Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Tài liệu Thủ tục điều tra xử lý vụ việc tự vệ pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (144.57 KB, 7 trang )

Thủ tục điều tra xử lý vụ việc tự vệ
Lĩnh vực thống kê:lý cạnh tranh
Cơ quan có thẩm quyền quyết định:Bộ Công Thương
Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu
có): Bộ trưởng
Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Cục Quản lý cạnh tranh
Cách thức thực hiện:Qua Bưu điện Trụ sở cơ quan hành chính Qua Fax
Thời hạn giải quyết:
1. Thụ lý Hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp tự vệ: Trong thời hạn 15 ngày kể từ
ngày tiếp nhận Hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp tự vệ, nếu thấy hồ sơ chưa đầy đủ
các nội dung theo yêu cầu của Pháp lệnh tự vệ đối với hàng hóa nhập khẩu vào
Việt Nam, Cục Quản lý cạnh tranh sẽ thông báo cho tổ chức, các nhân nộp hồ sơ
để bổ sung. Thời hạn bổ sung thông tin ít nhất là 30 ngày kể từ ngày tổ chức, cá
nhân đó nhận đdduwwo yêu cầu bổ sung thông tin. 2. Quyết định điều tra vụ việc
tự vệ: Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày Cục Quản lý cạnh tranh tiếp nhận hồ sơ
có đầy đủ nội dung, Bộ trưởng Bộ Công Thương ra quyết định điều tra. Trường
hợp không ra quyết định tiến hành điều tra Bộ Coogn Thương phải thông báo lý
do cho tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp tự vệ. Thời hạn điều
tra không quá 6 tháng kể từ ngày Bộ Công Thương ra quyết định điều tra; Trong
trường hợp cần thiết, thời hạn điều tra có thể được gia hạn một lần không quá 02
tháng tiếp theo. 3. Quyết định áp thuế tự vệ tam thời và áp dụng biện pháp cam
kết: Thời hạn hiệu lực của biện pháp tự vệ tạm thời không được vượt quá thời hạn
cần thiết để loại trừ thiệt hại nghiêm trọng hoặc phòng ngừa nguy cơ gây ra thiệt
hại nghiêm trọng đối với ngành sản xuất trong nước và để ngành sản xuất trong
nước điều chỉnh thích ứng với hoàn cảnh cạnh tranh. Thời hạn có hiệu lực của biện
pháp tự vệ tạm thời kết thúc khi có quyết định của Bộ trưởng Bộ Coogn Thương
về việc áp dụng hoặc không áp dụng biện pháp tự vệ, nhưng trong mọi trường hợp
không được vượt quá 200 ngày kể từ ngày bắt đầu áp dụng biện pháp tự vệ tạm
thời. 4. Khiếu nại quyết định áp dụng các biện pháp tự vệ: Bộ Công Thương có
trách nhiệm giải quyết khiếu nại trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được đơn
khiếu nại; Trường hợp đặc biệt thời hạn này có thể kéo dài nhưng không quá 60


ngày.
Đối tượng thực hiện:
Tổ chức
TTHC yêu cầu trả phí, lệ phí: Không
Kết quả của việc thực hiện TTHC:Quyết định hành chính

Tên bước Mô tả bước
1. Bước 1: Doanh nghiệp nộp Hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp tự vệ đến
Cục Quản lý cạnh tranh - Bộ Công Thương, 25-Ngô Quyền,
Hoàn Kiếm, Hà Nội;
2. Bước 2: Cục kiểm tra tính đầy đủ và hợp pháp của hồ sơ. Trường hợp hồ
sơ không đầy đủ, hợp pháp, Cục thông báo bằng văn bản cho
doanh nghiệp đề hoàn chỉnh hồ sơ (trong trường hợp doanh
nghiệp nộp trực tiếp, Cục kiểm tra tại chỗ hồ sơ, giải thích cho
Tên bước Mô tả bước
doanh nghiệp về yêu cầu của hồ sơ và trả lại hồ sơ để bổ sung);
3. Bước 3: Trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp pháp, Cục tiếp nhận và thụ lý hồ
sơ;
4. Bước 4: Quyết định điều tra vụ việc tự vệ;
5. Bước 5: Thông báo quyết định điều tra vụ việc tự vệ;
6. Bước 6: Tham vấn trong điều tra;
7. Bước 7: Quyết định áp thuế tự vệ tạm thời và áp dụng biện pháp cam kết;
8. Bước 8: Hoàn trả chênh lệch thuế nhập khẩu khi áp dụng biện pháp tự vệ
tạm thời;
9. Bước 9: Kết luận điều tra;
10. Bước 10: Tham vấn trước khi áp dụng biện pháp tự vệ;
11. Bước 11: Quyết định về việc áp dụng các biện pháp tự vệ;
Tên bước Mô tả bước
12. Bước 12: Khiếu nại quyết định áp dụng các biện pháp tự vệ.


Thành phần hồ sơ
1. Mô tả chi tiết hàng hoá nhập khẩu theo đặc tính kỹ thuật và tính năng sử
dụng, mã số hàng hoá theo biểu thuế nhập khẩu cùng thuế suất thuế nhập
khẩu đang áp dụng phù hợp với Danh mục hàng hóa xuất - nhập khẩu hiện
hành của Việt Nam.
2. Mô tả chi tiết hàng hoá tương tự hay hàng hoá cạnh tranh trực tiếp theo đặc
tính kỹ thuật và tính năng sử dụng;
3. Tên và địa chỉ của các cá nhân, doanh nghiệp hoặc tổ chức đại diện của các
doanh nghiệp đứng tên trong đơn yêu cầu và đại diện của các nhà sản xuất
hàng hoá tương tự hay hàng hoá cạnh tranh trực tiếp;
4. Tỷ lệ phần trăm lượng hàng hoá nhập khẩu so với sản lượng hàng hoá tương
tự hoặc hàng hoá cạnh tranh trực tiếp trong nước của cá nhân, tổ chức doanh
nghiệp đứng tên trong đơn yêu cầu;
Thành phần hồ sơ
5. Thông tin về khối lượng, số lượng và trị giá của hàng hoá nhập khẩu thuộc
đối tượng điều tra của năm hiện tại và từng năm trong giai đoạn 3 năm liên
tiếp trước khi có yêu cầu áp dụng biện pháp tự vệ;
6. Mô tả sự gia tăng nhập khẩu, một cách tuyệt đối hay tương đối so với sản
xuất trong nước;
7. Thông tin liên quan đến thiệt hại nghiêm trọng hay đe dọa gây thiệt hại
nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước của năm hiện tại và từng năm
trong giai đoạn 3 năm liên tiếp trước khi có yêu cầu áp dụng biện pháp tự vệ,
bao gồm:
a) Số lượng, khối lượng và trị giá của hàng hoá tương tự hoặc hàng hoá cạnh
tranh trực tiếp được sản xuất trong nước;
b) Hệ số sử dụng công suất sản xuất;
c) Thị phần;
d) Mức tồn kho;
đ) Mức lãi hoặc lỗ;
e) Chỉ số năng suất lao động;

g) Số lượng lao động, tỷ lệ lao động và thu nhập trong ngành sản xuất trong
nước;
h) Thay đổi về tình hình tiêu thụ hàng hoá: số lượng, mức giá;
i) Các thông tin cần thiết khác có liên quan.

×