Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Tuyển chọn một số dòng giống lúa thuần năng suất chất lượng cho các tỉnh phía bắc luận văn thạc sĩ nông nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.78 MB, 106 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN HỮU TẤN

TUYỂN CHỌN MỘT SỐ DÒNG, GIỐNG LÚA THUẦN
NĂNG SUẤT CHẤT LƯỢNG CHO CÁC TỈNH PHÍA BẮC

Ngành:

Khoa học cây trồng

Mã số:

60 62 01 10

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thị Trâm

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các số liệu, kết quả
trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai cơng bố trong bất kỳ cơng
trình luận văn nào trước đây. Tồn bộ các thơng tin trích dẫn trong luận án đã được chỉ
rõ xuất xứ.
Hà Nội, ngày 25 tháng 9 năm 2017
Tác giả luận văn

Nguyễn Hữu Tấn

i




LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc PGS.TS. Nguyễn Thị Trâm đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời
gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo,
Bộ môn Di truyền và chọn giống cây trồng, Khoa Nông học, Học viện Nơng nghiệp
Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tơi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hồn
thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Công ty cổ phần giống cây trồng Trung
ương đã tạo điều kiện để tơi được theo học và hồn thành khóa đào tạo Thạc sĩ Nơng
nghiệp. Tơi xin chân thành cảm ơn tồn thể cán bộ cơng nhân viên trong Trung tâm
Nghiên cứu Ứng dụng và Chuyển giao Công nghệ - Chi nhánh Công ty Cổ Phần Giống
cây trồng Trung ương tại Khoái Châu – Hưng Yên và Ba Vì – Hà Nội đã giúp đỡ tạo
điều kiện cho tơi trong suốt q trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tơi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn
thành luận văn.
Hà Nội, ngày 25 tháng 9 năm 2017
Tác giả luận văn

Nguyễn Hữu Tấn

ii



MỤC LỤC
Lời cam đoan .................................................................................................................... 0
Lời cảm ơn ....................................................................................................................... ii
Mục lục ......................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt ....................................................................................................... v
Danh mục bảng ................................................................................................................vi
Trích yếu luận văn ........................................................................................................ viii
Thesis abstract..................................................................................................................ix
Phần 1. Mở đầu .............................................................................................................. 1
1.1.

Đặt vấn đề .......................................................................................................... 1

1.2.

Mục đích và yêu cầu của đề tài .......................................................................... 2

12.1.

Mục đích nghiên cứu ......................................................................................... 2

1.2.2.

Yêu cầu của đề tài .............................................................................................. 2

1.3.

Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài .............................................. 3

1.3.1.


Ý nghĩa khoa học ............................................................................................... 3

1.3.2.

Ý nghĩa thực tiễn................................................................................................ 3

1.4.

Giới hạn của đề tài ............................................................................................. 3

Phần 2. Tổng quan tài liệu ............................................................................................ 4
2.1.

Tình hình sản xuất lúa gạo trên thế giới và trong nước ..................................... 4

2.1.1.

Tình hình sản xuất lúa gạo trên thế giới ............................................................ 4

2.1.2.

Tình hình sản xuất lúa gạo trong nước .............................................................. 6

2.2.

Tình hình nghiên cứu chọn tạo giống lúa thuần trên thế giới và trong
nước ................................................................................................................. 11

2.2.1.


Tình hình nghiên cứu chọn tạo giống lúa thuần trên thế giới .......................... 11

2.2.2.

Tình hình nghiên cứu chọn tạo giống lúa thuần tại Việt Nam ......................... 16

2.3.

Đặc điểm các tính trạng chất lượng lúa gạo .................................................... 22

2.3.1.

Đặc điểm hình dạng hạt gạo ............................................................................ 22

2.3.2.

Chất lượng xay xát ........................................................................................... 23

2.3.3

Chất lượng dinh dưỡng và nấu nướng ............................................................. 24

Phần 3. Vật liệu, nội dung và phương pháp nghiên cứu .......................................... 28
3.1.

Địa điểm, thời gian nghiên cứu........................................................................ 28

iii



3.2.

Vật liệu nghiên cứu .......................................................................................... 30

3.3.

Nội dung nghiên cứu........................................................................................ 31

3.4.

Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 31

3.4.1.

Phương pháp bố trí thí nghiệm ........................................................................ 31

3.4.2.

Các chỉ tiêu theo dõi ........................................................................................ 32

3.4.3.

Phương pháp đánh giá các chỉ tiêu theo dõi .................................................... 33

3.4.4.

Xử lý số liệu ..................................................................................................... 37

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận.................................................................. 38

4.1.

Thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng của các dịng/giống trong thí
nghiệm ............................................................................................................. 38

4.2.

Các đặc điểm nơng sinh học và hình thái của các dịng/giống lúa .................. 40

4.3.

Mức độ nhiễm sâu bệnh và cứng cây chống đổ của các dòng/giống lúa ......... 44

4.4.

Kết quả lây nhiễm bệnh bạc lá nhân tạo trên các dòng/giống ......................... 49

4.5.

Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các dòng/giống lúa ............. 53

4.6.

Tính thích ứng và độ ổn định về năng suất thực thu của các dòng, giống
lúa thuần........................................................................................................... 60

4.7.

Các chỉ tiêu chất lượng của các dòng lúa thuần và giống đối chứng ............... 62


4.7.1.

Chiều dài và hình dạng hạt gạo lật ................................................................... 62

4.7.2.

Chất lượng xay xát ........................................................................................... 63

4.7.3.

Chất lượng nấu nướng ..................................................................................... 65

4.8.

Kết quả tuyển chọn dòng lúa thuần triển vọng ................................................ 69

Phần 5. Kết luận và đề nghị ........................................................................................ 72
5.1.

Kết luận ............................................................................................................ 72

5.2.

Đề nghị ............................................................................................................. 73

Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 74
Phụ lục ......................................................................................................................... 82

iv



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

2-AP:

2-Acetyl-1-Pyrroline

CLT:

Cây lương thực

CRRI:

Central Rice Research Institute - Indian Council of Agricultural
Research (Viện nghiên cứu lúa gạo Trung ương - Hội đồng
nghiên cứu nông nghiệp Ấn Độ)

ĐB:

Đột biến

ĐBSH:

Đồng bằng sông Hồng

ĐBSCL:


Đồng bằng sông Cửu Long

ĐX:

Đông Xuân

HT:

Hè Thu

IRRI:

International Rice Researc Institute
(Viện Nghiên cứu Lúa Quốc tế)

KBL:

Kháng bạc lá

MABC:

Marker assisted backcrossing (Chỉ thị phân tử và lai trở lại)

MNPB:

Miền núi phía Bắc

M2016

Mùa 2016


NN và PTNT: Nông nghiệp và phát triển Nông thôn
NSLT

Năng suất lý thuyết

NSTT

Năng suất thực thu

NSC:

National seed joint stock company (Công ty cổ phần giống cây
trồng Trung ương (tên viết tắt bằng tiếng Anh)

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1.

Diện tích, năng suất và sản lượng lúa trên thế giới và khu vực Châu
Á những năm gần đây .................................................................................. 4

Bảng 2.2.

Diện tích và sản lượng lúa gạo tại một số quốc gia Châu Á ........................ 6

Bảng 2.3.


Diện tích, năng suất và sản lượng lúa Việt Nam trong các năm .................. 7

Bảng 2.6.

Thang điểm đánh giá nhiệt hóa hồ ............................................................. 25

Bảng 3.1.

Diễn biến một số yếu tố khí hậu chính qua các tháng trong năm .............. 29

Bảng 3.2.

Các dịng/giống lúa thuần được sử dụng trong thí nghiệm ........................ 30

Bảng 3.3.

Mẫu vi khuẩn Xanthomonas oryzae pv. oryzae lây nhiễm nhân tạo......... 31

Bảng 3.4.

Thang điểm đánh giá mức độ nhiễm sâu bệnh hại .................................... 33

Bảng 3.5.

Thang điểm đánh giá và xếp hạng chất lượng cảm quan của cơm ............ 36

Bảng 3.6.

Phân loại kháng, nhiễm bệnh bạc lá dựa trên chiều dài vết bệnh .............. 36


Bảng 4.1.

Thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng của các dòng/giống lúa
trong vụ Mùa 2016 và vụ Xuân 2017 ........................................................ 39

Bảng 4.2.

Chiều cao cây của các dòng, giống lúa thuần trong vụ Mùa 2016 và
vụ Xn 2017............................................................................................. 41

Bảng 4.3.

Chiều dài bơng của các dịng/giống trong vụ Mùa 2016 và vụ Xuân
2017 ........................................................................................................... 42

Bảng 4.4.

Đặc điểm hình thái của các dịng/giống lúa trong vụ Mùa 2016 và
vụ Xuân 2017............................................................................................. 44

Bảng 4.5.

Mức độ gây hại của sâu chính trên đồng ruộng của các dịng/giống
lúa trong vụ Mùa 2016 và vụ Xuân 2017 .................................................. 47

Bảng 4.6.

Mức độ nhiễm bệnh hại trên đồng ruộng của các dòng/giống lúa
trong vụ Mùa 2016 và vụ Xuân 2017 ........................................................ 48


Bảng 4.7.

Mức độ cứng cây của các dòng/giống lúa trong vụ Mùa 2016 và vụ
Xuân 2017 tại 2 địa điểm nghiên cứu ........................................................ 49

Bảng 4.8.

Chiều dài vết bệnh trung bình trên các dòng/giống lúa khi lây nhiễm
bệnh bạc lá nhân tạo bằng 4 mẫu vi khuẩn Xanthomonas oryzae pv.
oryzae trong vụ Mùa 2016 và vụ Xuân 2017 ............................................ 51

Bảng 4.9.

Phản ứng của dòng/giống lúa với 4 mẫu vi khuẩn Xanthomonas
oryzae pv. oryzae gây bệnh bạc lá trong vụ Mùa 2016 và vụ Xuân
2017 ........................................................................................................... 52

vi


Bảng 4.10. Yếu tố cấu thành năng suất của các dòng/giống lúa trong vụ Mùa
2016 và vụ Xuân 2017 ............................................................................... 55
Bảng 4.11. Yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các dòng/giống lúa
trong vụ Mùa 2016 và vụ Xuân 2017 ........................................................ 56
Bảng 4.12. Năng suất thực thu của các dòng, giống trong vụ Mùa 2016 và vụ
Xuân 2017.................................................................................................. 57
Bảng 4.13. Năng suất tích lũy của các dịng, giống trong vụ Mùa 2016 và vụ
Xuân 2017.................................................................................................. 58
Bảng 4.14. Độ ổn định năng suất của các dòng/giống lúa trong 2 vụ tại 2 điểm
thí nghiệm .................................................................................................. 61

Bảng 4.15. Chỉ số mơi trường tại các điểm thí nghiệm ............................................... 62
Bảng 4.16. Chiều dài hạt gạo lật của các dòng/giống lúa trong vụ Mùa 2016 và
vụ Xuân 2017............................................................................................. 66
Bảng 4.17. Chất lượng xay xát của các dòng/giống lúa trong vụ Mùa 2016 tại
Khối Châu – Hưng n và Ba Vì – Hà Nội ............................................ 67
Bảng 4.18. Chất lượng xay xát của các dịng/giống lúa vụ Xn 2017 tại Khối
Châu – Hưng n và Ba Vì – Hà Nội ....................................................... 68
Bảng 4.19. Đánh giá cảm quan chất lượng cơm của các dòng lúa và giống đối
chứng trong vụ Mùa 2016 và vụ Xuân 2017 ............................................. 69

vii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Hữu Tấn
Tên luận văn: “Tuyển chọn một số dòng giống lúa thuần năng suất, chất lượng cho các
tỉnh phía Bắc”.
Ngành: Khoa học cây trồng

Mã số: 60 62 01 10

Tên cơ sở đào tạo: Học Viện Nơng Nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
Đánh giá đặc điểm nông sinh học, năng suất và chất lượng của 10 dòng lúa
thuần và 3 giống đối chứng Thiên ưu 8, TBR225, Hương thơm 1 trong vụ Mùa 2016 và
vụ Xuân 2017 tại Trung tâm nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao cơng nghệ Ba Vì –
Hà Nội và Khoái Châu – Hưng Yên.
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ tuyển chọn được 1-2 dịng lúa thuần có triển
vọng gửi khảo nghiệm Quốc gia.
Phương pháp nghiên cứu

- Đánh giá đặc điểm nơng sinh học, hình thái, mức độ nhiễm sâu bệnh hại, năng
suất theo hệ thống tiêu chuẩn đánh cây lúa của Viện nghiên cứu lúa IRRI (2002).
- Thí nghiệm đồng ruộng bố trí theo theo phương pháp khối ngẫu nhiên hoàn
chỉnh (Randomizid Complete Block) ba lần nhắc lại. Phương pháp xử lý số liệu bằng
chương trình IRRISTAT 5.0, Microsoft Excel 2010, phân tích tính ổn định của giống
trên chương trình DTSL – Diallel (Nguyễn Đình Hiền,1995).
- Lây nhiễm bệnh bạc lá nhân tạo và đánh giá phản ứng kháng/nhiễm theo phương
pháp của Furuya et al. (2003).
Kết quả chính và kết luận
Kết quả nghiên cứu đã chọn ra được dịng lúa thuần NSC15-8 là dịng cảm ơn,
thời gian sinh trưởng ngắn (100 – 102 ngày trong vụ Mùa và 129 ngày trong vụ Xuân),
kiểu hình đẹp, kiểu cây bán lùn, lá địng lịng mo hẹp, bơng to, hạt thon dài. Năng suất
cao và ổn định trung bình đạt 6,87 – 7,74 tấn/ha, chất lượng cơm ngon. Dòng NSC15-8
kháng 2 mẫu vi khuẩn Xanthomonas oryzae pv. oryzae NSC58-1 và NSC80-1 gây bệnh
bạc lá lúa.

viii


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Nguyen Huu Tan
Thesis title: “Selection of some high-yield and quality inbred rice lines for Northern
Vietnam”.
Major:

Crop science

Code: 60 62 01 10

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)

Research Objectives
- Evaluating agro-biological characteristics, yield components and yield, and
quality of 10 inbred rice lines and 3 commercial rice varieties (namely Thien Uu 8,
TBR225 and Huong Thom No.1) in Autumn season 2016 and Spring season 2017 at
Center for Research, Development and Technological Transfer Ba Vi, Ha Noi and
Khoai Chau, Hung Yen. which belongs to Vietnam National Seed company.
- The study results are to select 1-2 promising inbred rice lines which can be sent
for National Variety Test.
Materials and Methods
- Evaluation of agro-biological, morphological characteristics, pests and diseases
damages, and yield according to Standard Evaluation System for rice (SES) released by
IRRI (2002).
- The experiments were carried out successively by completely randomized block
design with three replications. Data was analyzed by IRRISTAT 5.0, Microsoft Excel
2010. Analysis of rice lines and variety’s stability following DTSL – Diallel program
developed by Nguyen Dinh Hien (1995).
- Evaluation of ability of inbred rice lines and varieties against bacterial leaf blight
Xanthomonas oryzae pv oryzae were done based on Furuya’s method (Furuya et al., 2003).
Main findings and conclusions
The study has selected NSC15-8 line which is temperature sensibility, with short
growth duration (100-102 days in Autumn season and 129 days in Spring season), good
phenotype, semi-drawf statue; narrow V-shaped leaves; large panicle with long and
slender grains. High and stable yield, which was about 6.87 – 7.74 tons/ha on average;
good cooking quality. NSC15-8 line is highly resistant to Xanthomonas oryzae pv.
oryzae islolates causing bacteria leaf blight.
.

ix



PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam nằm ở vùng Đơng Nam Châu Á, có khí hậu nhiệt đới gió mùa
ẩm, đặc biệt là lượng bức xạ mặt trời rất cao, rất thích hợp với sự phát triển của
cây lúa. Việt Nam có 3,8 triệu ha đất trồng lúa, diện tích sản xuất hàng năm đạt
hơn 7 triệu ha tập trung phần lớn tại 2 đồng bằng châu thổ rộng lớn có đất đai bằng
phẳng và màu mỡ là Đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long. Đồng
bằng sông Cửu long là vùng sản xuất lúa trọng điểm của cả nước đóng góp trên
50% sản lượng lúa cả nước và 90% lượng gạo xuất khẩu. Sản xuất lúa ở ĐBSCL
hướng đến thị trường xuất khẩu và thị trường nội địa ở phân khúc gạo chất lượng
cao. Đồng bằng sơng Hồng là vựa lúa phía Bắc hướng đến thị trường nội địa, bao
gồm thị trường lớn là thủ đô Hà Nội và các đô thị trong vùng, với xu thế tiêu dùng
gạo đặc sản, gạo chất lượng. Ngoài ra các đồng bằng ven biển miền Trung (Bắc
Trung bộ - Nam Trung bộ) sản xuất lúa chủ yếu phục vụ tiêu dùng nội tỉnh.
Sau 30 năm đổi mới kinh tế đất nước, ngành sản xuất lúa gạo đã đạt được
những thành tựu lớn góp phần đảm bảo vững chắc an ninh lương thực, xóa đói
giảm nghèo và ổn định kinh tế xã hội và đưa Việt Nam trở thành nước xuất khẩu
gạo hàng đầu trên thế giới. Sản lượng gạo xuất khẩu tăng dần qua các năm dao
động từ 6 – 8 triệu tấn (năm 2015 đạt 6,57 triệu tấn chiếm 18,3% thị phần gạo
xuất khẩu thế giới sau Ấn Độ (10,23 triệu tấn) và Thái Lan (9,55 triệu tấn). Tuy
nhiên chất lượng gạo Việt Nam tập trung ở phân cấp trung bình phục vụ các thị
trường dễ tính như Trung Quốc, Philippines, các nước Châu Phi. Các loại gạo
chất lượng cao của Việt Nam khó cạnh tranh được với gạo Khaodawkmali của
Thái Lan và gạo Basmati của Ấn Độ tại thị trường EU, Nhật Bản và Mỹ với giá
bán từ 1.100 – 1.200 USD/tấn.
Nguyên nhân là bộ giống lúa chất lượng ở nước ta chưa đa dạng phong phú,
chưa có giống lúa thơm dành cho xuất khẩu, các giống lúa có tính thích ứng hẹp
dễ nhiễm sâu bệnh hại (rầy nâu, bệnh đạo ôn, bệnh bạc lá) nên chỉ 3 – 5 vụ sản
xuất là bị thối hóa. Mặt khác sản xuất lúa ở nước ta vẫn còn mang tính chất
nơng hộ nhỏ lẻ, sản xuất chưa gắn với nhu cầu của thị trường và còn sử dụng quá

nhiều giống lúa. Năm 2015 diện tích sản xuất lúa cả nước đạt 7,67 triệu ha gieo
cấy 155 giống lúa tẻ, 81 giống lúa lai, 19 giống lúa nếp trong đó chỉ có 66 giống

1


chủ lực gồm 46 lúa tẻ, 5 nếp, 15 lúa lai chiếm 91% diện tích (Bộ Khoa học và
cơng nghệ, 2016). Trong đó vùng Đồng Bằng Sơng Cửu Long gieo cấy 9 giống
chủ lực IR50404, OM5451, OM6976, OM4900, Jasmine 85, OM4218, Nàng hoa
9, OM7347, OM2517 được gieo cấy trên diện tích 3,82 triệu ha, vùng Đồng bằng
sơng Hồng là vựa lúa trọng điểm của phía Bắc gieo cấy các giống lúa chủ lực
gồm Khang dân 18, Bắc thơm 7, BC15, Q5, Hương thơm 1, Thiên ưu 8, RVT,
TBR-1, TBR45, TBR225. Giống BC15, TBR45, RVT, Bắc thơm 7, Hương thơm
1 là các giống lúa chất lượng nhưng vẫn còn nhiều hạn chế về năng suất, khả
năng chống chịu sâu bệnh nên chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng gạo chất
lượng tại thủ đô Hà Nội và các khu đô thị trong vùng.
Đứng trước thực trạng đó, trên cơ sở một số dòng lúa thuần mới được
nghiên cứu chọn tạo được đánh giá có triển vọng cho năng suất cao, chất lượng
tốt chúng tôi thực hiện đề tài: “Tuyển chọn một số dòng, giống lúa thuần năng
suất, chất lượng cho các tỉnh phía Bắc”.
1.2. MỤC ĐÍCH VÀ U CẦU CỦA ĐỀ TÀI
12.1. Mục đích nghiên cứu
- Đánh giá đặc điểm nơng sinh học, năng suất và chất lượng của 10 dòng
lúa thuần mới chọn tạo so với 3 giống lúa đối chứng trong vụ Xuân và vụ Mùa.
- Đánh giá tính thích ứng và mức độ ổn định của của 10 dịng lúa thuần mới
chọn tạo tại khu vực phía Bắc.
- Xác định được 1 hoặc 2 dịng lúa thuần có năng suất cao (tối thiểu 7,0
tấn/ha vụ xuân và 6,0 tấn/ha ở vụ mùa), chất lượng tốt (hạt gạo dài, trong, ít hoặc
khơng bạc bụng), chống chịu tốt với sâu bệnh và điều kiện bất thuận.
1.2.2. Yêu cầu của đề tài

- Đánh giá được đặc điểm nông sinh học của các dịng, giống lúa tham gia
thí nghiệm.
- Đánh giá các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các dịng, giống
lúa tham gia thí nghiệm.
- Đánh giá chất lượng gạo (tỷ lệ gạo xay, tỷ lệ gạo xát, tỷ lệ gạo nguyên, tỷ
lệ gạo trắng trong) và chất lượng cơm của các dịng, giống tham gia thí nghiệm.
- Đánh giá khả năng thích ứng và độ ổn định của các dòng, giống lúa tại 2
vùng sinh thái và mùa vụ khác nhau.

2


1.3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
Các kết quả thu được của luận văn cung cấp thêm những dẫn liệu khoa học
về sinh trưởng phát triển, năng suất và chất lượng của các dòng lúa mới được
gieo trồng ở hai vùng sinh thái khác nhau làm căn cứ để tuyển chọn dòng lúa
thuần năng suất cao, chất lượng tốt, thời gian sinh trưởng phù hợp, nhiễm nhẹ
hoặc không nhiễm các loại sâu bệnh hại chính và có tính thích ứng rộng.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Đánh giá được TGST, đặc điểm nông sinh học, mức độ nhiễm sâu bệnh,
năng suất, chất lượng và khả năng thích ứng của 10 dịng lúa thuần triển vọng so
với 3 giống đối chứng. Qua đó tuyển chọn được dịng NSC15-8 có thời gian sinh
trưởng ngắn (100 – 103 ngày trong vụ Mùa và 129 ngày trong vụ Xn), kiểu
hình đẹp, cây thấp cứng, lá địng lịng mo, bơng to, hạt thon dài, năng suất cao
(trung bình 68,7 – 77,4 tạ/ha) và ổn định cùng mức với Thiên ưu 8, chất lượng
cơm ngon tương đương với Hương thơm 1. Lây nhiễm nhân tạo vi khuẩn
Xanthomonas oryzae pv. oryzae gây bệnh bạc lá lúa, cho thấy dòng NSC15-8
kháng 2 mẫu bệnh có ký hiệu NSC58-1 và NSC80-1 tương đương với Thiên ưu
8. Dịng NSC15-8 có thể gửi khảo nghiệm Quốc gia trong thời gian tới.

1.4. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI
Do thời gian có hạn, đề tài chỉ được thực hiện trong 2 vụ (Mùa 2016 và vụ
Xuân 2017) tại 2 điểm thuộc Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao
công nghệ - Chi nhánh công ty Cổ phần giống cây trồng Trung ương tại xã Đông
Quang - Ba Vì – Hà Nội và xã Tân Dân – Khoái Châu – Hưng Yên.

3


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT LÚA GẠO TRÊN THẾ GIỚI VÀ TRONG
NƯỚC
2.1.1. Tình hình sản xuất lúa gạo trên thế giới
Cây lúa (Oryza sativa) cùng với cây lúa mỳ và cây ngô là 3 loại cây cung
cấp lương thực chủ yếu trên thế giới, chúng cung cấp hơn 42% năng lượng và
37% lượng protein hàng ngày cho con người, trong đó cây lúa cung cấp 19%
năng lượng và 13% protein. Hiện nay có hơn 100 quốc gia sản xuất lúa gạo phân
bố chủ yếu tại Châu Á với trên 90% diện tích, cịn lại ở Châu Phi, Mỹ Latin.
Trong những năm từ 2007 đến 2013, diện tích lúa thế giới tăng từ 155,0 triệu ha
đến 164,4 triệu ha, sản lượng tăng từ 654,8 triệu tấn đến 739,1 triệu tấn, tương
đương với tỷ lệ tăng 6,1% về diện tích và 12,9% về sản lượng .
Bảng 2.1. Diện tích, năng suất và sản lượng lúa trên thế giới và khu vực
Châu Á những năm gần đây
Toàn thế giới

Khu vực Châu Á

Năm

Diện tích

(triệu ha)

Năng suất
(tấn/ha)

Sản lượng
(triệu tấn)

Diện tích
(triệu ha)

Năng
suất
(tấn/ha)

2007

155,0

4,22

654,8

139,2

4,29

Sản
lượng
(triệu

tấn)
596,7

2008

160,0

4,29

686,2

143,1

4,35

622,3

2009

158,3

4,34

687,0

141,0

4,41

621,3


2010

161,6

4,35

703,2

143,2

4,44

635,9

2011

163,6

4,43

725,0

145,0

4,53

656,3

2012


163,2

4,41

719,7

145,3

4,49

651,6

2013

164,3

4,49

739,1

145,3

4,60

668,9

2014

162,7


4,56

741,5

143,5

4,65

667,0

2015

159,2

4,42

704,2

-

-

-

2016

161,3

4,44


715,8

-

-

-

Nguồn: (2017)

4


Do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và sự bùng nổ của dân số thế giới nên từ
năm 2014 đến 2016 diện tích sản xuất, sản lượng lúa gạo trên thế giới có xu
hướng giảm. Trước thực trạng trên, nhu cầu tiêu dùng lúa gạo trên toàn thế giới
được dự đoán sẽ tăng cao trong những năm tới. Theo Seck el al. (2012) nhu cầu
tiêu dùng lúa gạo toàn cầu sẽ tăng từ 439 triệu tấn năm 2010 lên tới 496 triệu tấn
năm 2020 và tăng tới 555 triệu tấn trong năm 2035. Đặc biệt là tại khu vực Châu
Á được dự báo tăng khoảng 67%, từ 388 triệu tấn năm 2010 đến 465 triệu tấn
năm 2035 vì lúa gạo được coi là nguồn lương thực chính, cung cấp từ 50-70%
năng lượng hàng ngày cho con người.
Qua bảng số liệu 2.1 cho thấy, diện tích sản xuất lúa tại khu vực Châu Á
giai đoạn từ 2007 đến 2014 chiếm từ 88-89 % diện tích thế giới và chiếm 90 %
sản lượng lúa gạo thế giới. Các nước có sản lượng lúa lớn tại Châu Á gồm Trung
Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Bangladesh, Thái Lan, Việt Nam, Myanma và Nhật
Bản (, 2017).
Trung Quốc có diện tích canh tác lúa hàng năm khoảng 30,3 triệu ha, sản
lượng đạt từ 206,51 - 209,29 triệu tấn lúa, tương đương với 144,6-145,7 triệu

tấn gạo trắng. Trong năm 2016, các vùng sản xuất lúa gạo chính của Trung
Quốc chịu ảnh hưởng của các cơn bão lớn gây lũ lụt trên khắp 11 tỉnh, ảnh
hưởng tới gần 2,24 triệu ha đất nông nghiệp. Tuy nhiên năm 2016, Trung
Quốc vẫn đạt 209,29 triệu tấn, dẫn đầu về sản lượng lúa Châu Á
(, 2017).
Ấn Độ có hơn 44 triệu ha đất canh tác lúa, trong đó có 17,8 triệu ha đất
canh tác lúa chủ động tưới tiêu nước, và đất canh tác lúa phụ thuộc vào nước trời
là 17 triệu ha, sản lượng năm 2016 đạt 159,77 triệu tấn và tăng 2,1% so với năm
2015. Trong các năm từ 2008 -2016, sản lượng gạo trắng của Ấn Độ tăng từ 99,2
- 106,2 triệu tấn, nhu cầu tiêu dùng gạo trong nước từ 91-97 triệu tấn. Năm 2016,
Ấn Độ xuất khẩu 10,2 triệu tấn gạo và trở thành nước xuất khẩu gạo lớn nhất trên
thế giới (, 2017).
Thái Lan là quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu trên thế giới, với tổng diện
tích hơn 10 triệu ha đất sản xuất lúa, năng suất lúa bình quân từ 2,8- 3 tấn/ha.
Năm 2015 do tình trạng khơ hạn thiếu nước tưới đã làm giảm sản lượng xuống
còn 23,94 triệu tấn lúa và 15,8 triệu tấn gạo trắng. Năm 2016 sản lượng đạt 28,18

5


triệu tấn lúa và 18,6 triệu tấn gạo trắng. Trong giai đoạn từ 2011 - 2016, sản
lượng xuất khẩu gạo của Thái Lan từ 6,9 - 9,8 triệu tấn, cao nhất là năm 2013 đạt
gần 11 triệu tấn gạo. Gạo Thái Lan nổi tiếng nhất là từ giống Khaodawkmali 105
với dạng hạt dài, phẩm chất cơm ngon, mềm và thơm.
Bảng 2.2. Diện tích và sản lượng lúa gạo tại một số quốc gia Châu Á
Năm 2014

Năm 2015

Năm 2016


Diện

Sản

Diện

Sản

Diện

Sản

tích

lượng

tích

lượng

tích

lượng

(tr. ha)

( tr. tấn)

(tr. ha)


( tr. tấn)

(tr. ha)

( tr. tấn)

30,31

206,51

30,21

208,24

30,32

209,29

Ấn độ

44,11

158,24

43,48

156,50

44,50


159,77

Bangladesh

11,79

51,76

11,77

51,76

11,70

51,78

Indonesia

11,83

56,0

12,10

57,00

12,16

57,64


Myanmar

7,03

19,69

6.90

19,06

7,00

19,53

Philippines

4,71

18,91

4,62

18,02

4,75

19,05

Việt Nam


7,82

45,07

7,67

43,93

7,69

44,48

Thái Lan

10,27

28,41

9,44

23,94

10,08

28,18

Nhật Bản

1,61


10,78

1,59

10,54

1,57

10,70

Quốc gia

Trung
Quốc

Nguồn: (2017)

2.1.2. Tình hình sản xuất lúa gạo trong nước
Việt Nam là một quốc gia nông nghiệp với cây lúa là cây trồng cung cấp
nguồn lương thực chính cho trong nước và phục vụ xuất khẩu. Chính vì vậy, sản
xuất lúa gạo đóng vai trị quan trọng đảm bảo an ninh lương thực, góp phần xóa
đói giảm nghèo và ổn định kinh tế - xã hội.
Trong những năm gần đây, sản xuất lúa gạo ở Việt Nam gặp nhiều khó
khăn do biến đổi khí hậu gây hạn hán, ngập lụt, xâm nhập mặn làm giảm diện
tích gieo trồng và sản lượng. Trong năm 2016, hiện tượng El-Nino mạnh gây hạn

6



hán thiếu nước tưới ở các tỉnh ĐBSCL, mưa to ngập lụt ở một số tỉnh phía Bắc,
đặc biệt là các tỉnh Duyên hải Miền Trung và Tây Nguyên nên tổng diện tích
gieo cấy lúa cả năm 2016 ước tính đạt 7,751 triệu ha giảm 76 nghìn ha so với
năm 2015; Năng suất lúa trung bình đạt 57,0 tạ/ha giảm 0,7 tạ/ha so với năm
2015; Sản lượng ước đạt 44,192 triệu tấn, giảm 980 nghìn tấn so với năm 2015
(Cục Trồng trọt – Bộ NN&PTNT, 2016). Vụ lúa Đông - Xuân 2016 gieo cấy 3,1
triệu ha giảm 30 nghìn ha so với vụ Đông - Xuân 2015, năng suất đạt 63 tạ/ha
giảm 3,5 tạ/ha, sản lượng đạt 19,4 triệu tấn, giảm 1,3 triệu tấn. Diện tích gieo cấy
lúa hè thu và thu đơng đạt 2,8 triệu ha tăng 23,9 nghìn ha so với năm 2015, năng
suất đạt 53,5 tạ/ha, sản lượng đạt 15 triệu tấn tăng 34 nghìn tấn. Diện tích gieo
cấy lúa mùa của cả nước đạt 1,9 triệu ha, năng suất ước tính đạt 48,4 tạ/ha, sản
lượng đạt 9,2 triệu tấn (Tổng cục thống kê, 2016).
Bảng 2.3. Diện tích, năng suất và sản lượng lúa Việt Nam trong các năm
Diện tích

Năng suất

Sản lượng

(triệu ha)

(tấn/ha)

(triệu tấn)

2007

7,41

4,98


36,93

2008

7,33

5,31

38,90

2009

7,42

5,39

39,99

2010

7,61

5,55

42,19

2011

7,74


5,61

43,44

2012

7,86

5,60

44,06

2013

7,79

5,79

45,06

2014

7,82

5,76

45,07

2015


7,67

5,73

43,93

2016

7,69

5,78

44,48

Năm

(2017)
Sản xuất lúa tại tại phía Bắc tập trung chính ở vùng Đồng bằng sông Hồng
gồm 11 tỉnh thành là Bắc Ninh, Hà Nam, Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng
Yên, Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình, Vĩnh Phúc và Quảng Ninh với tổng diện
tích gieo cấy đạt 1.110,9 nghìn ha năm 2015. Diện tích gieo cấy lúa tại đồng
Bằng sơng Hồng có xu hướng giảm từ 1.150,1 nghìn ha xuống cịn 1.110,9 nghìn
ha trong giai đoạn 2010 – 2015 và năm 2016 giảm cịn 1.093,9 nghìn ha (Tổng

7


cục Thống kê, 2016). Đây là vùng sản xuất lúa có trình độ thâm canh cao, cơ cấu
hai vụ lúa (vụ Xuân - vụ Mùa) ổn định, trà lúa Xuân muộn và Mùa sớm đang

được mở rộng sản xuất với các giống lúa tẻ chủ lực như Khang dân 18, Bắc
thơm 7, BC15, Q5, Hương thơm 1, Thiên ưu 8, RVT, TBR-1, TBR45. Diện tích
lúa lai cả năm đạt 201,25 nghìn ha, vụ xuân gieo cấy lớn hơn với 113,73 nghìn ha
và vụ mùa 85,52 ngàn ha sử dụng các giống lúa lai TH3-3, Nhị Ưu 838,
HYT100, Việt lai 20, VT404, Thục hưng 7, D-ưu 527..v.v (Trần Xuân Định và
cs.,2015). Sản xuất lúa ở ĐBSH hướng đến thị trường nội địa, bao gồm thị
trường lớn là thủ đô Hà Nội và các đô thị trong vùng, với xu thế tiêu dùng gạo
đặc sản, gạo chất lượng cao.
Ngoài ra vùng Trung du và miền núi phía Bắc gồm 13 tỉnh Hà Giang, Cao
Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Bắc
Giang, Phú Thọ, Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hồ Bình có lợi thế về điều kiện
tự nhiên để sản xuất lúa chất lượng cao, lúa đặc sản địa phương, lúa nếp, lúa
japonica. Diện tích sản xuất lúa tồn vùng là 684,3 nghìn ha năm 2015, gieo cấy
69 giống lúa tẻ; 14 giống lúa nếp; 61 giống lúa lai. Diện tích gieo cấy giống lúa
tẻ ở TMNPB, diện tích 404,9 nghìn ha chiếm 59,4% diện tích lúa gieo cấy trong
năm 2015 với các giống chủ lực Khang dân 18, BC15, Bắc thơm 7, Hương thơm
số 1, Khang dân đột biến, Thiên ưu 8, ĐV108, IR64, Bao thai. Diện tích gieo cấy
giống lúa ưu thế lai có gần 192 ngàn ha năm 2015, chiếm trên 30% diện tích lúa
của vùng, các giống lúa chủ lực gồm Nhị ưu 838, Sán ưu 63, Việt Lai 20, Syn6,
LC270, B-TE1, Nhị ưu 63, Bồi tạp sơn thanh (Trần Xuân Định và cs.,2015).
Sản xuất lúa tại các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc phục vụ cho tiêu dùng nội
tỉnh và dần quy hoạch sản xuất các giống đặc sản địa phương chất lượng cao cho
thị trường phía Bắc.

8


Bảng 2.4. Diện tích, năng suất và sản lượng lúa tại đồng bằng sông Hồng các năm gần đây
Năm 2014
Diện tích

(nghìn

Năng
suất

ha)

(tạ/ha)

1.122,7

60,2

Hà Nội

202,8

Vĩnh Phúc

Năm 2015
Diện tích
(nghìn

Năng
suất

ha)

(tạ/ha)


6.759,8

1.110,9

60,6

58,0

1.175,5

200,6

58,6

56,5

331,2

Bắc Ninh

72,7

60,4

Quảng Ninh

43,1

Hải Dương


Năm 2016
Diện tích
(nghìn

Năng
suất

ha)

(tạ/ha)

6.729,5

1.093,9

60,1

6.578,8

58,3

1.169,5

196,5

58,2

1.143,4

58,4


55,9

326,4

58,4

50,0

292,0

439,4

71,9

61,9

444,8

70,8

62,0

439,1

49,0

211,3

42,5


49,9

211,9

42,3

50,1

211,8

125,0

59,4

742,6

122,7

60,3

740,0

120,3

60,4

726,7

Hải Phịng


77,1

62,9

484,7

75,8

63,1

478,3

74,0

63,1

467,0

Hưng n

78,9

62,1

489,6

77,5

62,0


480,5

74,1

61,7

457,4

Thái Bình

161,8

65,6

1.061,9

161,0

66,0

1.061,9

160,1

65,8

1.053,7

Hà Nam


67,4

59,6

401,6

66,8

60,7

405,6

65,6

60,3

395,3

Nam Định

154,9

60,5

937,7

154,4

60,6


935,2

153,1

60,4

924,3

Ninh Bình

80,4

60,2

484,3

79,3

59,9

475,4

78,7

59,5

468,1

Khu vực, tỉnh


Đồng bằng sơng
Hồng

Sản lượng
(nghìn tấn)

Sản lượng
(nghìn tấn)

Sản lượng
(nghìn tấn)

Nguồn: Tổng cục thống kê (2016)

9


Bảng 2.5. Diện tích, năng suất và sản lượng lúa tại vùng Trung du và miền núi phía Bắc các năm gần đây
Năm 2014

Năm 2015

TD & MNPB
Hà Giang

689,2
37,4

Năng

suất
(tạ/ha)
48,5
55,6

Cao Bằng
Bắc Kạn

30,4
24,0

41,7
46,7

126,9
112,1

30,5
24,6

42,5
47,7

129,5
117,4

28,9
24,3

43,1

47,8

124,6
116,2

Tuyên Quang
Lào Cai

45,6
30,8

58,2
48,2

265,4
148,4

45,6
30,7

58,4
48,9

266,3
150,1

45,1
31,6

58,5

49,9

264,0
157,6

Yên Bái
Thái Nguyên

40,9
72,5

49,5
50,5

202,4
365,9

41,3
72,4

50,3
52,7

207,7
381,4

42,8
72,0

50,1

53,2

214,3
383,1

Lạng Sơn
Bắc Giang

50,7
112,8

42,0
55,5

212,9
626,6

49,8
111,5

42,3
55,5

210,6
619,1

50,1
109,5

42,9

56,6

215,1
619,8

Phú Thọ
Điện Biên

69,6
49,4

54,0
34,5

376,0
170,6

69,4
49,4

53,4
35,4

370,4
174,8

67,7
50,1

55,1

35,0

372,9
175,5

Lai Châu
Sơn La

30,4
54,3

42,0
33,8

127,7
183,3

30,9
52,1

43,0
34,0

132,8
177,4

31,4
51,7

43,5

35,3

136,7
182,4

Hoà Bình

40,4

53,2

215,0

39,3

49,8

195,8

39,9

53,9

215,2

Khu vực, tỉnh

Diện tích
(nghìn ha)


Sản lượng
(nghìn tấn)

Diện tích
(nghìn ha)

3.341,1
207,9

684,3
36,8

Năng
suất
(tạ/ha)
48,8
55,3

Năm 2016
Sản lượng
(nghìn tấn)

Diện tích
(nghìn ha)

3.336,8
203,5

682,6
37,5


Năng
suất
(tạ/ha)
49,6
56,1

Sản lượng
(nghìn tấn)
3.387,8
210,4

Nguồn: Tổng cục thống kê (2016)

10


2.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG LÚA THUẦN TRÊN
THẾ GIỚI VÀ TRONG NƯỚC
2.2.1. Tình hình nghiên cứu chọn tạo giống lúa thuần trên thế giới
Thành công của cuộc cách mạng xanh những năm 1960 đã góp phần cải tạo
đặc điểm hình thái, nâng cao năng suất và tăng sản lượng lúa tại các nước Châu
Á từ 256 triệu tấn năm 1965 lên khoảng 600 triệu tấn năm 2007 (Wassmann et
al., 2009). Các giống lúa mới có các đặc điểm hình thái thích hợp để áp dụng các
biện pháp kỹ thuật thâm canh (tăng mật độ gieo cấy, tăng lượng phân bón….),
nâng cao khả năng chống đổ, năng suất cao hơn so với các giống truyền thống
trước đó, việc chuyển đổi từ giống lúa truyền thống sang giống lúa mới giúp
người nông dân tăng năng suất 2,1 tấn/ha và lợi ích kinh tế hàng năm ước tính
khoản 10,8 tỷ USD (Hossain et al., 2002).
Với thành tựu khoa học về nghiên cứu giải mã bộ gen cây lúa và sử dụng

chỉ thị phân tử sẽ góp phần khai thác hiệu quả nguồn gen nhằm mục tiêu nâng
cao tiềm năng năng suất và thích ứng với biến đổi khí hậu. Theo Mackill et al.
(2010) mục tiêu nghiên cứu chọn tạo giống lúa đây như sau:
1. Nghiên cứu nâng cao tiềm năng năng suất cao, năng suất ổn định và có
đặc điểm nông sinh học tốt. Mục tiêu nâng cao năng suất lúa tăng thêm ít nhất
10% bằng phương pháp chọn giống sử dụng chỉ thị phân tử phát hiện gen quy
định các tính trạng tăng năng suất trong các thế hệ chọn lọc phân ly hoặc tạo
giống lúa quang hợp theo chu trình C4 để nâng cao năng suất lúa từ 30-50%.
2. Nghiên cứu nâng cao chất lượng giống lúa từ mức độ chất lượng chấp
nhận được tới chất lượng cao.
3. Nghiên cứu nâng cao tính kháng sâu bệnh hại chính trên cây lúa (bệnh
bạc lá, bệnh đạo ôn, rầy nâu..).
4. Nghiên cứu nâng cao tính chống chịu với điều kiện bất thuận (chịu
hạn, chịu mặn, chịu ngập và chịu nóng). Sử dụng chỉ thị phân tử và quy tụ các
gen quy định tính chống chịu hạn, chịu mặn, chịu ngập và chịu được nhiệt độ cao
để chọn tạo cải tiến giống lúa có khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu và cho
năng suất ổn định.
Việc tạo ra các giống lúa thấp cây, ngắn ngày năng suất cao sẽ góp phần
thích cực nâng cao năng suất và sản lượng lúa ở nhiều nước trong khu vực Châu
Á và trên thế giới. Nashir Uddin Md. et al. (2016) đã tổng kết và đưa ra mơ hình
cấu trúc kiểu cây lúa mới (New Rice Plant Type) có năng suất cao như sau:

11


1. Số dảnh/khóm từ 3 – 4 dảnh.
2. Thời gian sinh trưởng từ 100 – 130 ngày.
3. Khơng có bơng vô hiệu.
4. Thân cứng chống đổ tốt.
5. Lá thẳng, dày và màu xanh đậm

6. Số hạt chắc trên bông từ 200 – 250 hạt.
7. Hệ thống rễ khỏe.
8. Chống chịu được nhiều loại sâu bệnh.
9. Chiều cao cây từ 90 – 100 cm.
10. Tiềm năng năng suất từ 10 – 13 tấn/ha.
Chương trình nghiên cứu chọn tạo giống lúa tại một số quốc gia tại Châu Á
trong những năm qua đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật như sau.
a. Nghiên cứu chọn tạo giống lúa thuần tại Trung Quốc
Trung Quốc đã sử dụng các giống lúa lùn (Dee-geo-Woo-gen, I-geo-tze
và Taichung native-1) mang gen lặn (sd1) để tạo ra các giống lúa nửa lùn thấp
cây, thời gian sinh trưởng ngắn và tăng năng suất, qua đó đã tăng năng suất
lúa của Trung Quốc từ 2,0 tấn/ha năm 1960 lên tới 3,5 tấn/ha năm 1970 (Luo
Ju et al., 2012).
Trong những năm qua, các thành tựu nghiên cứu gen chức năng quy định
tính trạng nơng sinh học về năng suất, chất lượng và tính chống chịu đã mang
lại nhiều lợi ích trong công tác nghiên cứu chọn tạo giống lúa. Một số gen quy
định tính trạng thấp cây như gen OsPH1 do Kovi et al. (2011) công bố, gen
BC12/GDD1) do Li et al. (2011) công bố, gen quy định số hạt/bông (DEP3)
do Qiao et al. (2011) công bố, các gen quy định số nhánh và nhánh hữu hiệu
OsPIN2 do Chen et al (2012) công bố, gen LB4D do Liang et al. (2011) công
bố, gen OsCD1 công bố bởi Luan et al. (2011), gen HTD3 do Zhang et al.
(2011) công bố. Gen điều khiển tính trạng kích thước thước GW8 do Wang et
al (2012) cơng bố, gen điều khiển tính trạng trọng lượng 1000 hạt, kích thước
hạt GS5 do Li et al. (2011) cơng bố, gen điều khiển tính trạng chiều dài bơng
LP do Li et al. (2011) công bố, gen điều khiển năng suất hạt Ghd8 được
nghiên cứu và công bố bởi tác giả Yan et al. (2011). Nghiên cứu về gen chống
chịu và kháng sâu bệnh hại gồm có gen kháng bệnh bạc lá C3H12 của Deng et
al. (2012) và xa34(t) của Chen et al. (2011), nghiên cứu gen chịu hạn

12



(OsbZIP16) của Chen et al. (2012), nghiên cứu gen kháng rầy nâu (Bphi008a)
của Hu et al. (2011), nghiên cứu gen kháng bệnh đạo ôn Pi-47 của Huang et
al. (2011) và pi55(t) của He et al. (2012).
Theo Cao Liyong et al., (2012), các phương pháp nghiên cứu chọn tạo
giống lúa đang được sử dụng tại Trung Quốc gồm chọn tạo truyền thống (lai hữu
tính giữa các dịng triển vọng, lai giữa các loài phụ và chọn lọc), sử dụng chỉ thị
phân tử (chọn lọc chỉ thị phân tử giống lúa năng suất cao, quy tụ các gen kháng
bệnh, xác định gen mục tiêu và lai trở lại), công nghệ tế bào (chọn giống đột
biến, nuôi cấy bao phấn và các kỹ thuật di truyền). Kết quả nghiên cứu chọn tạo
giống trong giai đoạn 2005-2014 tại Viện nghiên cứu lúa quốc gia Trung Quốc đã
công bố 29 giống được bộ Nông nghiệp Trung Quốc công nhận và cho phát triển
mở rộng sản xuất. Các giống Zhongleng 23, Chunjiangnuo 6, Zhongzu 9,
Zhongxuan 056, Zhongzao 39, Zhongzao 38, Zhongjiazao 17, Zhongjiazao
32(03YK2), Zhongjiazao10, Zhonghan 221, Chunyou 2, Chunjiang 026, Zhongzu
14, Zhongjiajing 21, Zhongzao 41 được công nhận và sản xuất rộng tại tỉnh Triết
Giang. Các giống Zhongzao 35, Zhongzao 31, Zhongzao 33, Zhongzao 25,
Zhongzu 4, Zhongyou 3566, Zhongjia 3, Zhongyouzao 13, Zhongjiazao 2,
Zhongzu 3, Zhongzao 27 được công nhận sản xuất tại vùng Giang Tây. Hai giống
lúa Zhongjiazao 17 và Zhongzao 39 được công nhận là siêu lúa có năng suất 10
tấn/ha tại tỉnh Hồ Nam, Hồ Bắc, Giang Tây, Triết Giang, An Huy (China National
Rice Research Institute – CNRRI, 2015).
b. Tình hình nghiên cứu chọn tạo giống lúa thuần tại Ấn Độ
Đất nước Ấn Độ với 42,5 triệu ha đất canh tác lúa, có 17,8 triệu ha đất canh
tác lúa chủ động tưới tiêu nước, và 17 triệu ha đất canh tác lúa phụ thuộc vào nước
mưa. Theo Reddy J.N et al. (2013) các viện nghiên cứu lúa tại Ấn Độ đã xây dựng
các mục tiêu chọn giống lúa cho vùng canh tác phụ thuộc vào nước trời khắc phục
tình trạng mất mùa do ngập lụt, hạn hán và nước ngập mặn cụ thể như sau:
1. Khả năng chịu ngập nước trong hơn 2 tuần.


2 . Khả năng chịu hạn hán ở giai đoạn sinh dưỡng và giai đoạn sinh thực
3 . Khả năng chịu được ảnh hưởng của lũ lụt triền miên
4 . Khả năng chịu được các vấn đề khác nhau của đất trồng ( ví dụ , ngộ độc
sắt, thiếu kẽm, độ mặn)

13


5 . Kháng sâu đục thân, rầy nâu, sâu cuốn lá…….
6 . Kháng với các bệnh phổ biến như bạc lá vi khuẩn, đạo ôn, khô vằn.
7 . Kết hợp tăng tính chống chịu ngập/chịu hạn/chịu mặn/kháng sâu bệnh.
Để thực hiện được các mục tiêu chọn tạo giống, Viện nghiên cứu lúa gạo
trung ương Ấn Độ (CRRI) đã tiến hành thu thập nguồn giống địa phương và khai
thác gen chịu ngập (SUB1) như FR13A; Gangasiuli, Khoda, Kadara, Kalaputia,
Kusuma, Ravana và một số gen chịu ngập từ IRRI như IR40931-33-1-3-2,
IR49830-7-1-2-3, IR38784-15-19. Năm 2009 các nhà nghiên cứu tại Ấn Độ đã
chọn tạo thành công giống lúa giống Swarna-Sub1 chịu ngập từ 10-18 ngày và
cho năng suất trung bình từ 4,5-5,5 tấn/ha bằng sử dụng chỉ thị phân tử và lai trở
lại (MABC-marker assisted backcrossing) chuyển gen Sub1 từ dòng IR4093133-1-3-2, IR49830-7-1-2-3 vào các giống lúa Swarna, Samba Mahsuri, IR64
(Mallik et al., 2009).
Singh R.K. et al. (2009) đã công bố các giống lúa chịu mặn CSR21,
CSR23, CSR26, CSR27, CSR28, CSR29, CSRC(S)7-1-4, CSR89-IR8 (CSR43)
chịu mặn trong đất và Luna Sampad (CR Dhan 402), Luna Suvarna (CR Dhan
403) và Luna Sankhi (CR Dhan 405) chịu mặn cho vùng ven biển.
Shikari et al. (2012) đã công bố cải tiến tăng khả năng kháng bệnh bạc lá
đối với giống Samba Mahsuri được quy tụ các gen Xa33, xaOr, xaAj, xa5, xa13
& Xa21, quy tụ gen Xa21, xa5, xa13 kháng bệnh bạc lá và Pi2, Pi54 kháng đạo
ôn vào giống lúa Basmati. Cải tiến tăng khả năng kháng bệnh đạo ôn trên giống
Pusa Basmati 1 theo hướng quy tụ một số gen kháng với nhau như

Pi54+Pi1+Pita, Pi54+Pi1, Pi54+Pita, Pi1+Pita, kết quả đã chọn ra được các dòng
triển vọng Pusa-1633-4-2, Pusa-1633 170-6, Pusa-1633-30-8, Pusa-1633-162-3
và Pusa-1633-101-4.
Trong năm 2012 - 2013, Viện nghiên cứu lúa gạo Trung Ương Ấn Độ
(CRRI) công bố và đưa vào sản xuất các giống lúa chất lượng giống tại các vùng
sinh thái khác nhau như: lượng CR Dhan 304 có năng suất 5,0 tấn/ha tại Odisha
và West Bengal; giống CR Dhan 305 (CR2706) chống đổ tốt, năng suất bình
quân 4,8 tấn/ha tại Jharkhand, Maharashtra, Andhra Pradesh; giống CR Dhan 201
(CR2696-IR83920) ngắn ngày, năng suất 4,3 tấn/ha cho vùng Chhattisgarh,
Bihar (CRRI- Annual Report 2012-2013) .

14


Trong hai năm 2014 – 2015, Viện nghiên cứu lúa quốc gia Ấn Độ (NRRI)
đã chọn tạo các giống lúa chất lượng, được gieo trồng tại các vùng sinh thái khác
nhau. Giống CR Dhan 205 gieo trồng trên đất trũng ngập nước tại Tamil Nadu,
Gujarat, Odisha, Madhya, Pradesh và Punjab, giống CR Dhan 306 thích hợp trên
đất chủ động tưới tiêu tại Madhya Pradesh, Bihar và Puducherry, giống CR Dhan
310 giàu protein (10,3%) có năng suất 4.48 tấn/ha, được gieo trồng tại Odisha,
Uttar Pradesh và Madhya Pradesh, giống CR Dhan 909 gieo trồng tại Uttar
Pradesh, Bihar, Assam và Maharashtra. Similarly, giống IET 23189 gieo trồng tại
Odisha, West Bengal, Uttar Pradesh, Assam và Maharashtra, giống CR Dhan
408 (Chakaakhi) và CR Dhan 307 (Maudamani) là hai giống lúa năng suất cao,
thích hợp với đất ngập nước tại Odisha. Hai giống lúa CR Dhan 203 (Sachala) và
CR Dhan 206 (Gopinath) trồng trên đất thường xuyên bị ngập nước (NRRI
Annual Report 2014-15).
c. Tình hình nghiên cứu chọn tạo giống lúa thuần tại Bangladesh
Trong những năm qua, Viện nghiên cứu lúa Bangladesh (BRRI) đã xây
dựng chương trình nghiên cứu chọn tạo giống theo hướng nâng cao năng suất lúa

cho các vùng sinh thái, nâng cao tính chống chịu với điều kiện bất thuận, nâng
cao chất lượng hạt gạo phục vụ xuất khẩu.
Năm 2010, trong chương trình hợp tác giữa Viện nghiên cứu lúa
Bangladesh (BRRI) với Viện nghiên cứu lúa Quốc tế (IRRI) đã chọn lọc và đưa
ra sản xuất rộng rãi 40 giống lúa, trong đó giống BRRI dhan51 (Swarna-Sub1:
IR81213-246-237) chịu ngập từ 10-16 ngày, năng suất từ 4.0 - 4.5tấn/ha; giống
BRRI dhan52 (BR11-Sub1: IR85260-66-654-Gaz2) chịu ngập úng từ 10-14
ngày, năng suất từ 3,5-4,0 tấn/ha. Giống BR23, BRRI dhan40, BRRI dhan41,
BRRI dhan53 và BRRI dhan54 có thể chịu mặn ở EC 8 dS/m, năng suất trong
mùa mưa từ 4,0- 5,0 tấn/ha. Các giống BRRI dhan47, BRRI dhan8, BRRI
dhan53 và BRRI dhan55 chịu mặn ở mức EC 12 - 14 dS/m, trong mùa khô năng
suất từ 5,4-8,3 tấn/ha. Các giống chịu hạn BR11, BR23, BR29, BRRI dhan32,
BRRI dhan33 có năng suất từ 4,5-6,0 tấn/ha (Singh et al., 2012).
Năm 2013 - 2014 đã chọn tạo và đưa vào sản xuất các giống lúa BRRI
dhan63(BR7358-30-3-1) và BRRI dhan64 (BR7840-54-1-2-5), BRRI dhan65,
BRRI dhan66, BRRI dhan67, BRRI dhan68. Giống BRRI dhan63 là giống lúa
chất lượng cao phục vụ xuất khẩu, có thời gian sinh trưởng 149 ngày và năng

15


×