HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
TRẦN THỊ THANH TÂM
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM BỆNH LÝ CỦA
BỆNH NẤM PHỔI (ASPERGILLOSIS) Ở ĐÀN NGAN –
VỊT NUÔI TẠI PHÚ XUYÊN – HÀ NỘI
Chuyên ngành:
Thú y
Mã số:
60 64 01 01
Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Hữu Nam
NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018
LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của tôi với sự giúp đỡ của tập thể
trong và ngoài cơ quan.
Các kết quả nêu trong luận văn là trung thực và tôi xin chịu trách nhiệm về những
số liệu trong bản luận văn này.
Hà Nội, ngày
tháng
năm 2017
Tác giả luận văn
Trần Thị Thanh Tâm
i
LỜI CẢM ƠN
Có được cơng trình nghiên cứu này, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn và kính trọng
sâu sắc tới các thầy cô giáo trong bộ môn Bệnh lý, Học Viện Nông Nghiệp Việt
Nam đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tơi trong q trình học tập và
thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn PGS. TS Nguyễn Hữu Nam đã đầu tư nhiều cơng sức
và thời gian chỉ bảo tận tình giúp tơi thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn.
Nhân dịp này, cho phép tôi được bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới các nhà khoa
học, các thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho tơi nâng cao
kiến thức, hồn thành bản luận văn này.
Tơi xin cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ và tạo điều
kiện thuận lợi cho tơi hồn thành luận văn.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày
tháng
năm 2017
Tác giả luận văn
Trần Thị Thanh Tâm
ii
MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục .......................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt ....................................................................................................... v
Danh mục bảng biểu ........................................................................................................ vi
Danh mục hình ảnh ......................................................................................................... vii
Trích yếu luận văn ......................................................................................................... viii
Thesis abstract .................................................................................................................. ix
Phần 1. Đặt vấn đề ......................................................................................................... 1
1.1.
Tính cấp thiết của đề tài ..................................................................................... 1
1.2.
Mục đích của đề tài ............................................................................................ 2
1.3.
Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................... 2
1.4.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ........................................................................... 2
Phần 2. Tổng quan tài liệu ............................................................................................ 3
2.1.
Tình hình nghiên cứu bệnh nấm phổi gia cầm ở trong nước và thế
giới ..................................................................................................................... 3
2.1.1
Tình hình nghiên cứu bệnh nấm phổi gia cầm trên thế giới .............................. 3
2.1.2
Tình hình nghiên cứu bệnh nấm phổi ở trong nước........................................... 4
2.2.
Đặc điểm sinh lý của ngan, vịt ........................................................................... 4
2.2.1.
Ngan Pháp .......................................................................................................... 4
2.2.2.
Vịt Super Meat ................................................................................................... 5
2.3.
Hiểu biết về căn bệnh......................................................................................... 9
2.3.1.
Một số đặc điểm của nấm Aspergillosis ............................................................ 9
2.3.2.
Một số nguyên nhân gây bệnh nấm phổi ......................................................... 18
2.3.3.
Cơ chế sinh bệnh của bệnh nấm phổi .............................................................. 19
2.3.4.
Dịch tễ bệnh ..................................................................................................... 19
2.3.5.
Triệu chứng của ngan, vịt mắc nấm phổi ......................................................... 19
2.3.6.
Bệnh tích của ngan, vịt mắc nấm phổi ............................................................. 20
2.3.7.
Chẩn đoán của ngan, vịt mắc nấm phổi ........................................................... 21
2.3.8.
Phịng và kiểm sốt bệnh nấm phổi ................................................................. 23
iii
2.3.9.
Điều trị bệnh nấm phổi ................................................................................... 24
Phần 3. Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu ...................................... 25
3.1.
Đối tượng, địa điểm, nguyên liệu nghiên cứu.................................................. 25
3.1.1.
Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................... 25
3.1.2.
Địa điểm nghiên cứu ........................................................................................ 25
3.1.3.
Nguyên liệu nghiên cứu ................................................................................... 25
3.2.
Nội dung nghiên cứu........................................................................................ 25
3.3.
Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 26
3.3.1.
Phương pháp xác định triệu chứng lâm sàng và bệnh tích .............................. 26
3.3.2.
Phương pháp xác định các chỉ tiêu theo dõi .................................................... 26
3.3.3.
Phương pháp điều tra lấy mẫu ......................................................................... 26
3.3.4.
Phương pháp làm tiêu bản vi thể ..................................................................... 26
3.3.5.
Phương pháp xử lý số liệu ............................................................................... 31
Phần 4. Kết quả và thảo luận ...................................................................................... 32
4.1.
Điều tra tình hình bệnh nấm phổi trên đàn ngan, vịt nuôi tại phú
xuyên - hà nội .................................................................................................. 32
4.2.
Kết quả nghiên cứu triệu chứng lâm sàng của ngan, vịt mắc bệnh
nấm phổi. ......................................................................................................... 35
4.3.
Kết quả nghiên cứu bệnh tích của ngan, vịt bệnh ............................................ 40
4.3.1.
Kết quả nghiên cứu bệnh tích đại thể của ngan – vịt mắc bệnh ...................... 40
4.3.2.
Kết quả nghiên cứu bệnh tích vi thể của ngan – vịt mắc bệnh ........................ 46
Phần 5. Kết luận và đề nghị ........................................................................................ 52
5.1.
Kết luận ............................................................................................................ 52
5.2
Đề nghị ............................................................................................................. 52
Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 54
iv
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
Nghĩa Tiếng Việt
A.
Aspergillus
CV
Cherry Valley
KHKT
Khoa học kỹ thuật
PAS
Periodic acid-Shiff stain
v
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 4.1. Tỷ lệ mắc, tỷ lệ chết của ngan, vịt mắc bệnh nấm phổi tại 1 số xã
thuộc huyện Phú Xuyên – Hà Nội. ...............................................................33
Bảng 4.2. Triệu chứng lâm sàng của ngan, vịt bệnh trong đợt kiểm tra lần thứ
nhất................................................................................................................36
Bảng 4.3. Triệu chứng lâm sàng của ngan, vịt quan sát được trong đợt kiểm
tra lần thứ hai ................................................................................................37
Bảng 4.4. Kết quả mổ khám bệnh tích ở ngan, vịt bị bệnh nấm phổi ...........................41
Bảng 4.5. Vị trí xuất hiện ở hạt nấm ở ngan, vịt bệnh ..................................................43
Bảng 4.6. Kích thước của các hạt nấm ở ngan, vịt bị bệnh ..........................................44
Bảng 4.7. Kết quả biến đổi bệnh lý vi thể ở ngan, vịt mắc bệnh nấm phổi ..................47
vi
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 2.1.
Ngan Pháp giống .......................................................................................... 9
Hình 2.2.
Ngan Pháp trưởng thành ................................................................................ 9
Hình 2.3.
Vịt Super Meat .............................................................................................. 9
Hinh 2.4.
Nấm Aspergillosis ....................................................................................... 10
Hình 4.1.
Vịt bại liệt ................................................................................................... 47
Hình 4.2.
Vịt thở khó, ngoẹo đầu ............................................................................... 47
Hình 4.3.
Ngan ủ rũ, kém ăn ...................................................................................... 47
Hình 4.4.
Xác gầy ....................................................................................................... 47
Hình 4.5.
Xác khơ, gầy, lơng xơ xác .......................................................................... 47
Hình 4.6.
Mí mắt phù, chảy nước mắt ........................................................................ 47
Hình 4.7.
Hạt nấm mặt sau phổi ................................................................................. 53
Hình 4.8.
Hạt nấm ở thành túi khí .............................................................................. 53
Hình 4.9.
Hạt nấm ở màng treo ruột, màng gan ......................................................... 53
Hình 4.10. Hạt nấm thành ruột ..................................................................................... 53
Hình 4.11. Hạt nấm ở phổi và thành túi khí ................................................................. 53
Hình 4.12. Hạt nấm ở não ............................................................................................ 53
Hình 4.13. Hạt nấm mọc trong phổi .............................................................................. 49
Hình 4.14. Giới hạn hạt nấm với vùng xung quanh ...................................................... 49
Hình 4.15. Hạt nấm con đang hình thành trong phổi .................................................... 49
Hình 4.16. Xuất hiện tế bào bán liên và tế bào khổng lồ xung quanh hạt nấm ............. 49
Hình 4.17. Sung huyết mạch quản phổi. Phế quản giãn rộng, chứa đầy dịch nhầy ...... 49
Hình 4.18. Xuất huyết phổi ........................................................................................... 49
Hình 4.19. Sung huyết khí quản, tế bào biểu mơ tổn thương ........................................ 50
Hình 4.20. Khí quản xuất huyết .................................................................................... 50
HÌnh 4.21. Sung huyết gan ............................................................................................ 50
Hình 4.22. Gan thối hóa mỡ ........................................................................................ 50
Hình 4.23. Sung huyết ruột ........................................................................................... 50
Hình 4.24. Xuất huyết ở kẽ thận ................................................................................... 50
vii
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Trần Thị Thanh Tâm
Tên luận văn: “Nghiên cứu một số đặc điểm bệnh lý của bệnh nấm phổi
(Aspergillosis)ở đàn ngan - vịt nuôi tại Phú Xuyên - Hà Nội”.
Ngành: Thú y
Mã số: 60 64 01 01
Tên cơ sở đào tạo: Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu:
- Xác định đặc điểm dịch tễ bệnh nấm phổi trên các đàn ngan - vịt nuôi tại Phú
Xuyên – Hà Nội.
- Nghiên cứu đặc điểm bệnh lý của ngan – vịt mắc nấm phổi.
Phương pháp nghiên cứu:
- Xác định tỷ lệ mắc, chết do bệnh nấm phổi ở đàn ngan – vịt bằng phương
pháp điều tra, phỏng vấn trực tiếp người chăn nuôi kết hợp với việc theo dõi, thăm
khám trực tiếp.
- Xác định triệu chứng lâm sàng bằng phương pháp quan sát trực tiếp đàn ngan –
vịt theo dõi.
- Xác định bệnh tích đại thể bằng phương pháp mổ khám, quan sát những biến đổi
ở các cơ quan con vật mắc bệnh.
- Xác định bệnh tích vi thể bằng phương pháp thu thập mẫu bệnh phẩm ở cơ quan
có tổn thương bệnh lý hình thái rõ làm tiêu bản vi thể, quan sát các biến đổi cấu trúc của
mẫu bệnh phẩm đó dưới kính hiển vi quang học có độ phóng đại khác nhau.
-
Phương pháp xử lý số liệu.
Kết quả chính và kết luận:
1. Đàn ngan – vịt mắc bệnh nấm phổi ở nhiều lứa tuổi, chết nhiều từ 5 – 7 ngày,
đặc biệt ở con bệnh ở ngày thứ 5.
2. Bệnh có các triệu chứng lâm sàng: ủ rũ, mệt mỏi, bỏ ăn, khát nước, thở nhanh,
thở khó, vươn cổ để thở, ỉa phân xanh trắng (100%). Ngồi ra cịn thấy con vật mắc
bệnh có các triệu chứng khác nhau như chảy nước mắt,, mũi, ngoẹo đầu, ngoẹo cổ. Con
vật chết ở tư thế lả dần chiếm 75,00%.
3. Bệnh tích đại thể đặc trưng: hạt nấm mọc nhiều ở các cơ quan: túi khí, phổi,
màng ngực, khí quản, bao tim, gan, màng treo ruột nhưng nhiều nhất ở phổi (100%).
4. Bệnh tích vi thể điển hình: tế bào nhu mơ phổi bị thối hóa, hoại tử. Vùng xung
quanh hạt nấm xuất hiện nhiều tế bào viêm.
viii
THESIS ABSTRACT
Master candidate: Tran Thi Thanh Tam
Thesis title: “A study of pathological characteristics of pulmonary fungal disease
(Aspergillosis) in breeding ducks in the flock of geese-Phu Xuyen, Ha Noi”.
Major: Veterinary Medicine
Code: 60 64 01 01
Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives:
- Identificate epidemiological characteristics of pulmonary fungus in the herd of
ducks in Phu Xuyen - Hanoi.
- Investigate pathological characteristics of pulmonary diphtheria.
Research Methods:
- To determine the morbidity and mortality rates because of fungal hernia in the
herd of ducks by survey and direct interview of livestock producers in combination with
direct monitoring and examination.
- To identify clinical symptoms by direct observation of ducks.
- To determinate general lesions by surgical methods, observation of changes in
the organs of infected animals.
- To determinate microscopic lesions by the method of collecting specimens in
the organs with morphologically pathological lesions as microscopic specimens,
observing the structural changes of the specimens under the optical microscope which
have different magnification.
- To determine the criteria of the red blood cell and white blood system by blood
test of unhealthy ducks compared to the healthy one.
- To process data processing methods.
Materials and Methods
1. Ducks and lung disease in many ages, many died from 5-7 days, especially
in the fifth day.
2. The disease has clinical symptoms: somnolence, fatigue, quit eating, thirst,
rapid breathing, difficulty breathing, stretching neck to breathe, white feces (100%). In
addition, the infected animals have different symptoms such as tears, nose, head turn,
dull neck. Animals die in the position gradually losing 75.00%.
3. Major general morbidities: fungal seeds grow in organs: air sacs, lungs,
thoracic membrane, airway, heart, liver, mesentery but most in the lung (100%).
4. Typical microscopic lesions: pulmonary parenchyma cells degenerate,
necrosis. The surrounding fungal seeds appear more inflammatory.
.
ix
PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Việt Nam là một nước có truyền thống lâu đời về ngành nơng nghiệp,
trong đó ngành chăn ni giữ vai trị hết sức quan trọng, nó góp phần vào việc
phát triển kinh tế nông nghiệp và nâng cao chất lượng cho cuộc sống của nhân
dân.Trong đó chăn ni các lồi gia cầm và thủy cầm hiện nay đang mang lại giá
trị kinh tế to lớn. Nắm bắt được những lợi thế về điều kiện khí hậu nhiệt đới nóng
ẩm, cùng đa dạng trong phương thức nuôi thả ở nước ta người chăn nuôi đã liên
tục bổ sung những giống gà, ngan, vịt có chất lượng cao để chăn thả trên diện
rộng. Đặc biệt trong những năm gần đây các nổi lên giống ngan Pháp cho chất
lượng thịt, trứng rất cao. Ngan Pháp là giống ngan có nguồn gốc từ Pháp và có
rất nhiều dịng khác nhau, chúng cho sản lượng trứng cao và ổn định. Các dòng
phổ biến như: R31, R41, R51, R61, R71 và giống siêu nặng. Tuy nhiên việc ni
dưỡng cũng như chăm sóc cịn gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là vấn đề dịch
bệnh. Với ngan Pháp, những bệnh gặp phải khi ngan còn ở giai đoạn non cần
phải đặc biệt quan tâm, nó quyết định đến sinh trưởng và phát triển giai đoạn sau
của cả đàn. Trong đó, bệnh nấm phổi do nấm Aspergillus gây ra thường xuyên
xuất hiện và để lại hậu quả nghiêm trọng cho đàn.
Cho đến nay, vịt là loài thủy cầm được người dân chăn nuôi nhiều nhất. Trên
thế giới hàng năm có khoảng 550 đến 600 triệu vịt, trong đó ở châu Á chiếm tới
80 – 86% tổng đàn vịt. Những nước nuôi nhiều vịt phải kể đến là Trung Quốc,
Thái Lan, Banglades và Việt Nam. Nước ta hàng năm đàn vịt sản xuất ra khoảng
30000 đến 40000 tấn thịt hơi; 0,8 đến 1tỷ quả trứng và khoảng 1000 đến 1500 tấn
lông (Trịnh Quang Khuê, 2007). Đến năm 2003 số vịt tăng bình quân 7%, đạt
gần 70 nghìn tấn thịt vịt; 1,5 tỷ quả trứng vịt và 3500 tấn lông (TS. Lâm Minh
Thuận và ThS. Chế Minh Tùng, 2004).
Theo số liệu thống kê của FAO (2003): Tổng số vịt của Việt Nam là 57
triệu con, đứng thứ 2 thế giới, sau Trung Quốc; sản lượng thịt vịt ở Việt Nam là
67,8 nghìn tấn, đứng thứ 5 thế giới. Hình thức chăn nuôi vịt chủ yếu của người
dân là chăn thả, tận dụng thóc lúa theo mùa vụ. Hàng năm, Việt Nam sản xuất
trên 32 triệu tấn lương thực, chủ yếu là thóc. Nếu tính 5% lượng thóc rơi rụng thì
đó không phải là một lượng thức ăn mất mát không nhỏ. Nuôi vịt theo kiểu chăn
thả tận dụng không chỉ giúp người chăn ni có thể tiết kiệm rất lớn chi phí về
1
thức ăn mà còn là biện pháp cơ bản giúp giải quyết vấn đề lãng phí lương thực
nêu trên. Tuy nhên, phương thức chăn nuôi này lại trở thành một yếu tố đáng
quan tâm hơn bao giờ hết.
Do nấm Aspergillus fumigatus, Aflavus, A.niger. Bệnh lây nhiễm đối với tất
cả loài gia cầm đặc biệt là vịt, ngỗng ở 1 – 3 tuần tuổi.
Nhằm đóng góp thêm cơ sở khoa học đánh giá về tình hình dịch bệnh, sự
thiệt hại của bệnh trong chăn ni và góp phần bổ sung hồn thiện các biện pháp
phòng chống bệnh dịch cho đàn ngan, vịt đạt hiệu quả cao, chúng tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu một số đặc điểm bệnh lý của bệnh nấm phổi
(Aspergillosis) ở đàn ngan - vịt nuôi tại Phú Xuyên - Hà Nội”.
1.2. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI
- Xác định đặc điểm dịch tễ bệnh nấm phổi trên các đàn ngan - vịt nuôi tại
Phú Xuyên – Hà Nội.
-
Nghiên cứu đặc điểm bệnh lý của ngan – vịt mắc nấm phổi.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Các đàn ngan - vịt tại 6 xã thuộc huyện Phú Xuyên: Nam Phong, Nam Triều,
Hồng Thái, Chuyên Mỹ, Đại Thắng, Đại Xuyên nghi mắc nấm phổi
(Aspergillosis) ở các lứa tuổi khác nhau.
1.4. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
- Bổ sung thêm những thơng tin về triệu chứng lâm sàng, bệnh tích đại
thể - vi thể về bệnh nấm phổi ở đàn ngan - vịt nuôi tại 6 xã thuộc huyện Phú
Xuyên – Hà Nội.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở khoa học đánh giá về tình hình
dịch bệnh, sự thiệt hại của bệnh trong chăn nuôi và góp phần bổ sung hồn thiện
các biện pháp phịng chống bệnh dịch cho đàn ngan, vịt đạt hiệu quả cao.
2
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU BỆNH NẤM PHỔI GIA CẦM Ở TRONG
NƯỚC VÀ THẾ GIỚI
2.1.1 Tình hình nghiên cứu bệnh nấm phổi gia cầm trên thế giới
Aspergillosis được xem như một trong những bệnh nguy hiểm của các loài
gia cầm mà tác nhân gây bệnh là các loài nấm thuộc giống Aspergillus, ký sinh
và gây bệnh ở phổi của gia cầm.
Lịch sử nghiên cứu bệnh:
Sự ký sinh nấm ở động vật, trong đó có cả gia cầm đã được xác định bởi
các thí nghiệm từ thế kỷ 18. Vào những năm 1749, nấm đã được phát hiện lần
đầu trong trứng khi ấp.
Danh từ “bệnh nấm” lần đầu tiên xuất hiện vào năm 1854. Năm 1858,
Frezenius đã phân lập được nấm từ phổi và chẩn đoán là Aspergillus
fumigatus. Từ đó bệnh do nấm Aspergillus gây nên được gọi là Aspergillosis
(Nguyễn Thát, 1997).
Những năm tiếp theo việc nghiên cứu bệnh này đã bắt đầu sâu hơn và có
số lớn cơng trình về việc xác định đặc tính, hình dạng, ni cấy của nấm, sự phân
bố của nó trong tự nhiên, các độc tố do nó sản sinh ra cũng như các cơng trình
nghiên cứu về tính chất hóa học và sinh vật học của chúng. Lần đầu tiên vào
những năm 1906, Boden và Gotie đã xác định nội độc tố của nấm này.
Các nghiên cứu này đều đã khẳng định: bệnh nấm phổi là một bệnh
thường gặp phổ biến ở gia cầm và các loài chim hoang dã, tuy không làm chết
hàng loạt như các bệnh truyền nhiễm nhưng gia cầm bị bệnh này thường gầy,
yếu; giảm sức sản xuất thịt, trứng, buộc phải loại thải, gây thiệt hại nhiều về kinh
tế cho ngành chăn nuôi gia cầm. Các loài chim hoang dã bị bệnh nấm phổi chính
là nguồn tàng trữ mầm bệnh cho các lồi gia cầm trong tự nhiên.
Một số kết quả điều tra ở các nước Châu Âu và Bắc Mỹ đã cho thấy: bệnh
nấm phổi ở các loài gia cầm khá phổ biến căn cứ vào bệnh tích quan sát được ở
phổi, túi khí và các khí quan các của gia cầm cũng như nuôi cấy, phân lập
Aspergillus spp, từ bệnh phẩm đường hô hấp của chim bệnh, nuôi cấy trong môi
trường nhân tạo (Phạm Sỹ Lăng và cs., 2005).
3
2.1.2 Tình hình nghiên cứu bệnh nấm phổi ở trong nước
Qua tình hình dịch bệnh và thực tế mổ khám đã có một số tác giả mơ tả đặc
điểm dịch tễ, triệu chứng và bệnh tích của bệnh, từ đó đưa ra cách phòng chống.
Năm 1972, bệnh nấm phổi đã được phát hiện xã Liên Chiều (huyện Bình
Lục, tỉnh Hà Nam). Ở đây, đã có 53 trong số 147 vịt trong một đàn vịt đẻ phát
bệnh với các triệu chứng: gầy rạc, chết dần, vịt có tiếng kêu khàn như vịt đực,
cánh xã, thở khó. Mổ khám vịt chết đã phát hiện các ổ nấm do Aspergillus
fumigatus trong phổi, túi khí, buồng trứng.Sau đó, bệnh nấm phổi Aspergillosis
cũng thấy ở vịt, ngỗng ở huyện Phú Xuyên (Hà Tây), ở gà, ngan Pháp... Năm
1997, tại cơ sở khuyến nông tỉnh Nam Định, bệnh Aspergillosis đã gây chết
300/370 ngan Pháp con (Phạm Minh Đạo, 1999).
Tác giả Lê Hồng Mận, Xuân Giao thì mô tả bệnh nấm phổi trên gà với
triệu chứng trên đường hô hấp và gây chết ở gà với tỷ lệ 5 – 50 % (Lê Hồng Mận
và Xuân Giao, 2002).
Bên cạnh đó cũng có một số tác giả đề cập đến bệnh này như Tô Long
Thành, Cù Hữu Phú (Phạm Sỹ Lăng và cs., 2005) ;Trần Văn Bình (Trần Văn
Bình, 2005).
Trên tạp chí Khoa học kỹ thuật thú y - Tập XVIII - Số 2 – 2011.
Bệnh nấm phổi trên vịt - Nguyễn Thị Ánh Tuyết (2011) (Nguyễn Thị Ánh
Tuyết, 2011)
2.2. ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ CỦA NGAN, VỊT
2.2.1. Ngan Pháp
Là giống ngan nhà có nguồn gốc từ Pháp và có nhiều dịng khác nhau,
trong đó có đặc điểm chung là có sản lượng trứng cao và ổn định.
Tuỳ theo mục đích sử dụng khác nhau, các giống ngan trên được chuyển
đến các nước khác nhau trên thế giới. Các dịng ngan Pháp gồm:
R31: Có màu vằn ngang và xám đen lúc trưởng thành. Loại này chiếm
80% sản phẩm thịt ngan của Pháp. Đây là giống ngan có sức sống và năng suất
tốt, độ đồng đều cao. Tuổi giết thịt tốt nhất của ngan trống là 88 ngày tuổi. Lúc
này con trống 4,7 – 4,8 kg; con mái 70 ngày đạt 2,5 – 2,6kg. Tỷ lệ thịt xẻ con
trông 68%, con mái 66%; tiêu tốn thức ăn 2,75 – 2,85kg/kg tăng trọng.
R41: Màu đen, khối lượng cơ thể cao nhất. Ở 88 ngày tuổi con trống đạt
4
4,8 - 4,9 kg; con mái ở 70 ngày đạt 2,5 – 2,6kg. Tỷ lệ thịt xẻ con trống 68%, con
mái 66%; tiêu tốn thức ăn 2,75 – 2,85kg/kg tăng trọng.
R51: Ngan 1 ngày tuổi có lơng màu vàng rơm, chân, mỏ có màu hồng
hoặc trắng, trên đầu có đốm đen hoặc nâu. Đến tuổi trưởng thành, ngan có màu
lơng trắng. Mọc lông đầy đủ lúc 11 – 12 tuần tuổi, 4 – 5tháng tuổi thay lông.
Khối lượng mới nở 55 g/con; 12 tháng tuổi đạt 3,5 kg; 24 tháng tuổi nặng
4,0 kg/con. Tuổi đẻ 5% lúc 200 – 205 ngày. Khối lượng trứng 75g/quả. Năng
suất trứng 110 quả/mái. Tỷ lệ ngan nở loại 1/tổng số trứng ấp là 80%.
R61: Loại này có lơng màu xanh xám, là loại hình đặc thù nuôi với thức
ăn đặc biệt để lấy gan. Khối lượng gan chiếm tới 10% khối lượng cơ thể. 88 ngày
tuổi con trống đạt 4,8 – 4,9 kg, con mái ở 70 ngày đạt 2,5 – 2,6 kg. Tỷ lệ thịt xẻ
con trống 68%, con mái 66%; tiêu tốn thức ăn 2,60 – 2,75kg/kg tăng trọng.
R71: Ngan 1 ngày tuỏi có màu lơng vàng rơm, có hoặc khơng có đốm đen
trên đầu. Chân, mỏ màu hồng. Khi trưởng thành ngan có màu lơng trắng. Khối
lượng ngan mới nở 53 g/con, lúc 12 tuần tuổi nặng 3,6 kg, 24 tuần tuổi nặng
4,2 kg/con. Tuổi đẻ 5% lúc 203 ngày. Năng suất trứng/mái/2 chu kỳ 185 – 195
quả. Khối lượng trứng 80 g/quả. Tỷ lệ phôi 93%, tỷ lệ nở loại 1/tổng số trứng ấp
là 81%.
Ngan Pháp siêu nặng có lơng màu trắng tuyền. Mào và tích tai màu đỏ.
Khối lượng ngan lúc 1 tuần tuổi 150g/con, lúc 6 tuần tuổi 1,8 kg và lúc 12 tuần
tuổi con trống nặng 4,4 kg, con mái nặng 2,7 kg/con. Sau 165 – 185 ngày ngan
bắt đầu đẻ. Năng suất trứng 95 – 100 quả trong 28 tuần. Khối lượng trứng
80g/quả.
2.2.2. Vịt Super Meat
Vịt siêu thịt (hay còn gọi là vịt Super Meat hay vịt Super M, vịt CV)
là giống
vịt công
nghiệp chuyên
thịt
do
do
hãng Cherry
Valley của
nước Anh tạo ra từ năm 1976 và được mang về Việt Nam vào cuối những
năm 1990. Đây là giống vịt có năng suất thuộc loại cao. Hiện nay, nhà nước
Việt Nam đã công nhận giống vịt siêu thịt này là một giống vật nuôi được
phép sản xuất, kinh doanh, lưu hành trên lãnh thổ Việt Nam, áp dụng đối với
một số dòng vịt này như Vịt CV (Super M, vịt CV super M2 và M2, SuperM3, giống vịt chuyên thịt M14.
5
Được nhập từ Anh vào Việt Nam năm 1989. Vịt siêu thịt lần đầu tiên được
nhập vào Việt Nam từ Anh Quốc qua dự án VIE/86 – 007 do Liên Hiệp Quốc tài
trợ. Đợt nhập đầu tiên vịt bố mẹ thuần chủng vào tháng 11 năm 1989, sau đó
nhập tiếp hai đợt giống ông bà thuần chủng vào tháng 9 năm 1990 và tháng 8
năm 1991. Kết quả chăn nuôi từ năm 1990 đến nay, cho thấy giống vịt này thích
nghi, phát triển tốt ở Việt Nam và có ưu thế hơn hẳn về sản lượng thịt so với các
giống vịt địa phương.
Những năm đầu của thập kỷ 90, nhờ tiến bộ của thế giới, các giống vịt cao
sản được nhập vào Việt Nam. Sau thời gian nhân nuôi, chọn tạo cho thấy khả
năng thích nghi, phát triển của chúng rất tốt trong điều kiện sinh thái Việt Nam,
đặc biệt là các giống vịt thuộc dòng Super. Vịt siêu thịt, tuy là giống vịt cao sản
nhưng kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng không thật sự phức tạp. Lúc đầu cho chúng
ăn từ 5 – 6 bữa/ngày, từ ngày thứ 11 cho ăn thưa hơn, khoảng 3 – 4 bữa/ngày.
Bắt đầu từ lúc 7 – 8ngày tuổi, cho vịt làm quen với nước để tập bơi. Giai đoạn
chạy đồng là khi vịt sau 20 ngày tuổi, cho vịt ra khỏi chuồng để đi kiếm thức ăn
trên đồng.
Đây là một giống vịt dễ nuôi, ăn tạp, khả năng tận dụng thức ăn cao, lớn rất
nhanh, chất lượng thịt ngon, nuôi khoảng 45 – 50 ngày tuổi có thể đạt trọng
lượng 3 – 3,5kg/con, khả năng chống chịu bệnh khá tốt, tỷ lệ sống cao và có giá
trị kinh tế, vịt có ngoại hình đẹp, chân vàng, lơng trắng phù hợp với thị
hiếu người tiêu dùng.
Là giống vịt chuyên thịt có năng suất cao, ngoại hình của vịt đặc trưng cho
giống cao sản hướng thịt. Vịt có màu sắc lơng trắng, mỏ và chân có màu vàng
nhạt hay vàng chanh, thân dài, ngực nở, ngực sâu, rộng, chân cao, đùi phát triển,
đầu và cổ to, dài, mỏ dài và rộng. Từ đỉnh đầu xuống mỏ gần như là một đường
thẳng. Dáng đứng gần song song với mặt đất. Vịt con lông bông và mịn, mắt
sáng, to, lanh lợi, chân bóng mượt, nhanh nhẹn khỏe mạnh. Không chọn con bị dị
tật, quá bé hoặc quá to so với trung bình của con giống như hở rốn, yếu, khèo
chân, nặng bụng bết lông.
Vịt trống 4,1 kg, vịt mái 3,45 kg. Con đực trưởng thành nặng 4,7 kg/1con.
Con mái nặng 3,7 kg/1con, dịng cao sản ni 42 ngày tuổi đạt 2,8 kg/con và 60
ngày tuổi đạt 3 kg/con. Chi phí thức ăn 2,2 – 2,6kg cho lkg tăng trọng. Vịt nuôi
chạy đồng đạt 2,8 – 3,0kg thức ăn lúc 70 – 75 ngày ni. Chi phí thức ăn thêm
6
cho lkg tăng trọng l,2 - l,5 kg. Vịt trống và mái có đặc điểm sinh trưởng khác
nhau, nên nhu cầu về dinh dưỡng cũng khác nhau. Mức ăn hàng ngày của vịt
trống cao hơn vịt mái từ 5 - 10%. Vịt bố mẹ có tuổi đẻ ở tuần thứ 25, năng suất
trứng 180 – 220 quả/mái/67 tuần tuổi. Nuôi thương phẩm 8 tuần tuổi đạt 3 –
3,4kg/con, tiêu tốn thức ăn 2,6 – 2,8kg tăng trọng. Khối lượng giết thịt lúc 56
ngày tuổi trong điều kiện nuôi thâm canh đạt 3,4 kg/con, nuôi chạy đồng lúc 70
ngày tuổi đạt 3,3 kg/con. Tỷ lệ thịt xẻ 73 %, tỷ lệ nạc 27,3 %, tiêu tốn thức ăn
cho 1 kg thịt hơi 2,7 kg.
Vịt ham kiếm mồi, tìm mồi kỹ và chạy đồng rất tốt. Vịt thích nghi ở nhiều
vùng sinh thái khác nhau. Có thể ni nhốt, chăn thả dưới nước hoặc nuôi trên
cạn. Vịt thương phẩm nuôi nhốt 56 ngày tuổi, hoặc nuôi nhốt kết hợp chăn thả 70
ngày tuổi trọng lượng đạt 2,8 – 3,4kg/con. Vịt nuôi lấy thịt ở phương thức thâm
canh (nuôi nhốt tại chỗ và cho ăn thức ăn hỗn hợp) đạt trọng lượng 3,5 – 3,7kg
lúc 56 ngày tuổi với tỷ lệ nuôi sống 93 – 98%, chi phí 2,3 kg thức ăn cho 1 kg
tăng trọng. Tuổi vào đẻ 168 ngày, sản lương trứng 190 quả/mái/42 tuần đẻ. Khối
lượng trứng bình quân 86 – 88 gam. Tỷ lệ có phơi trên 90 %, tỷ lệ nở trên phôi
85%. Tiêu thụ thức ăn trong giai đoạn đẻ 230 gam/con/ngày. Vịt thương phẩm tỷ
lệ nuôi sống từ 1 ngày đến tuổi giết thịt đạt 97%.
Ở phương thức nuôi chạy đồng theo phương thức nuôi cổ truyền của nông
dân, vịt siêu thịt đạt trọng lượng 3 – 3,3kg lúc 70 ngày tuổi với tỷ lệ sống 90 –
92 %. Vịt siêu thịt ni giống có ưu thế hơn hẳn so với vịt địa phương với
năng suất 190 - 210 trứng/mái/năm, tỉ lệ nuôi sống đạt > 96 %, trọng lượng
xuất chuồng bình quân đạt 3,1 kg/con. Tiêu tốn thức ăn 2,7/kg/ 1 kg tăng
trọng. Nuôi vịt siêu thịt chúng lớn rất nhanh, chỉ cần nuôi trên hai tháng, vịt
đã đạt trên 3 kg/con, nuôi giống vịt siêu thịt nhanh được bán, hiệu quả kinh tế
cao. Khi từ 2 tuần tuổi trở đi, vịt có sức đề kháng tốt, sinh trưởng tốt, độ đồng
đều cao.
Vịt nuôi lấy thịt ở phương thức thâm canh (nuôi nhốt tại chổ và thức ăn
hỗn hợp). Vịt siêu thịt 6 tháng tuổi bắt đầu rớt hột, khối lượng trứng lớn:80 –
85g/hột, tỷ lệ trứng có phơi là 90 – 95% và tỷ lệ ấp nở trứng có phơi là 78 –
85%. Sau 10 tháng đẻ bầy vịt vẫn giữ tỷ lệ đẻ là 60-70% thì đó là bầy vịt đẻ
tốt. Đối với vịt siêu thịt bố mẹ chỉ nên khai thác khả năng đẻ trứng của vịt
trong 10 tháng đẻ kể từ khi đàn vịt đẻ được 5% là tốt nhất. Nếu để vịt đẻ tiếp
7
thì hiệu quả kinh tế thấp vì tỷ lệ đẻ lúc này thường sụt xuống còn 50 – 55% và
tiếp tục giảm.
Các dòng vịt Super như Super M hay Super Heavy (siêu nặng) có ưu điểm
tốc độ sinh trưởng nhanh, thời gian ni ngắn nhưng có khả năng cho sản
lượng thịt cao. Các giống vịt dòng Super cho năng suất cao hơn giống vịt
truyền thống. Vịt CV Super M2 cải tiến (Viện chăn ni, 2006) là kết quả của
q trình cải thiện về mặt di truyền của trại vịt giống Vigova từ đàn nguyên
liệu nhập của Anh Quốc, nhằm nâng cao năng suất và chất lượng thịt, giảm
tiêu tốn thức ăn. Việt Nam đã nhập một loạt giống vịt ông bà CV Super M
gồm 2 dòng, qua 9 thế hệ chọn lọc nâng cao khả năng SX của vịt dòng ông
(CB1), dòng bà (CB2) bằng phương pháp chọn lọc, tạo dịng đơn giản theo
nhóm quần thể nhỏ và áp lực chọn lọc cao có luân chuyển trống mái để tránh
cận huyết.
Trong khoảng 40 năm qua Việt Nam đã nhập nhiều giống vịt có năng suất
thịt cao trên thế giới. Các giống vịt này hiện cịn tồn tại rất ít, trong các năm
1989, 1990, 1991, 1999 và năm 2001 nhập thêm các giống vịt CVSuper M,
M2, M2, CV Super M3, là những giống vịt có năng suất thịt cao hiện đang
phát triển khá mạnh Việt Nam và Vit CV Super M, M2, M2 cải tiến. Vịt Super
cho năng suất cao, chất lượng thịt tốt, tỉ lệ đẻ trứng và tỉ lệ phơi cao. Qua các
thế hệ vịt CB1 có tỷ lệ ni sống cao ở các giai đoạn con, dị, hậu bị: 97 100%; tương ứng vịt CB2: 96 – 99 %. Khối lượng cơ thể 8 tuần tuổi vịt CB1
con trống đạt 2,3 – 2,7kg/con, vịt CB2 con trống có khối lượng trung bình: 2,0
– 2,2kg/con.
Năng suất trứng/mái/64 tuần tuổi: Vịt CB1 là 164 – 170 quả; vịt CB2 đạt
181 quả (thế hệ 9) tăng 12,03 quả so với thế hệ 1 (169,21 quả). Vịt CB1 ở thế hệ
9 có tỷ lệ phơi: 89,9%, tỷ lệ nở loại I/trứng có phôi: 79,22%, tương ứng vịt CB2:
91,79%; 82,31%. Vịt thương phẩm (trống CB1 x mái CB2) nuôi thịt đến 8 tuần
tuổi có tỷ lệ ni sống 98%. Khối lượng cơ thể đạt 3,3 kg. Tiêu tốn thức ăn/kg
tăng khối lượng thấp 2,62 kg. Trên cơ sở nền tảng từ các dòng vịt CV Super M,
đã lai tạo ra các các dòng vịt Super M3 và SM3 Super Heavy nhập nội kết hợp
những đặc điểm tốt của các dòng vịt trên, tạo ra được tổ hợp lai có ưu thế về sức
sống, chất lượng thịt, thích nghi với từng vùng sinh thái.
8
Hình ảnh. Ngan Pháp, Vịt Super Meat
Hình 2.1. Ngan Pháp giống
Hình 2.2. Ngan Pháp trưởng thành
Hình 2.3. Vịt Super Meat
2.3. HIỂU BIẾT VỀ CĂN BỆNH
2.3.1. Một số đặc điểm của nấm Aspergillosis
*) Đặc tính hình thái
Trong canh nấm, khuẩn lạc có trạng thái mịn như lụa và trạng thái bơng,
bề mặt lúc đầu trắng rồi dần dần trở nên lục sẫm khi đính bào tử thành thục, hoặc
có dạng khói, màu sẫm hoặc đen nhạt. Mặt sau của canh khuẩn có thể khơng
màu, hoặc màu vàng lục, hoặc đỏ nâu.
Dưới kính hiển vi, cuống đính bào tử nhẵn, tiểu bào là cuống đính bào tử
phình to, có đường kính ± 20µ; tiểu bình song song với trục to của cuống đính
9
bo t co kớch thc 2,1 ì 4 - 6,6à chốn mất 1/3 hoặc 2/3 tiểu bào, bào tử trịn
hoặc hình trứng to ± 2,1µ.
Hinh 2.4. Nấm Aspergillosis
*) Đặc tính sinh học
A.fumugatus phân bố rộng rãi và sống hoại sinh trên các cơ chất thực vật.
Hiếu khí, rất ưa oxy, ưa nhiệt, phát triển ở nhiệt độ từ 25 – 50oC, nhiệt độ thích
hợp cho nấm mọc là 38OC trong 48 giờ.
Hai tính chất này làm cho nó phát triển dễ dàng ở ngan, vịt và trong bộ
máy hô hấp, tính chất thứ 2 cho phép ni cấy chọn lọc ở nhiệt độ 40oC để loại
trừ nấm tạp nhiễm.
*) Tính gây bệnh
Ngan, vịt đều có thể cảm nhiễm nấm A. fumigatus, nhưng ngan, vịt càng
nhỏ càng dễ mắc và tỷ lệ chết cao hơn. Bệnh truyền đi theo đường hô hấp là chủ
yếu do hít phải bụi chứa bào tử, khi gia cầm rũ cánh, bay làm cho bào tử nhiễm
vào khơng khí. Bệnh cũng có thể nhiễm qua đường tiêu hố nhưng ít hơn, ăn do
thức ăn bảo quản kém nên Aspergillus có điều kiện phát triển, và cũng ít khi qua
đường da từ những vết thương.
Trong thể cấp tính ở những con ngan, vịt bị bệnh, nhất là ngan, vịt con sau
10
khi mổ có triệu chứng sốt (43 – 43,5o), rối loạn hơ hấp, thở khó, ngáp, ỉa chảy,
phân trắng vàng hơi thối, triệu chứng thần kinh có hướng màng não. Con vật chết
trong 24 – 48h.
Trong thể mạn tính, ngan, vịt 3 – 4 tuần lễ hay mắc bệnh, có triệu chứng
hơ hấp, thở khó, ngáp, thở ngáy ồn ào, con vật suy nhược, chết sau vài tuần lễ.
Bệnh tích chủ yếu cục bộ.
Bệnh tích ở phổi thuộc loại hịn nhỏ. Các phủ tạng cũng có nhiều hịn nhỏ
(gan, thận, óc). Đó là những u hạt, có đường kính từ 1 – 3mm, trắng nhạt và đục
cứng, khơng có giới hạn rõ rệt, và chìm sâu trong tổ chức lành xung quanh, trung
tâm trắng nhạt, như kem hoặc khơ, có vài chấm màu vàng nhạt, chu vi có thể sợi.
Làm phẫu đồ tổ chức học cho thấy những bệnh tích này cấu tạo ở phần giữa bằng
sợi khuẩn ty thể ngắn, có tế bào hình cầu hoặc hình trứng, phân nhánh nhiều nếu
bệnh tích cũ; ở vùng tiếp theo xung quanh có hiện tượng ngấm tế bào, chủ yếu
bạch cầu đa nhân xuất hiện trong bệnh tích non, tế bào dạng biểu mô và tế bào
khổng lồ xuất hiện trong u hạt già. Những hịn nhỏ có thể đính lại với nhau thành
mảng, mang làm phẫu đồ có khi thấy hang, có lớp khuẩn ty thể với cuống đính
bào tử.
Trong phổi có bệnh tích dịch rỉ: viêm phổi rộng rãi, có nhu mơ đặc, trắng
xám, khi cắt và bóp thì thấy chảy dịch rỉ trong đó có sợi khuẩn ty thể thuần nhất
khi soi kính. Bệnh tích dịch rỉ hình thành trên mặt các niêm mạc, khí quản, phế
quản, túi hơi, ống tiêu hoá. Đây là một loại viêm huyết thanh - sợi huyết thanh
màng giả quấn lại, hơi dính vào tổ chức bên dưới, có màu vàng bẩn hoặc lục nhạt
tuỳ nơi cư trú, màu vàng có dạng kem nơi thiếu oxy (ống tiêu hoá, túi hơi), xám
lục nhạt ở nơi thống khí. Soi kính những màng giả này thấy cấu tạo bằng một
dạng lưới sợi huyết chứa những đống bạch cầu, đại thực bào và khuẩn ty thể, và
có cả cuống đính bào tử ở nơi có nhiều khơng khí.
Những bệnh tích dịch rỉ có ở đường hơ hấp, và đường hơ hấp bên trên (khí
quản, phế quản) phủ một lớp khuẩn ty thể lục nhạt có sợi cuống đính bào tử.
Thành túi hơi dày ra, túi hơi có màu trắng bẩn, có tính chất như cazien
chứa những sợi nấm thuần nhất. Một số túi hơi được phủ một lớp cuống đính bào
tử màu lục nhạt. Ống tiêu hố có bệnh tích dịch rỉ, nhất là ở mề, dạ dày tuyến.
Gan có thể có bệnh tích u hạt, căng như thận và óc. Xương dài bị méo mó,
có những khuẩn lạc nấm phát triển trong tuỷ.
11
a. Hình thái và sự biến tính của nấm
Hình thái của nấm thường khác nhau ở trạng thái kí sinh và trạng thái hoại
sinh, thỉnh thoảng người ta thấy có những nấm thuộc các loại hồn tồn khác
nhau có hình thái ở trạng thái kí sinh bề ngồi tương tự nhau. Có nhiều nấm bệnh
ở trạng thái kí sinh có hình thái của nấm men, nhưng nếu đem ni cấy trong
phịng thí nghiệm trên mơi trường Saburo, chúng có hình thái sợi nấm. Dạng sợi
này thường được kí hiệu bằng chữ MP, nghĩa là giai đoạn khuẩn ty thể (mycelial
phase), người ta có thể tạo ra trên ống nghiệm một dạng tương tự như kí sinh
bằng cách cấy nấm trên mơi trường giàu protein và ở 37oC.
Một số đặc tính sinh hố chính của nấm kí sinh chung để giám định lồi:
* Đặc tính sinh trưởng: Những đặc tính này có liên quan đến khả năng
của nấm sử dụng và hấp thu các nguồn cacbon, các loại đường, một số nguồn N,
một số yếu tố sinh trưởng.
* Đặc tính chuyển hoá, nghiên cứu khả năng
- Lên men các loại đường
- Thuỷ phân ure bằng cách bài tiết một ureaza
- Hình thành polyozit ammyloid từ glucoza
- Phân li acbutin
- Sử dụng keratin ( với nấm da)
* Đặc tính sinh sắc tố
Nấm có khả năng bài tiết sắc tố và có thể phát hiện thấy trong bệnh phẩm
trong môi trường nuôi cấy.
* Đời sống hoại sinh của nấm gây bệnh
Nấm có khả năng gây bệnh bình thường khơng sống kí sinh mà sống hoại
sinh trong ngoại cảnh; đó là hình thức sống ngoại hoại sinh. Nấm sống bên trong
vật chủ hiếm hơn: đó là nấm nội sinh.
* Độc lực và tính kháng nguyên của nấm kí sinh
- Độc lực
Độc lực của một số loại nấm kí sinh phụ thuộc vào sự thích nghi ít hoặc
nhiều về mặt hình thái học và sinh học của nấm này với đời sống kí sinh trong tổ
chức của động vật.
12
- Khả năng sinh độc tố
Nấm cũng sinh độc tố như vi khuẩn. Chúng bài tiết ra những chất độc có tác
động cục bộ, có tính chất tiêu protein và gây ra trong ổ nhiễm nấm những bệnh tích
hoại tử, đưa đến sự hình thành những mụn loét hoặc hang. Nhưng cũng bài tiết
những độc tố có tác động tồn thân và nhất là những độc tố có hướng thần kinh.
- Tính kháng ngun
Nấm bệnh có tính kháng ngun phát hiện bằng sự có mặt của kháng thể ở
vật chủ nhiễm bệnh bằng hiện tượng đề kháng tự động và những phản ứng tối
mẫn cảm ở vật chủ.
Kháng nguyên nấm kích thích cơ thể nhiễm bệnh sinh sản kháng thể lưu
động, phát hiện bằng một số phản ứng huyết thanh học dùng trong miễn dịch học
như phản ứng ngưng kết, kết hợp bổ thể, phản ứng miễn dịch huỳnh quang.
Ngoài kháng ngun hồn tồn ra, nấm kí sinh cịn bài tiết cả bán kháng nguyên
(hapten) có khả năng tác động với kháng thể gây những phản ứng tối mẫn cảm
trên vật chủ nhiễm bệnh: đó là trường hợp của dị ứng nguyên trichophytin.
* Đặc điểm về sinh sản
Nấm nhân lên, phân tán và sinh sản bằng bào tử. Bào tử gồm có 2 loại lớn:
- Bào tử hữu tính: bào tử hồn tồn hình thành do một q trình sinh sản
giảm phân, đó là những bào tử sinh sản kết thúc thời kỳ song bội của chu kỳ,
hình thành do gián phân những bào tử này luôn là đơn bội.
Bào tử hữu tính của nấm mốc được hình thành do một sự phối hợp nhân,
do một sự giảm phân của một tế bào bào tử mẹ. Quá trình này tiến hành theo các
bước sau:
Một nhân đơn bội của một tế bào đực xâm nhập vào tế bào chất của một tế
bào cái.
Nhân đực và nhân cái phối hợp với nhau để hình thành một nhân song bội
hợp tử.
Bằng giảm phân, nhân song bội cho 4 nhân đơn bội, một số nhân này có
thể là những thể tái tổ hợp di truyền.
- Bào tử vơ tính: bào tử trực tiếp hoặc khơng hồn tồn, hoặc bào tử nhân
lên, hình thành một vách vơ tính.
Bào tử vơ tính gồm các loại sau đây:
13
+ Đính bào tử
Đính bào tử có nhiều dạng và kích thước khác nhau, loại lớn (đa nhân) và
loại nhỏ (thường đơn nhân) gọi là đính bào tử lớn và đính bào tử nhỏ.
+ Bào tử đốt
Bào tử đốt tiết bào tử hình thành trên mơi trường cũ khi mới tách ra, bào
tử hình vng hay hình trịn có màng dày.
+ Phôi bào tử
Phôi bào tử do tế bào nấm nảy mầm sinh ra, ở một số lớp nấm khơng
hồn tồn.
+ Bào tử màng dày
Bào tử dày hình thành trong điều kiện ngoại cảnh khơng thích nghi cho
phần lớn các loại nấm mốc. Trong quá trình hình thành đầu tiên, nước tập trung
trong một tế bào của sợi nấm, tế bào to dần ra, màng dày lên.
+ Bào tử bào tử nang
Bào tử bào tử nang là một loại nội tế bào vơ tính, hình thành ở đầu mút
của sợi nấm mọc thẳng trên khuẩn ty thể; đầu tử nang bính sinh ra vách ngăn
cách, nở to dần ra, thành bào tử nang trong đó phát triển bào tử có màng gọi là
bào tử bào tử nang, đến khi bào tử chin muồi, bào tử nang trở nên mềm, dễ bị
dung giải, bào tử được tung ra ngoài.
Sự nảy chồi là q trình sinh sản vơ tính ở nấm men, mặc dầu có một số
nấm men phân chia bằng cách tách đôi. Trong sự nảy chồi, tế bào con nhỏ hơn tế
bào mẹ nhiều khi bắt đầu hình thành. Sau khi chồi nổi lên ngoài tế bào mẹ, nhân
của tế bào mẹ phân chia và một nhân di chuyển vào trong chồi; nguyên liệu của
vách tế bào được đặt giữa chồi và tế bào mẹ, sau đó chồi được giải phóng khỏi tế
bào mẹ (Nguyễn Vĩnh Phước, 1976).
b. Chẩn đốn
Có rất nhiều phương pháp để nuôi cấy và phân lập nấm.
Tất cả nấm gây bệnh đều mọc tốt trên môi trường Saburo. Có thể dùng
những mơi trường khác để phân lập nấm, nhất là những môi trường chứa những
chất đặc biệt cần thiết cho việc làm xuất hiện một số đặc tính hình thái có lợi cho
việc giám định chúng.
14
Môi trường Saburo:
Pepton
1g
Glucoza
2g
Thạch
2g
Nước vừa đủ
100ml
Môi trường bảo quản:
Pepton
3g
Thạch
2g
Nước vừa đủ
100ml
Môi trường PAS
Actidion
50mg
Penicillin
2.000 U
Streptomycin
4000 U
Môi trường Saburo
100ml
Môi trường Saburo giúp cho nấm bệnh phát triển hoàn toàn để giám định.
Nhưng trên mơi trường này nấm dễ bị thối hố. Hiện tượng này gọi là sự biến
hình bao gồm sự biến mất của những dạng sinh sản và hiện tượng sợi khuẩn ty
thể trở nên mỏng. Dùng mơi trường khơng có đường để bảo quản sẽ làm chậm đi
nhiều sự xuất hiện của hiện tượng này. Môi trường PAS rất thuận tiện cho việc
phân lập đa số mầm bệnh từ những bệnh phẩm, bằng cách kiềm chế sự phát triển
của nhiều nấm mốc và nhiều vi khuẩn phát triển theo.
Phương pháp kiểm tra trên kính hiển vi
Lấy một ít tổ chức bị tổn thương hay u cục làm tiêu bản với KOH 10 –
20%. Cho 1 – 2 giọt KOH 10 – 20 % lên một phiến kính và cho một ít mẫu bệnh
phẩm (tổ chức bị tổn thương hay u cục) vào giọt KOH rồi trộn đều.
- Hơ phiến kính qua một ngọn lửa (khơng được sơi hoặc q nóng) để làm
nhanh q trình tiêu protein
- Đặt một lam kính lên mẫu rồi ấn nhẹ xuống
- Để 1 – 2 giờ hoặc qua đêm ở nơi có độ ẩm, thời gian để tuỳ thuộc vào độ
15