Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

Quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố hà nội (LUẬN văn THẠC sĩ QUẢN lý CÔNG)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (959.87 KB, 114 trang )

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

BỘ NỘI VỤ

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

LƯU VĂN BA

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN TOÀN VỆ SINH
THỰC PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG

HÀ NỘI, 2018


BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

BỘ NỘI VỤ

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

LƯU VĂN BA

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN TOÀN VỆ SINH
THỰC PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG
Mã số: 60 34 04 03

Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS.ĐINH THỊ MINH TUYẾT



HÀ NỘI, 2018


LỜI CAM ĐOAN
Học viên xin cam đoan Luận văn “Quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh thực
phẩm trên địa bàn thành phố Hà Nội” là cơng trình nghiên cứu của riêng học viên.
Những số liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong luận án này là trung thực, khách
quan. Học viên xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ trong quá trình thực hiện luận
văn này đã được cảm ơn và các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ
rõ nguồn gốc.

Học viên

Lưu Văn Ba


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình thực hiện đề tài và hồn thành luận văn, học viên
ln nhận được sự giúp đỡ của nhiều tổ chức và cá nhân. Nhân dịp này, học
viên xin cảm ơn Ban Giám đốc Học viện Hành chính Quốc gia, Ban lãnh đạo
khoa sau đại học Học viện Hành chính Quốc gia, thầy giáo cơ giáo Học viện
Hành chính Quốc gia, Ban lãnh đạo Cục Thú y, Lãnh đạo Chi cục Thú y vùng I
- Cục Thú y đã tạo điều kiện cho học viên theo học chương trình đào tạo sau đại
học tại Học viện.
Đặc biệt, học viên xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến người hướng dẫn
khoa học là PGS.TS Đinh Thị Minh Tuyết - Học viện Hành chính Quốc gia đã
trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ học viên trong quá trình thực hiện đề tài và hồn
thành luận văn.
Học viên xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới gia đình, các bạn đồng

nghiệp đã đồng hành, đóng góp cơng sức, động viên, giúp đỡ học viên hoàn
thành luận văn.
Hà Nội, ngày 5 tháng 4 năm 2018
Học viên

Lưu Văn Ba


MỤC LỤC
1
MỞ ĐẦU
Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN
8
TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM
1.1. Khái niệm liên quan đến an toàn vệ sinh thực phẩm................................. 8
1.1.1. Thực phẩm và an toàn vệ sinh thực phẩm.............................................. 8
1.1.2. Quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh thực phẩm...................................

12

1.2. Nội dung quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh thực phẩm….…………... 15
1.2.1. Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược an toàn vệ sinh thực phẩm.. 15
1.2.2. Xây dựng và tổ chức thực hiện thể chế quản lý nhà nước về an toàn
18
vệ sinh thực phẩm.............................................................................................
1.2.3.Xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách an tồn vệ sinh thực phẩm... 23
1.2.4. Kiện toàn tổ chức bộ máy và phát triển đội ngũ cán bộ quản lý nhà
nước về an toàn vệ sinh thực phẩm..................................................................
1.2.5. Hỗ trợ và huy động nguồn lực tài chính cho an tồn vệ sinh thực
phẩm.................................................................................................................

1.2.6. Thanh tra, kiểm tra, tổng kết và đánh giá hoạt động an toàn vệ sinh
thực phẩm.........................................................................................................
1.3. Vai trị quản lý nhà nước về an tồn vệ sinh thực phẩm...........................

23
26
27
30

1.3.1. Định hướng và điều chỉnh hoạt động an toàn vệ sinh thực phẩm.........

30

1.3.2. Hỗ trợ và tạo điều kiện cho hoạt động an toàn vệ sinh thực phẩm........

32

1.3.3. Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho người dân..............................
1.4. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh thực phẩm và bài học
kinh nghiệm cho thành phố Hà Nội …………………………………………

34

1.4.1. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh thực phẩm

36

1.4.2. Bài học kinh nghiệm cho thành phố Hà Nội..........................................

41


Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN TOÀN VỆ
SINH THỰC PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
2.1. Thực trạng an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn thành phố Hà Nội

36

45
45

2.1.1 Thực trạng an toàn vệ sinh thực phẩm trong khâu sản xuất, chế biến..... 45
2.1.2. Thực trạng an toàn vệ sinh thực phẩm trong khâu kinh doanh và tiêu
thụ.....................................................................................................................
2.2. Phân tích thực trạng quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh thực phẩm
trên địa bàn thành phố Hà Nội.........................................................................
2.2.1. Thực trạng xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược an toàn vệ sinh
thực phẩm.........................................................................................................
2.2.2. Thực trạng xây dựng và tổ chức thực hiện thể chế quản lý nhà nước
về an toàn vệ sinh thực phẩm...........................................................................

48
51
51
52


2.2.3. Thực trạng xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách an tồn vệ sinh
thực phẩm.........................................................................................................
2.2.4. Thực trạng tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về an
toàn vệ sinh thực phẩm………………………………………………………

2.2.5. Thực trạng hỗ trợ và huy động nguồn lực tài chính cho an toàn vệ
sinh thực phẩm.................................................................................................
2.2.6. Thực trạng thanh tra, kiểm tra, tổng kết đánh giá hoạt động an toàn vệ
sinh thực phẩm................................................................................................
2.3. Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh thực phẩm trên
địa bàn thành phố Hà Nội................................................................................

56
59
61
61
64

2.3.1. Kết quả đạt được ...................................................................................

64

2.3.2. Những hạn chế………………………………………………………..

70

2.3.3 Nguyên nhân hạn chế

73

Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM TRÊN ĐỊA
BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI........................................................................
3.1. Phương hướng quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh thực phẩm...............
3.1.1. Quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh thực phẩm là nhiệm vụ vừa có

tính trước mắt, vừa có tính lâu dài....................................................................
3.1.2. Bảo đảm an tồn thực phẩm cần được thực hiện toàn diện, xuyên suốt
theo chuỗi cung cấp thực phẩm........................................................................
3.1.3. Quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh thực phẩm cần phải chính quy,
chuyên nghiệp, từng bước hiện đại...................................................................
3.1.4. Quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh thực phẩm gắn với việc đẩy
mạnh xã hội hóa...............................................................................................
3.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh thực phẩm tại
thành phố Hà Nội ............................................................................................
3.2.1. Xây dựng và cụ thể hóa chiến lược về an toàn vệ sinh thực
phẩm phải dựa trên cơ sở nhu cầu người dân và xã hội...................................
3.2.2. Thể thể chế quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh thực phẩm phải được
hồn thiện, cụ thể hóa và triển khai đúng kế hoạch.........................................
3.2.3. Chính sách an tồn vệ sinh thực phẩm phải cụ thể hóa phù hợp với
từng đối tượng quản lý.....................................................................................
3.2.4. Kiện toàn tổ chức bộ máy theo hướng tinh gọn và nâng cao năng lực
cán bộ quản lý và thực hiện chun mơn về an tồn vệ sinh thực phẩm.........
3.2.5. Tăng thêm nguồn lực tài chính và cơ sở vật chất cho hoạt động an
toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn thành phố……………………………
3.2.6. Thanh tra, kiểm tra và giám sát hoạt động an toàn vệ sinh thực phẩm
phải được tiến hành chủ động và xử lý nghiêm các vi phạm………………..
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

79
79
79
81
82
84

86
86
87
92
92
93
95


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Chữ viết đầy đủ

ATVSTP

An toàn vệ sinh thực phẩm

CSKD

Cơ sở kinh doanh

GAP

Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt

GHP

Thực hành vệ sinh tốt


GMP

Thực hành sản xuất tốt

HACCP

Phân tích mối nguy và điểm kiểm sốt tới hạn

ISO

Tổ chức quốc tế về Tiêu chuẩn hóa

NĐTP

Ngộ độc thực phẩm

NN&PTNT

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

QLHCNN

Quản lý hành chính nhà nước

QLNN


Quản lý Nhà nước

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

UBND

Uỷ ban nhân dân


DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ

TT

Nội dung

Bảng 2.1

Cấp giấy chứng nhận liên quan đến an tồn vệ sinh thực
phẩm

Bảng 2.2

Thơng tin truyền thơng thực hiện chính sách an tồn vệ sinh
thực phẩm

Bảng 2.3


Kết quả công tác thanh tra kiểm tra an toàn vệ sinh thực
phẩm

Bảng 2.3

Kết quả xét nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm

Sơ đồ 1.1

Cấu trúc hệ thống quản lý ATVSTP từ trung ương đến địa
phương

Sơ đồ 2.1

Cơ cấu, tổ chức quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm
trong ngành trên địa bàn thành phố Hà Nội


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
An tồn vệ sinh thực phẩm và ô nhiễm môi trường là vấn đề đang được
Đảng, Nhà nước và nhân dân đặc biệt quan tâm vì ảnh hưởng trực tiếp đến
đời sống và sức khỏe của con người. Quan điểm chỉ đạo của Đảng ta là “Bảo
đảm an toàn vệ sinh thực phẩm chính là bảo đảm quyền lợi người tiêu dùng
và sức khoẻ nhân dân, là một nhiệm vụ thường xuyên cần tập trung chỉ đạo
của các cấp uỷ đảng, chính quyền, là trách nhiệm và quyền lợi của các tổ
chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm và của mỗi người dân”.
Trong những năm gần đây, bên cạnh việc phát triển và thúc đẩy nền sản
xuất hàng hóa nơng lâm thủy sản thì cũng đã phát hiện những vụ việc về thực
phẩm khơng đảm bảo an tồn, ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.

Trước sự phát triển không ngừng của đời sống sản xuất; tốc độ gia tăng dân
số, đơ thị hóa và u cầu ngày càng cao về chất lượng sản phẩm của người
tiêu dùng và thị trường quốc tế thì vấn đề quản lý, kiểm sốt và đảm bảo an
toàn thực phẩm cũng như an toàn thực phẩm nông sản càng được đặt ra hết
sức cấp bách, địi hỏi phải có chiến lược đồng bộ, mang tính định hướng chỉ
đạo, tổ chức thực hiện các biện pháp nhằm kiểm sốt hữu hiệu hoạt động sản
xuất nơng sản thực phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh, phù hợp với chiến lược
phát triển kinh tế ngành nông nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp.
Ở Việt Nam, thực phẩm không đảm bảo an toàn đã dẫn đến hàng ngàn
lượt người bị ngộ độc thực phẩm cấp tính, trung bình hơn 60 người chết mỗi
năm; trung bình mỗi người dân bị 1,5 lần/năm nhiễm bệnh đường tiêu hóa;
lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, hóa chất là một trong những
nguyên nhân dẫn đến bệnh ung thư, tổn thương não, máu trắng, suy thận,
thậm chí dẫn đến tử vong. Sản xuất và sử dụng thực phẩm khơng an tồn ảnh
hưởng tiêu cực đến sức khỏe, khả năng lao động, chất lượng cuộc sống của

1


con người hàng ngày và lâu dài. Không đảm bảo an tồn thực phẩm cịn làm
giảm khả năng tiếp cận thị trường cho các mặt hàng nơng sản có giá trị cao
mà Việt Nam có tiềm năng. Nhiều thị trường xuất khẩu lớn đã bị bỏ lỡ và rủi
ro cao trong việc nắm giữ thị trường nội địa trong bối cảnh cạnh tranh ngày
càng gay gắt.
Thành phố Hà Nội có số dân khoảng 10 triệu người đang cư trú và cơng
tác, học tập; trong đó có trên 3 triệu người trong độ tuổi lao động ở khu vực
nông thôn; hàng năm, trung bình đón khoảng 20 triệu khách du lịch đến thăm
viếng thủ đô mỗi năm. Để đáp ứng thực phẩm nông lâm thủy sản cho khoảng
10 triệu dân, mỗi năm thị trường Hà Nội cần khoảng 900 nghìn tấn gạo, 150
nghìn tấn thịt lợn, 45 nghìn tấn thịt gà, 900 triệu quả trứng các loại, 55 nghìn

tấn hải sản tươi sống và chế biến, 1000 nghìn tấn rau xanh. Trong khi sản xuất
nông nghiệp của Hà Nội hiện nay mới chỉ đáp ứng được 69% nhu cầu thịt gia
súc, gia cầm các loại, 32% cá các loại, 84% trứng gia cầm, 19% sữa, 38% gạo
tẻ chất lượng cao, 60% rau củ tươi và 18% quả tươi các loại. số còn lại được
nhập khẩu và cung cấp từ các tỉnh khác. Hiện có 20 trung tâm thương mại,
120 siêu thị (trong đó có 92 siêu thị kinh doanh tổng hợp có kinh doanh thực
phẩm), 460 chợ (02 chợ đầu mối, 04 chợ có tính chất đầu mối, 454 chợ dân
sinh) cung cấp trực tiếp nguồn thực phẩm tới người dân [31].
Vì vậy, để đảm bảo cung cấp cho người tiêu dùng những sản phẩm thực
phẩm đáp ứng yêu cầu về an toàn vệ sinh thực phẩm, kịp thời đưa ra cảnh báo
về an toàn thực phẩm và xây dựng cơ sở dữ liệu để phục vụ cơng tác hoạch
định chính sách, quy định về quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm thì hoạt động
giám sát an tồn thực phẩm là rất cần thiết.
Chính vì những lý do trên, học viên đã chọn đề tài: “Quản lý nhà nước
về an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn thành phố Hà Nội” sẽ đóng góp
một phần rất quan trọng trong công tác nêu trên.

2


2. Tình hình nghiên cứu
Quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh thực phẩm được nhiều nhà nghiên
cứu, đề cập. Các đề tài trước, những cơng trình nghiên cứu trước đề cập đến
những góc độ khoa học khác nhau như:
- Ths. Bùi Thị Hồng Nương, 2011: Quản lý nhà nước về an toàn vệ
sinh thực phẩm tại Việt Nam. Tác giả đã nghiên cứu phương thức quản lý an
toàn vệ sinh thực phẩm ở Việt Nam từ khi có pháp lệnh an toàn vệ sinh thực
phẩm, cùng với kinh nghiệm quản lý một số nước trên thế giới, đề xuất áp
dụng một số mơ hình vào Việt Nam [11].
- Trương Quốc Khanh và cộng sự (2006), nghiên cứu, khảo sát, đánh

giá về điều kiện vệ sinh cơ sở trong cơng tác bảo đảm an tồn vệ sinh thực
phẩm tại 58 trường mầm non và 34 trường tiểu học có bán trú do Sở Giáo dục
và Đào tạo thành phố Đà Nẵng quản lý [45].
- Báo cáo của Hoàng Thị Minh Thu và cộng sự (2012) trong Tạp chí Y
học thực hành số 842-2012, Bộ Y tế xuất bản, Tr. 296-300 về kết quả triển
khai thực hiện mơ hình cải thiện an toàn thực phẩm Dịch vụ ăn uống tại một
số phường, thị trấn thành phố Hà Nội năm 2010-2011[26].
- Đánh giá của Mai Thị Nam, Phương Văn Nhu, Lâm Quốc Hùng, và
Cộng sự về kết quả triển khai mô hình đảm bảo an tồn vệ sinh thực phẩm
thức ăn đường phố năm 2006 tại 3 phường điểm tại Hải Phòng [33].
- Luận án tiến sỹ y học của Hà Thị Anh Đào (2001) về cải thiện tình
trạng vệ sinh thực phẩm thông qua giáo dục kiến thức cho người làm dịch vụ
thức ăn đường phố [15].
- Báo cáo của Hà Thị Anh Đào, Vi Văn Sơn, Nguyễn Minh Trường
(2009) trong kỷ yếu Hội nghị khoa học an toàn vệ sinh thực phẩm lần thứ 5,
Nxb Hà Nội, tr. 191-196 về Thực trạng vệ sinh cơ sở dịch vụ thức ăn đường
phố khu vực chợ Đồng Xuân và Thanh Xuân Bắc – Hà Nội [25].

3


- PGS.TS. Trần Đáng, 2007, An toàn thực phẩm, tài liệu hướng dẫn
những vấn đề cơ bản vể an toàn vệ sinh thực phẩm, các văn bản hướng dẫn và
các tiêu chuẩn, quy chuẩn liên quan đến công tác an toàn vệ sinh thực phẩm,
Bộ Y tế [42].
- GS.TS. Nguyễn Công Khẩn, 2012, Hướng dẫn chung công tác thanh
tra, kiểm tra an toàn thực phẩm. Tài liệu nhằm hướng dẫn thực hiện công tác
thanh tra kiểm tra do một số đơn vị mới được thành lập, cán bộ thanh tra an
tồn vệ sinh thực phẩm cịn thiếu, chưa có kinh nghiệm và chưa được đào tạo
đầy đủ nên gặp nhiều khó khăn trong hoạt động, Bộ Y tế, 2012 [31].

- Ủy ban Codex Việt Nam, 2012, Vệ sinh thực phẩm các tiêu chuẩn
Codex và văn bản liên quan. Bộ tài liệu nhằm đáp ứng mục tiêu bảo đảm
quyền lợi sức khỏe người tiêu dùng; bảo đảm công bằng trong quan hệ thương
mại quốc tế về thực phẩm, Bộ Y tế, 2012 [47].
- Trần Việt Nga và cộng sự nghiên cứu Thực trạng điệu kiện vệ sinh và
kiến thức, thực hành an toàn vệ sinh thực phẩm của người chế biến trong các
bếp ăn tập thể của các trường mầm non quận Hoàn Kiếm, Hà Nội năm 2017
[44].
- Kỷ yếu hội nghị khoa khọc an toàn thực phẩm lần thứ 7 năm 2014, Bộ
Y tế, chỉ ra một số vấn đề về quản lý thực phẩm, chất lượng sản phẩm thực
phẩm, kỹ thuật kiểm nghiệm và tiêu chuẩn thực phẩm, ngộ độc thực phẩm và
bệnh truyền qua thực phẩm, truyền thông an tồn thực phẩm và mơ hình can
thiệp, Bộ Y tế, 2014 [10].
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận văn nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước
về an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn thành phố Hà Nội.

4


3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tổng quan hệ thống lý luận chung về an toàn vệ sinh thực phẩm và
tổng hợp kinh nghiệm của một số quốc gia và địa phương.
- Phân tích và đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh
thực phầm trên địa bàn thành phố Hà Nội.
- Tổng hợp phương hướng và đề xuất giải pháp tăng cường quản lý nhà
nước về an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn thành phố Hà Nội.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu

Lý luận và thực tế quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh thực phẩm.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Nội dung nghiên cứu: luận văn tập trung nghiên cứu một số nội dung
quản lý nhà nước bao gồm: xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược an toàn
vệ sinh thực phẩm; xây dựng và tổ chức thực hiện thể chế quản lý nhà nước;
thực trạng xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách; xây dựng và tổ chức
thực hiện tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ; hỗ trợ và huy động nguồn lực tài
chính cho an tồn vệ sinh thực phẩm; thanh tra, kiểm tra, tổng kết và đánh giá
hoạt động an tồn vệ sinh thực phẩm.
- Khơng gian: Trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Thời gian: Luận văn tập trung nghiên cứu thực trạng công tác quản lý
nhà nước về an toàn vệ sinh thực phẩm từ năm 2011 đến hết năm 2017.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
5.1. Phương pháp luận
Trên cơ sở phương pháp luận biện chứng duy vật, học viên luận giải
các hoạt động quản lý nhà nước về đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm theo
tư duy logic biện chứng, mang tính khách quan trong mối liên hệ phổ biến,

5


tránh sự phiến diện. Luận văn xem xét và nghiên cứu các hoạt động quản lý
nhà nước về đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trong mối quan hệ mang tính
hệ thống giữa các yếu tố hoạt động quản lý. Dựa trên tư tưởng Hồ Chí Minh
và quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về an toàn vệ sinh thực phẩm.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp: luận văn sử dụng các
phương pháp phân tích, xử lý thơng tin và tổng hợp khi nghiên cứu các văn
kiện của Đảng, pháp luật, chính sách của Nhà nước, tài liệu, giáo trình, cơng
trình, bài viết có liên quan nhằm hệ thống hóa, khái quát hóa lý luận cũng như

xác định cơ sở thực tiễn của quản lý nhà nước về đảm bảo an toàn vệ sinh
thực phẩm. Luận văn cũng kế thừa các kết quả nghiên cứu đã có, sử dụng, bổ
sung và phát triển các luận cứ khoa học và thực tiễn mới phù hợp với mục
đích nghiên cứu của đề tài.
- Phương pháp thống kê: các tài liệu thống kê đảm bảo giá trị pháp lý
được sử dụng để phục vụ cho việc nghiên cứu. Nguồn số liệu được thu thập,
tổng hợp, xử lý dựa vào các báo cáo năm, báo cáo khảo của Bộ Y tế, Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và các
Bộ, ngành, cơ quan tổ chức khác.
- Phương pháp phân tích và tổng hợp: luận án sử dụng phương pháp
này để phân tích và tổng hợp hệ thống quan điểm, chủ trương, đường lối của
Đảng và Nhà nước về đảm bảo an tồn vệ sinh thực phẩm, phân tích và tổng
hợp các số liệu chứng minh cho việc đảm bảo an tồn vệ sinh thực phẩm,
phân tích ngun nhân của những kết quả đạt được hay những tồn tại của
quản lý nhà nước về đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, từ đó rút ra những
kinh nghiệm của nội dung này.
- Kỹ thuật xử lý thông tin, số liệu: học viên đã xử lý số liệu thu thập
được bằng một số công cụ thống kê, phần mềm ứng dụng như Word, Excell.

6


6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận
Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần hệ thống hóa những lý luận
cơ bản và những kinh nghiệm quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh thực phẩm.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần phân tích, đánh giá và xác
định nguyên nhân thực trạng quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh thực phẩm
hiện nay của thành phố Hà Nội.

Đề xuất được các giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về an toàn vệ
sinh thực phẩm trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Kết quả nghiên cứu có thể làm tài liệu tham khảo cho các nhà quản lý
thành phố Hà Nội và ngành nông nghiệp trong cơng tác an tồn vệ sinh thực
phẩm.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
luận văn gồm 3 chương:
Chương 1. Cơ sở khoa học quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh thực
phẩm
Chương 2. Thực trạng quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh thực phẩm
trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Chương 3. Phương hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về
an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn thành phố Hà Nội.

7


Chương 1
CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỀ AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM
1.1. Khái niệm liên quan đến an toàn vệ sinh thực phẩm
1.1.1. Thực phẩm và an toàn vệ sinh thực phẩm
Theo Luật An toàn thực phẩm (2010), một số khái niệm được định
nghĩa như sau [10]:
Thực phẩm là sản phẩm mà con người ăn, uống ở dạng tươi sống hoặc
đã qua sơ chế, chế biến, bảo quản. Thực phẩm không bao gồm mỹ phẩm,
thuốc lá và các chất sử dụng như dược phẩm.
Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm là những quy chuẩn kỹ thuật và
những quy định khác đối với thực phẩm, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực

phẩm và hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ quan quản lý nhà
nước có thẩm quyền ban hành nhằm mục đích bảo đảm thực phẩm an tồn đối
với sức khoẻ, tính mạng con người.
Ô nhiễm thực phẩm là sự xuất hiện tác nhân làm ơ nhiễm thực phẩm gây
hại đến sức khỏe, tính mạng con người.
Bệnh truyền qua thực phẩm là bệnh do ăn, uống thực phẩm bị nhiễm tác
nhân gây bệnh.
Tác nhân gây ô nhiễm là yếu tố không mong muốn, không được chủ động
cho thêm vào thực phẩm, có nguy cơ ảnh hưởng xấu đến an toàn thực phẩm.
Sự cố về an tồn thực phẩm là tình huống xảy ra do ngộ độc thực phẩm,
bệnh truyền qua thực phẩm hoặc các tình huống khác phát sinh từ thực phẩm
gây hại trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng con người.
Ngộ độc thực phẩm là tình trạng bệnh lý do hấp thụ thực phẩm bị ơ
nhiễm hoặc có chứa chất độc.

8


Tóm lại, có thể hiểu thực phẩm là những sản phẩm do con người làm ra
hoặc sản vật tự nhiên được con người sử dụng bằng những hình thức phổ biến
như ăn, uống, nhằm cung cấp năng lượng, dinh dưỡng để cho con người duy
trì sự sống, phát triển, lao động, tham gia các hoạt động xã hội.
An toàn vệ sinh thực phẩm hay an toàn thực phẩm hiểu theo nghĩa hẹp
là một môn khoa học dùng để mô tả việc xử lý, chế biến, bảo quản và lưu
trữ thực phẩm bằng những phương pháp phòng ngừa, phòng chống bệnh tật
do thực phẩm gây ra. Vệ sinh an toàn thực phẩm cũng bao gồm một số thói
quen, thao tác trong khâu chế biến cần được thực hiện để tránh các nguy cơ
sức khỏe tiềm năng nghiêm trọng. Hiểu theo nghĩa rộng, vệ sinh an toàn thực
phẩm là toàn bộ những vấn đề cần xử lý liên quan đến việc đảm bảo vệ sinh
đối với thực phẩm nhằm đảm bảo cho sức khỏe của người tiêu dùng.

Tại khoản 1 Điều 2 Chương 1 của Luật an tồn thực phẩm có quy định:
“An toàn thực phẩm là việc bảo đảm để thực phẩm khơng gây hại đến sức
khỏe, tính mạng con người”. Những hoạt động chính của các tổ chức, cá nhân
trong an toàn vệ sinh thực phẩm là thỏa mãn những điều kiện bảo đảm an toàn
đối với: Thực phẩm; Sản xuất, kinh doanh thực phẩm và nhập khẩu, xuất khẩu
thực phẩm; Quảng cáo, ghi nhãn thực phẩm; Kiểm nghiệm thực phẩm; Phân
tích nguy cơ đối với an tồn thực phẩm; phòng ngừa, ngăn chặn và khắc phục
sự cố về an tồn thực phẩm; thơng tin, giáo dục, truyền thơng về an toàn thực
phẩm; trách nhiệm quản lý nhà nước về an tồn thực phẩm.
Trong đó, điều kiện bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm là những quy
chuẩn kỹ thuật và những quy định khác đối với thực phẩm, cơ sở sản xuất,
kinh doanh thực phẩm và hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ
quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành nhằm mục đích bảo đảm thực
phẩm an tồn đối với sức khoẻ, tính mạng con người, bao gồm:
Điều kiện chung về bảo đảm an toàn đối với thực phẩm là:

9


Đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, tuân thủ quy định về giới hạn
vi sinh vật gây bệnh, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, dư lượng thuốc thú y,
kim loại nặng, tác nhân gây ô nhiễm và các chất khác trong thực phẩm có thể
gây hại đến sức khỏe, tính mạng con người.
Tùy từng loại thực phẩm, ngồi các điều kiện chung như trên thực
phẩm còn phải đáp ứng một hoặc một số các quy định sau đây: Quy định về
sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến trong sản xuất, kinh doanh
thực phẩm; Quy định về bao gói và ghi nhãn thực phẩm; Quy định về bảo
quản thực phẩm.
Điều kiện riêng bảo đảm an toàn đối với từng loại thực phẩm là:
Đối với thực phẩm tươi sống: Bảo đảm truy xuất được nguồn gốc theo

quy định của Luật An tồn thực phẩm; Có chứng nhận vệ sinh thú y của cơ quan
thú y có thẩm quyền đối với thực phẩm tươi sống có nguồn gốc từ động vật theo
quy định của pháp luật về thú y.
Đối với thực phẩm đã qua chế biến: Nguyên liệu ban đầu tạo nên thực
phẩm phải bảo đảm an tồn và giữ ngun các thuộc tính vốn có của nó; các
ngun liệu tạo thành thực phẩm khơng được tương tác với nhau để tạo ra các
sản phẩm gây hại đến sức khoẻ, tính mạng con người; Thực phẩm đã qua chế
biến bao gói sẵn phải đăng ký bản cơng bố hợp quy với cơ quan nhà nước có
thẩm quyền trước khi lưu thông trên thị trường.
Đối với thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng: Nguyên liệu ban
đầu tạo nên thực phẩm phải bảo đảm an toàn và giữ ngun các thuộc tính
vốn có của nó; các ngun liệu tạo thành thực phẩm không được tương tác
với nhau để tạo ra các sản phẩm gây hại đến sức khoẻ, tính mạng con người;
Chỉ được tăng cường vi chất dinh dưỡng là vitamin, chất khoáng, chất vi
lượng vào thực phẩm với hàm lượng bảo đảm không gây hại đến sức khoẻ,

10


tính mạng con người và thuộc Danh mục theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y
tế.
Đối với thực phẩm chức năng: Có thơng tin, tài liệu khoa học chứng
minh về tác dụng của thành phần tạo nên chức năng đã công bố; Thực phẩm
chức năng lần đầu tiên đưa ra lưu thơng trên thị trường phải có báo cáo thử
nghiệm hiệu quả về công dụng của sản phẩm.
Đối với thực phẩm biến đổi gen: Tuân thủ các quy định về bảo đảm an
toàn đối với sức khỏe con người và mơi trường theo quy định của Chính phủ.
Đối với thực phẩm đã qua chiếu xạ: Thuộc Danh mục nhóm thực phẩm
được phép chiếu xạ; Tuân thủ quy định về liều lượng chiếu xạ.
Đối với phụ gia thực phẩm và chất hỗ trợ chế biến thực phẩm: Đáp ứng

quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, tuân thủ quy định về phụ gia thực phẩm và
chất hỗ trợ chế biến thực phẩm; Có hướng dẫn sử dụng ghi trên nhãn hoặc tài
liệu đính kèm trong mỗi đơn vị sản phẩm bằng tiếng Việt và ngôn ngữ khác
theo xuất xứ sản phẩm; Thuộc Danh mục phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế
biến thực phẩm được phép sử dụng trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm do
Bộ trưởng Bộ Y tế quy định; iv) Đăng ký bản công bố hợp quy với cơ quan
nhà nước có thẩm quyền trước khi lưu thơng trên thị trường.
Ngồi ra, đối với dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm thì
phải: Sản xuất từ nguyên vật liệu an tồn, bảo đảm khơng thơi nhiễm các chất
độc hại, mùi vị lạ vào thực phẩm, bảo đảm chất lượng thực phẩm trong thời
hạn sử dụng; Đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, tuân thủ quy định đối
với dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Y tế ban
hành; Đăng ký bản cơng bố hợp quy với cơ quan nhà nước có thẩm quyền
trước khi lưu thông trên thị trường.

11


1.1.2. Quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh thực phẩm
Quản lý là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý
lên đối tượng và khách thể quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các tiềm
năng, các cơ hội của tổ chức để đạt được mục tiêu đặt ra trong điều kiện biến
động của mơi trường.
Như vậy, nói đến quản lý phải bao gồm các yếu tố (các điều kiện) sau:
- Phải có ít nhất một chủ thể quản lý là tác nhân tạo ra các tác động và
ít nhất một đối tượng chịu tác động của chủ thể quản lý và các khách thể có
quan hệ gián tiếp với chủ thể quản lý;
- Chủ thể quản lý có thể là cá nhân hoặc tổ chức, đối tượng quản lý có
thể là con người, sự vật, hiện tượng được chủ thể quản lý;
- Khách thể, xét trong quan hệ độc lập với chủ thể, là con người hoặc tổ

chức mà qua đó chủ thể quản lý có thể tác động lên đối tượng quản lý.
- Phải có mục tiêu vạch ra cho cả đối tượng và chủ thể quản lý;
Quản lý nhà nước là dạng quản lý xã hội mang tính quyền lực nhà nước để
điều chỉnh các quan hệ xã hội và hành vi hoạt động của con người. Quản lý nhà
nước biểu hiện trước hết ở việc tác động vào nhận thức hành vi của con
người, các tổ chức, buộc mọi cá nhân, tổ chức phải hành động theo một định
hướng và mục tiêu nhất định. Bên cạnh việc sử dụng pháp luật như một
phương thức cơ bản, quan trọng nhất, Nhà nước cũng chú trọng đến việc
tuyên truyền, giáo dục và động viên tinh thần các công dân, kết hợp với việc
xây dựng và thực hiện các chính sách địn bẩy kích thích kinh tế, vật chất
nhằm phát huy tính chủ động, sánh tạo của cơ quan, doanh nghiệp và mọi
tầng lớp nhân dân.
Quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm là một một lĩnh vực quản lý nhà
nước, xét về phạm vi cả nước, chủ thể của quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh
thực phẩm là cơ quan hành chính cao nhất là Chính phủ, có chức năng quản lý

12


nhà nước về an toàn vệ sinh thực phẩm trong cả nước. Hệ thống cơ quan quản
lý nhà nước về an toàn vệ sinh thực phẩm ở nước ta hiện nay gồm: Bộ Y tế, Bộ
Nông nghiệp và phát triển Nông thôn, Bộ Công Thương, Ủy ban nhân dân và
các cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân (Y tế, Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn, Công Thương và các đơn vị liên quan.
Khách thể của quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh thực phẩm là toàn
bộ các hoạt động an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên phạm vi cả nước.
Vấn đề đặt ra là chọn những định hướng, những trọng tâm cần quản lý ở từng
giai đoạn, từng ngành, từng khu vực . và quan trọng là phải có một cơ chế
quản lý khoa học và hợp lý để hướng những đối tượng cần quản lý vào đúng
quỹ đạo mong muốn nhằm đi đến mục tiêu đã định. Ngày nay, đối tượng quản

lý nhà nước về an toàn vệ sinh thực phẩm đã được mở rộng, liên quan đến
nhiều lĩnh vực hoạt động của đời sống con người, đặc biệt là những hoạt động
an toàn vệ sinh thực phẩm trong thương mại, an toàn lao động, bảo vệ sức
khoẻ và môi trường. Tuy nhiên, tuỳ tình hình cụ thể của mỗi nước mà phạm
vi và đối tượng của quản lý nhà nước về an tồn vệ sinh thực phẩm cũng khác
nhau.
Như vậy, có thể quan niệm: quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh thực
phẩm là một hình thức hoạt động của nhà nước, do các chủ thể có thẩm quyền
(trước hết và chủ yếu bởi các cơ quan hành chính nhà nước, người có thẩm
quyền) thực hiện trên cơ sở và để thi hành pháp luật trong lĩnh vực an toàn vệ
sinh thực phẩm, góp phần vào cơng cuộc phát triển kinh tế- xã hội, bảo đảm,
bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức trong lĩnh vực
an toàn vệ sinh thực phẩm.
Quản lý nhà nước về an tồn vệ sinh thực phẩm được hình thành với
mục đích bảo vệ lợi ích hợp pháp của con người, giữa người mua và người
bán, chăm sóc sức khoẻ và môi trường cho cộng đồng, đảm bảo sự công bằng

13


trong xã hội và nó gắn liền với hoạt động kinh tế- xã hội và đời sống của nhân
dân. Để từng bước thực hiện được mục đích nêu trên thì bất cứ nước nào cũng
phải chăm lo, xây dựng hệ thống quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh thực
phẩm đủ lớn mạnh để phục vụ nhu cầu của kinh tế - xã hội. Do vậy, tăng
cường hoạt động quản lý Nhà nước về an toàn vệ sinh thực phẩm là hết sức
cần thiết trong giai đoạn hiện nay.
Cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực an toàn thực phẩm
Luật An toàn thực phẩm năm 2010 (Luật ATTP) đã chuyển hoạt động quản lý
về an toàn thực phẩm (ATTP) sang cơ chế quản lý theo nhóm sản phẩm. Đây
được xem là một chính sách quan trọng của Luật ATTP, theo đó, việc phân

cơng trách nhiệm quản lý nhà nước về ATTP được xác định theo hướng quản
lý theo nhóm sản phẩm thay vì quản lý theo phân khúc sản xuất, kinh doanh
thực phẩm với hi vọng khắc phục sự chồng chéo trong quản lý nhà nước về
ATTP của các Bộ, ngành đồng thời xác định rõ hơn trách nhiệm mỗi Bộ,
ngành trong lĩnh vực quản lý nhà nước về ATTP. Một phần của nội dung
chính sách này là tư tưởng giảm số Bộ tham gia quản lý nhà nước về ATTP từ
8 Bộ (theo Pháp lệnh Vệ sinh an tồn thực phẩm năm 2003) xuống chỉ cịn 3
Bộ là Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và Bộ Công Thương.
Theo quy định của Luật An toàn thực phẩm (tại Điều 62, Điều 63, Điều 64),
trách nhiệm quản lý An toàn thực phẩm của các Bộ cụ thể như sau:
Bộ Y tế: quản lý ATTP trong suốt quá trình sản xuất, sơ chế, chế biến,
bảo quản, vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh đối với phụ gia thực
phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, nước uống đóng chai, nước khống
thiên nhiên, thực phẩm chức năng và các thực phẩm khác theo quy định của
Chính phủ; Quản lý ATTP đối với dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực
phẩm trong q trình sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực
được phân công quản lý.

14


Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn: quản lý ATTP trong suốt quá
trình sản xuất, thu gom, giết mổ, sơ chế, chế biến, bảo quản, vận chuyển, xuất
khẩu, nhập khẩu, kinh doanh đối với ngũ cốc, thịt và các sản phẩm từ thịt;
thủy sản và sản phẩm thủy sản; rau, củ, quả và sản phẩm rau, củ, quả; trứng
và các sản phẩm từ trứng; sữa tươi nguyên liệu, mật ong và các sản phẩm từ
mật ong, thực phẩm biến đổi gen, muối và các nông sản thực phẩm khác theo
quy định của Chính phủ; Quản lý ATTP đối với dụng cụ, vật liệu bao gói,
chứa đựng thực phẩm trong quá trình sản xuất, chế biến, kinh doanh thực
phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý.

Bộ Công Thương: quản lý ATTP trong suốt quá trình sản xuất, chế
biến, bảo quản, vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh đối với các loại
rượu, bia, nước giải khát, sữa chế biến, dầu thực vật, sản phẩm chế biến bột
và tinh bột và các thực phẩm khác theo quy định của Chính phủ; Quản lý
ATTP đối với dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm trong q trình
sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công
quản lý.
1.2. Nội dung quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh thực phẩm
1.2.1. Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược an toàn vệ sinh thực phẩm
Luật An tồn thực phẩm (2010) đã được Quốc hội thơng qua ngày 17
tháng 6 năm 2010 với mục tiêu giải quyết các mối quan tâm quốc gia đang
ngày càng gia tăng về các nguy cơ an toàn vệ sinh thực phẩm và các vấn đề
tác động tới thương mại cũng như sức khoẻ con người. Luật này là khung
pháp lý hiện đại, theo các tiêu chuẩn và cách tiếp cận quản lý an toàn vệ sinh
thực phẩm quốc tế. Luật phân rõ trách nhiệm quản lý an toàn vệ sinh thực
phẩm cho 3 bộ liên quan: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Y tế
và Bộ Công thương. Mỗi bộ được phân cơng đảm bảo an tồn vệ sinh thực
phẩm cho một số sản phẩm cụ thể trong toàn bộ chuỗi thực phẩm, bao gồm từ

15


khâu sản xuất, sơ chế, chế biến, lưu trữ, xuất nhập khẩu cho đến khâu phân
phối bán buôn bán lẻ. Bộ Y tế, thơng qua Cục an tồn thực phẩm, ngồi các
trách nhiệm cụ thể thì có trách nhiệm chung về an toàn vệ sinh thực phẩm ở
Việt Nam. Khung pháp lý về an toàn vệ sinh thực phẩm ở Việt Nam được xây
dựng thơng qua tiến trình lập pháp ở tất cả các cấp chính quyền. Luật An tồn
thực phẩm chính thức có hiệu lực từ tháng 7 năm 2011 và các nghị định đi
kèm đồng thời cũng được Chính phủ ban hành để hướng dẫn chi tiết cụ thể về
việc thi hành luật. Theo đó, Chính phủ cũng ban hành các quyết định, thông

tư, thông tư liên bộ để phân công nhiệm vụ, phân cấp, phân quyền quản lý từ
trung ương đến địa phương. Luật nêu rõ cần thực hiện cơng tác quản lý an
tồn vệ sinh thực phẩm trong suốt quá trình từ sản xuất tới phân phối kinh
doanh thực phẩm và dựa vào phân tích nguy cơ an tồn vệ sinh thực phẩm, có
nghĩa là cần phải quản lý toàn bộ chuỗi thực phẩm “từ trang trại đến bàn ăn”.
Luật đưa ra yêu cầu cụ thể đối với cơng tác quản lý an tồn vệ sinh thực phẩm
tại Việt Nam, bao gồm:
• Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong đảm bảo an toàn vệ
sinh thực phẩm
• Điều kiện đảm bảo an tồn vệ sinh thực phẩm trong sản xuất, chế
biến và kinh doanh thực phẩm
• Điều kiện đảm bảo an tồn vệ sinh thực phẩm đối với thực phẩm nhập
khẩu và xuất khẩu
• Yêu cầu đối với quảng cáo và ghi nhãn thực phẩm
• Yêu cầu đối với kiểm nghiệm thực phẩm và phân tích nguy cơ đối với
an tồn vệ sinh thực phẩm
• Phịng ngừa và quản lý sự cố về an tồn vệ sinh thực phẩm
• Thơng tin, giáo dục, truyền thơng về an tồn vệ sinh thực phẩm
• Trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh thực phẩm

16


Khi có vấn đề mới nảy sinh, các nghị định, quyết định và thông tư bổ
sung sẽ được ban hành dẫn tới có q nhiều cơng cụ pháp lý gây khó khăn
cho việc nắm bắt và thi hành. Nhiều cơ quan chức năng về an toàn vệ sinh
thực phẩm ở các quốc gia trên thế giới có xu hướng tập trung vào các nguyên
tắc và quá trình chung hơn là các luật lệ dựa vào tình huống cụ thể. Phân tích
nguy cơ là cách tiếp cận giúp xây dựng khung quản lý chung đối với an toàn
vệ sinh thực phẩm và được ưa chuộng hơn cách tiếp cận theo nguyên tắc luật

lệ hiện đang áp dụng tại Việt Nam. Cách tiếp cận này cho phép tập trung
nhiều hơn tới các kết quả và các tác động, đầu ra dài hạn, hơn là các quá trình
và đầu ra ngắn hạn.
Việc quản lý nhà nước về chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm đã
được phân công, phân cấp theo pháp luật về an toàn vệ sinh thực phẩm, được
quy định cụ thể trong Luật An tồn thực phẩm như sau: Chính phủ thống nhất
quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm. Bộ Y tế chịu trách nhiệm trước
Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm. Các bộ, cơ quan
ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối
hợp với Bộ Y tế thực hiện quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm. Ủy ban
nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trong
phạm vi địa phương.
Ở Trung ương, có 3 bộ chịu trách nhiệm chính trong chuỗi cung cấp
thực phẩm, đó là Bộ Y tế, Bộ công thương và Bộ nông nghiệp, trong đó Bộ
Y tế chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về an toàn
vệ sinh thực phẩm. Tại mỗi bộ có đơn vị giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng
quản lý nhà nước về chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm. Ban chỉ đạo liên
ngành về an toàn vệ sinh thực phẩm trung ương được thành lập để chỉ đạo
việc phối hợp hoạt động giữa các Bộ trong các vấn đề liên ngành.

17


×