Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

Nghiên cứu độc lực của chủng virus cúm gia cầm a MDK VIETNAM NGHEAN NCVD15A52 2015 h5n6 phân lập tại việt nam và đánh giá hiệu lực của một số loại vacxin phòng bệnh luận văn thạc sĩ nông nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.18 MB, 84 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGÔ THỊ THU PHƢƠNG

NGHIÊN CỨU ĐỘC LỰC CỦA CHỦNG VIRUS CÚM GIA CẦM
A/MDK/VIETNAM(NGHEAN)/NCVD15A52/2015 (H5N6)
PHÂN LẬP TẠI VIỆT NAM VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC
CỦA MỘT SỐ LOẠI VACXIN PHÒNG BỆNH

Chuyên ngành:

Thú y

Mã số:

60 64 01 01

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Tô Long Thành
TS. Lê Văn Phan

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN
- Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung
thực và chƣa từng đƣợc bảo vệ một học vị nào.
- Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã
đƣợc cám ơn và các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đã đƣợc chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày tháng năm 2016


Tác giả luận văn

Ngô Thị Thu Phƣơng

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận đƣợc
sự hƣớng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi đƣợc bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc tới thầy giáo hƣớng dẫn khoa học PGS. TS Tô Long Thành, TS. Lê Văn
Phan đã tận tình hƣớng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian và tạo điều kiện cho tơi
trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
môn Vi sinh vật-Truyền nhiễm, khoa Thú y - Học viện Nơng nghiệp Việt Nam đã tận
tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và hồn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức ở Trung tâm Chẩn
đoán Thú y Trung ƣơng - Cục Thú y đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q
trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, ngƣời thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành
luận văn./.
Hà Nội, ngày tháng

năm 2016

Tác giả luận văn


Ngô Thị Thu Phƣơng

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ........................................................................................................................... iii
Danh mục các từ viết tắt .................................................................................................. vi
Danh mục bảng ............................................................................................................... vii
Danh mục hình ............................................................................................................... viii
Trích yếu luận văn ........................................................................................................... ix
Thesis abstract.................................................................................................................. xi
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Đặt vấn đề ........................................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu của đề tài.............................................................................................. 2

1.3.

Ý nghĩa của đề tài ............................................................................................... 2

2.1.

Sơ lƣợc về bệnh cúm gia cầm ............................................................................. 3


2.1.1.

Khái niệm về bệnh cúm gia cầm ........................................................................ 3

2.1.2.

Lịch sử bệnh cúm gia cầm trên thế giới.............................................................. 3

2.1.3.

Bệnh cúm gia cầm ở Việt Nam ........................................................................... 7

2.2.

Căn bệnh của cúm gia cầm ............................................................................... 10

2.2.1.

Đặc điểm về hình thái và cấu trúc .................................................................... 10

2.2.2.

Đặc tính kháng nguyên của virus cúm type A .................................................. 12

2.2.3.

Thành phần hóa học và sức kháng của virus .................................................... 14

2.2.4.


Quá trình nhân lên của virus ............................................................................. 14

2.2.5.

Độc lực của virus .............................................................................................. 15

2.2.6.

Sức đề kháng của virus ..................................................................................... 16

2.2.7.

Nuôi cấy và lƣu giữ virus ................................................................................. 16

2.3.

Dịch tễ học bệnh cúm gia cầm .......................................................................... 16

2.3.1.

Loài vật mang virus .......................................................................................... 16

2.3.2.

Động vật cảm nhiễm ......................................................................................... 17

2.3.3.

Sự truyền lây ..................................................................................................... 18


2.4.

Triệu chứng, bệnh tích bệnh cúm gia cầm ........................................................ 19

2.4.1.

Triệu chứng ....................................................................................................... 19

iii


2.4.2.

Bệnh tích ........................................................................................................... 19

2.5.

Phƣơng pháp chẩn đốn cúm gia cầm .............................................................. 20

2.5.1.

Chẩn đoán dựa vào đặc điểm dịch tễ, triệu chứng và bệnh tích ....................... 20

2.5.2.

Chẩn đốn trong phịng thí nghiệm .................................................................. 20

2.6.


Phòng chống bệnh cúm gia cầm ....................................................................... 21

2.7.

Miễn dịch học chống virus cúm gia cầm .......................................................... 21

2.7.1.

Miễn dịch không đặc hiệu ................................................................................ 22

2.7.2.

Miễn dịch đặc hiệu ........................................................................................... 23

2.7.3.

Miễn dịch chủ động .......................................................................................... 24

2.7.4.

Miễn dịch thụ động ........................................................................................... 25

2.7.5.

Những yếu tố ảnh hƣởng đến sự hình thành kháng thể .................................... 25

2.8.

Một số loại vacxin phòng bệnh cúm gia cầm ................................................... 26


Phần 3. Nội dung và phƣơng pháp- nghiên cứu......................................................... 29
3.1.

Nội dung nghiên cứu ........................................................................................ 29

3.2.

Địa điểm nghiên cứu ......................................................................................... 29

3.3.

Nguyên liệu và phƣơng pháp nghiên cứu ......................................................... 29

3.3.1.

Nguyên liệu....................................................................................................... 29

3.3.2.

Bố trí thí nghiệm .............................................................................................. 30

3.3.3.

Phƣơng pháp điều tra hồi cứu ........................................................................... 32

3.3.4.

Phƣơng pháp mổ khám toàn diện ..................................................................... 33

3.3.5.


Phƣơng pháp làm tiêu bản vi thể ...................................................................... 35

3.3.6.

Phƣơng pháp lấy mẫu và bảo quản bệnh phẩm ................................................ 36

3.3.7.

Phƣơng pháp Realtime RT-PCR phát hiện virus .............................................. 37

3.3.8.

Phƣơng pháp phát hiện kháng thể..................................................................... 39

3.3.9.

Phƣơng pháp xử lý số liệu ................................................................................ 40

Phần 4. Kết quả và thảo luận ....................................................................................... 42
4.1.

Kết quả nghiên cứu độc lực của virus cúm gia cầm trên gà thí nghiệm ........... 42

4.1.1.

Kết quả nghiên cứu độc lực của virus cúm A/H5N6 clade 2.3.4.4B bằng
phƣơng pháp công cƣờng độc qua đƣờng tiêm tĩnh mạch................................ 42

4.1.2.


Kết quả nghiên cứu độc lực của virus cúm A/H5N6 clade 2.3.4.4B bằng
phƣơng pháp công cƣờng độc qua đƣờng nhỏ mũi .......................................... 44

4.2.

Bệnh tích đại thể, vi thể của đàn gà sau khi công cƣờng độc ........................... 48

iv


4.2.1.

Bệnh tích đại thể ............................................................................................... 48

4.2.2.

Bệnh tích vi thể ................................................................................................. 53

4.3.

Kết quả đánh giá hiệu lực vacxin với virus cúm A/H5N6 CLADE
2.3.4.4B............................................................................................................. 56

4.3.1.

Kết quả hiệu giá kháng thể sau tiêm phịng nhóm vacxin Navet-vifluvac ....... 56

4.3.2.


Kết quả hiệu giá kháng thể sau tiêm phòng vacxin Re-5 ................................. 57

4.3.3.

Kết quả hiệu giá kháng thể sau tiêm phòng vacxin Re-6 ................................. 58

4.3.4.

Kết quả theo dõi lâm sàng 3 lơ gà thí nghiệm sau khi công cƣờng độc
bằng virus A/Mdk/Vietnam(NgheAn)/NCVD15A52/2015(H5N6) ................. 59

4.3.5.

Kết quả xét nghiệm virus bài thải sau khi công cƣờng độc virus
A/Mdk/Vietnam(NgheAn)/NCVD15A52/2015(H5N6) ................................... 63

Phần 5. Kết luận và đề nghị ......................................................................................... 66
5.1.

Kết luận............................................................................................................. 66

5.2.

Đề nghị ............................................................................................................. 66

Tài liệu tham khảo ........................................................................................................ 67
Phụ lục .......................................................................................................................... 70

v



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

CDC

Centers for Disease Control and Prevention

CPE

Cytopathic effect

ELISA

Emzyme Linked Immunosozbent Assay

FAO

Food and Agriculture Organization

HA, H

Haemagglutinin

HE

Hematoxylin - Eosin


HI

Hemagglutination Inhibitory test

HPAI

Highly Pathogenic Avian Influenza

LPAI

Low Pathogenic Avian Influenza

MDCK

Madin – Darby – Canine - Kidney

NA, N

Neuraminidase

NP

Nucleoprotein-NP

RT-PCR

Reverse Transcription-Polymerase Chain Reaction

WHO


World Health Organization

vi


DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1. Bố trí thí nghiệm kiểm tra độc lực virus qua tiêm tĩnh mạch ....................... 31
Bảng 3.2. Bố trí thí nghiệm kiểm tra độc lực virus qua đƣờng nhỏ mũi ....................... 31
Bảng 3.3. Bố trí thí nghiệm kiểm tra hiệu lực vacxin ................................................... 32
Bảng 4.1. Bảng theo dõi lâm sàng gà công cƣờng độc virus H5N6.............................. 42
Bảng 4.2. Chỉ số Ct trung bình của gà cơng cƣờng độc virus qua đƣờng tiêm tĩnh mạch...... 44
Bảng 4.3. Kết quả theo dõi lâm sàng gà công cƣờng độc virus qua đƣờng nhỏ mũi ......... 45
Bảng 4.4. Chỉ số Ct trung bình của gà cơng cƣờng độc virus qua đƣờng nhỏ mũi...... 47
Bảng 4.5. Bảng tổng hợp bệnh tích của lơ gà thí nghiệm cơng cƣờng độc ................... 48
Bảng 4.6. Hiệu giá kháng thể trong nhóm gà tiêm vacxin Navet-vifluvac ................... 56
Bảng 4.7. Hiệu giá kháng thể trong nhóm gà tiêm vacxin Re-5 ................................... 57
Bảng 4.8. Hiệu giá kháng thể trong nhóm gà tiêm vacxin Re-6 ................................... 58
Bảng 4.9. Bảng điểm lâm sàng và tỷ lệ bảo hộ các nhóm gà sau khi công cƣờng độc ........ 61
Bảng 4.10. Mức độ bài thải virus của các nhóm gà thí nghiệm ...................................... 63

vii


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Cấu trúc virus H5N1 ().......................................... 10
Hình 4.1. So sánh diện dịch cúm gia cầm nói chung năm 2014 và 2015 ..................... 40
Hình 4.2. Phân bố dịch cúm gia cầm 6 tháng đầu năm 2015 và 6 tháng đầu năm 2016 ..... 42
Hình 4.3. Biểu đồ phân bố các nhánh virus cúm H5N1 và H5N6 tại Việt Nam

năm 2015....................................................................................................... 43
Hình 4.4. Biểu đồ so sánh tỷ lệ chết và thời gian theo dõi gà công cƣờng độc ............ 45
Hình 4.5. Biểu đồ tỷ lệ chết của gà công cƣờng độc virus H5N6 qua đƣờng nhỏ mũi ....... 47
Hình 4.6. Biểu đồ so sánh mức độ tạo miễn dịch của 3 loại vacxin thử nghiệm ............ 50
Hình 4.7. Biểu đồ so sánh khả năng bảo hộ của 3 loại vacxin thử nghiệm .................. 53
Hình 4.8. Biểu đồ so sánh mức độ bài thải virus của các nhóm gà sau cơng
cƣờng độc...................................................................................................... 55
Hình 4.9. Bệnh tích đại thể lơ gà đối chứng ................................................................. 59
Hình 4.10. Bệnh tích đại thê lo gà tiêm vacxin Navet- vifluvac..................................... 60
Hình 4.11. Bệnh tích đại thê lo gà tiêm vacxin Re-5 ...................................................... 60
Hình 4.12. Bệnh tích đại thê lo gà tiêm vacxin Re-6 ...................................................... 60
Hình 4.13. Phổi xuất huyết tràn lan ................................................................................ 61
Hình 4.14. Vi nhung khí quản bị bào mịn, biểu mơ bong tróc ...................................... 61
Hình 4.15. Thận xuất huyết ............................................................................................ 61
Hình 4.16. Túi Fa xuất huyết .......................................................................................... 62
Hình 4.17. Phổi xuất huyết, tế bào nội mạc sƣng phồng ................................................ 62
Hình 4.18. Biểu mơ khí quản bong tróc .......................................................................... 63
Hình 4.19. Thận xuất huyết ............................................................................................ 63
Hình 4.20. Tuyến tụy xung huyêt, hoại tử ...................................................................... 64
Hình 4.21. Lơng nhung ruột dung hợp ........................................................................... 64
Hình 4.22. Túi Fabticius bị phù ...................................................................................... 64

viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Họ và tên học viên: Ngơ Thị Thu Phƣơng
Tên đề tài:
”Nghiên
cứu

độc
lực
của
chủng
virus
cúm
gia
cầm
A/Mdk/Vietnam(NgheAn)/NCVD15A52/2015(H5N6) phân lập tại Việt Nam và đánh
giá hiệu lực của một số loại vacxin phòng bệnh”
Chuyên ngành : Thú y
Mã số

: 60 64 01 01

Tên cơ sở đào tạo : Học viện Nông nghiệp Việt Nam
NỘI DUNG
Mục đích và đối tƣợng nghiên cứu:
Bệnh Cúm gia cầm thể độc lực cao là bệnh truyền nhiễm cấp tính cực kỳ nguy
hiểm đối với ngành chăn nuôi gia cầm và sức khỏe cộng đồng. Do virus Cúm gia cầm
có khả năng biến chủng phức tạp , nhiều chủng virus mới xuất hiện vì vậy cơng tác
phịng chống bệnh Cúm gia cầm luôn là vấn đề cấp thiết trong công tác thú y ngày nay.
Để góp phần vào việc phịng chống bệnh cúm gia cầm đạt hiệu quả cao, chúng tôi tiến
hành nghiên cứu đề tài :
”Nghiên
cứu
độc
lực
của
chủng

virus
cúm
gia
cầm
A/Mdk/Vietnam(NgheAn)/NCVD15A52/2015(H5N6) và đánh giá hiệu lực của một số
loại vacxin phịng bệnh”
Mục đích của đề tài :
- Đánh giá đƣợc độc lực của chủng virus cúm gia cầm mới phân lập đƣợc tại
Nghệ An – Việt Nam: A/Mdk/Vietnam(NgheAn)/NCVD15A52/2015(H5N6.
- Đánh giá mức độ bảo hộ của một số loại vacxin hiện đang lƣu hành đối với
chủng virus A/Mdk/Vietnam(NgheAn)/NCVD15A52/2015(H5N6) mới này.
II. Các phƣơng pháp nghiên cứu.
- Phƣơng pháp điều tra hồi cứu
- Phƣơng pháp công cƣờng độc virus Cúm gia cầm
- Phƣơng pháp mổ khám và làm tiêu bản vi thể
- Phƣơng pháp HI phát hiện kháng thể
- Phƣơng pháp rRT-PCR phát hiện virus cúm gia cầm

ix


III. Kết quả và kết luận của đề tài.
Hoàn thành đề tài này chúng tơi có một số kết luận sau:
- Bệnh cúm gia cầm diễn biến phức tạp, xảy ra liên tục ở nƣớc ta từ năm 2013 đến
nay, đặc biệt có sự xuất hiện của những chủng virus mới.
- Virus cúm gia cầm A/Mdk/Vietnam(NgheAn)/NCVD15A52/2015(H5N6) là virus
có độc lực cao, chỉ số IVPI = 2,84 và gây chết 100% gà thí nghiệm trong 52 giờ.
- Hiệu giá kháng thể trung bình (GMT) của gà đƣợc tiêm vacxin Navet-vifluvac là
4,7; của gà đƣợc tiêm vacxin Re-6 là 5,3 và của gà đƣợc tiêm vacxin Re-5 là 7,8.
- Khi đƣợc công cƣờng độc với virus H5N6 clade 2.3.4.4B

(A/Mdk/Vietnam(NgheAn)/NCVD15A52/2015(H5N6)) tỷ lệ bảo hộ của các lô gà đƣợc
tiêm vacxin Navet-vifluvac, vacxin Re-6 hoặc vacxin Re-5 đều đạt 70%.
- Gà của cả 3 lơ thí nghiệm vẫn bài thải virus tới ngày thứ 10 sau khi công cƣờng
độc, tuy nhiên lƣợng virus bài thải thấp hơn nhiều so với gà đối chứng.
- Có thể sử dụng vacxin Re-5, Re -6 và Navet-vifluvac để phòng bệnh cúm gia
cầm
do
virus
Laos-like
A/H5N6
clade
2.3.4.4B
(A/Mdk/Vietnam(NgheAn)/NCVD15A52/2015(H5N6)) gây ra.

x


THESIS EXTRACT
Full name of student: Ngo Thi Thu Phuong
Project title: Research virulence of avian influenza virus strain
A/Mdk/Vietnam(NgheAn)/NCVD15A52/2015(H5N6) isolated in Vietnam and evaluate
the effectiveness of some vaccines in prevent disease.
Field of study: Veterinary
ID: 60.64.01.01
Facility of study: Faculty of Veterinary science, VietNam National University of
Agriculture.
CONTENT
The object and material of study
Highly pathogenic avian influenza is acute infectious disease, extremely
dangerous for the poultry industry and public health. Due to Avian Influenza viruses

have the ability to mutate complex, many new virus strains appear. Therefore, the
prevention of Avian Influenza is an urgent problem in veterinary work today. To
contribute to the prevention of avian influenza disease effectively, we conducted
research on this project: “Research virulence of avian influenza virus strain
A/Mdk/Vietnam(NgheAn)/NCVD15A52/2015(H5N6) isolated in Vietnam and
evaluate the effectiveness of some vaccines in prevent disease”.
The objective:
- Assess the virulence of the new strain of avian fluenza virus isolated in Nghe
An - Vietnam: A/Mdk/Vietnam(NgheAn)/NCVD15A52/2015(H5N6).
- Assess the level of protection of some vaccines currently circulating H5N6
strains for this new clade 2.3.4.4B.
The methods
- Retrospective survey methods
- The challenge method in animal
- The surgery method and microscopic specimens
- HI test to detect the antibody
- Realtime RT-PCR to identify AI virus
III. The results and conclusions of the thesis
Completion of this subject we have some conclusions:

xi


- Avian influenza disease happened complicatedly and repeatedly in our country
from 2013 to date, especially with the emergence of new viral strains.
- Avian Influenza virus strain A/Mdk/Vietnam(NgheAn)/NCVD15A52/2015
(H5N6) is highly virulent virus, IVPI index = 2.84 and 100% experiment chicken within
52 hours.
- The average antibody titer (GMT) of the vaccinated chickens with NAVETvifluvac vaccine is 4.7; the vaccinated Re-6 chickens are 5.3 and the Re-5 vaccinated
chickens are 7.8.

- When they were challenging with the H5N6 virus virulent clade 2.3.4.4B
(A/Mdk/Vietnam(NgheAn)/NCVD15A52 /2015(H5N6)), the rate of protection of the
vaccinated chickens with NAVET-vifluvac, or Re-6 vaccine or Re-5 vaccine reach 70%.
- Chicken of the 3 experimental groups still shed virus after the 10th post
challengence. However, the amount of shedding virus is lower than control chickens.
- Can be used Re-5, Re-6 and NAVET-vifluvac vaccine to preventive avian
influenza

disease

that

cause

by

Laos-

like

(A/Mdk/Vietnam(NgheAn)/NCVD15A52/2015( H5N6)).

xii

A/H5N6

clade

2.3.4.4B



PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngành chăn nuôi nƣớc ta hiện nay đang là một trong những ngành sản
xuất quan trọng đóng góp đáng kể cho nền kinh tế quốc dân. Đặc biệt chăn nuôi
gia cầm đã và đang đƣợc chú trọng phát triển và chuyển dịch theo hƣớng tích cực
từ chăn ni nhỏ lẻ sang chăn ni trang trại quy mô tập chung với hàng trăm
triệu con gia cầm, thủy cầm các loại. Song song với chăn nuôi đó là dịch bệnh
ln ln tồn tại, một trong số bệnh mà ta cần quan tâm đó là bệnh Cúm gia cầm.
Bệnh cúm gia cầm thể độc lực cao đƣợc Tổ chức Dịch tễ Thế giới (OIE) xếp vào
bảng A các bệnh truyền nhiễm cực kỳ nguy hiểm. Từ cuối năm 2003 trở lại đây,
bệnh cúm gia cầm type A đã và đang đƣợc dự đoán trong nhiều năm nữa vẫn là
mối đe dọa nguy hiểm cho sự phát triển của ngành chăn nuôi gia cầm ở nƣớc ta
và cho sức khoẻ cộng đồng. Cùng với những thiệt hại do bệnh gây ra, ngƣời ta
còn lo ngại đến vấn đề biến chủng của virus cúm gia cầm. Năm 2014 tại Việt
Nam đã phát hiện chủng virus cúm gia cầm type A/H5N6 tại một số tỉnh nhƣ
Lạng Sơn, Hà Tĩnh, Lào Cai, Quảng Trị, Quảng Ngãi, Bắc Giang, Phú Thọ, Thừa
Thiên Huế, Quảng Nam, gây ra những ổ dịch tại các địa phƣơng này.Tháng 7
năm 2015, tại một ổ dịch cúm gia cầm tại Nghệ An đã phát hiện đƣợc chủng
virus cúm gia cầm mới là A/Mdk/Vietnam(NgheAn)/NCVD15A52/2015(H5N6) và
việc nghiên cứu độc lực của chủng virus cúm A/H5N6 mới này là hết sức cần
thiết để đánh giá mức độ gây bệnh từ đó đƣa ra các biện pháp xử lý kịp thời.
Phịng chống dịch cúm gia cầm là một trong những chƣơng trình phịng
chống dịch bệnh cấp quốc gia. Việt Nam và một số nƣớc trên thế giới đã tiến
hành đồng bộ các biện pháp nhƣ tiêu hủy đàn gia cầm, cấm lƣu thông tiêu thụ gia
cầm và sản phẩm gia cầm, kiểm sốt giết mổ và các biện pháp an tồn sinh học...
Mặc dù những biện pháp này đã cho những kết quả nhất định song rất tốn kém và
gây thiệt hại lớn về kinh tế. Vì thế, song song với việc áp dụng các biện pháp
đồng bộ khác, việc sử dụng vacxin tiêm phòng để tạo đáp ứng miễn dịch chủ
động chống lại bệnh cúm là một biện pháp hỗ trợ tích cực và khơng thể thiếu

trong việc phịng và hạn chế bệnh. Chính vì vậy, trong cơng tác phịng và chống
dịch, việc giám sát khả năng đáp ứng miễn dịch với vacxin của gia cầm là nhiệm
vụ bắt buộc phải tiến hành.

1


Nhằm đánh giá độc lực của chủng virus cúm gia cầm A/H5N6 và đánh giá
mức độ bảo hộ trƣớc bệnh cúm gia cầm A/H5N6 của gà với một số loại vacxin
hiện hành chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: ”Nghiên cứu độc lực của chủng
virus cúm gia cầm A/Mdk/Vietnam(NgheAn)/NCVD15A52/2015(H5N6) phân
lập tại Việt Nam và đánh giá hiệu lực của một số loại vacxin phòng bệnh”.
1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
- Đánh giá đƣợc độc lực của chủng virus cúm gia cầm mới phân lập đƣợc
tại Nghệ An A/Mdk/Vietnam(NgheAn)/NCVD15A52/2015(H5N6).
- Đánh giá mức độ bảo hộ của một số loại vacxin hiện đang lƣu hành đối
với chủng virus A/H5N6 clade 2.3.4.4B mới này.
1.3. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI
- Hiểu biết rõ hơn về bệnh cúm gia cầm, về virus cúm gia cầm, đặc biệt là
chủng virus cúm A/Mdk/Vietnam(NgheAn)/NCVD15A52/2015(H5N6).
- Kết quả đánh giá mức độ bảo hộ của một số loại vacxin hiện hành sẽ là
cơ sở để phòng chống bệnh Cúm gia cầm do chủng virus mới này gây nên.PHẦN

2


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. SƠ LƢỢC VỀ BỆNH CÚM GIA CẦM
2.1.1. Khái niệm về bệnh cúm gia cầm
Bệnh cúm ở gia cầm (Avian Influenza) còn gọi là bệnh cúm gà hay cúm

của loài chim. Đây là một bệnh truyền nhiễm gây ra bởi virus cúm type A thuộc
họ Orthomyxoviridae.
Virus cúm gia cầm gây bệnh cho gà, vịt, ngan, ngỗng, gà tây, chim cút, đà
điểu, các loài chim cảnh và chim hoang dã. Nguy hiểm hơn, bệnh có thể lây sang
ngƣời và một số loài thú khác.
Trƣớc đây, bệnh này còn đƣợc gọi là bệnh dịch hạch gà (fowl plague)
nhƣng từ Hội nghị Quốc tế lần thứ nhất về bệnh cúm gia cầm tại Beltsville - Mỹ
năm 1981, bệnh đã đƣợc thay thế với tên gọi là bệnh cúm gia cầm độc lực cao
(Highly Pathogenic Avian Inluenza - HPAI) để chỉ các virus cúm type A có độc
lực mạnh, gây lây lan nhanh, tỷ lệ tử vong cao.
2.1.2. Lịch sử bệnh cúm gia cầm trên thế giới
Bệnh cúm ở gia cầm cũng nhƣ bệnh cúm ở ngƣời đã xuất hiện từ cách đây
rất lâu. Năm 412 trƣớc Công nguyên, Hippocrates đã mô tả về bệnh cúm. Trong
hơn 100 năm qua, đã có 4 vụ đại dịch ở ngƣời xảy ra vào các năm 1889, 1918,
1957 và 1968 (Trần Hữu Cổn và Bùi Quang Anh, 2004). Năm 1918, đại dịch
cúm xảy ra ở châu Âu do virus cúm type A H1N1 gây ra, đƣợc gọi là dịch cúm
Tây Ban Nha, khiến cho 20-40 triệu ngƣời chết. Đến năm 1957, virus H2N2 xuất
hiện ở miền Nam Trung Quốc, gây ra bệnh cúm châu Á. Năm 1968, đến lƣợt
virus H3N2 là nguồn gốc gây bệnh cúm ở Hồng Kông. Năm 1977, virus H1N1
quay trở lại gây bệnh cúm Nga, nhƣng không kinh hoàng nhƣ năm 1918. Năm
1878, tại Italia đã xảy ra một bệnh gây tỷ lệ tử vong rất cao ở đàn gia cầm, sau đó
đƣợc đặt tên là bệnh dịch hạch gia cầm. Đến năm 1901, Centanni và Savonuzzi
đã đề cập đến ổ dịch này đƣợc gây ra bởi virus qua lọc (filterable agent). Nhƣng
phải đến năm 1955 Schaffer mới xác định đƣợc virus đó chính là virus cúm type
A (H7N1 và H7N7) gây chết nhiều gà, gà tây và nhiều loài khác. Năm 1963 virus
cúm type A đã đƣợc phân lập từ gà tây ở Bắc Mỹ do loại thủy cầm di trú dẫn

3



nhập vào. Bệnh cũng đƣợc Beard mô tả tƣơng đối kỹ vào năm 1971 qua đợt dịch
cúm khá lớn trên gà tây ở Mỹ (Beard; Brugh và Webter,1987)
Những chủng virus đặc biệt này đã gây ra dịch cúm gia cầm ở nhiều vùng,
nhiều quốc gia trên thế giới trong thời gian cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX nhƣ
ở Bắc Mỹ, Nam Mỹ, Nam Phi, Trung Đông, Viễn Đông, Anh, Liên Xô (cũ) (Vũ
Thị Mỹ Hạnh và Tô Long Thành, 2008; Suarez và Pantin-Jackwood 2008).
Trƣớc đây ngƣời ta gọi bệnh này là bệnh dịch tả gà (fowl plague) hay
bệnh dịch tả gà giả, nhƣng từ Hội nghị quốc tế lần thứ nhất về bệnh cúm gia cầm
tại Beltsville, Mỹ (1981) đã thay thế tên này bằng tên bệnh cúm truyền nhiễm
cao ở gia cầm hay bệnh cúm gia cầm thể độc lực cao (Highly Pathogenic Avian
Influenza-HPAI) (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2005).
Từ khi phát hiện ra virus cúm type A, các nhà khoa học đã tăng cƣờng
nghiên cứu và thấy virus cúm có ở nhiều lồi chim hoang dã và gia cầm nuôi ở
những vùng khác nhau trên thế giới. Bệnh dịch nghiêm trọng nhất xảy ra ở gia
cầm là những chủng gây bệnh cao thuộc phân type H5 và H7, nhƣ ở Scotland
năm 1950 là H5N1, ở Mỹ năm 1983-1984 là H5N2.
Cuối thập kỷ 60, phân type H1N1 thấy ở lợn và có liên quan đến những ổ
dịch ở gà tây. Mối liên quan giữa lợn-gà tây là những dấu hiệu đầu tiên về virus
cúm ở động vật có vú có thể lây nhiễm và gây bệnh cho gia cầm. Những nghiên
cứu về phân type H1N1 đều cho thấy rằng virus cúm type A đã ở lợn và truyền
lây cho gà tây, ngoài ra phân type H1N1 ở vịt còn truyền cho lợn. Một số chủng
virus cúm type A điển hình gây bệnh ở gia cầm đã đƣợc phát hiện trong những ổ
dịch ở động vật có vú.
Sự lây nhiễm từ chim hoang dã sang gia cầm đã có bằng chứng từ trƣớc
năm 1970 nhƣng chỉ đƣợc công nhận khi xác định đƣợc tỷ lệ nhiễm virus cúm cao
ở một số loài thủy cầm di trú (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2005).
Dịch cúm gia cầm bùng nổ liên tục khắp các châu lục trên thế giới đã thúc
đẩy các hiệp hội chăn nuôi gia cầm và các nhà khoa học tổ chức nhiều hội thảo
chuyên đề về bệnh. Từ đó đến nay, trong các hội thảo về dịch tễ, bệnh cúm gia
cầm luôn là một trong những nội dung đƣợc coi trọng. Điều này cho thấy bệnh

cúm gia cầm ngày càng trở nên nguy hiểm, gây nhiều thiệt hại về kinh tế cho
ngành chăn ni gia cầm trên tồn cầu. Càng đặc biệt nguy hiểm hơn khi virus

4


cúm gia cầm “vƣợt hàng rào về lồi”, thích nghi gây bệnh ở ngƣời với tỷ lệ tử
vong rất cao (Pantin-Jackwood và cs, 2008).
* Từ năm 2003 đến năm 2005
Có 10 quốc gia và vùng lãnh thổ xuất hiện dịch cúm gia cầm H5N1 gồm
Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Campuchia, Lào, Indonesia, Trung Quốc,
Malaysia, Hồng Kông, Việt Nam (Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống cúm gia
cầm, 2005).
- Hàn Quốc: dịch cúm gia cầm H5N1 xảy ra từ 12/12/2003 đến
24/03/2004 với gần 400 ngàn gia cầm tiêu hủy; một ổ dịch cúm gia cầm H5N2
kết thúc ngày 10/12/2004.
- Nhật bản: dịch cúm gia cầm H5N1 xảy ra từ 12/01/2004, đã tiêu hủy hơn
275 nghìn gà; ổ dịch cuối cùng xảy ra ngày 05/05/2004.
- Thái Lan: ổ dịch H5N1 đầu tiên đƣợc xác định vào ngày 23/01/2004 ở
tỉnh Chiang Mai. Trong đợt dịch thứ nhất có 190 ổ dịch ở 89 huyện thuộc 42
tỉnh; số gia cầm tiêu hủy khoảng 30 triệu con. Đợt dịch thứ 2 phát lại từ
03/07/2004 đến 14/02/2005 có 1.552 điểm phát dịch tại 777 xã của 264 huyện
của 51 tỉnh. Số gia cầm tiêu hủy là hơn 850 nghìn gà, hơn 687 nghìn vịt và
khoảng 274 ngàn các loại khác. Gần đây dịch vẫn xảy ra rải rác, ngày 17/03/2005
dịch xảy ra trên 1 đàn gà 50 con tại tỉnh Sukhothai.
- Campuchia: dịch H5N1 xảy ra từ ngày 24/01/2004. Ổ dịch gần đây nhất
xảy ra ngày 24/03/2005 tại tỉnh Kompot làm chết 19 gà thả vƣờn.
- Lào: dịch H5N1 bắt đầu xuất hiện từ 27/01/2004 đến 13/02/ 2004 ở 3
tỉnh, đã tiêu hủy hơn 155 nghìn gà.
- Indonesia: dịch cúm gia cầm H5N1 xuất hiện vào tháng 01/2004, đến

tháng 11/2004 đã có 101 huyện thuộc 16/33 tỉnh có dịch. Ngày 23/03/2005 dịch
tiếp tục lây lan ở nam đảo Sulawesi làm nhiễm bệnh khoảng 128 ngàn gà ở 4 tỉnh,
trong đó ổ dịch lớn nhất ở tỉnh Sidrap làm 101.400 gà nhiễm bệnh. Tính từ khi có
dịch đến nay dã có 16,23 triệu gia cầm bị chết, trong đó có 8,17 triệu con ở trung
tâm đảo Java (Indonesia khơng thực hiện chính sách tiêu hủy đàn mắc bệnh).
- Trung quốc: ổ dịch H5N1 đầu tiên phát hiện ra ngày 27/01/2004 ở tỉnh
Quảng Tây, sau đó lan ra 15 tỉnh khác đặc biệt các tỉnh có biên giới với Việt
Nam đều có dịch. Từ ngày 28/07/2004, Trung Quốc không phát hiện thêm ổ dịch

5


mới. Số gia cầm tiêu hủy là hơn 5,6 triệu gà; hơn 1,7 triệu vịt và 16 nghìn chim
cút và các loại chim khác.
- Malaysia: ổ dịch H5N1 đầu tiên đƣợc phát hiện ngày 19/08/2004 ở
tỉnh Kalantan, ổ dịch cuối cùng ngày 22/11/2004; số gia cầm tiêu hủy hơn 18
nghìn con.
- Vùng lãnh thổ Hồng Kông (thuộc Trung Quốc): dịch H5N1 xảy ra ngày
26/01/2004, ca bệnh gần đây nhất đƣợc xác định vào ngày 10/02/2005.
Ngoài các ổ dịch do virus cúm H5N1 nêu trên, cịn có 7 nƣớc và vùng lãnh
thổ khác có dịch cúm gia cầm và các chủng khác là Pakistan, Hoa Kỳ, Canada, Nam
Phi, Ai Cập, Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Triều Tiên và Đài Loan.
* Trong năm 2007: có 30 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới báo cáo
xuất hiện dịch cúm trên gia cầm do virút H5N1, đặc biệt là tại Indonesia, dịch
cúm gia cầm xảy ra kéo dài và tại một số quốc gia Châu Phi-nơi đƣợc cho là
virus cúm gia cầm có nguy cơ biến đổi cũng đã phát dịch.
Các nƣớc khác trong khu vực nhƣ: Lào, Campuchia, Myanmar, Malaysia,
Trung Quốc, Thái Lan cũng đã tái phát dịch.
Các quốc gia khác có ngành chăn ni tiên tiến nhƣ Hàn Quốc, Nhật Bản
và một số quốc gia ở Châu Âu nhƣ Nga, Hungari, Rumani, Anh,.. cũng ghi nhận

có các ổ dịch trên gia cầm.
* Trong năm 2008: dịch cúm gia cầm trên gia cầm phát ra tại 22 quốc gia
và vùng lãnh thổ bao gồm: Israel, Ả-rập Saudi, Thụy Sỹ, Ukraine, Thổ Nhĩ Kỳ,
Liên bang Nga, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Vƣơng quốc Anh, Trung Quốc,
Pakistan, Nigeria, Bangladesh, Togo, Đặc khu hành chính Hồng Kơng, Ai-cập,
Đức, Indonesia, Lào, Thái Lan và Việt Nam.
* Trong năm 2010: dịch cúm trên gia cầm phát ra tại các quốc gia và vùng
lãnh thổ bao gồm: Bangladesh, Bhutan, Bun-ga-ri, Campuchia, Trung Quốc, Đặc
khu hành chính Hồng Kơng, Ấn Độ, Israel, Lào, Mơng Cổ, Myanmar, Nepal, Ruma-ni, Nga, Tây Ban Nha và Việt Nam.
* Trong năm 2011: dịch cúm trên gia cầm phát ra tại các quốc gia và vùng
lãnh thổ bao gồm: Bangladesh, Campuchia, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Iran,
Israel, Nhật Bản, Mông Cổ, Myanmar, Hàn Quốc, Hy Lạp, Đặc khu hành chính
Hồng Kơng và Việt Nam.
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) từ tháng 12/2003 đến 01/2014 có 649

6


trƣờng hợp mắc cúm H5N1, tỷ lệ tử vong chiếm tới 59%. Indonesia, Việt Nam
và Ai Cập là 3 nƣớc có số ngƣời nhiễm và tử vong do virus cúm H5N1 cao nhất
trên thế giới, đƣợc xác định là các quốc gia “điểm nóng” của dịch
* Trong năm 2014: Chủng virus cúm gia cầm H5N6 lần đầu tiên nổ ra tại
Trung Quốc vào 4-2014. Làm một bệnh nhân 49 tuổi ở tỉnh Tứ Xuyên - Trung
Quốc tử vong, đây cũng là bệnh nhân đầu tiên và duy nhất trên thế giới nhiễm
cúm A/H5N6 đƣợc ghi nhận vào thời điểm này.
2.1.3. Bệnh cúm gia cầm ở Việt Nam
Cuối năm 2003, dịch cúm gia cầm lần đầu xuất hiện tại Việt Nam ở trại gà
giống của Công ty C.P. (Thái Lan) xã Thuỷ Xuân Tiên, huyện Chƣơng Mỹ, tỉnh
Hà Tây, khiến 100.000 gà bị tiêu hủy. Dịch đã nhanh chóng lây lan ra hầu hết các
tỉnh trong cả nƣớc.

Để thuận lợi cho việc đánh giá về dịch tễ học có thể chia quá trình dịch từ
khi xuất hiện vào cuối năm 2003 đến nay thành 6 đợt dịch nhƣ sau:
* Đợt dịch thứ nhất từ tháng 12/2003 đến 3/2004: Cuối năm 2003, lần đầu
tiên trong lịch sử nƣớc ta dịch cúm gia cầm xuất hiện ở Hà Tây, Long An và Tiền
Giang, nó đƣợc coi là một bệnh mới ở gia cầm, đã gây thiệt hại lớn cho ngƣời
chăn nuôi gia cầm. Chỉ trong 3 tháng, dịch đã xuất hiện ở 2.574 xã, phƣờng (chiếm
24,6%) thuộc 381 huyện, quận, thị xã (chiếm 60%) của 57 tỉnh, thành phố trong cả
nƣớc. Tổng số gia cầm bị mắc bệnh, chết và tiêu hủy hơn 43,9 triệu con, chiếm
16,8% tổng đàn, trong đó gà là 30,4 triệu con; thủy cầm là 13,5 triệu con. Ngoài ra
cịn có 14,76 triệu con chim cút và các loại chim khác bị chết và bị tiêu huỷ.
* Đợt dịch thứ hai từ tháng 4/2004 đến 11/2004: tháng 4 năm 2004, ở
một số tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long, dịch tái xuất hiện tại 46 xã,
phƣờng của 32 quận, huyện, thị xã thuộc 17 tỉnh. Tổng số gia cầm bị tiêu huỷ
trong thời gian này là 84.078 con, trong đó có 55.999 gà, 8.132 vịt và 19.947
chim cút.
* Đợt dịch thứ 3 từ tháng 12/2004 đến 5/2005: Trong thời gian này dịch
đã xuất hiện ở 670 xã của 182 huyện thuộc 36 tỉnh, thành phố (15 tỉnh phía Bắc,
21 tỉnh phía Nam) với tổng số gia cầm tiêu hủy là 470.495 gà, 825.689 vịt, ngan
và 551.029 chim cút(Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch cúm, 2004-2005).
* Đợt dịch thứ 4 từ tháng 10/2005 đến 12/2005: Dịch đã tái phát ở 285 xã,
phƣờng, thị trấn thuộc 100 quận, huyện của 24 tỉnh, thành phố. Số gia cầm ốm, chết

7


và tiêu hủy là 3.735.620 con, trong đó có 1.245.282 gà; 2.005.557 vịt; 484.781 chim
cút, bồ câu, chim cảnh.
* Trong 10 tháng đầu năm 2006 ở Việt Nam không xảy ra dịch, do sự chỉ
đạo phòng dịch quyết liệt của Chính phủ, Ban chỉ đạo quốc gia về hiệu quả của
chiến dịch tiêm phòng. Đến cuối năm lại xuất hiện các ổ dịch trên đàn vịt chăn

nuôi nhỏ lẻ, chƣa tiêm phòng vacxin.
*Đợt dịch thứ 5 bắt đầu và kéo dài trong suốt năm 2007: Dịch rải rác, lẻ
tẻ ở khắp nơi và có thể chia nhiều đợt.
Từ ngày 6/12/2006 đến 7/3/2007 dịch xảy ra trên 83 xã, phƣờng của 33
quận, huyện thuộc 11 tỉnh, thành gồm Cà Mau, Bạc Liêu, Hậu Giang, Cần Thơ,
Trà Vinh, Vĩnh Long, Kiên Giang, Sóc Trăng, Hà Nội, Hải Dƣơng và Hà Tây. Tổng
số gia cầm tiêu hủy là 103.094 con, trong đó có 13.622 gà; 89.472 ngan, vịt.
Từ 1/5/2007 đến 23/8/2007, dịch xảy ra ở 167 xã, phƣờng của 10 huyện,
thị thuộc 23 tỉnh, thành là Nghệ An, Quảng Ninh, Cần Thơ, Sơn La, Nam Định,
Đồng Tháp, Bắc Giang, Hải Phịng, Ninh Bình, Bắc Ninh, Hà Nam, Vĩnh Phúc,
Hƣng Yên, Quảng Nam, Thái Bình, Phú Thọ, Hà Tĩnh, Cao Bằng, Cà Mau, Điện
Biên, Quảng Bình, Thái Nguyên và Trà Vinh. Tổng số gia cầm mắc bệnh, chết và
tiêu hủy là 294.894 con (21.525 gà; 264.549 vịt và 8.775 ngan).
Từ sau đợt dịch thứ 5, ở Việt Nam trở thành dịch lƣu hành, các ổ dịch nhỏ, lẻ
xuất hiện rải rác quanh năm.
* Năm 2008: Dịch cúm gia cầm đã xuất hiện tại 80 xã thuộc 54 huyện, quận,
thị xã của 27 tỉnh, thành phố. Tổng số gia cầm chết và buộc phải tiêu hủy là 106.508
con (gồm 40.525 con gà, 61.027 con vịt và 4.506 con ngan). Các ổ dịch xuất hiện ở
các điểm chăn nuôi nhỏ lẻ nên đã đƣợc địa phƣơng bao vây, xử lý ngay nên hầu nhƣ
khơng có hiện tƣợng lây lan.
* Năm 2009: Cả nƣớc đã có 129 ổ dịch tại 71 xã, phƣờng, thị trấn của 35
huyện, thị xã thuộc 17 tỉnh, thành phố phát dịch cúm gia cầm là: Bạc Liêu, Bắc
Ninh, Cà Mau, Điện Biên, Đồng Tháp, Hậu Giang, Khánh Hịa, Nghệ An, Ninh
Bình, Quảng Ngãi, Quảng Ninh, Quảng Trị, Sóc Trăng, Thái Nguyên, Thanh
Hóa, TP. Hà Nội, Vĩnh Long và Cao Bằng. Tổng số gia cầm mắc bệnh, chết và
tiêu huỷ là 105.601 con, trong đó gà 23.733 con (chiếm 22,51 %), vịt 79.138 con
(chiếm 74,94 %) và ngan 2.690 con (chiếm 2,55 %) (Tống Xuân Độ, 2009).
* Năm 2010: Dịch cúm gia cầm đã xảy ra ở 56 xã, 33 huyện, quận thuộc

8



20 tỉnh, thành phố là Bắc Cạn, Bắc Ninh, Bến Tre, Cà Mau, Điện Biên, Đồng
Tháp, Hà Giang, Hà Tĩnh, Kon Tum, Đắc Lắc, Khánh Hòa, Lạng Sơn, Nam Định,
Nghệ An, Quảng Ninh, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Sóc Trăng, Tuyên Quang và Thái
Nguyên. Tổng số gia cầm mắc bệnh, chết và tiêu huỷ là 36.902 con gà (chiếm 32,97
%), 74.308 con vịt (chiếm 66,39 %) và 709 ngan con (chiếm 0,64%).
* Năm 2011: Xuất hiện 92 ổ dịch tại 71 xã thuộc 40 huyện của 21 tỉnh làm
99.780 con gia cầm mắc bệnh (37.558 gà; 61.171 vịt và 1.051 ngan), tiêu huỷ
132.667 con gia cầm các loại.
* Năm 2013, dịch cúm gia cầm H5N1 đã xảy ra tại 50 xã, phƣờng của 23
huyện, quận thuộc 7 tỉnh, làm 59.829 con gia cầm mắc bệnh; tổng số gia cầm
chết và tiêu hủy là 79.522 con.
*Trong năm 2014, theo báo cáo của Cục Thú y, các ổ dịch cúm gia cầm
H5N1 đã xuất hiện tại 158 xã, phƣờng của 93 huyện, thị xã thuộc 33 tỉnh, thành
phố. Số gia cầm mắc bệnh và buộc phải tiêu hủy là 212.600 con (gà là hơn
76.000 con chiếm 36% tổng số mắc bệnh và vịt hơn 136.000 con chiếm 64%);
trong đó số chết là hơn 101.900 con (gà chiếm 31,6%, vịt chiếm 68,4% trong
tổng số chết). Ngồi ra một số địa phƣơng khác có xuất hiện các điểm dịch trên
đàn gia cầm nhỏ lẻ đã đƣợc phát hiện và đãxử lý kịp thời không để dịch lây lan.
Kết quả giám sát chủ động đã phát hiện một số trƣờng hợp dƣơng tính với
cúm A/H5N6 trên đàn gà nuôi tại huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn và trên đàn
vịt nuôi tại huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh. Đây là lần đầu tiên virus cúm A/H5N6
đƣợc ghi nhận tại Việt Nam. Sau đó các ổ dịch cúm A/H5N6 trên gia cầm đã
xuất hiện tại một số tỉnh Lạng Sơn, Lào Cai, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Quảng Ngãi
làm 5.188 con gia cầm và chim trĩ bị mắc bệnh. Kết quả xét nghiệm bằng giải
trình tự gen của các mẫu virus cúm A/H5N6 phát hiện ở Việt Nam thấy có sự
tƣơng đồng đến 99% với chủng virus cúm A/H5N6 gây bệnh trên ngƣời tại
Trung Quốc. Ngày 13/12/2014, một ổ dịch H5N6 đã tái phát trên đàn chim cút
12.000 con tại thôn Lâm Lộc Bắc, xã Tịnh Hà, huyện Sơn Tịnh của tỉnh Quảng

Ngãi, số chim cút chết là 2.965 con (Cục Thú y, 2014). Trong năm 2014 có 6 xã
của 6 huyện thuộc 6 tỉnh có ổ dịch cúm A/H5N6, tổng số gia cầm mắc bệnh và
phải tiêu hủy do mắc cúm A/H5N6 là 17.188 con.
*Năm 2015, các ổ dịch cúm gia cầm H5N1 đã xuất hiện tại 18 xã, phƣờng
của 17 huyện, thị xã thuộc 11 tỉnh, thành phố(Cà Mau, Trà Vinh, Vĩnh Long, Sóc

9


Trăng, Cần Thơ, Đắk Lắk, Hà Tĩnh, Kon Tum, Nghệ An, Ninh Thuận, Thanh
Hóa). Số gia cầm mắc bệnh là 14.138 con (gà là 9.166 con chiếm 64,83% tổng
số mắc bệnh, vịt 4.922 con chiếm 34,81% và ngan 50 con chiếm <1%); trong đó
số gia cầm phải tiêu hủy là hơn 16.128 con (gà chiếm 66,34% tổng số chết, vịt
chiếm 33,35% và ngan chiếm <1%).(Bảng 4.1)
vlà
*Trong 6 tháng đầu năm 2016 trên địa bàn cả nƣớc đã ghi nhận 8 ổ dịch
cúm gia cầm H5N1 và H5N6. Trong đó có 6 ổ dịch cúm A/H5N6 tại 6 xã thuộc 6
huyện của 5 tỉnh Quảng Ngãi, Kon Tum, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Nghệ An và
có 2 ổ dịch cúm gia cầm A/H5N1 xảy ra tại 2 xã thuộc 2 huyện của thành phố
Cần Thơ. Số gia cầm chết và buộc phải tiêu hủy là 10.945 con.
Tính đến thời điểm cuối tháng 8 năm 2016 cả nƣớc khơng có dịch cúm
gia cầm.
2.2. CĂN BỆNH CỦA CÚM GIA CẦM
2.2.1. Đặc điểm về hình thái và cấu trúc
Virus cúm type A thuộc họ Orthomyxoviridae, gây bệnh cho mọi lồi
chim, một số động vật có vú và có thể lây sang ngƣời.
Cùng với virus cúm A thuộc họ Orthomyxoviridae cịn có 3 nhóm (type)
virus khác là:
- Virus cúm type B chỉ gây bệnh cho ngƣời
- Virus cúm type C gây bệnh cho ngƣời và lợn

- Virus nhóm Thogoto virus
Đặc tính cấu trúc chung của tất cả 4 nhóm virus trong họ
Orthomyxoviridae là hệ gene chứa acid ribonucleic (RNA) một sợi có cấu trúc là
sợi âm. Tùy loại virus, sợi RNA âm có độ dài từ 10.000-15.000 nucleotid. Mặc
dù đƣợc nối với nhau tạo thành một sợi RNA liên tục, nhƣng thực tế hệ gene của
virus lại đƣợc phân chia thành 6-8 phân đoạn (segment), trong đó mỗi phân đoạn
là một gene chịu trách nhiệm mã hóa cho một protein của virus.
Khác với các nhóm virus trong họ, do virus cúm type A có nhiều biến
chủng khác nhau. Cộng với khả năng thích ứng rộng rãi trên nhiều loại vật chủ và
tính kháng ngun ln biến đổi, nhờ sự sắp xếp tái tổ hợp các phân đoạn gene
nên cúm type A đƣợc coi là nhóm virus nguy hiểm nhất trong họ

10


Orthomyxoviridae. Trong lịch sử chính những virus cúm type A là thủ phạm gây
nên những đợt dịch cúm kinh hoàng ở ngƣời và gia cầm.
Hạt virus (virion) có cấu trúc hình khối kéo dài đƣờng kính trung bình
khoảng 80-120nm. Vỏ virus là những protein có nguồn gốc từ màng tế bào mà
virus đã lây nhiễm, bao gồm một số protein đƣợc glycosyl hóa và một số protein
dạng trần khơng đƣợc glycosyl hóa. Protein bề mặt có cấu trúc từ các loại
glycoprotein là các gai mấu có độ dài 10-14nm, đƣờng kính 4-6nm.
Khi nghiên cứu sâu hơn về cấu trúc hệ gene virus cúm type A, tất cả các
thành viên của nhóm virus cúm A đều có hệ gene là RNA một sợi có độ dài
13.500 nucleotid chứa 8 phân đoạn kế tiếp nhau mang mật mã cho 10 loại protein
khác nhau của virus, 8 phân đoạn của sợi RNA có thể tách và phân biệt rõ ràng
nhờ phƣơng pháp điện di (Muphy and Webter, 1996). Cấu trúc của virus cúm A
H5N1 đƣợc minh họa bằng hình 2.1 sau:

Hình 2.1. Cấu trúc virus H5N1 n: Nguyễn Đình Nguyên (2008)

- Phân đoạn gene từ 1-3 mã hóa cho protein PB1, PB2 và PA là các protein
có chức năng của enzyme polymerase, có vai trò bảo vệ sự sao chép và phiên
dịch RNA của virion (Biswa and Nayak, 1996).
- Phân đoạn 4 mã hóa cho protein HA có chức năng bám dính vào thụ thể
tế bào.
HA là một polypeptide gồm hai chuỗi HA1 và HA2 nối với nhau bằng
đoạn oligopeptid ngắn, đặc trƣng cho các subtype H (H 1 đến H15) trong tái tổ hợp

11


tạo nên biến chủng (Bosch et al.,1979; Very et al.,1992).
Mô típ của chuỗi nối oligopeptid chứa một số acid amin cơ bản làm
khung, thay đổi đặc hiệu theo từng loại subtype H. Sự biến đổi thành phần của
chuỗi nối sẽ quyết định độc lực của biến chủng virus mới (Horimoto và
Kawaoka, 1995).
- Phân đoạn 5 mã hóa cho protein NP (Buckle White và Muphy, 1998).
- Phân đoạn 6 là đoạn chịu trách nhiệm tổng hợp protein có vai trị nhƣ
enzyme là neuraminidase (NA), có chức năng acid sialic, giúp giải phóng RNA
virus từ endosome và tạo virion mới (Castrucci và Kawaoka, 1993).
- Phân đoạn 7 mã hóa cho 2 tiểu phần protein đệm (matrix protein) M1 và
M2 trong đó M2 là một tetramer có chức năng tạo khe H+, giúp cởi bỏ vỏ protein
virus sau khi xâm nhập vào tế bào cảm nhiễm, M1 có chức năng tham gia vào quá
trình tổng hợp và nảy mầm của virus (Holsinger và cs, 1994).
- Phân đoạn 8, với độ dài tƣơng đối ổn định sẽ mã hóa cho 2 tiểu phần
protein khơng cấu trúc NS1 và NS2 có các chức năng: chuyển RNA từ nhân ra kết
hợp với M1, kích thích phiên mã, chống interferon (Luong và Palese, 1992).
2.2.2. Đặc tính kháng nguyên của virus cúm type A
Kháng nguyên của virus cúm diễn biến hết sức phức tạp do hiện tƣợng tái
tổ hợp các thành phần cấu trúc của chủng này với chủng khác hoặc biến đổi từ

chủng vô độc thành chủng có độc lực cao hơn và gây bệnh. Sự đột biến của từng
thành phần và loại hình kháng nguyên trong từng chủng virus cúm cũng góp
phần tạo nên cấu trúc kháng nguyên mới, tạo các loại biến chủng mới với các đặc
tính gây bệnh mới.
Các loại protein kháng nguyên: protein nhân (NP), protein đệm (matrix
protein-M1), protein HA, protein enzyme cắt thụ thể (NA) là những protein
kháng nguyên đƣợc nghiên cứu nhiều nhất.
Một trong đặc tính kháng nguyên quan trọng của virus cúm là khả năng
gây ngƣng kết hồng cầu của nhiều loài động vật mà thực chất là sự kết hợp giữa
mấu lồi kháng nguyên HA trên bề mặt của virus với thụ thể có trên bền mặt hồng
cầu làm cho hồng cầu ngƣng kết với nhau tạo mạng ngƣng kết qua các cầu nối
virus. Từ đặc tính kháng nguyên này có thể sử dụng các phản ứng ngƣng kết
hồng cầu HA và ngăn trở ngƣng kết hồng cầu HI trong chẩn đoán cúm gia cầm.

12


×