Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

DE THI HKII 20112012

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.72 KB, 5 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>PHÒNG GD VÀ ĐT QUỲNH NHAI TRƯỜNGTHCS NGUYỄN TẤT THÀNH. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Độc lập - Tự do - Hạnh phúc. ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II MÔN NGỮ VĂN 7 - NĂM HỌC 2011-2012. ( Thời gian 90 phút không kể thời gian giao nhận đề ). Câu 1 : (1,5 điểm) Tục ngữ là gì ? Chép nguyên văn 2 câu tục ngữ đã học trong chương trình lớp 7. Em hiểu như thế nào về 2 câu tục ngữ đó ? Câu 2: (1,5 điểm) Thế nào là phép liệt kê ? Hãy kể tên các kiểu liệt kê ? Đặt một câu có sử dụng phép liệt kê. Câu 3: (1 điểm) Chuyển đổi câu chủ động sau thành câu bị động sau bằng hai cách: Ông tôi xây ngôi nhà này từ ba mươi năm trước. Câu 4 : (6 điểm) Em hãy giải thích ý nghĩa câu tục ngữ: “Lá lành đùm lá rách”. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA MÔN NGỮ VĂN 7.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> HỌC KÌ II. NĂM HỌC 2011-2012 ( Thời gian 90 phút ) Mức độ Chủ đề 1.Văn bản - Tục ngữ. Số câu Số điểm Tỉ lệ % 2.Tiếng Việt - Liệt kê. - Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động Số câu Số điểm Tỉ lệ % 3.Tập làm văn: Nghị luận giải thích. Nhận biết. Thông hiểu. TL. TL. Vận dụng thấp Vận dụng Cao TL. TL. - Khái niệm về tục ngữ - Chép 2 câu Hiểu về 2 câu TN đó. tục ngữ Sốcâu: 0,5 Điểm :1 10 %. Sốcâu: 0,5 Điểm: 0,5 5%. -Thế nào là liệt kê . Các kiểu liệt kê.. Số câu:1 Điểm:1 10 %. Sốcâu:1 Điểm:1.5 1 5% - Đặt câu. - Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động Số câu:0,5 Điểm: 1 10%. Sốcâu:0,5 Điểm: 0,5 5%. Sốcâu :2 Điểm:2,5 25% Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ Sốcâu:1 Điểm:6 60%. Số câu Số điểm Tỉ lệ % Tổng số câu Tổng số điểm Tỉ lệ %. Cộng. Số câu: 1,5 Số điểm: 2 20%. Số câu:1 Số điểm: 1,5 15%. Số câu: 0,5 Số điểm: 0,5 5%. Số câu: 1 Số điểm : 6 60%. ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM MÔN NGỮ VĂN 7. Sốcâu:1 Điểm: 6 60% Số câu: 4 Số điểm:10 100%.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> HỌCKÌ II NĂM HỌC 2011-2012 ( Thời gian 90 phút ) Câu 1 : ( 1,5 điểm) Tục ngữ là gì ? - Tục ngữ: Là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt( Tự nhiên, lao động sản xuất, xã hội) được nhân dân vận dụng vào đời sống, suy nghĩ và lời ăn tiếng nói hàng ngày (0,5 điểm) - Chép nguyên văn 2 câu tục ngữ đã học trong chương trình lớp 7. (0,5 điểm) - Vận dụng kiến thức đã học để đưa ra nội dung ý nghĩa của 2 câu tục ngữ đó. (0,5 điểm) Câu 2:( 1,5 điểm) - Liệt kê là xắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau củathực tế hay của tư tưởng tình cảm (0,5 điểm) - Các kiểu liệt kê: + Xét theo cấu tạo có thể phân biệt kiểu liệt kê theo từng cặp với kiểu liệt kê không theo từng cặp.(0,25 điểm) + Xét theo ý nghĩa, có thể phân biệt kiểu liệt kê tăng tiến với liệt kê không tăng tiến . (0,25 điểm) - Đặt câu có sử dụng phép liệt kê. ( 0,5 điểm) Câu 3: ( 1 điểm) Chuyển đổi câu chủ động sau thành câu bị động sau bằng hai cách: Ông tôi xây ngôi nhà này từ ba mươi năm trước. - Cách 1: Ngôi nhà này được ông tôi xây từ ba mươi năm trước. (0.5 điểm) - Cách 2: Ngôi nhà này xây từ ba mươi năm trước. (0.5 điểm) Câu 4 ( 6 điểm ): Em hãy giải thích ý nghĩa câu tục ngữ: “Lá lành đùm lá rách” Dàn ý * Mở bài: Dẫn dắt, nêu vấn đề (1 điểm) - Từ ngàn xưa, dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau. - Trích dẫn câu tục ngữ: lá lành đùm lá rách. * Thân bài: ( 4 điểm ) Giải thích nghĩa: (1,5 điểm) - Nghĩa đen: + lá lành: chiếc là còn nguyên vẹn, còn giữ nguyên dáng hình của chiếc lá; + Lá rách: chiếc là bị sâu đục khoét hoặc gió làm tơi ra không còn nguyên vẹn như lúc ban đầu. => Khi ta nhìn lên cây với nhiều cành cây xanh um tươi tốt, nếu nhìn kĩ sẽ thấy những chiếc lá lành đan cài bao trùm che lấp một vài chiếc lá sâu rách ở phía sau. - Nghĩa bóng: + Lá lành: tượng trưng cho người có cuộc sống no đủ, sung túc. + Lá rách: là hình ảnh những người không may mắn, có cuộc sống thiếu thốn, nghèo khổ. => Phải biết yêu thương đùm bọc giúp đỡ nhau trong cuộc sống nhất là khi khó khăn, hoạn nạn. Tại sao phải yêu thương giúp đỡ lẫn nhau? (1,5 điểm).

<span class='text_page_counter'>(4)</span> - Là người sống trong xã hội, ai cũng muốn có cuộc sống sung sướng, hạnh phúc nhưng mấy ai được theo ý muốn của mình: họ gặp nhiều điều không may => cùng là anh em sống trong một đất nước, ta phải hết lòng giúp đỡ. - Sự giúp đỡ của cộng đồng sẽ an ủi phần nào những mất mát, đau thương, làm ấm lại, làm lành lại những nỗi đau. - Đùm bọc, yêu thương giúp đỡ lẫn nhau là một tình cảm thiêng liêng quí báu, là đạo lí làm người. - Nhờ đạo lí đó mà dân tộc ta vẫn trường tồn vượt qua bao khó khăn, thử thách (lấy dẫn chứng về sự quyên góp, ủng hộ trong các trận thiên tai, bão lũ,…) Học sinh phải làm gì để thể hiện tình thân ái: (1 điểm) - Đoàn kết, thân ái trong quan hệ bạn bè. - Ủng hộ giúp đỡ các bạn vùng sâu, vùng xa: quần áo, sách vở, đồ dùng học tập,v.v… * Kết bài: (1 điểm) Lời dạy trong câu tục ngữ là một bài học sâu sắc về đạo lí làm người, là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Lời nhắc nhở của cha ông sẽ là phương châm cho hành động của mỗi chúng ta trong cuộc sống. ___________________________________.

<span class='text_page_counter'>(5)</span>

<span class='text_page_counter'>(6)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×