Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Chứng viêm amiđan pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (143.7 KB, 5 trang )

Chứng viêm amiđan

Do nằm ở cửa ngõ đường thở nên amiđan rất dễ bị viêm nhiễm. Nếu như
trước đây, phần lớn bệnh nhân được cắt amiđan thì hiện nay, phẫu thuật này
được chỉ định khá chặt chẽ, chỉ áp dụng trong những trường hợp chẳng đặng
đừng.
Amiđan là tập hợp mô lympho ở hai bên thành họng sau khoang miệng, có vai
trò bảo vệ, chống nhiễm khuẩn. Viêm amiđan gồm các thể sau:

Viêm amiđan cấp tính không đặc hiệu
Biểu hiện trước tiên là đau họng kèm theo sốt nhẹ, chảy nước mũi, hắt hơi kèm
theo chảy nước mắt. Tại chỗ 2 amidan viêm sưng to quá phát kèm theo viêm đỏ lan tỏa
vùng họng. Xét nghiệm cận lâm sàng công thức máu số lượng bạch cầu thường không
tăng. Những trường hợp này thường viêm do virus cúm A, B, C hoặc á cúm (adeno
virus, rhinovirus, ecpet...).
Cần hạn chế sử dụng kháng sinh và nên dùng một số thuốc điều trị triệu chứng
như: chống phù nề, giảm đau kèm theo kháng histamin. Vệ sinh mũi họng bằng các
dung dịch sát khuẩn nhẹ như: angispray, eludril, locabiotal, givalex...

Viêm amiđan cấp tính đặc hiệu do vi khuẩn
Các triệu chứng trên lâm sàng thường gặp là sốt cao đột ngột, đau họng tăng,
thường đau lan tỏa vùng tai kèm theo hạch lân cận sưng to, người mệt mỏi. Khám tại
chỗ thấy amidan viêm to kèm theo các hốc mủ, miệng hôi, xuất hiện màng giả tại
amiđan. Các xét nghiệm máu thấy số lượng bạch cầu tăng cao. Tác nhân gây bệnh
thường gặp là liên cầu khuẩn, tiếp đến là xoắn khuẩn (có màng giả kèm theo loét hoại
tử); có trường hợp do săng giang mai (khám thấy vết trợt nông tròn hoặc bầu dục,
không có mủ).
Những trường hợp xét nghiệm xác định được loại vi khuẩn gây bệnh, cần dùng
kháng sinh đặc hiệu để điều trị tốt căn nguyên.
Phẫu thuật cắt bỏ amiđan hiện được chỉ định khá chặt chẽ bởi liệu pháp kháng
sinh đặc hiệu đã đem lại kết quả tốt. Nó chỉ được áp dụng khi amiđan viêm mạn tính


kéo dài, tái phát thường xuyên hằng tháng, ảnh hưởng tới đời sống; hoặc đã có tiền sử
viêm tấy quanh amiđan, xuất hiện hội chứng ngạt thở khi ngủ. Đối với trường hợp
viêm cầu thận cấp do viêm amiđan, sau khi điều trị viêm cầu thận cấp ổn định, người
bệnh cũng cần được cắt bỏ amiđan.

Đông y chữa viêm amiđan
Trong y học cổ truyền, bệnh này được gọi là nhũ nga. Đây là tình trạng hai
bên họng trong hố hạnh nhân sưng lên thành một cục hình dạng như con ngài
tằm.
Nếu tình trạng sưng chỉ có ở một bên thì gọi là đơn nhũ nga, hai bên đều mọc
gọi là song nhũ nga. Nếu có hiện tượng lở loét gọi là lạn hầu nga. Một bên là nhẹ, hai
bên là nặng, loét ra thì càng nặng hơn.
Nguyên nhân gây bệnh là ngoại tà xâm nhập cơ thể không được chữa trị kịp
thời; hoặc do ăn uống, sinh hoạt không giữ gìn, nóng lạnh đột ngột… Yết hầu là cửa
ngõ của việc ăn uống, hít thở, thường xuyên tiếp xúc với bên ngoài. Khi ngoại tà theo
đường ăn uống, hít thở xâm nhập vào hầu họng, tà khí và chính khí sẽ giao tranh và
gây ra sốt. Nếu chính khí khỏe thì tà khí lui, bệnh tình đỡ dần và khỏi. Nếu chính khí
suy giảm hoặc không được chữa tri kịp thời thì họng càng đau tăng, đỏ, loét, gây ảnh
hưởng tới toàn thân.
Cách
điều trị tùy thuộc vào thể bệnh:
Thực chứng: Sưng, đau, rát cổ họng, sốt cao, sợ gió. Nhũ nga sưng cao, xung
quanh chân thu gọn. Lúc mới phát, bệnh nhân sợ rét, phát nóng, đau, ăn nuốt khó
khăn, miệng ráo lưỡi khô; nặng thì nhũ nga chảy mủ vàng, ngoài gáy phát ra hạch nhỏ
lổn nhổn như hạt châu, di động.
Dùng bài thuốc Ngưu bàng thang gia giảm: Ngưu bàng, phù bình, lô căn, cát
cánh, thiên hoa phấn, xạ can, sơn đậu căn, sinh địa mỗi thứ 12 g; thăng ma, nhân sâm
mỗi thứ 10 g; cam thảo, hoàng liên, liên kiều mỗi thứ 8 g. Cho 1.500 ml nước, sắc lọc
bỏ bã lấy 150 ml. Ngày uống 1 thang, chia đều 5 lần.
Hư chứng: Nhũ nga sưng đau, sốt nhẹ, người mệt mỏi, bệnh tái phát liên tục

hoặc dây dưa không khỏi, ăn uống khó khăn, lâu ngày da vàng, chân tay đau mỏi, tiểu
tiện vàng và ít dần, có khi gây phù mặt; Nặng thì phù toàn thân.
Dùng bài thuốc Bổ trung ích khí thang gia giảm: Hoàng kỳ 24 g, cam thảo, kim
ngân hoa, đương quy, hoàng cầm, hạnh nhân mỗi thứ 10 g; nhân sâm, trần bì, thăng
ma, sài hồ, bạch truật mỗi thứ 12 g, liên kiều 8 g. Hoàng kỳ sao mật, nhân sâm bỏ
cuống, đương quy rửa qua rượu, hạnh nhân bỏ vỏ và đầu nhọn. Cho 1.800 ml nước,
sắc lọc bỏ bã lấy 200 ml. Ngày sắc 1 thang, chia đều 5 lần uống.

×