảng Ninh (chữ màu đỏ) và các mẫu
nấm sẵn có trên GenBank (chữ màu đen). ................................................. 41

Hình 4.10.

Ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự phát triển của nấm Neoscytalidium
dimidiatum trên môi trường PGA sau 3 ngày nuôi cấy ............................. 42

Hình 4.11.

Sự phát triển của nấm Neoscytalidium dimidiatum ở các pH khác nhau
sau 2 ngày nuôi cấy .................................................................................... 44

Hình 4.12.

Sự phát triển của nấm Neoscytalidium dimidiatum ở các mơi trường
khác nhau sau 3 ngày ni cấy .................................................................. 45

Hình 4.13

Kết quả thử hiệu lực ức chế nấm Neosytalidium dimidiatum bằng một
số thuốc trừ nấm trên môi trường PGA ..................................................... 49

Hình 4.14.

Hiệu lực phịng trừ bệnh lt thanh long (Neoscytalidium dimidiatum)
bằng thuốc trừ bệnh và chế phẩm sinh học sau 30 ngày theo dõi .............. 49

Hình 4.15.


Thí nghiệm khảo sát hiệu lực phòng trừ bệnh loét thanh long bằng chế
phẩm Nano Chitosan và Ketomium tại Quảng Yên, Quảng Ninh ............. 49

viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN

Tên tác giả: Nguyễn Trọng Ba
Tên Luận văn: Nghiên cứu bệnh loét cây thanh long (Neoscytalidium dimidiatum) tại
Quảng Ninh.
Ngành: Bảo vệ thực vật

Mã số: 60.62.01.12

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nơng nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
Điều tra diễn biến bệnh loét cây thanh long. Xác định, nghiên cứu đặc điểm sinh
học của tác nhân gây bệnh và thử nghiệm phịng trừ bệnh ngồi đồng ruộng.
Phương pháp nghiên cứu
Trong nghiên cứu này, 45 mẫu bệnh loét thân thanh long được thu thập tại Quảng
Ninh. Nấm gây bệnh loét N. dimidiatum được phân lập từ các mẫu bệnh lt thân. Các
hóa chất chính gồm mơi trường ni cấy nấm (PGA, WA), CTAB chiết DNA của nấm N.
dimidiatum. Cặp mồi chung (ITS4 và ITS5), GoTag được sử dụng cho phản ứng PCR để
khuếch đại vùng ITS,...
- Điều tra diễn biến và thu thập mẫu bệnh loét cây thanh long tại Quảng Ninh.
- Phân lập và nuôi cấy nấm gây bệnh loét cây thanh long (N. dimidiatum).
- Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học (nhiệt độ, pH, môi trường ni cấy) và phân tử
(giải trình tự vùng ITS), tính gây bệnh của nấm N. dimidiatum.

- Thử nghiệm hiệu lực ức chế của một số thuốc trừ bệnh trong điều kiện in vitro và hai
chế phẩm sinh học phòng trừ bệnh ngồi đồng ruộng.
Kết quả chính và kết luận
Bệnh loét thân thanh long (Neoscytalidium dimidiatum) xuất hiện và gây hại
nghiêm trọng nhất ở các vùng trồng thanh long chính của tỉnh Quảng Ninh như Đông
Triều, Quảng Yên và Uông Bí trong những năm gần đây (2013-2015). Triệu chứng
bệnh trên thân là các vết đốm nhỏ, tròn, hơi lõm, màu vàng cam và sau đó phát triển
thành vết loét. Quả cành của nấm gây bệnh màu đen được hình thành trên bề mặt vết
bệnh. Nấm gây bệnh được xác định là N. dimidiatum dựa vào các đặc điểm hình thái
trên mơi trường PGA và trình tự vùng rDNA-ITS của nấm. Nấm N. dimidiatum phát
triển tốt ở phạm vi nhiệt độ 25-35oC, pH8 và môi trường PGA và PGA+dịch chiết thân
thanh long, đường kính tản nấm là 90 mm sau 2-3 ngày ni cấy. Trong phịng thí

ix


nghiệm, thuốc trừ nấm Ridomil gold 68WP, Score 250EC và Tilt Super 300EC có khả
năng ức chế tốt sự phát triển của N. dimidiatum trên mơi trường PGA. Ngồi đồng
ruộng, chế phẩm sinh học Nano Chitosan và Ketomium có hiệu lực phịng trừ ở mức
trung bình (50%). Kết quả nghiên cứu cho thấy lần đầu tiên ghi nhận bệnh đốm lt
thanh long tại Quảng Ninh. Trong khi đó, chưa tìm thấy bệnh loét tại các vùng trồng
thanh long khác của miền Bắc.

x


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Nguyen Trong Ba
Thesis title: Study on stem canker disease of Pitaya (Neoscytalidium dimidiatum) in
Quang Ninh.

Major: Plant Protection

Code: 60.62.01.12

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives
Field surveys of stem canker disease on Pitaya. Identification and biological and
molecular characteristics of the pathogen and testing for disease control in both
laboratory and field.
Materials and Methods
In this study, 45 infected stem were collected from Quang Ninh. The pathogen was
isolation as N. dimidiatum from infected stem of Pitaya. The main chemicals as culture
medium (PGA, WA), CTAB for fungal DNA extraction of N. dimidiatum. Primer pairs
(ITS4 and ITS5) and GoTaq were used for PCR amplification of ITS region.
- Field surveys of canker disease and collection of stem canker from Pitaya in Quang
Ninh
- Isolation of pathogen from stem canker from infected Pitaya
- Evaluation of biological characterizations (temperature, pH and culture medium),
molecular characterizations (based on sequecing of ITS regions of two isolates N.
dimidiatum) and pathogenicity test of N. dimidiatum.
- Evaluation the effective inhibition of some fungicides against N. dimidiatum in vitro
and application of two bioproducts to control stem canker disease in Pitaya fileds.
Main findings and conclusions
Stem canker disease (Neoscytalidium dimidiatum) occurred as a serious disease of
dragon fruit in main growing areas of dragon fruits in Dong Trieu, Quang Yen and
Uong Bi districts of Quang Ninh provinces in recent years (2013-2015). Symptoms on
the stem were small, circular, sunken, orange spots that developed into cankers. Back
pycnidia were erumpent from the surface of the cankers and the stems subsequently
rotted. In this study, 45 samples showing symptoms like stem canker of dragon fruit
were collected from infected stems of dragon fruit in Quang Ninh province. The disease


xi


pathogen was identified as N. dimidiatum base on morphology on PGA and molecular
characteristics of rDNA-ITS region and pathogenicity test. N. dimidiatum grew and
developed well on PGA medium and temperate range of 25-35oC, pH8, PGA and
PGA+extraction of stem dragon fruit, mycilium of N. dimidiatum was 90 mm after twothree days of inoculation. In the laboratory, three fungides named Ridomil gold 68WP,
Score 250EC and Tilt Super 300EC were the best treament and completely inhibited
mycilium growth of N. dimidiatum. In the field, two bioproducts named Nano Chitosan
and Ketomium were applied to control the disease. The results showed that both of
bioproducts gave less effective control than fungicide (effective control was 50%). To
our knowlege, this is first report of canker disease on Pitaya caused by N. dimidiatum in
Quang Ninh province. Whereas, the disease was not found in other main dragon fruit
regions in the North of Vietnam.

xii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Thanh long (Pitaya) là cây được trồng chủ yếu để lấy quả thuộc chi
Hylocereus, họ xương rồng (Cactaceae), có nguồn gốc ở các vùng sa mạc thuộc
Mexico và Colombia. Thanh long là một trong những cây ăn quả được trồng
nhiều ở một số nước Đơng Nam Á như dễ trồng, thích hợp với nhiều chân đất,
quả có nhiều chất dinh dưỡng nên có hiệu quả kinh tế cao do giá bán cao và có
giá trị xuất khẩu. Trên thế giới, thanh long là cây ăn quả quan trọng đem lại hiệu
quả kinh tế lớn cho nhiều nước như Đài Loan, Thái Lan, Malaysia, Trung Quốc...
Việt Nam là nước duy nhất ở Đơng Nam Á có trồng thanh long tương đối
tập trung trên quy mơ với diện tích ước lượng 4.000 hecta (1998), tập trung tại

Bình Thuận 2.716 hecta, phần cịn lại là Long An, Tiền Giang, TP. HCM, Khánh
Hòa và rải rác ở một số tỉnh khác. Hiện nay, nước ta đã xuất khẩu thanh long
sang nhiều nước dưới dạng quả tươi và dạng đông lạnh.
Trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, thanh long (ruột đỏ) đã được trồng ở thành
phố Uông Bí, Thị xã Quảng n, TX Đơng Triều, Huyện Ba chẽ từ năm 2006. Tại
Thành phố ng Bí diện tích trồng Thanh long năm 2013 là 35,0 ha, tăng gấp 3,5
lần diện tích năm 2010; Sản lượng thanh long ruột đỏ của thành phố tăng nhanh
với tăng trưởng bình quân 44,5%/năm đạt 181 tấn năm 2013. Đến năm 2015 diện
tích đã đạt được 60,5 ha, trong đó diện tích cho thu hoạch quả đạt 48 ha, quy hoạch
giai đoạn 2016 - 2020 tổng diện tích trồng thanh long ruột đỏ đạt 100 ha, sản lượng
dự kiến đạt 1.360,0 tấn. Vùng trồng thanh long tại Quảng Ninh như ng Bí,
Quảng n đây là vùng có điều kiện tương đối thuận lợi để phát triển sản xuất
nông - lâm nghiệp. Tuy nhiên khu vực này chịu ảnh hưởng của vùng khí hậu Đơng
bắc Bắc bộ mang nét đặc trưng nóng ẩm, mưa nhiều về mùa hè, hanh khô kéo dài
về mùa đông. Với đặc điểm khí hậu như vậy, điều kiện thời tiết ở đây thuận lợi cho
các vi sinh vật phát triển và gây hại. Trong quá trình sinh trưởng, cây thanh long bị
gây hại bởi một số loại dịch hại như kiến, bọ xít, ruồi vàng và bệnh thối đầu cành
(Alternaria sp.) bệnh đốm nâu trên cành (Gleosporium agaves), bệnh đốm xám
hay còn gọi là nám cành (Sphaceloma sp.) và gần đây là bệnh do nấm gây ra.
Các nghiên cứu về bệnh nấm trên cây thanh long ở Việt Nam nói chung và
ở Quảng Ninh nói riêng hầu như rất ít. Xác định và nghiên cứu tình trạng dịch
bệnh đặc biệt là bệnh nấm trên cây thanh long là vấn đề rất quan trọng và được

1


quan tâm. Hiện nay, có rất ít nghiên cứu chun sâu về bệnh nấm hại trên cây
thanh long, dẫn đến chưa có giải pháp để kiểm sốt và phịng bệnh hiệu quả, điều
này đã làm ảnh hưởng về năng suất, chất lượng, việc sử dụng thuốc hóa học tràn
lan đã gây ô nhiễm môi trường sinh thái và ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm

xuất khẩu. Vì vậy, để xác định và nghiên cứu bệnh nấm trên cây thanh long tại
Quảng Ninh, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu bệnh loét cây
thanh long (Neoscytalidium dimidiatum) tại Quảng Ninh”.
1.2. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU
1.2.1. Mục tiêu chung
Điều tra diễn biến bệnh loét cây thanh long. Xác định, nghiên cứu đặc
điểm sinh học của tác nhân gây bệnh và thử nghiệm phòng trừ bệnh.
1.2.2. Yêu cầu
- Xác định thành phần bệnh nấm hại thanh long tại Quảng Ninh;
- Điều tra diễn biến bệnh loét cây thanh long trên tại Đơng Triều, ng Bí
và Quảng n, tỉnh Quảng Ninh;
- Xác định tác nhân gây bệnh bằng kỹ thuật PCR và giải trình tự vùng
rDNA-ITS của nấm;
- Nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh học và tính gây bệnh của nấm gây
bệnh loét cây thanh long;
- Thử nghiệm hiệu lực ức chế của một số thuốc trừ nấm đến sự phát triển
của nấm trên mơi trường PGA;
- Thử nghiệm phịng trừ bệnh loét thanh long bằng một số thuốc trừ bệnh và
chế phẩm sinh học.
1.3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
Bổ sung các dẫn liệu khoa học về thành phần bệnh nấm gây hại trên cây
thanh long ở Việt Nam, đặc biệt ở miền Bắc Việt Nam. Nghiên cứu đặc điểm sinh
học và xác định tác nhân gây bệnh nấm chính trên thanh long tại Quảng Ninh.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Thông qua kết quả nghiên cứu đề xuất biện pháp kiểm sốt và phịng bệnh
nấm gây hại trên thanh long một cách hiệu quả theo hướng tổng hợp nhằm đem
lại hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường.

2



PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1. TÌNH HÌNH VỀ SẢN XUẤT THANH LONG
Cây thanh long (Hydrocereus undatus) hay còn gọi là Pitaya (tên Mỹ latin)
là cây ăn quả thuộc họ xương rồng. Cây thanh long có nguồn gốc ở vùng sa mạc
Mehico và Columbia, thuộc nhóm cây nhiệt đới khơ, có khả năng chịu hạn hán
và chân đất nghèo dinh dưỡng. Hiện nay, cây thanh long đã và đang được trồng
phổ biến ở Việt Nam, Thái Lan, Malaysia, Israel, Australia, Indonesia và phía
Nam Trung Quốc (Luders and McMahon, 2006).
Thanh long ở Malaysia được trồng từ cuối năm 1990 và đến nay diện tích
thanh long đã mở rộng sang trồng trên cả các chân đất khác như chân đất trồng
lúa, chân đất trũng. Diện tích trộng thanh long tại đây tăng từ 47,3 ha (2002) lên
đến 962,3 ha năm 2006 (Halimi and Satar, 2007).
Ở Trung Quốc, theo TS. Lương Ngọc Trung Lập, Trưởng bộ phân nghiên
cứu thị trường của Viện cây ăn quả miền Nam đã cho biết tổng diện tích trồng
thanh long đã lên tới 20.000 ha tại Quảng Đơng và Quảng Tây (2012) và diện
tích này gần bằng với diện tích trồng thanh long của Việt Nam.
Theo cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn
ngày14/07/2014, ở nước ta, sản xuất thanh long tập trung chủ yếu tại 3 tỉnh Bình
Thuận, Tiền Giang và Long An. Năm 2013, diện tích trồng thanh long của 3 tỉnh
ước đạt 26.541 nghìn ha, sản lượng 506.283 nghìn tấn, chiếm hơn 92% tổng diện
tích và khoảng 98% sản lượng thanh long cả nước, tạo ra vùng tập trung sản xuất
hàng hóa giá trị cao trong thời gian qua.
Ở miền Bắc hiện có 21 tỉnh, thành phố trồng loại cây này nhưng rải rác, nhỏ
lẻ chưa có quy mơ lớn với tổng diện tích 802 ha. Vĩnh Phúc là một trong 2 tỉnh có
diện tích trồng trên 100 ha. Tại Diễn đàn, các báo cáo tập trung vào các nội dung
như “Hiện trạng và định hướng phát triển sản xuất thanh long “; “Một số giống
thanh long có triển vọng và kỹ thuật canh tác thanh long ở các tỉnh phía Bắc”; “Kết
quả phát triển sản xuất cây thanh long tại Vĩnh Phúc”; “Chính sách phát triển và

nhân rộng mơ hình sản xuất thanh long tại Vĩnh Phúc”; “Kết quả 3 năm thực hiện
dự án thí điểm trồng thanh long ruột đỏ tại huyện Lập Thạch”; “Kết quả mơ hình
trồng thâm canh thanh long ruột đỏ theo hướng VietGAP tại Hà Nội”…Qua diễn
đàn, các cơ quan quản lý, các chuyên gia, bà con nông dân đã thảo luận để tìm
hướng đi mới cho nghề trồng thanh long phát triển theo hướng bền vững, mang lại

3


hiệu quả kinh tế cao. Ban cố vấn đã trao đổi, giải đáp các câu hỏi của bà con nông
dân về kỹ thuật trồng thanh long, các bệnh thường gặp, cách phịng và trị bệnh,
cùng những chính sách để phát triển bền vững thanh long trong thời gian tới.
Ngoài ra, Trung tâm Khuyến nơng quốc gia cần có chính sách hỗ trợ kinh phí cho
các tỉnh, thành phía Bắc có điều kiện phát triển cây thanh long xây dựng mô hình
trình diễn, mở rộng diện tích, từng bước tạo thành vùng sản xuất hàng hóa tập
trung. Đồng thời, phối hợp nghiên cứu, chuyển giao những giống thanh long mới
cho năng suất và sản lượng cao; đẩy mạnh xúc tiến thương mại, quảng bá sản
phẩm, đa dạng hóa thị trường, mở rộng các kênh tiêu thụ sản phẩm trong và ngoài
nước (trích theo />Tuy nhiên, việc trồng thanh long bùng phát ở Việt Nam cũng là một mối lo
ngại do nguy cơ bùng phát về dịch bệnh và khơng kiểm sốt được dẫn tới sẽ gây
thiệt hại về năng suất và chất lượng của thanh long.
2.2. CÁC PHÁT HIỆN VÀ NGHIÊN CỨU VỀ BỆNH HẠI THANH LONG
Cũng như các cây trồng khác, thanh long cũng bị các vi sinh vật gây bệnh
tấn công như nấm, vi khuẩn và virus. Trên thế giới đã có nhiều cơng bố về bệnh
hại trên cây thanh long như bệnh loét do nấm Neoscytalidium dimidiatum
(Chuang et al., 2012; Lan and He, 2012; Masratul et al., 2013). Ngoài ra, bệnh
thối nhũn thân, cành hoặc quả cũng đã được phát hiện trên thanh long (Masanto
et al., 2009; Lin et al., 2015),...Ở Việt Nam một số bệnh hại thanh long chính
cũng đã được phát hiện như bệnh đốm nâu hay nơng dân cịn gọi theo triệu chứng
ban đầu là bệnh đốm trắng (Phan Thị Thu Hiền và cs., 2014; Nguyễn Thành Hiếu

và cs., 2014). Ngoài ra, bệnh thán thư, thỗi nhũn, rám cành,...cũng đã được ghi
nhận ở Việt Nam.
2.2.1. Bệnh mốc quả và thối cành (Bipolaris cactivora)
Bệnh được phát hiện đầu tiên ở Israel, gây hại cả trên thân (thối thân) và
trên quả với các triệu chứng khác nhau trên hai giống thanh long Bilu và Desert
King (Israel et al., 2011). Nguyên nhân gây bệnh được xác định là do nấm
Bipolaris cactivora. Triệu chứng trên quả là các vết bẩn mầu vàng tới nâu ở tâm
vết bệnh. Trên thân là các triệu chứng thối khô xuất hiện phổ biến trên các vườn
thanh long.
2.2.2. Bệnh thán thư (Colletotrichum sp.)
Bệnh thán thư cũng gây hại phổ biến trên thanh long tại một số nước như
Việt Nam, Trung Quốc,...Bệnh thán thư được phát hiện và tác nhân gây bệnh

4


được xác định là do nấm C. gloeosporioides (Masanto et al., 2009). Sau đó,
bệnh thán thư được phát hiện lần đầu ở Trung Quốc (Li et al, 2013), tác nhân
gây bệnh được xác định là Colletotrichum truncatum dựa vào giải trình tự gene
vùng ITS và β-tubulin. Đĩa cành màu đen cũng đã được quan sát trên bề mặt vết
bệnh (Li et al, 2013). Ngoài ra, bệnh cũng được ghi nhận gây hại ở các vùng
trồng thanh long của Malaysia vào những năm 2010-2011 (Suzianti et al, 2014).
Tác nhân gây bệnh cũng được xác định là do nấm C. truncatum dựa vào lây
nhiễm nhân tạo lên cây thanh long khỏe và giải trình tự các vùng gene ITS, βtubulin, actin (ACT) và glyceraldehyde 3-phosphate dehydrogenase (GAPDH).
2.2.3. Bệnh loét (Neoscytalidium dimidiatum)
Bệnh loét thanh long được phát hiện đầu tiên trên thanh long ruột trắng và
thanh long ruột đỏ ở Đài Loan (Chuang et al., 2012). Bệnh lan rộng ở tất cả các
khu vực trồng thanh long thương mại của Đài Loan. Trên bề mặt vết bệnh, các
quả cành của nấm gây có màu đen, nhỏ li ti được hình thành. Trên mơi trường
PDA, tản nấm có màu từ xám đậm đến đen, phan nhánh và tạo nhiều bào tử đốt

và có thể có 1 vách ngăn.
Bệnh loét thanh long bố rộng ở các vùng trồng thanh long của nhiều nước
Đông Nam Á. Trong những năm 2008-2009, bệnh loét thân đã được thông báo ở
hầu hết các vùng trồng thanh long ruột đỏ (Hylocereus polyrhizus) ở Malaysia
(Masratul et al., 2013). Triệu chứng được quan sát là các đốm hình trịn, nhỏ
màu cam, lõm xuống. Quả cành màu đen và than bị thối.
Nấm gây bệnh loét trên thanh long N. dimidiatum cũng được phát hiện là
tác nhân gây bệnh thối nâu bên trong quả thanh long ruột trắng ở tỉnh
Guangdong, Trung Quốc (Run et al., 2015) dựa vào đặc điểm hình thái và phân
tích phả hệ vùng ITS của nấm gây bệnh.
Ở Việt Nam, bệnh loét thanh long còn được gọi là bệnh đốm nâu hay bà
con nơng dân cịn gọi là bệnh đốm trắng theo triệu chứng ban đầu cũng đã được
xác định là do nấm N. dimidiatum
2.2.4. Bệnh thối thân (Enterobacter cloacae)
Bệnh thối nhũn vi khuẩn trên cây thanh long đã được phát hiện và nghiên
cứu ở Peninsular, Malaysia. Nguyên nhân được xác định là do vi khuẩn
Enterobacter cloacae (Masanto et al., 2009). Triệu chứng điển hình và chủ yếu là
các vết thối có màu vàng và nâu, sũng nước, gây hại chủ yếu ở trên thân, quả.

5


Bệnh cũng được phát hiện đầu tiên ở Đài Loan vào năm 2015 (Lin et al, 2015).
Vi khuẩn gây bệnh cũng được xác định là Enterobacter cloacae, gram âm, hình
gậy ngn, kớch thc (0.44-0.88) àm ì (0.83-2.82) àm.
2.2.5. Bnh do virus (Cactus virus X)
Bệnh virus do Cactus virus X (CVX) hại cây thanh long đã được phát hiện
và nghiên cứu lần đầu tiên tại Đài Loan (Liou et al., 2001). CVX thuộc chi
Potexvirus, họ Alphaflexiviridae. CVX truyền qua tiếp xúc cơ học. Thí nghiệm
lây bệnh nhân tạo trên cây chỉ thị cho thấy CVX gây ra các vết chết hoại cục bộ

hoặc những vết đốm vàng trên cây rau muối (Chenopodium amaranticolor và C.
quinoa) và cây cúc bách nhật (Liou et al., 2001). Hiện nay, đã có 2 chuỗi gene
đầy đủ (6.614 bp) của CVX trên cây thanh long được công bố trên ngân hàng
gene (Liou et al., 2004). CVX cũng đã được nghiên cứu trên cây thanh long ở
Brazil vào năm 2008 (Duarte et al., 2008).
2.3. CÁC NGHIÊN CỨU VỀ NẤM BỆNH LOÉT CÂY THANH LONG
Nấm Neoscytalidium dimidiatum (hay cịn gọi là Fussicocum dimidiatum,
Torula dimidiata¸ Scytalidium dimidiatu, Hendersonula toruloidea) (Crous et al.,
2006) được phân lập từ triệu trứng loét thân thanh long (Hylocereus polyrhizus).
Đặc điểm vị trí phân loại của nấm N. dimidiatum (Crous & Slippers. 2006).
Ngành Ascomyta
Lớp Dothideomycetes
Bộ Botryosphaeriales
Họ Botryosphaeriaceae
Chi Neoscytalidium
Loài: Neoscytalidium dimidiatum
N. dimidiatum thuộc ngành nấm túi (Ascomycota), Ascomyta có cơ thể sinh
dưỡng dạng sợi đa bào, phân nhánh phức tạp, có vách ngăn, một tế bào thường
có một nhân đơi khi có nhiều nhân, dạng chun hóa dạng sợi bắt đầu đứt đoạn
ra tạo thành cơ thể đơn bào hình trịn, bầu dục chứa nhiều nhân hay một nhân.
Vách tế bào cấu tạo bằng chitin hay glucan, đa số hoại sinh gây mục gỗ, hoại
sinh trên đất trong nước, trên cạn, thực vật động vật, một số lại ký sinh gây bệnh
trên thực vật, động vật, người gây nên những thiệt hại lớn. Ascomyta sinh sản
sinh dưỡng bằng sự chia đôi tế bào nảy chồi, đứt đoạn sợi nấm, bào tử áo, bào tử
màng dày, sinh sản vơ tính bằng bào tử đính (conidia), và sinh sản hữu tính bằng
bào tử túi. Chi Neoscytalidium được mơ tả đầu tiên bởi Crous và Slippers vào

6



năm 2006. N. dimidiatum đa bào, phân nhánh có vách ngăn sinh sản bằng hình
thức sinh dưỡng đứt đoạn sợi nấm tạo cơ thể đơn bào hình trịn, bầu dục hay còn
gọi là bào tử que, đốt, chứa một hay nhiều nhân.
Loài nấm này đã được phân lập từ nhiều ký chủ khác nhau bao gồm các mô
thực vật, đất, da người và móng tay và cũng được biết đến như một tác nhân gây
bệnh thực vật (Punithalingam và Waterston 1970; Crous et al., 2006). Nấm
N.dimidiatum còn được gọi là Scytalidium dimidiatum (Crous et al., 2006), trên
môi trường nhân tạo nấm cũng hình thành một kết cấu gọi là quả cành (Pavlic et
al., 2008). Nấm N. dimidiatum có mối quan hệ phả hệ chặt chẽ với nấm N.
novaehollandiae (Polizzi et al., 2009) và S. hyalinum (Madrid et al., 2009). Nấm
N. dimidiatum đã được xác nhận là một tác nhân gây bệnh gây bệnh thối gốc của
thanh long. Các triệu chứng bệnh rất giống như các triệu chứng của bệnh thối gốc
trên thanh long tại Đài Loan (Chuang et al., 2012). Dựa trên thử nghiệm khả
năng gây bệnh, nấm N. dimidiatum có thể lây nhiễm trên thanh long qua vết
thương cơ giới.
Theo báo cáo đầu tiên về nấm N. dimidiatum trên cây có múi tại Italya
(Polizzi el al., 2008), vào tháng 9 năm 2008 một bệnh mới đã được phát hiện và
chú ý ở vùng Sicily, Italy trong vườn cây có múi (Citrus sinensis L.) sau 2 năm
trồng đã xuất hiện triệu chứng điển hình là chồi kém phát triển và thối trên thân,
cành, gốc ghép, vết thối chảy gôm. Trong một thời gian ngắn xuất hiện khối bào
tử của nấm màu đen dưới lớp vỏ cây và trên bề mặt vết thối. Sau khi phân lập
trên môi trường PDA, nấm gay bệnh được xác định giống nấm Scytalidium với
các đặc điểm như sợi nấm màu nâu phân nhánh có vách ngăn, bào tử hình trứng,
elip, đỉnh trịn có 0 – 2 vách ngăn, màu nâu. Sau khi phân lập tiến hành chiết
DNA của nấm và thực hiện kiểm tra bằng phương pháp PCR sử dụng các mồi
V9G và ITS4 để khuếch đại vùng operon rRNA kéo dài đầu 3' của gen 18S
rRNA. Sau khi phân tích trình tự DNA trên cơ sở đặc điểm hình thái và các dữ
liệu phân tử, bệnh đã được xác định là do nấm N. dimidiatum gây ra. Bệnh đã
được kiểm tra lại bằng phương pháp lây nhân tạo trên cây cam ngọt 2 tuổi.
Theo báo cáo đầu tiên của về nấm N. dimidiatum và N. novaehollandiae

trên cây xoài tại Australia (Ray et al., 2010). N. dimidiatum là lồi nấm có phạm
vi phân bố và có nhiều ký chủ: cây dương mai, hạt dẻ, sung, vả, cây có múi,
chuối, mận, và nhiều cây trồng khác ở Mỹ (Farret et al., 1989). N. dimidiatum
còn gây hại trên xoài (Reckhaus, 1987) và nhất là trên thanh long. N. dimidiatum

7


gây nên các triệu chứng như héo cành, chết mầm, thối, chảy gôm và làm cây
chết. Yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến sự phát triển của nấm N. dimidiatum
là độ ẩm (Punithalingam and Waterson, 1970; Reckhaus, 1987; Elshafie and BaOmar, 2001).
N. dimidiatum được báo cáo lần đầu tiên tại Australia liên quan đến bệnh
chết mầm của xoài (2010). Tại Australia đã tiến hành khảo sát về sức khỏe cây
trồng do Bộ nông nghiệp và thực phẩm Tây Australia kết hợp với kiểm dịch viên
Australia thực hiện. Tháng 8 năm 2008 trong cuộc khảo sát này các nhà nghiên
cứu đã tiến hành phân lập các triệu chứng chết mầm trên cây xoài và rễ của cây
sung, sau khi tiến hành phân lập đã phát hiện nguyên nhân gây bệnh làm chết
mầm, thối rễ, thối cây... là do nấm Neoscytalidium spp. gây ra. Neoscytalidium
spp. Tiếp tục được phân lập và tiến hành giải trình tự một phần DNA của vùng
ITS kết quả xác định là do Neoscytalidium dimidiatum (Fusicoccum dimidiatum,
Torula dimidiata, Scytalidium dimidiatum, Hendersonula toruloidea) gây ra.
Trong cuộc khảo sát, N. dimidiatum cũng được phân lập từ các mẫu xoài lấy tại
Derby, trong tháng 9 năm 2008, Broome vào tháng 9 năm 2008 và Đảo Bathurst,
Northern Territory vào tháng 10 năm 2008. Sau khi phân lập các nhà nghiên cứu
đã tiến hành lây bệnh nhân tạo và tái phân lập theo quy tắc Koch đã thu được kết
quả tốt. Tiến hành kiểm tra lại các chủng thu thập với các cuộc điều tra trước
(2005) các nhà nghiên cứu đã phát hiện rằng N. dimidiatum đã xuất hiện và gây
hại tại Australia trong thời gian dài trước đó (phân lập từ cây có múi (Torula
dimidiata). Theo báo cáo này, yếu tố nhiệt độ có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển
gây hại của bệnh.

Trước đây N. dimidiatum có nhiều tên gọi khác nhau như: Fusicoccum
dimidiatum, Scytalidium dimidiatum, Scytalidium lignicola, Hendersonula
toruloidea,... (Crous et al., 2006).
Theo nghiên cứu của Mohd et al. (2013) tại viện nghiên cứu của Sở Nông
nghiệp, Đại học quốc gia Đài Loan, vào tháng 9 năm 2009 và 2010 bệnh loét đã
xuất hiện ở một số cây thanh long tại Đài Loan. Triệu chứng của bệnh là các vết
nhỏ, tròn, vết bệnh lõm, màu cam. Bệnh được xác định do nấm N. dimidiatum
gây ra.
Năm 2008, 2009 nấm N. dimidiatum đã phát hiện trên các quả thanh long
trồng ở Malaysia. N. dimidiatum đã gây triệu chứng như chấm tròn nhỏ, thối và
sau đó mục nát. Mẫu bệnh đã được khử trùng và nuôi cấy trên môi trường PDA

8


và ủ ở 250C trong 7 ngày. Nấm thu được ni cấy trên mơi trường PDA, nấm có
quả cành màu đen, đường kính 90.0mm, hình elip, hình trứng, hình que hoặc
hình trịn trong pha lê có 2 vách ngăn. DNA chiết từ sợi nấm được nuôi cấy trên
môi trường PDA thực hiện phản ứng khuếch đại sử dụng mồi ITS4 và ITS5. Cuối
cùng thực hiện lây bệnh nhân tạo để so sánh và đánh giá bệnh.
Đến tháng 7 năm 2011 bệnh loét trên Thanh long đã được phát hiện ở Trung
Quốc với các đặc điểm là có nhiều vết nhỏ đốm nâu đỏ nhỏ hơn các vết bệnh ban
đầu, các vết này lan rộng và hình thành các vùng rộng lớn gây chết hoại. Nấm
được nuôi cấy trên môi trường thạch đường khoai tây (PDA) và ủ ở 28oC trong 3
ngày. Sau khi phân lập tiến hành phản ứng PCR (phản ứng khuếch đại gen),
DNA được chiết từ sợi nấm đã được nuối cấy trong 7 ngày sử dụng Kit
DNAsecure thực vật, vùng ITS rDNAs được khuếch đại sử dụng cặp mồi ITS1
và ITS4.
Brown et al. (2012) đã công bố báo cáo đầu tiên về nấm N. dimidiatum
gây hại trên thanh long tại tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc.

Hiện nay tại Việt Nam có rất ít thơng tin về nấm gấy bện lt trên cây thanh
long, chỉ có thơng tin nghiên cứu của Viện nghiên cứu cây ăn quả Miền Nam
(2011) rằng bệnh loét (đốm trắng hay đốm nâu) do nấm N. dimidiatum gây ra.
Nấm này cịn có tên khác là Scytalidium dimidiatum hay Scytalidium lignicola,
Hendersonula toruloidea,... bệnh chủ yếu xuất hiện và tấn cơng mạnh vào mùa
mưa, nhiệt độ thích hợp cho nấm phát triển là từ 20 – 30oC. Ẩm độ càng cao càng
tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh tấn công và lây lan mạnh. Bệnh lây theo gió và
nguồn nước nhiễm bệnh. Qua theo dõi thấy bệnh hại nặng ở những vườn có mực
nước ngầm cao, những vườn vệ sinh kém, rậm rạp và bị che mát nhiều, vườn sử
dụng nhiều phân đạm hay bón phân chuồng chưa ủ hoai, vườn sử dụng nhiều
chất kích thích tăng trưởng hay vườn bón thiếu trung vi lượng đều có tỉ lệ bệnh
cao hơn bình thường và khi có bệnh thì khó phịng trừ hơn. Vết bệnh ban đầu là
những đốm tròn nhỏ màu trắng, hơi lõm, về sau chuyển sang màu vàng cam và
khi bệnh phát triển nặng đốm bệnh trở thành vết loét có màu nâu, hơi nổi lên và
gây ảnh hưởng nặng đến sinh trưởng của cây, năng suất và giá trị thương phẩm
của quả. Bệnh thường gây hại trên bẹ non, nụ bông, quả non và giai đoạn chuẩn
bị thu hoạch.
Bệnh loét thanh long, trong dân gian bà con nơng dân cịn gọi là bệnh đốm
tắc kè, bệnh ma... do đặc điểm hình dạng, màu sắc và giai đoạn phát triển của

9


vết bệnh. Bệnh loét được coi là “bệnh lạ chưa có tên trong y văn”. Tại Việt
Nam, bệnh đốm trắng xuất hiện rải rác vào năm 2008 ở Bình Thuận với diện
tích và tỉ lệ nhiễm rất ít. Hiện nay vẫn có rất ít nghiên cứu về bệnh lt trên cây
Thanh long.
Năm 2009, khi những ổ dịch đầu tiên được phát hiện ở Bình Thuận thì một
số nhà chun mơn nhận định trên báo chí rằng: “Đây là bệnh do sinh lý, do thâm
canh kém và thắp đèn quá mức” (Báo điện tử nông nghiệp).

Tại Việt Nam mặc dù cũng có vài báo cáo cơng bố sơ lược về tác nhân gây
bệnh loét trên thanh long nhưng vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề nghiên cứu cần làm
sáng tỏ thêm (Nguyễn Thành Hiếu và cs., 2011).
Đến đầu mùa mưa năm 2012 bệnh lây lan mạnh, với diện tích gần 1.000 ha,
tỷ lệ nhiễm nặng từ 10% trở lên chiếm trên 80% và bệnh đã có mặt ở khắp các
vùng trồng Thanh long tập trung của Việt Nam như Bình Thuận, Tiền Giang và
Long An, đến tháng 6/2013 diện tích nhiễm bệnh đốm trắng đã lên đến gần 3.000
ha, tỷ lệ gây hại từ 20 – 50%.
Theo thống kê đến cuối năm 2013, diện tích Thanh long bị nhiễm bệnh đốm
trắng nhẹ ở tỉnh Bình Thuận là 800 ha, nặng 400 ha, trong tổng số 21 nghìn ha.
Tiền Giang, với gần 3.000 ha Thanh long thì có đến 2.420 ha nhiễm bệnh đốm
trắng nhẹ, diện tích nhiễm nặng 80 ha. Long An, nhiễm đốm trắng nhẹ 766 ha,
nặng 41 ha, trong tổng số gần 2.700 ha... và đang có xu hướng lây lan nhanh.
2.4. CÁC NGHIÊN CỨU VỀ PHÒNG TRỪ BỆNH LOÉT TRÊN THANH
LONG
Hiện nay, ở các nước trồng thanh long trên thế giới, việc phòng trừ bệnh
loét do nấm N. dimidiatum gây ra vẫn chưa thực sự có hiệu quả. Phịng trừ chủ
yếu vẫn là sử dụng thuốc hóa học phối hợp với các biện pháp cắt tỉa cành bệnh,
dọn sạch và tiêu hủy tàn dư cây bệnh cũng như kết hợp sử dụng một số chế phẩm
sinh học tạo điều kiện cho cây thanh long phát triển khỏe mạnh. Các biện pháp
phòng trừ chủ yếu là sử dụng giống chống chịu bệnh, giống sạch bệnh, sử dụng
các biện pháp canh tác hợp lý như luân canh, kỹ thuật làm đất, phân bón,...hợp lý.
Ở Việt Nam, theo báo điện tử nông nghiệp Việt Nam 28/11/2013, thạc sĩ
Nguyễn Mỹ Phi Long, người phụ trách kỹ thuật của công ty Điền Trang cho biết
đã phân lập và nhân nuôi thành công bào tử của nấm gây nên bệnh loét. Mặc dù
chưa khẳng định 100% nhưng có thể chắc chắn đến 90% rằng đấy là nấm N.
dimiditatum. Nấm bệnh này không mới nhưng là mới khi nó gây hại nặng trên

10



cây thanh long. Các báo cáo khoa học về bệnh hại trên cây thanh long của cả
trong và ngoài nước đến hiện nay vẫn chưa ghi tên nấm N. dimiditatum. N.
dimiditatum chẳng những có mặt trên thân, cành, lá, hoa, quả thực vật mà tồn tại
cả trong đất. Trong quá trình ni cây bào tử nấm bệnh, nhóm nghiên cứu đã
phát hiện ra một loài vi khuẩn đối kháng Bacillus subtilis có khả năng kiềm chế
q trình phát triển của nấm này. Cơng ty Điền Trang đã nhanh chóng đưa ra ứng
dụng tại Long Trì, An Lục Long và Dương Xuân Hội - Châu Thành - Long An
đã thu được nhiều kết quả rất khả quan.
Qua thực tế thành công của nhiều nhà vườn tại Long An, Tiền Giang, Công
ty Điền Trang cùng nhà vườn trồng thanh long đã đúc kết và đưa ra được biện
pháp khắc phục và phòng ngừa bệnh đốm trắng (đốm nâu) theo phương châm
quản lý dịch hại tổng hợp gồm 03 bước. Biện pháp này bước đầu đã mang lại
hiệu quả tích cực và khả quan đáng ghi nhận:
Bước 1: Vệ sinh vườn, tạo thông thoáng cho vườn: Cắt tỉa cành bệnh, trái
bệnh, thu gom tập trung lại một chỗ, đào hố, dùng vôi để xử lý. Không vứt cành
bệnh, trái bệnh xuống mương, rạch hoặc trong vườn vì sẽ tạo điều kiện cho bệnh
lây lan nhanh. Quản lý chặt nguồn nước: đánh rãnh thoát nước, khơng để ứ đọng
nước trên vườn.
Bước 2: Bón vơi xung quanh gốc cây, 1 - 2 kg/trụ để nâng độ pH lên (nên
nâng tối thiểu phải đạt 4,5); không nên rải lên cây. Đồng thời, phun các loại
thuốc trừ nấm phổ rộng (nên sử dụng kết hợp 2 loại thuốc có hoạt chất
Hexaconazole, Carbendazim theo tỉ lệ 1:1), phun kỹ và đều khắp tán cây, chú ý
phun đẫm ngay đỉnh trụ. Phun định kỳ 5 - 7 ngày/1lần, phun lặp lại 2 - 3 lần.
Bước 3: Sau khi thực hiện xong bước 2 được 7 ngày, phun men vi sinh siêu
đậm đặc TRICHOMIX-DT chuyên dùng cho Thanh long (nhãn hiệu 02 trái
Thanh long) trên khắp tán cây, gốc cây và đỉnh trụ (liều dùng 01 gói 500 gr/100
lít nước), phun liên tục 5 - 7 ngày/1lần. Chú ý phun lặp lại sau khi mưa. Khi cây
đã hết bệnh phun và tưới gốc định kỳ 10 - 15 ngày/lần. Trong trường hợp lấy trái
thì phải phun men TRICHOMIX- DT trực tiếp vào nụ và trái 4 lần, lần 1 ở giai

đoạn nụ 10 - 15 ngày tuổi, lần 2 khi rứt râu (bẻ hoa) và lần 3, lần 4 trong giai
đoạn ni trái, cách nhau 7 - 10 ngày/1lần.
Bón phân chuồng đã ủ hoai bằng nấm Trichoderma (3 - 5 kg/trụ) hoặc phân
hữu cơ TRICHOMIX-DT, TRIMIX-N1 (50 kg/bao, liều bón: 1 - 2 kg/gốc), bón

11


xung quanh gốc và nên tủ cỏ mục, rơm hoặc lấp đất ở gốc để giữ ẩm, bón 2 - 3
lần liên tục cách nhau 20 - 30 ngày/lần.
Đến 25/2/2014 báo điện tử nông nghiệp Việt Nam cho biết ngày 23/2/2014
thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Quốc Doanh đã có buổi làm việc với Viện Nghiên
cứu cây ăn quả miền Nam về kết quả nghiên cứu và biện pháp phòng trừ bệnh
loét (đốm trắng) trên cây Thanh long.
Ông Nguyễn Thành Hiếu, đại diện nhóm nghiên cứu bệnh loét (đốm trắng)
trên cây Thanh long (Viện Nghiên cứu CĂQ miền Nam) cho biết: Bệnh đốm
trắng trên cây Thanh long còn gọi là bệnh đốm nâu, tắc kè… gây thiệt hại
nghiêm trọng và có xu hướng ngày càng lan rộng. Bệnh do nấm N. dimidiatum
gây ra. Bắt đầu xuất hiện rải rác vào năm 2008 tại Bình Thuận, Tiền Giang, từ
2011 trở lại đây thì bệnh tấn cơng mạnh và lây lan nhanh hơn. Mức độ bệnh xuất
hiện ở các vườn dao động từ 20 - 25%, có vườn mất trắng làm tổn thất về kinh tế
khá lớn.
Bệnh gây hại trên bẹ non, nụ bông, trái non và giai đoạn chuẩn bị thu hoạch.
Lúc đầu triệu chứng trên bẹ/trái là những chấm nhỏ li ti như kim, phát triển thành
đốm tròn nhỏ màu trắng, vết bệnh trũng thấp so với bẹ, về sau vết bệnh có màu
vàng cam và phát triển nhơ lên những vết ghẻ màu nâu và đôi khi gây thối nhũn
nếu bị bệnh tấn công nặng.
Trước thực trạng dịch bệnh ngày càng gây hại nghiêm trọng, Viện Nghiên
cứu CĂQ miền Nam đã tiến hành nghiên cứu, khảo nghiệm bằng nhiều phương
pháp khoa học, chuyển giao kỹ thuật và triển khai tập huấn “Quy trình quản lý

tổng hợp sâu bệnh hại quan trọng trên Thanh long” cho 480 nơng dân ở Bình
Thuận và 79 nơng dân ở Tiền Giang.
Ngồi ra, Viện cịn cử nhiều cán bộ đi kiểm tra, theo dõi định kỳ tại một số
xã trồng Thanh long ở huyện Chợ Gạo, Tiền Giang. Đồng thời đưa ra quy trình
“Quản lý bệnh đốm trắng trên Thanh long tạm thời” để giúp nhà vườn nắm bắt và
ứng dụng vào sản xuất.
Tại buổi làm việc, lãnh đạo Viện Nghiên cứu CĂQ miền Nam đã đề xuất
với Bộ NN-PTNT cho Viện tiếp tục nghiên cứu điều kiện phát sinh, phát triển
của dịch bệnh đốm trắng, nghiên cứu biện pháp vệ sinh vườn, xây dựng và
chuyển giao mơ hình sản xuất phân hữu cơ vi sinh, sử dụng thuốc BVTV…
Đề nghị Bộ sớm ban hành quy trình quản lý bệnh đốm trắng tạm thời. Phân
cơng nhiệm vụ triển khai cơng tác phịng chống bệnh cho các đơn vị. Ban hành

12


×