Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

DE THI HSG TP HCM TU 1998 2001

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (101.34 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Đề 1 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 TP. HỒ CHÍ MINH NĂM HỌC 1998-1999. FeCl2. Fe(OH)3. FeSO4. FeCl3. Fe(OH)3. Fe2O3. Fe(NO3)2. Fe Fe. Câu I. Viết 3 phương trình khác nhau để điều chế muối ZnCl2. Câu II. Viết phương trình phản ứng để biểu diễn chuỗi biến hóa sau:. Câu III. Có 6 ống nghiệm được đánh số từ 1 đến 6 chứa các dung dịch: NaOH, (NH4)2SO4, Na2CO3, Ba(NO3)2, Pb(NO3)2, CaCl2. Hãy cho biết ống mang số nào đựng hóa chất nào? Viết phương trình phản ứng minh họa. Biết rằng: a) Dung dịch (2) cho kết tủa trắng với các dung dịch (1), (3), (4). b) Dung dịch (5) cho kết tủa trắng với các dung dịch (1), (3), (4). c) Dung dịch (2) không tạo kết tủa với dung dịch (5). d) Dung dịch (1) không tạo kết tủa với các dung dịch (3), (4). e) Dung dịch (6) không phản ứng với dung dịch (5). f) Dung dịch (5) bị trung hòa bởi dung dịch HCl. g) Dung dịch (3) tạo kết tủa trắng với HCl, khi đun nóng kết tủa này sẽ tan. Câu IV. a) Nồng độ dung dịch KCl bão hòa ở 400 C là 28,57%. Tính độ tan của dung dich KCl ở cùng nhiệt độ. b) Xác định lượng AgNO3 tách ra khi làm lạnh 2500 gam dung dịch AgNO 3 bão hòa ở 600 C xuống 100 C. Cho biết độ tan của AgNO3 ở 600 C là 525 gam, ở 100 C là 170 gam..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Câu V. (A) là dung dịch H2SO4; (B) là dung dịch NaOH.  Trộn 0,3 lít (B) với 0,2 lít (A) được 0,5 lít (C). Lấy 20 ml (C) thêm một mẩu quỳ tím vào thấy có màu xanh. Sau đó thêm từ từ dung dịch HCl 0,05M tới khi quỳ tím đổi thành màu tím, thấy hết 40 ml axit.  Trộn 0,2 lít (B) với 0,3 lít (A) được 0,5 lít (D). Lấy 20 ml dung dịch (D), thêm một ít quỳ tím vào thấy có màu đỏ, sau đó thêm từ từ dung dịch NaOH 0,1M tới khi quỳ tím chuyển thành màu tím thấy hết 80 ml dung dịch NaOH. Tìm nồng độ mol/l của dung dịch (A) và (B). Câu VI. Xác định công thức của 2 oxit sắt A và B biết rằng:  23,2 gam (A) tan vừa đủ trong 0,8 lít HCl 1M.  32 gam (B) khi khử bằng H2 tạo thành sắt và 10,8 gam H2O. -------------- (Cho Ag =108, Fe=56, N=14, O=16, K=39, Cl=35.5) --------------.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Đề 2 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 TP. HỒ CHÍ MINH NĂM HỌC 1999-2000 Câu I. Khi cho kim loại vào dung dịch muối có thể xảy ra những phản ứng gì? Cho ví dụ minh họa. Câu II. Viết các phương trình phản ứng theo chuỗi biến hóa sau: FeCl3 Fe(OH)3 Fe2O3 Fe Fe3O4 FeCl2 Fe(OH)2 FeO Câu III. Một nhà hóa học điều chế được 3 mẫu kim loại giống nhau về dạng bên ngoài (màu sắc) và đã tìm được phương pháp phân biệt nhanh chóng. Ông lấy các mẫu kim loại cho tác dụng với axit và dung dịch NaOH, kết quả đó được ghi trong bảng: Thuốc thử Kim loại 1 Kim loại 2 Kim loại 3 Axit HCl + + Axit HNO3 + + Dung dịch NaOH + + Trong đó dấu (+) để chỉ trường hợp kim loại hòa tan, dấu (-) để chỉ trường hợp kim loại không tác dụng với dung dịch bazơ hay axit. Hãy xác định kim loại nghiên cứu, viết phương trình phản ứng và giải thích vì sao kim loại không tác dụng với các chất đã cho. Câu IV. Chỉ dùng kim loại hãy nhận biết các dung dịch sau đây: HCl, HNO3 đặc, AgNO3, KCl, KOH. Viết các phương trình hóa học xảy ra trong quá trình nhận biết. Câu V. Hòa tan oxit của kim loại hóa trị II trong một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 20% thì thu được dung dịch muối có nồng độ 22.6%. Xác định kim loại đó. Câu VI. Có một hỗn hợp Na2SO4 và K2SO4 được trộn lẫn theo tỷ lệ 1:2 về số mol. Hòa tan hỗn hợp vào 102 g nước thì thu được dung dịch A. Cho 1664 gam dung dịch BaCl2 10% vào dung dịch A xuất hiện kết tủa. Lọc bỏ kết tủa thêm H2SO4 dư vào nước lọc thì thấy tạo ra 46.6 gam kết tủa. Xác định nồng độ phần trăm của Na2SO4 và K2SO4 trong dung dịch A ban đầu. ---------------- (Cho Na=23, S=32, K=39, Ba=137, Cl=35.5) ----------------.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Đề 3 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 TP. HỒ CHÍ MINH NĂM HỌC 2000-2001 Câu I.. Viết phương trình hóa học để biểu diễn chuỗi biến hóa sau: CaO Ca(OH)2 Ca CaCO3 CaCl2 Ca(NO3)2. Câu II. a) Tách hỗn hợp gồm BaCO3, BaSO4, KCl, MgCl2 bằng phương pháp hóa học. b) Cho các hóa chất: Na, MgCl2, FeCl2, FeCl3, AlCl3. Chỉ dùng thêm nước hãy nhận biết chúng. Câu III. Cho phương trình phản ứng có dạng sau: BaCl 2 + ?  NaCl +? Hãy viết 4 phương trình phản ứng xảy ra. Biết rằng các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Câu IV. Ở 250C người ta đã hòa tan 450 gam Kali nitrat vào trong 500 gam nước cất (dung dịch A). Biết rằng độ tan của kali nitrat là 32 gam ở 20 0C. Hãy xác định khối lượng kali nitrat tách ra khỏi dung dịch khi làm lạnh dung dịch A đến 200C. Câu V. Cho 3 gam hỗn hợp hai kim loại vụn nguyên chất là nhôm và magie tác dụng hết với H2SO4 loãng thì thu được 3,36 lít một chất khí ở điều kiện tiêu chuẩn. Xác định thành phần phần trăm về khối lượng của nhôm và magie trong hỗn hợp. Câu VI. Khi cho a gam Fe vào trong 400ml dung dich HCl, sau khi phản ứng kết thúc đem cô cạn dung dịch thu được 6,2 gam chất rắn X. Nếu cho hỗn hợp gồm a gam Fe và b gam Mg vào trong 400ml dung dịch HCl thì sau khi phản ứng kết thúc thu được 896ml khí H 2 (điều kiện tiêu chuẩn) và cô cạn dung dịch thu được 6,68 gam, chất rắn Y. Tính a,b nồng độ mol của dung dịch HCl và thành phần khối lượng các chất trong X, Y. (Giả sử Mg không phản ứng với nước và khi phản ứng với axit thì Mg phản ứng trước, hết Mg mới đến Fe. Cho biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn.) (Cho H=1, N=14, O=16, Mg=24, Al=27, Cl=35,5, K=39, Ca=40, Fe=56).

<span class='text_page_counter'>(5)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×