Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Tài liệu Đề tài : ĐẠI DIỆN TRONG GIAO KẾT HỢP ĐỒNG pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (402.39 KB, 18 trang )






Đề tài : ĐẠI DIỆN
TRONG GIAO
KẾT HỢP ĐỒNG

ĐẠI DIỆN TRONG GIAO KẾT HỢP ĐỒNG
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
T
—————————————-
Đề tài : ĐẠI DIỆN TRONG GIAO KẾT HỢP ĐỒNG
Giáo viên hướng dẫn :TS. NGÔ HUY CƯƠNG
Sinh viên thực hiện : CAO VĂN TUÂN
Lớp : K50 B-Luật học
Hà Nội-5/2008
Lời cảm ơn
Tôi xin cảm ơn cha mẹ tôi, bạn bè cùng lớp đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình
học tập, xin cám ơn tập thể lớp k50 B một tập thể học tốt , chia sẻ , giúp đỡ tôi hoàn
thành bài viết này. Xin cám ơn thầy Ngô Huy Cương người đã tạo hứng thú và niềm
say mê học hỏi nghiên cứu cho chúng tôi.
Phạm vi bài viết
Bài viết không chủ đích làm rõ tất cả các vấn đề về đại diện mà chỉ đi sâu vào làm rõ vấn
đề đại diện theo uỷ quyền. Việc giao kết, xác lập, thực hịên hợp đồng của người uỷ quyền
và người đại diện. Bài viết đi vào làm rõ quan hệ đại diện trong giao kết hợp đồng thì nó
sẽ phát sinh những hậu quả pháp lý gì, trách nhiệm của các bên liên quan ra sao. Bài viết
cũng giúp người ta hiểu được địa vị pháp lý của mình là ở đâu trong quan hệ đại diện. Bài
viết không nghiên cứu vấn đề đại diện theo pháp luật: đại diên cho người chưa thành


niên, đại diện theo pháp luật của một pháp nhân.
1. Đặt vấn đề
2 .Nguồn gốc
3. Khái niệm ,bản chất
3.1. Khái niệm
3.2. Bản chất
3.2.1.Tự do ý chí
3.2.2. Sự tin cậy
3.2.3. Sự miễn cưỡng
3.3. Sự hữu hiệu của đại diện
3.3.1.Nguời đại diện có quyền đạidiện
3.3.2. Người đại diện có ý chí đại diện
3.3.3.Người đại diện có ý chí giao kết hợp đồng
3.4. Đặc điểm của đại diện
3.4.1 .Người đại diện hành động với tư cách của người được đại diện
3.4.2. Hành động vì lợi ích của người được đại diên
3.4.3. Hành động trong phạm vi uỷ quyền
3.4.3.1.Phạm vi uỷ quyền
3.4.3.2.Xung đột lợi ích
4.Xác lập và chấm dứt đại diện trong giao kết hợp đồng
4.1.Xác lập
4.2. Chấm dứt
5. Nghĩa vụ hành động một cách cẩn trọng của người đại diên
6. Ý nghĩa của việc nghiên cứu
7 .Kết luân
1. Đặt vấn đề
Thử đặt ra một câu hỏi với bạn rằng:bạn đã bao giờ thay mặt cha, mẹ, bạn của bạn làm
một việc như: mua một cái áo, một con gà hay một quyển sách……? Nếu bạn đã từng
làm một việc tương tự như vậy tại sao bạn không tự hỏi mình là mình đã tham gia vào
những quan hệ pháp lý gì? Tại sao bạn lại có thể thay mặt được cho một người khác? Khi

thay mặt cho một người thi bạn được làm và không được làm những gì? Khi bạn làm trái
những gì mà người khác giao cho bạn thì bạn có trách nhiệm gì không?….Tôi cam đoan
rằng trong số các bạn chưa ai từng đặt ra câu hỏi cho mình như vậy. Trong một xã hội
ngày càng phát triển thì người ta phải tham gia vào nhiều quan hệ hơn, phức tạp hơn,
nhiều khi và rất thường xuyên trong số đó trao cho người khác quyền thay mặt mình tham
gia và những quan hệ đó. Và tại sao chúng ta không tìm hiểu vấn đề này nhỉ.
2. Nguồn gốc
Mỗi con người trong cuộc sống đều tham gia vào các mối quan hệ trong xã hội:hôn nhân,
gia đình, làng xóm, có bạn bè, quan hệ làm ăn buôn bán, tất cả các nhu cầu cần thiết của
một cá nhân đều được trao đổi…Họ có thể tự mình tham gia vào những mối quan hệ đó
nhưng một người khác cũng có thể thay mặt họ(vì những lý do mà người đó không tự
mình tham gia được), những người thay mặt người khác là người đại diện. Trong luật La
Mã, ngay cả trong những giai đoạn phát triển đã tồn tại một quy tắc mà theo đó hợp đồng
phải do chính cá nhân ký kết: “ai không tham gia vào quan hệ trách nhiệm thì trách
nhiệm không ảnh hưởng tới người đó”( 1) . Luật La Mã vào thời kỳ phát triển nhất chưa
có việc một người đại diện cho người khác ký kết một hợp đồng( 2 ). Nhưng những mầm
mống đầu tiên của khái niệm đại diện đã xuất hiên trong việc: “Những người phụ thuộc
gia chủ không bao giờ có thể làm đại diện. Gia chủ có quyền hạn và trách nhiệm từ
những hợp đồng do họ ký kết không phụ thuộc vào ý chí gia chủ có như thế hay không,
vì điều kiện cần thiết của quyền đại diện là ý chí của người uỷ quyền và tất cả do người
uỷ quyền. Trách nhiệm từ những hợp đồng này trước hết thuộc về người ký, còn gia chủ
chỉ nhận một phần trách nhiệm mà thôi. Người đại diện không có quyền hạn và nghĩa vụ
từ hợp đồng đã ký” 3 . Cùng với sự lớn mạnh của kinh tế giao thương thì việc đại diện
trong ký kết hợp đồng đã được cho phép. Xã hội càng phát triển thì việc đại diện càng
quan trọng và có ý nghĩa to lớn thúc đẩy giao lưu dân sự phát triển và đại diện cũng là
một thước đo đánh giá sự phát triển của một xã hội. Bởi vậy ta cùng đi làm rõ nó.
3. Khái niệm đại diện, bản chất.
3.1. Khái niệm.
Trong các BLDS lớn người viết hầu như không thấy có khái niệm đại diện nhưng thông
qua các quy phạm trong các điều luật về phần hợp đồng uỷ quyền ta vẫn có thể hiểu được

đại diện là gì.Tại điều 389-3 BLDS Pháp:”người quản lý theo pháp luật đối với tài sản
của người chưa thành niên đại diện cho người chưa thành niên trong mọi giao dịch dân
sự…” hay tại điều 1984 về hợp đồng uỷ quyền “hợp đồng uỷ quyền là hợp đồng trong đó
một người trao cho người khác quyền thực hiên một công việc nhân danh và vì lợi ích
của người uỷ quyền”(4). Ở nước bạn Thái Lan gần gũi với chúng ta cũng không tìm thấy
khái niệm đại diện mà nó chỉ thể hiện qua hợp đồng uỷ quyền, BLDS Thái Lan 1995
NXBCT “hợp đồng uỷ quyền là một hợp đồng mà trong đó một người gọi là người thụ uỷ
được quyền hành động cho một người khác gọi là người chủ uỷ và người đó chấp thuận
làm như vậy” 5 . Unidroit trong bộ các nguyên tắc cơ bản về hợp đồng thương mại quốc
tế “mục này điều chỉnh quyền của một người ở địa vị của một người khác trong việc làm
phát sinh một hậu quả liên quan tới việc ký kết và thực hiện hợp đồng” 6 . BLDS Việt
Nam cấu tạo đặc biệt gồm hai phần, phần chung nêu những khái niệm và nguyên tắc cơ
bản …trong đó có khái niệm đại diện. Trong BLDS 2005 của Việt Nam “ đại diên là việc
một người (sau đây là người đại diện) nhân danh và vì lợi ích của người khác (sau đây là
người được đại diện) xác lập và thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi đại diện”. (7).
Từ những khái niệm trên ta có thể rút ra khái niệm đại diện:
Việc một người hành động ở tư cách của một người khác, vì lợi ích hợp pháp và trong sự
cho phép của họ thì gọi là đại diện. Người cho phép là người được đại diện,người được
phép như vậy là người đại diện.
3.2. Bản chất của đại diện.
3.2.1. Là tự do ý chí
Ta đang xét việc đại diện theo uỷ quyền mà nội dung của nó là một hợp đồng. Trong hợp
đồng thì yếu tố tiên quyết đó là tự do ý chí của mỗi bên trong việc giao kết hợp đồng. Bởi
vậy đại diện theo uỷ quyền cũng không là ngoại lệ, đại diện đòi hỏi người đại diện phải
có ý chí đại diện, tuy nhiên không phải lúc nào sự tự do ý chí tuyệt đối cũng phải được
đặt nên hàng đầu mà trong người đại diện đôi khi còn hành động vì bổn phận hoặc nghĩa
vụ đạo đức hoặc từ địa vị, mối quan hệ trong công việc của mình. Đại diện chỉ có thể khi
mà người đại diện có ý chí đại diện, sự tự do ý chí sẽ ràng buộc người đại diên và người
được đại trong hợp đồng uỷ quyền để xác lập phạm vi đại diện, sự trực tiếp thực thi hợp
đồng đối với người uỷ quyền,và sự vô can của người đại diện đối với việc thực hiện hợp

đồng. Sẽ là không thoả đáng và hợp đồng uỷ quyền có thể bị vô hiệu khi mà một trong
hai bên không có sự tự do ý chí (có sự hà tì trong ý chí của các bên:lừa rối , nhầm lẫn, ép
buộc …) tuỳ từng trường hợp cụ thể mà sự không có tự do ý chí trong hợp đồng đại diện
sẽ làm hợp đồng được ký kết bởi người đại diện sẽ vô hiệu. Như chúng ta đã biết một
người chỉ bị ràng buộc bởi ý chí của chính mình, cho nên khi sự tự do ý chí bị vi phạm thì
sẽ không có hợp đồng uỷ quyền và cũng không phải gánh chịu hậu quả từ những gì mà
người đại diện thực hiện.
3.2.2. Sự tin cậy.
Người ta sẽ không giao cho một người mà mình không tin cậy thay mặt mình thực hiện
những hành vi mà hậu quả của nó mang lại có thế là thiệt hại lớn về tài sản, uy tín…..Sự
tin cậy là do những hành vi mà người đại diện thực hiện sẽ mang lại cho người được đại
diện một sự ràng buộc rõ ràng vào những hậu quả được xác lập bởi những hành vi đó.
Hành vi giao kết các hợp đồng của người đại diện trong phạm vi uỷ quyền cũng chính là
hành vi mà người được đại diện xác lập, hệ quả từ việc giao kết hợp đồng hoàn toàn do
người được đại diện gánh chịu bởi vậy sự tin tưởng là phần không thể thiếu khi ta nói tới
đại diện trong giao kết hợp đồng. Ngược lại ta không quan niệm “sự tin cậy” là một trong
các yếu tố làm lên bản chất của đại diện trong giao kết hợp đồng, chuyện gì sẽ đến khi
một người trao cho người khác một thẩm quyền giao kết một hợp đồng mà liên quan tới
toàn bộ sản nghiệp của anh ta khi mà anh ta không tin tưởng người mà mình trao cho
thẩm quyền đại diện đó.VD: A đang đàm phán với B về việc hai bên ký kết hợp đồng
mua bán ô tô. D phải đi nước ngoài công tác lên A không thể tham gia việc tiếp tục đàm
phán và ký kết hợp đồng mua bán với B. A có hai ngưòi thân là C và D trong đó D là kẻ
nghiện hút ,hay cờ bạc, lô đề và đã nhiều lần lừa tiền của A để đi chơi bạc. Ta đặt ra câu
hỏi liệu là một người bình thường A sẽ chọn ai để đưa tiền đi mua ôtô tô cho mình C hay
D?
3.2.3. Đại diện còn có thể mang tính miễn cưỡng (đại diện do pháp luật quy định).
Đại diện theo pháp luật cho người chưa thành niên, người bị mất năng lực hành vi…Ở
đây người đại diện được pháp luật đặt vào trong mối quân hệ đại diện mà mình không có
sự lựa chọn.
Đây cũng là một phần bản chất của việc đại diện nhưng người viết không đi sâu về việc

này vì nó lằm ngoài phạm vi của bài viết.
3.3. Sự hữu hiệu của đại diện
Đại diện chỉ hữu hiệu khi mà có ba điều kiện sau:
3.3.1.Người đại diện có quyền đại diện.
Người đại diện phải có thẩm quyền đại diện, thông qua một hợp đồng tức có sự thống
nhất ý chí của hai bên “Khế ước uỷ nhiệm đòi hỏi một sự thoả hiệp giữa ý chí của người
uỷ quyền (mandant) và người thụ uỷ (mandataire). Nói khác hai bên không những phải có
sự thoả hiệp mà hơn nữa, ý chí của họ không bị hà tỳ”( 8 ) Vũ văn Mẫu trong cuốn
“Việt Nam dân luật lược khảo” quyển II nghĩa vụ và khế ước.tr 105.
Người đại diên phải có đủ điều kiện để giao kết hợp đồng: đủ tuổi,có năng lực hành
ví…..Bây giờ đặt ra trường hợp người đại diện không có năng lực hành vi giao kết hợp
đồng thì giải pháp đặt ra là như thế nào :người viết xin có hai kiến giải sau:
Nếu người đại diên không có năng lực hành vi (sự không có năng lực này có thể xảy ra
trước khi có việc uỷ quyền hoặc sau khi có việc uỷ quyền cho tới khi hợp đồng được giao
kết ) mà người được đại diện không biết hoặc không thể biết thì có thể yêu cầu toà án
tuyên bố hợp đồng vô hiệu.
Nếu người uỷ quyền biết hoặc buộc phải biết người đại biện không có năng lực hành vi
thì hợp đồng vẫn có hiệu lực với họ, người được đại diên sẽ không thể viện dẫn lý do
người đại diện không có năng lực hành vi mà xin tuyên bố hợp đồng vô hiệu .
Điểm c điều 147 BLDS 2005 quy định về việc chấm dứt đại diện : “Trong trường hợp
người được uỷ quyền hoặc người được uỷ quyền chết, bị toà tuyên bố mất năng lực hành
vi dân sự hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết”. Ta nhận xét
chút ít về quy định trên khi mà người đại diện vô năng tức là quan hệ đại diện theo như
luật quy định là chấm dứt thì hợp đồng mà người đại diện ký liệu có hiệu lực với người
uỷ quyền không khi mà ngươi này biết hoặc buộc phải biết việc đó. Xin thưa rằng hợp
đồng ở trong trường hợp này vãn có hiệu lực đối với người được đại diên.
Thiết nghĩ quy định như trên không hợp lý vì những lý do như đã phân tích ở phần trên.
3.3.2. Người đại diện có ý chí đại diện.
Thật khó mà có thể có việc đại diện giao kết hợp đồng khi mà người đại diện không có ý
chí đại diện. Nếu coi tự do ý chí là điều tối quan trọng trong giao kết thì khi không có ý

chí hoặc có nhưng không có sự gặp gỡ ý chí thì cũng không có hợp đồng được tạo lập.
Đại diện trong giao kết hợp đồng thì hành vi của người đại diện có thể làm tiêu tan tài sản
của người đại uỷ cho lên người đại diện phải có ý chí đại diện và thực hiện công việc

×