Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Tiết 10 văn 6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (130.29 KB, 6 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Ngày soạn: ……………. Tiết 10 Ngày giảng:6A:…………. 6C:…………… Tiếng Việt: NGHĨA CỦA TỪ I. Mục tiêu 1. Kiến thức: Giúp hs Nắm được thế nào là ý nghĩa của từ, một số cách giải thích nghĩa của từ 2. Kỹ năng: *Các kĩ năng của bài học - Học sinh có kĩ năng giải thích nghĩa của từ . - Dùng từ đúng nghĩa trong nói và viết. - Tra từ điển để hiểu nghĩa của từ. *Các kĩ năng sống cần giáo dục: Suy nghĩ, thảo luận cách sử dụng từ đúng nghĩa 3. Thái độ: - Có ý thức học tập bộ môn 4.Phát triển năng lực: năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề (phát hiện và phân tích được ngữ liệu ), năng lực sáng tạo ( có hứng thú, chủ động nêu ý kiến), năng lực sử dụng ngôn ngữ khi nói, khi tạo lập đoạn văn; năng lực hợp tác khi thực hiện nhiệm vụ được giao trong nhóm; năng lực giao tiếp trong việc lắng nghe tích cực, thể hiện sự tự tin chủ động trong việc chiếm lĩnh kiến thức bài học. - GD đạo đức: GD tình yêu tiếng Việt; GD phẩm chất yêu gia đình, quê hương, đất nước; rèn luyện phẩm chất; tự lập, tự tin, tự chủ trong công việc, có trách nhiệm với bản thân, có tinh thần vượt khó => GD giá trị sống: trách nhiệm, tôn trọng, yêu thương, trung thực. II. Chuẩn bị G. Đọc kỹ tài liệu tham khảo chuẩn kiến thức,SGV, soạn GA, Máy tính, máy chiếu. phòng học thông minh. H. Nghiên cứu ngữ liệu và trả lời các câu hỏi mục I,II từ đó rút ra kết luận : rút ra kết luận về ý nghĩa của từ, một số cách giải thích nghĩa của từ III. Phương pháp. P vấn đáp, phân tích ngữ liệu, thảo luận nhóm.kĩ thuật động não, thực hành có hướng dẫn IV. Tiến trình giờ dạy và giáo dục 1. ổn định :(1’)Kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ (5’) ? Thế nào là từ mượn ? Lấy ví dụ? ? Tìm từ mượn trong những câu sau và cho biết đó là từ mượn của nước nào? Không ngờ về nhà bà thụ thai và sau mười hai tháng, sinh được một chú bé mặt mũi khôi ngô. * Yêu cầu: - Từ mượn: là những từ vay mượn của tiếng nước ngoài để biểu thị những sự vật, hiện tượng, đặc điểm… mà tiếng Việt chưa có từ thật thích hợp để biểu thị..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> - Ví dụ: giang sơn, ghi đông... - Từ mượn: thụ thai, sinh, khôi ngô -> tiếng Hán. 3. Bài mới.33’ Hoạt động 1: Khởi động (1’): - Mục tiêu: đặt vấn đề tiếp cận bài học. - Hình thức: hoạt động cá nhân. - Kĩ thuật, PP:thuyết trình. Từ là một đơn vị ngôn ngữ dùng để đặt câu. Nội dung của từ là một tập hợp nhiều nét nghĩa nên việc nắm bắt nghĩa của từ không dễ dùng. Việc sử dụng đúng nghĩa của từ trong họat động giao tiếp là một hiện tượng khó khăn, phức tạp. Vậy tiết học hôm nay sẽ giúp các em tìm hiểu về nghĩa của từ . Hoạt động của Gv- Hs Hoạt động 2- 6’ - Mục tiêu: hướng dẫn học sinh tìm hiểu nghĩa của từ là gì? - Phương pháp:phân tích ngữ liệu, ván đáp,khái quát,. - Phương tiện: SGK, bảng - Kĩ thuật: động não - Hình thức: hoạt động cá nhân. * HS đọc 3 từ có chú thích (35) ? Nếu lấy dấu (:) làm chuần thì các chú thích trên gồm mấy bộ phận ? Đó là những bộ phận nào ? - 2 bộ phận : - Từ in đậm : là bộ phận cần giải thích - Sau dấu (:) là nội dung giải thích nghĩa của từ in đậm -> nghĩa của từ ?) Quan sát mô hình SGK (35) và cho biết nghĩa của từ úng với phần nào ?. Nội dung cần đạt I- Nghĩa của từ là gì ? 1. Khảo sát và phân tích ngữ liệu. - Phần chú thích gồm hai bộ phận. Hình thức Nội dung. 2. Ghi nhớ 1: sgk (35). - Ứng với phần nội dung ?Nêu nội dung của 3 chú thích trên - Nêu tính chất II. Cách giải thích nghĩa của từ ?) Qua các VD trên em hiểu như thế nào về nghĩa.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> của từ ? - 2 HS phát biểu -> GV chốt - 1 HS đọc ghi nhớ 2 (35) * GV: Nội dung sự vật (danh từ), tính chất (tính từ), hoạt động (động từ), quan hệ (quan hệ từ) … mà sau này chúng ta sẽ học. Hoạt động 3- 10’ - Mục tiêu: hướng dẫn học sinh tìm hiểu hiểu cách giải thích nghĩa của từ - Phương pháp:phân tích ngữ liệu, phát vấn, khái quát,. - phương tiện: SGK, máy chiếu. - Kĩ thuật: động não - Hình thức: hoạt động cá nhân. ?) Trong 2 câu sau (bảng phụ) từ tập quán và thói quen có thể thay thế cho nhau được không ? Tại sao ? a) Ngưòi Việt có tập quán ăn trầu . b) Bạn A có thói quen ăn quà vặt . - Câu a : có thể dùng cả 2 từ - Câu b : không thể thay thế vì “tập quán” có nghĩa rộng hơn ? Vậy từ tập quán giải thích bằng cách nào ?BT nhanh: giải thích nghĩa của từ đi, cây theo cách trên - thực hiện nhóm theo hai dãy bàn + đi: hành động rời chỗ bằng chân, tốc độ bình thường, hai bàn chân không đồng thời nhấc khỏi mặt đất + cây: loại thực vật có rễ, thân, lá, cành - GV chiếu bài tập thêm: 3 từ lẫm liệt, hùng dũng , oai nghiêm có thể thay thế cho nhau không? Vì sao ? a) Tư thế lẫm liệt của người anh hùng b) ------- hùng dũng -------------------c) ------- oai nghiêm ------------------- HS đọc và trả lời -> GV chốt : có thể thay thế được vì chúng không làm cho nội dung thông báo và sắc thái ý nghĩa thay đổi -> là từ đồng nghĩa ?) Theo em từ “lẫm liệt” được giải nghĩa như thế nào?. 1.Khảo sát và phân tích ngữ liệu. - Từ tập quán giải thích bằng khái niệm mà từ biểu thị. - Từ lẫm liệt giải thích bằng cách đưa ra từ đồng nghĩa. - Từ nao núng giải thích bằng cách đưa ra từ đồng nghĩa và.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> - giải nghĩa bằng các từ đồng nghĩa cách nói trái nghĩa * GV gửi bài tập * HS làm và gửi lại đáp án 1.Giải nghĩa từ trung thực, dũng cảm bằng cách trên - Trung thực 2. Ghi nhớ 2 (35) - Dúng cảm Hs: suy nghĩ và gửi lại đáp án cho gv Gv:nx, chốt 2. Em hãy đặt câu với từ "học sinh"và giải nghĩa từ đó? - Hs tự đặt, gv nhận xét, có thể cho điểm. 3. Tìm các từ trái nghĩa với: cao thượng , sáng sủa: - Cao thượng là không nhỏ nhen, ti tiện, đê hèn, hèn hạ …. - Sáng sủa là không tối tăm, hắc ám, u ám … Hs tự đặt, gv nhận xét, có thể cho điểm. HS đọc cách giải nghĩa từ nao núng ? Nhận xét cách giải nghĩa của từ đó? - Bằng cách đưa ra từ đồng nghĩa: lung lay - Dùng cách nói trái nghĩa: không vững lòng tin ? Vậy từ có thể giải nghĩa bằng cách nào ? * GV : Đây chính là nội dung ghi nhớ 2(35) - 2 HS đọc * Tích hợp giáo dục đạo đức:2’ Hiện nay việc sử dụng sai nghĩa của từ rất phổ biến ở giới trẻ, nhất là các em học sinh. Em nhãy nêu ý kiến của mình về hiện tượng này. Hs: cá nhân trả lời Gv: nhận xét, Là học sinh nên giữ gìn và phát huy sự trong sáng của Tiếng việt. Hoạt động 4 – 17’ - Mục tiêu: học sinh thực hành kiến thức đã học. - Phương pháp:vấn đáp, thực hành có hướng dẫn, nhóm - phương tiện: SGK, bảng - Kĩ thuật: động não. - Hình thức: hoạt động cá nhân/nhóm * 1 HS nêu yêu cầu HS quan sát chú thích ST,TTGV giao nhiệm vụ cho 4 nhóm thực hiện trong 3’ vào bảng phụ- treo bảng, nhận xét Gv: nx, chữa *2. III - Luyện tập. 1.Bài 1: - ST,TT: dịch nghã từ yếu tố HV - Cầu hôn, lạc hầu, sính lễ, hống mao: trình bày khái niệm - Tản Viên: miêu tả đặc điểm của từ - Phán, tâu,nao núng: đồng nghĩa.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> HS nghiên cứu bài tập -> trả lời miệng *3 HS tập đặt câu với một từ -> Nhận xét. *4 - Hs nêu yêu cầu - Hs thực hiện cá nhân điền- đọc , nhận xét - GV hướng dẫn HS về nhà làm. Đọc và chỉ ra yêu cầu của bài tập 5 - HS suy nghĩ trả lời -> HS nhận xét - GV khái quát -> chốt ý. 2.Bài 2 (36) a) học tập b) học lỏm c) học hỏi d) học hành 3.Bài 3 (36) a) Trung bình b) trung gian c) trung niên 4.Bài tập 4 (36) - Giếng : hố đào thẳng đứng, sâu vào lòng đất để nước -> khái niệm mà từ biểu thị - Rung rinh : chuyển động qua lại, nhẹ nhàng, liên tiếp -> khái niệm mà từ biểu - Hèn nhát : thiếu can đảm (đến mức đáng khinh bỉ) 5.Bài tập 5 (36) - Nụ giải nghĩa từ “mất” : không biết ở đâu - Mất : không còn được sở hữu, không thuộc về mình, không có. 4. Củng cố: 3’ - Mục tiêu: củng cố kiến thức đó học, học sinh tự đánh giá về mức độ đạt được những mục tiêu của bài học. - Phương pháp: phát vấn - Kĩ thuật: động não. ? Em hãy trình bày những nội dung cơ bản cần nhớ trong tiết học HS xung phong trình bày, nhận xét, bổ sung GV nhận xét, khái quát nghĩ của từ và cách giải thích. 5. Hướng dẫn về nhà(3’) - Học bài: học ghi nhớ , hoàn thiện các BT, tập đặt các câu khác nhau với 1 từ - Chuẩn bị bài: “ Sự việc và nhân vật trong văn tự sự” : Nghiờn cứu ngữ liệu mục I – trả lời câu hỏi SGK rút ra kết luận về vai trò của sự việc và nhân vật trong văn tự sự, ý nghĩa và mối quan hệ của sự việc và nhân vật trong văn bản tự sự. V. Rút kinh nghiệm …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… **************************.

<span class='text_page_counter'>(6)</span>

<span class='text_page_counter'>(7)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×