Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Tài liệu Tiểu luận triết học - PHÁT TRIỂN VÀ SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC ĐỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (307.57 KB, 22 trang )

Tiểu luận triết học - PHÁT TRIỂN VÀ
SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC ĐỂ
PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRONG
THỜI KỲ QUÁ ĐỘ
MỤC LỤC

1
LỜI MỞ ĐẦU
Trong thời đại ngày nay, khi loài người đã bước sang cuộc cách mạng
khoa học kỹ thuật lần thứ 3 thì khoa học kỹ thuật đã thực sự trở thành lực
lượng sản xuất trực tiếp như lời Mác đã tiên đoán. Với sự phát triển mạnh mẽ
của nhiều ngành khoa học và công nghệ hiện đại, với hàm lượng chất xám
chiếm tỷ lệ ngày càng cao trong các sản phẩm làm ra, con người càng tỏ rõ


vai trò quyết định của mình trong tiến trình phát triển của xã hội, của lịch sử
nhân loại. Biện chứng của sự phát triển trong thời đại ngày nay đòi hỏi con
người phải bộc lộ đầy đủ hơn nữa "sức mạnh của bản chất con người" của
mình một cách hiện thực và sinh động hơn, phong phú và đa dạng hơn, văn
hoá và trí tuệ với những cá tính độc đáo và những phẩm chất năng động, sáng
tạo của con người hiện đại. Nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng nhất, có tính
chất quyết định đối với sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia.
Ngày nay, trong công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước
mục tiêu quan trọng nhất trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta
thì nguồn nhân lực chính là chìa khoá của sự thành công. Nguồn nhân lực với
trình độ tiên tiến sẽ chính là nhân tố đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá -
hiện đại hoá đất nước. Với một nước đang ở trình độ thấp kém phát triển như

nước ta hiện nay không thể không xây dựng một chính sách phát triển lâu
bền, nâng cao dần chất lượng của người lao động, phát huy nhân tố con người
để phục vụ tốt nhất cho mục tiêu lớn lao của toàn dân tộc, đưa nước ta tiến lên
chủ nghĩa xã hội.
2
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN VÀ SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC
ĐỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ
HỘI.
1. Biện chứng của sự phát triển lực lượng sản xuất với sự phát triển
kinh tế xã hội.
a. Mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất
Sản xuất là hoạt động đặc trưng của con người và xã hội loài người.

Sản xuất xã hội bao gồm: sản xuất vật chất, sản xuất tinh thần và sản xuất ra
bản thân con người. Ba quá trình đó gắn bó chặt chẽ với nhau, tác động qua
lại với nhau trong đó sản xuất vật chất là cơ sở tồn tại và phát triển của xã hội.
Sản xuất vật chất được tiến hành bằng phương thức sản xuất nhất định.
Phương thức sản xuất là cách thức con người thực hiện quá trình sản xuất vật
chất ở những giai đoạn lịch sử nhất định của xã hội loài người. Mỗi xã hội
được đặc trưng bằng một phương thức sản xuất nhất định. Cho đến nay, lịch
sử loài người đã trải qua năm phương thức sản xuất đó là công xã nguyên
thủy, nô lệ phong kiến, tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa. Phương thức
sản xuất đóng vai trò quyết định đối với mọi lĩnh vực của đời sống xã hội:
kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội. Sự thay thế kế tiếp nhau của các phương
thức sản xuất trong lịch sử quyết định sự phát triển của xã hội loài người từ

thấp đến cao.
Trong quá trình lao động sản xuất, một mặt là quan hệ giữa con người
với tự nhiên - lực lượng sản xuất, mặt khác là quan hệ giữa với người người
tức là quan hệ sản xuất. Phương thức sản xuất chính là, sự thống nhất giữa lực
lượng sản xuất ở một trình độ nhất định với quan hệ sản xuất tương ứng. Quy
luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với tính chất, trình độ của lực lượng sản
xuất đây là quy luật cơ bản nhất của toàn bộ lịch sử loài người, là quy luật
biến đổi phát triển của các phương thức sản xuất. Trước hết ta tìm hiểu về lực
lượng sản xuất và quan hệ sản xuất
3
- Lực lượng sản xuất đó là tổng thể các nhân tố vật chất kỹ thuật mà
trong mối quan hệ với nhau tạo thành sức sản xuất của xã hội. Như Mác đã

nói lực lượng sản xuất bao gồm nhân tố vật chất đó là tư liệu sản xuất (bao
gồm tư liệu lao động. Trong quá trình sản xuất sức lao động của con người và
tư liệu sản xuất trước hết là công cụ lao động kết hợp với nhau tạo thành lực
lượng sản xuất.
Người lao động chính là chủ thể của quá trình sản xuất vật chất tác
động vào đối tượng lao động để tạo ra của cải vật chất, đồng thời cũng chính
họ là người sáng tạo ra công cụ lao động. Công cụ lao động là nhân tố quan
trọng trong lực lượng sản xuất. Nó là khí quan vật chất "nối dài" nhân lên sức
mạnh của con người trong quá trình lao động biến đổi thế giới tự nhiên.
Trong thời đại ngày nay, khoa học đang ngày càng trở thành lực lượng
sản xuất trực tiếp. Những thành tựu của khoa học được ứng dụng nhanh
chóng và rộng rãi vào sản xuất tri thức khoa học cũng là một bộ phận quan

trọng trong kinh nghiệm, kỹ năng của người lao động. Các yếu tố của lực
lượng sản xuất có quan hệ tác động biện chứng lẫn nhau, trong đó người lao
động đóng vai trò quan trọng hàng đầu.
Trong quá trình sản xuất vật chất, ngoài quan hệ giữa con người với tự
nhiên còn là mối quan hệ giữa người với người. Đó chính là quan hệ sản xuất.
Quan hệ này được phân tích theo hai giác độ
Xét trong quá trình tái sản xuất xã hội đó là mối quan hệ giữa người với
người trong quá trình sản xuất phân phối trao đổi và tiêu dùng.
Nếu phân tích trên 3 lớp quan hệ đó là quan hệ sở hữu đối với tư liệu
sản xuất, quan hệ trong tổ chức - quản lý sản xuất quan hệ trong phân phối
sản phẩm lao động. Ba quan hệ này có tư liệu sản xuất giữ vai trò quyết định.
Cũng như lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất thuộc lĩnh vực đời sống

vật chất của đời sống xã hội. Tính vật chất của quan hệ sản xuất thể hiện ở
chỗ, chúng tồn tại khách quan độc lập với ý muốn chủ quan của con người.
4
- Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là hai mặt thống nhất biện
chứng trong mỗi quá trình sản xuất. Trong mối quan hệ đó vai trò quyết định
thuộc về lực lượng sản xuất bởi vì nó là nội dung vật chất của quá trình đó.
Tính quyết định đó thể hiện là tương ứng với một trình độ phát triển của lực
lượng sản xuất hiện có thì cũng cần có một hệ thống quan hệ sản xuất phù
hợp nhằm bảo tồn, khai thác, sử dụng và phát triển lực lượng sản xuất. Đồng
thời những biến đổi trong nội dung vật chất của lực lượng sản xuất tất yếu dẫn
đến khả năng biến đổi của các quan hệ sản xuất.
Với tư cách hình thức kinh tế của quá trình sản xuất thì quan hệ sản

xuất lại có vai trò ảnh hưởng trở lại với lực lượng sản xuất. Sự tác động này
biểu hiện trên hai khả năng với nhu cầu khách quan của việc bảo tồn, sử dụng
và khai thác có hiệu quả các lực lượng sản xuất và do đó có tác dụng thúc đẩy
lực lượng sản xuất phát triển. Trong trường hợp ngược lại thì nó lại kìm hãm
sự phát triển của lực lượng sản xuất.
Dưới sự tác động của nhiều nhân tố như sự tích lũy dần kinh nghiệm
mà trong thời đại ngày nay với sự tác động trực tiếp và nhanh chóng của các
tri thức khoa học kỹ thuật và công nghệ vào quá trình sản xuất thì lực lượng
sản xuất không ngừng biến đổi và phát triển. Nhưng sự biến đổi và phát triển
đó trong một giới hạn nhất định thì chưa tạo ra nhu cầu khách quan của sự
biến đổi các quan hệ sản xuất. Khi sự biến đổi đó tới một giới hạn nhất định
cả về số lượng và chất thì tất yếu sẽ đặt ra nhu cầu khách quan là cải cách, cải

tổ và cao hơn là một cuộc cách mạng tới tận cơ sở quan hệ sản xuất tư liệu
chủ yếu.
Tuy nhiên những quan hệ sản xuất không tự nó biến đổi mà nó cần đến
những cuộc cải cách; cách mạng trên phương diện chính trị và thể chế Nhà
nước, cơ chế Nhà nước vì rằng những quan hệ sản xuất bao giờ cũng mang
một hình thức pháp lý, chính trị văn hóa.
5
Như vậy một yêu cầu khách quan được đặt ra có tính nguyên tắc đối
với các quá trình xác lập, hoàn thiện những quan hệ sản xuất phải dựa trên
trình độ phát triển của lực lượng sản xuất hiện có.
Ở nước ta đổi mới đã có những biểu hiện vận dụng chưa đúng quy luật
này biểu hiện ở việc chủ quan, nóng vội trong việc xây dựng quan hệ sản xuất

xã hội chủ nghĩa mà không tính tới trình độ của lực lượng sản xuất nước ta.
Một quan hệ sản xuất tiên tiến không phù hợp với trình độ thấp kém của lực
lượng sản xuất, nó đã kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất nước ta
trong một thời gian dài. Từ đổi mới 1986 đến nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng
cộng sản Việt Nam, nước ta đã lựa chọn con đường phát triển nền kinh tế
hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Điều này hoàn
toàn phù hợp với quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ
phát triển của lực lượng sản xuất, bởi lẽ trình độ lực lượng sản xuất nước ta
còn thấp kém, không đồng đều. Sự không đồng đều về trình độ của lực lượng
sản xuất đòi hỏi phải có sự đa dạng phong phú của các quan hệ sản xuất.
b. Lực lượng sản xuất xã hội là yếu tố tiêu biểu cho các thời đại lịch sử
xã hội.

Trong những hang đá lâu đời nhất, người ta đã tìm thấy những công cụ
và những vũ khí bằng đá. Việc sử dụng và sáng tạo những tư liệu lao động tuy
đã có mầm mống ở một vài loài vật nào đó nhưng vẫn là đặc trưng nổi bật
nhất của lao động con người. Con người đã phát triển tư liệu lao động lên một
trình độ cao hơn, ngày càng đáp ứng tốt hơn quá trình sản xuất. Sản xuất phát
triển trong tất cả các ngành làm cho sức lao động của con người có khả năng
sản xuất được nhiều tư liệu hơn số tư liệu cần thiết cho sinh hoạt của họ, làm
tăng sản lượng lao động hàng ngày mà mỗi thành viên của thị tộc, của công
xã gia đình hoặc 1 vợ 1 chồng.
Trong lúc của cải làm ra nhiều, mở rộng phạm vi sản xuất, tư hữu xuất
hiện thì ở những điều kiện lịch sử nhất định sự phân công lao động xã hội lớn
đầu tiên tất nhiên sẽ đưa đến chế độ nô lệ. Trong xã hội chiếm hữu nô lệ hình

6
thành 2 giai cấp chủ nô và nô lệ. Kiểu sản xuất tập thể hay hợp tác theo lối
nguyên thủy rõ ràng là sự tất yếu của từng cá nhân riêng lẻ chứ không do xã
hội hóa tư liệu sản xuất.
Sự phát triển phi thường của công nghiệp và quá trình tập trung cực kỳ
nhanh chóng của sản xuất trong các xí nghiệp ngày càng lớn, là một trong
những đặc tính đặc sắc nhất của chủ nghĩa tư bản.Giai cấp tư sản trong quá
trình thống nhất giai cấp chưa đầy một thế kỷ đã tạo ra một lực lượng sản xuất
bằng tất cả những lực lượng sản xuất của các thế hệ trước cộng lại. Chính giai
cấp tư sản là giai cấp đầu tiên đã cho chúng ta thấy hoạt động của loài người
có khả năng đến mức nào. Nó tạo ra các kỳ quan khác hẳn thời kỳ cổ đại. Giai
cấp tư sản không thể tồn tại nếu không luôn luôn cánh mạng hóa công cụ sản

xuất do đó cách mạng hóa quan hệ sản xuất. Điều này trái với tất cả các giai
cấp thống trị trước kia thì việc duy trì nguyên vẹn phát triển sản xuất cũ là
điều kiện đầu tiên cho sự tồn tại của họ.
Chủ nghĩa xã hội là hình thái kinh tế xã hội cao nhất trong lịch sử. Giai
cấp công nhân đại diện cho lực lượng sản xuất tiên tiến giữa vai trò lãnh đạo
xã hội. Khi lực lượng sản xuất đạt đến trình độ xã hội hóa cao thì quan hệ sản
xuất tư bản chủ nghĩa trở lên lỗi thời kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản
xuất. Do đó, nó phải được thay thế bằng một quan hệ sản xuất tiến bộ hơn đó
là quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa. Lực lượng sản xuất của chủ nghĩa xã hội
là lực lượng sản xuất tiên tiến, có tính xã hội hóa cao mà đỉnh cao là chủ
nghĩa cộng sản khi đó con người làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu.
Mỗi thời đại lịch sử được đặc trưng bởi một phương thức sản xuất nhất

định mà trong đó lực lượng sản xuất là yếu tố tiêu biểu cho các thời đại lịch
sử xã hội. Xã hội phát triển từ thấp đến cao xét đến cùng cũng là do lực lượng
sản xuất quyết định.
2. Lực lượng sản xuất là yếu tố cách mạng nhất của sản xuất
Sự phát triển của lực lượng sản xuất quyết định sự thay đổi, phát triển
của phương thức sản xuất.
7
Dù hình thức xã hội của sản xuất như thế nào, người lao động và tư
liệu sản xuất bao giờ cũng vẫn là những nhân tố của sản xuất. Muốn có sản
xuất nói chung thì người lao động và tư liệu sản xuất phải kết hợp với nhau.
Con người sử dụng công cụ lao động tác động vào đối tượng lao động để tạo
ra sản phẩm cho xã hội. Lực lượng sản xuất là yếu tộ động, luôn luôn biến đổi

dẫn đến sự biến đổi của quan hệ sản xuất. Nếu mối quan hệ giữa lực lượng
sản xuất và quan hệ sản xuất thích hợp thì sẽ thúc đẩy sản xuất phát triển.
Như vậy có thể nói rằng lực lượng sản xuất là yếu tố cách mạng nhất của sản
xuất. Trong thực tế lịch sử xã hội loài người, sự phát triển của sản xuất đều
được đánh dấu bằng sự tiến bộ không ngừng của lực lượng sản xuất. Các cuộc
cách mạng kỹ thuật đã mang lại sự thay đổi vượt bậc của quá trình sản xuất xã
hội về cách thức sản xuất, phương thức tổ chức quản lý..
Sự khác nhau giữa một thời đại này với một thời đại kinh tế khác là
phương thức chế tạo,là những tư liệu lao động dùng để chế tạo chứ không
phải là cái người ta chế tạo ra. Những tư liệu lao động là thước đo sự phát
triển của người lao động và là những chỉ số của những quan hệ xã hội trong
đó người lao động làm việc. Nguồn gốc sâu xa của sự vận động phát triển của

xã hội chính là ở sự phát triển của lực lượng sản xuất. Chính sự phát triển của
lực lượng sản xuất đã quyết định, làm thay đổi quan hệ sản xuất. Đến lượt
mình quan hệ sản xuất thay đổi sẽ làm cho kiến trúc thượng tầng thay đổi và
do đó phương thức sản xuất cũ được thay thế bằng phương thức sản xuất mới
tiến bộ hơn, hình thái kinh tế - xã hội cũ được thay thế bằng hình thái kinh tế
xã hội mới cao hơn, tiến bộ hơn. Quá trình này diễn ra một cách khách quan
không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan.
3. Nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội.
a. Khái niệm
Hiện nay nhiều khái niệm khác nhau về nguồn nhân lực. Ngân hàng thế
giới cho rằng: nguồn nhân lực là toàn bộ vốn người (thể lực, trí lực, kỹ năng,

8

×